Sự vận động của các thể thơ cổ dân tộc thể hiện qua đồng dao

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Sự vận động của các thể thơ cổ dân tộc thể hiện qua đồng dao

CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2007 Tên công trình: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC THỂ THƠ CỔ DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA ĐỒNG DAO Thuộc nhóm ngành: XH 2a ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2007 Tên công trình: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC THỂ THƠ CỔ DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA ĐỒNG DAO Thuộc nhóm ngành khoa học: XH 2a Họ và tên sinh viên: Đào Lê Na Nam, nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: Lớp Văn 04A, ngành: Văn học và Ngôn ngữ Năm thứ 3/ Số năm đào tạo: 4 năm Ngành học: Văn học Người hướng dẫn: TS Nguyễn Công Lý Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 MỤC LỤC TÓM TẮT CÔNG TRÌNH ............................................................................ 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .......................................................... 8 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 9 5. Giới hạn đề tài ....................................................................................... 10 6. Đóng góp mới của đề tài........................................................................ 10 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn..................................................... 10 8. Kết cấu đề tài......................................................................................... 11 Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỒNG DAO VIỆT NAM 1.1 Khái niệm đồng dao ........................................................................... 12 1.2. Về đề tài, nội dung của đồng dao....................................................... 12 1.2.1. Về thế giới quanh ta và cuộc sống................................................ 14 1.2.2. Quan hệ gia đình và xã hội .......................................................... 15 1.2.3. Lao động và nghề nghiệp ............................................................. 16 1.2.4. Châm biếm và hài hước ............................................................... 17 1.2.5. Nội dung khác.............................................................................. 17 1.3. Về đặc trưng thi pháp của đồng dao ................................................. 18 1.3.1. Thể thơ......................................................................................... 18 1.3.2. Kết cấu......................................................................................... 19 1.3.2.1. Kết cấu đối thoại ............................................................ 20 1.3.2.2.. Kết cấu độc thoại .......................................................... 20 1.3.3. Biểu tượng ................................................................................... 22 1.3.3.1. Con bống....................................................................... 22 1.3.3.2. Con cò........................................................................... 23 Tiểu kết...................................................................................................... 24 Chương 2: GIỚI THIỆU CÁC THỂ THƠ CỔ DÂN TỘC VIỆT NAM CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ ĐỒNG DAO 2.1. Các thể thơ dân tộc thể hiện trong đồng dao .................................... 26 2.1.1. Các thể thơ cơ bản....................................................................... 26 2.1.1.1. Thể hai tiếng .................................................................. 26 2.1.1.2. Thể ba tiếng ................................................................... 28 2.1.1.3. Thể hỗn hợp hai - ba tiếng.............................................. 29 2.1.2. Các thể thơ hợp thể...................................................................... 31 2.1.2.1. Thể bốn tiếng.................................................................. 31 2.1.2.2. Thể năm tiếng................................................................. 33 2.1.2.3. Thể sáu tiếng.................................................................. 34 2.1.2.4. Thể bảy tiếng.................................................................. 35 2.1.2.5. Thể tám tiếng.................................................................. 36 2.1.2.6. Thể lục bát ..................................................................... 36 2.1.2.7. Thể hỗn hợp hợp thể và biến thể.................................... 40 2.2. Sự tổ hợp và định hình các thể thơ dân tộc qua đồng dao ............... 40 2.2.1. Từ hai tiếng đến bốn tiếng......................................................... 40 2.2.2. Từ hai tiếng, bốn tiếng đến sáu tiếng......................................... 43 2.2.3. Từ thể ba tiếng, bốn tiếng đến bảy tiếng .................................... 43 2.2.4. Từ thể bốn tiếng đến tám tiếng .................................................. 44 2.2.5. Từ thể sáu tiếng và tám tiếng đến lục bát .................................. 44 2.2.6. Từ thể bảy tiếng và lục bát đến song thất lục bát....................... 49 Tiểu kết...................................................................................................... 51 Chương 3: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC THỂ THƠ CỔ VIỆT NAM CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ ĐỒNG DAO 3.1. Các yếu tố quy định tính thẩm mỹ của các thể thơ dân tộc ............. 53 3.1.1. Đối............................................................................................ 53 3.1.2. Tính nhạc .................................................................................. 56 3.1.2.1. Vần................................................................................. 56 3.1.2.2. Nhịp điệu........................................................................ 57 3.2. So sánh các thể thơ dân tộc Việt Nam với các thể thơ dân tộc của các nước đồng văn Đông Á ................................................................................... 58 3.2.1. Thơ dân tộc Việt Nam và thơ dân tộc Nhật Bản......................... 58 3.2.2. Thơ dân tộc Việt Nam và thơ dân tộc Trung Quốc..................... 60 3.2.3. Thơ dân tộc Việt Nam và thơ dân tộc Triều Tiên ....................... 61 3.3. Sức sống của các thể thơ dân tộc trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam .................................................................................................. 62 Tiểu kết ........................................................................................................... 64 KẾT LUẬN..................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 67 PHỤ LỤC 1..................................................................................................... 68 PHỤ LỤC 2..................................................................................................... 74 5 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Đề tài Sự vận động các thể thơ cổ dân tộc thể hiện qua đồng dao của chúng tôi gồm có 3 chương: Ở chương 1, chúng tôi đã nêu lên khái niệm đồng dao, một số đặc điểm, nội dung của đồng dao và thi pháp đồng dao. Ở phần nội dung đồng dao, chúng tôi nêu ra năm nội dung mà chúng tôi cho là cơ bản nhất, đó là: thế giới quanh ta và cuộc sống, quan hệ gia đình và xã hội, lao động và nghề nghiệp, châm biếm và hài hước và cuối cùng là những bài đồng dao theo chúng tôi có nội dung không rõ ràng được xếp vào một nhóm. Về thi pháp, chúng tôi chọn nêu ra ba đặc điểm chủ yếu là: thể thơ, kết cấu và biểu tượng trong đồng dao. Trong ba đặc điểm về thi pháp thì thể thơ được xem là quan trọng nhất vì qua đó làm nền tảng để chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu quá trình vận động của các thể thơ cổ dân tộc. Sở dĩ trong chương 1 chúng tôi làm như vậy là vì muốn đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về đồng dao, qua đó thấy được vai trò của đồng dao trong văn học dân gian cũng như trong đời sống của các em thiếu nhi. Không chỉ dừng lại ở đó mà đồng dao còn đóng vai trò là tư liệu để nghiên cứu các thể thơ cổ dân tộc vì nó có nguồn gốc rất lâu đời. Ở chương 2, chúng tôi đã giới thiệu các thể thơ cổ dân tộc chịu ảnh hưởng từ đồng dao. Trong chương này, chúng tôi đã nêu lên đặc điểm của các thể thơ dân tộc còn lưu giữ trong đồng dao từ những dạng sơ khai nhất cho đến những dạng đã đi vào văn học viết. Tiếp đó chúng tôi đã lý giải vì sao các thể thơ dân tộc cơ bản như: hai tiếng, ba tiếng lại biến mất trong văn học viết và lý giải sự hình thành của các thể thơ khác như: bốn tiếng, năm tiếng, sáu tiếng, bảy tiếng, lục bát, song thất lục bát. Sự lý giải này đã được chúng tôi chứng minh thông qua việc khảo sát 540 bài đồng dao và xử lý chúng một cách thoả đáng. Chương này theo chúng tôi là quan trọng nhất trong đề tài. Ở chương 3, sau khi giới thiệu các thể thơ cổ dân tộc, quá trình vận động và phát triển của chúng, chúng tôi bắt đầu đi sâu vào chính các thể thơ này thông qua việc nghiên cứu những đặc trưng thẩm mỹ của chúng. Không chỉ dừng lại ở đó mà chúng tôi còn tiến hành so sánh các thể thơ dân tộc trong nước với các thể thơ dân tộc của các nước đồng văn Đông Á để thấy được những nét độc đáo của thể thơ dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, căn cứ trên những nghiên cứu về sự vận động của các thể thơ cổ dân tộc qua đồng dao, chúng tôi tiến thêm một bước là xem xét các thể thơ dân tộc biểu hiện trong văn học viết thế nào để đưa ra những dự đoán về sự phát triển của các thể thơ dân tộc cho đến thời điểm hiện tại. Tóm lại, đề tài Sự vận động của các thể thơ cổ dân tộc thể hiện qua đồng dao đã thực hiện được những nhiệm vụ đặt ra khi bắt tay vào nghiên cứu. Mong rằng đề tài sẽ nhận được sự đồng tình từ bạn đọc, từ những người yêu mến những giá trị văn học dân tộc đích thực để thấy rằng đề tài thực sự có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn. 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Văn học dân gian là một mảnh đất phong phú, đã từng thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vì nó bao gồm nhiều thể loại nên để có thể nghiên cứu một cách đầy đủ về nó là một điều rất khó khăn. Hơn nữa, dưới sự bùng nổ của các trường phái, trào lưu văn học như hiện nay nên các nhà nghiên cứu chỉ chú trọng tìm hiểu văn học đương đại hơn là nghiên cứu văn học dân gian. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu văn học dân gian thường chỉ tập trung vào các thể loại như: thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao, dân ca còn các thể loại khác hầu như chỉ được giới thiệu một cách sơ lược mà đồng dao là một ví dụ. Đồng dao là một trong những thể loại ra đời sớm nhất của văn học dân gian, gắn với quá trình lao động sơ khai của con người và có một quá trình phát triển rất lâu dài. Chính vì vậy, trong đồng dao còn lưu giữ được những giá trị, những quan niệm cổ xưa nhất của con người về tự nhiên và xã hội. Không chỉ có thế, hình thức của các bài đồng dao cũng là một điều đáng lưu ý. Nó lưu giữ được những thể thơ sơ khai, ban đầu của dân tộc và cả một quá trình vận động, phát triển của các thể thơ ấy để có được những thể thơ dân tộc hoàn chỉnh sau này. Và việc nghiên cứu sự vận động ấy đóng vai trò quan trọng để tránh cái nhìn phiến diện về các thể thơ dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một tài liệu nào đi sâu nghiên cứu về đồng dao để phát hiện được hết mọi giá trị của nó. Sự nghiên cứu này nếu có chăng cũng chỉ là một vài ý kiến, nhận định khái quát, chung chung. Trong chương trình giáo dục hiện nay, đặc biệt là từ giáo dục mầm non đến tiểu học, đồng dao được giới thiệu rất ít và do đó các em học sinh ngày càng ít biết đến đồng dao và các trò chơi dân gian ảnh hưởng từ đồng dao. Đó là điều đáng tiếc nhất bởi đồng dao sở hữu một tri thức phong phú về thế giới quanh ta và cuộc sống, về mối quan hệ giữa con người và xã hội…giúp cho việc giáo dục về tri thức và đạo đức của trẻ em đạt hiệu quả cao hơn nếu so với những lý thuyết khô khan, cứng nhắc ở nhà trường. Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian gắn liền với đồng dao không chỉ giúp trẻ có những phút thư giãn thoải mái mà còn tạo cho trẻ thói quen ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, kinh nghiệm đời sống. Chính vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu về đồng dao cho thấy vai trò của nó trong văn học dân gian và văn học thiếu nhi, giá trị của nó đối với việc nghiên cứu các thể thơ dân tộc và từ đó có thể thấy con đường vận động của các thể thơ dân tộc đã diễn ra như thế nào và sẽ tiếp diễn trong hiện tại và tương lai ra sao. Với những mục đích và lý do trên, chúng tôi tìm hiểu sự vận động của các thể thơ cổ dân tộc thể hiện qua đồng dao. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: 7 Mặc dù đồng dao đóng một vai trò quan trọng trong văn học dân gian nhưng nó chỉ được giới thiệu đại lược chứ chưa được đi sâu tập trung nghiên cứu. Về tác phẩm giới thiệu và tuyển chọn, cho đến thời điểm chúng tôi nghiên cứu (tháng 4/2007) đồng dao đã được sưu tầm và giới thiệu trong những cuốn sách sau: 1. Lê Gia (sưu tầm và biên soạn) (1993), Tâm hồn mẹ Việt Nam: tục ngữ – ca dao, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Hạnh (2000), 100 bài đồng dao phổ biến, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 3. Trần Gia Linh (2006), Đồng dao Việt Nam: dành cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng (1997), Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 5. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1994), Thi ca bình dân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Doãn Quốc Sỹ (1970), Ca dao nhi đồng: tuyển tập văn chương nhi đồng, Nxb Sài Gòn. 7. Bùi Văn Vượng, Lê Thanh Bình (2005), Đồng dao Việt Nam, Nxb Thanh niên, TP Hồ Chí Minh. Về tác phẩm nghiên cứu đồng dao, cho đến tháng 4/2007, chưa có một công trình nào nghiên cứu về đồng dao một cách trọn vẹn và hoàn chỉnh. Nó chỉ được nghiên cứu và giới thiệu trong một số bài báo, bài tiểu luận hoặc là một phần, một chương của công trình nghiên cứu lớn nào đó. Chẳng hạn: (1) Bùi Văn Vượng, Lê Thanh Bình (2005), Đồng dao Việt Nam, Nxb Thanh niên, TP Hồ Chí Minh. Phần 1: Khái luận đồng dao. Phần này tác giả đưa ra khái niệm về đồng dao của mình và luận bàn về một số đặc điểm của đồng dao. (2) Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng (1997), Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Phần 3: Đồng dao dưới con mắt các nhà nghiên cứu. Phần này trình bày ý kiến của các tác giả như: Nguyễn Văn Vĩnh (1935), Jaya Pa-Nrang (1960), Doãn Quốc Sỹ (1969), Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1969), Vũ Ngọc Phan (1971), Tô Ngọc Thanh (1974)…bàn về khái niệm đồng dao, một số đặc điểm cũng như chức năng của nó. (3) Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1994), Thi ca bình dân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. Phần thứ tư: Chương I: Đồng dao. Phần này các tác giả nêu lên nguồn gốc đồng dao và trích tuyển một số bài đồng dao cũ và mới. (4) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Mục: Đồng dao. Mục này nêu lên khái niệm đồng dao và các đặc điểm của nó. 8 (5) Phan Trọng Thưởng, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn (biên soạn và giới thiệu) (1999), Tuyển tập 40 năm tạp chí văn học (1960 – 1999), Nxb TP Hồ Chí Minh. Bài: Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam. Đây là bài viết đăng trên Tạp chí văn học số 4 năm 1974. Bài viết này nói về khái niệm đồng dao, chức năng của đồng dao, dị bản của nó và một số đặc điểm khác như: những câu không có nghĩa trong đồng dao, những đề tài không tập trung trong đồng dao… Còn nói về các thể thơ dân tộc, chúng tôi nhận thấy cũng không có nhiều công trình về vấn đề này. Công trình Lục bát và song thất lục bát, Phan Diễm Phương, Nxb Khoa học xã hội, 1998 trình bày kĩ về lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại của hai thể thơ trên rất sâu sắc nhưng còn các thể thơ khác thì không nói tới hoặc chỉ điểm sơ qua. Công trình Thơ ca Việt nam: hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Nxb Thành phố Hồ Chi Minh, 1999 trình bày về các thể thơ dân tộc và sự phát triển của nó trong văn học Việt Nam, đây cũng chính là công trình gợi mở cho đề tài của chúng tôi tiếp tục nghiên cứu. Công trình Quốc văn cụ thể, Bùi Kỷ, Nxb Tân Việt, Hà Nội, 1956 trình bày về đặc điểm của thơ ca như: tiếng, vần…, một số thể thơ của ta như: lục bát, song thất lục bát, lục bát và song thất lục bát biến thể và các thể thơ của Hán văn, Pháp văn… Công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục, 1999 có trình bày về các thể thơ trữ tình trong văn học trung đại, đặc điểm thi pháp của một số thể loại này, như thơ tự tình, ngâm khúc… Công trình Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2002, (tái bản) có trình bày về thể lục bát chính thức, thể lục bát biến thể, các thể văn của Tàu và của ta, thi pháp của Tàu và âm luật của ta… Trong tác phẩm 40 năm tạp chí văn học có bài báo: Thể lục bát từ ca dao đến “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Văn Hoàn cũng có đề cập đến vấn đề này, tức là tác giả đã chỉ ra thể lục bát từ ca dao đến Truyện Kiều có sự vận động và phát triển chứ không phải tự nhiên mà có. Như vậy, có thể thấy hiện tại việc nghiên cứu về đồng dao cũng như sự vận động của các thể thơ cổ dân tộc thể hiện qua đồng dao là một công việc mới mẻ, chưa ai nghiên cứu. Thiết nghĩ, trong tương lai, đồng dao với những giá trị đích thực của mình sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, nhất là chức năng giáo dục của nó. Bên cạnh đó, sự quan tâm của các em thiếu nhi đối với đồng dao hiện nay như thế nào vẫn là một vấn đề đáng bàn. Còn các thể thơ dân tộc vẫn luôn vận động, phát triển không ngừng. Lục bát nói riêng và các thể thơ dân tộc nói chung sẽ như thế nào vẫn đang là dấu hỏi lớn. Do đó, chắc chắn trong tương lai sẽ có công trình nghiên cứu tiếp về các thể thơ Việt Nam để bổ sung vào con đường vận động và phát triển của nó. Với khả năng cho phép của mình, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự vận động của các thể thơ dân tộc thể hiện qua đồng dao mà thôi. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: 3.1. Mục đích: – Đi vào nghiên cứu đồng dao ở tất cả các mặt để giúp cho người đọc thấy được vai trò to lớn của đồng dao trong văn học dân gian Việt Nam. Đồng thời, nó 9 cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về đồng dao Việt Nam. – Giúp cho người đọc thấy được các thể thơ dân tộc một cách toàn diện từ những dạng sơ khai ban đầu, trải qua quá trình vận động như thế nào để phát triển một cách hoàn chỉnh nhất, giúp tránh được cái nhìn phiến diện về các thể thơ dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được những mục đích trên, chúng tôi đã đặt ra các nhiệm vụ sau: – Tìm hiểu chung về đồng dao Việt Nam. – Tìm hiểu, khảo sát và giới thiệu các thể thơ dân tộc chịu ảnh hưởng từ đồng dao ở các khía cạnh: + Các thể thơ dân tộc trong đồng dao + Sự tổ hợp và định hình của các thể thơ dân tộc – Tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của các thể thơ dân tộc chịu ảnh hưởng từ đồng dao về các mặt: + Các yếu tố quyết định tính thẩm mỹ của các thể thơ dân tộc. + So sánh thể thơ dân tộc Việt Nam với các thể thơ dân tộc của các nước đồng văn Đông Á. + Sức sống của thơ dân tộc trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 4.1. Cơ sở lý luận: Việc nghiên cứu chúng tôi dựa trên quan điểm: bám sát tư liệu, đó là những bài đồng dao được chọn lọc từ những tác phẩm như: Lê Gia (sưu tầm và biên soạn) (1993), Tâm hồn mẹ Việt Nam: tục ngữ – ca dao, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Hạnh (2000), 100 bài đồng dao phổ biến, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh; Trần Gia Linh (2006), Đồng dao Việt Nam: dành cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng (1997), Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1994), Thi ca bình dân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội; Doãn Quốc Sỹ (1970), Ca dao nhi đồng: tuyển tập văn chương nhi đồng, Nxb Sài Gòn; Bùi Văn Vượng, Lê Thanh Bình (2005), Đồng dao Việt Nam, Nxb Thanh niên, TP Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu này được thực hiện trên cả hai mặt: nội dung và hình thức. Về nội dung, chúng tôi đã phân loại sắp xếp những bài đồng dao có nội dung giống nhau vào cùng một nhóm để tiện nghiên cứu. Về hình thức, nghiên cứu một cách toàn diện: về kết cấu, thể thơ cũng như các các đặc trưng khác về thi pháp, qua đó để thấy được các thể thơ có sự vận động ra sao. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: 10 Trong công trình, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: – Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương1, chương 2, thống kê các bài đồng dao có cùng một nội dung, kết cấu, thể thơ… – Phương pháp xử lý số liệu: từ việc thống kê ra các con số, chúng tôi tiếp tục xử lý các con số đó để phân tích. – Phương pháp phân tích: phân tích số liệu, phân tích cấu trúc của một số bài đồng dao. – Phương pháp so sánh: chủ yếu dùng trong chương 3 để thấy được nét đặc trưng của các thể thơ dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình phân tích chúng tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp chuyên ngành như: phương pháp ký hiệu học… 5. Giới hạn đề tài: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi là: thể loại đồng dao và các thể thơ cổ dân tộc thể hiện qua đồng dao. Cho nên, văn bản mà chúng tôi dùng để khảo sát là những văn bản mà tiểu mục 4.1 của phần Mở đầu đã nêu. Khi so sánh, chúng tôi còn đưa thêm một số sáng tác có sử dụng các thể thơ cổ dân tộc như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, thơ Nguyễn Bính, thơ Tố Hữu. 6. Đóng góp mới của đề tài: (1) Là công trình nghiên cứu về đồng dao một cách tương đối tập trung, không chỉ khai thác toàn bộ các mặt của đồng dao mà còn đi sâu vào các thể thơ thể hiện trong đồng dao, giúp người đọc thấy được vai trò to lớn của nó và tạo hứng thú cho họ khi tìm đến với đồng dao. (2) Giới thiệu một cách tương đối sâu về các thể thơ cổ dân tộc, lý giải nguyên nhân biến mất của các thể thơ này trong văn học viết và sự ra đời của lục bát, song thất lục bát. Đặt các thể thơ trong sự vận động biến đổi không ngừng để giúp tránh được quan niệm sai lầm khi cho rằng lục bát là thể thơ cổ nhất của Việt Nam và nó ra đời một cách ngẫu nhiên. (3) Giúp cho những ai quan tâm đến các thể thơ cổ dân tộc thấy được con đường phát triển liên tục của các thể thơ từ sơ khai ban đầu đến văn học hiện đại và những nét đặc trưng của thơ ca Việt Nam trong cái nhìn đối sánh với thơ ca các nước đồng văn Đông Á. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: 7.1. Ý nghĩa lý luận: – Khẳng định vị trí của đồng dao và từ đó cho thấy sự phong phú về thể loại của văn học dân gian. – Giúp nhìn sự vật trong sự vận động và phát triển không ngừng. – Giúp người đọc thấy được bức tranh đa dạng của thơ ca Việt Nam. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: – Đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích đồng dao cũng như quan tâm đến các thể thơ dân tộc. 11 – Có thể đóng góp một phần nào đó cho các đề tài sau này muốn nghiên cứu tiếp về đồng dao hoặc sự phát triển của các thể thơ dân tộc để làm thành một công trình lớn, chuyên biệt về đồng dao Việt Nam hoặc về con đường phát triển của thơ ca dân tộc Việt Nam. 8. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu nêu những vấn đề chung như trên, trọng tâm của đề tài được triển khai thành ba chương: – Chương 1: Giới thiệu chung về đồng dao Việt Nam Chương này gồm 14 trang, từ trang 7 đến trang 20. – Chương 2: Giới thiệu các thể thơ cổ dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng từ đồng dao Chương này gồm 27 trang, từ trang 21 đến trang 47. – Chương 3: Đặc trưng nghệ thuật của các thể thơ cổ Việt Nam chịu ảnh hưởng từ đồng dao Chương này gồm 14 trang, từ trang 48 đến trang 61. Cuối cùng là kết luận, phụ lục về các bài đồng dao tiêu biểu, các thể thơ tiêu biểu của các nước đồng văn, các trò chơi trẻ em có sử dụng đồng dao và tài liệu tham khảo. 12 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỂ LOẠI ĐỒNG DAO Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm đồng dao: Mỗi người chúng ta ai cũng đều trải qua giai đoạn trẻ con và do đó hầu hết đều biết đến một vài trò chơi dân gian của trẻ con như: thả diều, đánh trận, đánh đáo, ô ăn quan…Các trò chơi này thường gắn với một số bài đồng dao nào đó để trẻ vừa chơi vừa hát. Vậy đồng dao là gì? Có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa về đồng dao. Trên cơ sở tham khảo nhiều ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về đồng dao, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau: Đồng dao hay còn gọi là ca dao nhi đồng, là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em. Đó là một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc, có nhịp điệu đơn giản, gieo vần một cách thoải mái, có thể dài ngắn bất kì hoặc lặp đi lặp lại không dứt. Đồng dao bao gồm nhiều loại như: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em…Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Trò chơi góp phần làm tăng thêm chức năng thẩm mỹ cho đồng dao. Qua trò chơi, trẻ em được tập luyện cả về mỹ dục lẫn thể dục, trong đó lời ca tiếng hát được dùng làm phương tiện thông tin. Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau về mặt nội dung, chỉ khác ở một vài tiếng địa phương. Đồng dao được hát trong lúc các em chơi trò chơi. Thường thì các bài đồng dao này không có đề tài tập trung, gặp đâu nói đó, chỉ cốt cho vần vè, còn ý nghĩa chung thì rời rạc, câu nọ xọ câu kia, chuyện này sang chuyện khác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhận thấy được ở trẻ em có sự thích thú kì lạ vì bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến những kết cục bất ngờ: cái ngược đời, cái phi lý lại có thể được chấp nhận vì đấy là bài hát của trẻ em, phù hợp với sự nhận thức của trẻ. Ngoài ra, đồng dao còn đem đến cho trẻ em một kho kiến thức tổng hợp về tự nhiên lẫn xã hội. Đó không phải là kiến thức hệ thống như tư duy người lớn mà là những gì dễ nhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò mò ở trẻ em. Tóm lại, từ xa xưa, mặc dù chưa có trường lớp nhưng ông cha ta đã dạy cho bao nhiêu thế hệ trẻ em được trưởng thành, có sự hiểu biết rộng, biết quan sát, biết yêu thương…Đó là nhờ những kiến thức mà các bài đồng dao đem lại. Như vậy, đồng dao không chỉ là những bài hát của trẻ em mà còn là một kho tàng tri thức bình dị nhưng vĩ đại và do đó nó cần phải được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa. 1.2. Về đề tài, nội dung của đồng dao: Như trên đã nói, đồng dao gắn với sự hồn nhiên vô tư của trẻ con nên không thể đòi hỏi ở chúng những nội dung và ý nghĩa nhất định. Đôi khi đọc lên 13 một bài đồng dao, chúng ta không thể hiểu được nội dung của bài đồng dao đó là gì vì đang nói vấn đề này thì lại chuyển sang vấn đề khác hoặc nó hàm chứa những ý nghĩa đứt đoạn từ hiện tượng này sang hiện tượng khác. Chẳng hạn: Ông trẳng ông trăng Xuống chơi với tôi Có bầu có bạn Có ván cơm xôi Có nồi cơm nếp Có nệp bánh chưng Có lưng hũ rượu Có chiếu bán đu Thằng cu xí xoài Bắt trai bỏ giỏ Cái đỏ ẵm em Đi xem đánh cá Có rá vo gạo Có gáo múc nước Có lược chải đầu Có trâu cày ruộng Có muống thả ao Ông sao trên trời. Rõ ràng chúng ta không thể hiểu được nội dung chính của bài đồng dao này muốn nói đến vấn đề gì. Nếu chúng ta cho rằng đây là bài đồng dao kể về các thức ăn quen thuộc của người nông dân như: cơm xôi, cơm nếp, bánh chưng…thì chúng ta lại bỏ mất phần quan trọng ở sau vì phần sau lại đề cập một vấn đề khác xem ra chẳng liên quan gì cả. Do đó, việc đi tìm nội dung của đồng dao thật không đơn giản chút nào nhưng cũng không phải là không tìm được. Trong bài viết này, chúng tôi tạm chia đồng dao ra làm năm đề tài- nội dung, bao gồm: về thế giới quanh ta và cuộc sống, quan hệ gia đình và xã hội, lao động và nghề nghiệp, châm biếm và hài hước, riêng nội dung thứ năm dùng để chỉ những bài không có nội dung rõ ràng hoặc nội dung hỗn hợp. Trong 540 bài đồng dao mà chúng tôi nghiên cứu, nội dung của các bài được phân bố như sau: Tỷ lệ: % Quan hệ Lao động Thế giới quanh gia đình Châm biếm Nội dung và nghề ta và cuộc sống và xã và hài hước khác nghiệp hội 30 16.3 8.3 18.3 27.1 14 Thế giới quanh ta và cuộc sống Quan hệ gia đình và xã hội Lao động và nghề nghiệp Châm biếm và hài hước Nội dung khác Biểu đồ 1.1 Từ biểu đồ trên ta thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất là mảng đề tài nội dung về thế giới quanh ta và cuộc sống: 30%, tiếp theo là những bài đồng dao có nội dung không cố định: 27,1%. Ít nhất là những bài đồng dao nói về nghề nghiệp: 8,3%. 1.2.1. Về thế giới quanh ta và cuộc sống: Ở nội dung đề cập đến thế giới quanh ta và cuộc sống, chúng tôi chia làm hai phần nhỏ. Trước hết là các bài đồng dao nói đến thế giới quanh ta. Trẻ em từ lúc chập chững biết đi hay lúc bập bẹ biết nói thì điều đầu tiên làm chúng chú ý là những vật xung quanh mình. Cha mẹ chúng thường chỉ vào những vật xung quanh chúng để dạy chúng nói, ví dụ: cái này là bàn, cái kia là áo, con này là mèo, con kia là gà… Lớn hơn chút nữa, trẻ em lại được dạy cách phân biệt vật này với vật kia, ví dụ: trái chanh thì chua, trái ớt thì cay, sợi chỉ dùng để may áo, cái kéo dùng để cắt…Đồng dao cũng dựa vào quá trình phát triển trên của trẻ để giúp chúng nhận biết những vật xung quanh mình một cách dễ dàng hơn vì đồng dao được sáng tác theo văn vần nên giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ. Thế giới quanh ta trong đồng dao rất đa dạng, từ những con vật như: con mèo, con chó, con gà, con lợn, con cá…đến những trái cây như: đậu rồng, đu đủ, trái thơm, trái táo, trái cam…hay những đồ vật như: bình vôi, thìa ốc, cái kéo, cài cày… Đồng dao cung cấp cho trẻ em một lượng kiến thức rất phong phú về thế giới quanh mình. Học thuộc những bài đồng dao này sẽ giúp các em tự khám phá những vật xung quanh mình một cách nhanh chóng. Chẳng hạn: Trời mưa lâm thâm Cây trâm có trái Con gái có duyên Đồng tiền có lỗ Bánh ổ thì ngon Tôm càng thì béo Cái kéo cắt may 15 Cái cày làm ruộng Cái xuổng đắp bờ Cái lờ thả cá Cái ná bắn chim Cái kim may áo Cái giáo đi săn Cái khăn bịt đầu Cái gầu tát nước Cái thước để đo Cái mo làm quạt Cái lạt bó mạ Rơm rạ thay tranh Phải học phải hành Để mà chóng biết. Quả thật, chỉ qua một bài đồng dao ngắn gọn, dễ thuộc như trên trẻ em đã có thể biết được công dụng, đặc điểm của hơn 16 vật. Điều này giúp trẻ nhớ nhanh, nhớ lâu hơn nhiều so với việc chúng ta chỉ vào từng đồ vật và nói cái này làm gì, cái kia làm gì. Sau khi có thể quan sát, nhận biết và phân biệt được vật này vật kia, trẻ em sẽ tiếp tục được học tập những kinh nghiệm về cuộc sống thông qua những bài đồng dao. Đó là những bài hát của những đứa trẻ chăn trâu, là những bài ca về thời tiết, là kinh nghiệm về nội trợ, bếp núc… Ví dụ: Con gà cục tác: lá chanh Con lợn ủn ỉn: Mua hành cho tôi Con chó khóc đứng, khóc ngồi Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng! Bài đồng dao trên dạy cho trẻ biết kinh nghiệm nội trợ, đó là gà thường ăn với lá chanh, lợn thì ăn với hành, chó thì ăn với riềng… Tóm lại, qua sưu tập và tìm hiểu chúng tôi thấy rằng số lượng bài đồng dao đề cập đến thế giới quanh ta và cuộc sống chiếm tỉ lệ rất lớn bởi vì nó gắn với trẻ em trong giai đoạn từ lúc chập chững đến khi lớn. Những bài đồng dao này có thể do trẻ em hoặc người lớn sáng tác viết về tất cả những sự vật, hiện tượng mà trẻ có thể bắt gặp khi bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chúng cung cấp cho trẻ em một lượng kiến thức vô cùng phong phú, một vốn sống dồi dào để trẻ bước đầu làm quen với cuộc sống. 1.2.2. Quan hệ gia đình và xã hội: Gia đình là nơi trẻ em được sinh ra, là nơi nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời và là cầu nối đưa trẻ em vào cuộc sống. Do đó, trẻ em chỉ có thể trở thành một người tốt khi có được một môi trường giáo dục tốt từ gia đình. Gia đình là nơi dạy trẻ em biết thương yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, thương yêu em nhỏ…để trở thành một người con hiếu thảo. 16 Từ quan hệ ban đầu với những người trong gia đình, trẻ em mở rộng mối quan hệ ra ngoài xã hội. Trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều người hơn, được biết ông này bà nọ, học được cách đối nhân xử thế với con người. Ví dụ: Chiều chiều mượn ngựa ông Đô, Mượn dù ông xã đưa cô về nguồn. Cô về cô đứng đầu truông, Ngựa ô đi trước ngựa hường theo sau. Mâm trầu thuốc giấy buồng cau, Lại thêm thằng nhỏ đi sau xách giày. Những bài đồng dao viết về xã hội có thể do trẻ em sáng tác, ghi lại những điều chúng tiếp thu được từ cuộc sống bên ngoài. Tóm lại, tuy không chiếm số lượng nhiều bằng những bài đồng dao về thế giới quanh ta và cuộc sống nhưng những bài đồng dao về quan hệ gia đình và xã hội là không thể thiếu để góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ. Bên cạnh kiến thức về cuộc sống, trẻ em phải được tu dưỡng về mặt đạo đức mới có thể phát triển được một cách toàn diện. 1.2.3. Lao động và nghề nghiệp: Lao động và nghề nghiệp trong đồng dao thường gắn với công việc của người nông dân như: thả cá, đi cày, bắt cua, nhổ mạ, chăn trâu…Những công việc này dưới mắt người nông thì bình thường nhưng qua cái nhìn ngây thơ của trẻ em nó đã được biến đổi một cách dí dỏm, ngộ nghĩnh. Ví dụ: Nghé ơi là nghé Nghé khôn theo mẹ Nghé dại theo đàn Nghé chớ ăn càn Người ta đánh nghé Một nhát đến tai Hai nhát đến đầu Tiền đâu của đâu Chuộc lấy đầu lâu Mang về trả mẹ Nghé ơi là nghé Nghé, nghé, nghé, nghé… Lao động và nghề nghiệp trong đồng dao có thể là những công việc của bố mẹ trẻ em, hoặc những công việc mà chúng quan sát được khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhưng nhiều nhất vẫn là những công việc mà trẻ em theo bố mẹ làm rồi tự làm một mình, tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đó cũng có thể là những bài hát do trẻ sáng tác khi công việc rỗi rãi, nhất là lúc đi chăn trâu, bò. Nhìn chung, trẻ em nông thôn Việt Nam xưa thường không được đến trường nên làm quen với công việc sớm. Những bài đồng dao về lao động và nghề nghiệp tuy không đúc kết được những kinh nghiệm dày dạn như kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc nhưng phần nào cũng thể hiện được một số kinh nghiệm phù hợp với công việc của trẻ em. 17 1.2.4. Châm biếm và hài hước: Châm biếm và hài hước là một đặc điểm nổi bật của ca dao Việt Nam nói chung và ở đồng dao đặc điểm này không phải là một ngoại lệ. Để phê phán cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội thì việc dùng tiếng cười châm biếm đem lại một hiệu quả rất cao. Ví dụ: Cái cò cái vạc Cái nhác cái lười Rủ nhau đi chơi Ba nơi bốn chốn Hay trốn việc nhà La cà ruộng, hói Tối nằm nhịn đói – Đất hỡi trời ơi! Cho tôi nắm xôi Không thì tôi chết. Bài đồng dao trên đã phê phán, châm biếm thói lười nhác và ham chơi. Có thể thấy những bài học ở những bài đồng dao có nội dung châm biếm rất thâm thuý. Do đó, những bài đồng dao thuộc mảng nội dung này thường do người lớn sáng tác để răn dạy trẻ em, để trẻ biết giễu cợt cái xấu và không sống chung với cái xấu. Tuy nhiên, với sự nhận thức còn non nớt của trẻ em thì những bài đồng dao này không đem đến hiệu quả cao lắm vì trẻ thường đọc thuộc mà ít chú ý đến nội dung. Chúng chỉ chú ý đến những yếu tố ngược đời gây nên sự hài hước trong bài đồng dao mà thôi và nhờ đó mà trẻ em thích học thuộc. Tóm lại, người nông dân Việt Nam xưa luôn thể hiện sự lạc quan trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, đối với họ yếu tố hài hước và châm biếm là những yếu tố không thể thiếu. Họ đem nó vào đồng dao không chỉ để giáo dục cho trẻ em mà còn giúp trẻ có được những tiếng cười sảng khoái cũng như cảm thấy thích thú khi đọc những bài đồng dao như thế. 1.2.5. Nội dung khác: Nội dung khác là tập hợp những bài đồng dao có nội dung không rõ ràng hoặc có nhiều nội dung khác nhau trong cùng một bài. Các bài đồng dao kiểu thế này thường do các em thiếu nhi sáng tác vì nó phù hợp với tâm lý của các em. Những bài đồng dao thuộc mảng nội dung này thường là cách nói cho có vần vè, nhịp điệu để các em hát hoặc vui chơi. Cách kết cấu của một bài đồng dao thế này thường là đổi đối tượng liên tục, có nghĩa là đang nói đối tượng này lập tức chuyển sang đối tượng khác với một sợi dây liên hệ duy nhất là cách bắt vần. Ví dụ: Thả đĩa, ba ba Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo tiền như nước Gánh ba gánh nước Đưa cậu ra đồng 18 Đánh ba tiếng cồng Cậu ơi là cậu. Ta thấy, rõ ràng ở bài đồng dao trên, chúng ta không thể hiểu được nội dung chúng muốn đề cập đến là gì nhưng cái làm cho chúng hấp dẫn các em thiếu nhi là nhịp điệu, vần vè để các em hát. Ở lứa tuổi các em, việc xác lập một nội dung cụ thể rõ ràng cho một bài đồng dao là không quan trọng chỉ cần các em đọc thuận miệng là được. 1.3. Về đặc trưng thi pháp của đồng dao: Là một thể loại của thơ ca dân gian, đồng dao cũng có những đặc điểm thi pháp giống như của ca dao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đồng dao cũng có một số đặc điểm riêng của mình. Ở đây chũng tôi chỉ đi vào một số đặc trưng thi pháp chủ yếu của đồng dao Việt Nam. 1.3.1. Thể thơ: Không giống như ca dao về quê hương đất nước, về tình yêu đôi lứa…chủ yếu là sử dụng thể thơ lục bát, các thể thơ trong đồng dao Việt Nam không chỉ đa dạng hơn mà còn lưu giữ nhiều thể thơ cổ của dân tộc như thơ hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng…Sự phân bố của các thể thơ này trong 540 bài đồng dao mà chúng tôi nghiên cứu thể hiện theo biểu đồ sau: Đơn vị: bài Hai Ba Bốn Năm Sáu Bảy Tám Lục Hỗn tiếng tiếng tiếng tiếng tiếng tiếng tiếng bát hợp 12 20 212 1 5 5 1 232 52 250 200 150 Series1 100 50 0 Hai Ba Bốn Năm Sáu Bảy Tám Lục Hỗn tiếng tiếng tiếng tiếng tiếng tiếng tiếng bát hợp Biểu đồ 1.2 19 Qua biểu đồ trên ta thấy, trong 540 bài đồng dao mà chúng tôi nghiên cứu còn lưu giữ đến chín thể thơ khác nhau của dân tộc, trong đó các thể thơ như thơ hai tiếng, ba tiếng là những thể thơ rất cổ, chỉ có thể tìm thấy trong văn học dân gian. Thể thơ chiếm số lượng nhiều nhất là lục bát, nhưng hình thức của lục bát trong đồng dao như thế nào, có gì đặc biệt, chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau. Thể thơ có số lượng nhiều không kém lục bát là thơ bốn tiếng (212/540 bài). Sở dĩ thơ này phổ biến hơn cả là vì số tiếng vừa phải, phù hợp với lời ăn tiếng nói của trẻ con và có thể chuyển tải nội dung một cách đầy đủ hơn so với thơ hai tiếng và ba tiếng. Tính ngắn gọn, súc tích và có nhịp điệu là những nguyên nhân giúp cho thơ bốn tiếng được trẻ em đặc biệt yêu mến và do đó chúng xuất hiện nhiều trong các trò chơi trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân giúp cho chúng được lưu truyền nhiều đến bây giờ. Một điều đáng lưu ý nữa là, trong các thể thơ trên, các thể thơ có số tiếng trong một dòng là số lẻ như: thể ba tiếng, thể năm tiếng, thể bảy tiếng còn lưu truyền lại rất ít, đặc biệt là thể thơ năm tiếng và bảy tiếng. Ở đây có hai khả năng xảy ra, một là các thể thơ này đã gia nhập vào sự ra đời của một thể thơ mới. Chẳng hạn như: thể thơ bảy chữ đã tham gia vào sự ra đời của thể song thất lục bát. Hai là, do tâm lý của người dân Việt Nam, thường yêu thích cái gì có cặp đôi, tròn trịa, khác với người Trung Quốc, các thể thơ truyền thống của họ là thể thơ có số tiếng lẻ trong một dòng như: ngũ ngôn, thất ngôn. Ta thấy, mặc dù có số lượng ít hơn thể lục bát và thể bốn tiếng nhưng thể hỗn hợp cũng chiếm một số lượng đáng kể. Điều này được giải thích như sau: Những câu hát dân gian ban đầu từ thời thượng cổ, chưa hề tách ra khỏi quá trình lao động mà gắn chặt với quá trình đó, có thể nói đó là một chi tiết của công việc lao động. Những điệu hò, những câu hát trẻ em…là những câu chưa tách rời khẩu ngữ. Không nhất thiết số lượng từ trong dòng thơ đã được hạn định đều đặn ngay từ bước đầu, mà thật ra dòng thơ dài ngắn khác nhau. Những câu hát đó không thiếu gì trong thơ ca dân gian, thường được gọi là lối trúc chi từ. Vì mang tính chất khẩu ngữ nên câu hát có thể dài ngắn tùy ý nhưng nhất thiết phải được gói gọn trong một dòng thơ, không được bắc cầu sang dòng khác. Như vậy, câu thơ dân gian trong quá trình tiến triển có tính chất tự phát của nó, được chia ra hai hướng: hoặc là tùy tiện diễn đạt kiểu trúc chi từ, hoặc là tìm tới một hình thức ổn định và thích hợp với lối diễn cảm nhiều màu sắc hơn…sự tổ hợp này không thể vô hạn định, mà ngừng lại khi đã đạt đến một thể ổn định và thích hợp với quy luật của sự diễn đạt ngữ nghĩa và ngữ điệu(1). Qua nghiên cứu các thể thơ trong đồng dao, chúng tôi thấy ở chúng có sự vận động theo cả hai hướng nhưng ở hướng thứ hai diễn ra rõ ràng hơn, và các thể thơ truyền thống của dân tộc ta như: lục bát và song thất lục bát đều đi theo hướng này. 1.3.2. Kết cấu: (1) Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam: hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 20 Ca dao, dân ca thường có kiểu kết cấu phổ biến là: kết cấu một vế đơn giản (nội dung của lời là một ý lớn do các phán đoán tạo thành) hoặc kết cấu một vế có phần vần. Kiểu kết cấu này thường có hai phần rõ rệt: phần đầu miêu tả ngoại cảnh, phần sau là phần chính của lời. Ngoài ra, còn có một kiểu kết cấu rất đặc trưng của ca dao, dân ca là kết cấu hai vế đối đáp. Trong kiểu kết cấu này còn chia ra rất nhiều loại nhỏ. Đồng dao cũng là sáng tác thơ ca dân gian nhưng có kết cấu rất khác so với ca dao, dân ca. Điều này không chỉ tạo nên sự độc đáo riêng cho đồng dao mà còn là một trong số những dấu hiệu để nhận biết nó. Theo sự nghiên cứu của chúng tôi, đồng dao có hai kiểu kết cấu cơ bản là: kết cấu đối thoại và kết cấu độc thoại. Trong kết cấu độc thoại gồm hai tiểu loại nhỏ là kết cấu độc thoại có câu gọi vần và kết cấu độc thoại không có câu gọi vần. 1.3.2.1. Kết cấu đối thoại: Khác với kết cấu hai vế đối đáp trong ca dao, dân ca (tức là cách kết cấu gồm hai phần rõ rệt: phần đầu do một người nêu vấn đề, phần sau do người khác giải quyết vấn đề), kết cấu đồng dao tuy cũng có hỏi và đáp nhưng hỏi và đáp ở đây là liên tục không gián đoạn và gần với khẩu ngữ nên không thể gọi là kết cấu đối đáp được. Do đó, có thể gọi tên kiểu kết cấu này theo hai cách: hoặc là kết cấu hỏi đáp hoặc là kết cấu đối thoại. Ở đây chúng tôi chọn cách gọi thứ hai để khu biệt nó với dạng kết cấu còn lại dễ dàng hơn. Trong 540 bài đồng dao mà chúng tôi nghiên cứu, có sáu bài đồng dao thuộc dạng này, chiếm tỷ lệ 1,11%. Con số này là quá nhỏ so với các dạng kết cấu khác nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Sở dĩ loại kết cấu này xuất hiện trong đồng dao và còn được lưu giữ vì nó thường gắn với các trò chơi của các em thiếu niên, nhi đồng. Ví dụ: – Dạ rồng kia? – Dạ – Rồng đen hay rồng trắng? – Rồng trắng – Rồng trắng lấy nước gạo mùa – Rồng đen lấy nước cho vua đi cày – Anh em ta kéo lúa về ồ! ồ! ồ! Có thể thấy đây là bài đồng dao gắn với trò chơi của các em nên việc hỏi đáp diễn ra rất bình thường trong những câu thơ rất thô sơ mộc mạc, rất trẻ con. Chính vì vậy mà nó rất được các em yêu thích. 1.3.2.2. Kết cấu độc thoại: Sử dụng thuật ngữ kết cấu độc thoại ở đây là chúng tôi muốn phân biệt nó với kết cấu đối thoại. Độc thoại có nghĩa là nói một mình, tức là chỉ do một người nói. Lời nói đó sau này phổ biến cho nhiều người biết hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Với ý nghĩa đó nên ở đây chúng tôi mượn nó để gọi tên một loại kết cấu một vế giúp khu biệt với kết cấu đối thoại. Có hai loại kết cấu độc thoại là: kết cấu độc thoại có câu gọi vần và kết cấu độc thoại không có câu gọi vần.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net