Chủ nghĩa khu vực tại đông á

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Chủ nghĩa khu vực tại đông á

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH BAN CHẤP HÀNH TP.HỒ CHÍ MINH ------------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN- EUREKA” LẦN 9 NĂM 2007 TÊN CÔNG TRÌNH: CHỦ NGHĨA KHU VỰC TẠI ĐÔNG Á THUỘC NHÓM NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ Mã số công trình:………………….. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN- EUREKA” LẦN 9 NĂM 2007 TÊN CÔNG TRÌNH: CHỦ NGHĨA KHU VỰC TẠI ĐÔNG Á Người hướng dẫn : TS. Đào Minh Hồng Thực hiện : Phạm Lê Minh (CN) Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 3 MỤC LỤC Mục lục ····································································································· 3 Tóm tắt công trình ··················································································· 4 CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN ·········································· 7 1.1 Toàn cầu hóa ························································································ 7 1.2 Khu vực hóa ······················································································· 11 1.3 Khái niệm Đông Á- Khu vực Đông Á ················································ 14 CHƯƠNG 2. CHỦ NGHĨA KHU VỰC Ở ĐÔNG Á ĐẦU THẾ KỈ XXI ·························································································································· 15 2.1 Những nét chính của lịch sử Đông Á trong thế kỉ XXI ······················· 15 2.1.1 Thời kì cuối XIX- đầu XX··················································· 15 2.1.2 Thời kì chủ nghĩa quân phiệt Nhật ······································· 18 2.1.3 Đông Á trong thời kì chiến tranh lạnh·································· 19 2.1.4 Đông Á cuối thế kỉ XX ························································ 21 2.2 Toàn cầu hóa và khu vực hóa ở Đông Á ············································· 26 2.2.1 Từ góc độ kinh tế································································· 27 2.2.2 Nhìn từ góc độ chính trị······················································· 29 CHƯƠNG 3. TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA KHU VỰC ĐÔNG Á ··· ·························································································································· 31 3.1 Mô hình ASEAN + 3 ·········································································· 37 3.2 Mô hình 3 + ASEAN- Mô hình ASEAN+6 ········································ 45 KẾT LUẬN ···································································································· 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ··················································· 55 4 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Ngày nay ảnh hưởng của tiến trình toàn cầu hóa lên cuộc sống con người tăng dần theo từng ngày. Những thuật ngữ như “thời đại toàn cầu hóa”, “những vấn đề toàn cầu”, “chiến lược toàn cầu”… trở nên vô cùng quen thuộc và được đào sâu, chú trọng phân tích rất nhiều. Bên cạnh xu thế đó, xu thế “khu vực hóa” cũng như “chủ nghĩa khu vực” cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng cùng chi phối tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thế giới. Đề tài “Chủ nghĩa khu vực ở Đông Á” sẽ phân tích khái quát, sơ lược sự hình thành, thiết lập và phát triển của xu thế khu vực hóa trên quan điểm của một sinh viên ngành Quan hệ quốc tế thông qua các khái niệm, dẫn chứng, ví dụ cụ thể được phân tích rõ ràng. Đề tài sẽ vạch rõ các mối tương đồng, khác biệt, liên kết giữa chủ nghĩa khu vực hóa đối với tiến trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa quốc gia: Liên quan, tác động, kìm hãm… lẫn nhau như thế nào? Khác biệt ra sao? Vài trò của các quốc gia khu vực Đông Á trong những mối quan hệ phức tạp ấy… Tất cả những luận điểm, phân tích, nhận xét sẽ được minh họa bằng các sự kiện, dẫn chứng cụ thể. Mà khu vực Đông Á được lấy làm trọng tâm, đối tượng cho đề tài nghiên cứu. Tình hình nghiên cứu đề tài- Đóng góp mới của đề tài: - Quá trình nghiên cứ trong nước: Đề tài bắt đầu được hình thành trên cơ sở khóa học “Chương trình hợp tác nghiên cứu giữa ĐHQG TP.HCM và trường ĐH Osaka Sangyo, Nhật Bản” trong thời gian 6 tháng (từ 4/2006 đến 10/2006) dưới sự hướng dẫn của GS.TS Kanazawa Shigemori, Khoa Môi Trường Nhân Văn, ĐH Osaka Sangyo, Nhật Bản, cùng các chuyến đi tìm hiểu thực tế tại Nhật Bản và Hàn Quốc. 5 Đề tài đã được đánh giá chi tiết và thông qua bởi Hội đồng khoa học Khoa Môi Trường Nhân Văn vào tháng 9/2006. Trên cơ sở của những bước đầu tiên, tác giả đề tài muốn phát triển sâu hơn vấn đề nghiên cứu này dưới góc nhìn một sinh viên ngành Quan hệ quốc tế, trên quan điểm của người Việt Nam. Cho đến nay nội dung của đề tài vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Nhiệm vụ của đề tài: - Phác họa bức tranh khu vực Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa. - Vai trò của chủ nghĩa khu vực ảnh hưởng đến bối cảnh chính trị của Đông Á. - Bước đầu so sánh chủ nghĩa khu vực Đông Á với khu vực Đông Nam Á thông qua mô hình ASEAN+3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Để giài quyết được những yêu cầu trên, trong quá trình nghiên cứu tôi sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1 Phương pháp lịch sử: Xem xét quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa khu vực tại Đông Á trong những năm đầu thế kỉ XXI. Phương pháp này sẽ giúp tác giả xử lí các tài liệu, thông tin, sự kiện… liên quan đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. 2 Phương pháp Logic: Lý giải, hệ thống hóa lý luận các khái niệm về toàn cầu hóa, khu vực hóa. Phương pháp này sẽ làm công trình đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng khu vực Đông Á đối chiếu, so sánh nhằm lý giải mối quan hệ giữa các khái niệm trên. 3 Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế: Là phương pháp tổng hợp từ khoa học chính trị, khoa học ngoại giao, luật pháp… Phương pháp này giúp tác giả 6 định hướng và hiểu rõ bản chất của sự vận động chính trị thế giới, Đông Á sẽ tồn tại và phát triển thế nào trong bối cảnh đó. Ý nghĩa: Đề tài sẽ bổ sung và tạo nguồn tư liệu cho hướng nghiên cứ về khu vực Đông Á. Xin chân thành cảm ơn ĐHQG TP.HCM, ĐHKHXH&NV TP. HCM, Bộ môn Quan hệ quốc tế- ĐH Osaka Sangyo, Nhật Bản, Khoa Môi trường nhân văn, Bộ môn Môi trường văn hóa đã hỗ trợ tạo điều kiện cho tác giả thực hiện đề tài này tại Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 Toàn cầu hóa: Có nhiều quan điểm, trường phái tiếp cận Toàn cầu hóa. Mỗi quan điểm, cách tiếp cận đều có những khái niệm, định nghĩa riêng về vấn đề này. Nhưng hiện nay trên thế giới, người ta thường chú trọng vào hai trường phái sau: 1. Quan điểm của Fukiyama: Chủ nghĩa tư bản sẽ lan tận ra mọi ngóc ngách của thế giới, thương mại hóa toàn bộ các mối quan hệ xã hội 2. Quan điểm của Poliani: Toàn cầu hóa là một quá trình liên tục, sẽ có sự phản kháng chống đối lại toàn cầu hóa nhưng lịch sử sẽ vẫn tiếp diễn. 3. Gần đây thì trên thế giới nổi lên quan điểm của nhà báo Thomas. L. Friedman, ông cho rằng toàn cầu hóa là quá trình làm phẳng thế giới, trái đất ngày càng thu hẹp phạm vi, khoảng cách địa lý không còn là trở ngại. Ông vạch rõ ra tiến trình làm phẳng thế giới của con người qua ba kỷ nguyên toàn cầu hóa: - Kỷ nguyên thứ nhất: bắt đầu từ năm 1492, khi mà Columbus mở ra sự thông thương giữa Thế Giới Cũ và Thế Giới Mới đến năm 1800. Friedman đặt tên nó là Toàn cầu hóa 1.0. Có thể nói nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa trong giai đoạn này mang nặng tính cơ bắp, với nhiệm vụ chính đơn thuần là kết nối. Ông gọi đây là quá trình làm cho thế co lại từ kích thước lớn thành kích thước trung bình. - Kỷ nguyên thứ hai: Bắt đầu từ năm 1800 đến năm 2000, thời kỳ này làm thế giới co lại từ kích thước trung bình thành kích thước nhỏ. Tác nhân chính của quá trình toàn cầu hóa trong giai đoạn này là các công ty xuyên quốc gia. Mục đích là thu hút nguyên liệu, nhân lực, để đi đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Giai 8 đoạn này chứng kiến sự ra đời và trưởng thành của nền kinh tế thị trường mà tôi sẽ phân tích cụ thể hơn trong bài nghiên cứu này từ quan điểm riêng của mình. - Kỷ nguyên thứ ba: Đây là quá trình thu nhỏ thế giới từ kích cỡ nhỏ xuống còn siêu nhỏ, đồng thời “san phẳng” thế giới, công bằng hóa, đa phương hóa các vấn đề nóng bỏng trên thế giới ngày nay. Trong quá trình này lần lượt xuất hiện những nhân vật mới được trao quyền tham gia vận hành tiến trình toàn cầu hóa. Và tiến trình này thể hiện rất rõ trong tựa đề mà Friedman đặt cho cuốn sách của mình : The World Is Flat (Thế giới là phẳng ). Và còn rất nhiều quan điểm khác trong cách tiếp cận toàn cầu hóa. Do đó, để đưa ra một định nghĩa chính xác không dễ chút nào. Trong bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ tiếp cận Toàn cầu hóa nhằm nghiên cứu, phân tích Chủ nghĩa khu vực như một mô hình kìm hãm Toàn cầu hóa. Poliani cũng từng cho rằng có A thì sẽ có B phản kháng lại. Toàn cầu hóa cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Ngày nay, mỗi khi WTO hay một tổ chức toàn cầu nào tổ chức hội nghị, hội thảo… thì luôn xuất hiện rất đông đội ngũ những người chống lại Toàn cầu hóa. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ không chú trọng vào sự phản kháng như thế. Muốn kìm hãm Toàn cầu hóa, hay nói đúng hơn lái nó đi theo hướng có lợi, hạn chế những sai sót, tiêu cực cần phải có một mô hình, một cơ chế, một sức mạnh tập thể đủ mạnh để kìm hãm nó. Chung quy mà nói, Toàn cầu hóa ngày ngày đang trở thành tiến trình tất yếu, không tránh khỏi. Nhưng bên cạnh những lợi ích nó mang lại thì quá nhiều những bất công, tiêu cực, mặt trái kèm theo. Nhưng trước tiên chúng ta cần làm rõ hơn những vấn đề sau. Vậy toàn cầu hóa là gì? Có rất nhiều sự nhập nhằng về ngữ nghĩa trong vấn đề này. Vì vậy toàn cầu hóa có thể được xem như là một cái gì đó mơ hồ, một phép chơi chữ, một hiện tượng kì lạ, một tư tưởng, một hiện thực, một điều hợp lý cần phải xảy ra. Toàn cầu hóa trở thành đề tài hấp dẫn từ thập niên 1990. Thật ra, toàn cầu hóa là một cụm từ tóm gọn lại những thay đổi trong: kinh tế, tư tưởng, kỹ thuật, và văn hóa. Những thay đổi trong kinh tế bao gồm cả quá trình quốc tế hóa 9 quy trình sản xuất, sự tăng cường lưu chuyển tiền tệ, tài chính và sự hình thành những tập đoàn đa quốc gia, sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế ngày càng mật thiết, gia tăng. Mức độ toàn cầu hóa kinh tế còn được thể hiện cả trong việc tái cơ cấu không gian sản xuất, sự thâm nhập giữa các ngành công nghiệp đã vượt qua giới hạn biên giới, thị trường tài chính được mở rộng, công cuộc quảng bá sản phẩm được tiến hành trên phạm vi xuyên quốc gia, cùng với nó là một số lượng lớn dân nhập cư trên toàn thế giới giữa các nước. Việc thay đổi tư tưởng cũng diễn ra trong lĩnh vực đầu tư và tự do hóa thương mại, bãi bỏ những điều lệ, quy định, tiến hành tư nhân hóa, đường lối chính trị dân chủ cũng được ưa chuộng hơn. Những thay đổi về kỹ thuật bao gồm công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông đại chúng đã rút ngắn lại khoảng cách địa lý, thay đổi tính chất hàng hóa thành dịch vụ. Cuối cùng, những thay đổi văn hóa có xu hướng làm hòa hợp các đặc trưng, tiêu chuẩn của nền văn hóa toàn cầu vượt lên cả phạm vi quốc gia. Toàn cầu hóa có thể được xác định như hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa được giao hòa ở mức độ mãnh liệt. Ở đây phạm vi khoảng cách địa lý đã không còn là vấn đề nữa. Nó ngụ ý rằng đây không chỉ là sự liên hệ, kết nối thông thường mà đã trở thành ý thức, đi kèm với hiện tượng cách biệt biên giới ngày một suy giảm. Toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi những nhân tố này, điều quan trọng nhất chính là những thay đổi về khoa học kỹ thuật. Tiến trình này thay đổi cả về cường độ lẫn phạm vi địa lý. Vì thế, chúng ta có thể thấy được rất nhiều xu thế của toàn cầu hóa tại nhiều khu vực khác nhau. Điều quan trọng là phải rút ra được khác biệt giữa lượng và chất trong các khía cạnh của quá trình toàn cầu hóa: đại trà (thay đổi về số lượng) hay nhảy vọt về chất lượng. Ví dụ như quá trình toàn cầu hóa kinh tế hướng đến sự thay đổi chất lượng của hệ thống kinh tế thế giới không thể dự trên những nền kinh tế quốc gia tự cung tự cấp, mà họ phải cơ cấu lại sản xuất, phân phối, tiêu dùng sản phẩm trên một thị trường thống nhất phạm vi toàn cầu. Nói theo Friedman thì đây chính là quá trình “làm phẳng thế giới”, “phá đổ những bức tường ngăn cách”, làm cho thế giới thông thoáng, gần nhau hơn. Theo 10 ông, mốc thời gian cụ thể chính là sự kiện ngày 9 tháng 11 năm 1989, khi mà bức tường Berlin ngăn cách Đông và Tây Đức sụp đổ. Sự kiện này cho phép chúng ta nhìn thế giới theo một không gian chung. Và khi bức tường này đổ xuống thì “cửa sổ” Windows được dựng lên góp phần làm phẳng sân chơi toàn cầu. Sự phát triển nhanh đến chóng mặt của ngành công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông đã biến Boston, Bangalore, Bắc Kinh trở thành những người láng giềng của nhau chỉ sau một đêm. Tóm lại, khái niệm của toàn cầu hóa thường xuyên được dùng đến nhưng ít khi được cắt nghĩa rõ ràng. Đối với những nhóm người khác nhau thì nó lại mang một ý nghĩa khác nhau. Giữa những sự đa dạng đó, có thể tóm gọn toàn cầu hóa như sau: 1) Mối liên hệ xuyên biên giới giữa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa được tăng cường dữ dội. 2) Được khởi đầu mạnh mẽ từ sau khi cuộc Chiến Tranh Lạnh kết thúc. 3) Sự biến đổi kinh tế thế giới được xác định và thể hiện rõ trên thị trường tài chính . 4) Thắng lợi của Mỹ trên nhiều mặt trận thông qua quá trình kết hợp chủ nghĩa tự do hiện đại trong kinh tế và chính trị dân chủ. 5) Cách mạng khoa học kỹ thuật kéo theo những thay đổi về xã hội. 6) Sự bất lực của các quốc gia trong việc tìm ra hướng giải quyết các sự việc mang tầm quốc tế, phải nhờ đến sự can thiệp trên phạm vi toàn cầu như: vấn đề dân số, con người, môi trường sinh thái, nhân quyền, và phổ biến vũ khí hạt nhân. Về phương diện kinh tế của quá trình toàn cầu hóa, lĩnh vực giành được nhiều sự lưu ý nhất, được nới lỏng thông qua các hiệp định thương mại tự do, hệ thống mạng internet, và sự hòa hợp của thị trường tài chính thế giới đã khiến cho các đường biên giới bị xóa nhòa, cả thế giới hình thành một thị trường chung, cùng nhau có lợi nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ tính cạnh tranh khốc liệt. Đó là một thế giới bị chi phối bởi những tập đoàn xuyên quốc gia khổng lồ, với hàng loạt những thương hiệu như MTV, CNN, PC, Microsoft…. Bên cạnh trào lưu 11 kinh tế đó, chúng ta có thể nghiên cứu toàn cầu hóa trong lĩnh vực chính trị, khoa học xã hội như là một bước thay đổi chất lượng cuộc sống của con người. Những người theo chủ nghĩa tự do mới tin rằng tiến trình toàn cầu hóa chính là kết quả không thể tránh khỏi của những thay đổi trong khoa học kỹ thuật, hơn thế nữa việc tự do hóa kinh tế trên phạm vi toàn cầu sẽ làm mạnh thêm và dẫn đến nền chính trị dân chủ. Toàn cầu hóa sẽ kết nối các xã hội với xu thế dân chủ, trong khi tự do hóa kinh tế sẽ cung cấp cơ sở vật chất cho việc củng cố vững chắc chế độ dân chủ. Dẫu cho sự khẳng định này là thật đi nữa thì nó vẫn ẩn chứa trong đó nhiều thách thức như: xuất hiện những nghịch lý, những nơi nào chống lại dân chủ thì quá trình toàn cầu hóa kinh tế sẽ dẫn đến phi dân chủ. Thiếu những ý thức, hiểu biết có thể dẫn đến những vấn đề chính trị nghiêm trọng. Bằng việc thu ngắn lại khoảng cách không gian và thời gian, quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã vượt quá biên giới, lãnh thổ, tuân theo những logic kinh tế cộng hưởng với thuyết tiến hóa Darwin: chỉ những cá thể thích nghi nhất mới có thể tồn tại. 1.2 Khu vực hóa: Một khu vực quốc tế có thể được giới hạn bao gồm những quốc gia có mối liên quan về vị trí địa lý, hoặc những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, đối với mỗi quốc gia trong một khu vực thì các hoạt động của những thành viên còn lại đều có ảnh hưởng đối với chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Do đó hệ thống khu vực thường được phác họa bằng hình ảnh các quốc gia cùng tồn tại trong điều kiện địa lý gần gũi, cùng hệ thống an ninh, kinh tế, quan hệ chính trị. Vì thế khái niệm khu vực thường được xem như là một cộng đồng trung gian giữa toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc, và nó cũng là ví dụ điển hình cho các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực. Một câu hỏi đặt ra ở đây: Tại sao các nước lại hợp tác với nhau? Và hình thức hợp tác với nhau như thế nào? Triển vọng của mối hợp tác tầm khu vực ra sao? Các quốc gia thường hợp tác với nhau nhằm chống lại những mối đe dọa về an ninh, nhưng đây là hình thức hợp tác không lâu dài. Khi có những nguy cơ, 12 quan ngại khác xuất hiện thì hình thức, bản chất của mối hợp tác sẽ thay đổi. Do đó cần phải có cơ chế, luật lệ cụ thể , quy định quy chế thành viên, sẽ khiến cho việc hợp tác trở nên lâu dài, khó phá bỏ. Một trong những vấn đề hóc búa nhất nhằm liên kết khu vực chính là việc làm sao vạch rõ đường biên giới. Dẫu cho tại nhiều khu vực trên thế giới, vấn đề này rất hiển nhiên, rõ ràng thông qua đường biên giới địa lý và văn hóa, nhưng một số nơi vẫn còn việc tùy ý xác định biên giới theo ý mình. Phần lớn các tiêu chuẩn được xác định do sự gần kề địa lý, quá trình tiếp xúc giữa hai bên, và nhận thức chủ quan của cộng đồng, tập thể. Thêm vào đó là những đặc trưng sau: (1) Số lượng đáng kể các điểm tương đồng về xã hội, bản sắc văn hóa, gần kề địa lý. (2) Có thái độ chính trị hoặc cách xử lý các vấn đề tương đối giống nhau. (3) Có hình thái, thể chế chính trị tương tự nhau và bộc lộ những mối quan hệ chính trị. (4) Tồn tại những mối quan hệ kinh tế, sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau. (5) Xuất hiện tiêu chuẩn hành động chung, ví dụ như cách xử lý, các quyết định cho những vấn đề tranh cãi, mâu thuẫn. Về vấn đề an ninh khu vực thì đây chính là nét đặc trưng có tính chất khu vực thường thấy. Nói một cách khác, nó chính là vấn đề gây ảnh hưởng đến các quốc gia bắt nguồn từ nguyên nhân gần kề địa lý. Vấn đề an ninh khu vực tồn tại dưới nhiều dạng như: cạnh tranh, kiềm chế sức mạnh lẫn nhau (thông qua mối quan hệ khu vực); hợp tác quân sự; các vấn đề an ninh chung; vấn đề an ninh của cộng đồng dân cư; sự tiếp xúc cộng với việc các thể chế quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, chia sẻ các qui tắc điều hành, quản lý. Tiến trình khu vực hóa có thể được hiểu là sự phát triển của tiến trình tiếp xúc lẫn nhau về xã hội, kinh tế trong phạm vi khu vực định sẵn giữa các quốc gia. Nó cũng là động lực thúc đẩy cho quá trình thống nhất khu vực về địa chính trị, tổ chức lại guồng máy hợp tác chính trị giữa các nhóm quốc gia và cộng đồng khu vực trong các vấn đề an ninh đa phương chung. 13 Tương tự như vậy, khái niệm chủ nghĩa khu vực thiên về việc chính phủ, nhân dân của hai hay nhiều quốc gia thiết lập các tổ chức hợp tác trên tinh thần tự nguyện, cùng nhau đóng góp, xây dựng hỗ trợ nhau phát triển (trên cơ sở trao đổi các tài nguyên, nhân lực…) nhằm kiến tạo sự tương thông, đồng nhất trong phạm vi có thể. Hơn thế nữa, chủ nghĩa khu vực có thể được miêu tả như là một tiến trình diễn ra trên phạm vi một khu vực định sẵn, mà trong đó tồn tại nhiều nhân tố đặc trưng riêng (như thể chế quốc gia, cơ cấu tổ chức xã hội, và nhưng nhân tố phi nhà nước khác…), và tiến trình này là sự xích lại gần nhau giữa những quốc gia trong khu vực đó chia sẻ một số giá trị, tiêu chuẩn cơ bản. Bao gồm: phát triển mạng lưới, hệ thống kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, chính trị, quân sự… Tiến trình khu vực hóa (xu thế hoặc quá trình hòa hợp khu vực) và chủ nghĩa khu vực ( một dạng xu hướng có mục đích nhằm kiến tạo những thể chế, sự bố trí khu vực một cách thống nhất chung) biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế, an ninh, bao gồm cả tiến trình thúc đẩy hợp tác quân sự an ninh, hợp tác thương mại. Một vài nhân tố thường gặp có thể khoanh vùng trong phạm vi chủ nghĩa kinh tế khu vực (Chủ nghĩa khu vực mới xuất hiện trong thập niên 1980 và 1990) chịu ảnh hưởng của sự kiện Chiến Tranh Lạnh kết thúc, có sự thay đổi về cán cân quyền lực kinh tế thế giới, và những ảnh hưởng thất thường của tiến trình toàn cầu hóa, cũng nhưng sự chuyển đổi trong kinh tế chính trị tại những quốc gia đang phát triển. Lịch sử hình thành chủ nghĩa khu vực: * Làn sóng hình thành của chủ nghĩa khu vực đầu tiên: - Thập niên 1950- 1960: Đây là giai đoạn chịu sự ảnh hưởng của cuộc Chiến Tranh Lạnh, và thời kì tan rã của cuộc chủ nghĩa thực dân.Chủ nghĩa khu vực giai đoạn này thuần túy mang nặng tính chất quân sự, kinh tế. Do một số quốc gia đi đầu, nổi bật nhất là Mỹ. Tại Châu Âu và Liên bang Xô Viết: NATO, EEC, COMECON… - Tây Á và Đông Á: CENTO, SEATO, ASEAN. 14 Cộng đồng Ả Rập - Châu Mỹ La Tinh: Thị trường chung Trung Mỹ, Andean Group… - Châu Phi: OAU. * Làn sóng hình thành của chủ nghĩa khu vực thứ hai: 1980- 1990 Đây là giai đoạn khủng hoảng của cuộc Chiến Tranh Lạnh, bắt đầu mạnh mẽ của tiến trình Toàn cầu hóa. Có quan điểm cho rằng các quốc gia cùng liên kết lại với nhau nhằm hưởng lợi, tạo ra một sức mạnh lớn hơn, và là bước chuẩn bị quan trọng cho quá trình Toàn cầu hóa, san bằng sân chơi toàn cầu. Châu Âu: EU. Châu Mỹ La Tinh: Mercosur, NAFTA… Châu Á- Thái Bình Dương: APEC, ARF. 1.3 Khái niệm Đông Á- Khu vực Đông Á: Chúng ta nên định nghĩa Cộng đồng Đông Á như thế nào? Và hiện nay, các quốc gia trong khu vực vẫn chưa thật sự thống nhất với nhau về vấn đề thành viên và khía cạnh địa lí. Sự gắn kết về địa lý trong tình hình hiện nay cực kì quan trọng, nó chính là nền tảng cho sự phát triển , hợp tác. Nếu vấn đề này không được giải quyết thì Cộng đồng Đông Á chỉ có thể tồn tại như một diễn đàn. Về mặt văn hóa xã hội, đây chính là đặc điểm hết sức nổi bật của khu vực này, bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống thì khu vực cũng là nơi tiếp nhận những loại hình, giá trị văn hóa mới nhất, nhất là từ phương Tây. Theo giáo sư Aoki Tamotu cho rằng đây là nền văn hóa “pha tạp”, ông cho rằng văn hóa tại đây được cấu thành bở ba tầng:- Một là văn hóa bản xứ.- Hai là văn minh Châu Á ( Nho giáo, Phật giáo…).- Ba là văn hóa phương Tây. Tuy nhiên tại mỗi quốc gia, lại có cách lắp ghép khác nhau giữa ba tầng văn hóa này. Ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy chính là quan niệm về “dân chủ”. 15 CHƯƠNG 2. CHỦ NGHĨA KHU VỰC Ở ĐÔNG Á ĐẦU THẾ KỈ XXI 2.1 Những nét chính của lịch sử Đông Á trong thế kỉ XXI: 2.1.1 Thời kì cuối XIX- đầu XX: * Đông Bắc Á: Giai đoạn có tính chất “bản lề” trong sự phát triển quan hệ mang tính chất khu vực và quốc tế tại Đông Á là từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, đây là giai đoạn mà mối quan hệ khu vực và quốc tế không còn bị chi phối nhiều bởi độc lập và chủ quyền quốc gia, việc “đóng” hay “mở” cửa đất nước, do sự bành trướng của các đế quốc phương Tây. Hiệp ước Nam Kinh (1842) do Anh kí với triều đình Mãn Thanh- Trung Quốc đã mở toang cánh cửa Trung Quốc nói riêng và sau này là khu vực Đông Á nói chung. Từ đó, các quốc gia không còn vây quanh Trung Quốc như xưa nữa, mà các quốc gia phương tây đã đóng vai trò chi phối làm nảy sinh hàng loạt những thay đổi, biến cố, sự kiện còn ảnh hưởng đến ngày nay giữa các quốc gia Đông Á, mà ở đây tôi sẽ chú trọng vào Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên bấy giờ (Hàn Quốc, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên ngày nay). - Nhật Bản: Sự lệ thuộc có tính chất truyền thống vào Trung Quốc không còn nữa, thay vào đó là sự nổi lên của một cường quốc mới là Nhật Bản. Nếu như trong giai đoạn trước đó, cả Trung Quốc và Nhật Bản cùng thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”, Nhật chỉ giao thương tại một địa điểm duy nhất đó là thành phố cảng Nagasaki bây giờ thuộc đảo Kyushu, cách khá xa thủ đô Edo sau này ( ngày nay là Tokyo, vốn thuộc đảo Honshu). Tương tự là Trung Quốc cũng chỉ nhìn ra thế giới thông qua Quảng Châu. 16 Do đó, quá trình mở cửa của Đông Á trong giai đoạn này không hẳn là tự thân mở cửa mà họ không thể đóng cửa trước sức ép ngày càng mạnh mẽ của các cường quốc phương Tây. Hiệp ước Kanagawa (1854) có thể được xem là con sóng đầu tiên ập vào quốc gia hải đảo này mở toang cánh cửa vốn đã khép bấy lâu. Điều này thể hiện rõ nhất qua mối quan hệ của Nhật với các quốc gia láng giềng. Một tổ chức gọi là “Đông phương hiệp hội” được thành lập, cổ vũ cho chính sách bành trướng tại Đông Á. Tháng 3 năm 1895, tại Simonoseki diễn ra cuộc đàm phán Nhật- Trung, đại diện Nhật Bản là Ito Hirobumi và đại diện Trung Quốc Lý Hồng Chương tiến hành kí kết hòa ước Trung- Nhật: Chấp nhận cho Triều Tiên nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Nhật; nhượng cho Nhật bán đảo Liêu Đông, đảo Đài Loan, Bành Hồ; và hàng loạt nhựng điều kiện nhân nhượng khác… Hiệp ước Simonoseki là hiệp ước hết sức nhục nhã đối với Trung Quốc. Nếu như các hiệp ước bất bình đẳng trước đây, Trung Quốc kí kết với các đế quốc thực dân phương Tây, thì đây là lần đầu tiên Trung Quốc phải kí kết với một nước ở Châu Á. Điều này phá vỡ hoàn toàn trật tự khu vực truyền thống tại Đông Á vốn tồn tại bấy lâu nay về vai trò “cường quốc” của Trung Quốc ở Đông Á nói riêng và Châu Á nói chung. Nhật ngày càng khẳng định vai trò chi phối của mình, song song đó là sự lu mờ dần đi vai trò của Trung Quốc. Và nếu như hiệp ước Simonoseki là hiệp ước quan trọng đầu tiên Nhật buộc cường quốc tại khu vực khuất phục mình thì hiệp ước liên minh Anh- Nhật (1902) chính là hiệp ước bình đẳng đầu tiên Nhật kí kết với một cường quốc phương Tây. Cuộc giao tranh với Nga sau đó rõ ràng nhắm đến vấn đề quyền lực tại Triều Tiên và Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành khu vực ảnh hưởng của mình. Và chiến thắng trong cuộc chiến này (1904-1905) mang lại cho Nhật Bản một vị thế hoàn toàn mới trên trường quốc tế. Trật tự tại Đông Á đang hoàn toàn xoay chiều, những thay đổi mang tính bước ngoặc này sẽ tạo tầm ảnh hưởng quan trọng đến cục diện trong Đông Á nhiều năm sau đó. Đặc biệt là tương quan sức 17 mạnh giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Từ trước cho đến sau giai đoạn này, khi Trung Quốc mạnh lên thì Nhật luôn yếu thế và ngược lại. Đặc biệt khi Nhật bộc lộ rõ tham vọng bành trướng của mình qua hai cuộc thế chiến. Và Nhật Bản phải gánh những hậu quả hết sức nặng nề, khiến cho cục diện tại khu vực tiếp tục có những bước thay đổi đáng kể. - Trung Quốc: Lúc bấy giờ, do nhà Thanh không còn giữ được vai trò độc lập nên Trung Quốc ngày càng bị lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây với tính chất là nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Mặt khác, đối với các quốc gia láng giềng họ vẫn giữ thái độ thiên triều, chính vì vậy làm nảy sinh vấn đề tranh chấp quyền lực tại bán đảo Triều Tiên với Nhật Bản. Dẫn đến cuộc chiến tranh Nhật- Trung, và sự ra đời của Hiệp ước Simonoseki vừa nêu trên. Cho đến năm 1901, với hiệp ước Tân Sửu đã hoàn thành công việc hơn nửa thế kỉ của các nước tư bản phương Tây biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, tình trạng này kéo dài mãi trong nửa đầu thế kỉ XX. - Triều Tiên: Tuy giai đoạn này đã đánh đuổi được các thế lực thực dân phương Tây nhưng tình hình quốc gia vẫn không được cải thiện, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn nội bộ trong triều đình rất gay gắt. Tạo điều kiện cho thực dân phương Tây và Nhật Bản có điều kiện thâm nhập. Và Nhật chính là quốc gia “mở cửa” Triều Tiên với Hiệp ước Giang Hoa năm 1876. Tiếp theo đó là hành loạt những hiệp ước bất bình đẳng với Mỹ, Anh, Đức, Nga, Pháp, Áo. Những hiệp ước trên đã đặt quốc gia này vò tình trạng độc lập, chủ quyền lãnh thổ… bị xâm phạm nặng nề, tính chất xã hội cũng dần dần bị thay đổi. * Đông Nam Á: - Lúc này hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều bị rơi vào tay các đế quốc tư bản phương Tây: Pháp (Việt Nam, Lào, Campuchia), Tây Ban Nha 18 (Phillippine), Anh (Malaysia, Singapore, Myanmar); Hà Lan (Indonesia)… trở thành thuộc địa. Chỉ có Thái Lan là giữ được nền độc lập ở mức độ nhất định, dưới thời vua Chualalongkorn bằng những biện pháp cải cách, đổi mới và ngoại giao mềm dẻo dần thủ tiêu những hiệp ước bất bình đẳng. 2.1.2 Thời kì chủ nghĩa quân phiệt Nhật: Từ 1932, Nhật Bản rơi vào thế buộc phải đi đến chiến tranh theo hướng dẫn của Araki. Chủ nghĩa độc tài, quân phiệt và bành trướng được chấp nhận như lời giải duy nhất cho tình huống bấy giờ của Nhật Bản và ít có ai lên tiếng phản đối. Trong cuộc họp báo ngày 23 tháng 9 1932, Araki đưa ra khái niệm Kodoha, gắn liền Thiên Hoàng, người Nhật, đất Nhật và tinh thần Nhật vào một khối không thể tách rời. Từ đó phát sinh ra một loại "giáo đạo" mới tôn sùng thiên hoàng trong lòng người Nhật. Nước Nhật trở thành một công cụ phục vụ cho quân đội và Thiên Hoàng Nhật. Gươm Nhật được đem ra làm phù hiệu cho lý tưởng đế quốc, súng Nambu được dùng để biểu hiện tinh thần cận chiến của quân đội Nhật. Một mơ ước của giới quân phiệt cực hữu là làm sống lại hệ thống Mạc phủ khi xưa, nhưng dưới dạng quân trị hiện đại - nghĩa là Thiên Hoàng chỉ là long trọng viên và quyền hạn chỉ huy cả nước nằm trong tay lãnh tụ quân sự với danh nghĩa phụ chính - tương tự như chức Duce của Mussolini ở Ý và quyền Hitler ở Đức. Tuy nhiên một số nhà quân sự Nhật thời này ra sức ngăn cản lối suy nghĩ này, quyết giành quyền lực hoàn toàn vào tay thiên hoàng. Thậm chí Nhật Bản còn có tham vọng sát nhập Triều Tiên vào Nhật Bản thành “Đại Đông Quốc”, và sử dụng vũ lực với Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, xâm lược Việt Nam, Malaysia, Singapore, Mãn Châu… Nhật Bản đã tham dự cùng Đức Quốc Xã dưới thời Adolf Hitler và Phát xít Ý dưới thời Benito Mussolini trong một Các cường quốc khối Trục để "thiết lập và gìn giữ trật tự mới" và bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một trong 3 nước bị tấn công, đây là kết quả của hiệp định 3 bên và một liên minh. Ngày 31/12/1940, 19 Matsuoka Yosuke đã phát biểu với một nhóm các nhà kinh doanh Do Thái rằng ông ta là người "chịu trách nhiệm cho liên minh với Hitler nhưng trong đó tôi đã không hứa hẹn rằng tôi sẽ thi hành các chính sách bài Do Thái ở Nhật. Đây không đơn giản là ý kiến cá nhân tôi, đây là ý kiến của Nhật Bản, và tôi không hối hận khi thông báo điều này ra toàn thế giới." 2.1.3 Đông Á trong thời kì chiến tranh lạnh: - Đông Bắc Á: Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đạt được thắng lợi. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Mở ra một giai đoạn phát triển mới cho quốc gia đông dân nhất thế giới này. Giai đoạn này, khu vực Đông Á nổi trội với vấn đề Triều Tiên, mà thường được biết đến qua tên gọi “Cuộc chiến anh em”. Vì sau khi hình thành nên hai nhà nước Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, tình hình ngày càng căng thẳng, thù địch lẫn nhau. Và cuộc chiến đã diễn ra với sự tham gia của nhiều quốc gia lớn trong và ngoài khu vực: Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc. Cuộc chiến này mang đến những đau khổ, tổn thất to lớn cho nhân dân Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, làm tình hình khu vực Đông Á và toàn thế giới càng thêm căng thẳng. Nhưng bên cạnh đó, một cường quốc đang “dưỡng thương” bấy lâu nay lại có dịp nổi dậy và lấy lại thăng bằng: Nhật Bản. Nhờ cuộc chiến tranh này, “két sắt” của Nhật đầy lên nhanh chóng. Lại một lần nữa, chúng ta nhận ra tình hình khu vực Đông Á luôn luôn biến chuyển một cách bất ngờ theo dòng lịch sử. Thập niên 1960 và 1970, đánh dấu sự phát triển của mối quan hệ giữa ba quốc gia lớn Đông Á: Nhật- Trung- Hàn theo xu hướng hợp tác và hòa diệu. Tháng 7 năm 1961, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên kí kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài quan hệ với CHDCND Triều Tiên, sau chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) kết thúc, vấn đề quan trọng tại Đông Á là việc bình thường hóa quan hệ giữa Nhật Bản- Hàn Quốc. Đến tháng 6 năm 1965, hai bên thiết lập quan hệ ngoại 20 giao chính thức. Việc hai quốc gia có tầm ảnh hưởng khá lớn tại khu vực Đông Á bình thường hóa quan hệ với nhau góp phần thúc đẩy khuynh hướng đối thoại, hợp tác. Cùng lúc đó, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ cũng đạt được những bước ngoặc quan trọng. Kết quả là vào tháng 2 năm 1972, “Thông cáo chung Thượng Hải”ra đời, theo đó hai bên chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau, chấm dứt thời kì căng thẳng lâu dài từ năm 1949 đến nay. Quan hệ Trung- Mỹ có ảnh hưởng quan trọng tới tình hình khu vực Đông Á, cụ thể là quan hệ Trung- Nhật. Riêng về phía Nhật Bản, họ luôn chờ tín hiệu từ Mỹ trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Mong chờ Washingston mở cửa Trung Quốc, Nhật sẽ là người tiên phong bước vào. Sự kiện năm 1972 gây nên chấn động mạnh với Nhật Bản, nhưng cũng mở đường cho Tokyo và Bắc Kinh xích lại gần nhau. Như vậy có thể nói, sau một thời kì lạnh nhạt và căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng được bình thường hóa, trên cơ sở hai bên đều nhân nhượng lẫn nhau. Và kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972 đến nay, quan hệ Nhật- Trung đã dần đi vào ổn định, ngày càng phát triển, tuy rằng thật ra giữa hai bên vẫn còn tồn tại không ít mâu thuẫn, bất đồng. Nhìn lại lịch sử khu vực Đông Á, chủ nghĩa khu vực qua từng thời kì có những hình thức phát triển khác nhau, vị thế của mối quốc gia cũng không ngừng thay đổi. Nếu như trong lịch sử, khu vực Đông Á phần lớn chỉ xoay quanh mối quan hệ giữa ba quốc gia lớn: Nhật- Trung- Hàn. Bước đầu chỉ là ý tưởng, nhưng cách thức thực hiện của mỗi quốc gia không hoàn toàn giống nhau. Từ ý tưởng cho đến hành động trong thực tiễn đã tiêu tốn một thời gian khá dài và cho đến ngày nay chương trình, thể chế và các hình thức hợp tác xây dựng Cộng đồng Đông Á cũng đã được các nước đặt lên bàn nghị sự, trở thành chủ đề trao đổi rộng rãi trong khu vực. - Đông Nam Á: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net