Nghiên cứu địa danh tỉnh lâm đồng

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Nghiên cứu địa danh tỉnh lâm đồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NÔNG HUỲNH NHƢ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Trung Hoa Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ dạy tận tình và rất chu đáo của PGS. TS. Lê Trung Hoa. Xin luôn tri ân những lời động viên quý báu, sự giảng dạy nhiệt tình của các vị Giáo sư, Tiến sĩ đã giúp tác giả hoàn thành các chuyên đề trong chương trình cao học. Tác giả vô cùng cảm ơn quý thầy cô ở Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Văn học & Ngôn ngữ trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- ĐH Quốc gia TP.HCM, với tư cách là đơn vị đào tạo và tổ chức cho Luận văn này được bảo vệ. Cảm ơn Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, sở Nội vụ, ban Dân tộc, chi cục Thủy lợi, sở Giao thông vận tải,… cùng các ban ngành khác của tỉnh Lâm Đồng đã cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin mãi ghi nhớ sự chăm sóc, cổ vũ và khích lệ của gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp trong quá trình học tập và hoàn tất Luận văn này. Một lần nữa xin được vô vàn cảm ơn. TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2013 Nông Huỳnh Như MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt DẪN LUẬN .............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5 4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................5 5.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại, miêu tả ..................................................5 5.2. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu ..................................................................5 5.3. Phƣơng pháp điền dã ...................................................................................6 5.4. Phƣơng pháp khảo sát bản đồ ......................................................................6 6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................6 7. Bố cục luận văn .....................................................................................................7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG NÉT SƠ LƢỢC VỀ LÂM ĐỒNG ..............................................................................................8 1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm địa danh ...................................................................................8 1.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu và vị trí của địa danh học ...................................11 1.1.3. Phân loại địa danh ..................................................................................12 1.2. Những nét sơ lƣợc về Lâm Đồng ....................................................................16 1.2.1. Vài nét về lịch sử và quá tr nh điều ch nh địa gi i hành chính ...............16 1.2.2. Tổng quan về Lâm Đồng ........................................................................28 1.3. Tiểu kết ...........................................................................................................37 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH LÂM ĐỒNG ..............................................................................................38 2.1. Địa danh Lâm Đồng: kết quả thu thập và phân loại .......................................38 2.1.1. Phân loại theo địa h nh ...........................................................................38 2.1.2. Phân loại theo nguồn gốc ngữ nguyên ...................................................39 2.1.3. Phân loại theo số lƣợng âm tiết ..............................................................39 2.2. Các phƣơng thức cấu thành địa danh Lâm Đồng ............................................41 2.2.1. Phƣơng thức tự tạo .................................................................................42 2.2.2. Phƣơng thức chuyển hoá ........................................................................49 2.2.3. Phƣơng thức vay mƣợn ...........................................................................52 2.3. Đặc điểm cấu tạo địa danh Lâm Đồng ............................................................55 2.3.1. Cấu tạo đơn .............................................................................................55 2.3.2. Cấu tạo phức ...........................................................................................56 2.4. Vấn đề danh từ chung (tiền trí từ) và thành tố chung trong địa danh Lâm Đồng ...................................................................................................................................59 2.4.1. Danh từ chung (tiền trí từ) và tên riêng ..................................................59 2.4.2. Danh từ chung (tiền trí từ) và thành tố chung ........................................61 2.4.3. Một số tiền trí từ và thành tố chung trong địa danh Lâm Đồng ..............62 2.5. Tiểu kết ...........................................................................................................64 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỊA DANH LÂM ĐỒNG .............................................................................................66 3.1. Các nguyên nhân làm biến đổi địa danh .........................................................66 3.1.1. Nguyên nhân xã hội ................................................................................66 3.1.2. Nguyên nhân ngôn ngữ ..........................................................................70 3.2. Đặc điểm chuyển biến của các loại địa danh ..................................................73 3.2.1. Đặc điểm chuyển biến của địa danh ch địa h nh ...................................73 3.2.2. Đặc điểm chuyển biến của địa danh hành chính ....................................76 3.2.3. Đặc điểm chuyển biến của địa danh ch công tr nh xây dựng ................82 3.3. Tiểu kết ...........................................................................................................87 Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC– Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC CỦA ĐỊA DANH LÂM ĐỒNG ....................................................89 4.1. Đặc điểm về nguồn gốc – ý nghĩa ...................................................................89 4.1.1. Một số địa danh có nguồn gốc rõ ràng ...................................................89 4.1.2. Một số địa danh có nguồn gốc còn tranh cãi ..........................................93 4.2. Giá trị phản ánh hiện thực ...............................................................................97 4.2.1. Giá trị phản ánh về mặt lịch sử ...............................................................98 4.2.2. Giá trị phản ánh về mặt địa lý tự nhiên ................................................100 4.2.3. Giá trị phản ánh về mặt kinh tế ............................................................102 4.2.4. Giá trị phản ánh về mặt văn hoá ...........................................................104 4.2.5. Giá trị phản ánh về mặt ngôn ngữ ........................................................107 4.3. Tiểu kết .........................................................................................................109 KẾT LUẬN .........................................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................114 PHỤ LỤC ............................................................................................................121 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Ký hiệu - [x, tr.y]: x là tên tác phẩm, tài liệu trích dẫn ghi theo số thứ tự trong phần Tài liệu tham khảo ở cuối luận văn, tr.y là số trang. Trƣờng hợp tác phẩm có từ hai trở lên đƣợc trích dẫn th số trang đƣợc ngăn cách v i nhau bằng dấu gạch ngang. Ví dụ: [6, tr.25], [15, tr.24 – 26]. - cf: copied from (dẫn lại từ). - →: biến đổi thành. - / /: phiên âm âm vị học. - [ ]: phiên âm ngữ âm học. 2. Quy ƣớc về cách viết tắt - LĐ: t nh Lâm Đồng - DL: huyện Di Linh - ĐL: thành phố Đà Lạt - BLâm: huyện Bảo Lâm - BL: thành phố Bảo Lộc - ĐH: huyện Đạ Huai - LD: huyện Lạc Dƣơng - ĐT: huyện Đạ Tẻh - ĐD: huyện Đơn Dƣơng - CT: huyện Cát Tiên - ĐTr: huyện Đức Trọng - p.: Phƣờng - LH: huyện Lâm Hà - th.: Thôn - ĐR: huyện Đam Rông - UBND: Uỷ ban nhân dân 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Địa danh là tên gọi của địa h nh thiên nhiên, các công tr nh, các cơ quan hành chính, các vùng đất lãnh thổ nào đó. Có thể nói địa danh là một bộ phận đặc biệt của từ vựng, có nguồn gốc và ý nghĩa riêng. Do đó, địa danh là đối tƣợng nghiên cứu của các ngành lịch sử, dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học,…. Hiểu rõ những đặc điểm của địa danh còn cung cấp các tƣ liệu quý cho các ngành khoa học. V vậy, công việc nghiên cứu địa danh có ý nghĩa và giá trị rất l n. Việc nghiên cứu địa danh nói chung và địa danh của một địa phƣơng cụ thể nói riêng có thể giúp phác thảo toàn cảnh của bức tranh về sự ra đời của một tộc ngƣời, của một dân tộc; về sự giao thoa, tiếp xúc, bảo lƣu những giá trị lịch sử, văn hóa của một địa bàn theo từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau. Không những góp phần phản ánh đời sống ngôn ngữ, nghiên cứu địa danh còn phản ánh những biểu hiện của sự biến đổi và phát triển tiếng Việt. Địa danh ở Lâm Đồng cũng mang những đặc điểm chung đó. Trên bƣ c đƣờng h nh thành và phát triển vùng đất Tây Nguyên này đã sản sinh ra nhiều tên đất, tên làng xóm tạo thành một hệ thống địa danh rất đặc trƣng của một t nh miền núi phía Nam. Là một trong những t nh thuộc địa bàn Nam Tây Nguyên có vị trí khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch ngh dƣỡng,… nên vùng đất Lâm Đồng là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số nhƣ Mạ, K‟ho, M‟nông, Chu Ru, Rắc Lây, v.v.. Vì vậy, các phong tục, tạp quán nơi đây rất đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn đƣợc biết đến v i rất nhiều danh thắng thiên nhiên thơ mộng, sông suối trải đều khắp địa bàn. Có thể thấy đƣợc đây là nơi mà thiên nhiên đặc biệt ƣu ái. Phong cảnh nên thơ, hữu t nh cùng sự chan hòa, nồng hậu của con ngƣời nơi đây càng khiến Lâm Đồng giống nhƣ một thiên đƣờng cổ tích. Vậy nên, nghiên cứu địa danh Lâm Đồng sẽ bổ sung thêm một phần tƣ liệu cho ngành địa danh học của Việt Nam, vốn chƣa có công tr nh nào nghiên cứu địa danh của cả nƣ c. Sự phong phú, đa dạng của địa danh t nh Lâm Đồng đã thu hút sự quan tâm của khá nhiều ngƣời trong và ngoài t nh, thể hiện qua nhiều công tr nh, bài viết khác nhau. 2 Tuy nhiên, hiện tại vẫn chƣa có công tr nh nào nghiên cứu địa danh Lâm Đồng dƣ i góc độ ngôn ngữ học. Dẫu biết rằng đề tài này không hề đơn giản, còn nhiều vấn đề lý luận phức tạp, nhiều ý kiến chƣa thống nhất, nhƣng v i mong muốn góp một phần nhỏ nhoi về những tiền đề lý luận thực tiễn trong việc nghiên cứu địa danh nói chung, nên chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ thời kỳ độc lập tự chủ, ở đời Lê, các nhà nghiên cứu trong nƣ c cũng bắt đầu nghiên cứu về địa danh. Một số tác phẩm điển h nh nhƣ Địa dư chí (năm 1435) của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư (thế kỷ XV) của Ngô Sỹ Liên, Ô châu cận lục (1553) của Dƣơng Văn An, Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) của Lê Quang Định, Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam nhất thống chí (soạn xong năm 1882) của Quốc sử quán Triều Nguyễn,…. Đầu thế kỷ XX đã có một số công tr nh tổng hợp, khảo cứu địa danh nhƣng tất cả ch dừng lại ở góc độ địa lý, lịch sử nhằm t m hiểu đất nƣ c con ngƣời từ một góc độ nào đó. Từ những năm 1960 trở về sau, các khía cạnh vấn đề có liên quan đến địa danh Việt Nam đã đƣợc đề cập, nghiên cứu mang tính lý luận cao hơn so v i những công tr nh chuyên khảo trƣ c đó. Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời (1964) đã làm rõ quá tr nh xác lập, phân định rõ lãnh thổ và khu vực, trong đó địa danh đƣợc coi là chứng cứ quan trọng. V i công tr nh Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông (1964), tác giả Hoàng Thị Châu là ngƣời đầu tiên nghiên cứu địa danh trên b nh diện ngôn ngữ. Tác giả Nguyễn Văn Âu v i Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam (2000) và Địa danh Việt Nam (1993) đã đƣa ra những ý kiến và tập trung vào phần lý luận của địa danh học cũng nhƣ đƣa ra những nhận định khái quát nhất về địa danh và địa danh học Việt Nam. Cuối thế kỷ XX (năm 1981), hai nữ dịch giả Dƣơng Thị The và Phạm Thị Thoa dịch rồi biên soạn quyển Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra). Quyển sách này sƣu tầm đƣợc 10.994 địa danh. 3 Nghiên cứu địa danh ở một địa bàn cụ thể đầu thế kỷ XX là khá nhiều. Nổi bật là tác giả Lê Trung Hoa v i công tr nh t m hiểu sâu và tr nh bày có hệ thống về địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ đƣa ra đƣợc những lý luận về địa danh học, có thể kể ra Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh, Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (Địa danh thành phố Hồ Chí Minh). Ở đây tác giả tr nh bày một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu địa danh và tr nh bày cụ thể về địa danh ở một số địa phƣơng. Ngoài ra, còn có tác giả Nguyễn Kiên Trƣờng v i việc t m hiểu sâu về địa danh Hải Phòng qua công tr nh Những điểm chính của địa danh Hải Phòng ( sơ bộ so sánh với một số vùng khác) (1996). Nghiên cứu này đƣa ra cách phân loại địa danh theo chức năng giao tiếp và hệ quy chiếu đồng đại- lịch đại, một nét nghiên cứu m i trong nghiên cứu địa danh. Một số tác giả khác cũng có nhiều công tr nh t m hiểu về vấn đề địa lý vùng lãnh thổ nói chung và về địa danh nói riêng. Tác giả Nguyễn Quang Ân đã biên soạn công phu và nghiêm túc cuốn sách Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945- 1997 đã góp phần giúp ta tra cứu về địa danh, địa gi i hành chính trong lịch sử cùng những biến đổi của nó. Tác giả Lê Thông v i các tác phẩm Việt Nam đất nước con người, Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập 4) đã t m hiểu một cách khái quát về đất nƣ c Việt Nam ngàn năm văn hiến cũng nhƣ đất nƣ c Việt Nam v i sự thay đổi về lịch sử, lãnh thổ, vùng địa lý, đồng thời tác giả cũng nêu ra các số liệu m i nhất về t nh h nh biến đổi dân số, lƣợng mƣa, nhiệt độ cùng t nh h nh kinh tế, chính trị, xã hội…Những công tr nh này giúp cho những ngƣời nghiên cứu sâu về địa danh có thể tham thảo, t m hiểu đồng thời đƣa ra các lý luận có tính thiết thực nhất cho việc nghiên cứu địa danh Việt Nam. Từ đó có những bƣ c tiến nhất định trong việc t m hiểu địa danh cùng những vấn đề liên quan. Về địa danh t nh Lâm Đồng có thể kể đến công tr nh Địa chí Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân t nh Lâm Đồng phối hợp cùng các tác giả và nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (Hà Nội) thực hiện năm 2001, một công tr nh t m hiểu chi tiết, cặn kẽ nhất về địa danh Lâm Đồng. Công tr nh đã khái quát những nét cơ bản về địa lý tự nhiên (địa h nh, khí hậu), dân tộc dân cƣ (nguồn gốc chung của các dân tộc, các dân tộc chủ yếu, một số đặc trƣng 4 về dân số), văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ…cùng v i đó là những đặc điểm của từng địa phƣơng trong địa bàn t nh. Tác giả không đi vào giải thích địa danh từng vùng nhƣng cũng khiến cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự phong phú, đa dạng về mặt văn hóa, xã hội. Chính những đặc điểm này mà ngƣời nghiên cứu có thể t m hiểu sâu hơn về nguồn gốc các tên gọi. Đồng thời, công tr nh khẳng định “địa chí Lâm Đồng là tài liệu tham khảo quý báu góp phần xây dựng các luận cứ khoa học để lãnh đạo, quản lý xã hội, hoạch định kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng thời kỳ cách mạng mới” và đây “là công trình nghiên cứu tổng hợp với quy mô lớn nhất ở Lâm Đồng từ trước đến nay” [78]. Ngoài ra, một số công tr nh nghiên cứu khác liên quan đến những vấn đề kinh tế, xã hội của Lâm Đồng nhƣ Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng (sở Văn hóa Lâm Đồng, 1983), Dân tộc- dân cư Lâm Đồng (Trần Sỹ Thứ) hay “Lâm Đồng- Đà Lạt, một vùng non nước Tây Nguyên” (UBND t nh Lâm Đồng). Đây là những công trình có giá trị, góp phần phát triển kinh tế vùng cũng nhƣ những vấn đề đoàn kết đồng bào dân tộc thiểu số, giúp t nh ngày càng phát triển bền vững. Còn về địa danh, tên đất, tên sông, tên núi… của t nh hầu nhƣ chƣa có công tr nh nào khảo sát toàn diện và giải thích một cách đầy đủ. Những câu chuyện về vùng đất ch rải rác ở những cuốn văn học dân gian, qua những truyền thuyết lƣu truyền trong dân gian. Còn những địa danh của t nh th nằm rải rác trong các cuốn cẩm nang về du lịch, trên các bài báo, tạp chí về du lịch nhƣng phần l n là đề cập đến các địa danh ở thành phố Đà Lạt nhƣ Cẩm nang hướng dẫn du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng (Nguyễn Văn Hùng), Di tích danh lam thắng cảnh Lâm Đồng (sở Văn hóa thông tin t nh Lâm Đồng),…. Những t m hiểu này có giá trị nhất định cho việc t m hiểu địa danh Lâm Đồng, nhƣng thực sự chƣa có công tr nh nào t m hiểu sâu và có hệ thống về Lâm Đồng trên b nh diện ngôn ngữ học. Do đó, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu chi tiết và cụ thể hơn về một số đặc điểm cấu thành của địa danh Lâm Đồng ở góc độ ngôn ngữ học. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là toàn bộ các địa danh thu thập đƣợc ở t nh Lâm Đồng. Luận văn sẽ tập trung khảo sát các tên gọi địa lý tồn tại trên địa bàn. Cụ thể là các địa 5 danh ch đối tƣợng tự nhiên hay còn gọi địa danh ch địa h nh (núi, gò, đồi, sông, rạch,…), địa danh các công tr nh xây dựng (cầu, đƣờng, bến phà, bến đò, chợ,…), địa danh hành chính (thành phố, thị trấn, thị xã, phƣờng, xã, ấp,…), địa danh vùng (khu công nghiệp, xóm, khu du lịch,…). 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Lâm Đồng là địa bàn có đông dân cƣ từ mọi miền đổ về để xây dựng vùng kinh tế m i. V vậy, nơi đây có nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ đan xen, h nh thành nên vùng đất đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Đặc biệt, hiện tƣợng tự nhiên về khí hậu, lƣợng mƣa, địa h nh cũng đã ảnh hƣởng nhất định đến việc đặt tên cho địa danh ở vùng đất này. V thế, chúng tôi khái quát đề tài theo hƣ ng bề rộng, trong đó bao gồm tất cả các yếu tố địa danh thuộc về tự nhiên và xã hội, sau đó phân chia các mảng để t m về nguồn gốc của địa danh. Đây đƣợc xem là cơ sở, nền tảng để nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp chúng tôi sẽ đi sâu phân tích và tổng hợp về địa danh có nguồn gốc dân tộc t nh Lâm Đồng. Tƣ liệu đƣợc lấy từ Ủy ban nhân dân t nh Lâm Đồng, ban Dân tộc t nh Lâm Đồng, sở Giao thông Vận tải t nh Lâm Đồng,… và một số tài liệu liên quan từ internet, báo, tạp chí và cẩm nang du lịch,… 4. Mục đích nghiên cứu. Trong đề tài này chúng tôi đƣa ra những mục đích cần phải đạt: -Nêu ra bức tranh chung, toàn cảnh về t nh Lâm Đồng, trong đó bao gồm tất cả các mặt về địa lý tự nhiên, nguồn gốc các dân tộc và dân cƣ, phong tục tập quán và một số ngôn ngữ chủ yếu của vùng đất này. -T m hiểu sâu về những địa danh tự nhiên, trong đó bao gồm tất cả những địa danh thuộc về sông, núi, dốc, đèo, thác,… -T m hiểu sâu về những địa danh xã hội, trong đó bao gồm tất cả những địa danh thuộc về hành chính nhƣ huyện, xã và các địa danh về cầu, đƣờng,… -T m hiểu địa danh dựa vào nguồn gốc của nó: ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, địa danh Hán Việt, địa danh thuần Việt,… 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phƣơng pháp thống kê, phân loại miêu tả 6 Đây là phƣơng pháp chính mà chúng tôi sử dụng trong quá tr nh thực hiện đề tài. Phƣơng pháp này giúp chúng tôi t m ra phƣơng thức cấu tạo của địa danh Lâm Đồng qua việc thống kê, miêu tả những địa danh để t m ra đặc trƣng của Lâm Đồng về ngôn ngữ văn hoá cũng nhƣ phân loại địa danh theo các tiêu chí khác nhau. 5.2. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Trƣ c hết là phƣơng pháp so sánh lịch sử. Địa danh đƣợc h nh thành, tồn tại và biến đổi trong những thời k khác nhau, chính v vậy qua phƣơng pháp này, chúng ta sẽ t m đƣợc trạng thái ban đầu cũng nhƣ những lần biến đổi của địa danh và t m ra đƣợc nguyên nhân của sự biến đổi và quy tắc biến đổi của địa danh ở b nh diện đồng đại v i b nh diện lịch đại. Bên cạnh đó, trong phạm vi nhất định, chúng tôi sẽ đối chiếu địa danh Lâm Đồng v i địa danh của một số vùng khác để thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt về địa danh mỗi vùng. 5.3. Phƣơng pháp điền dã Hay còn gọi là phƣơng pháp khảo cứu thực địa, tức ngƣời nghiên cứu phải đi khảo sát địa bàn nghiên cứu để giải quyết những vấn đề còn nghi vấn trong quá trình nghiên cứu cũng nhƣ xác định lại sự biến đổi của một số địa danh. Đây cũng là phƣơng pháp chủ yếu để xác định, t m hiểu nguồn gốc, ý nghĩa địa danh. 5.4. Phƣơng pháp khảo sát bản đồ Đây là phƣơng pháp không thể thiếu khi nghiên cứu địa danh. Qua khảo sát bản đồ và các tƣ liệu lịch sử trên b nh diện đồng đại và lịch đại, chúng ta sẽ t m ra nguyên nhân, quy tắc biến đổi của địa danh, cũng nhƣ t m lại đƣợc những từ nguyên thông qua sự biến đổi của hệ thống địa danh. 6. Đóng góp của đề tài V i đề tài nghiên cứu, t m hiểu về địa danh t nh Lâm Đồng, chúng tôi đã khái quát đƣợc bức tranh toàn cảnh về t nh Lâm Đồng cũng nhƣ bức tranh ngôn ngữ, dân tộc trên địa bàn t nh. Ngoài ra, đây là công tr nh nghiên cứu về một trong những miền đất vùng Nam Tây Nguyên, có những địa thế nhất định về du lịch, v vậy, công tr nh có thể cung cấp 7 một số tƣ liệu lịch sử, truyện cổ, truyền thuyết,…làm tƣ liệu phong phú, đa dạng cho những ai muốn t m hiểu về vùng đất này Về phương diện thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu này, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, những ngƣời muốn quan tâm, t m hiểu về lịch sử địa danh cũng nhƣ về vùng đất Lâm Đồng. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận và phụ lục, phần chính của luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và những nét sơ lƣợc về Lâm Đồng Chƣơng 2: Đặc điểm về mặt cấu tạo của địa danh Lâm Đồng Chƣơng 3: Đặc điểm về mặt chuyển biến của địa danh Lâm Đồng Chƣơng 4: Đặc điểm về mặt nguồn gốc – ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của địa danh Lâm Đồng. 8 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG NÉT SƠ LƢỢC VỀ LÂM ĐỒNG 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm địa danh Khái niệm địa danh cho đến thời điểm này vẫn còn những ý kiến không thống nhất về mặt định nghĩa, khái niệm. Mặc dù, mọi ngƣời vẫn hiểu rằng địa danh là tên gọi đối tƣợng địa lý hay cụ thể hơn là tên đất nhƣ là một sự chấp nhận hiển nhiên. Do đó, có thể nói địa danh vẫn là một đối tƣợng đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong các quyển từ điển, một số tác giả đã định nghĩa địa danh v i vài nét nghĩa cơ bản. Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển th cho rằng: “Địa danh là tên các miền đất (nom de terre)” [13, tr.268], còn trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, địa danh là “tên đất, tên địa phương” [21, tr.314]. Trong khi đó, Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích địa danh v i nhiều nét nghĩa hơn: “Địa danh là tên gọi các lãnh thổ, các điểm quần cư (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông thôn, khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại dương có tọa độ địa lý nhất định ghi lại trên bản đồ. Địa danh có thể phản ánh quá trình hình thành, đặc điểm của các yếu tố địa lý tự nhiên và lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, xã hội của các lãnh thổ”. Theo A.V.Superanskaja: “Địa danh là tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng. Đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay toponymia” (cf. Từ Thu Mai) [89, tr.1]. Tác giả cho rằng: “Những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi” [89, tr.13]. Theo nhà nghiên cứu Theo G.M.Kert th : “Địa danh là tên gọi được đặt cho các đối tượng địa lý, ra đời trong một khu vực có người sinh sống, được tạo ra bởi một cộng đồng dân cư, một tộc người. Chúng là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động chính trị - xã hội ở nơi đó” (cf. Nguyễn Tấn Anh) [54, tr.16]. 9 Trong các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam th địa danh đƣợc nghiên cứu dƣ i các góc độ địa lý, lịch sử và ngôn ngữ học. Nguyễn Kiên Trƣờng, trong luận án phó Tiến sĩ ngữ văn năm 1996, viết: “Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất.” [52, tr.16] Nguyễn Văn Âu trong Một số vấn đề địa danh học Việt Nam cho rằng: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc… hay là tên các địa phương, các dân tộc.” [61, tr.5] Tác giả Bùi Đức Tịnh quan niệm: “Địa danh là một danh từ có nghĩa tổng quát để chỉ tên gọi các loại vật thể tự nhiên được phân biệt về phương diện địa lý, các vị trí cần phân biệt trong sinh hoạt xã hội và các đơn vị được xác định trong tổ chức hành chính hay quân sự.”[3, tr.10] Hai dịch giả Dƣơng Thị The và Phạm Thị Thoa phát biểu rằng: “Địa danh của một vùng hay của một nước là tổng thể các tên riêng đặt ra để gọi các đơn vị địa lý tự nhiên hay nhân văn của vùng ấy hay nước ấy”. [10, tr.11] Hoàng Thị Châu định nghĩa: “Địa danh hay là tên địa lý (toponym, geographical name) là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính, … được con người đặt ra.” [24, tr.135] V i bài “Địa danh học và nghiên cứu địa danh các tỉnh Trung Trung Bộ”, Hoàng Tất Thắng cho rằng: “Địa danh là tên gọi của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ nào đó.” [95] Tác giả Nguyễn Hữu Hiếu trong công tr nh “Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết” th cho rằng: “Địa danh là danh từ riêng, không những chỉ để gọi tên một vùng đất, mà còn là tên để gọi tên nhiều đối tượng khác nhau như địa hình tự nhiên (sông, rạch, núi, đồi…), công trình xây dựng (cầu, đường,…), các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, quận, tổng, làng, xã,…), các vùng, xóm, xứ…” [47, tr.11] Từ Thu Mai triển khai theo cách hiểu của A.V.Surperanskaja th địa danh “là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. 10 Mặc dù nằm trong hệ thống những loại hình khác nhau trong các đối tượng địa lý bao giờ cũng xuất hiện trong thực tế với những cá thể độc lập.” [89, tr.19] Trần Văn Dũng quan niệm: “Địa danh là tên gọi những đối tượng địa lý tự nhiên và địa danh do con người kiến tạo” trong đó “các đối tượng địa lý do con người kiến tạo bao gồm: địa lý nơi cư trú, địa lý chỉ các công trình xây dựng.” [81, tr.15] Các định nghĩa trên đều nêu đƣợc nét đặc trƣng cơ bản của địa danh nhƣng còn một số vấn đề cần bàn thêm. Cách định nghĩa của tác giả Lê Trung Hoa cho rằng: “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều.” [35, tr.18] Trong thực tế tính cố định của địa danh phải có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. Định nghĩa địa danh trong các quyển từ điển ch cho chúng ta những thông tin chung, khái quát, đó có thể là cách hiểu theo lối chiết tự, địa danh là tên đất, tên địa phƣơng. Mỗi từ điển khi định nghĩa địa danh đều mang những hạn chế nhất định. Cách định nghĩa của Hán Việt từ điển và Từ điển tiếng Việt th quá đơn giản, ngắn gọn. Ngƣợc lại, cách giải thích của Từ điển bách khoa Việt Nam lại quá dài dòng, rối rắm, chính việc liệt kê một cách chi tiết đã khiến cho định nghĩa thiếu tính khái quát. Nh n chung, các định nghĩa nêu ra ở trên đã nêu bật đƣợc đặc điểm của địa danh ở những khía cạnh khác nhau. Một định nghĩa khoa học phải mang tính khách quan, xuất phát từ một đối tƣợng thực tiễn và nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của m nh nếu không sẽ dẫn đến cách hiểu chủ quan, phiến diện, thậm chí là sai lệch. Đối v i địa danh, cần xác định rõ bản chất của địa danh là định danh các đối tƣợng địa lý, phân biệt đối tƣợng này v i đối tƣợng khác. Một định nghĩa chính xác về địa danh là định nghĩa mang tính khoa học cao, có khả năng khái quát và đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận. Mỗi công tr nh nghiên cứu khoa học nhất thiết phải có một hệ thống khoa học nhất định làm cơ sở lý luận. Trong những định nghĩa về địa danh, chúng tôi nhận thấy định nghĩa của Lê Trung Hoa là có tiêu chí rõ ràng, cụ thể và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu địa 11 danh đồng t nh hơn cả. Do đó, chúng tôi dựa trên quan điểm của tác giả để làm kim ch nam cho công tr nh nghiên cứu của m nh. 1.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu và vị trí của địa danh học 1.1.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của địa danh học Bất k một ngành khoa học nào khi ra đời cũng xác định đối tƣợng nghiên cứu cụ thể nhằm tránh việc lạc hƣ ng, không đúng mục tiêu trong công tác nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của địa danh học là địa danh. Bên cạnh đó, địa danh học nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến địa danh nhƣ nguồn gốc, xuất xứ, quá tr nh chuyển đổi địa danh (trên cả b nh diện đồng đại và lịch đại). Ngoài ra, việc nghiên cứu địa danh cần ch ra đƣợc các phƣơng thức đặt tên địa danh và cấu tạo của địa danh. Mặt khác, phải phát hiện những nguyên nhân chi phối sự ra đời, hành chức và tiêu vong của địa danh nhằm biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa vốn có của địa danh. 1.1.2.2. Vị trí của địa danh học Ngay từ khi ra đời, địa danh học đã khẳng định một vị trí khá quan trọng trong ngôn ngữ học. Ngôn ngữ học có ba ngành chính là ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Trong từ vựng học có một ngành nhỏ là danh xưng học (onomasiologie/ onomastique), chuyên nghiên cứu tên riêng. Danh xƣng học gồm hai ngành nhỏ hơn: nhân danh học và địa danh học. Nhân danh học (anthroponymie) chuyên nghiên cứu tên riêng của ngƣời. Địa danh học (toponymie) nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và những chuyển biến của các địa danh. Chúng tôi có sơ đồ sau: Ngôn ngữ học Ngữ âm học Từ vựng học Ngữ pháp học Danh xƣng học Nhân danh học Địa danh học 12 Bản thân địa danh học đƣợc chia làm nhiều ngành nhỏ hơn nhƣ: sơn danh học, thuỷ danh học, phƣơng danh học và phố danh học. Theo đó, thuỷ danh học (hydronymie) ch nghiên cứu tên sông rạch, sơn danh học (oronymie) ch nghiên cứu tên núi đồi. Ngành chuyên nghiên cứu tên của các địa điểm quần cƣ là phương danh học (ojkonimika). Còn ngành ch nghiên cứu các đối tƣợng trong thành phố nhƣ tên đƣờng, tên phố, tên các quảng trƣờng,… gọi là phố danh học (urbanomika). 1.1.3. Phân loại địa danh Mỗi nhà nghiên cứu, tuỳ theo cách tiếp cận, mục đích, phƣơng pháp nghiên cứu mà có cách phân loại địa danh khác nhau. Việc phân loại địa danh là một vấn đề phức tạp và vẫn chƣa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu địa danh trên thế gi i, tiêu biểu là ở phƣơng Tây và Xô Viết cũ th tiêu chí để phân loại địa danh là dựa trên ngữ nguyên và đối tƣợng địa danh phản ánh. Ở phƣơng Tây, hai nhà địa danh học ngƣời Pháp là A.Dauzat và Charles Rostaing không phân loại địa danh một cách cụ thể nhƣng khi đi vào nghiên cứu lại chia thành nhiều loại dựa vào tiêu chí ngữ nguyên. A.Dauzat trong cuốn La toponymie francaise (1948) chia các địa danh cụ thể làm bốn phần: 1. Vấn đề những cơ sở tiền Ấn – Âu; 2. Các danh từ tiền La tinh về nước trong thuỷ danh học; 3. Các từ nguyên Gô Loa – La Mã; 4. Địa danh học Gô Loa – La Mã của vùng Auvergne và Velay. Còn Charles Rostaing trong cuốn Les noms de lieux (1963) chia ra thành 11 chƣơng để nghiên cứu từng vấn đề: 1. Những cơ sở tiền Ấn –Âu; 2. Các lớp tiền Xên – tich; 3. Lớp Gô Loa; 4. Những phạm vi Gô Loa – La Mã; 5. Các sự hình thành La Mã; 6. Những đóng góp của tiếng Giéc – manh; 7. Các hình thức của thời phong kiến; 8. Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo; 9. Những hình thái hiện đại; 10. Các địa danh và tên đường phố; 11. Tên sông và núi. (cf. Lê Trung Hoa) [35, tr.9-10] Ở Liên Xô trƣ c đây, hai tác giả G.L. Smolisnaja và M.V. Gorbanevskij trong cuốn Toponimija Moskvy đã chia địa danh làm 4 loại dựa theo đối tƣợng mà địa danh biểu thị: 1. Phương danh (tên các địa phương); 2. Sơn danh (tên núi, đồi, gò,…); 3. Thuỷ danh (tên các dòng chảy, hồ, vũng,…); 4. Phố danh (tên các đối tượng trong thành phố). 13 Còn A.V. Superanskaja trong Chto takoe toponimika? chia địa danh làm 7 loại: 1. Phương danh; 2. Thuỷ danh; 3. Sơn danh; 4. Phố danh; 5. Viên danh (tên các quảng trường, công viên); 6. Lộ danh (tên các đường phố); 7. Đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không). (cf. Lê Trung Hoa) [35, tr.11] Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh tuy đƣợc bắt đầu muộn hơn so v i thế gi i nhƣng đã phát triển một cách đều đặn từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Địa danh học Việt Nam đƣợc quan tâm nghiên cứu dƣ i nhiều góc độ khác nhau. Dƣ i góc độ sử học, có thể xem Đặng Xuân Bảng (1828-1910) là ngƣời đã đề cập đến vấn đề phân loại địa danh đầu tiên qua cuốn Sử học bị khảo ở phần Địa lý khảo. Dƣ i góc độ ngôn ngữ học, Hoàng Thị Châu trong bài viết “Về việc tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc” (1967) cũng bàn đến việc phân chia địa danh thành hai hệ thống là tiểu địa danh (gồm: tên thôn xóm, gò đối, khe suối, đầm hồ…) và đại địa danh (gồm: tên lục địa, đại dƣơng, nƣ c, vùng, thủ đô, thành phố, sông, biển…). Năm 1976, Trần Thanh Tâm trong Thử bàn về địa danh Việt Nam đã chia địa danh Việt Nam thành 6 loại: 1. Loại đặt theo địa hình và đặc điểm; 2. Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian; 3. Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử; 4. Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu; 5. Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế; 6. Loại đặt theo sinh hoạt xã hội [79, tr.60-73]. Đến năm 2003, trong cuốn Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, dựa vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, Lê Trung Hoa đã chia địa danh thành 2 nhóm: 1. Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (còn gọi là địa danh chỉ địa hình); 2. Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo. Trong nhóm địa danh ch các đối tƣợng nhân tạo bao gồm 3 loại: a. Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều như tên cầu, cống, đường phố, công viên; b. Địa danh hành chính: tên ấp, phường, xã, quận, huyện…; c. Địa danh vùng (không có ranh giới rõ ràng) [35, tr.24-27]. Năm 2006, trong Địa danh học Việt Nam, Lê Trung Hoa dựa trên tiêu chí ngữ nguyên đã phân loại địa danh thành 4 nhóm: 1. Địa danh thuần Việt; 2. Địa danh Hán Việt; 3. Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (như Chăm, Khmer, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, Tày, Thái, Mường…); 4. Địa danh bằng các ngoại ngữ (chủ yếu là địa danh gốc Pháp, một số là địa danh gốc Indonesia, Malaysia) [35, tr.15-16]. 14 Dƣ i góc độ địa lý – văn hoá, Nguyễn Văn Âu trong hai tác phẩm Địa danh Việt Nam [60, tr.30-32] và Một số vấn đề về địa danh Việt Nam [61, tr.48-50], đã phân loại địa danh theo 3 cấp: loại, kiểu và dạng. Về loại, có 2 loại: 1. Địa danh tự nhiên; 2. Địa danh kinh tế - xã hội. Về kiểu, có 7 kiểu: 1. Thuỷ danh; 2. Sơn danh; 3. Lâm danh; 4. Làng xã; 5. Huyện thị; 6. Tỉnh, thành phố; 7. Quốc gia. Về dạng, địa danh Việt Nam đƣợc chia thành 12 dạng là: 1. Sông ngòi; 2. Hồ đầm; 3. Đồi núi; 4. Hải đảo; 5. Rừng rú; 6. Truông, trảng; 7. Làng, xã; 8. Huyện, quận; 9. Thị trấn; 10. Tỉnh; 11. Thành phố; 12. Quốc gia. Năm 1996, Nguyễn Kiên Trƣờng tiếp tục vận dụng những lý luận cơ bản của địa danh học hiện đại để xử lý những vấn đề của địa danh học miền Bắc. Trong đó, tác giả phân loại địa danh thành hai tiêu chí loại hình và ngữ nguyên. Tiêu chí loại h nh gồm nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên và nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn (gồm các tiểu nhóm: 1. Nhóm địa danh cƣ trú – hành chính và các địa danh gắn v i hoạt động của con ngƣời, do con ngƣời tạo nên; 2. Nhóm địa danh đƣờng phố và địa danh ch công tr nh xây dựng). Theo tiêu chí ngữ nguyên, tác giả chia thành các tiểu loại và nguồn gốc khác nhau: nguồn gốc Hán Việt, nguồn gốc thuần Việt, nguồn gốc từ tiếng Pháp, nguồn gốc từ phương ngữ Quảng Đông, nguồn gốc khác như Tày, Thái, Việt Mường, nguồn gốc hỗn hợp và địa danh chưa xác định được nguồn gốc. Ngoài ra, tác giả còn bổ sung thêm tiêu chí thứ ba là chức năng giao tiếp (biệt xƣng, tự xƣng, giảm xƣng, tục xƣng…) và theo hệ quy chiếu đồng đại – lịch đại (cổ, cũ, hiện nay). [51, tr.41-50] Trong khi đó, tác giả Trần Văn Dũng trong luận án Những đặc điểm chính của địa danh Đăk Lăk (2005) dựa trên tiêu chí loại hình chia địa danh thành hai nhóm l n: nhóm địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và nhóm địa danh chỉ các đối tượng do con người kiến tạo (gồm hai loại nhỏ là địa danh ch đối tƣợng nơi cƣ trú và địa danh ch các công tr nh xây dựng). Dựa theo tiêu chí ngữ nguyên tác giả chia thành năm nhóm nhỏ: 1. Loại địa danh gốc bản địa; 2. Loại địa danh thuần Việt; 3. Loại địa danh gốc Hán Việt; 4. Loại địa danh gốc khác; 5. Loại địa danh chưa xác định được nguồn gốc. Xét về mặt ý nghĩa, tác giả còn phân địa danh thành hai loại: loại địa danh có ý nghĩa rõ ràng và loại địa danh mang tính võ đoán hoặc còn ý kiến bàn luận. [80, tr.21-22]

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net