Sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân trong tư tưởng hồ chí minh

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân trong tư tưởng hồ chí minh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ HOÀNG VĂN CƯỜNG SỰ THỐNG NHẤT BIỆN CHỨNG GIỮA TRUNG VỚI NƯỚC VÀ HIẾU VỚI DÂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ HOÀNG VĂN CƯỜNG SỰ THỐNG NHẤT BIỆN CHỨNG GIỮA TRUNG VỚI NƯỚC VÀ HIẾU VỚI DÂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ ANH DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Triết học, Phòng Sau Đại học, Phòng Tổ chức Cán bộ, Thư viện… Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, sinh hoạt, nghiên cứu trong suốt khóa học. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Chương trình Sau đại học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM đã tận tâm chỉ dạy, hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng tri ân Tiến sĩ Hồ Anh Dũng - Phó Trưởng Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM, người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi thực hiện thành công luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ, tôi luôn được Thầy động viên, chỉ vẽ rất mực tận tình, chu đáo. Sự tiếp đón ân cần, thiện cảm, gần gũi của Thầy cùng các thành viên trong gia đình của Thầy đã để lại trong lòng tôi biết bao kỷ niệm tốt đẹp, nhớ mãi! Xin trân trọng cảm ơn các thành viên của Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ Triết học đã đóng góp ý kiến và dành nhiều ưu ái cho tôi. Nhân đây, tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Anh Quốc – Phó Trưởng Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM. Trân trọng cảm ơn PGS. TS. Lê Khắc Cường – Trưởng Khoa Việt Nam học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng không quên cảm ơn đến gia đình, bạn bè, nhất là gia đình bạn Nguyễn Minh Hải, đã luôn ủng hộ, đồng hành và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình, vô tư trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn. Hoàng Văn Cường LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là luận văn do tôi nghiên cứu, thực hiện. Đề tài luận văn này không trùng lặp với các công trình khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố. Người cam đoan Hoàng Văn Cường 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 3 Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUNG VỚI NƯỚC VÀ HIẾU VỚI DÂN .................................................................... 10 1.1. Những điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân ..................................................... 10 1.1.1. Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ............................... 11 1.1.2. Điều kiện lịch sử, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX…….15 1.2. Những tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân ................................................... 30 1.2.1. Giá trị văn hóa Việt Nam ..................................................................... 32 1.2.2. Giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây ...................................... 40 1.2.3. Quê hương, gia đình và con người Hồ Chí Minh ................................. 48 1.2.4. Chủ nghĩa Mác – Lênin ......................................................................... 52 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 56 Chương 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT BIỆN CHỨNG GIỮA TRUNG VỚI NƯỚC VÀ HIẾU VỚI DÂN .................................................................... 58 2.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân ............................................................ 58 2.1.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về trung với nước và hiếu với dân ……...58 2.1.2. Tư tưởng thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh ................................................................................... 74 2.2. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân ............................................................ 91 2 2.2.1. Ý nghĩa đối với sự định hướng chiến lược: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” .................................................................................. 92 2.2.2. Ý nghĩa đối với việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.................................................................................. 99 2.2.3. Ý nghĩa đối với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở việt Nam ........................................................................................ 107 2.2.4. Ý nghĩa đối với việc xây dựng một nền đạo đức mới – đạo đức cách mạng, ở Việt Nam hiện nay ............................................................................. 114 Kết luận chương 2 ....................................................................................... 123 KẾT LUẬN CHUNG ............................................... 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 132 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc cứu nước giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam. Nó là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, tư tưởng thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn, rất cần được nghiên cứu, học tập và vận dụng phù hợp. Bằng tư duy biện chứng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc, khai thác và vận dụng sáng tạo những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, những tinh hoa tư tưởng nhân loại, đặc biệt là lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, để hình thành tư tưởng đặc sắc của mình – tư tưởng thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân. Tư tưởng trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh là sự phát triển đến đỉnh cao những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là tinh thần yêu nước, ý thức cố kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, lòng nhân nghĩa và hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ... Đồng thời, nó là sự vận dụng sáng tạo những giá trị tư tưởng của phương Đông và phương Tây, như: quan niệm trung, hiếu của Nho giáo (Trung Quốc); tinh thần từ bi hỷ xả của Phật giáo (Ấn Độ); tinh thần nhân văn, bác ái, tự do của phương Tây v.v.. Trung với nước và hiếu với dân là tư tưởng của một lãnh tụ dân tộc vĩ đại mà trí tuệ, tâm hồn và hành động luôn hướng tới mục tiêu phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cho nên, “trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù ở đâu hay trên bất cứ cương vị nào, hành động của Người luôn toát lên tình cảm chân thành, vì nhân dân, vì đất nước” [91, 5]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước và hiếu với dân không tách rời, mà thống nhất biện chứng. Sự thống nhất biện chứng đó thể hiện tình cảm 4 thiêng liêng, máu thịt, son sắt, thủy chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước, với dân, với chủ nghĩa xã hội. Đối với Hồ Chí Minh, làm cách mạng, xét cho đến cùng, là làm lợi cho nước, làm lợi cho dân, cho sự nghiệp giải phóng loài người. Tư tưởng đó của Người đã trở thành phẩm chất cao nhất trong bảng giá trị đạo đức mới – đạo đức xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, muốn có đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa “hồng” vừa “chuyên”, tất yếu phải làm cho họ thật sự thấm nhuần tư tưởng trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: “Cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng và nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” [32, 117]. Tư tưởng thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh đến nay và mãi mãi về sau vẫn còn nguyên giá trị. Bởi nó là tư tưởng luôn gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với nhiệm vụ cách mạng Việt Nam và có liên hệ mật thiết với cách mạng thế giới. Chính vì vậy, nó có sức sống vô cùng mãnh liệt. Bất kể thời điểm nào, khi thấm nhuần tư tưởng trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh “thì người cách mạng, người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn cho cách mạng” [47, 347]. Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, có hệ thống về tư tưởng thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ, nhận thức và vận dung sáng tạo tư tưởng thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh để xác định mục tiêu, đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời đại luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là lý do tôi quyết định chọn vấn đề “Sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân là sự hội tụ trí tuệ, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, được hình thành và phát triển hoàn thiện gắn liền với tiến trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân nói riêng, ở Việt Nam, được thể hiện tập trung trong 2 bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập và Hồ Chí Minh tuyển tập (tập hợp những trước tác sinh thời của Hồ Chí Minh). Đồng thời thông qua các công trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh dưới nhiều góc độ, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo các hướng sau: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Về lĩnh vực đạo đức, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ấn hành nhiều sách, tài liệu thể hiện tư tưởng đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh, nhằm phục vụ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị. Như cuốn Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2007), vấn đề đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” đề cập ở trang 31-32; “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”(2009), sách tuyển chọn một số bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về chủ đề đạo đức cách mạng đối với Tổ quốc, đối với nhân dân... Các công trình khoa học nghiên cứu khác, như cuốn Phát triển văn hóa và con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh của các tác giả Hoàng Anh, Nguyễn Duy Bắc, Phạm Văn Thủy (2010). Trong đó, nội dung “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh được trình bày từ trang 63 đến 6 trang 82; cuốn Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng Việt Nam (2008) của Nguyễn Khắc Nho, “trung với nước, hiếu với dân” trình bày từ trang 136 đến trang 142; cuốn Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2008), “trung với nước, hiếu với dân” trình bày từ trang 345 đến trang 347,... Mặc dù vậy, những công trình trên cũng chỉ đề cập đến nội dung “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh chủ yếu đứng ở góc độ đạo đức, chưa đi sâu nghiên cứu mang tính chuyên biệt. Nhất là chưa thể hiện mối quan hệ thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân. Thứ hai, những công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh có liên hệ đến đề tài luận văn, như: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (2005) của Hoàng Trung (bàn về các phạm trù “trung”, “hiếu”); Giá trị cơ bản về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh của Trần Quang Nhiếp và Nguyễn Văn Sáu; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay (2008) của Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh (đồng chủ biên); Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài (2011) của Trần Nhâm; Phát huy nguồn lực của dân làm lợi cho dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (2012) của Phạm Ngọc Anh (chủ biên); Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008) của Trần Xuân Trường,... Những công trình trên đều có nói về nguồn gốc hình thành quan niệm trung, hiếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở mỗi công trình đều có một cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu trung đều nêu lên những giá trị của nó về xây dựng đất nước, giáo dục con người, phát huy vai trò của nhân dân... Tất cả đều rất cần thiết cho tác giả luận văn tham khảo, liên hệ. Thứ ba, những công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Đó là những công trình nghiên cứu có nội dung phản ánh rõ nét điều kiện lịch sử xã hội, văn hóa, quê hương, gia đình,... ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh. Tiêu biểu như Bộ Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, 10 tập, xuất bản năm 2006, ghi chép nhiều sự kiện lịch sử đáng tin cậy, giúp người đọc tìm 7 hiểu rõ hơn về thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh; cuốn Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh (1997) và Hồ Chí Minh chân dung một tâm hồn và trí tuệ vĩ đại của Trần Văn Giàu; cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (1997) của Võ Nguyên Giáp (chủ biên); Hồ Chí Minh tiểu sử (2010) của Song Thành (chủ biên) v.v.. Ngoài ra, về lịch sử, tư tưởng liên quan đến vấn đề nghiên cứu, liên hệ của luận văn, đáng chú ý là cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1(1993) của Nguyễn Tài Thư (chủ biên); Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2 (1997) của Lê Sỹ Thắng; cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam của Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (đồng chủ biên) xuất bản năm 2010,… Hiện nay, nguồn tài liệu, sách, báo về Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài của luận văn là vô cùng phong phú. Song hầu hết nội dung đề cập đến vấn đề trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh còn rất tản mát. Chưa có công trình nào bàn về sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân. Tuy vậy, qua những công trình, sách báo, tài liệu nêu trên đã cho tôi nguồn chất liệu vô cùng phong phú và tin cậy để thực hiện đề tài luận văn. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc từ những thành quả nghiên cứu của những người trước về tư tưởng Hồ Chí Minh, những tài liệu nghiên cứu về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Người; những nguồn tài liệu có liên hệ trực tiếp đến đề tài luận văn,... tôi tập trung nghiên cứu, làm rõ sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đồng thời nêu lên những ý nghĩa cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Làm rõ sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân trong tư tưởng của Hồ Chí Minh một cách có hệ thống. Từ đó rút ra ý nghĩa 8 cơ bản nhất của tư tưởng ấy đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày khái quát những điều kiện lịch sử, xã hội trong nước và bối cảnh quốc tế, từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thể kỷ XX, nhằm chỉ ra những yêu cầu thực tiễn làm cơ sở, tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân. Thứ hai, làm rõ quan niệm “trung với nước” và “hiếu với dân” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Thứ ba, trình bày và phân tích nội dung tư tưởng thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh. Thứ tư, nêu ra những ý nghĩa cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tư tưởng Hồ Chí Minh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Quá trình thực hiện luận văn, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp cụ thể như: lịch sử và lôgíc, diễn dịch và quy nạp, so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp và hệ thống – cấu trúc; phân tích bản văn, tài liệu gốc của Hồ Chí Minh và các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn 9 Luận văn bổ sung một cách có hệ thống những cơ sở khoa học lý luận góp phần làm rõ điều kiện, tiền đề hình thành, nội dung, ý nghĩa tư tưởng thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó khẳng định tầm quan trọng của tư tưởng thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết. Chương 1: Những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân Chương 2: Nội dung và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân 10 Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUNG VỚI NƯỚC VÀ HIẾU VỚI DÂN 1.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUNG VỚI NƯỚC VÀ HIẾU VỚI DÂN Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về trung với nước và hiếu với dân gắn liền với yêu cầu khách quan, bức thiết của cách mạng Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước và hiếu với dân chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động. Đặc biệt là ảnh hưởng từ nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga 1917. Dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh đã không ngừng phát triển hoàn thiện. Trong đó, tư tưởng thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân là nội dung nổi bật, xuyên suốt nhất. Để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta trong quá trình đi lên của đất nước. Nhờ thực tiễn cách mạng sôi nổi, Hồ Chí Minh đã hòa mình vào dòng chảy của thời đại, sáng suốt tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Người đúc kết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [73, 314]. Chính vì lẽ đó, khi tìm hiểu và làm rõ nội dung tư tưởng thống nhất biện chứng giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh một cách có hệ 11 thống, ta không thể không tìm hiểu bối cảnh lịch sử, xã hội và những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng đó của Người. 1.1.1. Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền. Với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển, nền kinh tế hàng hóa của các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật phát triển mạnh, làm nảy sinh yêu cầu bức thiết về thị trường. Từ đó, chủ nghĩa đế quốc không ngừng phát động chiến tranh xâm lược các quốc gia nhỏ yếu, biến các quốc gia này thành thuộc địa của chúng; tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản bành trướng thị trường tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu tư bản làm giàu cho chính quốc. Khi thôn tính các quốc gia phong kiến phương Đông nhỏ yếu, các đế quốc đã sử dụng hệ thống quan lại phong kiến bản xứ để cai trị. Các quốc gia phong kiến phương Đông trở thành các nước thuộc địa nửa phong kiến. Dưới sự cai trị thực dân của đế quốc, nhân dân các nước thuộc địa bị “một cổ hai tròng”, bị tước hết mọi giá trị văn hóa tinh thần, quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội, đời sống cùng cực không khác gì nô lệ. Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc không ngừng bành trướng, đầu tư khai thác, vơ vét của cải tài nguyên của thuộc địa làm giàu cho chính quốc. Chúng tăng cường câu kết với nhau, trong nước thì bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Trước sự xâm lăng của đế quốc thực dân và hoạt động khai thác thuộc địa trắng trợn nhằm vơ vét của cải, tài nguyên, áp bức nhân dân và mở rộng thị trường tư bản, quan hệ xã hội của các nước thuộc địa biến đổi và phân hóa sâu sắc. Lúc bấy giờ, trong lòng xã hội tư bản vốn dĩ đã mâu thuẫn sâu sắc giữa tư sản và vô sản. Khi thôn tính và thống trị thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc còn làm phát sinh thêm mâu thuẫn với các dân tộc thuộc địa. Các đế quốc càng 12 tăng cường xâm lăng và thống trị hà khắc thì mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với thực dân càng gây gắt. Nhân dân các thuộc địa khi được thức tỉnh càng phản ứng quyết liệt. Bối cảnh này có tác động sâu sắc đến sự hình thành tư tưởng thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người nhận thấy nhân dân lao động ở chính quốc và ở các nước thuộc địa cũng khốn cùng chẳng khác gì đồng bào của mình sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Điều đó có nghĩa là “không phải ngẫu nhiên mà nảy sinh ở Hồ Chí Minh ý thức về sự đoàn kết quốc tế của các dân tộc thuộc địa, cùng chung cảnh ngộ như nhân dân Việt Nam. Ý thức ấy lớn dần thành quan niệm vững chắc về sự đoàn kết các dân tộc bị áp bức” [63, 56] cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, thực dân, phong kiến. Đến đầu thế kỷ XX, ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Tính chất các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân đã mang hơi thở giai cấp vô sản quốc tế. Do bản chất hiếu chiến và tham lam không cùng, các nước đế quốc đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918). Đây thực chất là cuộc chiến tranh giành thuộc địa và phân chia lại thị trường thế giới của chủ nghĩa đế quốc. Khi phát động cuộc chiến tranh phi nghĩa này, chủ nghĩa đế quốc ngỡ rằng sẽ thu được một kết cục hậu hĩnh và thống trị vĩnh viễn nhân dân các nước thuộc địa. Chúng đâu ngờ rằng, chính sau cuộc chiến tranh này đã làm suy yếu giai cấp tư sản, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ giai cấp tư sản và tạo thời cơ cho giai cấp vô sản vùng lên giành chính quyền bằng những cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, đập tan sự thống trị của giai cấp tư sản và chế độ Nga Hoàng, đưa nhân dân lao động lên địa vị người chủ đất nước. Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời. Cách mạng Tháng 13 Mười đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức, mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc. Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản của các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông gắn bó chặt chẽ với nhau, chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. “Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại do giai cấp công nhân Nga tiến hành đã có và bao giờ cũng vẫn có một ý nghĩa quốc tế lớn lao. Nó đã làm suy yếu lực lượng của chủ nghĩa đế quốc tại các chính quốc và đã làm lung lay sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc tại các thuộc địa, do đó đặt vấn đề ngay đối với bản thân sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản thế giới” [98, 763]. Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập (1919), đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nó chỉ rõ sự đoàn kết tất yếu, liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa. “Đó là lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản ở các nước phương Tây đi xâm chiếm và giai cấp vô sản các nước bị xâm chiếm ở phương Đông đã thân mật nắm tay nhau và cùng nhau tìm cách đấu tranh có hiệu quả chống chủ nghĩa tư bản là kẻ thù chung của họ” [65, 289]. Kể từ đây, giai cấp vô sản, phong trào công nhân quốc tế và phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa theo khuynh hướng cách mạng vô sản đã có bộ tham mưu chiến đấu của mình để thống nhất hành động chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Trong khi các nước phương Tây có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành những đế quốc thì hầu hết các nước phương Đông vẫn còn là những quốc gia phong kiến bảo thủ, trì trệ, lạc hậu. Do đó, khi đế quốc xâm lược thì phần lớn không chống cự nổi và trở thành thuộc địa của chúng. Đứng trước bối cảnh thế giới và thời cơ cách mạng vô sản thắng thế như vậy, trong lòng các nước thuộc địa dấy lên phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc. Bằng nhiều con đường khác nhau, họ kiên quyết cách mạng lật đổ 14 chế độ phong kiến trong nước, đánh đuổi thực dân đế quốc, dựng lại nền độc lập, tự do cho nhân dân trên một nền tảng tư tưởng mới. Điển hình là ở Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi thành công (1911), lật đổ nền quân chủ chuyên chế Mãn Thanh, lập nên nền cộng hòa Trung Hoa Dân quốc, thực hiện cương lĩnh chính trị theo học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc [95, 568-578]... Tinh thần đấu tranh anh dũng sẵn sàng hy sinh vì vận mệnh nước nhà của nhân dân các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân đã gieo vào lòng Hồ Chí Minh sự thông cảm, quý trọng vô bờ. Người càng có niềm tin tưởng mãnh liệt vào phong trào yêu nước đấu tranh của nhân dân ta và sự tất thắng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Cho nên, tư tưởng thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh hình thành đã không hề mang nặng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà thể hiện sâu sắc mối liên hệ rộng lớn với thế giới. Thực tế đã chúng minh, “Hồ Chí Minh trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước không chỉ chăm lo đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình, mà còn quan tâm đến phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác” [63, 60]. Cách mạng Tháng Mười thành công và sự phát triển của phong trào cách mạng vô sản trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Người đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, đi theo Quốc tế Cộng sản, tích cực nghiên cứu và truyền bá lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Mười, tình thế đã chuyển biến có lợi cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản do Lênin đứng đầu tuyên bố quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông... Trong bối cảnh thế giới như vậy, tư tưởng thống nhất giữa trung với nước và hiếu với dân của Hồ Chí Minh từng bước được định hình. Đặc biệt, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng ấy không ngừng được hoàn thiện và phát triển lên một tầm cao mới. Nó trở thành một trong những 15 tư tưởng vĩ đại của thời đại, thể hiện đỉnh cao của trí tuệ, ý chí, niềm tin, lý tưởng và tình cảm cách mạng tràn đầy ở Hồ Chí Minh. 1.1.2. Điều kiện lịch sử, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Đế quốc Pháp đã nhòm ngó hòng xâm lược nước ta từ rất lâu. “Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỷ XVII” [95, 484]. Vào đầu thế kỷ XIX, trong bối cảnh xâm chiếm thuộc địa chung của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, năm 1858, thực dân Pháp đã dùng vũ lực đánh chiếm Việt Nam. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn yếu hèn đã dâng nền độc lập nước ta cho Pháp. Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân, biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Chúng ngang nhiên khai thác tài nguyên, cướp đoạt tài sản, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa tư bản. Sự thống trị của thực dân phong kiến lúc bấy giờ làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Về chính trị, thực dân Pháp thực thi chính sách “dùng người Việt trị người Việt”. Triệt để lợi dụng bộ máy cai trị của chế độ phong kiến Việt Nam, phục vụ mục đích đô hộ của chúng. Bên cạnh đó, chúng dùng chính sách “chia để trị”, nhằm chia rẽ mối đoàn kết của dân tộc ta. “Thủ đoạn “chia để trị” là một trong những nguyên tắc chỉ đạo hành động của chúng” [95, 567]. Kết hợp với những chính sách thống trị thâm độc trên, thực dân Pháp chủ trương duy trì và triệt để lợi dụng giai cấp địa chủ phong kiến, biến giai cấp này thành tay sai đắc lực trong việc cai trị, áp bức nhân dân ta. “Hầu hết các quan viên nắm quyền cai trị từ cấp xã trở lên đều thuộc giai cấp địa chủ phong kiến, câu kết với thực dân Pháp, làm tay sai cho chúng, tiếp tục áp bức bóc lột nhân dân” [95, 570]. 16 Về kinh tế, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến, hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chúng tiến hành thâu tóm ruộng đất để lập đồn điền. Bên cạnh đó, chúng tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cầu đường, cơ sở công nghiệp, kho tàng, bến bãi… nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản Việt Nam làm giàu cho chính quốc. “Nền sản xuất ở thuộc địa này chỉ được thu gọn trong việc cung cấp cho chính quốc” [95, 579]. Dưới chính sách thực dân phản động, đời sống dân ta vô cùng điêu đứng. Thương gia của ta cạnh tranh không lại tư bản Pháp, rơi vào cảnh phá sản, trắng tay. Kinh tế Việt Nam lạc hậu càng kiệt quệ, què quặt và hoàn toàn lệ thuộc vào tư bản Pháp. Về văn hóa, thực dân Pháp thực thi chính sách “văn hóa thực dân” – một thứ “văn hóa nô dịch”. Chúng công khai dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu, mê tín, hủy hoại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Chúng đầu độc dân ta bằng rượu cồn, thuốc phiện, tâm lí vong bản, tự ti, bạc nhược... Đó chính là chính sách “ngu dân” thâm độc của thực dân phong kiến, hòng duy trì vĩnh viễn sự thống trị của đế quốc lên các dân tộc thuộc địa. “Mục đích của nền giáo dục thuộc địa là duy trì vĩnh viễn ách thống trị của Pháp” [95, 576]. Về xã hội, tác động của chính sách cai trị thực dân phong kiến, nhất là công cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa giai cấp sâu sắc. Bên cạnh các giai cấp địa chủ, nông dân, xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam đã tồn tại hơn ngàn năm. Từ khi thực dân đặt ách thống trị ở Việt Nam, giai cấp địa chủ trở thành cơ sở xã hội cho chế độ thuộc địa. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp, các thành phần kinh tế tư bản ở Việt Nam có những bước phát triển mới. Trong đó, trên lĩnh vực nông nghiệp, sự tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ nhiều hơn. Giai cấp địa chủ đã không ngừng gia tăng về số lượng.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net