Yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi kết hôn của người pa cô nghiên cứu trường hợp tại hai thôn lia và a sói xã a túc huyện hướng hóa tỉnh quảng trị

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi kết hôn của người pa cô nghiên cứu trường hợp tại hai thôn lia và a sói xã a túc huyện hướng hóa tỉnh quảng trị

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ***** ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI: YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TUỔI KẾT HÔN CỦA NGƯỜI PA CÔ (nghiên cứu trường hợp tại hai thôn Lia và A Sói xã A Túc huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị) GVHD: ThS Lê Văn Bửu SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung 0769102 Nguyễn Thị Thu Hương 0769062 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 NĂM 2010 BẢNG DANH TỪ VIẾT TẮT Hôn nhân – gia đình: HN – GĐ Thành phố Hồ Chí Minh: TP. HCM Tiến sĩ: TS Nhà xuất bản Đại học Quốc gia: NXB ĐHQG Kinh tế - xã hội: KT – XH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa: CNH – HĐH Trung Ương: TW Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: CHXHCNVN MỤC LỤC CHƯƠNG I: DẪN NHẬP ................................................................................... 1 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................ 6 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 6 2. Lý thuyết áp dụng ...................................................................................... 10 3. Các khái niệm liên quan ............................................................................ 12 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 13 5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 13 6. Khung phân tích ........................................................................................ 14 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 15 1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 15 2. Nội dung cần phân tích .............................................................................. 25 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................... 42 1. Kết luận ...................................................................................................... 42 2. Khuyến nghị ............................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 44 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 45 1 CHƯƠNG I: DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề hôn nhân-gia đình (HN-GĐ) là một lĩnh vực có nhiều diễn biến phong phú, phức tạp, đa chiều, đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, đi sâu khảo sát, nghiên cứu. Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu, khảo sát thường diễn ra với quy mô to lớn, ở diện rộng, bao quát khắp cả nước. Đặc biệt, những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực nêu trên liên quan đến người dân tộc thiểu số khá ít, chủ yếu chỉ dừng lại ở các bài tạp chí hoặc tập san. Hôn nhân là sự kiện trọng đại, thiêng liêng của đời người. Bởi hôn nhân, chính nó sẽ tạo ra một mối quan hệ nhân thân mới là quan hệ vợ chồng mà ý nghĩa của nó là cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, kết hợp với nhau để sinh đẻ, cùng nhau nuôi dạy con cái, phát triển kinh tế gia đình và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Bên cạnh đó, hôn nhân hiện nay cũng đang gây ra nhiều hệ quả khó lường cho xã hội như hiện tượng ly hôn, bạo lực gia đình, phát triển dân số, đặc biệt là ở các xã miền núi, vùng sâu vùng. Do kinh tế chậm phát triển, nhận thức của người dân tộc thiểu số chưa cao nên những hủ tục lạc hậu vẫn còn tái diễn như tục tảo hôn, tục bắt vợ. Tảo hôn sẽ cuốn con người vào vòng xoáy lo toan gia đình, là nguyên nhân làm cho các cá nhân không có nhiều cơ hội học hành hay nâng cao tay nghề... Đối với xã hội, tảo hôn sẽ góp phần vào sự gia tăng dân số, chất lượng dân số thấp, đời sống dân sinh ảnh hưởng nghiêm trọng, mức sinh hoạt thu nhập thấp. Vì vậy, nhận thức đúng về những hậu quả của tảo hôn không chỉ góp phần vào sự phát triển chung của xu thế hôn nhân và gia đình đối với người dân tộc thiểu số nói riêng mà còn cả người Kinh nói chung. Là mảnh đất nối liền hai miền đất nước, Quảng trị hôm nay đang thay da đổi sắc từng ngày cùng với sự phát triển chung của Dân tộc. Dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tại đây, nền kinh tế mang tính chất nông 2 nghiệp đang chuyển dần sang nền kinh tế phi nông nghiệp, đặc biệt là ở huyện Hướng hóa – một huyện ở miền núi. Sau khi hình thành trung tâm thương mại kinh tế đặc biệt Lao Bảo, huyện Hướng Hóa có tốc độ công nghiệp hóa rất cao, đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh so với các huyện khác trong khu vực Tỉnh. Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn đạt hơn 12,7%, (Báo Quảng Trị). Điều này đã tạo những cơ hội mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nói chung và người Pa Cô nói riêng. Tuy nhiên, những tác động kinh tế đã làm thay đổi ít nhiều đời sống kinh tế, lối sống và sinh hoạt văn hóa của người Pa Cô. Chính bởi những yếu tố tác động đa chiều, đa dạng trong lĩnh vực hôn nhân - gia đình nói chung và những hiểu biết về người dân tộc Pa Cô ở Quảng Trị nói riêng đã làm động lực, ý tưởng, khơi gợi cho nhóm tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi kết hôn của người dân tộc Pa Cô ở Huyện Hướng Hóa từ năm 2005 trở lại đây” Nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi kết hôn của người dân tộc Pa Cô” là một vấn đề cấp thiết vì gia đình là một thiết chế xã hội rất đa dạng và phức tạp, nó phản ánh các mối quan hệ sinh học và xã hội, vật chất và tinh thần, tư tưởng và tâm lý. Với nghiên cứu này, nhóm tác giả đi sâu tìm hiểu những đặc trưng cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân cũng như các chức năng đa dạng của gia đình người Pa Cô hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu này còn nhằm tìm hiểu về các chính sách xã hội liên quan đến hôn nhân – gia đình dành cho người dân tộc. 2. Đối tượng – khách thể - phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi kết hôn của người dân tộc Pa Cô tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị” (Nghiên cứu trường hợp ở hai thôn của xã A Túc, huyện Hướng Hóa kể từ năm 2005 trở lại đây). 2.2. Khách thể Người dân tộc Pa Cô 2.3. Phạm vi nghiên cứu 3 Thôn Lia và A Sói, xã A Túc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài được xây dựng với mong muốn sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát về độ tuổi kết hôn của người dân tộc Pa Cô, tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này cũng như nguyên nhân dẫn tới sự ảnh hưởng này với kỳ vọng làm thay đổi nhận thức của người dân tộc Pa Cô về độ tuổi kết hôn, nhằm giúp họ có cuộc sống hôn nhân và tổ chức cuộc sống sau hôn nhân được tốt hơn. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi kết hôn lần đầu: kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội. - Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến khuôn mẫu tuổi kết hôn của người Pa Cô trong 5 năm trở lại đây. - Những đề xuất, giải pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng bảng phỏng vấn sâu Phương pháp tiếp cận quan sát: Sử dụng các phương pháp này, tác giả bài viết có thể nhìn thấy sự tác động của các yếu tố kinh tế, xã hôi…. Có tác động đến yếu tố độ tuổi kết hôn lần đầu của người dân Pa Cô. Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả đã sử dụng có chọn lọc các nguồn tư liệu sẵn có trên các kênh thông tin đại chúng sách, báo, tập san để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình được hoàn thiện hơn. 5. Mô tả mẫu Xã A Túc là một trong những xã miền núi của huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị, đây là khu vực miền núi thuộc miền Trung Bộ, kinh tế ở đây còn chậm phát triển, nhận thức của người dân tộc thiểu số ở đây chưa cao về vấn đề hôn nhân và gia đình. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện bằng phương pháp định tính với dung lượng mẫu dự kiến ban đầu là 12. 4 STT Đối tượng Số cuộc phỏng vấn 1 Chủ tịch xã 1 2 Cán bộ Hội Phụ nữ 1 3 Cán bộ đoàn thanh niên 1 4 Bộ đội biên phòng 1 5 Già làng 2 6 Người dân 6 Hai thôn thuộc xã được chọn đại diện: một thôn nằm ở trung tâm xã, một thôn có vị trí cách xa xã. Tuy nhiên, do giới hạn thời gian tại thực địa và không hẹn gặp được các đối tượng nên mẫu tổng mẫu được tiến hành phỏng vấn là 9 người. STT Đối tượng Số cuộc phỏng vấn 1 Chủ tịch xã 1 2 Cán bộ đoàn thanh niên 1 3 Bộ đội biên phòng 1 4 Già làng 1 5 Người dân 5 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Nếu hôn nhân chiếm một vị trí quan trọng trong mỗi đời người thì độ tuổi kết hôn có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống gia đình cũng như mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội. 5 Do đó, khi nghiên cứu đề tài này, sẽ giúp cho tác giả có những nhìn nhận chung về độ tuổi kết hôn lần đầu của người dân Pa Cô dưới những tác động của kinh tế, xã hội, văn hóa… Đi sâu tìm hiểu, phân tích những yếu tố tác động đến độ tuổi kết hôn lần đầu tại địa bàn khảo sát, tác giả sẽ xác định được những nét đổi thay độ tuổi kết hôn lần đầu của người Pa Cố ở xã A Túc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị từ 2005 trở lại đây. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua đề tài này, tác giả sẽ có thêm những hiểu biết về nghiên cứu khoa học cũng như cách thức xây dựng một đề cương hoàn chỉnh phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sau này. Kết quả khảo sát mà đề tài mang lại sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống của người dân Pa Cô nói chung và khuôn mẫu tuổi kết hôn lần đầu nói riêng. 7. Giới hạn của đề tài - Khó thu thập thông tin vì: đối tượng là người dân tộc nên khó hiểu được các khái niệm tác giả bài viết trình bày trong đề tài. - Địa bàn người Pa Cô ở cách xa trung tâm tỉnh lỵ nên khó khăn trong việc đi lại. 6 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc mở của hội nhập với thế giới bên ngoài trong thời gian vừa qua đã có ảnh hưởng đến lối sống của cá nhân và tác động không nhỏ đến các gia đình. Vì vậy, trong những năm vừa qua đã có nhiều nghiên cứu về gia đình Việt Nam. Đáng chú ý là những nghiên cứu về gia đình truyền thống của các tác giả trong nước như Hoàng Bá Thịnh, Trần Thị Kim Xuyến…Bên cạnh đó, gia đình Việt Nam cũng là đề tài hấp dẫn nhiều học giả mới. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ xin đi sâu vào các nghiên cứu về hôn nhân – gia đình của người dân tộc. Nghiên cứu đầu tiên mà nhóm muốn đề cập đến là luận văn thạc sĩ ‘‘Hôn nhân và gia đình của người Chơ-ro ở Đồng Nai truyền thống và biến đổi” của tác giả Lâm Nhân – Tp.HCM tháng 11 năm 2009. Đây là đề tài nghiên cứu, tìm hiểu hôn nhân và gia đình của người Chơ - Ro dưới góc độ văn hóa học. Luận án đã tập hợp tương đối đầy đủ tư liệu về người Chơ-ro ở Đồng Nai, tìm hiểu sự giao lưu, sự vận động của gia đình và hôn nhân truyền thống trong sự tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Luận án đã tìm hiểu và đánh giá về sự biến đổi văn hoá người Chơ-ro, nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của họ. Đồng thời, luận án cũng đưa ra dự báo về xu hướng biến đổi văn hóa người Chơ-ro trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ở nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được kết quả: hiện nay, vấn đề thân tộc người Chơ-ro tồn tại hình thức mẫu hệ-phụ quyền. Hôn nhân cổ truyền của người Chơ-ro là loại hình hôn nhân mẫu hệ, theo hình thức ngoại hôn dòng tộc. Đến tuổi trưởng thành, nam và nữ được tự do tìm hiểu, có tục ngủ chung trước khi cưới. Các nghi thức trong hôn nhân của người Chơ-ro đơn giản. Sau hôn nhân, nam giới cư trú bên vợ, không có tục nối dây, nối nòi như một số dân tộc thiểu số khác. Một số trường hợp ly hôn, kết hôn với tộc người khác... đã xuất hiện nhưng không phổ biến. 7 Tuy nhiên, điểm thú vị nhất mà luận án đã làm được đó là đi vào phân tích vai trò của ông Đầu nhang, người giữ vai trò điều tiết các mối quan hệ (văn hóa, kinh tế, xã hội), ông Trưởng tộc (ông cậu), là người đã làm rể ở dòng họ khác, nhưng vẫn có vai trò quyết định trong các vấn đề liên quan đến gia đình, dòng họ, được mọi người trong dòng họ tôn trọng. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, đề tài vẫn còn một số hạn chế: các yếu tố được xét đến chỉ mang tính chất chung chung, thiên về khía cạnh văn hóa là chủ yếu, chưa làm nổi bật yếu tố quyền kết hôn cũng như các yếu tố tác động dến độ tuổi kết hôn. Nghiên cứu thứ hai được tiến hành bởi tác giả Võ Văn Dũng trong luận văn thạc sĩ xã hội học “Biến đổi mối quan hệ xã hội của cộng đồng người Cơ Ho dưới tác động của quá trình đô thị hóa” TP.HCM 2009. Luận văn đã đi vào khảo sát và tìm hiểu mối quan hệ xã hội dưới các khía cạnh quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng, quan hệ lối xóm và quan hệ làng xã tại thôn Mangline, phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trong phần kết quả nghiên cứu của mình tác giả đề cập đến vấn đề đô thị hóa và sự biến đổi mối quan hệ gia đình của người Cơ Ro, đó là sự biến đổi mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình người Cơ Ho. Để nên vợ nên chồng phải tuân thủ một số nguyên tắc hôn nhân nhất định, nổi bật lên là nguyên tắc ngoại tộc hôn, tuy nhiên trong khoảng mười năm trở lại đây, người Cơ Ho có hiện tượng hôn nhân hỗn tộc. Theo tác giả, xã hội thay đổi cộng với sự giao lưu, ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nên các phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt của người Cơ Ho đang dần bị thay đổi theo, bị “Kinh hóa” theo lối sống của người Kinh, đây được xem như một điều tất yếu phải xảy ra. Tiếp theo là nghiên cứu “Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam” của tác giả Bá Trung Phụ - Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử - TP.HCM, 1996. Đóng góp mới của luận văn là góp phần tìm hiểu gia đình và hôn nhân của các nhóm Chăm theo đạo Bà La Môn, Hồi giáo Bà Ni, Hồi giáo Islam để xác định được tính chất, mối quan hệ giữa các nhóm tôn giáo nhằm phác họa một 8 cách tương đối toàn diện bức tranh gia đình và hôn nhân truyền thống cũng như sự biến đổi của nó ở tộc người Chăm, nhằm góp phần làm sáng tỏ các đặc trưng và trình độ phát triển xã hội người Chăm, đặc điểm văn hóa, ảnh hưởng của tôn giáo đến sự hình thành nhân cách người Chăm được bắt nguồn từ gia đình. Bên cạnh những nghiên cứu về hôn nhân – gia đình của người dân tộc trong nước, một số tác giả cũng đi sâu nghiên cứu về “hôn nhân của người Hoa ở Nam bộ” mà điển hình là nghiên cứu luận văn Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Duy Bính – TP.HCM 1999. Hôn nhân của nam nữ thanh niên Hoa ngày xưa hoàn toàn do đôi bên cha mẹ quyết định, tác giả đã đi vào tìm hiểu từ khía cạnh gia đình và phong tục của người Hoa, hôn nhân truyền thống của người Trung Quốc xưa kia hoàn toàn không dựa vào tình yêu hoặc sự lựa chọn của cá nhân vì làm như thế sẽ bị mọi người khinh bỉ. Ngay cả trong những trường hợp một đôi nam nữ đã đính ước mà có quan hệ thầm kín, vụng trộm với nhau trước hôn nhân cũng bị chê cười. Theo phong tục, nam nữ thanh niên đến tuổi qui định phải cử hành những nghi lễ nhất định mới được thừa nhận là thanh niên, có thể lấy vợ, lấy chồng. Tuổi kết hôn của nam nữ cũng thay đổi qua các thời kỳ và lễ pháp quy định cho cưới hỏi cũng không giống nhau, thời Tây Chu, nam ba mươi tuổi phải lấy vợ, nữ hai mươi tuổi phải lấy chồng. Đó là vì trai ba mươi tuổi gân cứng cốt khỏe, có thể làm cha, gái hai mươi tuổi có thể làm mẹ. Theo quan niệm truyền thống, nam 30 tuổi mà chưa lấy vợ là lỡ, nữ 20 tuổi vẫn chưa gả chồng thì bị xem là quá thời. Thời Xuân Thu: đàn ông 30 tuổi thành gia thất, đàn bà 15 xuất giá”; đến thời Tây Hán: con gái ngoài 15 tuổi không lấy chồng, phạt năm toán; thời Bắc Chu, con trai 15, con gái 13 trở lên là có thể tùy lúc mà lấy vợ gả chồng; từ Tống đến Thanh, pháp luật quy định tuổi hôn nhân nam 16, nữ 14. Thời Dân quốc, chính phủ Quốc dân đảng đặt ra luật: “con trai chưa đủ 18, con gái chưa đủ 16 tuổi không được kết hôn” nhưng trên thực tế không thực hiện được. Tuy pháp luật có quy định, nhưng trong hôn nhân truyền thống của người Hoa thường có tục tảo hôn, hoặc hứa hôn từ lúc con cái còn nhỏ. Tác giả cũng đưa 9 ra những nguyên nhân của vấn đề tảo hôn ở Trung Quốc là vì đất rộng người thưa, các nhà quan gia được phong tước đều khuyến khích tảo hôn trên đất đai của mình để thêm sức lao động, thêm lực lượng dự bị cho chiến tranh. Nguyên nhân kinh tế của tảo hôn là vì khi qua chiến tranh lâu dài, các vương triều mới lập thường lâm vào cảnh người ít, kinh tế tiêu điều, đất đai hoang hóa, bọn thống trị phải thực hiện chính sách ưu đãi tăng nhân khẩu để lấy sức lao động khôi phục kinh tế. Mặt khác, từ xa xưa Trung Quốc lập nước từ nông nghiệp, nhưng do phương pháp canh tác lạc hậu, đời sống con người bần khốn, mọi việc đều dựa vào sức người, vì kế sinh nhai mà nhà nhà đều mong sớm có con, cháu để thêm sức lao động. Nguyên nhân xã hội của tệ tảo hôn còn là do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo thâm căn cố đế trong xã hội Trung Quốc, đó là tư tưởng nối dõi, cùng ý thức dòng dõi mạnh mẽ đã gây nên tình trạng tảo hôn. Một nghiên cứu khác, chính xác hơn là một bài viết: “Sự biến đổi trong nghi lễ chuyển đổi của người Chăm tại TP.HCM” – TS. Phan Thị Yến Tuyết. Tác giả đã dành một phần viết của mình nghiên cứu về nghi lễ chuyển đổi trong hôn nhân – lễ cưới. Hiện nay, do cuộc sống diễn ra tại một đô thị lớn như TP.HCM nên nam nữ thanh niên người Chăm Islam có nhiều cơ hội gặp gỡ nhau để tìm hiểu và quyết định việc kết hôn của họ. Tuy nhiên, hôn nhân do mai mối vẫn không phải là không còn phổ biến, thậm chí dù đôi nam nữ yêu nhau, chủ động tiến tới hôn nhân, họ vẫn báo cho gia đình hai bên biết để có sự mai mối, tiến hành đúng theo phong tục truyền thống. Hai gia đình sẽ định ngày dặm hỏi, nhà gái đưa ra những điều kiện về sính lễ, nếu nhà trai chấp nhận thì xem như việc tác hợp đã được thỏa thuận. Sau ngày dặm hỏi hai gia đình sẽ bàn ngày cưới. Theo tục lệ người Chăm Islam ở Nam Bộ, đôi tân hôn sẽ sống với nhau suốt ba ngày đêm trong phòng, hạn chế đi ra bên ngoài. Người ta quan niệm thời gian này sẽ giúp cô dâu chú rể hiểu nhau hơn, để thích nghi với tâm tính nhau và dịp này họ cũng sẽ bàn bạc nơi cư trú sau hôn nhân của họ: ở nhà vợ hay nhà chồng hay sống riêng… 10 Ngoài ra, còn có nguồn tại liệu quý giá từ tập san, tạp chí, báo…như bài viết: “Đôi nét về Quan hệ hôn nhân gia đình ở người Paco, Pahi và Catu ở Tây Thừa Thiên Quảng Nam” của Nguyễn Hữu Thấu, tạp chí dân tộc học, 1976, số 1, tr 80-87. Theo điều tra của tác giả thì: cho đến nay, ở người Paco, Pahi và Catu, tập tục ngoại hôn vẫn còn được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Vi phạm vào nguyên tắc ngoại hôn, đồng bào gọi là agăm, tương đương với khái niệm loạn luân trong tiếng Việt, và coi đó là một tội nặng nhất. Những người phạm tội agăm thường bị đuổi ra khỏi làng, sau khi đã chịu tội nhục nhã trước dân làng và đã làm một lễ hiến sinh vào loại tốn kém nhất để tạ lỗi với thần linh. Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra rằng: hôn nhân liên minhh ba thị tộc là một hình thái hôn nhân đặc thù của thời kỳ quá độ từ mẫu hệ sang phụ hệ, cũng là một hình thái hôn nhân có vị trí chi phối các quan hệ hôn nhân và gia đình khác trong quan hệ này. Từ các kết quả này, tác giả đã rút ra kết luận: sức ì của các tập tục hôn nhân và gia đình lạc hậu vẫn là một cản trở lớn đối với việc xây dựng những quan hệ hôn nhân gia đình mới, tiến bộ của các dân tộc trên. Việc tiếp tục điều tra nghiên cứu phát hiện các tàn tích hôn nhân và gia đình lạc hậu trong đồng bào để trên cơ sở đó, thấy rõ phương hướng đấu tranh khắc phục, vẫn còn là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu. Chính những thông tin từ các đề tài, luận văn, báo chí…về mảng kết hôn, gia đình đã gợi ra những ý tưởng quý giá cho nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài này. 2. Lý thuyết áp dụng Thuyết cấu trúc chức năng gắn liền với những tên tuổi như A.Comte, Herbert Spencer, Robert Merton... Các luận điểm gốc của thuyết cấu trúc chức năng đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại được, phát triển được là do các biện pháp cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc. Bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo 11 sự thay đổi ở các thành phần khác. Sự biến đổi của cấu trúc tuân theo quy luật tiến hóa, thích nghi khi môi trường sống thay đổi, sự biến đổi của cấu trúc luôn hướng tới thiết lập lại trạng thái cân bằng ổn định (Lê Ngọc Hùng. Lịch sử và lý thuyết xã hội học. 2002. NXB ĐHQG. TPHCM ) Nhưng trong đề tài này, nhóm tác giả bài viết áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng của Parsons. Ông cho rằng: “các cá nhân là những người hành động xã hội tìm cách thỏa mãn mong muốn của mình. Do vậy, họ đặt ra mục tiêu và đưa ra các phương tiện hiệu quả nhất để đạt được nhu cầu của mình”. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng: “các hành động thực hiện những chức năng này trong hệ thống xã hội. Có nghĩa là chúng phục vụ một điều gì đó có ích cho xã hội. Các hành động này có chức năng làm cho cá nhân hội nhập vào xã hội và đóng góp vào việc duy trì xã hội đó” (Trần Thị Kim Xuyến. Nhập môn xã hội học. 2005. NXB ĐHQG.TPHCM ) Nếu trong chiến tranh, mọi người thường có tư tưởng kết hôn sớm, có nhiều con để cống hiến thêm sức lực cho cuộc chiến tranh của Dân tộc. Và người ta lấy điều này làm “giá trị, chuẩn mực xã hội”, tuân thủ theo các chuẩn mực đó. Đến các thời kỳ xây dựng đất nước sau chiến tranh, trình độ nhận thức của người dân vẫn còn thấp, cuộc sống còn nghèo khó, người dân vẫn còn mang nặng tư tưởng thích có nhiều con, đặc biệt là con trai, để có thể tạo ra nhiều của cải và nương tựa lúc về già. Để “thỏa mãn mong muốn” của mình, họ thường kết hôn sớm. Trong những năm gần đây, khi đất nước đang trên đà công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cùng với sự biến đổi chung, thì gia đình Pa Cô cũng có nhiều sự biến đổi. Gia đình hiện nay không còn tham gia vào quá nhiều chức năng trong xã hội như chức năng nhà trường, nhà trẻ, bệnh viện. Các chức năng chính của gia đình như chức năng sinh sản… cũng có những sự đổi thay. Người phụ nữ hiện nay không chỉ có chức năng làm vợ, làm mẹ, mà họ còn tham gia vào các hoạt động xã hôi. Điều đó, đã làm cho độ tuổi kết hôn của người dân tăng lên. Chính sự biến đổi các chức năng này cũng đã làm cho cá nhân mỗi người dân tộc Pa Cô “hội nhập vào xã hội” tốt hơn với trình độ nhận thức, tay nghề được 12 nâng cao, dễ dàng tìm kiếm việc làm và nuôi sống bản thân, gia đình. Điều này, cũng góp phần vào việc duy trì xã hôi hiện tại. Bởi xã hội hiện nay rất cần những người có chất xám, trí tuệ. Như vậy chiến tranh kết thúc, đất nước có những sự thay đổi về văn hóa, xã hội để hội nhập cùng thế giới. Đứng trước những cơ hội, thách thức lớn ấy, quy mô cơ cấu gia đình Việt Nam nói chung và dân tộc Pa Cô nói riêng đang có những sự thay đổi theo, mà một trong những yếu tố có thể dễ nhận thấy nhất là khuôn mẫu tuổi kết hôn đang ngày càng có xu hướng tăng lên. 3. Các khái niệm liên quan - Ảnh hưởng: tác động có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi hoặc trong quá trình phát triển của sự vật hoặc người nào đó (trang 6, từ điển thông dụng – NXB Đà Nẵng, 2008). - Kết hôn: chính thức lấy nhau làm vợ chồng (trang 370, từ điển thông dụng – NXB Đà Nẵng, 2008). - Yếu tố: bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng (trang 956, từ điển thông dụng – NXB Đà Nẵng, 2008). - Kinh tế: tổng thể nói chung các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho con người và xã hội (trang 405 từ điển thông dụng – NXB Đà Nẵng, 2008). - Chính sách: sách lược và các chủ trương, biện pháp cụ thể để thực hiện đường lối và nhiệm vụ trong một thời kỳ lịch sử nhất định (trang 127 từ điển thông dụng – NXB Đà Nẵng, 2008). - Chính sách xã hội: là một công cụ quản lý xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước, là tư tưởng, quan điểm, đường lối của chủ thể lãnh đạo được cụ thể hóa thành chính sách và thể chế thành luật để thực hiện và điều chỉnh những vấn đề xã hội đang đặt ra đối với con người, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của con người phù hợp với đối tượng, với trình độ KT – XH nhằm hoàn thiện các quan hệ xã hội, 13 ổn định và phát triển xã hội (Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH – HĐH, Lê Thị Kim Huệ, 2010). - Văn hóa: là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội của mình (Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, trang 12). 4. Câu hỏi nghiên cứu - Có phải người dân tộc Pa Cô kết hôn sớm là do kinh tế gia đình quyết định? - Có phải người dân tộc Pa Cô kết hôn sớm là do gia đình bắt buộc? - Có phải người dân tộc Pa Cô kết hôn sớm là do trình độ học vấn của họ còn hạn chế? 5. Giả thuyết nghiên cứu Tuổi kết hôn của dân bản Pa Cô đang dần dần tăng lên. Đây là một dấu hiệu rất phấn khởi, chứng tỏ công tác dân vận, tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức cho người người dân được các cán bộ ở địa phương triển khai có hiệu quả. 14 6. Khung phân tích Tuổi kết hôn lần đầu Nhận Hành vi thức Kinh tế Chính sách Văn hóa Các yếu tố tác động 15 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu 1.1.Tỉnh Quảng Trị Trên lãnh thổ Việt Nam, Quảng Trị nằm ở đoạn thắt miền Trung, trên chiều dài Bắc – Nam của đất nước, tựa như điểm tỳ vai chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu Tổ quốc. Hình thể Quảng Trị lưng tựa vào dãy trường sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển đông bao la. Bờ biển phía đông dài 75 km, có đảo Cồn Cỏ rộng 4km2 nằm cách bờ biển (Mũi Lay) chừng 30km, phía tây giáp hai tỉnh Savanakhet và Salavan của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài biên giới 206km, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình. Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 4746,4 km2 với ¾ diện tích là đồi núi, khí hậu khắc nghiệt, nơi chưa qua hạn hán đã đến mùa mưa bão; song Quảng Trị không phải không có những lợi thế về tự nhiên, địa lý. Tỉnh có những điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng, lại nằm tại điểm đầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, có tuyến giao thông Bắc – Nam đi qua nên cũng thuận lợi trong phát triển kinh tế. Quảng Trị là mảnh đất chung sống của nhiều dân tộc, trong đó có ba dân tộc chính là Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Theo các tài liệu lịch sử, các bằng chứng khảo cổ học, mảnh đất Quảng Trị là một trong những chiếc nôi hình thành các tộc người Việt, người Quảng Trị đã song hành với dân tộc Việt Nam từ tiền sử. Thời Vua Hùng lập quốc, Quảng Trị thuộc đất bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang, Âu Lạc. Trong dư địa chí, Nguyễn Trãi đã ghi: Quảng Trị “xưa là bộ Việt Thường Thị, đây là phên dậu thứ tư về phía nam”. Cái tên dinh Quảng Trị xuất hiện từ năm 1801 và cái tên tỉnh Quảng Trị có từ năm 1832 (dưới thời Minh Mạng). Thời Pháp thuộc, tỉnh Quảng Trị có 7 huyện, thị là Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa và thị xã Quảng Trị. Thị xã Quảng Trị 16 là trung tâm của tỉnh lỵ. Năm 1929, Khâm sứ Trung kỳ ra nghị định thành lập thị trấn Đông Hà. Sau năm 1954, theo hiệp định Giownevo, nước ta tạm chia cắt làm hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến. Lúc đó Quảng Trị bị chia làm hai phần: phía bắc sông Bến Hải là huyện Vĩnh Linh, thuộc miền bắc XHCN, được thành lập đặc khu trực thuộc TW, tương đương đơn vị hành chính cấp tỉnh, phía nam sông Bến Hải do chính quyền Ngụy – Sài Gòn quản lý. Năm 1973, sau hiệp định Pari, vùng giải phóng được mở rộng đến phần lớn huyện Triệu Phong và một phần của huyện Hải Lăng. Đông Hà trở thành thị xã tỉnh lỵ mới của tỉnh Quảng Trị vừa mới giải phóng. Tháng 3/1975, Quảng Trị được giải phóng hoàn toàn, Đông Hà vẫn là thị xã tỉnh lỵ. Tháng 6/1976, theo quyết định của Quốc hội nước CHXHCNVN, Quảng Trị cùng với tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành lập tỉnh mới Bình – Trị - Thiên. Tháng 7/1989, Quốc hội nước CHXHCNVN quyết định chia tỉnh Bình Trị Thiên lập lại ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế như hiện nay. Năm 1997, huyện Đakrông được thành lập trên cơ sở tách 10 xã từ huyện Hướng Hóa, 3 xã từ huyện Triệu Phong. Năm 2004, TW thành lập huyện đảo Cồn Cỏ. Tháng 8/2009, Chính phủ ra nghị quyết thành lập Thành phố Đông Hà. Đến nay, tỉnh Quảng Trị có 1 thành phố (Đông Hà), 1 thị xã (Quảng Trị) và 8 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa và Cồn Cỏ), 141 xã, phường, thị trấn, 1.073 thôn, bản, khu phố. Dân số Quảng Trị hiện có 597.985 người (tính đến 01/4/2009). Quảng Trị là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng. Trải qua nhiều thiết chế chính trị, xã hội khác nhau, lịch sử vẫn từng gọi mảnh đất này là “phên dậu”, “trấn biên”, “tuyến đầu”..Ngày nay, sau hơn 20 năm tái thiết quê hương, đổi mới và phát triển, Quảng Trị đã và đang tiếp tục phát huy những truyền thống cách mạng của quê hương và nội lực của mình để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh, giàu đẹp hơn. 17 1.2. Huyện Hướng Hóa Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam và tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía đông giáp với huyện Do Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực miền Trung Việt Nam, có đường biên giới dài 156 km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là: 1150, 86 km2, dân số đến cuối năm 2007 là: 72.478.000 người, có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Cô, Vân Kiều, Kinh. Địa thế núi rừng Hướng Hoá rất đa dạng, núi và sông xen kẻ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 220C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mang những sắc thái khác nhau: Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, H- ướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,90C). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa đông và tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 220C. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tiểu vùng khí hậu tây Trường Sơn: còn lại nằm ở phía tây

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net