Công tác phát triển đảng của đảng bộ đại học quốc gia thành phố hồ chí minh giai đoạn 2001 2010

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Công tác phát triển đảng của đảng bộ đại học quốc gia thành phố hồ chí minh giai đoạn 2001 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----  ----- NGUYỄN THÀNH TÂM CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----  ----- NGUYỄN THÀNH TÂM CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 Chuyên nghành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học TS. NGÔ QUANG ĐỊNH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, sự kiện nêu trong luận văn là trung thực, chính xác. Kết quả nghiên cứu và các kết luận rút ra chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Nguyễn Thành Tâm Lời cảm ơn ! Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, các Giáo sư, các Giảng viên khoa Lịch Sử đã dìu dắt, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến TS. Ngô Quang Định, người đã tận tình hướng dẫn tác giả từ lúc bắt đầu chọn đề tài đến lúc luận văn được hoàn thành . Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Đảng bộ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình tạo điều kiện cho tác giả trong việc thu thập tài liệu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng nhận được sự hỗ trợ động viên khích lệ rất lớn từ phía gia đình, người thân, bạn bè ……đó là chỗ dựa rất lớn để tác giả thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thành Tâm Những cụm từ viết tắt trong luận văn - ĐHQG: Đại học Quốc gia - ĐHQG – TP.HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - ĐHBK – TP.HCM: Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh - ĐHKHTN – TP.HCM: Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh - ĐH KHXH&NV – TP.HCM: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh - ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam - TNCS HCM: Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1 Mục lục Mở đầu .................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 5 3. Mục đích và nhiệm vụ .......................................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 11 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................. 12 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................ 12 Chương 1: Tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng và quan điểm, chủ trương phát triển Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ......................................................... 13 1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng ................................ 13 1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin .............................................. 13 1.1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ............................................. 25 1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phát triển Đảng trong thời kỳ đổi mới ........................................... 38 2 1.2.1 Về công tác phát triển Đảng trong thời kỳ đổi mới ....................... 38 1.2.2 Về tiêu chuẩn của người đảng viên ............................................... 43 1.2.3 Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phát triển Đảng trong thời kỳ đổi mới ........................ 45 Chương 2: Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện công tác phát triển Đảng giai đoạn 2001 – 2010 .......................................................................................... 51 2.1 Khái quát về Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Đảng Bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ............................. 51 2.1.1 Khái quát về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ................. 51 2.1.2 Khái về Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh .......... 53 2.2 Công tác phát triển Đảng của Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM giai đoạn 2001 – 2005 ......................................................................... 56 2.2.1 Quá trình lãnh đạo triển khai thực hiện ............................................ 56 2.2.2 Kết quả của công tác phát triển Đảng giai đoạn 2001 – 2005 ........... 72 2.3 Công tác phát triển Đảng của Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM giai đoạn 2006 – 2010 ......................................................................... 83 2.3.1 Quá trình lãnh đạo triển khai thực hiện ............................................ 83 3 2.3.2 Kết quả công tác phát triển Đảng giai đoạn 2006 – 2010 ................. 101 Chương 3: Nhận xét chung và một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác phát triển Đảng ở Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM trong thời gian tới ....................................................................... 112 3.1 Nhận xét chung về công tác phát triển Đảng ở Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM ....................................................................................... 112 3.1.1 Về ưu điểm và hạn chế .................................................................... 112 3.1.2 Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác phát triển Đảng của Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM giai đoạn 2001 – 2010 ............... 123 3.2 Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác phát triển Đảng ở Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM trong thời gian tới ............................ 130 Kết luận .................................................................................................. 135 Tài liệu tham khảo ................................................................................. 140 Phụ lục .................................................................................................... 149 4 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, công tác phát triển đảng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định cho sự thành công của cách mạng Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang trên con đường đổi mới sâu rộng, Đảng càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo hơn nữa để hoàn thành tốt những nhiệm vụ, phương hướng, đường lối đã đặt ra. Để Đảng ngày càng vững mạnh, một trong những công tác quan trọng đó là đào tạo, bồi dưỡng lớp đảng viên kế cận đủ đức, đủ tài để gánh vác trọng trách xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vấn đề tạo nguồn cho Đảng và phát triển đảng viên mới sẽ quyết định đến sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng, quyết định đến sự thành công trong công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo. Thứ hai, với vai trò là một trong hai trung tâm đào tạo lớn nhất cả nước, ngoài việc đào đạo chuyên môn cho sinh viên và nghiên cứu khoa học, Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG – TP.HCM) là nơi có nguồn phát triển Đảng dồi dào, nhiều đoàn viên, thanh niên, quần chúng ưu tú có nguyện vọng đứng vào hàng ngũ của Đảng; thực tiễn đó đòi hỏi Đảng bộ phải hết sức chú trọng đến công tác phát triển đảng viên mới, tích cực xây dựng cho Đảng đội ngũ đảng viên kế thừa đáp ứng đầy đủ phẩm chất cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức. Để đáp ứng nhiệm vụ đó cần phải có nhiều nghiên cứu khoa học đánh giá công tác phát triển Đảng của Đảng bộ nhằm 5 làm tư liệu giúp cho Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM ngày càng nâng cao hiệu quả của công tác phát triển Đảng. Thứ ba, trong thời gian vừa qua, công tác phát triển Đảng trong các trường học được Đảng bộ các cấp rất quan tâm, từ đó đặt ra yêu cầu cần xây dựng và hoàn thiện mô hình thực hiện công tác phát triển Đảng trong trường học nhằm phát huy những thế mạnh của cơ sở Đảng thuộc khối ngành giáo dục – đào tạo. Công tác phát triển Đảng của Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM, với vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu cho các trường đúc kết kinh nghiệm, từ đó không ngừng hoàn thiện công tác phát triển Đảng ở đơn vị mình. Chính vì những lý do ấy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Công tác phát triển Đảng của Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 – 2010” cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề phát triển đảng viên mới là một trong những vấn đề đảng Cộng sản Việt Nam đặt lên hàng đầu. Có xây dựng được đội ngũ kế cận đáp ứng cả về phẩm chất chính trị lẫn chuyên môn thì mới đảm bảo những chính sách, đường lối của Đảng có thể tiếp nối một cách liên tục và ngày càng hoàn thiện. Chính vì thế vấn đề phát triển đảng viên luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhằm không ngừng hoàn thiện công tác này. Có thể điểm qua một số như sau: 6 Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005: “Đảng viên và phát triển đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” (mã số KX.03.04) do GS.TS Mạch Quang Thắng chủ nhiệm. Công trình khoa học này là tập hợp các bài viết của các nhà khoa học tham gia nghiên cứu được trình bày thành hai phần: - Phần thứ nhất: Quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề đảng viên và phát triển đảng viên. - Phần thứ hai: Một số vấn đề cơ bản, cấp thiết về đảng viên và phát triển đảng viên. Nhằm hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu như sau: - Đánh giá đúng tình hình đảng viên và công tác phát triển đảng viên trong nhiệm kỳ Đại hội VIII (1996 – 2001), và từ Đại hội IX đến năm 2005. - Làm rõ phương hướng phấn đấu của người đảng viên theo những tiêu chuẩn được xác định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mà Đại hội IX của Đảng thông qua và những yêu cầu có tính đặc thù do quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi. - Đề xuất những đổi mới cần thiết trong công tác xây dựng đội ngũ đảng viên và phát triển đảng viên phù hợp với tình hình mới, đặc biệt trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Những nghiên cứu khoa học về lý luận và thực tiễn được nêu trong công trình này là nguồn tư liệu quý giá cho luận văn tốt nghiệp của tác giả. 7 Trong bài viết “Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên” đăng trên Tập chí Xây dựng Đảng ngày 31/1/2009, tác giả Phùng Trần Hương cho rằng: Việc chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và thường xuyên lựa chọn, kết nạp những người ưu tú, đủ tiêu chuẩn vào Đảng là chủ trương nhất quán luôn được Đảng ta và Bác Hồ coi trọng. Chủ trương đó được cụ thể hóa thành các yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ cách mạng. Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các tổ chức đảng, của từng đảng viên. Từ thực tiễn công tác phát triển đảng viên cho thấy, khi lựa chọn người kết nạp vào Đảng cần chú ý ba vấn đề cơ bản là: động cơ vào Đảng, khả năng lãnh đạo quần chúng, lý lịch bản thân rõ ràng. Để giải quyết ba vấn đề trên cần tập trung làm tốt những nội dung sau: Thứ nhất, các cấp ủy đảng cần nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, cấp bách của công tác phát triển đảng viên. Có kế hoạch và chủ động bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng viên. Thứ hai, củng cố tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là cơ sở để làm tốt công tác phát triển đảng viên. Thứ ba, tăng cường lãnh đạo các tổ chức quần chúng tham gia xây dựng Đảng và tạo nguồn kết nạp đảng viên. 8 Thứ tư, nghiên cứu, cải tiến quy trình và thủ tục kết nạp đảng viên, bổ sung điều kiện và tiêu chuẩn người được kết nạp vào Đảng phù hợp với tình hình mới. Thứ năm, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy cấp trên. Tác giả đi đến kết luận: Công tác phát triển đảng viên phải thực hiện đúng phương châm không vì thành tích chạy theo số lượng mà phải coi trọng tiêu chuẩn chất lượng đảng viên. Bài viết: “Tăng cường công tác Đảng trong giai đoạn hiện nay” của TS. Đỗ Ngọc Ninh trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7, tháng 9 năm 2003 nêu rõ những nhân tố để đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong luận văn Thạc sỹ “Công tác phát triển đảng viên mới trong sinh viên ở Đại học Đà Nẵng hiện nay” của Lê Thưởng, tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể về công tác phát triển đảng ở Đại học Đà Nẵng, bên cạnh đó tác giả cũng đã rút ra một số kinh nghiệm bước đầu, nêu lên những phương hướng và đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong sinh viên Đại học Đà Nẵng nói riêng và sinh viên các trường đại học nói chung. Tác giả Lê Thị Hoà (Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận) với Bài viết “Bình Thuận: Phát triển đảng trong học sinh, sinh viên” đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng ngày 22 tháng 10 năm 2010. Tác giả đã đưa ra một số nhận định đánh giá về công tác kết nạp đảng viên mới trong học sinh, sinh viên ở Bình Thuận. 9 Tác giả khẳng định: mục đích của việc phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên là nhằm phát hiện và bồi dưỡng những quần chúng ưu tú, xuất sắc để kết nạp đảng; sau đó tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện họ trở thành những cán bộ trẻ “vừa hồng, vừa chuyên”. Về công tác phát triển đảng ở các trường học trên địa bàn TP.HCM, trong luận văn Thạc sỹ “Công tác phát triển Đảng trong sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (1996 – 2006)” tác giả Đặng Thị Minh Phượng đã trình bày những số liệu và phân tích rất cụ thể về thực trạng công tác phát triển đảng viên mới trong giai đoạn 1996 – 2006 ở Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM và Đảng bộ Khối các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Bên cạnh đó đề tài còn đi sâu phân tích thực trạng công tác phát triển đảng viên mới ở một số Đảng bộ cụ thể như: Đảng bộ Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHBK – TP.HCM), Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHKHTN – TP.HCM), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH KHXH&NV – TP.HCM), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nông lâm, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Đặng Thị Minh Phượng cũng đã rút ra một số kinh nghiệm và đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới trong sinh viên thời gian tới. Nhìn chung có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau của công tác phát triển Đảng. Những công trình khoa học ấy là nguồn tư liệu tham khảo giúp tác 10 giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên đối với Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM thì chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá, tổng kết về công tác phát triển Đảng của Đảng bộ trong giai đoạn 2001 - 2010. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1 Mục đích: Đề tài có mục đích nghiên cứu, đánh giá đúng đắn về công tác phát triển Đảng của Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM trong giai đoạn 2001 – 2010. Đề tài cũng giúp tác giả có điều kiện hoàn thiện kiến thức chuyên ngành, không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn của bản thân, đây cũng được xem là kết quả của quá trình trao dồi học tập dưới sự dìu dắt tận tình của quý thầy cô. 3.2 Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài có những nhiệm vụ như sau: Đề tài làm rõ những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác phát triển đảng viên mới, làm rõ quan điểm, chủ trương của ĐCSVN đối với công tác phát triển Đảng trong thời kỳ đổi mới. Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về công tác phát triển Đảng của Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM trong giai đoạn 2001 – 2010. 11 Đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác phát triển Đảng của Đảng bộ trong thời gian tới. 4 . Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác phát triển Đảng. Đây là phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học rất cao đã cho thấy sự đúng đắn phù hợp thực tiễn. Với phương pháp này đề tài có thể đi đến những kết luận đúng đắn và khoa học. Trong luận văn tác giả còn sử dụng phương pháp lịch sử và logic, phương pháp thống kê để phân tích, hệ thống các số liệu, so sánh đối chiếu giữa các nguồn dữ liệu khác nhau để sử dụng hợp lí và chính xác hơn. Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận văn gồm: Các văn kiện, nghị quyết của ĐCSVN về công tác xây dựng và phát triển Đảng. Các văn bản nghị quyết của Đảng bộ các địa phương, Đảng bộ TP.HCM, Đảng bộ ĐHQG – TP.HCM, Đảng bộ các trường thành viên ĐHQG – TP.HCM… Các công trình nghiên cứu, các bài viết, tài liệu khoa học về công tác phát triển Đảng được phép lưu hành trong nước. 12 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần tìm hiểu một số vấn đề lí luận về công tác phát triển Đảng. Luận văn cũng góp phần khẳng định sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác phát triển Đảng. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cũng đi đến những kết luận về công tác phát triển Đảng ở Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phát triển Đảng ở Đảng bộ, đồng thời, đây cũng là nguồn tư liệu để Đảng bộ các trường đại học, cao đẳng tham khảo nhằm tăng cường công tác phát triển đảng viên mới ở đơn vị mình. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng và quan điểm, chủ trương phát triển Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chương 2: Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện công tác phát triển Đảng giai đoạn 2001 – 2010. Chương 3: Nhận xét chung và một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác phát triển Đảng ở Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 13 Chương 1 Tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng và quan điểm, chủ trương phát triển Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng 1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin * Tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng bị áp bức bóc lột. Bằng những lý luận khoa học được đúc kết từ thực tiễn đấu tranh của nhân dân lao động cũng như là những tri thức lý luận của nhân loại C.Mác và F.Ăng-ghen đã phác họa cho mọi người thấy được một xã hội tốt đẹp, một xã hội không có áp bức bóc lột. Hai ông đã chỉ rõ phương thức đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, cách thức tổ chức…. để có thể giành được thắng lợi cuối cùng. Một trong những vấn đề quan trọng đó chính là công tác xây dựng Đảng, phải xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh cả về chính trị lẫn năng lực công tác, chiến đấu, muốn đạt được kết quả đó vấn đề mang tính quyết định là phải làm tốt công tác phát triển đảng. Những quan điểm, những lý luận của hai ông lúc bấy giờ gắn liền với thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân. 14 Thấy được tầm quan trọng của công tác phát triển Đảng, trong các hoạt động lý luận của mình hai ông luôn chú ý đến vấn đề xây dựng đội ngũ đảng viên đủ năng lực, sức chiến đấu đảm bảo khả năng lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng như “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” chỉ rõ họ phải là người kiên quyết nhất, luôn tiên phong trong đấu tranh, trong lý luận. “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản” [77, 614 – 615]. Công tác phát triển đảng viên mới mang tính sống còn đối với tổ chức Đảng. Chính vì thế trong “Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản”, hai ông đã phân tích và đưa ra các điều kiện rất cụ thể khi kết nạp Đảng. Chỉ những người đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ấy thì mới có thể đứng vào hàng ngũ của đảng Cộng sản. Điều đó đảm bảo cho đảng Cộng sản có được lớp kế thừa đủ sức đảm đương những nhiệm vụ cách mạng gian khổ và nguy hiểm, đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin người kế thừa và phát triển vĩ đại của Chủ nghĩa Mác. Chính nhờ những phát triển của Lênin có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác, Lênin cũng rất quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng trong đó có công tác phát triển Đảng. Các vấn đề này được ông nêu lên một cách khoa học trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới. Lênin cho rằng, Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, do vậy sự nghiệp của Đảng rất to lớn song cũng không ít khó khăn. Đảng chỉ hoàn thành sứ mệnh của mình nếu 15 Đảng luôn bổ sung và hàng ngũ của mình những chiến sĩ tiên phong. Do đó trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng phải kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng. Đây là nhân tố đảm bảo cho Đảng tồn tại, phát triển, là biện pháp cơ bản để nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ cách mạng. Đảng viên đảng Cộng sản phải là bộ phận kiên quyết nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. Lênin khẳng định nguyên tắc phát triển Đảng: “tất cả những người nào thừa nhận cương lĩnh của Đảng và ủng hộ Đảng bằng những phương tiện vật chất cũng như bằng cách tự mình tham gia một trong những tổ chức của Đảng, thì được coi là đảng viên của Đảng”[49, 268]. Lênin đã phân tích và nêu lên những yêu cầu rất cụ thể và nghiêm ngặt khi xem xét kết nạp đảng viên mới: “chỉ có những người chân thành đi theo chủ nghĩa cộng sản, chỉ những ai thành tâm trung thành với nhà nước công nhân, chỉ có những người lao động trung thực, chỉ có những đại biểu thực sự của quần chúng bị áp bức dưới thời chủ nghĩa tư bản, mới vào Đảng được” [50, 256]. Đó là yêu cầu mang tính sống còn của đảng Cộng sản, đặc biệt là khi xuất hiện chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cải lương thỏa hiệp với chủ nghĩa tư bản. Đảng Cộng sản phải là đảng chuyên chính của giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản. Công tác phát triển đảng viên mới phải đảm bảo những yêu cầu đặt đó. * Đảng viên và tiêu chuẩn của người đảng viên Cộng sản - Quan điểm của C.Mác và Ăngghen

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net