Phủ định biện chứng và vấn đề kế thừa, phát huy giá trị truyền thống gia đình việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn thạc sỹ 60.22.80

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Phủ định biện chứng và vấn đề kế thừa, phát huy giá trị truyền thống gia đình việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế luận văn thạc sỹ 60.22.80

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ TRI LÝ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG VÀ VẤN ĐỀ KẾ THỪA, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình mà tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố Người thực hiện NGUYỄN THỊ TRI LÝ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài ............................................................ 7 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ........................... 7 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................................................. 8 6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 8 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG .............. 9 1.1. CÁC QUAN NIỆM TRƯỚC C.MÁC VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG ..................................................................................................................... 9 1.1.1. Các quan niệm trước C.Mác về phủ định.................................................................. 9 1.1.2. Quan niệm trước C.Mác về phủ định biện chứng................................................... 13 1.2. QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG ................................................................................................................... 24 1.2.1. Khái niệm phủ định biện chứng .............................................................................. 24 1.2.2. Nội dung của phủ định biện chứng.......................................................................... 25 Chương 2: VẤN ĐỀ KẾ THỪA, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......................................................................................................47 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM ............................. 47 2.1.1 Đặc điểm gia đình Việt Nam từ khi dựng nước đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 .................................................................................................................................... 47 2.1.2. Đặc điểm gia đình Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay... 55 2.2. GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM ........................................... 61 2.2.1. Khái niệm giá trị, giá trị truyền thống ..................................................................... 61 2.2.2. Giá trị truyền thống chủ yếu của gia đình Việt Nam .............................................. 72 2.3. TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ VIỆC KẾ THỪA, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM ........................................................................................................................ 81 2.3.1. Tác động của bối cảnh quốc tế đối với giá trị truyền thống gia đình Việt Nam .... 81 2.3.2. Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống gia đình Việt Nam ........................... 90 2.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM .................................................................................. 101 2.4.1 Nhà nước thực hiện các chính sách cụ thể và phù hợp để thúc đẩy sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kì hội nhập .................................................................. 102 2.4.2. Đẩy mạnh giáo dục giá trị truyền thống gia đình, kết hợp các phương pháp giáo dục, kết hợp giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội..............................................104 2.4.3. Nâng cao vai trò và hiệu quả của pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc........................................................................................111 2.3.4. Việc kế thừa, gìn giữ các giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình Việt Nam cần kết hợp với quá trình phát huy, tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại trong bối cảnh hội nhập....................................................................................................................112 KẾT LUẬN ................................................................................................... 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 123 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu, hội nhập quốc tế hiện nay bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại, tạo điều kiện cho các quốc gia dân tộc mở rộng hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Nhưng mặt khác, quá trình hội nhập đó lại mang lại những hạn chế nhất định, nó làm chao đảo và lu mờ nhiều giá trị truyền thống của các dân tộc, đặc biệt là giá trị truyền thống gia đình. Gia đình với ý nghĩa là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là nơi con người có thể thỏa mãn những nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần. Gia đình là nơi hội tụ, là nơi biểu hiện và là nơi diễn ra mạnh mẽ các yếu tố của văn hóa truyền thống gia đình, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của con người, và cũng là nơi lưu trữ và truyền thụ các giá trị truyền thống của dân tộc, là nơi kế thừa và bảo vệ các giá trị truyền thống gia đình. Vậy, muốn cho xã hội phát triển thì cần phải làm cho mỗi “tế bào gia đình” ngày càng phát triển tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, dưới tác động của kinh tế thị trường nhiều giá trị đạo đức truyền thống và nếp sống văn hoá gia đình đã có sự vận động và biến đổi phức tạp. Bên cạnh những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hóa gắn liền với quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã có những giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá gia đình truyền thống bị xâm hại và có nguy cơ bị mai một đi. Trên thực tế ở nhiều nơi, nhất là ở các đô thị lớn, gia đình đã có những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Các mối quan hệ gia đình truyền thống, đặc biệt giá trị truyền thống gia đình tốt đẹp đang bị lấn át bởi những quan hệ hàng hoá, thị trường, lợi nhuận, bởi những lối sống lai căng, 2 kệch cỡm, xa lạ, thiếu văn hoá…, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị truyền thống đích thực của dân tộc. Một bộ phận không nhỏ trong lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống thực dụng, buông thả, sùng bái đồng tiền, quay lưng lại với văn hóa, đạo đức truyền thống… Vì vậy, việc bảo vệ, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống gia đình đang trở nên bức bách và hết sức cần thiết, là vấn đề cần phải nhìn nhận nghiêm túc và có sự quan tâm đặc biệt cùng với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình và các giá trị truyền thống của gia đình, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ và nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi tầng lớp người trong xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng căn dặn: Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Những lời dạy của Bác đến nay vẫn có tính thời sự, khẳng định giá trị hết sức to lớn của gia đình, cũng như trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc, đồng thời xây dựng một hình ảnh đẹp về con người và đất nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu lý luận triết học Mác, đặc biệt là quan điểm phủ định biện chứng nhằm vận dụng vào quá trình giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, cụ thể là giá trị truyền thống gia đình trong bối cảnh hội nhập quốc tế để những giá trị truyền thống tốt đẹp đó trở thành sức mạnh nội sinh cho chúng ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Điều này thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Phép biện chứng và phủ định biện chứng là một trong những lý luận quan trọng của triết học Mác, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, có rất nhiều công trình và tác giả nghiên cứu. Các tác giả nghiên cứu về phép biện chứng như sau: Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu phép biện chứng thời cổ đại, trong đó có quan niệm về phủ định. Với tác phẩm: “Lịch sử triết học phương Tây” (Nxb. Giáo dục, 2002) của Nguyễn Tiến Dũng; “Triết học Hy Lạp cổ đại” (Nxb. Chính trị quốc gia, 1999) của Đinh Ngọc Thạch;“Đại cương lịch sử triết học Phương Tây” (Nxb. Tổng hợp, 2006) do Đỗ Minh Hợp chủ biên. Những tác phẩm này bàn về phép biện chứng cổ đại Phương Tây, trong đó có mầm móng của tư tưởng phủ định. Tác phẩm: “Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc”, “Đại cương lịch sử triết học Ấn Độ” (Nxb. Chính trị quốc gia, 2004) do Trịnh Doãn Chính (chủ biên) hai tác phẩm đã trình bày tư tưởng biện chứng trong triết học phương Đông cổ đại. Với bộ sách “Lịch sử phép biện chứng” (Nxb.Chính trị quốc gia, 1990) gồm 3 tập: Trong công trình này, các tác giả đã nêu bật lên lịch sử phát triển của phép biện chứng trong đó có quan niệm tiến bộ về phủ định biện chứng; quá trình phát triển của phép biện chứng từ thời cổ đại đến thế kỷ XIV – XVI và phép biện chứng duy tâm Đức. Trong phép biện chứng duy tâm Đức với đại biểu là Hêghen thì phép biện chứng được thể hiện hoàn bị nhất, tiêu biểu với các tác phẩm: “Khoa học logic” ( tập 1, 1970); Khoa học logic” (tập 2, 1971); “Khoa học logic” (tập 3, 1972); “Nhập môn triết học” (1971); Triết học Hêghen: “Các vấn đề của phép biện chứng” (Mát - xcơ – va, 1974) với các tác phẩm này thì Hêghen đã trình bày một cách có hệ thống phép biện chứng và quan niệm phủ định biện 4 chứng lần đầu tiên được nêu lên với tư cách chỉ ra con đường và khuynh hướng của sự phát triển. Tác phẩm: “Phép biện chứng Mácxit từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn của Lênin” (Nxb.Tiến bộ, 1986); “Về vấn đề phép biện chứng” (Nxb. Sự thật, 1978); “Bút ký triết học” Lênin toàn tập. tập 29 (Nxb. Chính trị quốc gia, 2006); V.I. Lênin: “Toàn tập”, tập 26 (Nxb. Chính trị quốc gia, 2006); C.Mác – Ăngghen: “Toàn tập” tập 20, tập 8 (Nxb. Chính trị quốc gia, 1995). Tất cả các công trình nghiên cứu nói lên được con đường và khuynh hướng của sự phát triển theo con đường phủ định của phủ định. Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có các tác phẩm của các tác giả như: Ngô Thành Dương:“ Một số khía cạnh của phép biện chứng duy vật” (Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin, 1986); Phạm Văn Đức: “Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học Phương Tây” (Nxb. Khoa học xã hội, 1997); Khánh Hàm: siêu tập và giới thiệu, “Phép biện chứng duy vật Mác, Ăngghen, Lênin” (Nxb.Sự thật, 1962). Các tác phẩm này là những tác phẩm được nghiên cứu khá lâu của nước ta về phép biện chứng, nhưng qua đó ta thấy được phép biện chứng đã được các học giả của Việt Nam quan tâm từ rất sớm. Việc vận dụng phép biện chứng vào trong thực tiễn cũng có một số công trình nghiên cứu như: “Phép biện chứng và công cuộc đổi mới ở Việt Nam” của Ngô Thành Dương (Nxb. Chính trị quốc gia, 2007); Nguyễn Thế Nghĩa “Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Nxb. Khoa học xã hội, 1997). Các công trình này đã gắn được lý luận của triết học Mác vào trong sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu về sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình toàn cầu hóa đối với các giá trị truyền thống của dân tộc có rất nhiều công trình nghiên cứu như: “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống 5 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Trọng Chuẩn (Nxb. Chính trị quốc gia, 2001); “Giá trị truyền thống thách thức của toàn cầu hóa” của Nguyễn Trọng Chuẩn (Nxb. Chính trị quốc gia, 2004); “Toàn cầu hóa với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc” (tạp chí khoa học xã hội, số 5); “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa” (Nxb. Khoa học xã hội, 2009) của Mai Thị Quý; “Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” (Nxb. Từ điển bách khoa và viện văn hóa, 2008) của Nguyễn Văn Bắc; “Phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Văn Hạc (Nxb. Chính trị quốc gia, 2002). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã nói lên được sự tác động của toàn cầu hóa đem lại những biến đổi không nhỏ đối với xã hội Việt Nam. Trong đó, có những biến đổi của các giá trị truyền thống, quá trình đó vừa có những mặt tích cực vừa có những mặt tiêu cực nhất định. Lý luận chung về giá trị và giá trị truyền thống, kế thừa giá trị và giá trị truyền thống có rất nhiều công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như Migolatep với tác phẩm: “Tính kế thừa trong phát triển văn hóa” (Nxb. Chính trị quốc gia, 1975); Hồ Sỹ Quý: “Về giá trị và giá trị châu Á” (Nxb.Chính trị quốc gia, 2005); Nguyễn Quan Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang “Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” (Chương trình KHCN cấp nhà nước, KX. 07 – 04, 1980); Trần Văn Giàu:“Giá trị truyền thống tinh thần của dân tộc Việt Nam” (Nxb. Chính trị quốc gia, 1980); Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên: “Giá trị truyền thống thách thức của toàn cầu hóa” (Nxb. Chính trị quốc gia, 2004); Bùi Thanh Sơn: “Con người Việt Nam giá trị truyền thống và hiện đại” (Nxb. Quân đội nhân dân, 2002). Tất cả các công trình nghiên cứu trên nhằm đưa ra một cái nhìn sâu sắc trong quan niệm về 6 giá trị và giá trị tuyền thống, cung cấp một lý luận đầy đủ nhất trong quan niệm về giá trị và giá truyền thống. Nghiên cứu về gia đình và giá trị truyền thống gia đình trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu như: “Gia đình truyền thống Việt Nam – những giá trị và thách thức hiện nay” của tác giả Trần Thị Hạ trong luận văn thạc sỹ (2005); “Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của lứa tuổi đầu thanh niên” của Cấn Hữu Hải (Nxb. Trường đại học sư phạm Hà Nội, 2002); “Về gia đình Việt Nam truyền thống dưới ảnh hưởng của Nho giáo” của Trần Đình Hựu (Nxb. Xã hội học, 1998);“Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đổi mới” của Lê Thi ( Nxb. Khoa học xã hội, 2004); “Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” của Lê Thi (Nxb. Khoa học xã hội, 1997); “Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững” của Lê Thi (Nxb. Khoa học xã hội, 2004). Tất cả các công trình nghiên cứu này đã nêu lên các đặc điểm của gia đình Việt Nam, các giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam cần phải kế thừa và phát huy, bởi các giá trị này là cơ sở để hình thành nhân cách của con người, và bởi gia đình là nơi mà bảo vệ và lưu giữ tốt nhất các giá trị truyền thống. Trên cơ sở kế thừa và tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên, tác giả của luận văn đưa ra đề tài nghiên cứu của mình “Phủ định biện chứng và vấn đề kế thừa, phát huy giá trị truyền thống gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Luận văn này có tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả nhưng đồng thời cũng đưa ra cái mới trong nghiên cứu đó là nghiên cứu quan điểm phủ định biện chứng và vận dụng vào việc kế thừa, phát huy giá trị truyền thống gia đình Việt Nam, có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và vận 7 dụng nó vào thực tiễn, đưa ra một số giải pháp khi giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài a. Mục đích của đề tài Làm rõ quan điểm phủ định biện chứng và vận dụng nó vào quá trình giữ gìn, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. b. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục đích trên luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: - Khái quát quá trình hình thành và phát triển của quan điểm phủ định biện chứng. - Trình bày nội dung, tính chất, ý nghĩa của quan điểm phủ định biện chứng. - Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng vào việc kế thừa, phát huy giá trị truyền thống gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Đưa ra giải pháp cho việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống gia đình. c. Phạm vi của đề tài Quan điểm về phủ định và phủ định biện chứng là vấn đề sâu rộng và xuyên suốt. Trong khả năng và giới hạn riêng luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quan điểm phủ định, phủ định biện chứng qua các giai đoạn phát triển, nhưng cũng chỉ tập trung ở một số đại biểu tiêu biểu và dừng lại nghiên cứu sâu phủ định biện chứng của phép biện chứng duy vật, từ đó vận dụng vào việc kế thừa giá trị truyền thống gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài phương pháp chung 8 nhất là phương pháp biện chứng duy vật, luận văn còn sử dụng các phương pháp như so sánh, lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp… để nghiên cứu. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm rõ quan điểm phủ định biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận khi vận dụng quan điểm này. Luận văn góp phần giải quyết tính cách mạng và khoa học của việc vận dụng quan điểm phủ định biện chứng vào quá trình kế thừa và phát huy giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy triết học văn hóa, triết học con người, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm 2 chương và 6 tiết. 9 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG 1.1. CÁC QUAN NIỆM TRƯỚC C.MÁC VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG 1.1.1. Các quan niệm trước C.Mác về phủ định Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học lâu đời của nhân loại, cái nôi đầu tiên của phép biện chứng, nhưng biện chứng lúc đầu chỉ được hiểu là “nghệ thuật tranh luận”. Nền triết học chủ yếu dựa trên sự quan sát mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả; hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân – kết quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Xuất phát từ đó, mà quan niệm về phủ định và phủ định biện chứng có những nét đặc trưng riêng. Các nhà duy vật cổ đại xem thế giới trong quá trình vận động và phát triển không ngừng, nhưng quá trình xem xét mang tính chất trực quan và cảm tính. Xem thế giới luôn thống nhất ở tính vật chất nào đó, và những yếu tố vật chất này là những yếu tố có sẵn trong tự nhiên. Vậy, chúng ta thấy một điều dễ hiểu là quan niệm về phủ định cũng mang tính chất trực quan, cảm tính. Sự thay thế giữa yếu tố này với yếu tố khác trong quá trình vận động và phát triển, giữa cái cũ và cái mới có mối quan hệ với nhau nhưng chỉ là mối quan hệ bên ngoài mà thôi. Điều đầu tiên dễ thấy nhất là trong quan niệm của Talet về vận động của vạn vật có yếu tố liên hệ phủ định. Talet cho rằng bản nguyên của thế giới là nước, mọi yếu tố đều bắt nguồn từ nước, thông qua quá trình vận động và phát triển rồi cũng quay trở về yếu tố ban đầu của nó là nước. Nước đã trở 10 thành cái quy định sự chuyển biến từ vật này sang vật khác, là cái tạo nên sự thống nhất của thế giới Anaximenđrơ – học trò của Talet, ông cũng quan niệm có một hành chất cấu tạo nên thế giới đó là cái không xác định, trừu tượng hơn, ít hình ảnh hơn đó là Apayrôn. Anaximenđrơ cho rằng Apayrôn ngay từ đầu trong nó đã chứa đựng các mặt đối lập. Sau đó, nó lại quay trở về với nó (phủ định của phủ định) toàn bộ thế giới được tạo thành – Apayrôn như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng. Anaximen tiếp tục các tư tưởng trên và cũng cho rằng khởi nguyên của vũ trụ là không khí. Ông lý giải sự xuất hiện của vô số các vật thể và sự quay trở về khởi nguyên đầu tiên thống nhất của chúng là quá trình cô đặc và làm loãng ra của không khí. Đặc trưng cho tư tưởng này của ông là thừa nhận trạng thái chuyển hóa của không khí. Không khí loãng ra thì nó đã trở thành lửa, sau đó là một ete, còn nếu cô đặc thì thành gió mây… sau đó là nước, đất, đá … đã có sự phát triển hơn so với tư tưởng của Talet… nhưng ta thấy ở đây, cái tư tưởng mầm mống phủ định đã có, từ cái ban đầu, trên cơ sở đó đã xuất hiện những yếu tố mới, nhưng hạn chế cũng chỉ là các yếu tố mới tách biệt với yếu tố cũ, không có kế thừa yếu tố cũ. Tiếp tục tư tưởng của các nhà triết học trước, quan điểm về phủ định thể hiện rõ nét và hệ thống hơn trong tư tưởng biện chứng tự phát của Hêraclit. Hêraclit có một bước mới hơn về quan niệm phủ định của phủ định, với quan niệm lửa là bản nguyên của thế giới – mọi cái đều bắt đầu và kết thúc từ lửa. Cụ thể là theo hướng đi lên thì lửa vận động thành vật thể rắn (đất), vật chất thể rắn vận động thành vật chất thể lỏng (nước), từ vật thể lỏng vận động thành vật chất thể hơi (khí) và cuối cùng trở về với lửa. Còn theo hướng đi xuống, thì từ lửa vận động thành vật chất thể hơi (khí) từ vật chất 11 thể hơi (khí) vận động thành vật chất thể lỏng (nước), từ vật chất thể lỏng (nước) vận động thành vật chất thể rắn (đất) và cuối cùng trở về với lửa. Như vậy, bắt đầu từ lửa, thông qua quá trình biến đổi và chuyển hóa thì kết quả cuối cùng cũng quay trở về bản thể đầu tiên của nó chính là lửa. Ở đây, phủ định của phủ định mang tính vận động biến đổi theo vòng tròn khép kín. Tất cả các quan niệm nói trên chúng ta có thể kết luận rằng thời kỳ này quan niệm về phủ định đã có mầm mống xuất hiện, nhưng chỉ dừng lại là sự xuất hiện và vận động của các yếu tố vật chất, rồi quay lại với trạng thái ban đầu của chính nó. Nổi tiếng trong triết học Phương Đông cổ đại về quan niệm phủ định của phủ định là tư tưởng của Phật giáo Ấn Độ. Ở đây, sự phủ định của phủ định trong triết lý phật giáo mang tính chất luân hồi, theo sáu nẻo đường luân hồi: Địa ngục, ma quỷ, súc sanh, Atula, cõi người, cõi trời. Theo quan điểm này tùy vào ý nghĩa của lời nói và hành động của chúng sanh tạo nên một tập hợp năng lượng gọi là nghiệp. Tức nó không sinh ra cũng không mất đi mà nó chỉ chuyển từ thân này sang thân khác. Thân sau phủ định thân trước, nhưng những tập tính lại kế thừa những thân trước đó, nên thân sau dù sống ở cõi nào đi chăng nữa, vui sướng hay đau khổ đều do ý nghĩ về việc làm của hành động của thân trước mà ra. Thân sau xét về mặt hình thức thì có thể không khác lắm so với thân trước nhưng nó là cái đã tiến hóa, cái có kinh nghiệm. Và cứ như thế trong sáu nẻo đường luân hồi cái này phủ định lại cái kia, và cái kia lại tiếp tục phủ định để sinh ra cái mới. Cái hạn chế trong quan niệm về phủ định của phủ định của Phật giáo là cái phủ định mang tính siêu hình, cái sau ra đời hoàn toàn như cái cũ. Triết học phương Đông quan niệm về phủ định của phủ định còn có trong tư tưởng của triết học Trung Quốc cổ đại. 12 Trước tiên, quan niệm về phủ định trong học thuyết âm dương – ngũ hành. Theo quan niệm của học thuyết âm – dương sự thay đổi của vạn vật được thể hiện trong sự thay đổi, vận động của âm và dương nhưng sự thay đổi này mang tính chất toàn vẹn trong chỉnh thể và cân bằng của cái đa và cái đơn nhất. Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn vật phái âm dương đưa ra cái logic sau: thái cực sinh lưỡng nghi (âm - dương), lưỡng nghi sinh tứ tượng (thái dương – thiếu âm; thiếu dương – thái âm) và tứ tượng sinh bác quái (càn –khảm – cấn – chấn – tốn – ly – khôn – đoài), bác quái sinh vạn vật ( vô cùng, vô tận). Vậy, trong âm có dương và trong dương có âm, thể hiện một vòng tròn khép kín có sự vận động và biến đổi nhưng chưa có sự kế thừa phát triển, có chăng chỉ là sự thay đổi hình thức tồn tại mà thôi. Thứ hai, quan niệm về phủ định còn được thể hiện trong quan niệm về “Đạo” của Đạo giáo. Theo quan niệm này thì “đạo” là bản nguyên của thế giới vạn vật, tất cả đều bắt đầu từ “đạo” mà ra và về cội nguồn của nó là “đạo” tuy hình thức biểu hiện khác nhau nhưng tất cả đều quay về với “đạo”. Bắt đầu từ “đạo”, “đạo” biến mà có khí, khí biến mà có hình, hình biến mà có sinh, sinh biến mà có tử, tử để trở về với “đạo” [10.121]. Mọi hiện hữu đều biến dịch theo nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” tức là sự biến đổi trong thế cân bằng và quay trở về với cái ban đầu. Tóm lại, tất cả các quan niệm trước C.Mác về phủ định đều có chung một đặc điểm là xem sự thay thế nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một quá trình khép kín. Cái cũ mất đi, cái mới ra đời nhưng giữa cái cũ và cái mới không có mối quan hệ với nhau. Sở dĩ có quan niệm như vậy là do ảnh hưởng bởi tư tưởng biện chứng mang tính ngây thơ, chất phác thời cổ đại. Như Ph.Ăngghen nhận xét: “Tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu…” [7.491]. 13 1.1.2. Quan niệm trước C.Mác về phủ định biện chứng Quan niệm về phủ định biện chứng đã có mầm mống từ trong triết học cổ đại đến triết học khai sáng Pháp, nhưng tư tưởng phủ định biện chứng với nguyên nghĩa của nó là sự thay thế giữa cái cũ và cái mới, cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa của cái cũ thì chỉ bắt đầu trong triết học của Hêghen. Hêghen là một trong những nhà triết học trước Mác thể hiện một cách sâu sắc nguyên lý về sự phát triển. Hêghen coi sự phát triển không phải đơn thuần về lượng hay chất, hay sự chuyển dịch ví trí của sự vật về không gian. Ông hiểu sự phát triển là phủ định biện chứng. Trong đó, cái mới ra đời thay thế cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa cái cũ tạo ra khả năng thúc đẩy sự phát triển. Theo Hêghen: “Phủ định đó là sự duy trì cái nội dung thực thể trong sự phát triển của sự vật để thực hiện thông qua sự phủ định biện chứng liên tục, bởi một hình thức cao hơn, nhờ chỗ nội dung này đã có dưới dạng có sẵn trong ý niệm tồn tại ngay từ đầu, hãy nói về một lĩnh vực xác định trong tế bào của nó, tức trong khái niệm” [52.250]. Điều này được Hênghen chứng minh cụ thể là: Một sự phủ định biện chứng được xác định với tư cách là sự chuyển hóa thành cái khác của mình bao gồm khái niệm trước, nhưng bao hàm nhiều hơn là chỉ có nó và là sự thống nhất của nó với mặt đối lập của nó và phủ định đó là quá trình xây dựng hệ thống khái niệm. Hênghen với tư cách là người đầu tiên trình bày một cách khái quát có hệ thống quy luật phủ định của phủ định, trong đó phạm trù “lột bỏ” tức là phủ định biện chứng giữ vị trí quan trọng. Phủ định tác động qua lại với khái niệm khẳng định và với chính bản thân nó. Hêghen dùng thuật ngữ “lột bỏ” đã hàm ý rằng mọi phạm trù lôgic đều phân chia một cách hợp lý thành ba nhóm: Các phạm trù mang tính hệ thống, các phạm trù mang tính công cụ và các phạm mang tính hệ thống – công cụ. 14 Theo Hêghen cần phải quy nhiều phạm trù về phạm trù thứ nhất (Phạm trù mang tính hệ thống): Các phạm trù mang tính hệ thống giữ các vị trí nhất định đối với mỗi một trong các phạm trù của Hêghen. Các phạm trù mang tính công cụ không giữ vị trí xác định trong hệ thống, nhưng lại có hiệu lực như là các nguyên tắc xây dựng và luận giải hệ thống, các phạm trù mang tính công cụ như “lột bỏ”, “tha hóa”, “định đề”, “phản đề”, “tổng hợp”. Nhóm phạm trù thứ ba giữ vị trí trung gian, chúng vừa mang tính hệ thống, vừa mang tính công cụ, chẳng hạn như “ sinh thành”, “xuất hiện”, “đồng nhất”, “mâu thuẫn”, “lột bỏ” là phạm trù mang tính công cụ, nó bao hàm ba yếu tố có tác động qua lại với nhau, được phản ánh trong hệ thống qua các khâu của bộ ba đầu tiên của logic học. Yếu tố nhứ nhất – phủ định theo đúng nghĩa của từ đó là loại trừ, khắc phục. Sự xem xét tách rời hai yếu tố khác “lột bỏ” và phủ định “cũng chính là hư vô”. “Phủ định” và “lột bỏ” có mối quan hệ với nhau nhưng giữa chúng có sự khác biệt, cái “lột bỏ” dường như đối lập với cái phủ định để tự phủ định nó. Yếu tố cấu thành thứ hai của “lột bỏ” là “bảo tồn”, cái quý báu, bất biến có trong cái bị phủ định. Minh họa cho sự phân tích tiếp theo về bảo tồn là: logic tư biện bao gồm trong mình logic trước đây bảo tồn chính các hình thức tư duy đó… [52.253] nhưng đồng thời cũng tiếp tục phát triển và cải biến chúng nhờ các phạm trù mới. Từ đó, nó đảm bảo được sự chuyển hóa của cái bị phủ định, ở kết quả lột bỏ nó thành cái khác của nó, thành cái tồn tại khác của nó. Cuối cùng yếu tố thứ ba “lột bỏ” là chuyển hóa lên mọi trình độ phát triển cao hơn, do đó, cái khác với mình của cái đã bị lột bỏ hóa ra là một đại lượng cao hơn. Thông qua cái yếu tố ban đầu, bước đầu tiên của yếu tố ban đầu được “lột bỏ”, tức là đã có sự thay đổi, cái ban đầu bây giờ không phải là cái ban 15 đầu nguyên nghĩa mà cái ban đầu đã được bổ sung thêm những yếu tố mới. Theo Hêghen sự phủ định như vậy mang tính kế thừa. Nhưng hạn chế trong tư tưởng của Hêghen là yếu tố “lột bỏ” không phải yếu tố khách quan diễn ra trong hiện thực khách quan mà nó diễn ra trong khái niệm, trong nhận thức. Nên khi áp dụng quy luật phủ định của phủ định trong toàn bộ hệ thống của mình, Hêghen đã miêu tả sự phát triển đi lên của các khái niệm, của tư duy như là sự vận động theo vòng tròn (sự kế thừa của các vòng tròn, vòng tròn sau kế thừa vòng tròn trước), trong đó quay trở lại khái niệm ban đầu, nhưng cái khái niệm ban đầu này bây giờ đã là một khái niệm cụ thể hơn, xác định hơn, có nội dung hơn, tức nó là kết quả của sự rút ra từ cái ban đầu, cái đã được chứng minh nhưng cái mới hơn này không được rút ra từ trong hiện thực mà là sự rút ra từ trong khái niệm. Ngoài ra, theo Hêghen phủ định cũng mang tính khách quan. Sự “lột bỏ”, “thủ tiêu”, không có nghĩa là loại trừ một cách máy móc, nói chính xác hơn thì không phải thủ tiêu mà phát triển cơ sở (phát triển cái yếu tố ban đầu), tức là vạch ra mâu thuẫn có trong cái ban đầu, bản thân cái ban đầu đã chứa đựng trong mình sự phủ định của bản thân mình. Nghĩa là trong bản thân nó đã chứa đựng những mâu thuẫn, “lột bỏ”, “thủ tiêu” là lột bỏ, thủ tiêu những mâu thuẫn đã có trong cái ban đầu để hình thành nên những mâu thuẫn mới. Từ đó Hêghen đi đến một kết luận là bản thân sự vật (khái niệm) bị thủ tiêu không phải do thế lực bên ngoài nào đó mà bởi chính bản thân nó. Vậy khái niệm nó đóng vai trò là cơ sở tự phủ định chính mình. Tóm lại, theo Hêghen phủ định không phải chỉ mang tính tiêu cực mà còn mang tính tích cực và sáng tạo, không có phủ định thì không có sự vận động và phát triển, nhưng đối với Hêghen sự vận động và phát triển đó chỉ thuần túy diễn ra trong tư duy mà thôi. 16 Theo Hêghen phủ định của phủ định được thể hiện hợp nhất trong bộ ba (chính đề - phản đề - hợp đề). Khái niệm ban đầu đứng đối lập với khái niệm xuất hiện từ trong lòng nó – gọi là phản đề. Các khái niệm đối lập không thủ tiêu lẫn nhau, mà hợp nhất lại trong một khái niệm cao hơn – gọi là chính đề. Phản đề và chính đề thông qua quá trình vận động và phát triển thì được tha hóa bằng hợp đề. Và Hêghen cho rằng sự phát triển như vậy là quá trình “vượt bỏ” giữa phản đề và chính đề và đi đến hợp đề. Xuất phát từ quan điểm coi sự phát triển như là một quá trình vận động liên tục theo quy luật phủ định của phủ định. Vì vậy, Hêghen coi một trong những nguyên tắc quan trọng để xây dựng hệ thống triết học của mình nhằm thể hiện sự phát triển của tinh thần tuyệt đối là tam đoạn thức, và đây cũng là con đường phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua phủ định của phủ định: Chính đề - phản đề - hợp đề. Trong đó các yếu tố đều có mối quan hệ hữu cơ chuyển hóa lẫn nhau. Chính đề: Đầu tiên có một ý tưởng, hoặc một lý thuyết, hoặc một xu hướng vận động nào đó được gọi là một “chính đề”; một chính đề như thế thường sẽ tạo ra cái đối lập, vì như hầu hết các sự vật tồn tại trên trời đất, có lẽ nó sẽ có giá trị hạn chế và sẽ có các điểm yếu nhất định… Phản đề: Ý tưởng hoặc xu hướng vận động đối lập được gọi là “phản đề”, bởi vì nó nhằm phản lại cái trước tiên, tức chính đề. Cuộc tranh đấu giữa chính đề và phản đề diễn ra cho tới khi đạt được một giải pháp nào đó mà, theo một nghĩa nhất định, vượt lên trên cả chính đề và phản đề do nó phát hiện ra được các giá trị riêng của chúng và do nó cố gắng bảo tồn các tinh hoa và tránh các hạn chế của cả hai để tạo nên hợp đề. Hợp đề: Giải pháp đạt được ở bước thứ ba này được gọi là “hợp đề”. Đến khi đạt được, hợp đề đến lượt nó có thể lại trở thành bước thứ nhất trong một của ba đoạn biện chứng mới khác, và quá trình sẽ lại tiếp diễn như thế

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net