Nhân học triết học phương tây hiện đại và ý nghĩa của nó trong việc phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Nhân học triết học phương tây hiện đại và ý nghĩa của nó trong việc phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ TUYẾT OANH NHÂN HỌC TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ TUYẾT OANH NHÂN HỌC TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài............................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ....................................................... 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................... 12 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................ 13 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................... 14 7. Những điểm mới của đề tài ................................................................ 14 8. Kết cấu của đề tài ............................................................................... 15 Chương 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN HỌC TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI ..... 16 1.1. Những điều kiện và tiền đề hình thành nhân học triết học phương Tây hiện đại ................................................................................. 16 1.1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội ................................................. 16 1.1.2. Tiền đề lý luận................................................................... 20 1.1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên ................................................. 36 1.2. Giai đoạn hình thành và phát triển nhân học triết học phương Tây hiện đại ........................................................................................ 41 1.2.1. Khái niệm nhân học triết học ............................................ 41 1.2.2. Những giai đoạn chủ yếu trong sự hình thành và phát triển nhân học triết học phương Tây hiện đại ........................... 52 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CỦA NHÂN HỌC TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI – GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................... 78 2.1. Những vấn đề chủ yếu của nhân học triết học phương Tây hiện đại và giá trị của nó ..................................................................... 78 2.1.1. Bản chất và vị trí con người trong vũ trụ ......................... 78 2.1.2. Con người và nhân vị........................................................ 87 2.1.3. Con người và Thượng đế ................................................. 93 2.1.4. Con người và tình yêu ...................................................... 107 2.2. Ý nghĩa của nhân học triết học phương Tây hiện đại với việc phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay ........................... 125 2.2.1. Khái niệm nhân cách và nhân cách con người Việt Nam hiện nay ............................................................................. 125 2.2.2. Nhân học triết học phương Tây hiện đại trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay................ 136 KẾT LUẬN ............................................................................................... 156 THƯ MỤC THAM KHẢO .................................................................. 163 Phụ lục 1: Một số đại biểu của nhân học triết học phương Tây hiện đại.. 199 Phụ lục 2: Cấu trúc nhân cách ................................................................... 200 Phụ lục 3: Lịch sử phát triển nhận thức và Luật quốc tế về quyền con người ........................................................................................ 203 Phụ lục 4: Danh mục một số quyền con người ......................................... 205 Phụ lục 5: Trích tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin liên quan đến quyền con người ................................................................................. 208 Phụ lục 6: Những trích dẫn chung về quyền con người ............................ 213 Phụ lục 7: Humanist Manifesto I, 1933 .................................................... 217 Phụ lục 8: Humanist Manifesto II, 1973 ................................................... 221 Phụ lục 9: Đối chiếu các quyền được quy định trong Bộ luật nhân quyền quốc tế với các quy định tại chương V Hiến pháp 1992 của Việt Nam .......................................................................................... 230 -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội và do vậy, trong mọi thời đại lịch sử, con người luôn có một tầm vóc quan trọng trong việc kiến tạo xã hội và thế giới. Kinh Veda cho rằng “trong tất cả mọi cái đang tồn tại, trong tất cả mọi cái sẽ tồn tại, con người là và sẽ là tối cao” [110, tr.74]. Bản chất con người, theo Upanishad, là kiến thức, quyền năng và hành động. Con người không phải sinh ra để hạnh phúc mà để nên người, để mạo hiểm và đối phó nguy nan hầu tạo ra sự phồn vinh, trường tồn và an bình cho cộng đồng. Con người hành động như mình yêu và yêu thương như mình suy nghĩ; tư tưởng đào tạo trái tim và trái tim rèn luyện hạnh kiểm. Vì thế, “bản thân con người đã là một sự may mắn vô cùng tận. Nhưng con người lại chính là cái trách nhiệm vô cùng tận của sự may mắn ấy” [110, tr.60] (Albert Camus). Triết học phương Tây hiện đại khẳng định rằng con người là đề tài trung tâm của triết học. Kinh nghiệm phát triển nhiều thế kỷ của triết học chứng tỏ triết học có một đề tài trung tâm mà tất cả các đề tài, các vấn đề khác của triết học đều tập hợp xoay quanh nó – đề tài về con người. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Empedoclius cho rằng “con người đã, đang và sẽ luôn luôn là hiện tượng thú vị nhất đối với con người”. Công lao đặc biệt trong việc đặt ra vấn đề triết học về con người là thuộc về Socrates. Chính ông là nhà triết học đầu tiên đã đặt con người, mục đích tồn tại của con người, các đặc điểm của bản tính con người vào trung tâm những suy ngẫm của mình. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước đòi hỏi phải có sự kết hợp sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với điều kiện lịch sử dân tộc và đặc điểm của thời đại, để xây dựng được lý luận phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với mỗi nước, đồng thời chống chủ nghĩa giáo điều “tả khuynh”, ngăn chặn chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh. Chủ nghĩa Mác -2- là một hệ thống quan điểm, học thuyết hay được định nghĩa như là “thế giới quan và phương pháp giải thích – cải biến thế giới tự nhiên, xã hội trên lập trường duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nhằm mục đích xã hội chủ nghĩa” [291, tr.17]. Với mục đích như vậy, cuộc vận động có tính khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác, đã và sẽ diễn ra qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, nhưng không theo nguyên tắc kế thừa giản đơn, mà là sự phát triển tổng hợp quan điểm, học thuyết của Mác từ thực tế sôi động, phong phú của toàn bộ những sự vật, hiện tượng của thời đại mới ở trình độ ngày một cao hơn. Triết học phương Tây hiện đại là tiếng nói của giai cấp tư sản trong giai đoạn hiện nay đã có những khuynh hướng “hợp tác” và “phân ly” đối với học thuyết Mác. Dù có những ưu điểm và hạn chế nhất định về thế giới quan, phương pháp luận…, việc tìm hiểu thấu đáo về loại hình triết học này, một phần giúp ta hiểu rõ hơn về tư duy của con người phương Tây hiện đại, một phần góp sức vào việc củng cố và phát triển sự bền vững của chủ nghĩa Mác trong giai đoạn toàn cầu hiện nay. Phương châm “biết người – hiểu người” để đi đến “sự thành công” nhất định trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam đòi hỏi kiến thức văn hóa cũng như việc vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật ở phương Tây. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu, tham khảo, khai thác và tiếp biến nhiều tư tưởng tiến bộ về con người trong trước tác của các triết gia cần được thực hiện để vận dụng vào thực tiễn đời sống nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo dựng bầu không khí xã hội dân chủ, lành mạnh cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế vì mục đích “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. -3- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm, giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam” [60, tr.111], “nhằm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại” [60, tr.113]. Tất cả mục đích trên là vì con người và cho con người. Do vậy, việc nghiên cứu “nhân học triết học phương Tây hiện đại và ý nghĩa của nó trong việc phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa thiết thực và là bài học bổ ích cho sự nghiệp phát triển con người, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bước vào những năm đầu của thập kỷ thứ hai trong thế kỷ XXI, thế giới vẫn đang chứng kiến những biến đổi vô cùng nhanh chóng, phức tạp và khó lường dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa. Trong khi đó, “dân chủ, ở phương Tây hay phương Đông, trong lịch sử hay trong hiện tại, vẫn luôn là ước vọng của con người, của loài người. Dân chủ, như thực tế cho thấy, là tiền đề của tự do – thậm chí chính là tự do và tự do là tiền đề cho hạnh phúc của con người, của loài người” [214, tr.7]. Thật thế, quyền con người là một giá trị cao quý, là một phạm trù lịch sử, là kết quả đấu tranh chung của toàn thể nhân loại nhằm vươn tới một xã hội công bằng, dân chủ và nhân đạo. Xây dựng một xã hội mà trong đó tất cả mọi người đều tự do và được hưởng các quyền con người một cách thực chất, đầy đủ và bình đẳng là mục tiêu cuối cùng của các cuộc cách mạng do các chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo trong thế kỷ qua. Trong thời đại ngày nay, quyền con người đã trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Đảm bảo quyền con người là một yếu tố không thể thiếu khi hoạch định chính sách, pháp luật và quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia. -4- Chỉ thị của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 12/7/1992 về vấn đề quyền con người đã nhấn mạnh tính chất quan trọng của việc “tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học về quyền con người… trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống các quan điểm của Đảng ta về quyền con người, làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật, chính sách về quyền con người, tạo thế chủ động chính trị trong cuộc đấu tranh về quyền con người trên trường quốc tế” [219, tr.5]. Như thế, việc tìm hiểu và nghiên cứu về “nhân học triết học phương Tây hiện đại và ý nghĩa của nó trong việc phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay” cũng đóng góp một phần khiêm tốn trong việc phát triển quyền con người tại Việt Nam. Lý thuyết về nhân học triết học đã hình thành từ lâu đời. Sự phát triển của những viễn kiến nhân học có từ thời Aristotle, Platon, Augustine kéo dài đến các đại biểu có tư tưởng quan niệm nhân học của thế kỷ XVII (Descartes), XVIII (Kant, Feuerbach), XIX (Fichte, Schelling, Hegel, Kierkergaard), đầu thế kỷ XX (Nietzsche, Dewey, Steiner) đã khắc họa những đặc trưng phổ quát và riêng biệt của nhân học triết học trong từng giai đoạn. Đề tài nghiên cứu này là một sự kế tục và phát triển tư tưởng nhân học triết học với những giá trị thực tiễn của nó, chủ yếu dựa trên phương pháp hiện tượng học của Husserl và quan niệm về con người, đạo đức và văn hóa của Kant. Nhân học triết học phương Tây hiện đại với hai đại biểu quan trọng là Max Scheler và Ernst Cassirer thể hiện những tư duy mới về con người, văn hóa trong thế kỷ XX. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài này có bình diện nghiên cứu rộng, bao gồm những lãnh vực nhân học, nhân học triết học, nhân cách trong suốt quá trình hình thành và phát triển của lịch sử triết học phương Tây, đặc biệt là giai đoạn hiện đại của vấn đề nhân học triết học. Các tư tưởng liên quan đến đề tài có thể trình bày theo những hướng như sau: -5- Hướng thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu chung về lịch sử triết học phương Tây và triết học về con người. Nghiên cứu theo hướng này có các tài liệu tiêu biểu như: Một số vấn đề về triết học con người - xã hội, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 của Nguyễn Trọng Chuẩn; Các trường phái triết học trên thế giới, Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005 của David E. Cooper; Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005 của Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng; Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu - Philosophy in global age, Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 do Phạm Văn Đức và Đặng Hữu Toàn chủ biên; Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2006 của Đỗ Minh Hợp; Tư tưởng loài người qua các thời đại, Văn hóa thông tin, Hà Nội của Julian Huxley và các tác giả khác; Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 của Nguyễn Văn Huyên; Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại, Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2010 của Bernard Morichère và nhóm giáo sư triết học các trường đại học Pháp. Những tài liệu đăng trên báo và tạp chí liên quan đến vấn đề con người có thể minh họa như sau: “Sự khác nhau giữa quan điểm của C. Mác và các nhà triết học phương Tây hiện đại về những vấn đề con người và thời đại”, Triết học, số 4, 1993 của Lê Kim Châu; “Vài nét về triết học tư sản phương Tây vài thập kỷ gần đây”, Triết học, số 1. 1991 của Nguyễn Hào Hải; “Triết học phương Tây hiện đại: Một cái nhìn khái quát”, Triết học, số 1, 2000 của Đỗ Minh Hợp. Ngoài ra còn có một số tài liệu bằng tiếng Anh liên quan đến tình hình phát triển của triết học phương Tây hiện đại và những chủ đề khái quát về con người như: Hiểu lịch sử nhân loại – một sự phân tích bao gồm hiệu quả của địa lý và sự tiến hóa khác biệt (Understanding human history - an analysis including the effects of geography and differential evolution, Washington summit publishers, 2007, Augusta của Michael H. Hart); Tư duy nhân loại trong kỷ nguyên toàn cầu (The idea of humanity in a global era, Palgrave Macmillan, -6- New York, 2009 của Bruce Mazkish). Tác giả của những công trình trên tập trung giới thiệu diện mạo triết học phương Tây và các giai đoạn từ cổ đại đến giai đoạn hiện đại; khái quát hóa những chủ đề chính yếu và những tiềm năng đóng góp của triết học trong giai đoạn kỷ nguyên toàn cầu; từ đó ta thấy được tư duy triết học của loài người qua các thời đại. Vấn đề con người luôn là tâm điểm của các trường phái triết học và là mục đích tối thượng để lý giải giá trị con người trong thế giới trần gian này. Chủ nghĩa nhân văn phổ quát thường được đề cập đến để thúc đẩy một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và an toàn cho trái đất cũng như cuộc sống của nhân loại. Hướng thứ hai, là các công trình nghiên cứu một cách đặc thù từng vấn đề về con người: bản chất, tâm thức, xã hội, môi trường và giải phóng con người. Các tài liệu bằng tiếng Việt gồm những bài báo và các quyển sách có thể được giới thiệu như sau: “Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh trong quan niệm của J. P. Sartre”, Triết học, số 1, 1993 của Nguyễn Kim Châu; “Những kiến giải của C. Mác về mối tương quan giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa cộng sản”, Lý luận chính trị, số 6, 2010 của Lưu Văn Sùng; “Triết học phương Tây về con người và phát triển”, Nghiên cứu con người, số 6, 2007 của Nguyễn Đăng Tiến; “Học thuyết Mác về con người, về vai trò sáng tạo lịch sử của con người; phát triển con người và giải phóng con người - kỳ I”, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 2, 2010 của Đặng Hữu Toàn; Nghiên cứu so sánh văn hóa Đông - Tây, Văn hóa lao động - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông-Tây, Hà Nội, 2009 của Hoàng Ngọc Hiến; Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 của Nguyễn Tiến Dũng; Triết học trung cổ Tây Âu, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 của Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch. Cùng thể hiện những nét đặc thù của đề tài, các tài liệu bằng tiếng nước ngoài cũng khái quát vấn đề nêu trên như sau: Bản chất con người sau thời Darwin – Dẫn nhập triết học (Human nature after Darwin - A philosophical introduction, -7- Routledge, New York, 2000 của Janet Radcliffe Richards); Heidegger và triết học Pháp (Heidegger and French philosophy, Routledge, New York, 1995 của Tom Rockmore); Friedrich Nietzche, Routledge, New York, 2003 của Lee Spinks; Karl Marx - nhà nhân chủng học (Karl Marx - anthropologist, Berg, Oxford, 2009 của Thomas C. Patterson); Lý thuyết tiến hóa: Lịch sử của sự tranh luận (The theory of evolution: A history of controversy, The Teaching company, New York, 2002 của Edward J. Larson); Tìm kiếm bản chất con người – sự suy tàn và vực dậy của chủ nghĩa Darwin trong tư tưởng xã hội Mỹ (In search of human nature - the decline and revival of Darwinism in American social thought, Oxford university press, New York, 1991 của Carl N. Degler). Các bài viết theo hướng này minh họa những nét đặc thù của con người: đi từ những cõi mê muội, vô thức đến lý thuyết tiến hóa; chuyển biến từ một con người bầy đàn, sang con người cá nhân, và con người cộng đồng hài hòa nhân vị. Chủ thể “cái tôi” được nhấn mạnh; nhu cầu vật chất, tinh thần và khát khao sáng tạo văn hóa xã hội toát lên những ưu điểm của con người. Vấn đề cốt lõi vĩnh hằng là mục đích giải phóng con người theo các quan điểm: hiện sinh, mácxít, thần học, tình yêu,.... Các tư duy này hòa quyện hầu tạo nên bức tranh sinh động về những nét dị biệt của chân dung cuộc sống con người với con người như một đấng sáng tạo kỳ vĩ của thế giới này. Hướng thứ ba, là vấn đề trung tâm, tức nhân học triết học. So với tài liệu trong nước, tài liệu bằng tiếng nước ngoài có phần vượt trội hơn, chẳng hạn: Triết học nhân học và xã hội học (Philosophy of anthropology and sociology, Routledge, New York, 2006 của Stephen Turner, Mark W. Risjord); Levi- Strauss; nhân học và mỹ học (Levi-Strauss; anthropology, and aesthics, Cambridge university press, New York, 2007 của Bernard Williams); Triết học – Quá khứ và hiện tại – Nhìn lại 26 thế kỷ tư duy hình thành tư tưởng của chúng ta (Philosophy - Then and Now - A look back at 26 centuries of ideas that have -8- shaped our thinking, Zaine Ridling, Access foundation, 2001 của Zaine Ridling); Chủ nghĩa thực dụng và nhân học triết học – Nhận thức về cuộc sống nhân loại trong thế giới con người (Pragmatism and philosophical anthropology - Understanding our human life in a human world, Peter Lang publishing inc., New York, 1998 của Sami Pihlstrưm). Rất ít tài liệu của tác giả Việt Nam bàn luận về đề tài nhân học triết học; tuy nhiên cũng có một số tài liệu viết khái quát, nhưng sâu sắc và hữu dụng: “Nhân học triết học - Một số quan điểm của M. Sêle và A. Ghêlan”, Triết học, số 4, 1996 của Quang Chiến; Nhân học đại cương, Đại học quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008; “Cuộc cách mạng nhân học trong triết học tôn giáo phương Tây hiện đại”, Triết học, số 8, 2006 của Đỗ Minh Hợp; “Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người”, Triết học, số 3, 2000 của Đỗ Minh Hợp; “Quan điểm nhân học trong triết học Xô-crát”, Triết học, số 8, 2004 của Đỗ Minh Hợp; “Tư tưởng nhân học của C. Mác trong giai đoạn hình thành triết học Mác”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 10, 2004 của Đỗ Minh Hợp; “Nhân bản học triết học - Cơ sở phương pháp luận của học thuyết sinh học xã hội”, Triết học, số 3, 2003 của Trần Đức Long; Lý thuyết nhân loại học - Giới thiệu lịch sử, Tự điển bách khoa, Hà Nội, 2010 của R. Jon Mcgee, Richard L. Warms. Đặc biệt hơn cả là tác giả Đỗ Minh Hợp, trong quyển Lịch sử triết học đại cương, Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010 đã dành khoảng mười bốn trang viết về sự phát triển của nhân học triết học một cách tương đối có hệ thống và cô đúc. Các học giả ngoại quốc và Việt Nam, dưới ánh sáng của ngành nhân học và xã hội học, khắc họa và nêu bật lên những nội hàm của thuật ngữ “nhân học triết học”; đưa độc giả đi từ tư duy “con người là gì?”, “con người là ai?”, tới con người như những nhà kiến tạo và dựng lập nên các nền văn hóa. Ngoài ra, mối tương quan giữa nhân học triết học với dân tộc học, nhân học, xã hội học cũng được tô đậm lên với những nét đặc thù của từng ngành khoa học. Nhân học triết học phương Tây hiện đại có một quá trình hình thành từ năm -9- 1920 tới nay trong mối tương quan với sự phát triển của tâm lý học, sinh học, thần học và văn hóa học. Riêng các tác giả người Việt cũng trình bày một số điểm hạn chế của nhân học triết học phương Tây hiện đại theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, các tác giả cũng trình bày những xu hướng khác nhau, những chủ đề của nhân học triết học phương Tây hiện đại. Hướng thứ tư, là các tư tưởng về phát triển nhân cách con người. Các tài liệu về đề tài này khá phong phú cả bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; và nổi bật hơn cả, ở Việt Nam, là các công trình của giáo sư Phạm Minh Hạc như: “Quan hệ người - người - Giá trị quan trọng nhất trong nhân cách”, Nghiên cứu con người, số 5, 2007; Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 (cùng chủ biên với Lê Đức Phúc); “Nhân cách Hồ Chí Minh- Những giá trị thiết yếu trong hệ giá trị Việt Nam”, Nghiên cứu con người, số 6, 2008. Ngoài ra, còn có công trình của Barry R. Smith, Harold J. Vether do Nxb. Văn hóa thông tin Hà Nội ấn hành năm 2005 với nhan đề “Các học thuyết về nhân cách”; và “Quan hệ giữa phát triển văn hóa và phát triển nhân cách con người ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 4, 2009 của Nguyễn Thị Hoa Mai. Các tài liệu nước ngoài về chủ đề nhân cách gồm có: Nhân cách thời trưởng thành – Một viễn ảnh lý thuyết năm thành tố (Personality in adulthood - A five-factor theory perspective, The Guilford press, New York, 2003 của Robert R. McGrae, Paul T. Costa, Jr.); Khoa học nhân cách (The science of personality, Oxford university press, New York, 2003 của Lawrence A. Pervin); Tính cách con người, cái tôi và đạo đức (Personal identity, the self, and ethics, Palgrave, New York, 2007 của Ferdinard Santos, Santiago Sia). Vấn đề phát triển nhân cách luôn là đề tài lớn của các nền giáo dục Đông – Tây. Các tác giả trong nước và ngoài nước đã minh chứng và khắc họa những nội hàm cơ bản của khái niệm “nhân cách”. Thuật ngữ “nhân cách” chịu ảnh hưởng của các -10- tư duy phổ quát của nhân loại; riêng tại Việt Nam khái niệm này được gắn liền với “chủ nghĩa xã hội” và con đường vận dụng học thuyết Mác-Lênin vào ngày mai của đất nước. Sự tương tác này với lý thuyết nhân học triết học phương Tây hiện đại làm nên tính đa dạng của phong cách con người Việt Nam hiện nay. Hướng thứ năm và cũng là hướng quan trọng nhất nghiên cứu về tư tưởng nhân học triết học phương Tây hiện đại, đặc biệt là của các đại biểu như Max Scheler và Ernst Cassirer, các tài liệu thường được viết bằng tiếng nước ngoài như sau: Max Scheler (2003), Sự oán hận (Ressentiment), Marquette university press, Milwaukee Wisconsin; Max Scheler (2009), Vị trí con người trong vũ trụ (The human place in the cosmos), Northwestern university press, Evanston, Illinois; Max Scheler (2010), Bàn về tính bất tử của con người (On the eternal in man), with a new introduction by Graham McAleer, Transaction Publishers, New Jersey; Max Scheler (1992), Bàn về cảm xúc, kiến thức và giá trị (On feeling, knowing and valuing), edited an with an introduction by Harold J. Bershady, The university of Chicago press, Chicago; Max Scheler (2008), Cơ cấu con người (The constitution of the human being – from the posthumous works, volumes 11 and 12, Marquette University Press, Milwaukee, Wisconsin); Max Scheler (1973), Chủ nghĩa hình thức trong đạo đức và đạo đức giá trị phi hình thức (Formalism in ethics and non-formal ethics of values – A new attempt toward the foundation of an ethical personalism, Northwestern university press, Evanston); Ernst Cassirer (1996), Triết lý về các hình thái biểu tượng – Tập 4: Siêu hình học về các hình thái biểu tượng (The philosophy of symbolic forms – Volume 4: The Metaphysics of symbolic forms), Yale university press, New Haven and London; Ernst Cassirer (1946), Ngôn ngữ và huyền thoại (Language and myth), Dove publications, New York; Ernst Cassirer (1946), Huyền thoại về nhà nước (The myth of the state), Yale university press, New Haven and London; Ernst Cassirer (1978), Vấn đề của kiến thức – Triết học, khoa học và -11- lịch sử từ thời Hegel (The problem of knowledge – philosophy, science and history since Hegel), Yale university press, New Haven and London; Ernst Cassirer (1979), Biểu tượng, huyền thoại và văn hóa – Khảo luận về các bài diễn thuyết của Ernst Cassirer từ 1935-1945 (The symbol, myth and culture – Essays and lectures of Ernst Cassirer 1935 – 1945), edited by Donald Phillip Verene, Yale university press, New Haven and London. Những văn bản gốc của trường phái nhân học triết học phương Tây hiện đại, dù có nhiều tác giả các nước, nhưng đặc biệt tập trung vào hai triết gia tiêu biểu của nước Đức: Max Scheler và Ernst Cassirer. Hai tác giả đặc thù này nêu bật lên vị trí của con người không những trong vũ trụ mà còn cả bên ngoài vũ trụ. Lý thuyết hình thái biểu tượng của Ernst Cassirer giải thích về ý nghĩa của huyền thoại, ngôn ngữ và nghệ thuật. Thật thế, con người là chủ thể của vũ trụ và là những nhà kiến tạo văn hóa tuyệt vời. Niềm tin đối với thượng đế và tình yêu – tính nhân văn bao la – giúp con người trở nên tuyệt tác của nhân thế cùng song hành với việc bảo tồn môi trường sinh thái và phẩm hạnh của quần chúng nhân dân. Dựa vào những tư liệu còn khiêm tốn tại Việt Nam, đề tài “Nhân học triết học phương Tây hiện đại và ý nghĩa của nó trong việc phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay” hiếm có tác giả trình bày vấn đề một cách có hệ thống và theo xu hướng phát triển lịch sử của vấn đề. Vì thế, đề tài luận văn này quả là một sự cố gắng vì lòng đam mê và trân trọng đối với con người, cuộc sống nói chung và của dân tộc - người dân Việt Nam nói riêng trong những bước phát triển sắp tới của Tổ quốc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ một cách cơ bản các điều kiện lịch sử – xã hội, tiền đề tư tưởng lý luận mà nhân học triết học hiện đại kế thừa; những vấn đề chủ yếu của nhân học triết học phương Tây hiện đại, với hai đại diện tiêu -12- biểu là Max Scheler và Ernst Cassirer, để làm rõ quan niệm về bản chất và vị trí con người trong vũ trụ, con người – Thượng đế và tình yêu. Đồng thời luận văn cũng nhằm làm rõ vai trò, vị trí của vấn đề nghiên cứu trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây hiện đại. Qua đó khái quát những giá trị mà nó mang lại trong quá trình xác lập nền triết học về con người; làm rõ ý nghĩa của nó đối với việc phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: – Phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về nhân học, nhân học triết học và tiến trình phát triển của nó trong lịch sử tư tưởng triết học của phương Tây. Trong khi thực hiện nhiệm vụ này, luận văn giải thích tính độc lập tương đối và logic nội tại của tiến trình phát triển tư tưởng nhân học triết học của các nhà triết học phương Tây nói chung, của Max Scheler và Ernst Cassirer nói riêng. – Phân tích các vấn đề chủ yếu của nhân học triết học phương Tây hiện đại và ý nghĩa của nó trong việc phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Để nghiên cứu một cách hệ thống và chuẩn xác vấn đề nhân học triết học hiện đại ở phương Tây, trước hết, luận văn tìm hiểu lý luận chung về nhân học triết học, từ đó luận văn tập trung nghiên cứu về một số nội dung chủ yếu của nhân học triết học hiện đại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu -13- Nhân học triết học phương Tây hiện đại phản ánh tư tưởng, quan niệm của nhiều lớp triết gia với phạm vi thể hiện rất rộng, vì vậy trong khuôn khổ của luận văn chỉ nghiên cứu tư tưởng nhân học triết học phương Tây hiện đại thể hiện qua quan niệm của Max Scheler và Ernst Cassirer trên các phương diện: quan niệm về bản chất và vị trí con người trong vũ trụ; con người – Thượng đế và tình yêu. Do vậy, luận văn không đi sâu tìm hiểu nhân học triết học xuyên suốt trong lịch sử tư tưởng và những biến thể của nó trong thời kỳ hiện đại. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận chung Vấn đề Nhân học triết học phương Tây hiện đại và ý nghĩa của nó trong việc phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay được nghiên cứu theo phương pháp triết học lịch sử dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Với phương pháp luận đó, luận văn trình bày các khái niệm, phạm trù triết học tương đối chuẩn xác, trung thực đúng như nó vốn có, đồng thời thực hiện phân tích phê phán một cách biện chứng, thấy được sự phát sinh, phát triển của chính quan niệm của các nhà triết học nhân học, thấy được tính không đồng nhất về giá trị và ý nghĩa của nó trong những điều kiện lịch sử khác nhau. 5.2. Các phương pháp cụ thể Việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các phương pháp: logic và lịch sử; khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội cụ thể, kết hợp với phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa được vấn đề nhân học triết học hiện đại có tính độc lập tương đối trong sự phát triển, có logic nội tại và được hình thành phát triển từ những điều kiện lịch sử nhất định của xã hội phương Tây hiện đại, có sự kế thừa, ảnh hưởng qua lại với các tư tưởng nhân học trong quá khứ và đương thời. -14- Việc thu thập và xử lý thông tin được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu tư liệu nhằm làm rõ một số khái niệm, phạm trù có liên quan; phương pháp so sánh để thấy được nét tương đồng và khác biệt khi trình bày diện mạo và đặc điểm, sự biến đổi của nhân học triết học qua quan niệm của một số đại biểu tiêu biểu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở phân tích, đánh giá nội dung chủ yếu của nhân học triết học phương Tây hiện đại, đặc biệt qua quan điểm của Max Scheler và Ernst Cassirer, luận văn góp phần đưa ra cái nhìn tổng thể về nội dung và những giá trị của học thuyết này cùng với những ảnh hưởng của nó đối với triết học phương Tây thế kỷ XX, góp phần nâng cao tư duy lý luận. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn. Với việc phân tích những tư tưởng nhân văn của nhân học triết học, luận văn góp phần đưa ra những thông điệp gợi ý thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm đối với con người, với cộng đồng trong cuộc sống nhiều biến động hiện nay. Luận văn có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho những sinh viên, học viên cao học không chuyên ngành và chuyên ngành triết học hoặc những ai quan tâm đến lãnh vực nhân học triết học phương Tây. 7. Cái mới của luận văn Lần đầu tiên, luận văn hệ thống hóa và có luận giải mới về sự hình thành và phát triển của nhân học triết học hiện đại ở phương Tây; về những nội dung chủ yếu khi trào lưu này nghiên cứu bản tính, tính cá thể của con người bằng cách lấy tồn tại người làm căn bản; trình bày giá trị của nhân học triết học hiện đại đạt được trong lịch sử triết học phương Tây cũng như ý nghĩa của nó trong -15- việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có hai chương, bốn tiết. -16- Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN HỌC TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI 1.1. Những điều kiện, tiền đề hình thành nhân học triết học phương Tây hiện đại 1.1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội Triết học, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2.500 năm của mình, luôn gắn liền với vận mệnh lịch sử của nhân loại. Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại, tùy thuộc vào sự đóng góp cho tiến bộ xã hội và cho chính tiến trình phát triển của mình, triết học luôn nắm giữ một vị trí nhất định trong đời sống tinh thần xã hội và có vai trò khác nhau khi tham gia vào việc giải quyết những vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của đời sống xã hội. Thật thế, do luôn gắn liền với quá trình vận động, biến đổi và phát triển của đời sống xã hội, với thực tiễn xã hội, cộng với đặc trưng tư duy phản tư vốn có của mình, với tư cách thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới, triết học chưa bao giờ từ bỏ vị trí và vai trò của mình trong đời sống xã hội cũng như trong việc giải quyết những vấn đề do lịch sử đặt ra đối với tiến trình phát triển của xã hội loài người. Do vậy, mỗi khi lịch sử nhân loại bước sang một giai đoạn phát triển mới, mỗi khi đời sống xã hội có sự thay đổi mang tính bước ngoặt, triết học luôn nhìn nhận lại bản thân mình, đánh giá lại vị trí và vai trò của mình trong thời đại lịch sử mới để không chỉ có sự thay đổi và phát triển phù hợp với sự thay đổi và phát triển của thời đại, của đời sống xã hội, mà còn có thể đưa ra những tiên đoán, dự báo về xu hướng vận động, biến đổi và phát triển tiếp theo của thời đại, của đời sống xã hội. Nhân học triết học phương Tây hiện đại, một trào lưu triết học tôn vinh nhân vị con người, đưa lên một khái niệm tổng quát “ta không đến với triết học để tìm ra những giải pháp nhanh

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net