Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thị xã an khê, tỉnh gia lai.

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thị xã an khê, tỉnh gia lai.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN VĂN NHUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI. Ngành: Chính trị học Mã số: 8310201 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Thùy LỜI NÓI ĐẦU Sau 02 năm học tập, nghiên cứu tôi trân trọng cảm ơn những tình cảm chân thành, quý báu và sâu sắc của quý Thầy giáo, Cô giáo Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân tham gia và hoàn thành tốt khóa học, đồng thời đã truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích, giúp tôi có đƣợc hành trang hữu ích trong công tác và cuộc sống. Trong quá trình học tập, mặc dù bản thân rất tích cực trong nghiên cứu lý luận, thực tiễn, các tài liệu, văn bản, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc và các nội dung liên quan đến chuyên ngành. Tuy nhiên, trong quá trình viết Luận văn, với kiến thức, khả năng, kinh nghiệm có giới hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Song, với sự giúp đỡ của quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Lý luận chính trị - Luât và Quản lý Nhà nƣớc Trƣờng Đại học Quy Nhơn, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tâm, tận tình của TS. Nguyễn Thị Ngọc Thùy đã hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.” làm luận văn Thạc sĩ của mình. Với tinh thần cầu thị, bản thân rất mong đƣợc quý Thầy giáo, Cô giáo góp ý để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo! Bình Định, tháng 7 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Nhuận LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Văn Nhuận, học viên cao học chuyên ngành Chính trị học khóa 22 (2019-2021) của Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính xác. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Nhuận MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 6 6. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................... 6 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn..................................................... 6 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 7 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ................................................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ....................................................... 8 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .................................................................. 8 1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực chất lƣợng cao ......................................... 9 1.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ...... 11 1.2. Quan niệm, nội dung và vai trò phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê ........................................................ 14 1.2.1. Quan niệm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê ........................................................................... 14 1.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê .................................................................................. 16 1.2.3. Vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê .................................................................... 21 1.2.4. Bài học rút ra cho thị xã An Khê ...................................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG KHU VỰC CÔNG Ở THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI................................................................................................ 30 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ......................................... 30 2.1.1. Nhân tố khách quan........................................................................... 30 2.1.2. Nhân tố chủ quan .............................................................................. 37 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai .................................................................................. 40 2.2.1. Chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ...... 40 2.2.2. Về số lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công .... 48 2.3. Một số kết quả đạt đƣợc trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở thị xã An khê, tỉnh Gia Lai .................................................. 49 2.3.1. Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở thị xã ........................................................................................ 49 2.3.2. Cơ chế, chính sách đãi ngộ để tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ....................................................... 56 2.3.3. Hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở thị xã An Khê .......................................................................... 60 2.3.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở thị xã An Khê .............................................................................................. 65 2.4. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê ............ 66 2.4.1. Những hạn chế, tồn tại ...................................................................... 67 2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................. 75 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 81 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG KHU VỰC CÔNG Ở THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI. ....................................................................... 82 3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ............................................................................. 82 3.1.1. Mục tiêu ............................................................................................ 82 3.1.2. Định hƣớng ...................................................................................... 84 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ......................................... 87 3.2.1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh giáo dục, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã ........ 87 3.2.2. Nhóm giải pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút, giữ gìn và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê .................................................................................. 94 3.2.3. Một số đề xuất đối với các nhóm đối tƣợng cơ bản trong quá trình phát triển NNLCLC ở thị xã An Khê........................................................... 98 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................... 107 KẾT LUẬN .................................................................................................. 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 109 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 2 Hội đồng nhân dân HĐND 3 Kinh tế - xã hội KT - XH 5 Nguồn nhân lực NNL 6 Nguồn nhân lực chất lƣợng cao NNLCLC 7 Quan hệ sản xuất QHSX 8 Xã hội chủ nghĩa XHCN 9 Ủy ban nhân dân UBND 10 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBMTTQVN 11 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đoàn TNCSHCM DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng hiệu Trang Thống kê trình độ chuyên môn và lý luận chính trị lãnh đạo, 2.1 42 quản lý cấp thị xã tính đến ngày 15/12/2020 So sánh số lƣợng của cán bộ, công viên chức về trình độ ngọai 2.2 44 ngữ, tin học cấp huyện ở thị xã An Khê năm 2020 Thống kê kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức từ 2.3 54 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên bảng Trang Số lƣợng cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên trong 2.1 40 khu vực công ở thị xã An Khê giai đoạn 2010 - 2017 Sự phát triển về trình độ học vấn của NNLCLC trong khu 2.2 69 vực công ở thị xã An Khê giai đoạn 2010 - 2017 Sự phát triển NNLCLC về chất lƣợng theo chức danh 2.3 chuyên môn trong khu vực công ở thị xã An Khê giai đoạn 71 2010 – 2017 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC là nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nhận thức sâu sắc vai trò NNLCLC, Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lƣợc (do Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam thông qua), trong đó có đột phá chiến lƣợc: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Thực hiện chủ trƣơng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Đảng, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phƣơng nƣớc ta, trong đó khu vực công phải đẩy mạnh phát triển NNL, đặc biệt là NNLCLC. Thị xã An Khê nằm ở cửa ngõ phía đông bắc của tỉnh Gia Lai là một trong 02 thị xã có tầm quan trọng đối với tỉnh Gia Lai cả về kinh tế lẫn chính trị, đồng thời là một trong những địa phƣơng có vai trò chiến lƣợc trong sự phát triển của tỉnh. Để thực hiện đƣợc mục tiêu nhằm đƣa thị xã trở thành đô thị loại III trong thời gian tới thì thị xã An Khê phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt là vấn đề phát triển NNL, nhất là NNLCLC trong khu vực công ở thị xã. Đồng thời, thực hiện các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nƣớc về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực công có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đòi hỏi cơ quan nhà nƣớc các cấp ở thị xã An Khê phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác. Đặc biệt là, trƣớc tác động của hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (4.0), để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc, nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới trong các nhiệm vụ phát triển 2 kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội… tham mƣu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp của thị xã An Khê về chủ trƣơng, kế hoạch, biện pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC. Nhận thức đƣợc sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC trong khu vực công, trong thời gian qua thị xã An Khê đã chú trọng phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã. Cụ thể UBND thị xã đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật về tuyển dụng, bồi dƣỡng, bổ nhiệm, quy hoạch, luân chuyển, điều động, đánh giá, nâng lƣơng, nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực công ở các cấp. Tuy nhiên, NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê còn nhiều hạn chế cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Số lƣợng cán bộ, công chức về thể lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong công tác trong khu vực công còn ít và chƣa đáp ứng yêu cầu; năng lực công tác, trình độ thực tế của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực công chƣa tƣơng xứng với bằng cấp đại học và sau đại học mà họ đã đƣợc cấp và chƣa đáp ứng vị trí công tác, chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; cơ cấu về trình độ chuyên môn, giới tính, lứa tuổi của NNLCLC còn nhiều bất cập, chƣa hợp lý. Để giải quyết những vấn đề trên rất cần có sự nghiên cứu công phu, nghiêm túc cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu, luận giải một cách hệ thống những vấn đề đó. Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao nói chung và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công nói riêng trong giai đoạn hiện nay là một trong những vấn đề thu hút đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, những năm gần đây, ở các tỉnh cũng nhƣ trong cả nƣớc 3 đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này ở nhiều góc độ, phạm vi rộng, hẹp khác nhau tiêu biểu nhƣ: Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hƣng (2002), „„Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài ‟‟[41]. Các tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử giáo dục Việt Nam và những vấn đề đặt ra, nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong thế kỷ thử XXI. Các tác giả cũng đề cập nhiều nội dung quan trọng về phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Vũ Thị Phƣơng Mai (2004), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao qua thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước” [42]. Bài viết phân tích những kinh nghiệm phát triển NNLCLC ở một số nƣớc Mỹ, Nhật và một số nƣớc công nghiệp hóa mới Đông Á. Những kinh nghiệm đáng chú ý nhƣ: Coi trọng giáo dục - đào tạo theo nhu cầu xã hội; tạo môi trƣờng thuận lợi và có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng… Nguyễn Thị Giáng Hƣơng (2013), „„Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay’’ [43]. Luận án luận giải vai trò, tầm quan trọng của NNL nữ chất lƣợng cao; những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến phát triển NNL nữ chất lƣợng cao ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra trong phát triển NNL nữ chất lƣợng cao ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL nữ chất lƣợng cao ở Việt Nam hiện nay. Trịnh Ngọc Thạch (2008), „„Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam ‟‟[44]. Dƣới góc độ tiếp cận của giáo dục, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích mô hình quản lý đào tạo NNLCLC ở một số trƣờng đại học trọng điểm của Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu về mô hình tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác 4 giả trình bày những nét đặc trƣng của mô hình quản lý đào tạo NNLCLC trong các trƣờng đại học ở nƣớc ta, những ƣu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng. Tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo NNLCLC trong các trƣờng đại học Việt Nam. Những công trình, bài viết về nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công: Cấn Thị Việt Hà (2019) “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội” Luận án tiến sỹ kinh tế. Tác giả đã nên ra và gải quyết những vấn đề, mẫu thuẫn trong khu ngành công thƣơng, đồng thời trình bày, phân tích đƣợc những nét đặc trƣng, mô hình và thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong cơ quan quản lý ngành công thƣơng ở Hà Nội. Võ thị thu Vân (2015), “Phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công Thành Phố Quảng Ngãi” tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát, phân tích mô hình quản lý nguồn nhân lực ở Thành Phố Quãng Ngãi, trong đó tập trung nghiên cứu về khu vực hành chính công Thành Phố Quảng Ngãi. Tác giả trình bày những nét đặc trƣng của mô hình quản lý nguồn nhân lực ở thành phố Quãng Ngãi, những ƣu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện quá trình phát triển nguồn nhân lực khu vực công ở Thành Phố Quãng Ngãi. Chu Thị Hảo (2017), “Một số giải pháp quản lý nhân sự khu vực hành chính công” Phòng tổ chức cán bộ - Học Viện Ngân Hàng, 02/11/2017. Tác giả nêu ra những quan niệm về khu vực công và quản lý công bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra những thực trạng quản lý nhân sự trong khu vực hành chính công hiện nay. Từ đó đƣa ra các giải pháp đồng bộ để để nâng cao năng lực của cán bộ, công chức nhà nƣớc. Triệu Văn Cƣờng (2018) “Đổi mới quản lý nguồn nhân lực trong khu 5 vực công ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, 15/09/2018. Tác giả trình bày thực trạng nguồn nhân lực trong khu vực công hiện nay, bên cạnh đó phân tích về nội dung, tiêu chí về quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công; đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: - Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê. - Phân tích, tìm hiểu thực tiển nhằm đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát các cơ sở lý luận về nguồn nhân lực chất lƣợng cao và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê. - Khảo sát tình hình, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê. - Đề xuất các định hƣớng, giải pháp cho phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Dựa trên thực tiễn và những nghiên cứu về NNLCLC thì phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê hiện nay. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu dƣới góc độ của chuyên ngành chính trị học. 6 - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê, bao gồm: cấp huyện và cấp xã. - Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu, tƣ liệu giai đoạn từ 2010 đến 2020. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển NNL, NNLCLC. * Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên những nghị quyết, đánh giá, báo cáo tổng kết, thống kê của các cơ quan chức năng ở thị xã An Khê, đồng thời kế thừa kết quả, tƣ liệu, số liệu của các công trình nghiên cứu có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu: Để triển khai nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu nhƣ: Phương pháp kết hợp lôgic - lịch sử; thống kê - so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Khái quát hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê dƣới góc độ chính trị học. - Chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong quá trình phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê thời gian qua. - Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ và khả thi để phát triển NNLCLC trong khu vực công thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn - Luận văn nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNLCLC trong khu vực công ở thị xã An Khê nói riêng và NNLCLC ở nƣớc ta nói chung. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu khoa học, giảng dạy môn chính trị học và các môn khác có liên quan ở các nhà trƣờng. 7 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chƣơng. Chƣơng 1: Lý luận chung về nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. 8 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài. 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội. chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay mỗi quốc gia trên thế giới đều có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực nhƣ đã nêu nhƣng nhìn chung, nguồn nhân lực đều đƣợc xem xét dƣới hai góc độ là số lƣợng và chất lƣợng của bộ phận dân cƣ tham vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Có thể xác định nguồn nhân lực gia là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động: Một là, về số lƣợng của nguồn nhân lực đƣợc xác định bởi các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực. Nhƣ nguồn nhân lực tại một thời điểm xác định là bao nhiêu? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng dân số? Tăng trƣởng bao nhiêu phầm trăm một năm?... Hai là, về chất lƣợng của nguồn nhân lực đƣợc thể hiện bằng các tiêu chí về tình trạng phát triển thể lực, trình độ kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực về tuổi tác, giới tính phân bổ theo khu vực lãnh thổ, khu vực thành thị và nông thôn…Trong nguồn nhân lực, chất lƣợng đóng vai trò quyết định, đặt biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhà khoa học – kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ thì nguồn nhân lực chất lƣợng cao có vai trò quyết định trong sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, do vậy phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ba là, khi nói tới nguồn nhân lực cũng không thể không nói đến phẩm 9 chất đạo đức, nhân cách của con ngƣời. Trƣớc đây, khi nói đến nguồn nhân lực là thƣờng nói đến sức ngƣời với thể lực và trí lực. Tuy nhiên, hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trƣờng thì còn cần phải tính đến phẩm chất đạo đức và nhân cách của con ngƣời. Do vậy, để phát triển đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay thì việc phát triển nguồn nhân lực ngoài việc nâng cao đến mặt dân trí, bồi dƣỡng và nâng cao sức khỏe cho con ngƣời thì cũng cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tƣởng con ngƣời. Nhƣ vậy, có thể hiểu „„Nguồn nhân lực là tổng thể các chỉ số phát triển con người mà con người có được nhờ sự trợ giúp của cộng đồng xã hội và sự nổ lực của bản thân, là tổng thể số lượng dân và chất lượng con người, là tổng thể sức mạnh thể lực, trí lực, kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn và tính năng động trong công việc mà bản thân con người và xã hội có khả năng huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội‟‟[25, tr.75]. 1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực chất lƣợng cao Trong học thuyết giá trị lao động, C.Mác chƣa đƣa ra thuật ngữ “nhân lực chất lƣợng cao”, “nguồn nhân lực chất lƣợng cao”. Tuy nhiên, khi phân tích hao phí lao động tạo ra giá trị của hàng hóa, C.Mác đƣa ra khái niệm “lao động giản đơn”, “lao động phức tạp”. Lao động giản đơn, theo C.Mác đó là lao động mà bất kỳ một con ngƣời bình thƣờng nào cũng đều có thể làm đƣợc mà không cần phải qua đào tạo; lao động phức tạp là lao động giản đơn đƣợc nâng lên lũy thừa. Hay nói cách khác, lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Tính chất lao động phức tạp theo quan niệm của C.Mác chính là chất lƣợng của lao động, là hoạt động lao động đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ đào tạo, chuyên môn, kỹ năng nhất định. Mặc dù C.Mác chƣa sử dụng thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lƣợng cao” nhƣng sau Cách mạng Tháng Mƣời Nga (năm 1917) thành công, V.I.Lênin đã đề cập đến thuật ngữ “nhân tài”. Trong nhiều bài nói và viết V.I.Lênin khẳng 10 định nhân tài không chỉ là các nhân vật vĩ đại, mà còn là những công nhân, nông dân tiên tiến. Nhƣ vậy, theo quan niệm của V.I.Lênin, có thể hiểu nhân tài trong công nhân, nông dân là nhân lực chất lƣợng cao. Đồng thời, V.I.Lênin cho rằng chế độ xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo, phát triển nhân tài; xã hội sẽ phát hiện ra ngƣời có tài năng, chăm lo bồi dƣỡng và phát triển họ một cách tốt nhất; chế độ xã hội ƣu việt sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhân tài thể hiện bản lĩnh của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhân tố con ngƣời là quan trọng nhất và nhân tài có vai trò to lớn, là một động lực để phát triển đất nƣớc, phải đƣợc phát hiện, phát huy, trọng dụng vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đi đôi với việc phát hiện nhân tài, một vấn đề rất quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu đó là ngƣời lãnh đạo, quản lý phải biết sử dụng, trọng dụng nhân tài một cách hợp lý, nếu không sẽ làm “thui chột” nhân tài. Hiện nay, đã có rất nhiều nhà khoa học, các công trình nghiên cứu về NNLCLC ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, ở cả góc độ khoa học kinh tế, khoa học giáo dục và khoa học liên ngành. Ngƣời ta có thể tiếp cận nghiên cứu NNL cũng nhƣ NNLCLC theo cả hai góc độ là định tính và định lƣợng. Theo cách hiểu mang tính định tính thì NNLCLC là một bộ phận của lực lƣợng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong công việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trƣởng và phát triển của cộng đồng cũng nhƣ của toàn xã hội. Theo cách hiểu mang tính định lƣợng thì NNLCLC đƣợc xem xét trên hai phƣơng diện: Một là, NNLCLC là những ngƣời lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hiểu theo cách này NNLCLC gần nhƣ đồng nhất với khái niệm lao động phức tạp mà C.Mác đã đề cập. Hai là, coi NNLCLC là NNL có trình độ cao đẳng, đại học, đội ngũ lãnh 11 đạo, quản lý, hoạch định chính sách và đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, giảng viên các trƣờng đại học, cao đẳng. Nhƣ vậy, trên cơ sở quan điểm của C.Mác về lao động giản đơn, lao động phức tạp; quan điểm của Đảng ta về NNLCLC; quan niệm của một số tác giả về NNLCLC cho rằng NNLCLC là: NNLCLC là một bộ phận nguồn nhân lực có sức khỏe, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp tốt, có trình độ kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu lao động phức tạp nơi làm việc. 1.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong khu vực công * Quan niệm về khu vực công: Có nhiều cách hiểu khác nhau về khu vực công. Trong thực tế, thuật ngữ "khu vực công" thƣờng đƣợc hiểu đồng nghĩa với "khu vực nhà nƣớc". Theo đó, khu vực nhà nƣớc là khu vực hoạt động của xã hội, trong đó nhà nƣớc giữ vai trò quyết định, chi phối. Thuật ngữ này thƣờng đƣợc dùng để phân biệt với "khu vực tƣ" hay " khu vực phi nhà nƣớc", tức là khu vực hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ do tƣ nhân quyết định. Một cách hiểu phổ biến về khu vực công dựa trên quan hệ sở hữu, theo đó khu vực công là khu vực thuộc sở hữu nhà nƣớc. Tùy thuộc vào từng quốc gia trong việc phân chia quyền sở hữu mà hoạt động của nó thuộc về khu vực công, khu vực tƣ hay hỗn hợp giữa hai khu vực. Ví dụ, đất đai ở nhiều quốc gia là đối tƣợng thuộc khu vực công vì nó thuộc sở hữu nhà nƣớc và vì vậy, quản lý đất đai đƣợc thực hiện theo những nguyên tắc quản lý tài sản công. Trong khi đó ở một số quốc gia khác, đất đai bao gồm cả sở hữu của nhà nƣớc, sở hữu tƣ nhân, sở hữu tập thể. * Quan niệm về nhân lực của khu vực công Nhân lực của khu vực công ở nƣớc ta chủ yếu bao gồm những ngƣời làm việc trong các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập. 12 Xuất phát từ quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng, “là cái gốc của mọi công việc”, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn luôn chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với giải quyết nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nguồn nhân lực khu vực công là những ngƣời đem chính sách pháp luật của Nhà nƣớc giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, đồng thời triển khai và bổ sung cho đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Nguồn nhân lực khu vực công là nhân tố chủ yếu, hàng đầu và là nhân tố “động” nhất của tổ chức, là ngƣời lập ra tổ chức và điều hành bộ máy tổ chức. Tổ chức bộ máy khoa học và hợp lý sẽ nhân sức mạnh của cán bộ, công chức, viên chức lên gấp bội. Nguồn nhân lực khu vực công chỉ có sức mạnh khi gắn với tổ chức và nhân dân. * Quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công Xét theo tính chất lao động (lao động phức tạp, lao động giản đơn), trong hoạt động lao động của cán bộ, công viên chức trong khu vực công có những hoạt động có tính chất là lao động phức tạp mà không phải ngƣời nào cũng có thể đảm nhiệm đƣợc, đòi hỏi phải có thể lực, phẩm chất, năng lực nhất định. Thực hiện những hoạt động lao động phức tạp này trong khu vực công cấp tỉnh, cấp huyện là bộ phận NNLCLC. Từ quan niệm chung về NNLCL và đặc điểm hoạt động lao động trong khu vực công có thể khái niệm NNLCLC trong khu vực công nhƣ sau: Nhân lực chất lượng cao trong khu vực công là một bộ phận NNL đủ điều kiện về thể lực, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu lao động phức tạp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net