Nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện mang yang, tỉnh gia lai phục vụ phát triển một số cây ăn quả

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện mang yang, tỉnh gia lai phục vụ phát triển một số cây ăn quả

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LÊ HỒNG NGUYÊN NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 8440217 Người hướng dẫn: TS. Phan Thái Lê LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Lê Hồng Nguyên LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Phan Thái Lê đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hết sức tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa Khoa học Tự nhiên, quý thầy, cô giáo bộ môn Địa lí – Quản lí Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Quy Nhơn. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy, cô giáo của Trường THPT Trần Hưng Đạo, Mang Yang, Gia Lai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Mang Yang, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê khu vực Mang Yang – Đắk Đoa, Trạm thủy văn Pmơrê và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động viên, ủng hộ, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Tác giả luận văn Lê Hồng Nguyên MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu............................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn............................................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY SẦU RIÊNG DONA VÀ CÂY BƠ BOOTH....................................................................................................... 9 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 9 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 9 1.1.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ............................................... 9 1.1.3. Phát triển bền vững .......................................................................... 10 1.1.4. Cây ăn quả ....................................................................................... 11 1.1.5. Đất, đất đai, đánh giá đất ................................................................. 12 1.1.6. Biến đổi khí hậu............................................................................... 14 1.1.7. Vai trò của cây ăn quả đối với đời sống và kinh tế huyện Mang Yang........................................................................................................... 14 1.2. Tổng quan về nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên đối với trồng cây ăn quả .............................................................................................................. 14 1.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 14 1.2.2. Ở Việt Nam...................................................................................... 15 1.2.3. Khu vực nghiên cứu ........................................................................ 18 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 21 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY SẦU RIÊNG DONA VÀ CÂY BƠ BOOTH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI...................................................... 22 2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 22 2.1.1. Vị trí địa lí, giới hạn ........................................................................ 22 2.1.2. Địa chất, địa hình ............................................................................. 24 2.1.3. Khí hậu ............................................................................................ 27 2.1.4. Thủy văn .......................................................................................... 29 2.1.5. Thổ nhưỡng ..................................................................................... 30 2.1.6. Sinh vật ............................................................................................ 33 2.1.7. Tác động của biến đổi khí hậu......................................................... 34 2.2. Kinh tế - xã hội ......................................................................................... 34 2.2.1. Dân cư và nguồn lao động ............................................................... 34 2.2.2. Y tế, giáo dục, văn hóa – xã hội ...................................................... 35 2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế ........................................................... 35 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 39 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY SẦU RIÊNG DONA VÀ CÂY BƠ BOOTH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MANG YANG ............................................................................................................. 40 3.1. Đặc điểm sinh thái cây sầu riêng Dona và bơ Booth ............................... 40 3.1.1. Đặc điểm sinh thái cây sầu riêng Dona ........................................... 40 3.1.2. Đặc điểm sinh thái cây bơ Booth .................................................... 41 3.1.3. Đánh giá chung...................................................................................... 44 3.2. Hiện trạng phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth ..................... 44 3.2.1. Cây sầu riêng Dona ......................................................................... 46 3.2.2. Cây bơ Booth ................................................................................... 47 3.3. Đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp đất đai cho phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth ............................................................................ 49 3.3.1. Xây dựng bản đồ đất đai .................................................................. 49 3.3.2. Xây dựng tổ hợp tiêu chí thích hợp đất đai cho cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth ......................................................................................... 68 3.4. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai .......................................... 73 3.4.1. Cơ sở đề xuất ................................................................................... 73 3.4.2. Các giải pháp phát triển bền vững cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai ..................................................... 74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 77 1. Kết luận .................................................................................................... 77 2. Khuyến nghị ............................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 79 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 CAQ Cây ăn quả 3 CQ Cảnh quan 4 ĐGĐĐ Đánh giá đất đai 5 ĐKTN Điều kiện tự nhiên 6 ĐVĐĐ Đơn vị đất đai 7 KHCN Khoa học công nghệ 8 KHKT Khoa học kĩ thuật 9 KT-XH Kinh tế - xã hội 10 LHSD Loại hình sử dụng 11 NLTS Nông, lâm, thủy sản 12 PTBV Phát triển bền vững DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các dạng địa hình và tỉ lệ so với diện tích tự nhiên huyện Mang Yang ................................................................................................................ 27 Bảng 2.2. Tổng hợp yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của huyện Mang Yang ... 29 Bảng 2.3. Dân số, cơ cấu dân số thành thị và nông thôn huyện Mang Yang . 34 Bảng 2.4. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính ở huyện Mang Yang năm 2020 ......................................................................................................... 36 Bảng 3.1. So sánh điều kiện tự nhiên Mang Yang với yêu cầu sinh thái cây sầu riêng Dona ................................................................................................. 44 Bảng 3.2. So sánh điều kiện tự nhiên Mang Yang với yêu cầu sinh thái cây bơ Booth ............................................................................................................... 45 Bảng 3.3. Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Mang Yang .......... 50 Bảng 3.4. Bảng phân cấp chỉ tiêu theo cấp độ cao địa hình huyện Mang Yang ......................................................................................................................... 51 Bảng 3.5. Các nhóm đất chính huyện Mang Yang ......................................... 53 Bảng 3.6. Bảng phân cấp chỉ tiêu độ dốc huyện Mang Yang ......................... 55 Bảng 3.7. Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất huyện Mang Yang .................... 57 Bảng 3.8. Thành phần cơ giới đất huyện Mang Yang .................................... 59 Bảng 3.9. Phân cấp chỉ tiêu lượng mưa TB năm huyện Mang Yang ............. 61 Bảng 3.10. Phân cấp chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm huyện Mang Yang .... 63 Bảng 3.11. Bảng phân cấp chỉ tiêu điều kiện tưới huyện Mang Yang ........... 65 Bảng 3.12. Tiêu chí phân hạng thích hợp đất đai cho cây sầu riêng Dona ..... 68 Bảng 3.13. Tiêu chí phân hạng thích hợp đất đai cho cây bơ Booth .............. 70 Bảng 3.14. Tổng hợp diện tích thích nghi theo từng loại hình sử dụng đất đai ......................................................................................................................... 72 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mang Yang ........................................... 23 Hình 3.1. Diện tích và sản lượng cây Sầu riêng huyện Mang Yang............... 46 Hình 3.2. Diện tích và sản lượng cây Bơ huyện Mang Yang ......................... 48 Hình 3.3. Địa hình huyện Mang Yang ............................................................ 52 Hình 3.4. Thổ nhưỡng huyện Mang Yang ...................................................... 54 Hình 3.5. Độ dốc huyện Mang Yang .............................................................. 56 Hình 3.6. Tầng dày huyện Mang Yang ........................................................... 58 Hình 3.7. Thành phần cơ giới đất huyện Mang Yang .................................... 60 Hình 3.8. Lượng mưa trung bình năm huyện Mang Yang............................. 62 Hình 3.9. Nhiệt độ trung bình năm huyện Mang Yang ................................ 64 Hình 3.10. Điều kiện tưới huyện Mang Yang ................................................. 66 Hình 3.11. Đơn vị đất đai huyện Mang Yang ................................................. 67 Hình 3.12. Phân hạng thích nghi cây sầu riêng Dona huyện Mang Yang ...... 69 Hình 3.13. Phân hạng thích nghi cây bơ Booth huyện Mang Yang ............... 71 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) có vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng, cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của con người ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không gian sống và tài nguyên thiên nhiên là những giá trị cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của mọi xã hội, mọi chiến lược phát triển lãnh thổ, từ quá khứ đến hiện tại cũng như tương lai. Vì vậy, trước khi tiến hành thực hiện một nhiệm vụ KT-XH, cần thiết phải nghiên cứu kỹ càng, toàn diện đặc điểm tự nhiên (TN) của lãnh thổ đó, giúp chúng ta quy hoạch, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhưng không vượt quá khả năng vốn có của nó. Phát triển cây ăn quả (CAQ) có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp (NN) hiện nay. Góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, mang lại giá trị kinh tế cao, phát huy được thế mạnh TN của nền NN nhiệt đới, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân và nền kinh tế đất nước. Hiện nay, nghề trồng CAQ đang được phát triển mạnh, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật (KHKT) cây trồng ngày càng cho nhiều sản phẩm có chất lượng và năng suất cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường trong nước và thế giới. Mang Yang, một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai, địa phương có ĐKTN thuận lợi cho phát triển CAQ, đặc biệt là đối với cây bơ Booth và cây sầu riêng Dona, như: khí hậu nhiệt đới, nhóm đất đỏ bazan chiếm diện tích lớn, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm, phần lớn dân số có việc làm và thu nhập chủ yếu từ sản xuất NN. Công nghiệp chế biến các sản phẩm CAQ đang được chú trọng đầu tư cùng với chính sách phát triển KT-XH của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian qua do chưa được đánh giá đầy đủ về ĐKTN, 2 chưa nhận được quan tâm đúng mức nên việc phát triển CAQ ở đây còn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai phục vụ phát triển một số cây ăn quả” nhằm làm rõ những thuận lợi và khó khăn của ĐKTN, từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển CAQ của địa phương sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu - Đánh giá được các ĐKTN ảnh hưởng đến phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về NN, trồng CAQ. - Nghiên cứu tổng hợp ĐKTN, KT-XH của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai ảnh hưởng đến phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth. - Điều tra thực trạng về trồng cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth để làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển theo hướng bền vững. - Đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai đối với cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển trên địa bàn huyện. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: ĐKTN huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đối với phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. + Thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2020. 3 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Các quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống: Quan điểm này chỉ ra rằng, ĐKTN của huyện Mang Yang là một bộ phận của hệ thống TN Gia Lai, của Tây Nguyên và lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, nó có mối quan hệ về quá trình phát sinh và phát triển, nên trong quá trình nghiên cứu luôn phải đặt ĐKTN Mang Yang trong hệ thống TN đó. - Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp xem TN là một thể thống nhất hoàn chỉnh, trong đó các thành phần, các yếu tố có quan hệ hữu cơ và biện chứng với nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu ĐKTN phải xác định được mối quan hệ của các thành phần TN với nhau, giữa TN với KT-XH đến sự hình thành và ảnh hưởng đối với ĐKTN, cũng như vai trò của ĐKTN đối với sự tồn tại và phát triển của các thành phần đó. - Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững (PTBV): Quan điểm này chi phối việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý ĐKTN đảm bảo phục vụ cho phát triển KT-XH bền vững, ổn định sản xuất và sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái liên quan đến ĐKTN huyện Mang Yang. - Quan điểm lịch sử và viễn cảnh: Mọi sự vật và hiện tượng TN cũng như xã hội luôn luôn vận động, hay nói cách khác là không có gì tồn tại vĩnh viễn và bất biến. Vì vậy, khi nghiên cứu ĐKTN huyện Mang Yang phải đặt trong bối cảnh vận động của các nhân tố khác như sự biến động của lượng mưa, dòng chảy, thảm rừng, biến đổi khí hậu (BĐKH), sự phát triển dân số và các ngành kinh tế với nhu cầu sản xuất của giai đoạn trước 2010, từ 2010 đến 2020 và sau nữa mới có thể đi đến khai thác, sử dụng hợp lí ĐKTN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 1) Phương pháp thu thập, xử lí số liệu Thu thập, kế thừa các số liệu phân tích, các bản đồ đơn tính, bản đồ 4 chuyên đề về các ĐKTN (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) có liên quan đến đề tài; các tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển KT-XH miền núi. Tất cả các nguồn số liệu, tài liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã được tác giả kế thừa, tiếp cận và vận dụng trong đề tài. 2) Phương pháp thống kê, phân tích Phương pháp xử lí số liệu thống kê được sử dụng nhằm xử lí số liệu điều tra, kết quả phân tích về thực trạng sản xuất NN, thực trạng sản xuất một số CAQ. - Đối với thông tin thứ cấp: sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng, biểu. - Đối với các thông tin sơ cấp: sau khi điều tra số liệu thông qua phỏng vấn, phiếu điều tra được kiểm tra về độ chính xác, sau đó được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, xử lí thông qua phần mềm Micosoft Excel. Nguồn dữ liệu thống kê về ĐKTN, KT-XH của huyện nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, Niên giám thống kê qua các năm. Dữ liệu từ các phiếu điều tra được xử lí, thống kê. 3) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống, bắt buộc khi nghiên cứu các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhất là đối với địa lý TN tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập, bổ sung tài liệu, tìm hiểu thực tế ở lãnh thổ nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu, điều tra tổng hợp về ĐKTN và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, KT-XH của khu vực, bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập. 5 4) Phương pháp tham vấn Phương pháp tham vấn chuyên gia là cách mang lại những phản hồi có giá trị, bám sát nhất vào đề tài nghiên cứu dựa trên những nhận định, phân tích, phản hồi từ việc tác giả đã tiếp xúc và trao đổi với cán bộ quản lí, người dân địa phương ở các điểm khảo sát nhằm thu thập nhanh thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, tình hình sản xuất, hoạt động KT-XH địa phương. Các thông tin được thu thập, chọn lọc phù hợp với mục đích nghiên cứu, bổ sung cho luận văn. Nhờ có sự nhìn nhận khách quan từ các nhân chứng mà đề tài mang tính ứng dụng cũng như chân thực hơn. 5) Phương pháp bản đồ và hệ thống tin địa lý (GIS) Được sử dụng để xác định những đặc điểm của những hợp phần TN cùng những quy luật quan hệ tương tác giữa các hợp phần tham gia vào thành tạo và phân hóa lãnh thổ thành các đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) phân hóa trong từng lãnh thổ của các khu vực. Bản đồ vừa là nội dung vừa để thể hiện kết quả nghiên cứu. Đề tài đã tiến hành xây dựng mới các bản đồ dạng đất đai trên cơ sở tổ hợp của bản đồ sinh khí hậu. Xây dựng bản đồ tổng hợp thể TN khu vực, dựa trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch không gian phát triển CAQ. Các bản đồ này được xây dựng trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin địa lí GIS, chồng xếp và tổ hợp từng bước trên máy theo lưới Pixcel của phần mềm Mapinfo 15. Cùng với đó là các biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Trong đề tài đã vận dụng phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí để phân tích tiềm năng TN của các phân khu huyện Mang Yang, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu, đánh giá và lựa chọn loại hình phát triển CAQ cho phù hợp. 6) Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên Đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp là so sánh mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng với loại cảnh quan (CQ) 6 thông qua các chỉ tiêu đã được lựa chọn. Việc đánh giá thích hợp có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. 7) Phương pháp đánh giá đất theo FAO Đó là quá trình thu thập thông tin, xem xét toàn diện và phân hạng đất đai một cách cụ thể để phân định ra mức độ thích hợp cao hay thấp đối với các ĐVĐĐ. Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai được thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo. Đề tài vận dụng quy trình và phương pháp đánh giá đất đai theo FAO trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, trong đánh giá tài nguyên đất đai cho trồng cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth vào lãnh thổ huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. 8) Phương pháp nội suy không gian Phương pháp nội suy không gian là phương pháp xây dựng giá trị các điểm chưa biết từ tập điểm đã biết, có nghĩa là phương pháp này dùng để nội suy giá trị tại các điểm chưa được đo đạc dựa trên dữ liệu đã được đo đạc bằng một phương pháp hay một hàm toán học nào đó. Nghiên cứu ĐKTN trên một lãnh thổ rộng và có những số liệu ít được đo đạc thì cần phải vận dung phương pháp này. Trong nghiên cứu ĐKTN của huyện Mang Yang do thiếu những số liệu liên quan đến phân bố lượng mưa, thay đổi nhiệt độ giữa các vùng và theo độ cao, số liệu về thành phần cơ giới, khả năng tưới, thoát nước...nên chúng tôi đã vận dụng phương pháp này trên cơ sở nội suy không gian. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 5.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về việc nghiên cứu, đánh giá ĐKTN đối với trồng CAQ (cây sầu riêng Dona, cây bơ Booth) thích hợp với ĐKTN của lãnh thổ. 7 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Làm rõ được những thuận lợi và hạn chế của ĐKTN đối với phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth trên địa bàn huyện Mang Yang. - Trên cơ sở đánh giá ĐKTN chỉ ra được các giải pháp cần thiết giúp cho địa phương phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth theo hướng bền vững. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Hệ thống hóa, vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận, phương pháp đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ sản xuất CAQ vào điều kiện cụ thể của lãnh thổ. - Trên cơ sở địa lí ứng dụng, đã phân tích các ĐKTN ảnh hưởng đến khả năng phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth làm cơ sở phục vụ cho việc phát triển 2 loại cây này trên địa bàn huyện Mang Yang - tỉnh Gia Lai. - Cùng với đánh giá ĐKTN đề tài đã thực hiện đánh giá đất đai, đây là nhân tố quan trọng nhất chi phối sự phát triển của cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth để qua đó xác định được tiềm năng phát triển của hai loại cây trồng này. - Từ cơ sở khoa học nghiên cứu ĐKTN đã đề xuất được các giải pháp phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth trên địa bàn huyện Mang Yang một cách hợp lí, hiệu quả và theo hướng bền vững. - Là tài liệu tham khảo cho các bạn học viên, sinh viên, và những người quan tâm. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết quả nghiên cứu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu ĐKTN đối với phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. 8 Chương 3: Đề xuất các giải pháp phát triển cây sầu riêng Dona và cây bơ Booth trên địa bàn huyện Mang Yang. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY SẦU RIÊNG DONA VÀ CÂY BƠ BOOTH 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ĐKTN là nhân tố của môi trường tự nhiên, không sử dụng trực tiếp làm nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu cho công nghiệp nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành sản xuất được, ví dụ vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng... [11]. ĐKTN là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố NN nói chung và hoạt động sản xuất CAQ nói riêng. Hay nói cách khác, sự phát triển và phân bố của ngành này tùy thuộc vào ĐKTN. Sự phân bố đới NN trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên. Sự tồn tại của các nền NN gắn liền với đặc trưng của từng đới tự nhiên. Tính mùa vụ trong sản xuất CAQ, trong việc sử dụng lao động và các nguồn lực khác, hay trong việc trao đổi sản phẩm cũng chịu tác động của ĐKTN. Tính bấp bênh, không ổn định trong sản xuất NN phần nhiều do tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt. Mỗi loại cây trồng chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những ĐKTN nhất định. Rõ ràng, các nhân tố TN đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó nổi lên hàng đầu là đất đai, khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng...), nguồn nước, địa hình. 1.1.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên Đánh giá tổng hợp ĐKTN, tài nguyên thiên nhiên là xác định tiềm năng TN trong mối liên quan chặt chẽ với các đặc trưng của mỗi một thể chế xã hội, trình độ, nhận thức KHKT của xã hội đó, thông qua việc sử dụng, khai thác các dạng tài nguyên, các ĐKTN của lãnh thổ...Việc xác định đối tượng 10 đánh giá dựa trên mối quan hệ tác động tương hỗ giữa TN và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên [7]. Nhiệm vụ chính của đánh giá là điều khiển mối quan hệ giữa hệ thống TN và hệ thống KT-XH sao cho có hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển nhóm CAQ có múi thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể TN cho các loại CAQ có múi và cũng là tiền đề cho các định hướng, đề xuất nhằm góp phần vào quy hoạch CAQ hợp lý. 1.1.3. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển một mặt cải thiện chất lượng môi trường sống của con người, mặt khác lại tạo ra hàng loạt các vấn đề khan hiếm và cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường...Như vậy, phát triển lại gây ra những áp lực bất lợi cho cuộc sống con người. Vấn đề đặt ra là phải phát triển như thế nào để con người của các thế hệ hiện nay cũng như trong tương lai có được một cuộc sống hạnh phúc về vật chất cũng như tinh thần. - Khái niệm phát triển bền vững đã được Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) thông qua năm 1987: "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng nhu cầu của họ" [10]. - Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (2005): Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường" [10]. 11 1.1.4. Cây ăn quả 1.1.4.1. Khái niệm CAQ (ở Nam Bộ gọi là cây ăn trái) là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. CAQ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Quả là những sản phẩm có giá trị sử dụng rộng rãi, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vi lượng, khoáng chất bổ dưỡng và là nguồn liệu quý có tác dụng phòng và chữa bệnh cho con người [28]. 1.1.4.2. Phân loại cây ăn quả Kết quả điều tra cho thấy CAQ ở các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước có đến 90 họ, 124 loài và trên 350 giống CAQ. - Dựa vào nguồn gốc và yêu cầu về nhiệt độ • Nhóm CAQ nhiệt đới gồm có: chuối, dứa, mít, xoài, ổi, dừa, đu đủ, na, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, trứng gà (lêkima), me, táo, khế, dưa hấu, bưởi, chanh,… • Nhóm CAQ á nhiệt đới: bơ, cam, quýt, vải, nhãn, lựu, hồng,... • Nhóm CAQ ôn đới: mận, đào, lê, táo tây, nho, dâu tây,… Trong 3 nhóm kể trên, nhóm CAQ nhiệt đới chiếm vị trí quan trọng cả về tỉ lệ thành phần giống và loài CAQ cũng như diện tích gieo trồng. - Dựa vào giá trị sử dụng • Nhóm CAQ cho đường bột và có thể giải quyết một phần lương thực: mít, chuối, hạt dẻ, xakê. • Nhóm cây cho chất béo: bơ, dừa, óc chó, mạy châu. • Nhóm cung cấp nguồn vitamin các loại: cam, quýt, chanh, bưởi, xoài, bơ, đu đủ, xoài, ổi, sơri,… • Nhóm CAQ sử dụng bộ phận của cây để làm thuốc: đu đủ (hoa, thịt, quả), măng cụt (vỏ), quýt (vỏ), táo (lá, trái), lựu (rễ), chuối (thịt quả),

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net