Tiềm năng phát triển nhà phi truyền thống tại thành phố hồ chí minh nhà container nghiên cứu những trường hợp sử dụng nhà container tại các khu nhà xưởng, công trình xây dựng, đất quy hoạch không

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tiềm năng phát triển nhà phi truyền thống tại thành phố hồ chí minh nhà container nghiên cứu những trường hợp sử dụng nhà container tại các khu nhà xưởng, công trình xây dựng, đất quy hoạch không

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN ĐÔ THỊ HỌC & QUẢN LÝ ĐÔ THỊ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2011 Tên công trình: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NHÀ PHI TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NHÀ CONTAINER (Nghiên cứu những trường hợp sử dụng nhà container tại các khu nhà xưởng, công trình xây dựng, đất quy hoạch không cho phép xây dựng, các khu đất ven sông có địa chất yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm: BÙI HOÀNG VIỆT (Lớp ĐTH 01, Khóa 2008 - 2012) Thành viên: LÊ THỊ THANH TUYỀN (Lớp ĐTH 01, Khóa 2008 - 2012) ĐỖ HỮU HOÀNG (Lớp ĐTH 01, Khóa 2008 - 2012) LÊ THÚY NGỌC (Lớp ĐTH 01, Khóa 2008 - 2012) LÊ CHÂU HOÀNG (Lớp ĐTH 01, Khóa 2008 - 2012) Giảng viên hướng dẫn: THs. KTS. PHÙNG HẢI ĐĂNG - Trưởng tổ Bộ môn Nhóm ngành Quản lý quy hoạch kiến trúc & Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Bộ môn Đô thị học & Quản lí Đô thị MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3 CHƯƠNG I : CÁC KHÁI NIỆM CHUNG ................................................... 8 1.1. Nhà ở .................................................................................................. 8 1.2. Vật liệu container ............................................................................ 10 1.3. Khái niệm nhà container................................................................. 12 CHƯƠNG II : MÔ HÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN ...................................... 13 2.1. Hình thức sử dụng container trong xây dựng nhà ở...................... 13 2.2. Kỹ thuật cơ bản trong xây dựng nhà container ............................. 15 2.3. Ưu nhược điểm của nhà container ................................................. 29 CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NHÀ CONTAINER TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................... 33 3.1. Hiện trạng ........................................................................................ 33 3.2. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển ........................................ 40 3.3. Định hướng phát triển..................................................................... 41 KẾT LUẬN ................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49 PHỤ LỤC...................................................................................................... 52 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật lớn nhất của cả nước, có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nhằm giữ vững vai trò đó thì thành phố Hồ Chí Minh cần giải quyết những vấn đề tiêu cực của xã hội, đặc biệt là vấn đề giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân. Trước tình hình đó, loại hình nhà container với các ưu điểm xây dựng nhanh, tiết kiệm chi phí, sử dụng vật liệu container không gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên đồng thời giải quyết được tình trạng tồn đọng container tại các kho bãi, không gây ô nhiễm không khí, không gây phá vỡ cấu trúc đất do không đào móng làm nhà và một số ưu điểm tiện ích khác, là một giải pháp tích cực cần được quan tâm đúng mức. Với nhận định trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định thực hiện đề tài “Tiềm năng phát triển nhà phi truyền thống tại thành phố Hồ Chí Minh – nhà container” để có thể xác định tiềm năng phát triển cho mô hình nhà container tại TP.HCM như là một giải pháp tích cực cho vấn đề nhà ở hiện nay. Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tiến hành phỏng vấn sâu người dân và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, môi trường, xã hội. Cũng như thực hiện quan sát loại hình nhà container tại một số nơi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận như sau: Một là, với hiện trạng như đã trình bày, tiềm năng phát triển của loại hình nhà container tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ chỉ tập trung ở những khu vực ngoại thành, những khu đô thị mới đang trong quá trình tạo lập, những khu đất nằm trong quy hoạch không cho phép xây dựng vì khả năng loại hình nhà này phát triển trong các khu dân cư đã ổn định trong nội thành hầu như không có do điều kiện giao thông không thể đáp ứng cho quá trình vận chuyển và lắp đặt nhà container. Hai là, nhà container được xây dựng một cách nhanh chóng, đơn giản với nhiều ưu điểm về thời gian và chi phí xây dựng. 2 Ba là, loại hình nhà container tại TP.Hồ Chí Minh chưa tìm được hướng phát triển thích hợp do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía người dân cũng như chính quyền. Bốn là, loại hình nhà container sẽ được khai thác đúng tiềm năng nếu giải quyết được những khó khăn về pháp lí, nguồn nhân lực và thay đổi được quan điểm của người dân đối với nhà container. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu này, nhóm tự nhận thấy đề tài chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể mà chỉ dừng ở những ý tưởng đề xuất cho sự phát triển của loại hình nhà container tại thành phố Hồ Chí Minh. Tóm lại, đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng về loại hình nhà container tại thành phố Hồ Chí Minh trên các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường và kĩ thuật. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những ý tưởng để phát huy được tiềm năng phát triển của loại hình nhà container tại thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là tại khu vực ngoại thành, những khu đô thị mới đang trong quá trình tạo lập, những khu đất nằm trong quy hoạch không cho phép xây dựng. 3 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố của sự phát triển và năng động, bên cạnh những mặt tích cực như mức sống của người dân tốt, thu nhập cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện thì những mặt tiêu cực luôn song hành, trong đó có vấn đề bùng nổ dân số, dân nhập cư tăng một cách không kiểm soát đã gây ra sự thiếu hụt cho quỹ nhà ở trong xã hội và gián tiếp khiến cho giá nhà đất ngày càng tăng cao. Theo thông tin từ Cục Quản lý nhà & Thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng thì chỉ số giá nhà so với thu nhập của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cao gấp 6 - 8 lần với mức hợp lí mà liên hiệp quốc tính toán và đưa ra. Đây là một trong những lí do quan trọng nhất khiến cho việc những người lao động phổ thông, công nhân, công nhân viên chức gặp rất nhiều khó khăn khi đề cập đến vấn đề mua nhà. Cũng theo số liệu thống kê của Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc (UN-Habitat) thì hiện nay Việt Nam đang thiếu đến 20 triệu căn hộ và con số này đang không ngừng tăng lên, cộng với đó là sự xuống cấp của hàng loạt các căn nhà đang hiện hữu khiến bộ mặt mỹ quan của thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hệ quả là vấn đề nhà ở hiện nay đang trở thành một nỗi bức xúc cho cả người dân và chính quyền, một bài toán khó cho sự phát triển của xã hội mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Trước tình hình đó, loại hình nhà container với các ưu điểm xây dựng nhanh, tiết kiệm chi phí, sử dụng vật liệu container không gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên đồng thời giải quyết được tình trạng tồn đọng container tại các kho bãi, không gây ô nhiễm không khí, không gây phá vỡ cấu trúc đất do không đào móng làm nhà là một giải pháp tích cực cần được quan tâm đúng mức. Với nhận định trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định thực hiện đề tài để có thể xác định tiềm năng phát triển cho mô hình nhà container tại TP.HCM như là một giải pháp tích cực cho vấn đề nhà ở hiện nay. 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Một số công trình tiêu biểu đã nghiên cứu về đề nhà container trên thế giới như Luận án của J.D. Smith thực hiện vào năm 2006, khoa môi trường xây dựng, trường đại học Brighton vương quốc Anh, “SHIPPING CONTAINERS AS BUILDING COMPONENTS”. Nghiên cứu đã cung cấp một đánh giá về tính khả thi và tính kinh tế của việc sử dụng container theo tiêu chuẩn ISO như là một thành phần xây dựng. Tiếp đến vào năm 2008, Paul Sawyers đã xuất bản cuốn sách “Intermodal Shipping Container Small Steel Buildings”, tác giả đã cung cấp một tài liệu giải thích làm thế nào để mua những thùng container và thay đổi chúng để sử dụng như các tòa nhà cũng như nêu lên các ưu điểm tuổi thọ cao, kết cấu vững chắc gấp nhiều lần so với cấu trúc xây dựng thông thường, xây dựng nhanh chóng, sử dụng nguồn lao động ít. Cũng trong năm này, cuốn sách “Quik Build:Adam Kalkin's ABC of Container Architecture” của nhóm tác giả Alastair Gordon, Barry Bergdoll, William F. McLean và Adam Kalkin, cuốn sách đã cung cấp các mô hình độc đáo về loại hình nhà ở, cao ốc được làm từ những thùng container với những hình ảnh, những phương án thiết kế cùng với các quá trình thi công và lắp ráp nhà container. Riêng tại Việt Nam, theo nghiên cứu của nhóm đề tài, cho đến nay công trình dự thi Holcim Prize 2010 của nhóm sinh viên trường Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, “Đưa “Cảng” vào nhà” là đề tài duy nhất nghiên cứu về vấn đề này được công bố. Đề tài nghiên cứu về những nhu cầu thiết yếu của công nhân xa nhà tại các khu công nghiệp tập trung cao có quỹ đất lớn tại thành phố. Qua đó, đề xuất mô hình kiến trúc container đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về môi trường – kinh tế - xã hội – văn hóa phù hợp với thu nhập của người công nhân và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một cách sơ bộ về loại nhà container dành cho đối tượng là công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hướng tới mục đích tận dụng những container đã hết niên hạn đi biển để trở thành vật liệu xây dựng chính cho loại hình nhà container, đó sẽ là một mô hình vừa giảm được chi phí xây dựng nhưng đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích đã nêu trên, nhóm nghiên cứu thực hiện giải quyết các nhiệm vụ chính như sau:  Giới thiệu các bước cơ bản trong việc xây dựng nhà container  Phân tích ưu nhược điểm của loại hình nhà container trên phương diện kỹ thuật.  Phân tích được những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng đến việc phát triển nhà contianer tại TP.HCM.  Đề xuất một số ý tưởng nhằm mở rộng và phát triển loại hình nhà container. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Giới hạn về nội dung: Do điều kiện về kinh phí và thời gian không cho phép, đề tài chỉ dừng lại ở mảng nghiên cứu ưu, nhược điểm của loại hình nhà ở bằng container và tiềm năng phát triển tại TP.Hồ Chí Minh chứ không đề cập đến các loại hình kiến trúc container khác như: nhà hàng, văn phòng, khách sạn, cửa hàng, khu resort. - Giới hạn về không gian: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào các khu nhà xưởng, công trình xây dựng, đất quy hoạch không cho phép xây dựng, các khu đất ven sông có địa chất yếu…đang sử dụng loại hình nhà container cho công nhân, kĩ sư, người dân dùng để sinh sống và làm việc. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp định tính thông qua các công cụ sau 6  Thu thập và phân tích tư liệu sẵn có: Với đề tài này, do chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam nên nguồn tài liệu nhóm nghiên cứu tổng hợp sẽ được lấy chủ yếu từ các nguồn trên thế giới thông qua Internet và sách. Bên cạnh đó một số vấn đề liên quan về mặt kinh tế, xã hội, môi trường sẽ được thu thập tại các nguồn sau đây: - Thư viện trung tâm, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức. - Thư viện Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh. - Tủ sách Bộ môn Đô Thị Học, Đại học Khoa Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh. - Thư viện Đại học Kiến Trúc, Đại học Mỹ Thuật. - Các công ty: công ty Hưng Đạo Container, công ty xây dựng nhà tiện ích Descon.  Phỏng vấn sâu: Nhóm nghiên cứu tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu cá nhân, cụ thể như sau: - Kiến trúc sư Nguyễn Cửu Long: ưu nhược điểm và khả năng phát triển nhà container. - Chủ sở hữu biệt thự cotainer Mỹ Thanh: lí do lựa chọn xây nhà container và cảm nghĩ sau khi sử dụng nhà. - PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa: khả năng ứng dụng nhà container trong điều kiện kinh tế - xã hội của TP.HCM. - ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan: ảnh hưởng của loại hình nhà container đến các vấn đề về môi trường. - Những người trong ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Một số người dân đã và đang sống trong các căn nhà làm bằng container.  Quan sát và phân tích: Chúng tôi tiến hành quan sát các địa điểm sau: - Biệt thự Mỹ Thanh, đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức - Các mô hình nhà container tại công ty Hưng Đạo Container, công ty xây dựng nhà tiện ích Descon. 7 - Các khu kho bãi cần cẩu, container trên đường Quốc lộ 1A và Xa lộ Hà Nội. Xử lý kết quả quan sát: Các thông tin thu thập, hình ảnh quan sát được tổng hợp lại theo chủ đề để chứng minh, minh họa thêm cho các nhận định. 6. Đóng góp mới của đề tài Tuy loại hình nhà container đã phát triển khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn còn là một vấn đề mới tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu loại hình nhà này tại thành phố Hồ Chí Minh, đề tài có những đóng góp mới cụ thể như sau: - Giới thiệu những kiến thức cơ bản về loại hình nhà container. - Tìm hiểu và đánh giá khả năng phát triển của loại hình nhà container tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc phân tích các yếu tố khó khăn và thuận lợi ảnh hưởng đến vấn đề này. - Đưa ra một số ý tưởng thực tế nhằm nâng cao khả năng ứng dụng của loại hình nhà container tập trung ở những khu vực ngoại thành, những khu đô thị mới đang trong quá trình tạo lập, những khu đất nằm trong quy hoạch không cho phép xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận như bất kì đề tài nghiên cứu nào khác, phần nội dung nghiên cứu chính được chia làm 3 chương: Chương 1: Các khái niệm chung: sơ lược về các khái niệm về nhà ở và nhà container, đồng thời đưa ra sự khác biệt giữa nhà truyền thống và phi truyền thống theo hướng nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Mô hình xây dựng cơ bản: giới thiệu các quy trình xây dựng cơ bản của nhà container, qua đó đưa ra được ưu nhược điểm của loại hình nhà này. Chương 3:Tiềm năng phát triển nhà container tại Thành phố Hồ Chí Minh: thông qua việc đánh giá hiện trạng trên những khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và kỹ thuật để đưa ra đánh giá về tiềm năng phát triển của loại hình nhà container. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những ý tưởng về sự phát triển của loại hình nhà này trong tương lai. 8 NỘI DUNG CHƯƠNG I : CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Nhà ở Theo GS.TS.KTS Nguyễn Đức Thiềm thì nhà ở được định nghĩa như sau: “Nhà ở là những không gian kiến trúc phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình và con người”. [5, tr.5] Từ định nghĩa trên, ông đã đưa ra một số tiêu chí để phân loại nhà ở, cụ thể như sau: - Phân loại dựa vào hình thức tổ chức đáp ứng công năng. Theo tiêu chí này, nhà ở được chia thành các loại là nhà ở nông thôn, nhà biệt thự thành phố, các kiêu nhà liên kế, các chung cư, nhà kiểu khách sạn, nhà ở kí túc xá và các quần thể nhà ở lớn có dịch vụ công cộng tổng hợp. Tùy theo mỗi loại nhà sẽ đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người. - Phân loại dựa theo độ cao, tiêu chí này chủ yếu dựa vào số tầng cao của công trình để phân loại với nhà thấp tầng (1-2 tầng), nhà ở nhiều tầng (3-6 tầng), nhà ở cao tầng trung bình (8-16 tầng), nhà cao tầng (24-30 tầng), nhà siêu cao, chọc trời (lớn hơn 30 tầng). - Phân loại dựa vào đối tượng phục vụ và ý nghĩa xã hội của nó. Với cách phân loại này, nhà ở được chia thành các loại là nhà ở kiểu sang trọng tiêu chuẩn cao dành cho giới quý tộc, nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao như lâu đài, cung điện, biệt thự cao cấp; nhà ở cho người có thu nhập cao là những chủ doanh nghiệp lớn, quan chức, trí thức cao cấp như biệt thự, chung cư cao cấp; nhà ở cho người có thu nhập khá, trung bình như biệt thự song lập, nhà liền kế; nhà ở cho người có thu nhập thấp, nghèo khổ như chung cư thấp và nhiều tầng hay còn gọi là nhà ở xã hội; cuối cùng là nhà ở tạm thời. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BXD ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 353:2005 “Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế” [1, tr.4] và Quyết định số 135/2007/QĐ- UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ 9 Chí Minh thì nhà ở được định nghĩa và phân loại như sau: - Nhà ở liên kế: Là loại nhà ở riêng, gồm các căn hộ được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị. - Nhà phố liên kế (nhà phố): Là loại nhà ở liên kế, được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Nhà phố liên kế ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ. - Nhà liên kế có sân vườn: Là loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía sau nhà có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực. - Nhà liên kế có khoảng lùi: Là nhà liên kế trong khu vực đô thị hiện hữu cải tạo, có khoảng lùi đối với ranh lộ giới đường xác định theo hiện trạng hoặc bản đồ chỉ giới xây dựng. Tuy nhiên, nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về nhà container, nhóm nghiên cứu đưa ra một cách phân loại nhà khác, gồm nhà truyền thống và nhà phi truyền thống được phân loại dựa trên tiêu chí vật liệu xây dựng truyền thống và vật liệu xây dựng phi truyền thống, cụ thể như sau:  Nhà truyền thống Nhà truyền thống là nhà được xây dựng bằng các vật liệu truyền thống. Đó là những vật liệu có xuất xứ từ địa phương, được sử dụng lâu đời như tre, nứa, gỗ, đá. Chúng thường được sử dụng chủ yếu ở các ngôi nhà truyền thống xưa như nhà tranh, nhà sàn, nhà đất, nhà rông Tây Nguyên. Hiện nay, loại nhà này đã không còn phổ biến nữa nhưng vẫn được lưu giữ lại như một nét son trong văn hóa truyền thống của các dân tộc.  Nhà phi truyền thống Nhà phi truyền thống (hay nhà hiện đại) là nhà được xây dựng bằng các vật liệu phi truyền thống như xi măng, gạch, vữa, kính, sắt thép, betông. Đây là loại nhà được xây dựng phổ biến hiện nay, và trở thành một hình thức xây dựng được mọi người nghĩ đến ngay khi đề cập về vấn đề xây nhà. Tuy nhiên, khi 10 công nghệ ngày một phát triển thì các loại vật liệu xây dựng mới ra đời liên tục, chúng có thể đến từ bất cứ nguồn nào mà người kiến trúc sư nghĩ đến, có thể là xe hơi, chai nhựa, vỏ lon nước, container hay các loại vật liệu đặc biệt được nghiên cứu rất lâu như xi măng sợi tổng hợp, sơn cách nhiệt, vách chống cháy. Và người kiến trúc sư có thể kết hợp mọi thứ để xây dựng một ngôi nhà theo ý thích, sự sáng tạo của mình. Trong giới hạn bài nghiên cứu này, chúng tôi xin được đề cập đến một loại vật liệu xây dựng mới – container – và một loại hình nhà mới được xây dựng từ nó – nhà container. 1.2. Vật liệu container 1.2.1. Khái niệm container Theo Container Transportation đã đưa ra khái niệm về container như sau: Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) là một công cụ vận tải có những đặc điểm sau:  Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại.  Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường.  Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.  Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container.  Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối). Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO container), đó là những container hàng hóa tuân theo tất cả các tiêu chuẩn ISO liên quan về container đang có hiệu lực tại thời điểm sản xuất container. 1.2.2. Container được sử dụng để làm nhà ở Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại container được phân loại theo các tiêu chí sau: - Kích thước 11 - Vật liệu chế tạo - Cấu trúc container - Mục đích sử dụng Tuy nhiên, để đáp ứng các nhu cầu cả về chất lượng cũng như số lượng trong việc xây dựng nhà container thì loại container bách hóa (General purpose container) được sử dụng phổ biến nhất, đây cũng là loại container mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Các kích thước của container thường được sử dụng (Bảng 1): Container 20′ Container 40′ Anh-Mỹ Mét Anh Mỹ Mét Dài 19' 10½" 6,058 m 40′ 0″ 12,192 m Kích thước ngoài Rộng 8′ 0″ 2,438 m 8′ 0″ 2,438 m Cao 8′ 6″ 2,591 m 8′ 6″ 2,591 m Dài 18′ 10 5⁄ 16″ 5,758 m 39′ 5 45⁄64″ 12,032 m Kích thước trong Rộng 7′ 8 19⁄32″ 2,352 m 7′ 8 19⁄32″ 2,352 m Cao 7′ 9 57⁄64″ 2,385 m 7′ 9 57⁄64″ 2,385 m Rộng 7′ 8 ⅛″ 2,343 m 7′ 8 ⅛″ 2,343 m Độ mở cửa Cao 7′ 5 ¾″ 2,280 m 7′ 5 ¾″ 2,280 m Dung tích 1.169 ft³ 33,1 m³ 2.385 ft³ 67,5 m³ Trọng lượng tổng cộng tối đa 52.910 lb 24.000 kg 67.200 lb 30.480 kg Trọng lượng rỗng 4.850 lb 2.200 kg 8.380 lb 3.800 kg Trọng tải ròng 48.060 lb 21.600 kg 58.820 lb 26.500 kg (Bảng 1: Thống kê các kích thước của container thường được sử dụng) 12 1.3. Khái niệm nhà container Theo KTS. Nguyễn Cửu Long: “Nhà container là loại hình nhà được xây dựng dựa trên nguyên lý sử dụng kết cấu của một container để tạo nên một căn nhà.” 1 Như vậy, nhà container sử dụng kết cấu container thay thế cho toàn bộ kết cấu chịu lực chính của căn nhà (bê tông cốt thép thông thường, gỗ, thép, gạch). Thiết kế nhà container là xếp các khối container sao cho tổ hợp chúng lại thành một ngôi nhà đáp ứng điều kiện sống của con người. 1 Biên bản rã băng phỏng vấn sâu số 4 13 CHƯƠNG II : MÔ HÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN 2.1. Hình thức sử dụng container trong xây dựng nhà ở  Sử dụng trực tiếp Đây là cách sử dụng đơn giản và thường hay gặp trong giai đoạn kiến trúc container chưa phát triển. Các container sẽ được giữ nguyên hiện trạng từ dáng vẻ bên ngoài cho đến kích thước màu sắc, chỉ cần chọn vị trí cửa đi và cửa sổ sau đó lắp đặt hệ thống cửa là có thể sử dụng. Với loại hình này, có thể sử dụng đơn lẻ từng chiếc container hoặc ghép các container lại với nhau để tạo nên diện tích lớn hơn tùy theo nhu cầu sử dụng. Một số ví dụ (hình 2.1) cụ thể trong trường hợp này là nhà tạm trú cho công nhân, kĩ sư tại các công trường hoặc người dân tại các khu quy hoạch không cho xây dựng nhà ở. Hình 2.1: Nhà container được dùng làm nhà lưu trú cho công nhân Ảnh: Thanh Tuyền  Thay đổi hình khối, thiết kế Khi kiến trúc container được quan tâm và phát triển trên thế giới, các kiến trúc sư đã sáng tạo ra rất nhiều mô hình nhà container đặc sắc. Các khối container không chỉ đơn thuần là những khối thép nữa mà đã được phủ lên mình rất nhiều hình dáng, màu sắc để phù hợp hơn với cuộc sống của con người nhưng đặc biệt vẫn giữ được bản chất của mình đó là sự vững trãi, chắc chắn của các container vận chuyển. Các loại hình này phục vụ nhiều mục đích và nhu cầu đa dạng khác nhau, có thể kể đến như các nhà ở kết hợp cửa hàng kinh doanh, các khu nhà vệ sinh, khu vui chơi cho thiếu nhi, viện bảo tàng. (Hình 2.2) 14 Hình 2.2: Nhà container được dùng để làm Studio và nhà vệ sinh - Ảnh Google  Kết hợp với các loại vật liệu khác để trở thành một kiểu kiến trúc riêng biệt Đỉnh cao của kiến trúc container chính là lúc các kiến trúc sư bắt đầu kết hợp các container với các vật liệu xây dựng thông thường, phát triển kĩ thuật xây dựng để tạo nên những căn nhà phù hợp với tất cả các đối tượng trong xã hội, từ nhà ở đơn lập, song lập, biệt thự cao cấp, khu ở tập thể, kí túc xá cho đến văn phòng, nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt, nhìn thoáng qua sẽ khó có thể phân biệt đâu là công trình xây theo kiến trúc container và đâu là công trình xây theo kiến trúc thông thường từ dáng vẻ bên ngoài cho đến nội thất bên trong. Hình 2.3: Sự đa dạng trong kiến trúc container - Ảnh Google 15 2.2. Kỹ thuật cơ bản trong xây dựng nhà container  Làm móng Làm móng là một công việc đặc biệt quan trọng trong tất cả các công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ. Nhà container cũng không phải là ngoại lệ, để đem lại sự chắc chắn và tránh những rủi ro có thể xảy ra, công việc đầu tiên để xây dựng một căn nhà bằng container là xử lý móng. Đối với nhà container, việc làm móng cũng tuân theo quy luật các tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng thông thường theo địa chất của mảnh đất xây dựng. Cụ thể, các loại móng thường được áp dụng cho mô hình nhà container như sau: - Áp dụng làm móng băng rộng 4,88 – 7,32m và dày 1,219 – 1,829m để tạo nên một nền móng vững chắc cho công việc xây dựng nhà container là một trong những cách phổ biến. Loại móng này có một vòng tường bao bọc với chu vi 7,32m x 12,192m được làm bằng các tấm bê tông đúc sẵn hoặc bê tông trộn theo kĩ thuật truyền thống. Tiếp đến sẽ là một vành đai dạng rãnh chứa sỏi giúp cho việc thoát nước.Cuối cùng phần móng được làm bình thường theo truyền thống với bê tông cốt thép và mỗi góc của móng có một tấm thép và móc để kết nối với các container như hình dưới. Đây là một ví dụ mang tính minh họa và được áp dụng rộng rãi tại các công trình xây dựng bằng container tại Canada và miền Bắc Hoa Kỳ. (Hình 2.4) Hình 2.4: Kĩ thuật làm móng nhà container - Ảnh: Google - Móng cũng có thể được làm theo dạng các “gối đỡ ” bao gồm những khối bê thông riêng biệt kết hợp với các móc thép ở trên để liên kết với các container. Khoảng cách giữa các gối đỡ này được đặt sao cho phù hợp với độ lớn của các container sử dụng. Cách làm móng này đã được áp dụng tại công trình “Biệt thự Mỹ Thanh” cạnh sông Sài Gòn. 16 (Hình 2.5) Hình 2.5: Quá trình làm móng biệt thự Mỹ Thanh - Ảnh: Google - Có thể nói, để làm móng cho nhà container có rất nhiều hình thức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Móng có khi chỉ được làm bằng cách tạo nên các trụ chống bằng thép hoặc bê tông, thậm chí là các cọc bằng gỗ được bố trí tại các góc theo vị trí của các container để lực được phân tán đều, tạo nên sự vững chắc cho toàn bộ khối công trình(Hinh 2.6). Nếu muốn gia cố hơn nữa thì có thể sử dụng đến các tấm thép đặt lên các trục trước khi đặt container lên cũng là một trong những cách mang lại hiệu quả cao. Hình 2.6: Móng nhà container đơn giản - Ảnh Goolge - Lợi thế của nhà container là việc có thể xây dựng ở những địa hình khá phức tạp mà không cần san lấp mặt bằng. Bởi lẽ do tải trọng của toàn bộ một công trình bằng container thấp hơn nhiều so với công trình xây dựng bình thường nên việc làm móng có thể linh động trên các địa hình phức tạp như công trình dưới đây: Hình 2.7: Móng nhà container trên địa hình phức tạp - Ảnh Google 17 - Ở những nền đất cứng, có địa chất tốt thì mô hình nhà container có thể áp dụng loại móng đơn giản và ít tốn kém với sự kết hợp của các khối bê tông nhỏ, thép, và gỗ kết hợp với nhau hoặc thậm chí tại một số nơi sử dụng loại hình nhà container tại Việt Nam, người dân không cần làm móng mà chỉ cần san bằng mảnh đất của mình như hình dưới là có thể dễ dàng đặt các container lên trên (Hình 2.8). Hình 2.8: Móng nhà container tại xưởng cần cẩu Quận 9, TP.HCM Ảnh: Thanh Tuyền  Xử lý container thô Do đặc thù dùng để vận chuyển hàng hóa dài ngày trên những quãng đường xa với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác nhau. Chính vì thế các container khi được chế tạo ra thường chứa một số hóa chất bảo quản nhất định có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của on người khi sử dụng container làm nhà ở. Các chất này chủ yếu tập trung tại lớp sàn, lớp sơn phủ bề mặt trong của container. Vì vậy, để tránh gây ra các ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe cũng như mang lại sự chắc chắn và an toàn cần thiết cho việc sử dụng để làm nhà ở, công việc xử lý container thô bước đầu là một phần quan trọng để tạo ra được một căn nhà container hoàn chỉnh. 18  Vận chuyển, lắp đặt Việc vận chuyển và lắp đặt các container thành một ngôi nhà diễn ra một cách đơn giản và dễ dàng nếu xây dựng trên một nền đất rộng rãi và có đường đi đủ rộng cho xe chở container di chuyển, việc lắp đặt container được tiến hành bằng xe cẩu (Hình 2.9). Chi phí cho hai loại xe này ở địa hình thuận lợi không đáng kể nhưng khi ở địa hình phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng đến cần cẩu siêu trường siêu trọng thì giá vận chuyển lắp đặt có thể lên đến vài chục triệu đồng. Hình 2.9: Vận chuyển và lắp đặt nhà container bằng xe tải, cần cẩu Ảnh: Google Tại Việt Nam, đặc biệt trong đô thị, hệ thống đường xá nhiều ngõ hẻm, có nơi chỉ rộng 1m đủ để đi lọt một chiếc xe máy, dây điện chằng chịt (Hình 2.10) nên việc vận chuyển container trở nên khó khăn. Hình 2.10: Hẻm nhỏ và dây điện chằng chịt - Ảnh: Google

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net