Thờ cúng và kiêng kỵ của ngư dân người việt ở tây nam bộ

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Thờ cúng và kiêng kỵ của ngư dân người việt ở tây nam bộ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC ------------ TRẦN ĐĂNG KHOA THỜ CÚNG VÀ KIÊNG KỲ CỦA NGƢ DÂN NGƢỜI VIỆT Ở TÂY NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ: 60.31.70 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm đến: Quý thầy cô, quý vị giáo sƣ, tiến sĩ giảng dạy và công tác tại Khoa Văn hóa học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập chuyên ngành. PGS. TS Phan An - Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ đã hƣớng dẫn khoa học cho tôi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này với tất cả trách nhiệm và lòng nhiệt thành. Xin đƣợc trân trọng cảm ơn Thầy. Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã thƣờng xuyên quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng nhƣ suốt thời gian thực hiện luận văn. Một lần nữa, xin quý vị nhận lấy nơi tôi lời cảm ơn chân thành nhất. 3 MỤC LỤC DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 6 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 7 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 8 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................... 9 5. Những đóng góp của luận văn ............................................................................. 14 6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu .......................................................... 15 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 17 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................... 18 1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ..................... 19 1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 19 a, Thờ cúng ............................................................................................................ 19 b, Kiêng kỵ ............................................................................................................. 23 1.1.2 Quan điểm và cách thức tiếp cận ...................................................................... 28 a, Quan điểm tiếp cận............................................................................................ 28 b, Cách thức tiếp cận ............................................................................................. 30 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................ 30 1.2.1 Đặc điểm địa lý sinh thái và văn hóa ngƣời Việt ở Tây Nam bộ.................. 30 a, Đặc điểm địa lý sinh thái .................................................................................. 30 b, Người Việt ở Tây Nam bộ.................................................................................. 38 1.2.2 Đặc điểm ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ ............................................... 40 a, Nguồn gốc từ ngư dân vùng Thuận Quảng, miền Trung .................................. 40 b, Chuyển biến từ nông nghiệp sang ngư nghiệp, nông dân thành ngư dân ........ 41 c, Giao lưu, tiếp biến văn hóa ............................................................................... 43 4 CHƢƠNG 2 CÁC DẠNG THỨC THỜ CÚNG VÀ KIÊNG KỲ ...................................................... 46 2.1 THỜ CÚNG ..................................................................................................... 47 2.1.1 Cá ông và các thần biển ................................................................................ 47 2.1.2 Tổ tiên ........................................................................................................... 58 2.1.3 Mẫu và nữ thần ............................................................................................. 59 a, Bà Chúa Xứ ....................................................................................................... 60 b, Bà Thủy - Cậu Tài, Cậu Quý............................................................................. 62 c, Thiên Hậu Thánh Mẫu ...................................................................................... 64 2.1.4 Thành hoàng .................................................................................................. 65 2.1.5 Thần linh khác ............................................................................................... 69 a, Âm linh - cô bác ................................................................................................ 69 b, Quan Thánh Đế Quân ....................................................................................... 75 c, Thần cai quản trong nhà ................................................................................... 77 d, Các lãnh tụ tôn giáo .......................................................................................... 78 2.2 KIÊNG KỲ....................................................................................................... 79 2.2.1 Trong đời sống hàng ngày ............................................................................ 79 a, Cá nhân ............................................................................................................. 79 b, Cộng đồng ......................................................................................................... 83 2.2.2 Trong hoạt động đánh bắt ............................................................................. 86 a, Ra khơi .............................................................................................................. 86 b, Ngoài khơi ......................................................................................................... 89 c, Trở về ................................................................................................................ 94 CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THỜ CÚNG VÀ KIÊNG KỲ TRONG ĐỜI SỐNG NGƢ DÂN NGƢỜI VIỆT TÂY NAM BỘ .................................................................. 97 3.1. ĐẶC ĐIỂM THỜ CÚNG VÀ KIÊNG KỲ CỦA NGƢ DÂN NGƢỜI VIỆT TÂY NAM BỘ .............................................................................................................. 98 5 3.1.1 Cá ông là đối tƣợng thờ cúng quan trọng nhất của ngƣ dân ngƣời Việt Tây Nam bộ....................................................................................................................... 98 3.1.2 Sự thích ứng của lƣu dân ngƣời Việt từ Bắc bộ, Bắc Trung bộ trên vùng đất mới Tây Nam bộ ................................................................................................ 102 3.1.3 Sự hỗn dung giữa tín ngƣỡng mang tính ngƣ nghiệp với nông nghiệp trong thờ cúng của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ .................................................... 109 3.1.4 Giao lƣu văn hóa Việt - Hoa - Khmer......................................................... 114 3.2 VAI TRÒ CỦA THỜ CÚNG VÀ KIÊNG KỲ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƢ DÂN NGƢỜI VIỆT TÂY NAM BỘ ................................................................ 120 3.3.1 Thờ cúng và kiêng kỳ là một nhu cầu tâm linh của ngƣ dân ngƣời Việt Tây Nam bộ..................................................................................................................... 120 3.2.2 Thờ cúng và kiêng kỳ là sự trao truyền văn hóa và cách ứng xử với biển của các thế hệ ngƣ dân ngƣời Việt Tây Nam bộ ..................................................... 125 3.2.3 Thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ thể hiện sự gắn bó, cố kết cộng đồng của ngƣ dân .................................................................... 128 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 137 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 143 6 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Ngƣ dân là những ngƣời sinh sống chủ yếu dựa vào hoạt động đánh bắt cá, các loại hải sản. Đó là một nghề nhiều bấp bênh và may rủi. Từ thực tế sinh động, vô cùng phong phú của mình, ngƣ dân đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần rất đa dạng song cũng rất đặc thù mà chỉ nghề nghiệp và cuộc sống của họ mới có. Hệ thống các thần linh ngƣ nghiệp cùng những biểu hiện thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân phản ánh một nhu cầu tâm linh rất thiết thực của ngƣời làm nghề hạ bạc trƣớc một môi trƣờng lao động đặc thù phải đổi diện với muôn vàn hiểm nguy của sông nƣớc và biển cả. Khi đứng trƣớc vùng biển mới có nhiều điều kiện thuận lợi, với tinh thần dấn thân, khai phá sẵn có trong con ngƣời đi khai hoang, mở đất mà một bộ phận nông dân Việt đã trở thành ngƣ dân. Thực tế, trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣ dân ngƣời Việt Tây Nam bộ đã có sự hỗn dung, đan cài các tín ngƣỡng nông nghiêp và ngƣ nghiệp. Từ vùng quê gốc, các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, kinh nghiệm lao động sản xuất, ứng xử nhân thế… đƣợc ngƣời Việt mang theo trong hành trang xa xứ của mình. Đến đất mới, bên cạnh vốn quý ngàn năm đó tiếp tục có sự tạo lập, bổ sung thêm các giá trị. Một bức tranh văn hóa mới vừa thống nhất vừa có nét dị biệt đƣợc phác thảo ngày càng rõ nét ở đất phƣơng Nam. Đó là hệ quả của sự thích ứng cuộc sống, với hoàn cảnh và trong sự tƣơng tác, giao lƣu văn hóa với các cƣ dân bản địa, cả những ngƣời đồng cảnh ngộ cùng đi tìm miền đất hứa. Thông qua việc tìm hiểu về các tập tục thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ, tác giả luận văn mong muốn hiểu hơn về đời sống văn 7 hóa tinh thần của ngƣ dân ở khu vực này. Đồng thời, qua đó có cơ hội chiêm nghiệm những tri thức đã đƣợc học, hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ nói riêng và văn hóa ngƣời Việt ở Nam bộ nói chung. Mặt khác, trên cơ sở kế thừa các tri thức, tài liệu đã nghiên cứu đề tài ở nhiều góc độ khác nhau thuộc nhiều ngành khoa học, luận văn sẽ tiếp tục đóng góp thêm tƣ liệu cho lĩnh vực văn hóa hấp dẫn này. Tôn giáo và các hình thái tâm linh khác cùng những hành vi nhƣ thờ cúng, kiêng kỳ suy cho cùng đều có những điểm chung mang tính hƣớng thiện, cầu hiền lành, cho an nhiên trong cuộc sống. Dẫu rằng ranh giới giữa tín ngƣỡng, niềm tin với các hiện tƣợng dị đoan, mê tín còn mờ nhạt thì bản chất của các hoạt động ấy vẫn không nằm ngoài các điểm chung nêu trên. Tìm hiểu về tập tục thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ, luận văn mong muốn cung cấp một cách nhìn khoa học cho vấn đề vừa nêu. Tránh những quan sát, nhìn nhận hay đánh giá về đời sống tâm linh vô cùng phong phú của ngƣ dân một cách vội vàng, phiến diện, thiếu sự chia sẻ và thấu hiểu căn nguyên văn hóa. Chủ thể nghiên cứu, cƣ dân Việt ven biển miền Tây Nam bộ với một đời sống văn hóa tinh thần sống động, phong phú thôi thúc chúng tôi tìm hiểu… Điều gì khiến cho chỉ trong mấy trăm năm khai mở đất hoang, biển lạ đã tạo nên một diện mạo mới cho vùng đất phƣơng Nam. Phải chăng tính cách văn hóa của cƣ dân Việt ở Nam bộ, trong đó có ngƣ dân đã lý giải cho những thành tựu này. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn cố gắng làm rõ một số vấn đề - Thống nhất cách hiểu về thờ cúng và kiêng kỳ. Những khái niệm này lâu nay vẫn đƣợc hiểu một cách khái quát có phần đơn giản nhƣng đi sâu tìm hiểu sẽ còn rất nhiều khía cạnh cần đƣợc làm rõ. Với khái niệm thờ cúng, đối tƣợng thiêng nào vừa đƣợc thờ vừa đƣợc cúng, thần linh nào chỉ thờ mà không cúng hay thực thể siêu nhiên nào chỉ có cúng mà không thờ, thậm chí một vài thần linh không đƣợc thờ lẫn cúng nhƣng đƣợc cƣ dân đặc biệt tôn kính… Với khái niệm kiêng kỳ, có phải chỉ là 8 những cấm kỳ, tránh né điều gì đó một cách đơn thuần hoặc là hành vi mê tín nhƣ có tác giả quan niệm1. - Chọn lựa và trình bày những dạng thức thờ cúng và kiêng kỳ phổ biến nhất của cƣ dân ven biển Tây Nam bộ. Trong các hình thái tâm linh đó, luận văn cố gắng làm rõ một số vấn đề nhƣ: lịch sử tín ngƣỡng, nghi thức và những đặc điểm nổi bật… nhằm hình dung đời sống tâm linh của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ ở cả hai chiều lịch đại và đồng đại. - Trên cơ sở bối cảnh tự nhiên, lịch sử - xã hội, truyền thống văn hóa và thực tiễn thờ cúng, thực hành các cấm kỳ luận văn cố gắng rút ra những đặc điểm nổi bật trong các tập tục thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ. Đồng thời nêu lên vai trò của những tập tục đó trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣ dân ngƣời Việt ở vùng đất phƣơng Nam này. Qua đó hiểu thêm về văn hóa ngƣời Việt ở vùng đất Nam bộ, Tây Nam bộ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn phần nào đã đƣợc giới thiệu ở tên gọi của đề tài: thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ. Phần trình bày về các dạng thức thờ cúng và kiêng kỳ chiếm dung lƣợng lớn trong luận văn, là một nội dung rất quan trọng của công trình. Thờ cúng và kiêng kỳ cũng là đối tƣợng nghiên cứu qua đó để làm nổi bật vai trò và đặc điểm của thờ cúng và kiêng kỳ trong đời sống văn hóa ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ. Để phục vụ đối tƣợng nghiên cứu chính này, luận văn còn có những liên hệ với văn hóa cƣ dân ven biển Bắc bộ, Trung bộ, ngƣ dân ngƣời Chăm, Khmer, Hoa… và cả cộng đồng ngƣ dân ngoài Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi giới hạn đề tài trong một hệ tọa độ không gian, thời gian và chủ thể 1 Xem tiểu mục: 1.1.1.a, Thờ cúng, trang 19 9 o Về không gian Tên đề tài nêu rõ khu vực nghiên cứu là cả tiểu vùng văn hóa Tây Nam bộ. Tuy nhiên, luận văn chủ yếu tìm hiểu đời sống văn hóa cƣ dân ven biển các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Trong đó, vì những hạn chế về thời gian, đi lại, khuôn khổ luận văn… nên chúng tôi chọn nghiên cứu thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang. Dƣới góc độ về chọn mẫu để nghiên cứu thì các sinh hoạt tâm linh, đời sống văn hóa tinh thần của ngƣ dân hai địa phƣơng này là khá điển hình, mang tính đại diện. o Về thời gian Do đề tài tìm hiểu về: ngƣ dân ngƣời Việt và ở Tây Nam bộ nên phạm vi nghiên cứu xét về mặt thời gian là từ thế kỷ XVII - khoảng ba trăm năm trở lại đây tính từ khi những lớp lƣu dân ngƣời Việt đầu tiên di cƣ từ miền Bắc, miền Trung vào khai khẩn vùng đất phƣơng Nam này. o Về chủ thể Luận văn xác định chủ thể nghiên cứu là những tập tục thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt. Những dạng thức thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Chăm, Hoa, Khmer… ở Tây Nam bộ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Mặc dù trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi có những liên hệ, so sánh đối chiếu. Đồng thời, những tập tục thờ cúng và kiêng kỳ của những ngƣời làm nghề đánh bắt cá trên các sông rạch… nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên, trong khi trình bày, tác giả vẫn có sự đề cập khi cần làm rõ một số vấn đề liên quan. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề o Những nghiên cứu về thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt nói chung Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa - năm 1970 là một biên khảo rất có giá trị của tác giả Lê Quang Nghiêm. Nhiều nghiên cứu về ngƣ dân sau này tiếp tục phát 10 triển tinh thần của tác giả, cũng nhƣ trích dẫn những tri thức thực tiễn rất phong phú của công trình. Ngoài chƣơng 1 đề cập đến tín ngƣỡng và tục thờ thần linh của ngƣ phủ Việt Nam tại trung phần và phần phụ lục khảo cứu nghề lƣới quây, toàn bộ nội dung chính của biên khảo trình bày rất kỹ về những tục thờ cúng riêng biệt của ngƣ phủ lƣới đăng Khánh Hòa. Vì vậy, nhiều ngƣời vẫn hay nhắc đến biên khảo nổi tiếng này với tên gọi Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh Hòa. Nghiên cứu về ngƣ dân dƣới góc nhìn văn hóa dân gian có công trình Văn hóa dân gian làng ven biển - năm 2000, tác giả Ngô Đức Thịnh làm chủ biên. Công trình giới thiệu các làng ven biển tiêu biểu từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế. Cung cấp cái nhìn khoa học về văn hóa dân gian. Đóng góp phƣơng pháp luận cho những nghiên cứu về tín ngƣỡng, tri thức, trí tuệ dân gian của cƣ dân ven biển. Tổng quan và khái quát hơn, đồng thời cung cấp khung lý thuyết cho những nghiên cứu về ngƣ dân nói chung có công trình Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam - năm 2002 của tác giả Nguyễn Duy Thiệu. Năm 2008, tác giả có đề cập đến ngƣời Việt ven biển miền Trung trong một tham luận: Người Việt (Kinh) vùng ven biển miền trung hội nhập cùng biển cả: Trường hợp nghiên cứu ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Bài viết in trong sách Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam bộ rất đáng chú ý. Tác giả Nguyễn Chí Bền, ngƣời có rất nhiều công trình nghiên cứu văn hóa dân gian ở phạm vi cả nƣớc, các vùng miền và từng địa phƣơng. Văn hóa dân gian Việt Nam những phác thảo - năm 2003 là sách tập hợp 36 tiểu luận của tác giả đã xuất bản và từng công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Sách này, phần nhiều vẫn là những nghiên cứu về văn hóa Nam bộ. Trong đó, tác giả trình bày nhiều vấn đề nghiên cứu rất có ích cho luận văn: Làng Việt Nam bộ và văn hóa dân gian của ngƣời Việt trên đồng bằng sông Cửu Long; Thiên nhiên và văn hóa dân gian ngƣời Việt Nam bộ; Tiếp cận lễ hội dân gian của ngƣời Việt ở Nam bộ; Lễ hội nghinh ông xã Bình Thắng - một cách tiếp cận; Tục thờ thành hoàng với ngƣời Việt Nam bộ; Tục thờ mẫu với ngƣời Việt Nam bộ; Tục thờ cá voi của cƣ dân ven biển Bến Tre… 11 Gần gũi hơn với luận văn có công trình Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng (hình thái, đặc trưng và giá trị), năm 2009 của tác giả Nguyễn Xuân Hƣơng. Công trình này phát triển trên cơ sở luận án tiến sĩ của tác giả, nghiên cứu các hình thái tín ngƣỡng cơ bản của cƣ dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng trên cả hai bình diện: hệ thống và chức năng, với nội dung: hình thái tín ngƣỡng, đặc trƣng tín ngƣỡng và giá trị của tín ngƣỡng. Công trình là khảo cứu địa phƣơng nhƣng có tính khái quát cao, chỉ ra đƣợc những tƣơng đồng và dị biệt, một biểu hiện của tính thống nhất và đa dạng của văn hóa biển Việt Nam. Tác phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với luận văn, góp phần định hƣớng nghiên cứu và cung cấp các tƣ liệu để so sánh. o Những nghiên cứu về thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt Nam bộ Năm 1992, nhóm tác giả: Thạch Phƣơng, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh cùng giới thiệu công trình Văn hóa dân gian người Việt ở Nam bộ. Công trình đề cập nhiều vấn đề về nghiên cứu văn hóa dân gian. Phác thảo khá toàn diện bức tranh văn hóa dân gian Nam bộ: lịch sử vùng đất và con ngƣời, dấu ấn thiên nhiên trong sinh hoạt văn hóa dân gian, đặc điểm và vị trí của lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán, truyện kể dân gian, diễn xƣớng dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật tạo hình dân gian, thú tiêu khiển, phƣơng ngữ Nam bộ… Từ chân dung này, nhóm tác giả đã có những đóng góp quan trọng vào việc lý giải các vấn đề văn hóa: đặc điểm, tính cách, tâm lý, tinh thần cởi mở, óc năng động, sáng tạo… của ngƣời Việt ở Nam bộ. Văn hóa dân gian cổ truyền đình Nam bộ tín ngưỡng và nghi lễ, năm 1993 của nhóm tác giả: Huỳnh Ngọc Trảng, Trƣơng Ngọc Tƣờng, Hồ Tƣơng là công trình nghiên cứu khá toàn diện về ngôi đình Nam bộ, tín ngƣỡng và nghi lễ của ngƣời Việt Nam bộ liên quan đến ngôi đình. Thực hiện công trình, nhóm tác giả kỳ vọng cung cấp một tài liệu tham khảo có thể giúp ích cho việc tiến hành các hoạt động cụ thể ở đình2. Đối với luận văn, công trình cung cấp những cơ sở khoa học, thực tiễn và 2 Xem thêm ở trang 6, Lời nói đầu của công trình 12 thông tin tham khảo phong phú để tìm hiểu mối liên hệ, so sánh - đối chiếu tín ngƣỡng nông nghiệp và ngƣ nghiệp, nông dân và ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ. Văn hóa dân gian ở Nam bộ - những phác thảo, năm 1997 của tác giả Nguyễn Phƣơng Thảo là tập tiểu luận bao gồm 16 tiểu luận có giá trị đã đƣợc công bố trên các phƣơng tiện khoa học về văn hóa dân gian Nam bộ của chính tác giả. Sách đề cập nhiều vấn đề gần gũi và có giá trị tham khảo rất lớn cho luận văn nhƣ: tục thờ cúng thành hoàng của ngƣời Việt, tục thờ mẫu, tục thờ cúng cá voi của cƣ dân ven biển Bến Tre… Lễ hội dân gian ở Nam bộ - năm 2003 của Huỳnh Quốc Thắng là sự phát triển từ luận án tiến sĩ của tác giả với đề tài Lễ hội dân gian của người Việt ở Nam bộ (khía cạnh giao tiếp văn hóa dân tộc). Thông qua việc khái quát các đặc điểm sinh hoạt lễ hội dân gian của ngƣời Việt ở Nam bộ. Công trình đi sâu làm nổi bật các đặc trƣng của văn hóa Nam bộ. Xác lập nhận thức khoa học về quan hệ văn hóa - lịch sử giữa ngƣời Việt và các tộc ngƣời khác. Nhấn mạnh vai trò, vị trí của ngƣời Việt trong tiến trình khai phá và giao lƣu văn hóa. Trên cơ sở vốn văn hóa truyền thống đƣợc phát huy, ngƣời Việt Nam bộ tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới cho văn hóa dân tộc và góp phần vào quá trình hình thành “vùng văn hóa” Nam bộ. Công trình này cung cấp cho tác giả luận văn hƣớng nhìn rộng và sâu xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài. Nó góp phần định hƣớng cho những nghiên cứu của tác giả đúng với mục đích của một nghiên cứu văn hóa vùng. Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2004 của tác giả Đinh Văn Hạnh, Phan An đóng góp những kết quả sƣu tầm và miêu tả một số lễ hội dân gian tiêu biểu của ngƣ dân Bà Rịa - Vùng Tàu: lễ hội thờ cúng thành hoàng làng, nghinh ông, mẫu - nữ thần… Qua đó, nghiên cứu đƣợc nâng lên, khái quát thành những đặc điểm, vị trí và vai trò của lễ hội dân gian trong đời sống của ngƣ dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Công trình này có ý nghĩa rất lớn đối với tác giả luận văn, mở ra hƣớng nghiên cứu và cung cấp thông tin khoa học có giá trị so sánh ngƣ dân hai miền Đông và Tây Nam bộ. 13 Gần gũi hơn với luận văn, năm 2004, nhóm nghiên cứu do tác giả Trần Hồng Liên làm chủ biên giới thiệu công trình Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam bộ. Tác phẩm tìm hiểu về cộng đồng ngƣ dân xã Phƣớc Tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu và xã Vàm Láng, Tiền Giang. Sách bƣớc đầu đề cập đến một vài lĩnh vực nổi bật của ngƣ dân Việt ở Nam bộ ven sông, cận biển. Công trình này bên cạnh cung cấp thông tin khoa học cho luận văn, còn gợi mở hƣớng nghiên cứu cho đề tài. Từ đây, tác giả luận văn tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề: sự hòa kết giữa tín ngƣỡng ngƣ nghiệp và nông nghiệp, đậm đà sắc thái văn hóa vùng cận sông, gần biển… của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ. o Những nghiên cứu về thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, đề tài Văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển Bến Tre - năm 2008 của tác giả Dƣơng Hoàng Lộc giới thiệu cộng đồng ngƣ dân Bến Tre và đặc điểm văn hóa cộng đồng này nhận diện qua các dạng thức thờ cúng và các hoạt động tín ngƣỡng. Công trình có liên hệ với ngƣ dân Bà Rịa - Vũng Tàu vừa tiếp tục làm nổi bật đặc điểm văn hóa của cộng đồng ngƣ dân Bến Tre vừa khắc họa tính dị biệt giữa hai loại hình ngƣ dân bãi dọc và bãi ngang, giữa cộng đồng ngƣ dân Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Tác giả tiếp tục kế thừa hƣớng nghiên cứu này của Dƣơng Hoàng Lộc, đồng thời sử dụng thông tin của công trình để bổ sung những cơ sở khoa học cho các giả thuyết của luận văn. Bên cạnh đó, Dƣơng Hoàng Lộc còn có một số bài viết khoa học có giá trị tham khảo quan trọng cho luận văn nhƣ: Tín ngưỡng Bà Thủy của cộng đồng ngư dân An Thủy, Bến Tre; Tín ngưỡng thờ Quan Công ở Nam bộ (từ góc nhìn giao lưu văn hóa)… * * * Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề nhƣ vừa đƣợc trình bày ở trên. Nhìn chung có thể nhận thấy: Nghiên cứu vấn đề tín ngƣỡng, các hình thái tâm linh, thờ cúng, lễ hội dân gian… của ngƣ dân đã đƣợc nhiều học giả quan tâm, phong phú kết quả nghiên cứu. 14 Các công trình nghiên cứu những vấn đề vừa nêu dƣới góc độ văn hóa, đóng góp cho văn hóa học chƣa nhiều nhƣng cũng không phải là quá ít, nhƣ: Văn hóa dân gian Nam bộ - Những phác thảo, năm 1997 của tác giả Nguyễn Phƣơng Thảo; Văn hóa dân gian làng ven biển, năm 2000 của tác giả Ngô Đức Thịnh (chủ biên); Văn hóa dân gian Việt Nam - Những phác thảo, năm 2003 của tác giả Nguyễn Chí Bền; Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng (hình thái, đặc trưng, giá trị), năm 2009 của tác giả Nguyễn Xuân Hƣơng; Lễ hội dân gian ở Nam bộ, năm 2003 của tác giả Huỳnh Quốc Thắng; Lễ hội dân gian ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2004 của tác giả Đinh Văn Hạnh, Phan An; Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam bộ, năm 2004 của tác giả Trần Hồng Liên (chủ biên)… Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về ngƣ dân ngƣời Việt ở Nam bộ, đặc biệt là ngƣ dân Việt miền Tây thật sự còn rất ít ỏi. Nghiên cứu vấn đề về những kiêng kỳ của ngƣ dân lại càng ít hơn nữa. Nhất là những trình bày về kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ thì vô cùng hiếm hoi. Kiêng kỳ của ngƣ dân phần nhiều đƣợc trình bày tản mạn thƣờng là đi chung khi đề cập đến các hình thái tâm linh, thờ cúng, lễ hội dân gian của ngƣ dân nói chung. Trong khuôn khổ luận văn và khả năng tìm hiểu còn hạn chế, chúng tôi vẫn chƣa tìm thấy công trình khoa học nào nghiên cứu hệ thống toàn diện vấn đề kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt nói chung, ngƣ dân Việt miền Tây nói riêng. 5. Những đóng góp của luận văn 5.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần chỉ ra các dấu ấn văn hóa ngƣời Việt, ngƣ dân ngƣời Việt ở vùng văn hóa Nam bộ nói chung, tiểu vùng văn hóa Tây Nam bộ nói riêng. Thông qua các tập tục thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân, luận văn tiếp tục phản ánh các sắc thái văn hóa đa dạng của ngƣời Việt, ngƣ dân ngƣời Việt ở tiểu vùng văn hóa Tây Nam bộ trong so sánh với Đông Nam bộ và Nam bộ với các vùng miền khác. 15 Nghiên cứu các hình thái tâm linh của ngƣ dân, luận văn cho thấy có sự hình thành và biến đổi văn hóa mang tính quy luật trƣớc những tác động của hoàn cảnh sống, môi trƣờng lao động và không gian địa lý ở vùng đất mới, biển mới Tây Nam bộ. Đề tài tìm hiểu ngƣ dân ngƣời Việt, ở Tây Nam bộ, có sự liên hệ với ngƣời Chăm, Hoa, Khmer và với các vùng, tiểu vùng văn hóa khác nhƣ Bắc bộ, Trung bộ, Đông Nam bộ. Trên cơ sở đó, luận văn góp phần phác thảo bức tranh rõ nét về con đƣờng và các phƣơng thức giao lƣu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc ngƣời cùng gặp gỡ, chung sống ở vùng đất mới, cũng nhƣ những ảnh hƣởng qua lại giữa các vùng, tiểu vùng văn hóa vừa nêu. Luận văn tiếp tục góp phần bổ sung tƣ liệu cho việc nghiên cứu các hình thái tâm linh từ góc độ văn hóa học. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp một cái nhìn khoa học đối với những vấn đề về đời sống văn hóa tinh thần, các hình thái tâm linh của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ dƣớc góc độ văn hóa. Từ cơ sở những nhận thức khoa học, các nhà chức trách, các tổ chức và cá nhân làm công tác quản lý sẽ có đƣợc những chủ trƣơng, giải pháp thích hợp nhằm bảo tồn và phát huy những vốn văn hóa này. Đồng thời, tiếp tục góp phần đảm bảo, nâng cao và lành mạnh hóa đời sống văn hóa tinh thần cho ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ. Đề tài cũng hy vọng góp vào những vấn đề về chủ quyền biển đảo quốc gia, đảm bảo đời sống, tính mạng và tài sản giúp ngƣ dân yên tâm bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và toàn bộ lãnh hải Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 6.1 Phương pháp nghiên cứu 16 Thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân là đề tài nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học: sử học, văn hóa dân gian, nghệ thuật, kiến trúc, dân tộc học, tôn giáo học, nhân loại học, văn hóa học… Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng quan điểm tiếp cận của văn hóa học và cách tiếp cận liên ngành để giải quyết những đòi hỏi khoa học của đề tài. - Luận văn sử dụng hai phƣơng pháp địa lý và lịch sử để giải quyết các vấn đề ở chƣơng 1 nhƣ: vùng đất và biển ở Tây Nam bộ, ngƣời Việt và đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời Việt, thực tiễn ngƣ dân Việt miền Tây… - Vận dụng phƣơng pháp hệ thống - cấu trúc để nghiên cứu các dạng thức thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ - đƣợc trình bày trong chƣơng 2 của luận văn. - Cuộc sống và lao động trên biển biết bao rủi ro, bất trắc… Từ thực tế này, ngƣ dân có nhiều hình thức thờ cúng, kiêng kỳ, bùa chú để trấn an mình với niềm tin đƣợc thần thánh bảo vệ và phù hộ. Malinowski, một học giả nổi tiếng của trƣờng phái chức năng luận đã khẳng định: ở đâu có bất trắc, nguy hiểm, ở đó con ngƣời càng thể hiện niềm tin vào tôn giáo tín ngƣỡng, bùa chú. Phƣơng pháp chức năng sẽ đƣợc chúng tôi vận dụng để nêu lên vai trò, đặc điểm của các tập tục thờ cúng và kiêng kỳ trong đời sống văn hóa của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ. - Sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những dị biệt bên cạnh nhiều nét tƣơng đồng trong đời sống văn hóa tâm linh của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ với ngƣ dân Đông Nam bộ, Trung bộ, Bắc bộ và giữa ngƣ dân Việt với các tộc ngƣời khác. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn thƣờng xuyên sử dụng các thao tác nhƣ phân tích, tổng hợp, sƣu tầm, thực tế điền dã… để nghiên cứu và bổ sung tƣ liệu thực tiễn. 6.2 Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài, chúng tôi dựa vào nguồn tài liệu tham khảo thuộc các ngành: tôn giáo học, văn hóa dân gian, dân tộc học, lịch sử, địa lý, nhân loại học… 17 và những tƣ liệu đã viết về đề tài; đồng thời bổ sung những tƣ liệu khảo sát điền dã từ quan sát tham dự thực tế. 7. Bố cục của luận văn Nội dung chính của luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng, 124 trang (không kể phần mở đầu và phụ lục). Chƣơng 1 - Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Chƣơng này trình bày các vấn đề khái niệm thờ cúng và kiêng kỳ nhằm tạo khung lý luận để triển khai đề tài. Các vấn đề về đặc điểm vùng đất, vùng biển Tây Nam bộ, ngƣời Việt và đời sống kinh tế - xã hội, ngƣ dân Việt miền Tây cũng đƣợc trình bày nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn để lý giải, tổng kết nghiên cứu về các tập tục thờ cúng và kiêng kỳ của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ. Chƣơng 2 - Các dạng thức thờ cúng và kiêng kỵ của ngư dân người Việt ở Tây Nam bộ. Chƣơng này giới thiệu các hình thái tâm linh của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ: Thờ cúng cá ông và các thần biển, tổ tiên, mẫu và nữ thần liên quan đến biển, thành hoàng… và những kiêng kỳ. Với mỗi hình thái tâm linh, tác giả luận văn không đi sâu miêu tả chi tiết mà hƣớng nhiều vào các khía cạnh: khái quát lịch sử, nghi thức, các dị biệt nếu có và rõ, những biến đổi. Chƣơng 3 - Vai trò, đặc điểm thờ cúng và kiêng kỵ trong đời sống văn hóa của ngư dân người Việt ở Tây Nam bộ. Từ cơ sở hai chƣơng đầu, chƣơng 3 là sự tổng kết, đúc rút những vấn đề quan trọng: - Vai trò: Sự trao truyền văn hóa, cách ứng xử với biển của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ, sự cố kết cộng đồng, nhu cầu tâm linh của ngƣ dân… - Đặc điểm: Thờ cúng cá ông là tín ngƣỡng quan trọng nhất của ngƣ dân ngƣời Việt ở Tây Nam bộ, là sự thích ứng hoàn cảnh sống và môi trƣờng lao động mới, hòa kết giữa tín ngƣỡng ngƣ nghiệp và nông nghiệp, giao lƣu và tiếp biến văn hóa… 18 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN Ghe thuyền neo đậu ở rạch Bà Khoai Ngôi đình xã Tân Lân Bình Thắng - Bến Tre Vàm Láng - Tiền Giang Ảnh: Đăng Khoa 19 1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU 1.1.1 Khái niệm a, Thờ cúng Thờ cúng lâu nay vẫn đƣợc hiểu là hành vi tôn giáo, thể hiện niềm tin vào đối tƣợng thiêng để cầu mong những điều tốt đẹp. Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (chủ biên) viết: “Thờ: Tỏ lòng tôn kính thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn ngƣời chết bằng hình thức lễ nghi, cúng bái theo phong tục hoặc tín ngƣỡng”. “Thờ và cúng là cách nói khái quát”. [Hoàng Phê (cb) 1992: 938]. Sách Nhân học văn hóa - Con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên viết: “Những hành vi tin tƣởng và cầu cúng thần linh tự nhiên rất phổ biến trong xã hội của ngƣời dân làm nông nghiệp”. [Vũ Minh Chi 2004: 276]. Trong sách Tâm linh Việt Nam, tác giả Nguyễn Duy Hinh quan niệm: “Thờ và cúng nhƣ một nét văn hóa ứng xử với những cái thiêng”. [Nguyễn Duy Hinh 2007: 52]. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong công trình rất nổi tiếng - Lý luận về tôn giáo và Tình hình tôn giáo ở Việt Nam dành riêng một mục lớn, trình bày rất rõ về nghi lễ hay nghi thức với tƣ cách là hành vi tôn giáo3. Ngoài ra, còn nhiều những thuật ngữ khác nhƣ: ma thuật, kiêng cữ, hiến tế… liên quan đến hành vi thờ cúng cũng đƣợc trình bày tản mác trong các tác phẩm nhân loại học, dân tộc học… Bản thân từ thờ cúng là một tổ hợp từ, gồm: Thờ và cúng. Đối tƣợng thờ cúng là một thực thể siêu nghiệm. Nguồn gốc dẫn con ngƣời đến hành vi thờ cúng là từ sự tin tƣởng, ngƣỡng mộ đối với quyền năng, uy tín, phẩm hạnh của những thế lực siêu nhiên. Tâm lý thờ cúng của con ngƣời thƣờng là kính và sợ, sợ nên kính, không sợ nhƣng rất kính. Thái độ thờ cúng thƣờng là rất tôn trọng nhƣng cũng có khi mang tính kỳ thị. Tất cả những điều này chi phối hành vi, biểu hiện thờ cúng; đồng thời, không phải ở mọi hiện tƣợng tâm linh - thờ và cúng đều đi liền với nhau. Trƣờng hợp nhiều nhất là thờ đi đôi với cúng - thờ cúng: Các tôn giáo chính thống (Phật 3 Xem: Đặng Nghiêm Vạn 2005: Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (tái bản lần II), HN. Nxb Chính trị Quốc gia, trang 119 - 151 20 giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo…), tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng cá ông… Trƣờng hợp thứ hai vẫn gặp nhƣng ít hơn là thờ nhƣng không cúng: Tục thờ Phật Di Lặc4 rất ít thấy cúng ở những ngƣời theo Phật giáo đại thừa… Trƣờng hợp thứ ba, khá phổ biến là cúng nhƣng không thờ: Tục cúng cô hồn, ma, quỉ… Trƣờng hợp thứ tƣ là không thờ cũng không cúng nhƣng rất trân trọng, tôn kính: Quán Tự Tại5 - một hình thức hiện thân của Quán Thế Âm Bồ Tát thƣờng không đƣợc thờ và cúng song rất đƣợc tôn kính, đặt để ở những vị trí rất trang trọng. Hay, một vài những hình thức kiêng kỳ… Trong quá trình tìm hiểu khái niệm thờ cúng: đối tƣợng hƣớng tới, mục đích, biểu hiện… chúng tôi nhận thấy hành vi thờ cúng có một số đặc trƣng và chức năng sau: - Hành vi mang tính tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo…) thể hiện niềm tin, lòng biết ơn, sự sợ hãi đối với thực thể siêu nghiệm. Thể hiện niềm tin với đối tƣợng thiêng là đặc trƣng khái quát nhất của hành vi thờ cúng. Đó là sự tin tƣởng vào Phật, Thiên Chúa, thần linh hộ mệnh hay tổ tiên ông bà… Bên cạnh đó, thờ cúng còn là sự bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng siêu nhiên đã phò trợ, ban cho con ngƣời những điều tốt đẹp. Hoặc thể hiện sự sợ hãi của con ngƣời trƣớc những quyền năng, uy lực về sức mạnh của đối tƣợng đƣợc thờ cúng. Ví dụ tập tục thờ cúng Ông Ba mƣơi (cọp) ở Nam bộ… Niềm tin tâm linh biểu hiện qua hành vi thờ cúng còn đƣợc coi là phƣơng thức tồn tại của tín ngƣỡng, tôn giáo: “Bất cứ tôn giáo nào dù còn sơ khai hay đã phát triển, dù đƣợc khuôn vào không gian - xã hội rộng hay hẹp, muốn tồn tại cần có 4 Phật Di Lặc đƣợc tạo hình với tƣớng mập tròn, nét mặt vui vẻ, trẻ con quấn quít chung quanh là biểu tƣợng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. 5 Dƣới dạng này, Bồ Tát là một Dƣợc sƣ, đặc biệt cứu độ những ngƣời bệnh phong cùi (lepra). Mắt Bồ Tát đang nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên vai cũng là những dụng cụ của một dƣợc sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ Tát và đao trừ tà (bệnh) bên phải. Sƣ tử Bồ Tát cƣỡi xuất phát từ một sự tích. Tƣơng truyền rằng, có một con sƣ tử sinh đƣợc một con nhƣng con chết ngay sau khi sinh. Đau đớn quá nó rống lên thật to và nhờ tiếng rống uy dũng này, nó làm cho con nó sống lại. Vì thế mà có sự liên hệ giữa tên của Sƣ Tử Hống Quán Tự Tại (“giọng sƣ tử”) với nghề nghiệp của một dƣợc sĩ “gọi ngƣời sống lại”. [vi.wikipedia.org - Quán Thế Âm].

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net