Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh quảng ngãi theo hướng bền vững

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh quảng ngãi theo hướng bền vững

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  DƢƠNG DUY THANH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SỸ MÔI TRƢỜNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  DƢƠNG DUY THANH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trƣờng Mã số: 60.85.15 LUẬN VĂN THẠC SỸ MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 04/ 2012 I LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin gửi tới Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học và Khoa Địa lý Trƣờng Đại học KHXH&NV TP.HCM sự kính trọng và tự hào đã đƣợc học tập tại Trƣờng trong khóa học cao học vừa qua. Xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy PGS.TS Phạm Xuân Hậu. Thầy đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, khích lệ và đƣa ra những chỉ dẫn quý báu trong suốt thời gian làm luận văn, giúp tôi hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo công tác tại Khoa Địa lý Trƣờng Đại học KHXH&NV TP.HCM cũng nhƣ các thầy cô dạy lớp cao học Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trƣờng khóa 2009. Đặc biệt, Cô TS. Ngô Thanh Loan đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Xin cảm ơn các anh chị và các bạn lớp cao học khóa 2009, những ngƣời đã giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ các kinh nghiệm quý giá và là những ngƣời bạn đồng môn tuyệt vời mà tôi may mắn có đƣợc. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, nhất là ngƣời mẹ kính yêu, ngƣời luôn dõi theo và động viên tôi trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. Tác giả luận văn Dƣơng Duy Thanh II LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và đƣợc trích nguồn đầy đủ. TP.HCM, năm 2012 Tác giả luận văn Dƣơng Duy Thanh III MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................... I LỜI CAM ĐOAN ............................................................................. II MỤC LỤC ....................................................................................... III CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ VII DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................... VIII DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ............... IX PHẦN MỞ ĐẦU. ...............................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................... 1 2.Mục đích nghiên cứu. ......................................................................................... 2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu. ......................................................................................... 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu. ......................................................... 3 5.1. Quan điểm nghiên cứu. ..........................................................................................3 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. ......................................................................................4 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ................................................................................. 5 6.1. Trên thế giới. ............................................................................................................5 6.2. Ở Việt Nam. ..............................................................................................................6 7. Kết quả nghiên cứu. ........................................................................................... 7 8. Cấu trúc luận văn. ............................................................................................. 7 PHẦN NỘI DUNG. ...........................................................................8 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI. ...... 8 1.1. Du lịch sinh thái và những nội dung liên quan. .......................................................8 1.1.1. Khái niệm du lịch và du lịch sinh thái. .............................................................8 1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững, du lịch bền vững và du lịch sinh thái bền vững. .........................................................................................................................11 1.1.3. Các đặc trƣng cơ bản của du lịch sinh thái. ....................................................12 IV 1.1.4. Tiêu chuẩn thang đo hệ thống du lịch sinh thái. .............................................13 1.2. Các hoạt động (hình thức) du lịch sinh thái. ......................................................15 1.3. Những vấn đề về phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững. ...............16 1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái. .............................................16 1.3.2. Những yêu cầu về tổ chức hoạt động du lịch sinh thái bền vững. ...................17 1.3.3. Các điều kiện tiên quyết hình thành hệ thống du lịch sinh thái. ....................21 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam. ..............................................................................................................................22 1.4.1. Phát triển du lịch sinh thái ở một số nƣớc. .....................................................22 1.4.2 Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam............................................................26 CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH QUẢNG NGÃI .................................................................... 29 2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ngãi. ..............................................................29 2.1.1. Vị trí địa lý. .....................................................................................................29 2.1.2. Về điều kiện tự nhiên. .....................................................................................31 2.1.3. Về kinh tế – xã hội. .........................................................................................32 2.1.4.Về cơ sở hạ tầng...............................................................................................33 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Ngãi. .................................35 2.2.1.Tiềm năng về tự nhiên. ....................................................................................35 2.2.2.Tiềm năng về nhân văn. ...................................................................................39 2.2.3. Vai trò của du lịch sinh thái Quảng Ngãi với phát triển kinh tế địa phƣơng. .41 2.3 Hiện trạng về phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Ngãi .............................42 2.3.1. Các khu du lịch sinh thái hiện có. ..................................................................42 2.3.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái. ...........................52 2.3.3. Sử dụng nguồn lao động trong ngành du lịch sinh thái. .................................56 2.3.4. Về thị trƣờng khách du lịch sinh thái. .............................................................59 2.3.5. Doanh thu du lịch. ...........................................................................................62 2.3.6. Công tác bảo vệ môi trƣờng và phát triển du lịch cộng đồng. ........................66 2.4. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Ngãi. ....................................................................68 2.4.1. Điểm mạnh. .....................................................................................................68 V 2.4.2. Điểm yếu. ........................................................................................................69 2.4.3. Cơ hội..............................................................................................................70 2.4.4. Thách thức. .....................................................................................................72 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG. ................................................. 75 3.1. Những cơ sở đƣa ra giải pháp. ............................................................................75 3.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, 2030............................75 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung. ...............................75 3.1.3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi. ...................................76 3.1.4. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi ...............................................77 3.1.5. Mục tiêu phát triển du lịch sinh thái Quảng Ngãi. ..........................................77 3.2. Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái Quảng Ngãi........................................78 3.2.1. Phát triển không gian du lịch. .........................................................................78 3.2.2. Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. ...................................................79 3.2.3. Phát triển các điểm du lịch. .............................................................................79 3.2.4. Phát triển các cụm du lịch. ..............................................................................81 3.2.5. Phát triển vững chắc các tuyến du lịch. ..........................................................83 3.2.6. Về đầu tƣ phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch. .........................................86 3.3 Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng bền vững. ......................................................................................................................86 3.3.1 Ma trận SWOT.................................................................................................86 3.3.2 Lựa chọn chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Ngãi ..................89 3.4. Chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Ngãi .................................89 3.4.1. Xâm nhập thị trƣờng theo hƣớng thu hút khách trong và ngoài nƣớc. ...........89 3.4.2. Tập trung phát triển sản phẩm, đẩy nhanh tăng trƣởng. .................................90 3.4.3. Thực hiện hiệu quả liên doanh, liên kết phát triển du lịch sinh thái. ..............91 3.4.4. Đầu tƣ giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. ................................92 3.5. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng bền vững.93 3.5.1. Huy động, thu hút vốn đầu tƣ cho du lịch sinh thái. .......................................93 3.5.2. Phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái. ...................................94 3.5.3. Quảng bá - tiếp thị sản phẩm du lịch sinh thái................................................96 VI 3.5.4.Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực. .................................................................97 3.5.5. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái. .........................................98 3.5.6. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái. ..........................99 3.5.7.Bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. ..................................................................100 3.5.8. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng.........................................101 3.6 Một số kiến nghị...................................................................................................101 KẾT LUẬN ................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ........................................................... 105 PHỤ LỤC ..................................................................................... 107 VII CHỮ VIẾT TẮT DLST Du lịch sinh thái HĐDL Hoạt động du lịch IUCN (International Union for Coservation of Nature and Natural Resources): Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên KDL Khu du lịch KT - XH Kinh tế - Xã hội LHDL Loại hình du lịch TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VCGT Vui chơi giải trí VQG&KBT Vƣờn Quốc gia và Khu bảo tồn VIII DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng thành phần loài thực vật được nhận dạng ở Quảng Ngãi ... 36 Bảng 2.2: Số lượng thành phần loài động vật có xương sống ở Quảng Ngãi ..... 37 Bảng 2.3 :Dự kiến cơ cấu phân khu chức năng khu du lịch Mỹ Khê. ................. 48 Bảng 2.4: Thống kê cơ cở lưu trú du lịch các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2005 - 2010............................................................................................... 53 Bảng 2.5: Cơ sở lưu trú du lịch của Quảng Ngãi và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ được xếp hạng theo sao đến năm 2010.................................................. 54 Bảng 2.6: Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Quảng Ngãi phân theo hình thức sơ hữu. . 55 Bảng 2.7: Thực trạng lao động du lịch ở Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2010. ...... 57 Bảng 2.8: Số lượng du khách đến Quảng Ngãi giai đoạn 2005 – 2010................ 60 Bảng 2.9: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2011- 2020 .......................................................................................................................... 62 Bảng 2.10: Doanh thu du lịch các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2005-2010. ............................................................................................................... 63 Bảng 2.11: Doanh thu du lịch ở Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2010. .................... 65 Bảng 3.1: Mục tiêu về kinh tế của giải pháp phát triển DLST tại Quảng Ngãi. .. 77 Bảng 3.2: Ma trận SWOT........................................................................................ 87 IX DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Du lịch sinh thái được tạo thành bởi sự thống nhất và bổ sung của du lịch học về du lịch sinh thái ............................................................................................................. 18 Hình 1.2: Tương quan giữa du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử và các loại hình du lịch khác. ............................................................................................................... 21 Bản đồ 2.1: Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Quảng Ngãi........................................................ 30 Bản đồ 2.2: Bản Đồ Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi ............................................................... 43 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện hiện trạng lao động du lịch ở Quảng Ngãi giai đoạn 2005- 2010. .................................................................................................................................... 57 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2010. .......................................................................58 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ khách du lịch đến tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2005 – 2010. ......... 60 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu du lịch của Quảng Ngãi và các tỉnh trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ năm 2010. .................................................................................63 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu các ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi ......... 64 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ doanh thu du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2005 – 2010. ......... 65 Bản đồ 3.1: Bản Đồ Định Hướng Phát Triển Du Lịch Quảng Ngãi. .............................. 84 1 PHẦN MỞ ĐẦU. 1.Tính cấp thiết của đề tài. Xu thế phát triển du lịch thiên nhiên nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng không chỉ là một hiện tƣợng nhất thời, mà là xu thế thời đại và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi trƣờng. Nhiều nƣớc rất quan tâm đến những lợi ích về giáo dục và kinh tế của hoạt động DLST ở các khu bảo tồn tự nhiên nên đã duy trì và phát triển hệ thống các Vƣờn quốc gia. Phát triển DLST sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế to lớn; tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập; góp phần bảo tồn và nâng cao nhận thức của cộng đồng. Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 150 vĩ tuyến với ¾ địa hình là đồi núi và cao nguyên, có hơn 3260km bờ biển và hàng ngàn đảo lớn nhỏ. Việt Nam đƣợc đánh giá là nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình với nền văn hóa đa dạng của 54 dân tộc anh em. Tính đa dạng sinh học đƣợc đánh giá là cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo số liệu điều tra mới nhất có trên 2000 loài thực vật, trên 550 loài động vật đã đƣợc đăng ký, trong đó có nhiều loại đặc hữu quý hiếm ghi trong sách đỏ của thế giới. Đây chính là những tiềm năng tài nguyên to lớn và đặc sắc tạo nên sự thuận lợi phát triển DLST ở Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng. Quảng Ngãi là một Tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung. Từ lâu, Quảng Ngãi đƣợc biết đến với những danh thắng nổi tiếng nhƣ Thiên Ấn Niên Hà, Thiên Bút Phê Vân là biểu tƣợng của vùng đất địa linh nhân kiệt. Quảng Ngãi nổi tiếng bởi những bờ biển sạch đẹp trải dài theo những bãi cát trắng xóa cùng những rừng dƣơng xanh ngút, tạo nên những bãi tắm lý tƣởng nhƣ Sa Huỳnh, Mỹ Khê, Lý Sơn,… Quảng Ngãi còn có những di tích văn hóa nổi tiếng nhƣ di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, thành cổ Châu Sa. Đặc biệt, Quảng Ngãi là nơi có những khu rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn có tính đa dạng sinh học cao với 560 loài thực vật và 487 loài động vật trong đó có 26 loài thực vật và 55 loài động vật quý 2 hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam. Với những tiềm năng sẵn có của tỉnh Quảng Ngãi, việc chú trọng đầu tƣ phát triển du lịch đặc biệt là phát triển DLST không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế của Tỉnh mà còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để phát triển DLST là cần thiết, không chỉ có lý luận mà còn có giá trị thực tiễn cao. Do vậy, tôi chọn đề tài “ Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng bền vững” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. 2.Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST tỉnh Quảng Ngãi, thông qua đó đƣa ra những giải pháp phát triển DLST của Tỉnh theo hƣớng bền vững . 3.Nhiệm vụ nghiên cứu. - Sƣu tầm, tổng hợp tƣ liệu, tài liệu về tiềm năng (tự nhiên & nhân văn) phát triển DLST của Tỉnh. - Phân tích lợi thế so sánh về tiềm năng của Quảng Ngãi với vùng phụ cận và các địa phƣơng khác để phát triển du lịch, với phát triển các ngành nghề khác ở Tỉnh. - Nghiên cứu định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh để có cơ sở đƣa ra định hƣớng phát triển DLST Tỉnh. - Xác định căn cứ, đƣa ra những giải pháp phát triển DLST Tỉnh theo hƣớng bền vững. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tƣợng nghiên cứu: bao gồm những nhân tố ảnh hƣởng đến lĩnh vực phát triển DLST của Quảng Ngãi nhƣ: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, công tác quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng, kết quả phát triển du lịch, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên, hƣớng dẫn viên du lịch của Quảng Ngãi. 3 - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu, khảo sát những tài nguyên thiên nhiên, những yếu tố môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội có tác động đến phát triển du lịch, môi trƣờng sinh thái tại Quảng Ngãi hiện nay. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1. Quan điểm nghiên cứu. * Quan điểm hệ thống lãnh thổ. Phát triển DLST ở bất kì cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần cấu thành không tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nƣớc. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hóa theo lãnh thổ từ cấp quốc gia tới cấp vùng và điểm. Mặt khác, các đối tƣợng nghiên cứu của sinh thái cần đƣợc xác định trên lãnh thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. * Quan điểm tổng hợp. Quan điểm tổng hợp đƣợc xét dƣới hai góc độ khác nhau: - Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên DLST đứng từ góc độ tự nhiên và nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tƣơng tác, chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lí. - Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lí. * Quan điểm môi trƣờng – sinh thái. Du lịch hiện nay đã thực sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh tế rõ ràng phải tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong HĐDL không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trƣờng sinh thái. Do đó phải tính đến những thiệt hại tới môi trƣờng, tới hệ sinh thái ở các điểm - tuyến du lịch do tác động của hoạt động du lịch. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển DLST bởi sự tồn tại của loại hình du lịch (LHD) này phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng của các hệ sinh thái và môi trƣờng. 4 * Quan điểm lịch sử - viễn cảnh. Quan điểm này đƣợc thể hiện ở chỗ: - Chú ý tới khía cạnh địa lí, lịch sử khi xác định tổ chức không gian DLST trên phạm vi khu vực và cả nƣớc nói chung. - Phân tích quá trình hình thành và phát triển tuyến điểm DLST trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. * Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống. Đây là phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ du lịch. Phát triển DLST có liên quan chặt chẽ tới các điều liện tự nhiên, KT-XH. Vì vậy, trong nghiên cứu đây là phƣơng pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. * Phƣơng pháp khảo sát thực địa. Đây là phƣơng pháp thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong việc nghiên cứu nhằm thu thập thêm thông tin tin cậy đồng thời giúp ngƣời nghiên cứu kiểm nghiệm lại độ chính xác của một số thông tin để từ đó đƣa ra những kết luận chính xác hơn. Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lí bổ sung những tƣ liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động DLST và các tài liệu liên quan khác, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan du lịch và sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức không gian DLST tỉnh Quảng Ngãi. * Phƣơng pháp toán thống kê và thống kê du lịch. Đây là phƣơng pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu mặt lƣợng trong trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tƣợng và quá trình, đối chiếu biến động, phát triển trong hoạt động du lịch. Phƣơng pháp toán thống kê đƣợc vận dụng nghiên cứu trong đề tài để thống kê các nguồn tài nguyên du lịch quan trọng và phụ trợ; thống kê hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; thống kê đánh giá lƣợng khách; đánh giá tỷ lệ 5 doanh thu; tỷ trọng và mức tăng trƣởng du lịch nói chung và DLST nói riêng để đƣa ra bức tranh chung về hiện trạng. * Phƣơng pháp sơ đồ, bản đồ. Đây là phƣơng pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kì tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cứu cơ sở khoa học cho phát triển DLST nói chung và tổ chức không gian hoạt động DLST nói riêng. Bản đồ đƣợc sử dụng chủ yếu theo hƣớng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ của các khu bảo tồn tự nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. Phƣơng pháp bản đồ sẽ đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng công nghệ GIS để phân tích đánh giá tiềm năng DLST căn cứ vào mức độ quan trọng và phân hoá lãnh thổ của các tài nguyên và điều kiện có liên quan cũng nhƣ để phân tích phát hiện mối quan hệ trong tổ chức không gian DLST. * Phƣơng pháp phân tích SWOT. Phƣơng pháp phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tƣợng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó: - Phân tích điểm mạnh (S=strengths), điểm yếu (W=weaknesses) là sự đánh giá từ bên trong, tự đánh giá khả năng của hệ thống trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trƣng nào đó là điểm mạnh hay điểm yếu. - Phân tích cơ hội (O=opportunities), thách thức (T=threats) là các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trƣng nào đó của môi trƣờng bên ngoài là cơ hội hay thách thức. Kết quả của phân tích SWOT là cơ sở để xây dựng chiến lƣợc phát triển DLST tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng bền vững. 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài. 6.1. Trên thế giới. Ngay từ những năm 1980, vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu đƣợc đề cập. Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch (HĐDL) gây ra và đƣa ra khái niệm về loại “Du lịch rắn – hard tourism” để chỉ LHDL ồ ạt và “Du lịch mềm – 6 soft tourism” để chỉ một chiến lƣợc du lịch mới tôn trọng môi trƣờng. Từ đầu những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hành động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài đã đƣợc tiến hành. Một số LHDL quan tâm đến môi trƣờng đã bắt đầu xuất hiện nhƣ : “DLST”, “Du lịch khám phá”, “Du lịch gắn với thiên nhiên”, “Du lịch thay thế”, “Du lịch mạo hiểm”,… đã góp phần nâng cao hình ảnh về một LHDL có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững. Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trƣờng và phát triển (UNCED) đã diễn ra Hội nghị thƣợng đỉnh về Trái Đất (Earth sumit). Tại hội nghị này, 182 chính phủ đã thông qua chƣơng trình nghị sự 21 (Agenda 21), một chƣơng trình hành động toàn diện nhằm bảo đảm một tƣơng lai bền vững cho nhân loại bƣớc vào thế kỉ XXI. Năm 1996, hƣởng ứng chƣơng trình hành động của Hội nghị Earth Sumit, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi 3 tổ chức quốc tế gồm Hội đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng Trái Đất (Earth council), đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chƣơng trình hành động với tên gọi “Chƣơng trình nghị sự 21 về du lịch hƣớng tới phát triển bền vững về môi trƣờng”. Chƣơng trình này nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp hành động giữa Chính phủ, ngành du lịch và các tổ chức phi Chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lƣợc và kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. 6.2. Ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về du lịch đƣợc quan tâm nhiều từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của ngành du lịch nƣớc ta. Các công trình nổi bật nhƣ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1991); “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 – 2010” của Tổng cục du lịch (1994); đề án “Đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực Miền Trung – Tây Nguyên” của Tổng cục Du lịch (2005). Các công trình nghiên cứu về DLST nhƣ: “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển 7 ở Việt Nam” của Phạm Trung Lƣơng (2002); “Phát triển bền vững du lịch biển Cửa Lò thực trạng và những vấn đề đặt ra” của Phạm Trung Lƣơng (2006); “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam” của Đỗ Thị Thanh Hoa (2007). Tỉnh Quảng Ngãi với tiềm năng phát triển DLST vốn có của mình cũng đã và đang hoà nhập cùng với xu thế phát triển du lịch chung của cả nƣớc và thế giới, hƣớng đến phát triển DLST. Trong thời gian qua, nhiều nghiên cứu phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Quảng Ngãi đƣợc thực hiện nhƣ: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2000-2020” của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi (2000)”; Hội thảo khoa học “Du Lịch Quảng Ngãi phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025” diễn ra tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi (2010); “Dự án mở rộng KDL sinh thái Sa Huỳnh ” của Công ty Cổ phần du lịch Quảng Ngãi; “Dự án đầu tƣ xây dựng khu du lịch biển Mỹ Khê” của Công ty cổ phần du lịch biển Mỹ Khê;…Nhƣ vậy, D LST đã và đang đƣợc rất nhiều cơ quan ban ngành, cá nhân và tập thể tập trung nghiên cứu. 7. Kết quả nghiên cứu. - Tổng quan đánh giá tiềm năng và lợi thế so sánh về tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi. - Thực trạng phát triển DLST Tỉnh (đánh giá ƣu và nhƣợc điểm). - Đƣa ra đƣợc các giải pháp phát triển DLST theo hƣớng bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Ngãi. 8. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có ba chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lí luận phát triển DLST. Chƣơng II: Tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST tỉnh Quảng Ngãi. Chƣơng III: Giải pháp phát triển DLST tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng bền vững. 8 PHẦN NỘI DUNG. Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI. 1.1. Du lịch sinh thái và những nội dung liên quan. 1.1.1. Khái niệm du lịch và du lịch sinh thái. Du lịch từ lâu đã là một trong những hoạt động quan trọng trong đời sống nhân loại. Ngành du lịch hiện đại hình thành trong thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp, và từ sau thế giới lần thứ II đã trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trƣởng mạnh nhất. Kinh doanh du lịch đang là một trong những mũi nhọn kinh tế của nhiều quốc gia.Và theo dự báo thì đến năm 2020, doanh thu du lịch quốc tế tăng nhanh hơn bất cứ lĩnh vực xuất khẩu nào. Đặc biệt, vòng cung Châu Á – Thái Bình Dƣơng vẫn là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế năng động nhất. Tổ chức du lịch Thế giới (World Tourism Organization) đã đƣa ra định nghĩa “ Du lịch bao gồm những hoạt động của những ngƣời đi đến một nơi khác ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”. DLST là một khái niệm tƣơng đối mới và đã nhanh chóng thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với một số ngƣời, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên, đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số ngƣời quan niệm rằng: DLST là một LHDL thiên nhiên. Với cách tiếp cận này, mọi hoạt động của du lịch có liên quan đến thiên nhiên: tắm biển, leo núi… đều đƣợc hiểu là DLST DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có ngƣời quan niệm DLST là LHDL có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các HĐDL. Cũng có ý kiến cho 9 rằng: DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trƣờng hay có tính bền vững. Theo Boo (1991):“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngƣỡng, thƣởng thức phong cảnh, động vật cũng nhƣ các giá trị văn hóa hiện hữu”. * Khái niệm về DLST của một số tổ chức và các nƣớc trên thế giới. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN: International Union for Conservation of Nature): DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thƣởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những ngƣời địa phƣơng tham gia tích cực (ceballos-lascurain,1996) Hiệp hội DLST thế giới: “DLST là du lịch có trách nhiệm đối với các khu thiên nhiên, nơi môi trƣờng đƣợc bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phƣơng đƣợc đảm bảo”. Hiệp hội du lịch Hoa Kỳ: “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trƣờng, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng”. Hiệp hội du lịch Australia: “DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên định hƣớng về môi trƣờng tự nhiên và nhân văn, đƣợc quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái”. * Khái niệm về DLST của ngành du lịch Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế, Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lƣợc phát triển DLST ở Việt Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 tại Hà Nội đã đƣa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam nhƣ sau: “DLST là một LHDL dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net