Đảng bộ tỉnh đồng nai lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn 1996 2012

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng bộ tỉnh đồng nai lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn 1996 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- VŨ VĂN THUÂN ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996-2012 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TIẾN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2013 LỜI CAM ĐOAN ----------- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Vũ Văn Thuân DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT CNH – HĐH: công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNPT: công nghiệp phụ trợ DMGD: dệt may, giày dép GTSXCN: giá trị sản xuất công nghiệp CN: công nghiệp NQD: ngoài quốc doanh ĐTNN: đầu tư nước ngoài QL: quốc lộ KCN: khu công nghiệp DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT Tên bảng số liệu 1 Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế năm 1990 và 1995..................................................16 2 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2005 và 2005 – 2010....................................................30 3 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2015.....................................................................................................40 4 Bảng 2.3: Số lượng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm qua các năm 2000, 2005 và 2010..........................................................54 5 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phầm qua các năm 2000, 2005 và 2010....................................................................54 6 Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp cơ khí tỉnh Đồng Nai qua các năm 2000, 2005 và 2010.................................................................................57 7 Bảng 2.6. Số lượng cơ sở ngành công nghiệp khai thác và chế biến vật liệu xây dựng qua các năm 2000, 2005 và 2010....................................................59 8 Bảng 2.7: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp khai thác và chế biến vật liệu xây dựng qua các năm 2000, 2005 và 2010...............................59 9 Bảng 2.8: Cơ sở sản xuất kinh doanh qua các năm 2000, 2005 và 2010........61 10 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện – điện tử qua các năm 2000, 2005 và 2010.........................................................................................61 11 Bảng 2.10: Số lao động làm việc trong ngành điện, điện tử qua các năm 2000, 2005 và 2010...................................................................................................62 12 Bảng 2.11: Số lượng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp hóa chất, cao su, plastic qua các năm 2000, 2005 và 2010........................................................64 13 Bảng 2.12: Số lượng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp DMGD qua các năm 2000, 2005 và 2010.........................................................................................67 14 Bảng 2.13: Số lượng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp điện – nước qua các năm 2000, 2005 và 2010.................................................................................68 15 Bảng 2.14: Tăng trưởng giá trị một số ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh qua các năm 2010 – 2012................................................................................73 16 Bảng 2.15. Cơ cấu GTSXCN của một số ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua 2 năm 2011 và 2012................................................................74 17 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai trong những năm qua (1996 – 2012)..................................................................................................78 18 Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế của Đồng Nai thực hiện trong những năm qua 1996 – 2012)............................................................................................................79 19 Bảng 3.3: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm 2000, 2005, 2010 và 2012...........................80 20 Bảng 3.4: Lao động sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai qua các năm 1997, 2000, 2005, 2010 và sơ bộ 2011.....................................................................81 21 Bảng 3.5. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm 2000, 2005, 2008, 2010 và 2011.....................................................................82 22 Bảng 3.6: Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm 1995, 2000, 2005, 2010, 2011 và 2012.......83 23 Bảng 3.7: Số lao động được đào tạo việc làm qua các năm 2005 – 2011......95 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ 1 Biểu đồ 1.1. So sánh cơ cấu kinh tế năm 1990 và 1995....................................16 2 Biểu đồ 3.1: So sánh cơ cấu kinh tế của Đồng Nai giai đoạn 1996 – 2000 với bình quân 2011 – 2012......................................................................................79 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................. 8 6. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 8 7. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................... 9 8. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 10 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỚC NĂM 1996 VÀ NHỮNG LỢI THẾ CỦA ĐỒNG NAI TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP .................................................... 11 1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................... 11 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 11 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................... 13 1.2. Khái quát về kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn trước năm 1996 ......................... 15 1.3. Khái quát về xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn trước năm 1996 .......................... 19 1.4. Những lợi thế của tỉnh Đồng Nai trong phát triển công nghiệp......................... 22 Tiểu kết...................................................................................................................... 23 Chương 2 QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 – 2012 .......................... 25 2.1. Chủ trương, đường lối phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 – 2012 ...................................................................................................... 25 2.1.1. Giai đoạn 1996 – 2000 .................................................................................... 25 2.1.2. Giai đoạn 2001 – 2010 .................................................................................... 28 2.1.3. Giai đoạn 2011 – 2015 .................................................................................... 38 2 2.2. Quá trình triển khai chủ trương, đường lối phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 – 2012. ....................................................... 44 2.2.1. Quá trình triển khai từ năm 1996 đến năm 2000 ............................................ 44 2.2.2. Quá trình triển khai từ năm 2001 đến năm 2010 ............................................ 51 2.2.3. Quá trình triển khai từ năm 2011 đến năm 2012 ............................................ 70 Tiểu kết...................................................................................................................... 75 Chương 3 NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 1996 – 2012.................................... 77 3.1. Đánh giá chung về sự lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 – 2012 ....................................................................... 77 3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân .............................................................................. 77 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 90 3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ sự lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai ............................................................................................. 94 3.2.1. Đảng bộ tỉnh Đồng Nai vận dụng sáng tạo đường lối phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển công nghiệp. ....................... 94 3.2.2. Đảng bộ tỉnh Đồng Nai phát huy mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp .. 96 3.2.3. Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển công nghiệp gắn liền với việc bảo đảm phúc lợi xã hội ............................................................................................ 97 Tiểu kết...................................................................................................................... 99 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để xây dựng nước ta thành một nước có nền công nghiệp hiện đại, Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tiếp đó, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội được Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó cũng là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời mở ra hướng đi mới cho các địa phương tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp. Nghiên cứu chiến lược phát triển công nghiệp để tìm ra những kinh nghiệm thành công, hạn chế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển nhanh công nghiệp của từng địa phương, thực hiện mục tiêu định hướng của Đảng là một vấn đề cần thiết, được nhiều người quan tâm. Thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã phát huy tinh thần tự lực tự cường, tập trung công sức và trí tuệ, phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng. Những thành tựu đạt được trong thời gian qua là tiền đề cơ bản vững chắc để Đồng Nai tiếp tục phần đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự phát triển công nghiệp của Đồng Nai được coi là một điển hình về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của toàn Đảng, toàn dân tỉnh Đồng Nai cần được nghiên cứu và nhân rộng. Đồng Nai là một trong những tỉnh đi đầu về phát triển công nghiệp trong cả nước, do đó cần được nghiên cứu để rút ra những bài học về sự thành công và hạn chế. Đây là những bài học không chỉ dành riêng cho sự phát triển công nghiệp 4 của tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo mà còn cho cả những địa phương khác có những điều kiện tương đồng. Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và xuất phát từ những điều kiện cụ thể của địa phương, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2015. Do đó, việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong phát triển kinh tế công nghiệp cũng như những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội để Đồng Nai có thể đi trước về trước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là có ý nghĩa thiết thực. Do điều kiện sống và làm việc ở Đồng Nai từ nhiều năm qua, bản thân tôi có một sự gắn bó nhất định, xem đây như quê hương thứ hai của mình và luôn mong muốn được góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai. Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn 1996 – 2012” làm luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài Góp phần làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn 1996 – 2012, từ đó tổng kết, rút ra một số kinh nghiệm nhằm góp phần phát triển bền vững hơn nữa công nghiệp ở Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo. Nhiệm vụ của đề tài Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, qua đó làm rõ những lợi thế của Đồng Nai trong việc phát triển công nghiệp. 5 Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp, sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai để đề ra chủ trương, đường lối phát triền công nghiệp và quá trình lãnh đạo triển khai chủ trương, đường lối đã đề ra trong giai đoạn 1996 – 2012. Luận văn làm rõ những thành tựu, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến năm 2012, qua đó tổng kết kinh nghiệm góp phần cung cấp thêm những căn cứ cho Đảng bộ, chính quyền địa phương có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai mạnh mẽ và bền vững hơn nữa trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Vấn đề phát triển công nghiệp trên cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng luôn có sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và toàn Đảng toàn dân tỉnh Đồng Nai. Sự quan tâm đó thể hiện sâu sắc trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và Văn kiện Đại hội của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai. Vấn đề phát triển công nghiệp ở Đồng Nai đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, tiêu biểu như một số công trình nghiên cứu sau: 1. Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tập trung tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của TS Phạm Văn Thanh, cuốn sách được xuất bản năm 1999. Trong cuốn sách này TS Phạm Văn Thanh đã giới thiệu và phân tích chi tiết những cơ sở quản lý thiết yếu về khu công nghiệp tập trung đồng thời giới thiệu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển khu công nghiệp tập trung trong thời kỳ đổi mới. Sau khi phân tích thực trạng hình thành và phát triển của các khu công nghiệp tập trung ở Đồng Nai, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tập trung tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và tầm nhìn nhìn đến năm 2020. 6 2. Tác phẩm Công nghiệp Đồng Nai qua 3 năm phát triển (1996 – 1998) của Cục thống kê Đồng Nai, đây là cuốn sách được in bằng hai thứ tiếng (tiếng Anh và tiếng Việt) đã giới thiệu cơ bản ngành công nghiệp Đồng Nai qua 3 năm phát triển kể từ khi tỉnh Đồng Nai thực hiện nghị quyết đại hội VIII của Ban chấp hành trung ương Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuốn sách đã giới thiệu được những thuận lợi của Đồng Nai trong việc phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, từ đó nêu lên những thuận lợi và khó khăn của Đồng Nai trong việc phát triển công ngiệp những năm đã qua đồng thời đưa ra một số những giải pháp về phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo. 3. Tác phẩm Đồng Nai từ mở cõi đến mở cửa của tác giả Mai Sông Bé gồm có 11 chương, trong đó chương VI đã nêu lên được vấn đề nào là đòn bẩy của nền công nghiệp Đồng Nai. 4. Đồng Nai 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Cuốn sách là sự tổng kết của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong suốt 25 năm phát triển kinh tế – xã hội kể từ khi đất nước thống nhất, là công trình khá toàn diện và tập trung vào những thành tựu kinh tế – xã hội của tỉnh trong 25 năm. Tuy nhiên đó là nguồn tư liệu tổng quát, chưa nêu bật được những chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai với việc phát triển kinh tế công nghiệp. 5. Đồng Nai tiềm năng và cơ hội đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ, xuất bản năm 1992 đã giới thiệu một cách tổng quát về Đồng Nai và các ngành kinh tế, trong đó nổi bật là chỉ ra được năng lực của các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời nhấn mạnh được các dự án ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh. 6. Đồng Nai thế và lực mới trong thế kỉ XXI của Chu Viết Luân (chủ biên), đây là một cuốn sách có tính chất toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội về tỉnh Đồng Nai. Phần VI của cuốn sách đã khái quát được bức tranh toàn diện nền kinh 7 tế Đồng Nai, trong đó công nghiệp là một thế mạnh. Tuy nhiên nó cũng chưa nhấn mạnh đến vai trò của các cơ sở đảng trong việc hoạch định các chính sách kinh tế mà chỉ tập trung vào những thành tựu đạt được. 7. Bài viết Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng Nai của Nguyễn Văn Long, là một bài viết đăng trên Tạp chí Cộng Sản số 53 (5/2010). Bài viết đã khái quát lại chặng đường 5 năm CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai từ năm 2006 đến năm 2010 trên các mặt như thu hút vốn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề an sinh xã hội… từ đó đưa ra những vấn đề tồn đọng mà Đảng bộ tỉnh Đồng Nai cần chủ động khắc phục đồng thời vượt khó đi lên. 8. Đời sống văn hoá tinh thần của công nhân các khu công nghiệp Đồng Nai hiện nay của Phạm Thị Minh Nguyệt là luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội Khoa học. Luận văn nghiên cứu về cơ bản đời sống văn hóa tinh thần của công nhân từ đó có những luận chứng cơ bản giúp giải quyết tốt hơn vấn đề an sinh xã hội mà ở đây là đời sống công nhân. 9. Đồng Nai đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Võ Văn Một là bài viết đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 6/2004. Bài viết khái quát về những tiềm năng của Đồng Nai trong phát triển kinh tế, đó là những lợi thế cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở những lợi thế đó Đồng Nai đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Đó là cơ sở quan trọng để Tỉnh ủy Đồng Nai đề ra phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến phát triển công nghiệp từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, ngoài ra, còn rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết khác về phát triển công nghiệp mà đề tài sẽ sử dụng để làm tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vai trò và quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 – 2012. 8 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế – xã hội làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều những phương pháp khác nhau như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích, tổng hợp và còn nhiều phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong đề tài. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những chủ trương, đường lối mà Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã đề ra và quá trình lãnh đạo triển khai những chủ trương đó để phát triển kinh tế công nghiệp đối với việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và một số ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh giai đoạn 1996 – 2012. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: đề tài được giới hạn trong địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay. Về thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2012. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài góp phần hệ thống hóa, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ Đồng Nai về phát triển công nghiêp giai đoạn 1996 – 2012. Đề tài là một trong những chứng cứ khoa học góp phần giúp cho Đảng bộ địa phương hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp khả thi, hiệu quả và phát triển bền vững cho những năm tiếp theo. 9 Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý có quan tâm đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Đồng Nai nói riêng và trong cả nước nói chung. 7. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần làm sáng tỏ sự nghiêm túc, sáng tạo trong việc Đảng bộ tỉnh Đồng Nai vận dụng đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế công nghiệp mà Đảng bộ đã đề ra và những thành tựu đạt được trong quá trình triển khai thực hiện là cơ sở thực tiễn chứng minh cho đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng là đúng đắn. Đảng bộ đã đưa ra mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế công nghiệp hợp lý, phù hợp với mục tiêu chung của cả nước đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương. Ý nghĩa thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu sự lãnh đạo triển khai chủ trương, đường lối phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã góp phần chứng minh những chủ trương, đường lối đó là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Đề tài góp phần giúp cho Đảng bộ và chính quyền địa phương có thêm căn cứ để đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực nhằm thực hiện tốt hơn nữa công các phát triển công nghiệp trong thời gian tới. Đề tài cung cấp những số liệu, tư liệu về Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 1996 đến năm 2012. Ngoài ra, đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Đồng Nai. 10 8. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài có 3 chương như sau: Chương 1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai trước năm 1996 và những lợi thế của Đồng Nai trong phát triển công nghiệp Chương 2: Quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp giai đoạn 1996 – 2012 Chương 3. Những đánh giá và một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 – 2012 11 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỚC NĂM 1996 VÀ NHỮNG LỢI THẾ CỦA ĐỒNG NAI TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, tháng 1- 1976 tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa – Long Khánh và Tân Phú. Do yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương và cả nước, địa giới hành chính Đồng Nai có nhiều lần thay đổi về tách và sát nhập các đơn vị hành chính. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên 5.907km², dân số là 2.665.079 người [51, tr 27] và 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thành phố Biên Hòa, 1 Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Xuân Lộc và Cẩm Mỹ với những điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên như sau: 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý, Đồng Nai là tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên 5.907km² (bằng 1,76% diện tích cả nước và 15,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ), tiếp giáp các tỉnh: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía Tây giáp Thành Phố Hồ Chí Minh. 12 Với vị trí ở trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – vùng kinh tế năng động nhất cả nước, có hệ thống giao thông thuận tiện, đã trở thành một thuận lợi to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội ở Đồng Nai. Địa hình Đồng Nai là địa hình trung du, chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ, tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình dưới 100m so với mực nước biển, giảm dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Địa hình Đồng Nai có độ dốc không lớn, chỉ 8% đất có độ dốc lớn hơn 15 độ, còn lại 92% đất có độ dốc nhỏ hơn 15 độ. Với đặc điểm như vậy, có thể nói địa hình ở Đồng Nai rất thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (CN) so với các địa phương ở Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Khí hậu Đồng Nai có tính chất nhiệt đới cận xích đạo thuộc khu vực có nhiệt đới gió mùa. Thời tiết Đồng Nai chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô kéo dài từ 5 đến 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau) và mùa mưa kéo dài 6 – 7 tháng (từ tháng 4 hoặc tháng 5 đến tháng 11 hàng năm). Khó khăn lớn nhất do khí hậu gây ra cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng Nai là lượng mưa tập trung với cường độ lớn vào mùa mưa (khoảng tháng 8 đến tháng 10) gây ứng lụt, sạt lở... trong khi đó về mùa khô, một số địa bàn trong tỉnh lại thiếu nước sinh hoạt và sản xuất như phía bắc Xuân Lộc (giáp Bình Thuận). Nhìn chung, điều kiện tự nhiên ở Đồng Nai là tương đối thuận lợi cho việc cư trú và sản xuất. Với vị trí là trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp danh với nhiều tỉnh thành phố có nền kinh tế phát triển đã tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vùng. Địa hình ở đây cũng tương đối bằng phẳng kết hợp với khí hậu ít có những biểu hiện cực đoan như bão lớn, sương muối, rét đậm... nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của người dân. 13 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Đồng Nai nổi lên một số loại tài nguyên đáng chú ý và có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như sau: Tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng Nai là 586.237 ha gồm 10 loại đất chính được chia thành 3 nhóm chủ yếu theo nguồn gốc hình thành: Đất hình thành trên đá bazan gồm đá bọt, đất đen, đất đỏ... có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích phù hợp với nhiều loại cây trồng ngắn và dài ngày. Đất hình thành trên nền phù sa cổ và đá phiến sét bao gồm đất xám, nâu xám... ít màu mỡ hơn so với đất hình thành trên đá bazan, thường chua, nghèo dinh dưỡng, chiếm diện tích 41,9%. Đất thủy thành bao gồm đất phù sa, đất gley, đất cát.... Nhóm đất này hình thành trên các trầm tích sông, trầm tích biển với chất lượng khá tốt, phù hợp với nhiều loại cây lương thực, hoa màu và cây ăn trái, chiếm diện tích 9,9%. Để phát triển công nghiệp, đất ở Đồng Nai cũng có rất nhiều ưu điểm. Với nhiều vùng đất có độ dốc không lớn, kết cấu chặt, chịu nén tốt tạo điều kiện giảm chi phí trong xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà mày, xí nghiệp, cầu, đường... Nhìn chung, Đồng Nai có nhiều loại đất có chất lượng tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cao su, cà phê, điều, đậu nành... Nhiều vùng đất có kết cấu chặt, bền vững rất thuận lợi cho việc bố trí các công trình công nghiệp, xây dựng. Tài nguyên rừng ở Đồng Nai tính đến năm 1995 toàn tỉnh có 171.428 ha đất lâm nghiệp (chiếm 19,2% diện tích đất tự nhiên trong tỉnh) gồm rừng tự nhiên 130.789 ha, rừng trồng 40.632 ha, hàng năm có thể khai thác từ 700 – 1000 ha nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến [94, tr 4]. Rừng ở Đồng Nai thuộc loại rừng nhiệt đới, đa dạng sinh vật, nhiều nguồn gen, nhiều hệ sinh thái, đặc biệt là vườn Quốc gia Cát Tiên với 719,20km² (Đồng 14 Nai: 392,67km²) với 185 loài thực vật, 62 loại thú rừng, 22 loài bò sát và 121 loài chim. Rừng ở đây như một bảo tàng tự nhiên về sinh học, là lá phổi đem lại không khí trong lành, duy trì nguồn sinh lực dồi dào cho đất, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và là tài sản đem lại giá tị kinh tế cao. Tài nguyên nước cũng là nguồn tài nguyên phong phú và quý giá ở Đồng Nai. Toàn tỉnh có gần 40 sông, suối lớn nhỏ với diện tích mặt nước khoảng 16 666 ha, chiếm tỷ lệ 2,8% diện tích tự nhiên, trong đó đáng kể nhất là nguồn nước ở sông La Ngà, Thị Vải, Đồng Tranh và đặc biệt là sông Đồng Nai là con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ Việt Nam với chiều dài 586km và lưu vực hơn 38.000 km tạo một bầu không khí trong lành, cung cấp nước cho sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra sông Đồng Nai còn có giá trị khai thác thủy điện lớn với nhiều nhà máy thủy điện đã được đầu tư và đi vào hoạt động như Thủy điện Trị An, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5... Tài nguyên khoáng sản, đến nay Đồng Nai đã phát hiện 214 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng thuộc 5 nhóm bao gồm: than bùn, kim loại, phi kim loại, đá quý và nước khoáng. Tuy nhiên hầu hết các mỏ có trữ lượng nhỏ, khó khai thác. Trong đó, chỉ một số loại tài nguyên khoảng như đá, cát, đất sét... là phong phú và có giá trị khai thác phục vụ sản xuất công nghiệp ở Đồng Nai. Với đặc điểm này tạo cho Đồng Nai có nhiều lợi thế so vơi nhiều tỉnh thành khác trong việc phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, gốm mỹ nghệ... Tóm lại, với nguồn tài nguyên thiên nhiên như trên, Đồng Nai đã có những điều kiện cơ bản để phát triển công nghiệp. Với sự phong phú về tài nguyên nước và nhiều loại khoáng sản đã tạo cho địa phương có những lợi thế nhất định trong việc phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến vật liệu xây dựng, gốm mỹ nghệ.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net