Tư tưởng cái cách của lê thánh tông

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tư tưởng cái cách của lê thánh tông

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- NGUYỄN QUỲNH TRANG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- NGUYỄN QUỲNH TRANG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ANH QUỐC TP. HỒ CHÍ MINH – 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Ban Chủ nhiệm Khoa Triết học, Phòng Sau Đại học, Phòng Tổ chức Cán bộ, Thƣ viện… Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, sinh hoạt, nghiên cứu trong suốt khóa học. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Chƣơng trình Sau đại học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM đã tận tâm hƣớng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng tri ân Tiến sĩ Nguyễn Anh Quốc – Phó Trƣởng Khoa Triết học – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn cho tôi thực hiện thành công luận văn thạc sĩ. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn đƣợc Thầy động viên, chỉ bảo rất mực tận tình, chu đáo. Xin trân trọng cảm ơn các thành viên của Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ Triết học đã đóng góp ý kiến và dành nhiều ƣu ái cho tôi. Tôi cũng không quên cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã luôn ủng hộ, đồng hành và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn. Nguyễn Quỳnh Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là luận văn do tôi nghiên cứu, thực hiện. Đề tài luận văn này không trùng lặp với các công trình khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố. Ngƣời cam đoan Nguyễn Quỳnh Trang MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chƣơng 1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG 1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, VĂN HÓA - GIÁO DỤC HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG ........................................................ 13 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG ........................................................................ 22 1.3. KHÁI QUÁT VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ THÁNH TÔNG ................................................................ 49 Chƣơng 2 NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ, BÀI HỌC LỊCH SỬ TRONG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG 2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG ....................................................................................... 57 2.2. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TRONG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG ................................. 107 KẾT LUẬN................................................................................................... 144 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 154 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, qua bao thăng trầm, hƣng vong của các triều đại, dân tộc Việt Nam đã hình thành nên tƣ tƣởng và truyền thống văn hóa quý báu có giá trị. Đó là, truyền thống yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết, và tƣ tƣởng cải cách, canh tân, đổi mới đất nƣớc. Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, tƣ tƣởng cải cách, canh tân, đổi mới đất nƣớc xuất hiện nhƣ một yêu cầu tất yếu của lịch sử, “đã trở thành quy luật sinh tồn và phát triển của dân tộc ta” [36,18]. Nó xuất hiện ở những thời điểm, triều đại khác nhau nhƣng mục đích chung là phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nƣớc. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã từng xuất hiện nhiều cuộc cải cách của các vƣơng triều nhƣ: Khúc Hạo năm 907, Lý Thái Tổ đầu thế kỷ XI, Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Lê Thánh Tông nửa cuối thế kỷ XV, Minh Mệnh nửa đầu thế kỷ XIX… Trong những cuộc cải cách trên, thì cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông là khá thành công, có tác động lớn, mà kết quả của nó đã làm chuyển biến lịch sử phong kiến Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XV. Với sự nắm bắt nhanh nhạy tình hình thời cuộc, cùng với trí tuệ sáng suốt và khát khao xây dựng một quốc gia thái bình thịnh trị, Lê Thánh Tông đã cố gắng vƣợt qua hạn chế do điều kiện lịch sử và thách thức của thời đại, tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự thành công của cuộc cải cách này đã giúp Lê Thánh Tông đƣa Đại Việt thành quốc gia ngang tầm với các nƣớc trong khu vực và ông đã ghi tên mình nhƣ một trong những ngôi sao đế vƣơng sáng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, sự gia nhập vào các tổ chức quốc tế tạo cho Việt Nam nhiều thời cơ, tuy nhiên, song hành với thuận lợi ấy là những thách 2 thức mà sự hội nhập đặt ra, đó là vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải giữ cho đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập mà không bị hòa tan... Trƣớc làn sóng đổi mới về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, đã xuất hiện nhiều nhân tố mới, kèm theo đó là những bất cập, sự chƣa phù hợp ở một số lĩnh vực của luật pháp, quy chế hiện hành... điều này đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đổi mới đất nƣớc. Để công cuộc đổi mới đạt đƣợc kết quả tốt nhất thì một mặt phải khắc phục đƣợc những hạn chế, yếu kém, bất cập mặt khác phải phát huy đƣợc lợi thế, ƣu điểm, đặc biệt là tiếp thu, kế thừa những bài học về đổi mới, canh tân đất nƣớc trong lịch sử. Trải qua hơn 500 năm, nhƣng đến nay bài học về sự thành công trong cuộc cải cách của Lê Thánh Tông vẫn thể hiện rõ giá trị vì sự cách tân mang tính chất thời đại của ông. Càng đi sâu nghiên cứu tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông, chúng ta càng nhận thấy giá trị của nó và cách tiến hành táo bạo, phù hợp khi áp dụng vào tình hình thực tiễn của đất nƣớc. Vì vậy, việc nghiên cứu tƣ tƣởng cải cách của vua Lê Thánh Tông không những giúp chúng ta hiểu sâu sắc tƣ tƣởng tiến bộ của ông, mà còn có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu góp phần bổ sung cơ sở lý luận cần thiết đối với quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Chính vì những lý do đó, tôi chọn đề tài “Tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông” làm luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Lê Thánh Tông – một trong những vị vua có tài, có đức trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lƣợc và lòng yêu nƣớc mãnh liệt, ông đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực, đem lại cho đất nƣớc nền thái bình, thịnh trị, văn trị vũ công vững mạnh. Tƣ tƣởng cải cách và sự nghiệp của Lê Thánh Tông là đề tài đƣợc các nhà khoa học rất quan tâm 3 nghiên cứu ở những lĩnh vực khác nhau với nhiều công trình đã đƣợc công bố. Thứ nhất, tư tưởng cải cách qua các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh Tông.“Đại Việt sử kí toàn thư” tập 2 (2003), Bản in nội các quan bản, Nxb. Văn hóa thông tin Hà Nội, “Việt sử cương mục tiết yếu” (2000) của Đặng Xuân Bảng, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội, và “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” (2009) tập 1, của Viện sử học, Nxb. Giáo dục (quyển thứ 19 đến quyển 24) đã trình bày cụ thể những hoạt động cải cách trên mọi lĩnh vực trong 38 năm trị vì của Lê Thánh Tông, tuy nhiên các tác phẩm chỉ trình bày dƣới dạng ghi chép những sự kiện riêng lẻ, chứ không tổng hợp, khái quát trong từng lĩnh vực. Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam cổ trung đại” của Tiến sĩ sử học Huỳnh Công Bá (2011), Nxb. Thuận Hóa, nêu một cách khá toàn diện về tình hình nƣớc Đại Việt thời Lê Sơ, trong đó tác giả cũng đề cập đến những điểm cách tân của Lê Thánh Tông, “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884” (2000) của Giáo sƣ Nguyễn Phan Quang và Tiến sĩ Võ Xuân Đàn, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, đã trình bày về điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội thời Lê, đồng thời khái quát các nét chính trong lĩnh vực hành chính, quốc phòng, pháp luật, kinh tế dƣới triều Lê Thánh Tông. “Lược sử Việt Nam” (2009) của Trần Hồng Đức, Nxb. Văn hóa thông tin đã khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh Tông trong những năm trị vì nhƣ canh nông, thuế lệ, sửa phong tục, vẽ địa đồ… Tác giả cho rằng “Những sự văn trị và võ công ở nước ta không có đời nào thịnh hơn đời Hồng Đức” [30,304]; để kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông, Viện văn học đã biên soạn quyển sách “Hoàng đế Lê Thánh Tông – nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn” (1998) do Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội. Tác phẩm tổng hợp, sƣu tầm và giới thiệu những bài viết của nhiều tác giả trình bày về thân thế, sự nghiệp 4 chấn hƣng đất nƣớc; bảo vệ biên cƣơng, mở mang bờ cõi; sự nghiệp văn hóa, giáo dục; và sự nghiệp văn học của Lê Thánh Tông. Các bài viết “Lê Thánh Tông – Con người và sự nghiệp rạng rỡ một thời” (1997) của tác giả Trƣơng Hữu Quýnh, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 6; “Vài ý kiến về cải cách của Lê Thánh Tông” (1997) của tác giả Phan Đại Doãn, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 295, cũng đề cập đến cuộc cải cách của Lê Thánh Tông trên các lĩnh vực, nhƣng chỉ giới hạn ở mức độ bài viết, các tác giả chƣa đi sâu phân tích nội dung cải cách. Bài viết “Đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông – nhà văn hóa lớn của đất nước Đại Việt” của GS. NGND Nguyễn Đình Chú, tác giả đã phân tích về những hoạt động của Lê Thánh Tông trên các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, pháp luật. Tác giả cho rằng trong mọi chính sách, hành vi, lĩnh vực của Lê Thánh Tông để đƣa đất nƣớc đến sự cƣờng thịnh sánh ngang các nƣớc trong khu vực đƣơng thời và để lại một dấu ấn, một mốc son chói lọi trong lịch sử xây dựng phát triển đất nƣớc, đều thấm đậm chất văn hóa cao đẹp. Ngoài ra, còn có một số tác phẩm và bài viết về con ngƣời, sự nghiệp, tƣ tƣởng của Lê Thánh Tông nhƣ: “Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam” (1999) của Phạm Ngô Minh – Lê Duy Anh, Nxb. Đà Nẵng; “Lê Thánh Tông - Tao đàn nguyên súy” (1991) của Bùi Văn Nguyên, Nxb. Văn hóa Hà Nội; “Đại cương lịch sử triết học Việt Nam” (2010) của GS,TS. Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội;“Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh” (2002) của tác giả Nguyễn Hoài Văn, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội; “Việt sử lược” (2005) của Trần Quốc Vƣợng (phiên dịch và chú giải), Nxb. Thuận Hóa, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây; “Giản yếu sử Việt Nam” (2007) của Đặng Duy Phúc, Nxb. Hà Nội; “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” (2011) của Đào Duy Anh, Nxb. Khoa học xã hội; “Lịch sử và văn hóa Việt Nam. Tiếp cận và bộ 5 phận” (2007) của Phan Huy Lê, Nxb. Giáo dục; “Lịch sử Việt Nam giản yếu” (2000) do GS. Lƣơng Ninh (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. Bài viết “Lê Thánh Tông – cuộc đời và sự nghiệp qua nhận xét, đánh giá của một số nhà sử học nước ngoài” của PGS,TS. Nguyễn Văn Kim đƣợc trích dẫn trong tác phẩm “Nhật Bản với Châu Á – Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế – xã hội” (2003), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Các công trình khoa học này đã trình bày và phân tích điều kiện lịch sử xã hội thời nhà Lê hồi thế kỷ XV, qua đó làm rõ cơ sở hình thành tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông. Các tác giả cũng nêu lên những lĩnh vực cải cách của Lê Thánh Tông, nhƣng phần lớn chỉ là dừng lại ở mức độ khái quát, chƣa đi sâu vào nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể. Thứ hai, tư tưởng cải cách của Lê Thánh Tông qua các công trình nghiên cứu về chính trị, pháp luật trong lịch sử Việt Nam thời nhà Lê. “Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam” (2012) của Văn Tạo, Nxb. Đại học sƣ phạm, tác giả nêu lên 10 cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, trong đó có cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đƣợc trình bày ở trang 105-145. Tác giả đã phân tích điều kiện lịch sử, xã hội, kinh tế hình thành cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông và trình bày sơ qua về cải cách pháp luật, giáo dục khoa cử. Theo nhận định của tác giả về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, đó là “Một cuộc cải cách sâu sắc nhất, thành công nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam” [98,106]; “Tổ chức chính quyền thời kỳ phong kiến ở Việt Nam” (2006) của ThS. Nguyễn Minh Tuấn, Nxb. Tƣ pháp Hà Nội, trình bày về cách tổ chức hành chính dƣới triều Lê, tác giả cho rằng “Về cơ bản, công cuộc cải tổ của Lê Thánh Tông là nhằm tập trung tuyệt đối quyền lực vào tay nhà vua, tăng cường sức mạnh của bộ máy quan liêu” [116,59]. Đồng thời, tác phẩm cũng khái quát những điểm nổi bật của Bộ luật Hồng Đức, cụ thể là 4 lĩnh vực pháp luật điển hình: 6 hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, pháp luật tố tụng; “Lịch sử Việt Nam” (tập 3 thế kỷ XV - XVI) (2007) do Tạ Ngọc Liễn (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội, tác phẩm trình bày những nét tiêu biểu về điều kiện lịch sử xã hội thế kỷ XV, và cách tổ chức bộ máy nhà nƣớc, quân đội, quốc phòng, chính sách đối ngoại, pháp luật, kinh tế thời Lê Thánh Tông; “Gợi mở những giá trị truyền thống của tư tưởng chính trị pháp lý Việt Nam” (2005) của TS. Lê Quốc Hùng, Nbx. Tƣ pháp Hà Nội, tác giả khái quát về cuộc cải cách hành chính và pháp luật của Lê Thánh Tông ở trang 101-113. Tác giả cho rằng đƣờng lối trị nƣớc kết hợp giữa đức trị và pháp trị là nền tảng để Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách, và “nhiệm vụ trung tâm của cải cách hành chính là xây dựng cho được một cơ cấu tổ chức hành chính đáp ứng được yêu cầu độc lập, tự chủ và phát triển” [43,108]. Trên bình diện đức trị, Lê Thánh Tông đã dùng lễ nghĩa để giáo dục con ngƣời, từ đó ứng dụng trong giáo dục, khoa cử. Trên bình diện pháp trị, ông đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất trên cả nƣớc. Và tác giả đánh giá “Lê Thánh Tông là nhà tư tưởng cách tân vĩ đại” [43,102], “Lê Thánh Tông – vị vua anh minh nhà cách tân vĩ đại” (2007) của Lê Đức Tiết, Nxb. Tƣ pháp Hà Nội, đã đề cập về cải cách hành chính, kinh tế, pháp luật, quân sự của Lê Thánh Tông, đồng thời tác giả phân tích và nhận định một cách sâu sắc về tƣ tƣởng cách tân của ông. Theo lời đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam “Với quan điểm lịch sử, với cách tư duy theo phép biện chứng, căn cứ vào những sự kiện được ghi chép rải rác trong các nguồn sử liệu quốc gia, tác giả đã xâu chuỗi lại nhằm giúp người nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá được sự nghiệp của Lê Thánh Tông có tính toàn diện và hệ thống hơn” [112,6]. “Chính sách đào tạo sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và công tác cán bộ hiện nay ” (2012) của PGS,TS. Nguyễn Hoài Văn và ThS. Đặng Duy Thìn, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội. Các tác giả đã trình bày 7 một cách có hệ thống những chính sách, biện pháp thực hiện và kết quả đạt đƣợc trong việc đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông, từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn với công tác cán bộ hiện nay ở Việt Nam. Các tác giả cho rằng chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông “đã trở thành khuôn phép, xem như mẫu mực cho việc tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh” [117,5], “Dưới thời Lê Thánh Tông chế độ quan lại được phát triển đến đỉnh cao bằng hệ thống luật pháp, được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc trong phạm vi toàn quốc” [117,128]. Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của Hoàng Việt (2006) Tính dân tộc và tính nhân văn trong pháp luật thời Lê Sơ (1428 – 1527), Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đi sâu nghiên cứu sự phát triển của hệ thống pháp luật thời Lê Sơ, phân tích làm nổi bật tính dân tộc và tính nhân văn thể hiện trong pháp luật, mà chủ yếu tập trung vào Bộ luật Hồng Đức đƣợc ban hành dƣới triều đại Lê Thánh Tông. Luận văn thạc sĩ khoa Luật của Lƣơng Văn Tuấn (2008) Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức, Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả phân tích những nội dung cơ bản, nhận diện những giá trị đƣơng đại của Bộ luật Hồng Đức về điều chỉnh các quan hệ hình sự, tố tụng, sở hữu, hợp đồng, thừa kế, hôn nhân gia đình, các quan hệ liên quan đến quan chế, hoạt động công vụ và các giá trị về kỹ thuật lập pháp. Bài viết “Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức” (2004) của Nguyễn Minh Tuấn (Tạp chí khoa học; Đại học quốc gia Hà Nội; Chuyên san Kinh tế - Luật, T.XX, No 4, (tr.39-44) phân tích sự ảnh hƣởng tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức. Tác giả nhận định “Đây là bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, là bộ luật ra đời trong thời điểm Nho giáo có mức độ, điều kiện và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc nhất” [132]. Theo tác giả, triều đại Lê Thánh Tông nhờ việc vận dụng hợp tình, hợp 8 lý giá trị truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu có chọn lọc giá trị của Nho giáo nên đã xây dựng đƣợc Bộ luật Hồng Đức có nét riêng biệt, thể hiện tính độc đáo mang bản sắc dân tộc và tính độc lập của một quốc gia có chủ quyền. Bài viết “Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hồng Đức” (3/2008) của Nguyễn Minh Tuấn trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 33 (118), Hiến kế Lập pháp (tr.49- 51); nói về sự độc đáo của Bộ luật Hồng Đức trong cách diễn đạt quy phạm pháp luật, theo tác giả phân tích thì các điều trong Bộ luật Hồng Đức “được xây dựng theo phương thức cả ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí ngay trong cùng một điều luật” [131], tác giả cũng ca ngợi cách quy định chế tài của các nhà làm luật triều Lê Thánh Tông, “với mỗi một vi phạm cụ thể thì có một hình phạt cụ thể tương ứng; mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ ràng” [131], tác giả cho rằng các nhà làm luật triều Lê đã rất khéo léo khi dự kiến các tình huống phát sinh xảy ra xung quanh một vụ việc nào đó khi ban hành một điều luật nhất định. Bài viết “Luật Hồng Đức – thực chất và giá trị lịch sử ” của Mai Ƣớc, in trong tác phẩm “Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX” (2011) do PGS,TS. Doãn Chính (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội. Tác giả phân tích những nét tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức, chẳng hạn nhƣ quy định trách nhiệm bảo vệ đƣờng biên, vùng biển, cửa quan; quy định việc trừng phạt những hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt ruộng đất của ngƣời nông dân; quy định những điều nhằm bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất cho trẻ em và ngƣời nghèo… Tác giả đƣa ra nhận xét: “Đây là bộ luật đã khẳng định được giá trị và vị thế của mình trong lịch sử hệ thống pháp luật của dân tộc bởi những giá trị tiến bộ của nó vượt trước thời đại, và mang tính nhân văn sâu sắc của người Việt” [13,191-192]. 9 Bài viết “Công cuộc cải tổ và xây dựng nhà nước pháp quyền thời kỳ Lê Thánh Tông” (1992) của Trƣơng Hữu Quýnh trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 265. Tác giả đã giới thiệu những nét lớn trong cải tổ chính quyền thời Lê Thánh Tông, trình bày từ việc cải tổ cấu trúc, chấn chỉnh quy tắc làm việc cho đến việc hoàn thiện đội ngũ. Theo tác giả, điều đáng chú ý là “Khi cải tổ chính quyền của mình Lê Thánh Tông chưa hề mất đi tư tưởng độc lập dân tộc” [93,3]. Bài viết “Tìm hiểu tư tưởng trị nước của vua Lê Thánh Tông” (2003) của Phan Quốc Khánh trên Tạp chí Khoa học Xã hội số 61, trình bày và phân tích những ảnh hƣởng của đức trị (Nho gia) và pháp trị (Pháp gia) đến tƣ tƣởng của Lê Thánh Tông, tác giả cho rằng tƣ tƣởng trị nƣớc của Lê Thánh Tông “đã khắc phục những hạn chế của tư tưởng đức trị và tiếp thu những cái hay của tư tưởng pháp trị” [49,41]. Bài báo khoa học “Chính sách của nhà nước trung ương thời Lê Thánh Tông đối với bộ máy quản lý cấp xã” (2008), của PGS,TS. Nguyễn Cảnh Minh và ThS. Phan Ngọc Huyền, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội. Các tác giả đã trình bày việc cải tổ của Lê Thánh Tông đối với bộ máy quản lý cấp xã: thay đổi chức danh Xã quan thành Xã trƣởng; tiêu chuẩn bầu chọn, thực hiện chế độ khảo hạch và quy trách nhiệm đối với Xã trƣởng; đặt thêm chức danh Thôn trƣởng để cùng Xã trƣởng quản lý làng xã… Ngày 17-18/3/2007 tại hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Quốc triều hình luật – những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” đƣợc tổ chức tại thành phố Thanh Hóa, các nhà khoa học đã phân tích những nội dung, giá trị cần kế thừa từ Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông để góp phần làm tốt hơn nữa công tác lập pháp, hành pháp trong việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. 10 Thông qua các công trình ở hƣớng nghiên cứu thứ hai này, chúng ta thấy rõ đƣợc tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông trong các lĩnh vực hành chính, pháp luật và kinh tế. Qua đó, chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về ý tƣởng cải cách đất nƣớc của Lê Thánh Tông. Thứ ba, tư tưởng cải cách của Lê Thánh Tông qua các công trình nghiên cứu về văn hóa, giáo dục trong lịch sử Việt Nam thời nhà Lê. Bài viết “Lê Thánh Tông với sự nghiệp giáo dục” (2002) của Nguyễn Đăng Tiến, Tạp chí Giáo dục số 47 đã chỉ ra những hình thức Lê Thánh Tông thực hiện để mở rộng các hoạt động giáo dục, động viên các sĩ tử chăm chỉ học tập. Tác giả nhận định “Lê Thánh Tông có công lớn đưa nền giáo dục Nho giáo vươn tới đỉnh cao trong lịch sử giáo dục phong kiến của đất nước ta” [108,11], tác phẩm “Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945” (1996) của Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên), Nxb. Giáo dục, ở chƣơng 3 trình bày về giáo dục Việt Nam dƣới thời Lê Sơ; chỉ ra mục đích và nội dung của giáo dục thời kỳ đó, các tác giả dành riêng từ trang 90-97 để nói về vai trò của Lê Thánh Tông đối với giáo dục thời Lê Sơ, đó là việc chăm lo, phát triển giáo dục, hoàn thiện hệ thống thi cử nhƣ viết “Dụ khuyến học”, lập Bí thƣ khố, tổ chức và chủ trì nhiều kỳ thi trong nƣớc, soạn 24 điều huấn dụ nhân dân; và các tác giả đƣa ra nhận định “Lê Thánh Tông là một nhà chính trị lỗi lạc, một ông vua tài năng và quyết đoán” [109,95] “Khảo cứu về văn hiến Đại Việt qua trường hợp Hoàng Đế Lê Thánh Tông” (2011) của tác giả Trần Trọng Dƣơng, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển số 6 (89). Các công trình ở hƣớng nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu đƣợc tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Để từ đó thấy đƣợc, tại sao thời Lê Thánh Tông là thời kỳ nền giáo dục nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn khá hƣng thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. 11 Nhìn chung, về bản thân Lê Thánh Tông, cùng với tƣ tƣởng cải cách của ông luôn là đề tài dành đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học nghiên cứu. Các công trình trên đã nghiên cứu khá đầy đủ về con ngƣời và các lĩnh vực cải cách của Lê Thánh Tông. Kế thừa và tham khảo, tác giả đã tổng hợp và đi vào nghiên cứu tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông trên các lĩnh vực tiêu biểu nhƣ: kinh tế, hành chính, pháp luật, và quốc phòng. Những công trình trên là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tham khảo và hoàn thành luận văn của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn là nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống về tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông; từ đó đánh giá, rút ra ý nghĩa lịch sử của nó. Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau: - Làm rõ điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội và những tiền đề lý luận hình thành tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông. - Phân tích và trình bày những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông. - Làm rõ giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông, từ đó rút ra bài học cho sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả không thể đi sâu vào trình bày toàn bộ hệ thống nội dung cải cách của Lê Thánh Tông, mà chỉ trình bày nội dung cơ bản về tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông qua các lĩnh vực tiêu biểu nhƣ: kinh tế, hành chính, pháp luật và quốc phòng. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cùng với 12 đó, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, lịch sử và logic, khái quát để làm sáng tỏ các vấn đề mà mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về lý luận, nội dung của luận văn góp phần hệ thống hóa tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông và làm rõ, chỉ ra ý nghĩa lịch sử của nó. Về thực tiễn, kết quả của luận văn là một tài liệu bổ ích, có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, học viên cao học chuyên ngành triết học quan tâm đến lịch sử tƣ tƣởng cải cách Việt Nam nói chung, tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông nói riêng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo thì nội dung chính luận văn đƣợc kết cấu thành hai chƣơng, năm tiết. 13 Chƣơng 1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG 1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, VĂN HÓA – GIÁO DỤC HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG Mỗi nhà tƣ tƣởng triết học xuất hiện bao giờ cũng là sản phẩm của những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, do đó nghiên cứu tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông không thể không nghiên cứu điều kiện kinh tế – xã hội cho sự xuất hiện tƣ tƣởng ấy. Điều kiện về kinh tế cho sự hình thành tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông, đó là thời kỳ mà lĩnh vực kinh tế có bƣớc chuyển biến, đặc biệt là tƣ hữu về đất đai chiếm phần lớn so với đất công. Giai đoạn cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XV đã xuất hiện bƣớc chuyển sâu sắc trong quan hệ sở hữu ruộng đất phong kiến. Đây là thời kỳ tan rã của chế độ kinh tế điền trang, thái ấp với hình thái sở hữu ruộng đất của tầng lớp quý tộc, thay vào đó là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của kinh tế địa chủ với chế độ sở hữu tƣ nhân về ruộng đất. Trƣớc đó, Hồ Quý Ly đã ban hành chế độ hạn điền nhằm hạn chế sở hữu ruộng đất của quý tộc, sở hữu tƣ nhân của địa chủ đồng thời củng cố sở hữu nhà nƣớc về đất đai. Tuy nhiên, chế độ hạn điền vẫn chƣa tạo bƣớc chuyển lớn trong cải cách kinh tế – xã hội. Sau khi hoàn thành công cuộc giải phóng đất nƣớc, vua Lê Thái Tổ cho điều tra để nắm chắc tình hình ruộng đất và tài sản trong nƣớc. Ông quyết định tịch thu toàn bộ ruộng đất của quan lại nhà Minh, thổ quan theo giặc, quý tộc nhà Trần, các gia đình bị tuyệt tự và ruộng đất bỏ hoang… sung làm của công. Những ruộng đất mới tịch thu ấy cùng với ruộng quốc khố, ruộng đất công của xã thôn trƣớc kia để lại, tạo 14 thành bộ phận ruộng đất công, đặt dƣới quyền sở hữu tối cao của nhà nƣớc phong kiến. “Do đó, trong cơ cấu sở hữu ruộng đất vào đầu thời Lê Sơ, hình thái sở hữu nhà nƣớc đƣợc mở rộng thêm và chiếm vị trí ƣu thế” [55,345]. Từ đó, vua Lê Thái Tổ ban hành chính sách ruộng đất, sử dụng ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nƣớc dùng để thƣởng cho các công thần trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, phát cho các quan lại cấp cao trong triều, chế độ này gọi là lộc điền; giao đất cho các xã để phân cho nhân dân cày cấy gọi là quân điền; phần còn lại nhà nƣớc quản lý gọi là ruộng quốc khố và đồn điền. Trải qua sự suy tàn của chế độ đại điền trang cùng các chính sách kinh tế và xã hội của Hồ Quý Ly nhƣ phép hạn điền, phép đạc điền, một phần lớn ruộng đất của vƣơng hầu đại quý tộc, địa chủ thƣờng, nhà chùa đã chuyển thành công điền. Trong thời nhà Minh đô hộ và trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, phần lớn ruộng công bị bọn quan lại hàng đầu và bọn cƣờng hào chiếm lấy. Năm 1429, Lê Thái Tổ định phép quân điền. “Phàm ruộng công ai đã nhân loạn ly mà chấp chiếm đều phải trả lại, ruộng đất của các ngụy quan, ruộng đất trong trại của các thế gia thời Trần mà đã tuyệt nghiệp, ruộng đất tƣ và chủ nhân lƣu tán hay chết chóc mà bỏ hoang, đều bị sung làm của công, cùng với ruộng nhà nƣớc thời trƣớc và ruộng đất hoang nhàn, để làm công sản của nhà nƣớc đem phân cấp cho quan và dân” [1,336-337]. Những biến chuyển về kinh tế từ thời Hồ Quý Ly sang thời Lê Sơ là điều kiện giúp nhà Lê xây dựng một nhà nƣớc phong kiến tập trung hơn ở thời trƣớc. Thƣơng nghiệp và kinh tế tiền tệ dần dần phát triển trong thời Lý – Trần, đến thời Hồ sang thời Lê Sơ càng lay chuyển mạnh nền kinh tế tự nhiên. Nông nghiệp cũng phát đạt nhờ chính sách trọng nông đƣợc đặc biệt chú ý. 15 Trải qua thời Lý – Trần, chế độ tƣ hữu ruộng đất đã phát triển. Số địa chủ mới và nông dân tự canh có tƣ điền sang thời Lê lại đông thêm. Quan lại đƣợc cấp ruộng công hoặc mua ruộng tƣ hay lấn đất công mà ruộng đất tƣ hữu tăng lên. Pháp luật nhà Lê từ đời Lê Nhân Tông đã quy định việc mua bán, cầm cố và kế thừa ruộng đất rất chu đáo, điều ấy chứng tỏ ruộng đất tƣ hữu ở thời Lê Sơ đã chiếm một phần tƣơng đối lớn so với diện tích đất công. Do sự điêu tàn của các đại điền trang và phép hạn nô của Hồ Quý Ly, chế độ nông nô đã suy yếu hẳn. Sang thời Lê Sơ thì ruộng công của nhà nƣớc, ruộng cấp cho các đại quý tộc và quan lại, cho đến ruộng tƣ của địa chủ, đều do nông dân nghèo lĩnh canh theo chế độ tá điền. Ngƣời lĩnh canh phải nộp tô, có khi phải làm việc không công cho địa chủ, nhƣng thân phận của họ là tự do, không phải suốt đời bám chặt lấy đất cày nhƣ nông nô. Quan hệ sản xuất cơ bản của chế độ phong kiến ở thời Lê Sơ là quan hệ giữa địa chủ và tá điền [1,337]. Các vua thời Lê rất quan tâm phát triển nông nghiệp, nhƣng thƣơng nghiệp và thủ công nghiệp còn hạn chế. Trên cơ sở nền tảng từ thời Lê Thái Tổ, đặc biệt là chế độ quân điền ban hành năm 1429, Lê Thánh Tông đã kế thừa và đƣa ra biện pháp để phát triển nền kinh tế đất nƣớc dƣới triều đại mình. Về điều kiện chính trị – xã hội cho sự ra đời tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông, có thể nói ở buổi đầu nhà Lê là thời kỳ mà xã hội Việt Nam có sự chuyển biến khá mạnh mẽ. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) thắng lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, thời kỳ xây dựng nhà nƣớc phong kiến tập quyền cao độ, nền độc lập dân tộc đƣợc khôi phục và giữ vững, nạn ngoại xâm phƣơng Bắc bị đánh bại hoàn toàn.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net