Tìm hiểu tổ chức giáo dục trung học ở đô thành sài gòn giai đoạn 1954 1975

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tìm hiểu tổ chức giáo dục trung học ở đô thành sài gòn giai đoạn 1954 1975

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------- o0o ------- ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG – NĂM HỌC 2007 – 2008 TÌM HIỂU TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở ĐÔ THÀNH SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 Chủ nhiệm đề tài: PHẠM THANH TÂN SV CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ KHÓA 2005 – 2009 TP HỒ CHÍ MINH – 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------- o0o ------- ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG – NĂM HỌC 2007 – 2008 TÌM HIỂU TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở ĐÔ THÀNH SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ MINH HỒNG Chủ nhiệm đề tài: PHẠM THANH TÂN SV chuyên ngành lịch sử khóa 2005 – 2009 Các thành viên: PHẠM THỊ THANH THẢO SV chuyên ngành lịch sử khóa 2005 – 2009 HÀ NGỌC HƯƠNG TRÀ SV chuyên ngành lịch sử khóa 2005 – 2009 PHÙNG VĂN THUẦN SV chuyên ngành lịch sử khóa 2005 – 2009 PHẠM HỒNG VƯƠNG SV chuyên ngành lịch sử khóa 2005 – 2009 TP HỒ CHÍ MINH – 2008 MỤCLỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: BỘ MÁY GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở ĐÔ THÀNH SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975) .................................................................................................. 7 1.1. Chính sách giáo dục chung ở miền Nam (1954 – 1975): .................................. 7 1.1.1. Bối cảnh lịch sử :....................................................................................... 7 1.1.2. Chính sách giáo dục của Mĩ – ngụy : ......................................................... 9 1.2. Bộ máy quản lí giáo dục Trung học: .............................................................. 13 1.2.1. Hệ thống cố vấn của Mĩ:.......................................................................... 13 1.2.2. Bộ giáo dục của Việt Nam Cộng hòa:...................................................... 14 1.3. Cơ quan biên soạn chương trình:.................................................................... 18 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở ĐÔ THÀNH SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975) ..................................................................... 19 2.1. Điểm qua hoạt động giáo dục Trung học ở Đô Thành Sài Gòn:...................... 19 2.1.1. Giai đoạn Bộ quốc gia giáo dục: .............................................................. 20 2.1.2. Giai đoạn Bộ văn hóa giáo dục: ............................................................... 24 2.1.3. Giai đoạn Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên: ......................................... 27 2.2. Ảnh hưởng của Mĩ trong giáo dục Trung học ở Đô thành Sài Gòn:................ 28 2.2.1. Chính sách giáo dục thực dân mới: .......................................................... 28 2.2.2. Quy mô ảnh hưởng của Mĩ trong giáo dục Trung học:............................. 29 2.2.3. Nội dung giảng dạy chịu sự chi phối của chính sách thực dân mới: ......... 32 2.2.4. Viện trợ của Mĩ cho giáo dục Trung học ở Đô thành Sài Gòn:................. 35 2.3. Chương trình giáo dục: .................................................................................. 37 2.4. Hệ thống trường Trung học Công – Tư: ......................................................... 39 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở ĐÔ THÀNH SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975) ................................................ 46 3.1. Bộ máy hoạt động :........................................................................................ 46 3.2. Chính sách giáo dục:...................................................................................... 47 3.3. Hoạt động giáo dục: ....................................................................................... 49 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 53 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, giáo dục trong giai đoạn 1954 – 1975 ở miền Nam Việt Nam, mà cụ thể là nền giáo dục của chính phủ Việt Nam Cộng hòa được xem là có nhiều vấn đề còn phải nghiên cứu và đánh giá. Nền giáo dục lúc bấy giờ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa được xem là chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa thực dân mới, hoàn toàn là sản phẩm của người Mĩ, thực dụng, nô dịch và thậm chí là nguy hiểm hơn rất nhiều so với nền giáo dục mà Pháp áp dụng trước đây ở Việt Nam, một nền giáo dục áp dụng chính sách “ngu dân”, chỉ nhằm đào tạo hệ thống viên chức phục vụ cho bộ máy cai trị là chính. Đó là những quan niệm phổ biến hiện nay khi nhìn về giáo dục của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1954 – 1975. Tuy nhiên, nếu nhìn về một thực tế khách quan thì một mô hình tổ chức nào cũng phải có điểm tích cực cũng như hạn chế. Có thể là nội dung giáo dục của Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1954 – 1975 mang nặng tính thực dụng, bộ máy tổ chức chịu sự chi phối khá nhiều của người Mĩ nhưng không có nghĩa là chúng ta có quyền phê phán nó một cách chung chung, cần có sự đánh giá sát đáng và khoa học với 1 nền giáo dục cũng từng có vị trí của mình trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Đồng thời, trong hoàn cảnh hiện nay, việc đưa ra nghiên cứu sâu sắc hơn các vấn đề về giáo dục Việt Nam là cần thiết để giúp ích cho quá trình đổi mới giáo dục được thuận lợi hơn, tránh gặp phải những sai lầm đã từng xảy ra trong quá khứ, tiếp thu những giá trị hay từ những mô hình giáo dục cũ để áp dụng vào hiện tại. 2. Giới hạn của đề tài: Với giới hạn của đề tài chỉ là đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, lại tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử mà hiện nay nguồn tài liệu viết về nó còn khá ít ỏi, nhóm nghiên cứu chúng tôi do đó chỉ tiến hành thực hiện đề tài ở 2 khía cạnh chủ yếu: 2  Tổ chức giáo dục Trung học ở Đô thành Sài Gòn: nội dung chủ yếu là điểm qua về hoạt động tổ chức giáo dục Trung học của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1954 – 1975 ở Đô thành Sài Gòn, dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, nơi mà ảnh hưởng của cuộc chiến tranh tuy nhiều nhưng vẫn có những giai đoạn nhất định để phát triển nền giáo dục, nơi mà những chính sách giáo dục mới của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thường được đưa ra áp dụng đầu tiên.  Phác họa sơ lược về bộ máy giáo dục Trung học của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1954 – 1975, đưa ra những nhận định của nhóm nghiên cứu về hệ thống trường Trung học Công – Tư, ảnh hưởng của Mĩ đối với nền giáo dục Trung học trong giai đoạn 1954 – 1975 ở Đô thành Sài Gòn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: Mục tiêu chủ yếu của nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn đạt được sau khi thực hiện đề tài này là giúp có cái nhìn chính xác và tích cực hơn về giáo dục Trung học của chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở Đô thành Sài Gòn trong giai đoạn 1954 – 1975. Tìm ra những mặt tích cực trong mô hình giáo dục này cũng như những cách thức giảng dạy hiệu quả (nếu có) để áp dụng cho giáo dục nước ta hiện nay. Nhận diện rõ đâu là những hạn chế, mặt yếu kém, nguyên nhân của những thực trạng đó trong nền giáo dục Trung học ở Đô thành Sài Gòn trong giai đoạn 1954 – 1975. Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức nền giáo dục Trung học của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày trước, đặc biệt là ở Đô thành Sài Gòn, để tránh những sai lầm có thể gặp phải trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Là một đề tài thuộc về chuyên ngành lịch sử Việt Nam nên phương pháp nghiên cứu chính mà nhóm nghiên cứu chúng tôi lựa chọn là phương pháp lịch sử. 3 Phương pháp logic được áp dụng song song để lập luận, phân tích và tổng hợp các vấn đề được nêu lên trong đề tài. Cơ sở lý luận chính vẫn là phương pháp luận của sử học Marxit. Việc áp dụng các phương pháp liên ngành trong đề tài này chỉ thu gọn ở việc tiến hành định tính và định lượng một số nguồn tài liệu, đối chiếu, so sánh để có được số liệu chính xác phục vụ cho quá trình viết đề tài. Phương pháp điều tra giới hạn ở việc tìm kiếm những tài liệu gốc có liên quan đến nền giáo dục Trung học của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1954 – 1975 ở Đô thành Sài Gòn. 5. Tổng quan nghiên cứu đề tài: Việc nghiên cứu về nền giáo dục của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1954 – 1975 đã được bắt đầu từ rất sớm. Có nhiều quan điểm nhận xét về nền giáo dục này, của chính những người Việt Nam sống trong chính chế độ Việt Nam Cộng hòa ngày trước, của những nhà nghiên cứu miền Bắc từ trước 1975 và về sau này, đặc biệt là có cả những nghiên cứu và đánh giá của những chuyên gia người Mĩ được cử sang Việt Nam để giúp xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa – mà nền giáo dục khi đó được coi là một mặt trận quan trọng, luôn được chú trọng đề cao. Tuy có nhiều quan điểm và nhiều nghiên cứu như đã nêu ra ở trên nhưng nhóm nghiên cứu vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, mà khó khăn về nguồn tư liệu là khó khăn hàng đầu. Có thể nêu ra một số khó khăn sau:  Vì là đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên và các thành viên trong nhóm đều là sinh viên năm thứ 3 nên không thể tiếp cận được (nếu có cũng là rất hạn chế) nguồn tài liệu bằng ngoại văn, mà nguồn tài liệu này hiện cũng chỉ tìm thấy ở nước ngoài hoặc Phông lưu trữ cá nhân của một số nhà nghiên cứu. 4  Tài liệu gốc về giáo dục Trung học của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1954 – 1975 chủ yếu tập trung trong Phông lưu trữ Bộ Quốc gia giáo dục, hiện đang lưu trữ trong Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, nhưng Phông lưu trữ này hiện nay vẫn chưa được đem ra khai thác rộng rãi.  Tài liệu gốc về giáo dục mà nhóm nghiên cứu tiếp cận được trong Trung tâm lưu trữ Quốc gia II chỉ là những tập hồ sơ, quyết định, báo cáo có liên quan đến giáo dục, hoặc do Bộ Quốc gia giáo dục (mà sau là Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên) ban hành và đệ trình lên các cơ quan chính phủ trong suốt giai đoạn từ 1954 – 1975. Nguồn tài liệu gốc này tập trung chủ yếu trong 3 Phông lưu trữ chính: Phông Phủ Thủ tướng, Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa, Phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa.  Nguồn tài liệu nghiên cứu trước 1975 được viết ở Sài Gòn hiện nay đã thất lạc rất nhiều, những sách, bài viết còn lưu giữ lại được chỉ có thể tìm thấy rất hạn chế ở các thư viện như Thư viện Tổng hợp, Thư viện khoa học xã hội. Mà một số tài liệu trong đó cũng quy định hạn chế tiếp cận đối với đối tượng nghiên cứu là sinh viên.  Nguồn tài liệu viết về nền giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1954 – 1975 được đăng tải trên các website hiện nay thường do người Việt ở nước ngoài viết. Những tư liệu này phần lớn có khuynh hướng chính trị tiêu cực, đơn phương do đó không thể dùng làm tài liệu nghiên cứu. Đó là chưa kể đến tính xác thực và khả năng đối chiếu thông tin của những nguồn tư liệu này luôn được đánh giá là rất thấp. Trong giai đoạn 1954 – 1975, những đánh giá đầu tiên về nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã được đăng tải trên các báo xuất bản ở miền Nam. Có quan điểm cho rằng nền giáo dục này thực chất là giả hiệu, sáo rỗng. Có quan điểm thì cho rằng đấy chỉ là khó khăn bước đầu của một nước chưa “văn minh” và đổ lỗi cho nguyên 5 nhân trì trệ, khó khăn của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa là do hậu quả của giáo dục hạn chế thời Pháp. Đến giai đoạn 1967 – 1968 thì đã có những sách nhận định về giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất hiện với việc trình bày có hệ thống, đánh giá bước đầu những mặt làm được và chưa làm được của nền giáo dục khi ấy. Như cuốn “Đóng góp một nền giáo dục dân chủ trong tương lai” của Nguyễn Thanh Nhàn, bài viết “Nhìn lại 5 năm phát triển giáo dục” của Võ Thành Nho trong Tạp chí học tập số 8, xuất bản năm 1967. Sau khi đất nước thống nhất, khi nói về giáo dục miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 người ta chỉ nhắc nhiều đến giáo dục trong vùng giải phóng, giáo dục cách mạng, nếu có nhắc về giáo dục Trung học ở Đô thành Sài Gòn thì gắn liền nó với giáo dục thực dân mới mà Mĩ đã áp dụng ở miền Nam với đầy những hạn chế, khuyết điểm. Những bài viết và nhận định ở giai đoạn sau này chủ yếu tìm thấy ở trên Tạp chí Xưa và nay, tạp chí nghiên cứu lịch sử, Tạp chí cộng sản… Trong quá trình nghiên cứu, để tìm được tư liệu khách quan và xác thực, tái hiện lại lịch sử tốt hơn, nhóm nghiên cứu chủ yếu tìm kiếm và khai thác nguồn tài liệu gốc về giáo dục Việt Nam Cộng hòa hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II 6. Kết cấu của đề tài: Chương I: BỘ MÁY GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở ĐÔ THÀNH SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975) 1.1. Chính sách giáo dục chung ở miền Nam (1954 – 1975) 1.2. Bộ máy quản lí giáo dục Trung học 1.3. Cơ quan biên soạn chương trình 6 Chương II: HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở ĐÔ THÀNH SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975) 2.1. Điểm qua hoạt động giáo dục Trung học ở Đô Thành Sài Gòn (giai đoạn 1954 – 1975) 2.2. Ảnh hưởng của Mĩ trong giáo dục Trung học ở Đô thành Sài Gòn 2.3. Chương trình giáo dục 2.4. Hệ thống trường Trung học Công – Tư Chương III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở ĐÔ THÀNH SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975) 3.1. Bộ máy hoạt động 3.2. Chính sách giáo dục 3.3. Hoạt động giáo dục 7 CHƯƠNG 1: BỘ MÁY GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở ĐÔ THÀNH SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975) 1.1. Chính sách giáo dục chung ở miền Nam (1954 – 1975): 1.1.1. Bối cảnh lịch sử : Hiệp định Geneve được kí kết tháng 7/1954 đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Với kết quả của hiệp định, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17(sông Bến Hải) làm ranh giới. Mỗi miền có một chế độ chính trị khác nhau, đợi sau hai năm sẽ tiến hành hiệp thong tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Các bên tạm thời rút hết lực lượng quân sự của mình trong thời hạn 300 ngày. Về phía chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã thực hiện theo đúng những điều khoản hiệp định đã quy định. Nhưng thực dân Pháp cố tình trì hoãn, không chịu thực hiện hiệp định. Chúng ta đã phải kiên quyết đấu tranh mới buộc Pháp rút hết quân ra khỏi miền Bắc đúng theo những gì Hiệp định đã kí kết quy định. Ngày 10/10/1954, lực lượng ta đã tiến vào giải phóng thủ đô, đưa các cơ quan trung ương về lại Hà Nội. Đến ngày 16/5/1955, Pháp phải rút tên lính cuối cùng ra khỏi miền Bắc. Nhân dân ta ở miền Bắc đã được hưởng hòa bình, bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện tiếp những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, ở miền Nam, thực dân Pháp với sự tác động của Mĩ đã cố tình trì hoãn hoặc phá hoại việc thi hành hiệp định. Khi rút khỏi miền Bắc, chúng đã dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc hàng triệu đồng bào công giáo di cư vào Nam với khẩu hiệu “Chúa đã vào Nam”. Không những thế, chúng còn kích động các giáo dân phá hủy hoặc mang theo các máy móc trong nhà máy, xí nghiệp gay khó khăn cho quá trình khôi phục kinh tế của nhân dân ta. Cuộc chiến tranh Đông Dương trong những năm cuối cùng đã vượt quá khả năng chịu đựng của Pháp. Thất bại tại Việt Nam càng làm cho tình hình nước Pháp 8 thêm rối ren. Những năm cuối của cuộc chiến tranh, Pháp phải dựa vào viện trợ của Mĩ để duy trì cuộc chiến. Viện trợ cuả Mĩ đóng vai trò ngày càng quan trọng, đến năm cuối của cuộc chiến tranh (năm 1954) thì chi phí do Mĩ chi trả đã chiếm đến hơn 73% chi phí chiến tranh. Thực dân Pháp ngày càng phụ thuộc vào Mĩ. Lợi dụng điều đó, Mĩ nhảy vào thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định Geneve. Mĩ muốn biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới như những gì đã làm ở một số nước Châu Mĩ La Tinh. Ngay trước khi hiệp định Geneve được kí kết, Mĩ đã ép buộc Pháp đưa Ngô Đình Diệm – tay sai của Mĩ, người đã được đưa sang Mĩ để đào tạo, một sản phẩm của Tình báo Trung ương Mĩ (CIA) – lên làm Thủ tướng thay thế cho Bửu Lộc – một tay sai của Pháp. Hàng loạt vị trí quan trọng trong chính quyền Bảo Đại đã đươc thay thế bằng những người thân Mĩ. Mĩ đã gây sức ép buộc Pháp phải rút hết quân ra khỏi miền Nam, giao miền Nam Việt Nam lại cho chúng – hay thực tế là chính quyền của Ngô Đình Diệm chịu sự ảnh hưởng và chi phối của Mĩ. Mĩ – Diệm đã vi phạm trắng trợn hiệp định Geneve. Ngày 17/7/1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố sẽ không có tổng tuyển cử nhằm hiệp thương thống nhất 2 miền Nam – Bắc như những gì Hiệp định Geneve đã thống nhất. Ngày 10/10/1955, Mĩ tổ chức cái gọi là “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống. Từ đây, chế độ thực dân mới của Mĩ đã chính thức được thiết lập ở miền Nam Việt Nam. Chế độ thực dân mới của Mĩ là một sự khác biệt với chế độ thực dân cũ của Pháp. Nếu như Pháp duy trì chế độ trực trị với bộ máy chính quyền từ trung ương đến cấp tỉnh đều do người Pháp nắm giữ, triều đình Huế (trong thời thuộc Pháp) hay chính quyền Sài Gòn (sau năm 1945) chỉ là một bộ máy bù nhìn không hơn không kém. Bộ máy đó chỉ tồn tại trên danh nghĩa mà không có thực quyền nào đáng kể. Trong khi đó, chế độ thực dân mới của Mỹ lại chú trọng xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền tay sai, dùng nó làm công cụ phục vụ đắc lực cho những mưu đồ chính trị. Tổ chức hệ thống chính quyền Sài Gòn cũng theo thể chế dân chủ của Mĩ, gồm có hai 9 viện, theo chế độ tổng thống dân cử (mà thật ra chỉ là trên hình thức) chính quyền đó thực hiện mọi công việc để điều hành đất nước dưới sự cố vấn của hệ thống cố vấn Mĩ. Mĩ không thiết lập hệ thống tổ chức chính quyền mà chỉ duy trì lực lượng cố vấn, bộ chỉ huy quân sự.. để điều khiển chính quyền Sài Gòn, tiến hành cuộc chiến tranh chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản và phong trào Hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới. Mĩ đã viện trợ ngày càng lớn cho chính quyền Sài Gòn. Chính quyền này đã tổ chức một lực lượng quân đội đông đảo với những loại vũ khí tối tân do Mĩ viện trợ để sẵn sàng đàn áp những cuộc nổi dậy của dân chúng cũng như tiêu diệt các lực lượng cách mạng. Ngay sau khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, Mĩ – Diệm đã đẩy mạnh tố cộng, diệt cộng, đàn áp các lực lượng cách mạng còn trụ lại ở miền Nam, trấn áp các lực lượng đối lập… Từ đó, các hoạt động quân sự ngày càng tăng, làm cho đời sống nhân dân chịu nhiều ảnh hưởng. Không những thế, về sau này, Mĩ còn trực tiếp đưa hơn nửa triệu quân vào miền Nam để làm nòng cốt cho quân ngụy, để tiến hành cuộc chiến tranh với các lực lượng cách mạng ở miền Nam cũng như quân đội miền Bắc vào giúp sức. Không chỉ trên lĩnh vực quân sư, ở các lĩnh vực khác (trong đó có giáo dục) Mĩ tuy không trực tiếp nắm những vị trí then chốt nhưng chúng luôn duy trì một lực lượng cố vấn thường trực, xâm nhập khắp nơi để điều chỉnh mọi hoạt động của chính quyền Sài Gòn, để những hoạt động ấy phải phục vụ cho lợi ích cũa Mỹ. Trong bối cảnh như thế, nền giáo dục miền Nam nói chung, giáo dục Trung học nói riêng của miền Nam cũng như đô thành Sài Gòn nói riêng đã phải chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của Mĩ như là một tất yếu. 1.1.2. Chính sách giáo dục của Mĩ – ngụy : Giáo dục luôn là một lĩnh vực quan trọng đối với bất kì một quốc gia nào. Nền giáo duc nhằm đào tạo con người cho tương lai, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nên nó luôn được các nhà nước quan tâm. Dưới chế độ Mĩ – nguỵ 10 cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, Mỹ – nguỵ ra sức phát triển một nền giáo dục phục vụ cho các mưu đồ của chúng, phục vụ cho những lợi ích của chúng. Sau khi thay thế Pháp ở miền nam, Mĩ loại bỏ những người có tư tưởng thân Pháp khỏi vị trí họ đang nắm giữ. Mặc khác, chế độ thực dân mới cần một bộ máy chính quyền thuộc địa to lớn nên Mỹ cần một lượng tay sai lớn hơn nhiều. Mỹ đã mở rộng hệ thống trường học để đào tạo một đội ngũ tay sai đông đảo. Mặc khác Mỹ cũng chủ trương dùng văn hóa Mỹ để nô dịch, đầu dộc người Việt nam bằng các loại hình văn hóa đồi trụy, tuyên truyền chủ nghĩa chống cộng. Mỹ đã biến bộ máy của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành một công cụ xâm lược thực dân kiểu mới. Bình định cơ quan giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng của Mỹ, góp phần trực tiếp vào các công cuộc bình định miền Nam. Hệ thống giáo dục miền Nam còn có sự thay đổi tùy thuộc vào diễn biến của nền chính trị lúc bấy giờ, đặc biệt là chương trình thành lập trường trong các ấp chiến lược (chương trình giáp dục ấp tân sinh). Đưa con em nhân dân trong các ấp vào trường lớp phục vụ ý đồ giành dân, giành đất, tách người dân ra khỏi ảnh hưởng của Cộng sản. Không chỉ mở và duy trì các trường Trung học, Trung học tổng hợp, chính quyền còn cấp phép cho mở các trường Tư thục, đặc biệt là hệ thống trường mang tính chất tôn giáo như các trường Đại học của Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hòa Gỏa…nhằm nắm lấy lực lượng của các tôn giáo. Giai đoạn 1954 – 1975 còn chủ trương mở các trường chuyên nghiệp dù rất ít để đào tạo một đội ngũ lao động có kĩ thuật cấp thấp để sửa chữa tại chỗ các loại máy móc thiết bị thông thường như máy bơm, máy đuôi tôm…(như các trung tâm kĩ thuật Phú Thọ, Cao Thắng… ) Không chỉ nhằm mục đích đào tạo nhân lực phục vụ cho bộ máy chính trị, văn hóa, xã hội… nhà trường còn là nơi Mĩ – ngụy thực hiện các hoạt động quân sự như: bắt lính, đôn quân… gắn với các hoạt động tâm lí chiến. Tầng lớp trí thức ( giáo chức, học sinh) có trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật bị Mĩ lợi dụng để nhanh chóng đào tạo thành những người có khả năng sử dụng vũ khí, máy móc, trang thiết bị chiến tranh của Mĩ hoặc đưa vào các quân chủng hải lục không quân, bổ sung đội ngũ sĩ 11 quan chỉ huy… Học sinh ngay từ cấp tiểu học đã phải học quân sự, trong sách giáo khoa đã có hình ảnh người lính cộng hòa, luật nghĩa vụ quân dịch. Ngay cả giáo chức chúng cũng bắt đi lính. Một số giáo chức sau khi đi học quân sự trở về trường với tư cách quân nhân biệt phái, sẵn sàng trở lại quân đội khi có lệnh động viên. Chúng mô phỏng mô hình giáo dục Mĩ vào nền giáo dục miền Nam Việt Nam: Đó là sự gắn liền chặc chẽ giữa nền giáo dục và nền chính trị. Giáo dục trở thành một công cụ chính trị, phục vụ cho các mưu đồ chính trị. Giáo dục: một công cụ xâm lược thực dân kiểu mới  Để thực hiện được điều đó, Mĩ tăng cường viện trợ cho giáo dục miền Nam. Mỹ đã viện trợ chi phí cho giáo dục của chính quyền Sài Gòn ngày càng tăng. Đồng thời, Mỹ đã đưa sang miền Nam hàng loạt đoàn cố vấn của các trường Đại học Mỹ nhằm vạch kế hoạch và góp phần xây dựng nền giáo dục miền Nam. Trong đó có phái đoàn của Đại học Ohio được mời sang để chuyên lo việc cải tổ lại hệ thống Trung học.  Ngoài ra, trong Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID Mĩ còn thiết lập Văn phòng giáo dục để quản lí công tác giáo dục của chính quyền Sài Gòn.  Để loại bỏ những ảnh hưởng của nền giáo dục do Pháp để lại, chúng cho biên soạn lại chương trình cho phù hợp và theo đúng ý đồ của mình. Đó là một chương trình mang nặng tính thực dụng và phục vụ cho mưu đồ thực dân của Mĩ.  Bằng các chính sách trên, Mỹ hy vọng nền giáo dục miền Nam Việt Nam có thể phục vụ đắc lực cho công cuộc xâm lược của chúng. Nền giáo dục đó có những điểm thay đổi so với trước đây để phù hợp hơn với chính sách thực dân mới của Mỹ. Giáo dục miền Nam thực sự là trở thành một công cụ để Mỹ thực hiện các mưu đồ chính trị, quân sự của mình. Đào tạo con người phù hợp với xã hội mới. 12  Đó là xã hội tư bản chúng xây dựng ở miền Nam. Song, đó không phải là một xã hội tư bản công nghiệp mà là một xã hội tư bản tiêu thụ. Mỹ đổ hàng hóa, đồng đôla vào miền Nam, khuyến khích một cuộc sống thực dụng, hưởng lạc trong mọi hoạt động thực tiễn, thúc đẩy con người tìm mọi cách đem lại lợi ích cho bản thân bất chấp luân thường đạo lý, tình cảm… Đó là một lối sống đề cao chủ nghĩa cá nhân, chạy theo giá trị đồng tiền và vật chất.  Lối sống tiêu thụ gấp gáp đó đã ảnh hưởng to lớn đến xã hội và nền giáo dục miền Nam. Nó làm cho nhiều giá trị đạo đức xã hội truyền thống bị thay đổi, đảo ngược... Người ta giờ đây đi tìm mọi thủ đoạn để kiếm tiền một cách dễ dãi thay vì phải lao động chân chính vất vả. Lối sống đó đã làm băng hoại đạo đức con người. Nó tạo cho con người một hình ảnh hết sức tốt đẹp về thế giới tự do, về sự phồn vinh của chủ nghĩa tư bản Âu Mĩ. Nó cũng tạo ra tâm lý phục Mĩ, tâm lí tự ti dân tộc, thích dùng hàng ngoại, xem thường hàng nội… Tất cả những điều đó nhằm mục đích làm cho dân miền Nam xa rời cách mạng, tin và đi vào con đường chống Cộng sản một cách mù quáng.  Mĩ luôn tuyên truyền cho chế độ Tư bản và che dấu bản chất xâm lược của chúng. Chúng luôn rêu rao về sự nghiệp bảo vệ thế giới tự do trước nguy cơ “bành trướng” của Cộng sản. Mĩ cho rằng việc đó sẽ làm cho giới trí thức nhận thức được “hiểm họa” từ những người Cộng sản miền Bắc mà ra sức phục vụ cho “chủ nghĩa chống Cộng” do họ đang ra sức tuyền truyền.  Việc đào tạo lúc này nhằm cho ra một mẫu người có lối sống tha hóa, có tư tưởng, lập trường phản động, chống Cộng sâu sắc. Đó là một mẫu người có lối sống theo chủ nghĩa cực đoan, cá nhân, chạy theo những giá trị vật chất, chạy theo giá trị đồng tiền. Đó là một lối sống thoát ly thực tiễn, hoặc là cầu an hưởng thụ hoặc là sẵn sàng làm tay sai cho Mỹ.  Chính quyền Sài Gòn khi được Mỹ viện trợ cũng cần có một tầng lớp trí thức, cán bộ viên chức có trình độ để làm việc trong bộ máy hành chính, một lực 13 lượng lao động để phát triển kinh tế. Lực lượng này chỉ có thể có được thông qua giáo dục nên chúng cũng ra sức phát triển nền giáo dục.  Chính quyền Sài Gòn luôn nêu ra tư tưởng “quốc gia dân tộc”, xem đây là một trong những giá trị xã hội. Để chống lại sự lớn mạnh của Cộng sản, phong trào cách mạng họ đã chủ trương vũ trang cho thanh thiếu niên một tinh thần quốc gia mãnh liệt, một ý chí đấu tranh bền bỉ cho cái mà chúng gọi là “tự do, dân chủ”. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho rằng, sự sinh tồn của quốc gia gắn liền với sự nghiệp tiêu diệt các lực lượng cách mạng, cộng sản.  Chính điều này đã giải thích vì sao lại đưa giáo dục vào các ấp chiến lược, thực hiện các hoạt động giáo dục ở các trường học mang tính phục vụ cho các hoạt động quân sự, bình định nông thôn, tình báo… 1.2. Bộ máy quản lí giáo dục Trung học: Để thực hiện được những mục tiêu trên, Mĩ – ngụy đã phải tổ chức bộ máy quản lí nền giáo dục thật sự có tổ chức cho Việt Nam Cộng hòa. Dựa trên cơ sở bộ máy quản lí giáo dục của Pháp để lại, Mĩ – ngụy đã tổ chức Bộ quốc gia giáo dục một cách rất có quy củ. Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ trình bày hệ thống tổ chức quản lí bậc Trung học. 1.2.1. Hệ thống cố vấn của Mĩ: Giáo dục là một lĩnh vực, một công cụ mà đế quốc Mỹ sử dụng để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, can thiệp một cách sâu rộng vào miền Nam Việt Nam. Cùng với các hình thức viện trơ cho giáo dục, Mỹ đã tổ chức một đội ngũ cố vấn để chỉ đạo mọi hoạt động giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Đội ngũ cố vấn đó có 2 loại: cố vấn chính ngạch làm việc trong Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì và cố vấn khế ước đến từ các viện Đại học Mĩ sang miền Nam Việt Nam. Cố vấn chính ngạch: 14 Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì (United States Agency for International Development, viết tắt là USAID) có 6 khối, trong đó có một phân bộ giáo dục và sinh hoạt tuổi trẻ ở khối phát triển địa phương. Bộ phận giáo dục của USAID có tổ chức tượng ứng với tổ chức Bộ quốc gia giáo dục của chính quyền Sài Gòn. Mỗi phòng của bộ phận giáo dục của USAID liên hệ chặt chẽ với các nha, sở của Bộ quốc gia giáo dục. Theo cách thức tổ chức đó, phòng phụ trách Trung học của USAID cũng sẽ phối hợp với Nha Trung học (hoặc Nha Trung Tiểu học và Bình dân giáo dục tùy theo từng thời kì) của Bộ quốc gia giáo dục trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa để điều tra nghiên cứu tình hình, đề ra các chính sách giáo dục liên quan đến bậc Trung học. Trên thực tế, đây chính là tổ chức quyết định chính sách giáo dục ở miền Nam. Các cố vấn khế ước: Đây là những cố vấn đến từ các trường Đại học của Mĩ. Có nhiều trường Đại học Mĩ tham gia vào việc hoạch định đường lối, kế sách giáo dục cho miền Nam. Trong số đó, nhóm cố vấn của trường Đại Học Ohio đã được mời sang miền Nam trong những năm 1962 – 1972 nhằm nghiên cứu và cải tổ cấp Trung học. Trong 10 năm đó, 37 cố vấn của phái đoàn này đã thực hiện việc xây dựng các trường Trung học “tổng hợp” kiểu mới với các phương tiện nghe nhìn hiện đại, với nội dung giáo dục thực nghiệm với phương pháp trắc nghiệm… Chương trình này nhằm tạo một lớp người được trang bị những kiến thức, chuyên môn cụ thể, thoát li khỏi lí thuyết sách vở, sẵn sàng tham gia vào các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, kế toán, thương mại… phục vụ cho chế độ thực dân mới mà Mĩ đang áp dụng ở miền Nam Việt Nam. 1.2.2. Bộ giáo dục của Việt Nam Cộng hòa: Đây là tổ chức chịu trách nhiệm mọi mặt về nền giáo dục của chính quyền Sài Gòn. Hệ thống tổ chức giáo dục thời kì này dựa trên những nguyên tắc dân chủ mà chính phủ “dân cử” đã đề ra. Các chính phủ đã cố gắng thoát khỏi những ảnh huởng, 15 tàn dư của nền giáo dục thời Pháp. Mặc dù vậy, về thực chất, nền giáo dục thời kì này vẫn chưa thoát khỏi hẳn sự ảnh huởng của những quy luật học chánh từ Pháp. Ngay từ khi thiết lập chế độ, các chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã cố gắng nuôi dưỡng một nền giáo dục mà họ cho là mang tính dân tộc, với chủ đích thiết lập một hệ thống trường sở khá lớn để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết. Kể từ đó, nhiều biến cố lịch sử xảy ra, dưới ảnh huởng của chiến tranh, những cuộc thanh trừng… có nhiều tác động đến tổ chức bộ máy giáo dục. Bộ quốc gia giáo dục của chính quyền Sài Gòn nhiều lần thay đổi cơ câú, tổ chức để phù hợp với chính sách dân chủ của các chính phủ. Bộ này đã có nhiều lần đổi tên, sáp nhập với các bộ khác rồi lại tách ra… nhưng nhìn chung, thì nó theo một cơ cấu như sau: Theo nghị định số 945-GD/NĐ ngày 06/06/1958 thì tổ chức của Bộ quốc gia giáo dục gồm có các cơ quan và chức vụ sau:  Đứng đầu hệ thống giáo dục là một Bộ trưởng(hay Tổng trưởng) được bổ nhiệm bởi Tổng thống dân cử với sự đề cử của Thủ tướng chính phủ, cố vấn của Hội đồng văn hoá – giáo dục quốc gia. Bộ trưởng lãnh đạo và điều khiển mọi hoạt động của nền giáo dục. Ngoài ra, Bộ trưởng còn có những quyền hạn và nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp và luật pháp, phác hoạ chương trình giáo dục quốc gia, thiết lập tổ chức hành chính phụ tá trong văn phòng của mình, thuyên chuyển giáo chức và nhân viên trong toàn bộ ngành giáo dục … Phụ tá cho Bộ trưởng có thể có từ bốn viên chức trở lên, tuỳ theo nhu cầu từng thời kì. Các viên chức này cũng do Thủ tướng đề nghị và Tổng thống bổ nhiệm theo thể thức trên, và được gọi là Thứ trưởng giáo dục. Mỗi Thứ trưởng trông coi một ngành như Văn hoá, Đại học, Kỹ thuật và chuyên nghiệp, Trung, Tiểu học và Bình dân giáo dục… Mỗi ngành gồm một số nha, sở do một Tổng giám đốc đứng đầu và mỗi nha sở có nhiều Trưởng phòng và nhân viên tuỳ theo nhu cầu.  Bộ quốc gia giáo dục có các cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện chức trách của mình. Ơ trung ương, Bộ có các Nha Đổng lý văn phòng, Nha 16 tổng thư kí và các cơ quan chuyên môn giúp việc. Cơ quan quản lí giáo duc trung học là Nha Trung học trực thuộc Nha Tổng giám đốc Trung Tiểu học và Bình dân giáo dục. Nha trung học được tổ chức với người đứng đầu Nha trung học là một Giám đốc, có một Chánh sự vụ phụ tá về công việc hành chánh. Về phần Nha Trung học thì bao gồm có các cơ quan sau:  Ban thanh tra Trung học gồm một số Chánh thanh tra và thanh tra Trung học. Ban thanh tra Trung học có nhiệm vụ thanh tra tất cả các trường Trung học Công lập, Tư thục và Ngoại kiều, phụ tá cho Giám đốc Trung học tất cả những vấn đề về chuyên môn và sư phạm.  Phòng nhân viên: phụ trách các vấn đề liên quan đến nhan viên thuộc các ngạch nhân viên giáo huấn bậc Trung học tùng sự tại Nha.  Phòng kế toán: có nhiệm vụ lập danh sách lương bổng và phụ cấp cho nhân viên ngành hành chánh và giáo huấn Trung học.  Phòng học chế và tu nghiệp: do một thanh tra điều khiển, phụ trách các vấn đề liên quan đến nền Trung học, các vấn đề về nguyên tắc, soạn thảo chương trình, thời khoá biểu, nghiên cứu việc đào tạo giáo sư Trung học, việc thiết lập các khoá tu nghiệp giáo sư Trung học…  Phòng khảo thí và học bổng: có nhiệm vụ tổ chức các kì thi bậc Trung học, cứu xét đơn xin học bổng và trợ cấp học sinh.  Phòng tư thục Trung học phụ trách các việc liên quan đến các trường Trung học tư thục quốc gia và ngoại quốc, cứu xét đơn xin mở trường Trung học tư thục. Cơ cấu của Bộ quốc gia giáo dục như trên cũng như tên gọi của nó không cố định mà thường xuyên thay đổi theo sự thay đổi của nền chính trị miền Nam. Đến 17 năm 1964 thì phòng tư thục Trung học được cơ cấu cụ thể vào phòng Trung học tư thục trực thuộc Nha Tư thục và bình dân giáo dục. 1.2.3. Tổ chức hành chánh trong các trường Trung học: Hiệu trưởng(Principal): Hiệu trưởng là người đứng đầu tổ chức trong một trường. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản trị cả về mặt nhân sự và chương trình học, điều hành các công việc phát triển giáo dục trong trường. Hiệu trưởng cũng là chủ tịch Hội đồng giáo chức nhân viên và bổ nhiệm các giáo chức trong trường. Hiệu trưởng phải có một chương trình phát triển trường sở và đề nghị những phát kiến phát triển nền giáo dục, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh… Có sự phân biệt giữa Hịêu trưởng trường Trung học công lập và trường Tư thục. Hiệu trưởng trường Tư thục không có chức danh giáo sư thì cũng không được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường công lập. Giám học(censor): Giám học là người phụ tá cho Hiệu trưởng, trông coi về chương trình học và kỉ luật của nhà trường. Nói chung, bổn phận của Giám học là thi hành những quyết định của Hiệu Truởng và xét duyệt những đề nghị của Tổng giám thị. Giám học có trách nhiệm đóng góp vào sự gia tăng kĩ thuật, nghiệp vụ của giáo sư. Tổng giám thị(surveillant general): Tổng giám thị trông coi về kỉ luật trong trường và thi hành những chỉ thị của Hiệu trưởng và giám học, chịu trách nhiệm về phương diện kỉ luật trong toàn trường. Giáo sư(teachers): Giáo sư đóng vai trò nền tảng trong việc giáo huấn, giáo sư có bổn phận rất lớn trong việc hướng dẫn học sinh mở mang kiến thức và giúp đỡ chúng phát triển năng khiếu về mọi mặt, phát triển một cách toàn diện. Thư kí văn phòng(Secretaries):

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net