Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thuỷ sản khu vực cực nam trung bộ dựa vào nguồn dữ liệu google earth

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thuỷ sản khu vực cực nam trung bộ dựa vào nguồn dữ liệu google earth

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – EURÉKA” LẦN THỨ 13 NĂM 2011 TÊN CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CÁC VÙNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN KHU VỰC CỰC NAM TRUNG BỘ DỰA VÀO NGUỒN DỮ LIỆU GOOGLE EARTH GVHD: ThS. Phạm Bách Việt SVTH: Phạm Thùy Linh 0768088 LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: TỰ NHIÊN CHUYÊN NGÀNH : BẢN ĐỒ - VIỄN THÁM - GIS Mã số công trình:………………… TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04/2011 Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ DANH MỤC VIẾT TẮT 1 NTTS : Nuôi trồng thủy sản 2 QCCT : Quảng canh cải tiến 3 DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ 4 KH : Khánh Hòa 5 NT : Ninh Thuận 6 BT : Bình Thuận 7 QC : Quảng canh 8 TC : Thâm canh Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ MỤC LỤC * Tóm tắt * ..................................................................................................................... 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 3 PHẦN II. MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP ................................................................... 7 PHẦN III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................... 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC CỰC NAM TRUNG BỘ ............................................................................ 9 1. Tổng quan khu vực nghiên cứu........................................................................... 9 2. Cơ sở lý luận về Google Earth và nguồn dữ liệu trên Google Earth ............... 11 3. Cơ sở lý luận về bản đồ...................................................................................... 15 4. Cơ sở lý luận về GIS .......................................................................................... 17 5. Cơ sở lý luận về nuôi trồng thủy sản................................................................. 19 CHƯƠNG 2. GIẢI ĐOÁN VÀ XÂY DỰNG DỮ LIỆU KHU VỰC CỰC................ 25 NAM TRUNG BỘ ....................................................................................................... 25 1. Giải đoán ảnh........................................................................................................ 25 2.Xây dựng dữ liệu ................................................................................................... 27 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG BẢN ĐỒ .............................. 31 1. Những vấn đề chính ........................................................................................... 31 2. Tư liệu sử dụng .................................................................................................. 32 3. Nghiên cứu đối tượng ........................................................................................ 32 4. Biên tập bản đồ .................................................................................................. 33 PHẦN IV. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 45 Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 1 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CÁC VÙNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN KHU VỰC CỰC NAM TRUNG BỘ DỰA VÀO NGUỒN DỮ LIỆU GOOGLE EARTH * Tóm tắt * Google Earth là phần mềm tích hợp ảnh vệ tinh miễn phí của Google trên Internet, với các loại ảnh có độ phân giải không gian trung bình và cao. Người sử dụng không chuyên về viễn thám và không có yêu cầu cao về độ chính xác có thể sử dụng nguồn ảnh này cho nhiều ứng dụng riêng lẽ của mình. Ứng dụng viễn thám kết hợp với GIS thông qua các phần mềm hỗ trợ là một giải pháp hữu hiệu trong việc giải đoán, điều vẽ ảnh và xây dựng cơ sở dữ liệu, cho phép rút ngắn thời gian và nâng cao độ chính xác cho việc phân tích thông tin địa lý và thành lập bản đồ. Khu vực Cực Nam Trung Bộ có vị trí giáp biển. Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thuỷ sản của khu vực ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Việc xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản của khu vực Cực Nam Trung Bộ thông qua ảnh vệ tinh trên Google Earth bằng cách giải đoán bằng mắt, góp phần hỗ trợ cho các nhà quy hoạch có cái nhìn tổng quan về hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản để từ đó có chính sách quy hoạch phù hợp. Tận dụng nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh miễn phí này góp phần tiết kiệm được kinh phí và thời gian trong công tác xây dựng bản đồ. Kết quả nghiên cứu đã giải đoán được các vùng nuôi trồng thuỷ sản dựa vào nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh trên Google Earth và thành lập bản đồ các vùng nuôi trồng thuỷ sản của khu vực Cực Nam Trung Bộ. Nội dung báo cáo của công trình nghiên cứu được trình bày theo 4 phần: + Phần đặt vấn đề: Nêu lên lý do chọn đề tài, tổng quan tóm lược đề tài, những giải pháp khoa học đã được giải quyết và những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu. Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 2 + Phần mục tiêu – phương pháp: Trình bày mục tiêu của công trình và các phương pháp nghiên cứu + Phần giải quyết vấn đề: Nêu lên nội dung, kết quả đạt được của công trình. Phần này có 3 chương chính: - Chương 1. Cơ sở lý luận và hiện trạng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ. Trình bày tóm tắt về địa bàn nghiên cứu, cơ sở lý luận về Google Earth và nguồn dữ liệu trên Google Earth, cơ sở lý luận về bản đồ, cơ sở lý luận về GIS, cơ sở lý luận về nuôi trồng thủy sản. - Chương 2. Giải đoán và xây dựng dữ liệu. Trình bày cách giải đoán ảnh và xây dựng dữ liệu phục vụ cho việc thành lập bản đồ. - Chương 3. Thiết kế và thể hiện nội dung bản đồ. Trình bày những vấn đề chính trong thiết kế và thể hiện nội dung bản đồ, tư liệu sử dụng, nghiên cứu đối tượng và biên tập bản đồ. + Phần kết luận, kiến nghị: Tóm tắt các kết quả đã thực hiện. Những ý nghĩa về khoa học, hiệu quả kinh tế xã hội, quy mô và phạm vi áp dụng của công trình Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Phát triển tổng hợp kinh tế biển có vai trò quan trọng đối với các khu vực ven biển miền Trung, nuôi trồng thủy sản là một bộ phận quan trọng trong phát triển tổng hợp kinh tế biển. Hiện nay ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế lớn so với vật nuôi trên đất liền và đánh bắt thuỷ sản. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều tỉnh miền trung. Với vị trí giáp biển, các tỉnh duyên hải miền trung có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đầm phá do đó sự phát triển kinh tế ở đây chủ yếu là dựa vào các yếu tố của biển, khu vực này đang dần trở thành trung tâm khai thác, nuôi trồng thủy sản lớn của Việt Nam. Những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh miền Trung đang từng bước trở thành một trong những nghề sản xuất chính, phát triển rộng khắp và chiếm vị trí quan trọng ở nhiều địa phương trong vùng. Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao, trở thành nguồn nguyên liệu chính cho chế biến và đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của cả nước. Vì vậy việc xây dựng định hướng, phát triển ổn định, bền vững các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực này là rất cần thiết [7]. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển quá nhanh, không có kế hoạch và không được kiểm soát của nuôi trồng thủy sản, các hình thức nuôi một cách tự phát diễn ra với quy mô lớn, các mô hình nuôi chuyển hoá rất nhanh, từ nuôi tự nhiên, nuôi phân quảng canh, nuôi tán mật độ thấp sang nuôi bán thâm canh, nuôi công nghiệp tập trung mật độ cao, việc tiếp cận phương thức nuôi trồng, sử dụng nhiều năng lượng và chi phí ở khu vực Cực Nam Trung Bộ nói riêng cũng như tại các tỉnh duyên hải miền trung đã dẫn đến các tác động xấu đối với môi trường. Mặt khác, do tính chất liên tục thay đổi về diện tích cũng như phạm vi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương nên việc xây dựng bản đồ nuôi trồng thủy sản là một trong những nguồn tài liệu Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 4 quan trọng giúp các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan về hiện trạng nuôi trồng thủy sản [7]. Phần mềm Google Earth có tích hợp ảnh vệ tinh miễn phí của Google trên mạng Internet, cho phép người sử dụng Internet xem các ảnh chụp trái đất từ vệ tinh. Với các ảnh vệ tinh độ phân giải cao như IKONOS (có độ phân giải 1m), ảnh QUICKBIRD (độ phân giải 0. 61m) có thể sử dụng trong công tác xây dựng, cập nhật biến động, hiệu chỉnh bản đồ (nếu như không có yêu cầu cao về độ chính xác). Việc tận dụng nguồn tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ cho phép chúng ta quan sát và xác định nhanh chóng về vị trí không gian và tính chất của đối tượng. Ứng dụng công nghệ viễn thám tích hợp với GIS thông qua các công cụ phần mềm hỗ trợ sẽ là một giải pháp hữu hiệu trong việc giải đoán và xây dựng cơ sở dữ liệu, cho phép rút ngắn thời gian và nâng cao độ chính xác cho việc phân tích thông tin địa lý và thành lập bản đồ. Với nhu cầu thực tiễn đó, đề tài: “Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thuỷ sản khu vực Cực Nam Trung Bộ dựa vào nguồn dữ liệu Google Earth” đã được thực hiện. Do một số giới hạn, đề tài chỉ tập trung thực hiện ở khu vực Cực Nam Trung Bộ bao gồm ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sở dĩ đề tài tập trung vào ba tỉnh này bởi vì đây là khu vực có đường bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về nuôi trồng thủy sản nói riêng cũng như phát triển tổng hợp kinh tế biển nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Những giải pháp khoa học đã được giải quyết Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên mỗi cơ quan, ban ngành tùy vào mục đích, nhiệm vụ mà sử dụng các nguồn dữ liệu, cách thức xây dựng khác nhau. Do đó đã đưa lại hiệu quả cao cho xã hội. Một số nghiên cứu tiêu biểu như: Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 5  Công trình: Thành lập bộ bản đồ hiện trạng và biến động diện tích nuôi trồng thủy sản, các vùng cát và bãi bồi cửa sông, ven biển tỷ lệ 1: 100 000 [13]. Nhằm đánh giá môi trường trong nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý. Kết quả đã xây dựng được bản đồ hiện trạng và biến động diện tích nuôi trồng thủy sản.  Đề tài: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển sử dụng viễn thám và GIS tại Nghệ An - Việt Nam [10]. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS, trên cơ sở kết hợp phân tích thông tin thuộc tính, các thể chế chính sách, các điều kiện cho phát triển nuôi tôm để lập quy hoạch tổng thể NTTS cho một tỉnh. Theo phân tích của tác giả, Nghệ An có 128 ha có khả năng nuôi TC, 178 ha có thể nuôi QCCT và 444 ha nên nuôi QC.  Đề tài: Ứng dụng GIS đánh giá môi trường tự nhiên, phân vùng sinh thái thủy sản các tỉnh ven biển Nam Bộ và Bước đầu phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh [6]. Dựa trên nguyên tắc phân vùng, bản đồ phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản các tỉnh trên đã được thành lập với đơn vị vùng sinh thái thích nghi cho các loại hình nuôi trồng thủy sản chính ở các tỉnh ven biển đã được đề cập. Đây là dữ liệu cơ sở để thực hiện cho những điều tra, khảo sát sau này nhằm kiểm chứng và xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái cho từng loại hình ở từng địa phương một cách hoàn chỉnh. Mặt khác, đây còn là cơ sở quan trọng trong công tác quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông cửu long cũng như ở các tỉnh.  Đề tài: Hiện trạng nuôi tôm các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đề xuất các giải pháp phát triển theo hướng bền vững [7]. Kết quả đã cho biết tình hình phát triển, hiện trạng nuôi tôm và các nguyên nhân gây suy thoái nghề tôm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ đó đưa ra một số giải pháp thích hợp.  Đề tài: Ứng dụng các biện pháp công trình và phi công trình để cải tạo các vùng đất bị bỏ hoá ở Duyên hải Nam Trung Bộ do đào ao nuôi trồng thủy sản không đúng kỹ thuật thành vùng canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững [12]. Báo cáo về chuyên đề hiện trạng nuôi tôm vùng duyên hải Nam Trung bộ và một số định hướng phát triển. Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 6  Đề tài: Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế [11]. Kết quả đã đánh giá thực trạng, tiềm năng và các nhân tố tác động trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An và đã đưa ra một số giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản để khai thác tốt tiềm năng cũng như lợi thế của vùng nghiên cứu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế  Đề tài: Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ [8]. Kết quả đã làm rõ năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ, trên sở đó đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường quan trọng này trong thời gian tới.  Đề tài: Ứng dụng Google Earth trong quản lý, theo dõi và truy cập thông tin trong đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên thiên nhiên [9]. 2.2. Những vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu Tại khu vực Cực Nam Trung Bộ, trong các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề như thành lập bản đồ hiện trạng, thành lập bản đồ biến động về diện tích nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên hầu hết các đề tài nghiên cứu đều tập trung sử dụng các số liệu thu thập từ thực tế, từ dữ liệu ảnh vệ tinh gốc có giá trị số. Chưa có đề tài nào xây dựng bản đồ dựa vào nguồn dữ liệu trên Google Earth. Do đó, nhằm mục đích tận dụng nguồn dữ liệu miễn phí, đề tài thành lập bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản dựa vào việc giải đoán đối tượng nuôi trồng thủy sản trên Google Earth. Với mong muốn làm cơ sở cho việc quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản của khu vực Cực Nam Trung Bộ nói riêng cũng như toàn thể các khu vực trên đất nước Việt Nam nói chung. Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 7 PHẦN II. MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP 1. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1.1. Mục tiêu của đề tài Đề tài hướng đến mục tiêu chính là xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản ở khu vực Cực Nam Trung Bộ dựa trên nguồn dữ liệu được giải đoán từ Google Earth. 1.2. Phạm vi nghiên cứu 1.2.1. Giới hạn về thời gian và không gian + Thời gian: 12 tháng (từ tháng 04/2009 đến tháng 04/2010) + Không gian: Thực hiện trên phạm vi không gian lãnh thổ khu vực Cực Nam Trung Bộ bao gồm ba tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. 1.2.2. Giới hạn về nội dung Đề tài chỉ dừng lại ở mức xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản của khu vực Cực Nam Trung Bộ thông qua ảnh vệ tinh trên Google Earth bằng cách giải đoán bằng mắt. - Tìm hiểu về nguồn dữ liệu trên Google Earth - Lập khoá giải đoán các vùng có nuôi trồng thuỷ sản - Giải đoán vùng nuôi trồng thuỷ sản trên Google Earth - Sử dụng các phần mềm hỗ trợ (ENVI, ArcGIS, MapInfo…) để đăng kí ảnh, khoanh vẽ và thành lập dữ liệu các vùng có nuôi trồng thủy sản, tích hợp với dữ liệu nền về hành chính - Thành lập bản đồ các vùng nuôi trông thủy sản. Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 8  Quy trình thực hiện: Tìm hiểu lý luận giải đoán ảnh Xây dựng khóa giải đoán Khoanh vùng, thành lập dữ liệu Tìm hiểu lý luận về thành lập bản đồ Trực quan hoá dữ liệu Kết quả Sơ đồ 2. 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài 2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài cần vận dụng nhiều phương pháp khác nhau:  Phương pháp thu thập dữ liệu:  Thu thập nguồn dữ liệu từ Google Earth thông qua Internet.  Các tài liệu nghiên cứu, dự án có liên quan đến đề tài.  Phương pháp xử lý dữ liệu:  Phương pháp giải đoán ảnh: Dựa vào các đặc điểm nhận dạng đối tượng: hình dạng, kích thước, cấu trúc, độ đậm nhạt, …. để nhận dạng bằng mắt đối tượng khu vực nuôi trồng thủy sản.  Phương pháp khoanh vẽ: Dựa trên các phần mềm hỗ trợ để khoanh vẽ dựa theo ranh giới các vùng thủy sản đã được giải đoán từ ảnh trên Google Earth  Phương pháp trực quan hóa dữ liệu dựa trên phần mềm GIS  Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ thông qua việc giải đoán từ nguồn dữ liệu trên Google Earth Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 9 PHẦN III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC CỰC NAM TRUNG BỘ 1. Tổng quan khu vực nghiên cứu 1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu trải dài từ 10° 55′ 42. 01″ đến 12° 15′ 22″ Bắc và 108° 6′ 5. 86″ đến 109° 11′ 47. 86″ Đông. Khu vực nghiên cứu bao gồm Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hình 3. 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 10 1.2. Đặc điểm tự nhiên 1.2.1. Địa hình Đặc điểm địa hình của khu vực Cực Nam trung Bộ thể hiện rỏ ở từng tỉnh: Khánh Hòa: Nằm giáp dãy núi Trường Sơn, địa hình chủ yếu là núi non hiểm trở, miền đồng bằng rất hẹp, khoảng 400 m2. chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh[21]. Ninh Thuận: Địa hình Ninh Thuận nằm ở thế lòng chảo, trũng ở giữa, lấy thành phố Phan Rang làm trung tâm. Hai bên cao dần. Bình Thuận: Địa hình Bình Thuận có 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. 1.2.2. Khí hậu Khu vực Cực Nam Trung Bộ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa – khổ rỏ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình của khu vực khoảng 270C. Nhiệt độ trung bình năm của Bình Thuận 270C , lượng mưa 925 mm, số ngày nắng 325 ngày, nhiệt độ trung bình của Ninh Thuận 270C, lượng mưa trung bình 1. 024 mm, nhiệt độ trung bình của Khánh Hòa 26. 70C. độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. 1.2.3. Sông ngòi Sông ngòi của khu vực nhìn chung ngắn và dốc, mạng lưới sông phân bố khá dày. Sông ngòi chủ yếu chảy theo hướng Tây – Đông, nhưng có một số sông do địa hình nên nó uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. 1.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội a. Dân cư Dân cư tập trung khác nhau ở vùng đồng bằng và đồi núi, Ở vùng đồng bằng ven biển chủ yếu là người kinh, một bộ phận nhỏ người chăm. Mật độ dân số cao. Tập trung ở thành phố, thị xã. Vùng đồi núi phía Tây chủ yếu là các dân tộc Ê đê, Ra giai, Cơ tu. Mật độ dân số thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 11 b. Hoạt động kinh tế xã hội Các hoạt động về công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng đồng bằng ven biển. Ở vùng núi phía Tây chủ yếu chăn nuối gia súc lớn và phát triển nghề rừng trồng cây công nghiệp. Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển: Nguồn lợi hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy: Hoạt động kinh tế, xã hội của khu vực Cực Nam Trung Bộ ngày càng phát triển mạnh, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. 2. Cơ sở lý luận về Google Earth và nguồn dữ liệu trên Google Earth 2.1. Giới thiêu Google Earth - Google Earth (GE) là một phần mềm mô phỏng quả địa cầu có tên gọi gốc là Earth Viewer, được tạo ra bởi công ty Keyhole, Inc, đã được mua lại bởi Google vào năm 2004. - Nó tạo ra bản đồ thế giới dựa vào những hình ảnh chi tiết được chụp từ vệ tinh, những hình chụp trên không trung và hệ thống GIS. - Google Earth phát hành lần đầu giữa năm 2006. - Phiên bản hiện nay là 6. 0 tháng 05/2011. - Đây là phần mềm miễn phí phổ biến trên Internet - Địa chỉ http://earth. google. com/ - Phiên bản sử dụng: Google Earth, bản miễn phí. - Hệ tọa độ được sử dụng trong Google Earth là hệ tọa độ địa lý (Lat/Long) WGS84. - Sử dụng Google Earth cho phép lưu dấu vị trí, hình dạng, toàn bộ thư mục và nội dung của thư mục vào ổ cứng máy tính. Tập tin hoặc thư mục dấu vị trí được lưu dưới dạng tập tin đơn lẻ trong định dạng KML hay KMZ mà bạn có thể mở bất kỳ lúc nào trong Google Earth. - Có thể mở trực tiếp file bản đồ số có định dạng: *GPX, *MPS, *TXT, *CSV - Hiển thị ảnh màu chụp từ vệ tinh Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 12 - Hiển thị các thông tin: kinh độ, vĩ độ, độ cao địa hình, tầm cao quan sát, góc quan sát. - Đo đạc (chiều dài, diện tích) trên hình - Tìm kiếm địa chỉ, đường - Hình ảnh nổi (3 chiều) các toà nhà ở một số thành phố lớn. - Cho phép ghi lại địa điểm theo nhu cầu - Chồng xếp các lớp bản đồ khác: biên giới lãnh thổ, đường giao thông, … - Trong Google Earth có công cụ tạo file video để chạy trình diễn các điểm trên địa cầu - Chia sẻ thông tin địa điểm  Gửi hình ảnh qua Email  Gửi dữ liệu qua Email  Chia sẻ dữ liệu qua mạng Như vậy: Phần mềm Google Earth với giao diện, các tính năng, công cụ, chất lượng ảnh vệ tinh, các đối tượng thông tin địa lý, . . . được cập nhật, bổ sung mới giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng thể và hiểu hơn về trái đất, nơi chúng ta đang sống. Hình 3. 2. Giao diện của phần mềm Google Earth Nguồn: http://earth. google. com/ Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 13 a) b) 2. Hình 3. 3. a) Ảnh tại khu vực Nha Trang, Khánh Hòa b) Ảnh tại khu vực Nha Trang, Khánh Hòa với độ phân giải cao hơn Nguồn: Google Earth Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể phóng to, thu nhỏ hoặc xoay hình ảnh theo mọi chiều để nhìn từ mọi hướng và có thể chồng các lớp bản đồ khác lên ảnh vệ tinh như: đường giao thông, biên giới lãnh thổ. Hình 3. 4. Ảnh xoay và chồng lớp giao thông tại khu vực Nha Trang, Khánh Hòa Nguồn: Google Earth Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 14 Tóm lại: Google Earth là phần mềm không tốn tiền, phổ thông, kỹ thuật sử dụng đơn giản. 2.2. Giới thiệu về nguồn dữ liệu trên Google Earth Nguồn dữ liệu trên Google Earth là nguồn dữ liệu miễn phí. Có phạm vi không gian rộng trên toàn cầu. Google Earth cho rất nhiều ảnh có độ phân giải khác nhau, thời điểm khác nhau tùy theo khu vực, nhằm giúp quá trình xem được liền mạch, ảnh trong Google Earth hầu hết có độ phân giải thấp tuy nhiên cũng có nhiều vùng cho ảnh có độ phân giải cao. Hai ảnh dưới đây thể hiện độ phân giải khác nhau: a) b) Hình 3. 5. a) Ảnh vệ tinh có độ phân giải cao khu vực Nha Trang, Khánh Hòa b) Ảnh vệ tinh có độ phân giải thấp khu vực Ninh Sơn, Ninh Thuận Nguồn : Google Earth Trên Google Earth đã tích hợp nhiều loại ảnh khác nhau ở các khu vực khác nhau: Quickbird, Spot, Lansat, GeoEye, … Ảnh ở khu vực nghiên cứu là ảnh GeoEye. Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 15  Giới thiệu về Geoeye_1. - Độ phân giải hình học: 0. 5 m (ảnh toàn sắc), 2 m (ảnh đa phổ) - Độ chính xác: 3 m, đồng nghĩa với việc có thể xác định vị trí của vật thể trên mặt đất với sai số trong bán kính 3 m mà không cần dùng điểm khống chế. - Thời gian lặp lại một vị trí trên Trái đất: 3 ngày - Diện tích bao phủ: 700. 000 km2 trong 1 ngày (hơn 2 lần diện tích của nước Việt Nam), và 350. 000 km2 mỗi ngày cho ảnh đa phổ. Nguồn tham khảo: http://www. eurimage. com/products/geoeye-1. html Hình 3. 6. Ảnh Geoeye khu vực Khánh Hòa Nguồn: Google Earth Ảnh vệ tinh trên Google Earth là ảnh vệ tinh không còn có giá trị số, do đó khi nhìn vào ảnh vệ tinh trên Google Earth ta chỉ nhận dạng được đối tượng thông qua việc giải đoán bằng mắt. 3. Cơ sở lý luận về bản đồ Theo nhà bản đồ học người Nga K. A. Salisev “Bản đồ địa lí là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội, được thu nhỏ, được tổng hợp hoá theo một cơ sở toán học nhất định, nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố không gian và mối tương quan giữa các đối tượng và hiện tượng và những biến đổi của chúng theo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước” [22]. Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 16 3.1. Định nghĩa bản đồ chuyên đề Bản đồ chuyên đề là bản đồ có sự phân chia rỏ rệt nội dung chính cần làm sáng tỏ và yếu tố phụ phục vụ cho việc làm rỏ nội dung chính. Khi bản đồ địa lý chung trình bày những yếu tố bên ngoài của đối tượng thì bản đồ chuyên đề đi sâu vào nội dung bên trong của đối tượng. Bản đề chuyên đề được thiết kế nhằm trình bày các thực thể hay các khái niệm cụ thể, bản đồ chuyên đề thường được dùng khi muốn nhấn mạnh một hay nhiều chủ đề nào đó [23]. 3.2. Nội dung bản đồ chuyên đề Bản đồ chuyên đề thể hiện rất chi tiết một mặt, một bộ phận của đối tượng hiện tượng. Những đối tượng hiện tượng này tồn tại trên mặt đất, trong lòng đất, trong bầu khí quyển hoặc trong xã hội loài người. Nội dung bản đồ chuyên đề thường hẹp hơn bản đồ địa lí chung nhưng nó đi sâu biểu hiện nội dung bên trong của các đối tượng, hiện tượng và những đặc điểm chi tiết của nó đều được thể hiện rõ ràng chi tiết trên bản đồ. Nội dung của bản đồ chuyên đề bao gồm:  Nội dung chính bản đồ  Cơ sở toán học (Tỉ lệ bản đồ, các phép chiếu hình bản đồ, khung và bố cục bản đồ,…)  Các yếu tố hổ trợ (Tên bản đồ, mũi tên chỉ phương hướng bản đồ, thước tỉ lệ, bảng chú giải)  Thành phần bổ sung (Các bản đồ phụ, các biểu đồ, hình ảnh). Tất cả các thành phần này sẽ xây dựng nên một bản đồ hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong các thành phần thì nội dung chính bản đồ là yếu tố chủ đạo, cấu thành nên bản đồ. Trong đề tài “Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản của khu vực Cực Nam Trung Bộ dựa vào nguồn dữ liệu Google Earth” thì nội dung chính là xây dựng nên bản đồ thể hiện vị trí các vùng nuôi trồng thủy sản. Ngoài nội dung chính còn có các yếu tố hỗ trợ, bổ sung: Bản đồ phụ, lưới chiếu, tỉ lệ, … 3.3. Quá trình thành lập bản đồ chuyên đề Về nguyên tắc chung, để thành lập bản đồ chuyên đề phải trải qua ba quá trình: Thu thập thông tin, biên tập bản đồ, in bản đồ Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ 17  Thu thập thông tin Thu thập thông tin là thành phẩm của quá trình đo đạc thực địa (toạ độ, bản đồ gốc đo vẽ), đo đạc ảnh (ảnh, bản đồ ảnh, bản đồ gốc đo vẽ từ ảnh) hoặc là các số liệu thống kê, bản đồ đã có. Để thành lập một bản đồ nhất thiết phải có thông tin.  Biên tập bản đồ Biên tập bản đồ là quá trình xây dựng mô hình bản đồ, chuyển đổi sang dạng đồ hoạ theo các quy tắc của ngôn ngữ bản đồ và được thể hiện trên mặt phẳng bản đồ. Biên tập bản đồ là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình thành lập bản đồ  In bản đồ Là quá trình chuyển đổi bản đồ từ dạng số sang dạng giấy. 4. Cơ sở lý luận về GIS 4.1. Khái niệm về GIS Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về GIS. Tuy nhiên, trên tổng quát, GIS là một hệ thống gồm các thành phần: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người, quy trình; thông qua quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý, xuất để biến dữ liệu thành thông tin địa lý nhằm phục vụ cho những nhu cầu khác nhau. 4.2. Các thành phần của GIS Về cơ bản, GIS có 5 thành phần: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người, quy trình tổ chức Hình 3. 7. Các thành phần của GIS Nguồn: http://my. opera. com/hapn2/blog/tongquangis-phan1 Báo cáo đề tài: Xây dựng bản đồ các vùng nuôi trồng thủy sản khu vực Cực Nam Trung Bộ

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net