Ảnh hưởng của văn hóa nhật đến văn hóa việt nam qua nghệ thuật vườn cảnh và trà đạo

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của văn hóa nhật đến văn hóa việt nam qua nghệ thuật vườn cảnh và trà đạo

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- LÊ THỊ THU NỞ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM QUA NGHỆ THUẬT VƯỜN CẢNH VÀ TRÀ ĐẠO Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC Mã số: 60. 31. 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014 ] ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- LÊ THỊ THU NỞ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM QUA NGHỆ THUẬT VƯỜN CẢNH VÀ TRÀ ĐẠO Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC Mã số: 60. 31. 60 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TIẾN LỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu .....................................................................................4 3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................9 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................10 7. Cấu trúc luận văn .........................................................................................11 CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ KHÁI QUÁT VỀ GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT - NHẬT 1. Các khái niệm và cơ sở lý luận .....................................................................13 1.1 Các khái niệm .........................................................................................13 1.2. Lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa..................................................19 1.3. Việt Nam với quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa..................................26 2. Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản........................................................29 2.1. Cơ sở của mối quan hệ giao lưu văn hóa ................................................29 2.2. Quá trình giao lưu văn hóa Việt – Nhật ..................................................33 2.2.1. Thời cổ trung đại..........................................................................33 2.2.2. Thời cận hiện đại .........................................................................39 3. Nghệ thuật vườn cảnh và nghệ thuật thưởng trà Việt Nam dưới góc nhìn giao lưu văn hóa với Nhật Bản.................................................................................42 3.1. Nghệ thuật vườn cảnh ............................................................................42 3.2. Nghệ thuật thưởng trà ............................................................................44 3.3. Nghệ thuật vườn cảnh và nghệ thuật thưởng trà Việt Nam trong điều kiện giao lưu với Nhật Bản hiện nay ........................................................................44 Tiểu kết ............................................................................................................47 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM QUA NGHỆ THUẬT VƯỜN CẢNH 1. Khái quát về nghệ thuật vườn cảnh Việt Nam...............................................49 1.1. Lịch sử phát triển của nghệ thuật vườn cảnh Việt ...................................49 1.2. Nhà vườn Huế - đặc trưng của nghệ thuật vườn cảnh Việt Nam .............56 1.2.1. Nhà vườn Huế .........................................................................56 1.2.2. Đặc trưng nghệ thuật vườn cảnh truyền thống Việt Nam ..............58 2. Khái quát nghệ thuật vườn cảnh Nhật Bản ...................................................59 2.1. Quá trình hình thành ..............................................................................59 2.2. Đặc trưng của nghệ thuật vườn cảnh Nhật Bản ......................................62 3. Ảnh hưởng của văn hóa Nhật đến văn hóa Việt Nam qua nghệ thuật vườn cảnh .........................................................................................................................66 3.1.Điều kiện của sự ảnh hưởng....................................................................66 3.1.1. Sự tương hợp trong cảm thức thẩm mĩ .........................................66 3.1.2. Nhu cầu của cuộc sống hiện đại ...................................................70 3.2. Các phương diện ảnh hưởng ..................................................................72 3.2.1.Ảnh hưởng về tiêu chí thẩm mĩ .....................................................72 3.2.2.Ảnh hưởng về bố cục ....................................................................75 3.3.3.Ảnh hưởng về chất liệu ...............................................................80 3.3. Dân tộc tính thể hiện qua nghệ thuật vườn cảnh ...................................88 Tiểu kết ............................................................................................................91 CHƯƠNG BA: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA NHẬT ĐẾN VĂN HÓA VIỆT NAM QUA TRÀ ĐẠO 1. Trà trong dòng chảy văn hóa dân tộc ............................................................93 1.1. Cơ sở hình thành nền văn hóa Trà Việt Nam ..........................................93 1.2. Văn hóa Trà Việt qua các giai đoạn phát triển ........................................96 2. Khái quát về Trà đạo Nhật Bản.....................................................................103 2.1. Con đường phát triển của Trà đạo ..........................................................103 2.2. Ý nghĩa của Trà đạo trong đời sống tinh thần của người Nhật.............106 3. Ảnh hưởng của văn hóa Nhật đến văn hóa Việt Nam qua Trà đạo.................107 3.1. Cơ sở của sự tiếp nhận, ảnh hưởng...................................................107 3.2. Các phương diện ảnh hưởng.............................................................110 3.2.1. Ảnh hưởng về mặt tổ chức không gian uống trà .......................110 3.2.2. Ảnh hưởng về cách thức thưởng trà..........................................118 3.2.3. Tính nữ trong nghệ thuật thưởng trà .........................................124 3.2.4. Tính Thiền trong nghệ thuật thưởng trà ....................................127 3.3. Dân tộc tính trong nghệ thuật thưởng trà Việt Nam.............................131 Tiểu kết ............................................................................................................134 KẾT LUẬN.....................................................................................................135 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................139 PHỤ LỤC .......................................................................................................147 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngày nay, người ta hay nhắc đến hai từ “hội nhập”. Như một nhu cầu tất yếu, cuộc sống hiện đại đã làm cho tính cô lập và tính khép kín của đời sống các dân tộc dần dần được thay thế bởi sự tương tác và giao thoa. Không một dân tộc nào tồn tại tách biệt mà không có sự giao lưu văn hóa cùng với các dân tộc khác. Sự giao lưu văn hóa đã trở thành một nhu cầu nội tại của sự phát triển văn hóa, nhờ đó nền văn hóa của một dân tộc được tiếp thu thêm các yếu tố tích cực để tự làm giàu chính mình. Ở nước ta cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, quá trình này đã có từ hàng ngàn năm trước, trải qua sự sàng lọc và tiếp nhận những tinh hoa từ nhiều nguồn khác nhau để kiến tạo nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú. Ngày nay, sự giao lưu và hội nhập quốc tế càng tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa phát triển. 1.2. Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa lâu đời. Có một vị trí rất đặc biệt, Nhật Bản là một đảo quốc độc lập với hơn 4000 hòn đảo bao bọc xung quanh – nằm chông chênh giữa đại dương và đón ánh bình minh ngay từ thuở khai sinh, định hình tên tuổi trên bản đồ – đất nước mặt trời mọc. Nằm ở vành đai Thái Bình Dương, nơi mà mật độ và cường độ hoạt động của động đất, sóng thần cũng như gió bão vô cùng khủng khiếp, nhưng Nhật Bản lại là thiên đường của hàng ngàn loài hoa và động vật. Và một điều đặc biệt là dường như bầu trời xứ sở này lại xanh hơn và cao hơn sau những biến động và đổ nát do thiên tai gây ra. Con người và vạn vật trên xứ sở ấy cũng có một sức sống mạnh mẽ phi thường. Trong suốt quá trình phát triển, người Nhật đã kiến tạo nên nền văn hóa độc đáo. Vẻ đẹp đó là sự kết hợp giữa nét truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc và yếu tố hiện đại tiếp thu từ những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là sự tiếp nhận cái mới từ bên ngoài nhưng cũng biết nâng niu trân trọng và giữ gìn nếp cũ có từ hàng ngàn năm. Chính đặc điểm ấy đã tạo nên ở nước Nhật một nền văn 2 hóa độc đáo, gây nhiều ngạc nhiên, thán phục. Nằm trong cái nôi văn hóa phương Đông thâm mặc huyền bí, cùng tương hội với nền văn hóa của các nước Đông Á khác và dưới sự ảnh hưởng của Thần đạo, Nhật Bản đã kiến tạo nên một diện mạo, một bản sắc văn hóa độc đáo. Người ta không chỉ biết đến Nhật Bản qua hình ảnh ngọn núi Phú Sỹ, qua biểu tượng hoa anh đào, qua trang phục Kimono, qua tinh thần Võ sĩ đạo… mà còn biết đến Nhật Bản như là một dân tộc yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Tình yêu ấy biến tất cả những gì xung quanh họ trở thành nghệ thuật. Thơ ca là một nghệ thuật. Làm vườn là một nghệ thuật. Và thậm chí, uống trà cũng được nâng lên thành một bộ môn nghệ thuật – Trà đạo. Đó là lí do khiến cho hình ảnh của đất nước Nhật có mặt hầu hết ở khắp mọi nơi trên thế giới. 1.3. Trên bình diện văn hóa, có nhiều nét tương đồng và dị biệt giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Thứ nhất, cùng nằm trong bối cảnh Đông Á1, Việt Nam và Nhật Bản đều bắt nguồn từ cái nôi của văn hóa phương Đông, cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Á Đông, đặc biệt là cùng tiếp thu những yếu tố văn hóa Trung Hoa (các nhà nghiên cứu gọi là nền văn hóa chữ Hán) trong quá khứ từ hệ thống văn tự, văn học – nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, kiến trúc… đến các tư tưởng triết học Nho, Phật, Đạo… Phát triển trong nền văn hóa chung đó mà Việt Nam và Nhật Bản dễ dàng tìm thấy những điểm chung trong tâm thức văn hóa, từ đó, tạo điều kiện cho quá trình giao lưu, học hỏi. Đặt trong mối quan hệ giao lưu văn hóa, chúng tôi nhận thấy trong mấy mươi năm trở lại đây, văn hóa Nhật Bản thâm nhập vào đời sống văn hóa, sinh hoạt của người Việt Nam khá rõ nét. Điển hình có thể kể đến là karaoke, truyện tranh, văn học, thơ ca, cắm hoa, xếp giấy, nghệ thuật làm gốm, nghệ thuật đình viên, trà đạo... Đặc biệt, trong bối cảnh giao lưu, hợp tác giữa hai nước đang được đầu tư và đẩy mạnh như hiện 1 Về địa lý, Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên, do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hóa Hán nên văn hóa Việt Nam mang những đặc trưng chung của nền văn hóa Đông Á. Khái niệm văn hóa Đông Á thường bao gồm 4 quốc gia sử dụng chữ Hán cũng như chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo, đó là Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên. 3 nay, văn hóa Nhật ngày càng trở nên quen thuộc với người Việt Nam. 1.4. Nghệ thuật vườn cảnh và thưởng trà vốn đã có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Là một đất nước nông nghiệp với phần đông dân số sống ở nông thôn nên từ xưa, mô hình nhà vườn đã tồn tại trong không gian sinh sống của người Việt và gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày như một nhu cầu không thể thiếu. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu và quan điểm thẩm mĩ của con người cũng thay đổi theo thời gian. Sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế cùng với tốc độ đô thị hóa không chỉ kéo con người dần trở nên xa rời với thiên nhiên mà còn để lại nhiều áp lực. Diện tích sống ngày càng thu hẹp cùng với những căng thẳng, áp lực của cuộc sống hiện đại khiến cho nhu cầu trở về với thiên nhiên và tìm về bên chén trà để tìm sự cân bằng càng trở nên mạnh mẽ. Vì vậy, nghệ thuật vườn cảnh và thưởng trà ngày nay lại có điều kiện phát triển và phát triển khác so với thời kỳ trước. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, xu thế hội nhập đã mở ra cho các dân tộc cơ hội để đón nhận những tinh hoa từ khắp nơi để phát triển nền văn hóa. Điều đó cũng tác động đến những khía cạnh của văn hóa trong việc tổ chức không gian sống, cũng như tổ chức đời sống tinh thần. Hình ảnh những góc vườn được thiết kế đơn giản, gợi cảm giác trầm lắng, yên tịnh mang đậm phong cách Nhật trong khoảng không gian chật hẹp của những ngôi nhà thành thị cũng như những quán trà đạo mọc lên ngày càng nhiều ở thành phố đã gợi cảm hứng cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Nhật đến văn hóa Việt Nam qua nghệ thuật làm vườn, trà đạo, chúng ta có điều kiện hiểu rõ hơn đặc điểm các loại hình này nói riêng cũng như văn hóa của hai nước nói chung, qua đó khẳng định giao lưu văn hóa như một hiện tượng tự nhiên và tất yếu trong thời đại ngày nay, cũng như làm nổi bật lên bản sắc độc đáo của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu và tiếp biến. Đó là những lí do để chúng tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa Nhật đến văn hóa Việt Nam qua nghệ thuật vườn cảnh và Trà đạo” làm đề tài luận 4 văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Trong lịch sử, hai dân tộc đã từng sớm có những mối quan hệ giao lưu về kinh tế, văn hóa. Theo Nguyễn Văn Kim trong công trình Về các mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa Việt Nam- Nhật Bản trong lịch sử (Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5/2006) thì “từ xa xưa, cư dân hai nước đã cùng chia sẻ những đặc tính văn hóa, tâm lý của những người làm nghề nông, trồng lúa nước. Hai dân tộc cùng ngưỡng vọng tổ tiên, sùng bái thần tự nhiên, coi trọng các mối quan hệ cộng đồng, quan hệ gia tộc và cùng có thái độ ứng xử khoan hòa trong sinh hoạt, cuộc sống thường ngày…”. Có lẽ, trên nền sắc thái văn hóa chung đó, trải qua nhiều thế kỷ, mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt – Nhật dù chưa thật sự diễn ra một cách thường xuyên nhưng vẫn được ghi lại trong các nguồn sử liệu cũng như ký ức của nhân dân hai nước. Đặc biệt từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, trong khuynh hướng mở rộng thương mại quốc tế, nhiều tàu buôn, thương gia Nhật Bản đã đến vùng biển Việt Nam trao đổi, buôn bán và đã để lại nhiều dấu ấn sinh động trên đất Việt. Đó chính là những thuận lợi bước đầu mở ra sự giao lưu rộng mở của hai nước. Công trình nghiên cứu này đã phân tích khá rõ ràng và sâu sắc về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lịch sử dựa vào những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy. Mặc dù tác giả chỉ dừng mối quan hệ giao lưu văn hóa Việt- Nhật ở thế kỉ XIX nhưng công trình đã gợi hứng cho người viết tiếp tục tìm hiểu sự giao lưu ấy trong hiện tại qua những khía cạnh cụ thể hơn. Sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những thập kỷ gần đây diễn ra khá mạnh mẽ và chúng ta có thể nhìn thấy kết quả của sự tác động ấy ở nhiều mặt. Tuy nhiên, những công trình viết về sự ảnh hưởng cũng như giao lưu văn hóa giữa 5 Nhật Bản và Việt Nam thì thật sự chưa nhiều. Một trong những công trình đầu tiên và được biết đến nhiều nhất là công trình của nhà nghiên cứu Vĩnh Sính được thể hiện trong một quyển sách có tựa đề Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa (2001, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh). Quyển sách tập hợp những chuyên luận có giá trị viết về những phát hiện mới của lịch sử Việt Nam trong phong trào Đông Du, những phát hiện mới về hoạt động, tư tưởng của những nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trường Tộ… Công trình này cũng đã so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai nền văn hóa đặt trong mối tương quan với Trung Quốc. Đây không phải là một công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài, tuy nhiên vấn đề mà tác giả đặt ra mang tính cốt lõi, làm tiền đề cho quá trình nghiên cứu . “Nước Nhật Bản đối với người Việt Nam ta vừa có vẻ gần gũi, lại vừa có vẻ xa xôi… Trên thực tế, ý thức đồng văn đồng chủng chi phối mạnh mẽ nhãn quan và tiềm thức của người Việt mỗi khi tiếp cận Nhật Bản” [83;9]. Qua công trình, tác giả khẳng định sự gần gũi trong cùng một khu vực văn hóa đã dẫn đến sự giao lưu về văn hóa giữa hai nước. Cùng bàn về sự giao lưu văn hóa Việt – Nhật, công trình “Ảnh hưởng của một số loại hình văn hóa hiện đại Nhật Bản ở Việt Nam” đăng trên “Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á” số 4 năm 2003 của nhà nghiên cứu Hồ Hoàng Hoa đã bước đầu có cái nhìn cụ thể và đưa ra những nhận xét mang tính khái quát. Trong công trình này, tác giả nhận xét: “giao lưu Việt- Nhật có chiều hướng phát triển ngày càng tốt hơn, mở đầu là lĩnh vực kinh tế. Từ đó giao lưu văn hóa cũng bắt đầu phát triển…”. Công trình đã có một bước khái quát khá sâu sắc về sự tiếp nhận văn hóa Nhật Bản ở Việt Nam. Tuy nhiên, với quy mô hạn chế của một bài báo, tác giả chỉ mới đưa ra những nhận xét khái quát về sự ảnh hưởng của các loại hình văn hóa – nghệ thuật hiện đại Nhật Bản như phim ảnh, âm nhạc, và đặc biệt là thể loại truyện tranh (manga) ở Việt Nam hết sức mạnh mẽ mà chưa đề cập đến các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật một cách cụ thể nhưng đã góp phần khẳng định sự ảnh hưởng và tiếp biến các giá trị văn hóa 6 truyền thống và hiện đại của nền văn hóa thâm mặc đa thanh, đa sắc màu của xứ sở hoa anh đào đối với Việt Nam mà trước hết phải kể đến Hoa đạo, Trà đạo, Kiếm đạo… Quá trình giao lưu văn hóa Việt Nhật một lần nữa đã được Phạm Hồng Thái khẳng định và phân tích hết sức sâu sắc khi viết công trình Những chặng đường văn hóa Việt Nam – Nhật Bản, “Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á”, số 11/2008. Theo tác giả, lịch sử quan hệ văn hóa Việt – Nhật đã trải qua một khoảng thời gian lâu dài với những thăng trầm nhất định. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, tại Hà Nội, Sài Gòn và các đô thị lớn, người ta đã nghe những từ “Trà đạo”, “võ sĩ đạo”, “nghệ thuật cắm hoa”… nhưng do sự hạn chế từ tình hình chính trị mà chưa có điều kiện phát triển. Từ năm 1992 trở đi, trên cơ sở tăng cường quan hệ kinh tế và ngoại giao, quan hệ văn hóa giữa hai nước cũng nhờ đó mà nhanh chóng được đẩy mạnh và có những bước phát triển vượt bậc. Và trong quá trình tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài, tác giả khẳng định “nhiều giá trị của văn hóa Nhật Bản đã đi vào đời sống văn hóa hằng ngày của người dân Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng hơn đời sống văn hóa Việt Nam đương đại”. Tuy nhiên, như mục đích đã đặt ra từ đầu, tác giả chỉ ra những đặc trưng giao lưu văn hóa Việt – Nhật qua từng chặng đường lịch sử mà không đi sâu vào việc phân tích những biểu hiện cụ thể của nó. Sự ảnh hưởng lẫn nhau là một quá trình hết sức tự nhiên giữa các dân tộc. Trong quá trình phát triển thì vấn đề giao lưu văn hóa, trao đổi, thâm nhập là tất yếu. Tuy nhiên, đi vào cụ thể sự ảnh hưởng như thế nào ở từng loại hình nghệ thuật thì ít có công trình đề cập đến. Nói về nghệ thuật thưởng trà Việt Nam, công trình Khoa học Văn hóa Trà Việt Nam và thế giới của Đỗ Ngọc Quỹ xuất bản năm 2008 được xem là một chuyên khảo đầy đủ về lịch sử phát triển nghệ thuật uống trà cũng như các nền văn hóa Trà trên thế giới và Việt Nam. Trong đó có đoạn ông nhận xét “nền văn hóa Trà Việt Nam đang diễn biến theo hướng đa cực và đa văn minh theo xu hướng phát triển chung của chính trị - xã hội – kinh tế thế giới ngày nay. Trên nền văn hóa chè tươi truyền 7 thống, văn hóa trà Tàu Trung Hoa vốn có, đang diễn ra sự giao thoa, tiếp biến với lớp văn hóa trà Nhật Bản…” [15]. Tuy nhiên, đó chỉ là một nhận xét mang tính khái quát về văn hóa trà Việt, vì vậy, tác giả không đi sâu phân tích sự giao thoa, tiếp biến thể hiện như thế nào. Văn hóa của một dân tộc là cái đẹp được hình thành từ nét đẹp truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ tinh thần cầu thị tiếp thu giá trị của đời, của người trong dòng chảy lịch sử của sự hợp lưu và tương hội, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc. Và sự ảnh hưởng lẫn nhau ấy là một quá trình hết sức tự nhiên trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc những giá trị đặc thù, nâng cao, cải biến và thay đổi cho phù hợp với cái gọi là “dân tộc tính”. Vì vậy mà trong Vườn Nhật (Nxb Trẻ, 1996), Hoài Đức khẳng định “Vườn Nhật cũng chỉ là sự mô phỏng theo phong cách các kiểu vườn Trung Hoa mà phát triển, hoàn chỉnh thêm lên và đồng thời mang những nét đặc thù mới. Chúng ta vẫn có thể có một khu “vườn Nhật” tuyệt vời với những cây mai, đào, lựu, bằng lăng, bông súng, đá Non Nước, thạch nhũ… thay thế cho những cây anh đào, trường khế đặc trưng của Nhật”. Như thế để chúng ta thấy rằng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi những thú chơi, những nghệ thuật phục vụ cho đời sống đang thời kỳ nở rộ thì chúng ta, không nhiều thì ít yêu thích và lấy những tiêu chuẩn, chất liệu của nước ngoài để tô điểm thêm cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên, chúng ta đã tiếp thu và sáng tạo như thế nào để tạo ra phong cách riêng mang đậm hồn dân tộc? Đó vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ mà mà người viết muôn đi sâu làm rõ. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản cũng như sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Việt Nam trên một số phương diện. Tuy nhiên, những công trình nghiên vẫn chỉ đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát chung về quan hệ giao lưu Việt Nam- Nhật Bản trên một số lĩnh vực. Vì vậy, tìm hiểu “Ảnh hưởng của văn hóa Nhật đến văn hóa Việt Nam qua nghệ thuật vườn cảnh và Trà đạo” thực chất là đi sâu nghiên cứu quá trình hình 8 thành, phát triển của nghệ thuật vườn cảnh và nghệ thuật thưởng trà Việt Nam dưới góc nhìn giao lưu với văn hóa Nhật Bản, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm biểu những biểu hiện cụ thể của giao lưu văn hóa thông qua hai loại hình cụ thể là nghệ thuật vườn cảnh và Trà đạo, qua đó lý giải những đặc trưng của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu và tiếp biến. Ngoài những công trình kể trên thì chúng tôi có thu thập được khá nhiều tư liệu không liên quan trực tiếp đến đề tài nhưng cũng là những công cụ cần thiết cho quá trình thực hiện đề tài. Đó là những công trình trong và ngoài nước liên quan đến nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa Việt Nam – Nhật Bản như Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thời cận đại (2013, Nguyễn Tiến Lực); Vườn cảnh phương Đông (1997, Nguyễn Hoàng Huy); Trà Kinh (2006, Vũ Thế Ngọc); Trà Kinh (2008, Lục Vũ, Trần Quang Đức dịch); Hoa đạo (2011, George Ohsawa); Trà thư ( Kakuzo Okakura), Zen in your garden (Jenny Henry), The Tea ceremony ( Seno Tanaka và Sendo Tanaka); 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua những đặc trưng cụ thể trong nghệ thuật thiết kế vườn cảnh và trong nghệ thuật Trà đạo dưới góc nhìn giao lưu, tương tác với Nhật Bản, luận văn hướng đến việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của hai loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản ở Việt Nam là vườn cảnh và Trà đạo từ đó làm nổi bật lên bản sắc của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu với các nước trong khu vực. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản đến văn hóa Việt Nam, vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa Nhật Bản và văn hóa Việt 9 Nam mà cụ thể là hai loại hình nghệ thuật vườn cảnh và trà đạo. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đề tài khảo sát sự ảnh hưởng của văn hóa Nhật đến văn hóa Việt Nam từ khi bắt đầu có sự giao lưu, tiếp xúc đến nay. Quá trình giao lưu tiếp xúc giữa Nhật Bản và Việt Nam diễn ra mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc biệt là thời điểm 1986, khi mà nước ta có chính sách mở cửa hội nhập với thế giới thì các nền văn hóa nước ngoài có điều kiện du nhập vào, và trong xu thế ngày nay, sự ảnh hưởng, tiếp xúc ấy càng rõ nét. - Về không gian: Với vị trí chiến lược quan trọng, là một trung tâm kinh tế, văn hóa phát triển năng động nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện tiếp thu văn hóa nước ngoài mạnh mẽ hơn bất cứ nơi nào khác. Thêm vào đó, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng người Nhật đến làm việc, du lịch và sinh sống rất đông, vì vậy, văn hóa Nhật có điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào Việt Nam. Vì vậy, người viết quyết định chọn thành phố Hồ Chí Minh làm địa bàn khảo sát chính trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận văn vẫn cố gắng đặt thành phố Hồ Chí Minh trong mối tương quan với những nơi khác trong cả nước để có những nhận xét, đánh giá mang tính toàn diện hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng trong đó cơ bản là ba phương pháp chính: 5.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp Sử dụng phương pháp này, người viết đi sâu vào phân tích vấn đề nhằm làm nổi 10 bật những điều mà đề tài đề cập đến, sau đó tổng hợp lại tất cả các vấn đề để đưa ra một kết luận chung. 5.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu Đề tài hướng đến việc làm rõ sự ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản đến văn hóa Việt Nam, nghĩa là phải so sánh hai đối tượng trong mối tương quan hoặc một đối tượng này với nhiều đối tượng khác để từ đó làm nổi bật lên sự giống hay khác nhau giữa chúng. Ở đây, luận văn không chỉ so sánh vườn Việt – vườn Nhật, Trà Việt – Trà Nhật, mà còn mở rộng ra Trung Hoa và các nước phương Tây để cho thấy sự khác biệt giữa các phong cách. Đặc biệt, luận văn còn đặt đối tượng so sánh trong mối quan hệ thời gian để cho thấy sự thay đổi giữa quá khứ và hiện tại làm cơ sở cho những kết luận. 5.3. Phương pháp quan sát tham dự Thực hiện phương pháp này, người viết đã đi chụp ảnh khảo sát một số vườn cảnh nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, những sân vườn ở quán cà phê hay nhà riêng; trực tiếp tham dự sinh hoạt một số câu lạc bộ Trà đạo ở Việt Nam, đặc biệt là Câu lạc bộ Trà đạo Sài Gòn được hình thành từ năm 2001, với những buổi họp mặt, sinh hoạt tổ chức hàng tuần tại nhà Hữu nghị Việt - Nhật. Ngoài ra, còn có những Câu lạc bộ được tổ chức trong các trường đại học và nhà riêng; các quán trà đạo... Nhờ đó có cơ hội thu thập tư liệu một cách trực tiếp thông qua quá trình tiếp cận và khảo sát thực tế để làm những bằng chứng xác thực cho những quan điểm lý giải của mình. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài hướng đến việc tìm hiểu, nghiên cứu sự ảnh hưởng, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản khảo sát qua hai hình thức nghệ thuật làm vườn, trà đạo như 11 một hướng tiếp cận mới trong việc kế thừa và phát triển hướng nghiên cứu của những người đi trước. Nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở hai khía cạnh vườn cảnh và trà đạo, về mặt khoa học, luận văn sẽ đưa những khảo cứu các tư liệu về mặt lịch sử nhưng người viết cũng hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần bổ sung tư liệu cần thiết cho những đề tài nghiên cứu liên quan. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản đến văn hóa Việt Nam qua nghệ thuật vườn cảnh và trà đạo cũng có nghĩa là đi sâu nghiên cứu văn hóa Việt Nam đặt trong mối tương quan so sánh với Nhật Bản, là một nước đồng văn, đồng chủng trong khu vực. Với ý nghĩa đó, đề tài hướng đến mục đích giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa Việt Nam cũng như là văn hóa Nhật Bản để từ đó có những chính sách đúng đắn trong quan hệ giao lưu và hợp tác, thúc đẩy mối quan hệ giao hảo tốt đẹp giữa hai quốc gia. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, PHỤ LỤC và THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, luận văn dự kiến được triển khai thành 3 chương với nội dung các chương như sau: Chương 1: Các khái niệm và khái quát về giao lưu văn hóa Việt – Nhật Làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản có liên quan trực tiếp đến đề tài: ảnh hưởng, nghệ thuật vườn cảnh, trà đạo, văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa… đồng thời cho thấy rằng giao lưu tiếp biến văn hóa là xu thế chung của thời đại. Từ cơ sở đó, trong chương này, luận văn cũng nêu khái quát mối quan hệ giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản đã bắt đầu từ hơn 1000 năm trước cho đến hiện tại. Chương 2: Ảnh hưởng của văn hóa Nhật đến văn hóa Việt Nam qua nghệ 12 thuật vườn cảnh Phần thứ nhất của chương này, luận văn đi vào nêu những đặc trưng của nghệ thuật vườn cảnh cũng như khái quát lịch sử phát triển nghệ thuật vườn cảnh Nhật Bản cũng như Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Đều được du nhập từ Trung Quốc nhưng mỗi đất nước đều mang những đặc trưng riêng. Phần thứ hai, chúng tôi khảo sát những phương diện ảnh hưởng của vườn cảnh Nhật Bản đến nghệ thuật vườn cảnh Việt Nam hiện đại từ tiêu chí thẩm mĩ, bố cục đến chất liệu cũng như quan điểm triết lý… Không dừng lại ở đó, luận văn còn hướng đến thể hiện sự tiếp nhận và khả năng xử lý những tiếp nhận văn hóa, qua đó cho thấy đặc trưng văn hóa cũng như tính cách của người Việt trong quá trình tiếp nhận những nét văn hóa ngoại lai. Chương 3: Ảnh hưởng của văn hóa Nhật đến văn hóa Việt Nam qua Trà đạo Cũng như chương hai, ở phần đầu chương này, chúng tôi đi vào khái quát sự hình thành và phát triển phong tục uống trà trong suốt dòng chảy văn hóa dân tộc cũng như con đường phát triển của Trà đạo và vai trò, ảnh hưởng của Trà đạo trong đời sống tinh thần của người Nhật. Từ đó, luận văn cũng chỉ ra những ảnh hưởng của Trà đạo Nhật Bản tác động đến một số khía cạnh trong nghệ thuật thưởng trà Việt Nam, qua đó chỉ ra những đặc trưng văn hóa và tính cánh Việt Nam qua việc uống trà hằng ngày. 13 CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM VÀ KHÁI QUÁT VỀ GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT - NHẬT 1. Cái khái niệm và cơ sở lý luận 1.1. Các khái niệm - Ảnh hưởng Theo Từ điển tiếng Việt từ nguyên, ảnh hưởng là một khái niệm được tạo thành bởi hai yếu tố mang nhiều tầng nghĩa. Ảnh có nghĩa là bóng, hưởng là tiếng dội, và ảnh hưởng nghĩa là “hình đi theo bóng, tiếng dội đi theo tiếng nói, tiếng động nên đều liên quan mật thiết với nhau”. Từ nghĩa đen ấy, từ điển cũng đưa ra lớp nghĩa bóng của từ ảnh hưởng, đó là chỉ “cái gì gây ra được một sự kiện quan yếu” [1;30]. Thiều Chửu cũng giải thích nghĩa của từ ảnh hưởng trong Từ điển Hán Việt như sau: hưởng là tiếng vang, “tiếng động gió vang ứng lại gọi là hưởng. Có hình thì có ảnh, có tiếng thì có vang, cho nên sự gì cảm ứng rõ rệt gọi là ảnh hưởng” [687]. Vậy, thực chất, ảnh hưởng là sự tác động có gây nên cảm ứng. Từ nghĩa nguyên gốc ấy, khái niệm ảnh hưởng đi vào cuộc sống và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau được Hoàng Phê định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt như sau: “Ảnh hưởng là sự tác động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó”. [19;23] Trong lĩnh vực văn hóa, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng từ ảnh hưởng để chỉ các hiện tượng xảy ra khi các nền văn hóa có sự tiếp xúc với nhau trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Trong quá trình đó, những tác động từ nền văn hóa này có thể dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển của một nền văn hóa khác, và trong trường hợp này, ảnh hưởng được xem như là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa nhưng mang tính một chiều. 14 - Nghệ thuật vườn cảnh Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, từ thế kỷ XVII, nghệ thuật được xem là “bất kỳ kỹ năng hay sự thông thạo nào và không có sự phân biệt giữa các ngành thủ công mỹ nghệ hay các ngành khoa học”. Bởi vậy, nghệ thuật là một thuật ngữ “không có định nghĩa thống nhất” và cách nhìn về nó cũng thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, khi nói đến nghệ thuật, các nhà nghiên cứu lĩnh vực này lại đề cập đến “ý tưởng về một kỹ năng kỹ thuật hay trí tưởng tượng bắt nguồn từ khả năng tác động của con người và sự sáng tạo” với đặc trưng là “có thể mô tả sự bắt chước (phản ánh cuộc sống), sự trao truyền cảm xúc và những phẩm chất khác” [112]. Trong Từ điển Tiếng Việt (2005, Nxb Từ điển Bách khoa), Hoàng Phê đã định nghĩa như sau: “nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” [19;871]. Vậy, nghệ thuật được sử dụng rộng rãi bao hàm mọi hình thức kỹ năng con người và tất cả những gì mà con người có thể tạo ra bằng tài nghệ khéo léo, từ đó trong khi nghiên cứu nghệ thuật vườn cảnh phương Đông, Nguyễn Hoàng Huy đã mô tả định nghĩa về nghệ thuật như sau: “nghệ thuật hiểu theo nghĩa thông thường và tổng quát nhất là cách thức, kỹ xảo của con người thể hiện qua một nghề nào đó, hay nói chính xác hơn đó là tài năng, là sự khéo léo đã vượt qua giới hạn thông thường để đạt đến trình độ điêu luyện [48;80]”. Vườn theo nghĩa từ điển là “một khu đất thường rào kín và ở sát cạnh nhà ở để trồng cây cỏ có ích” [19;1450]. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của đời sống xã hội, với những nhu cầu thỏa mãn về đời sống tinh thần ngày càng phát triển thì vườn đã vượt ra khỏi ý nghĩa vật chất để hướng đến giá trị tinh thần. Vì vậy, khi gắn liền với hai chữ “nghệ thuật” thì vườn ở đây được hiểu là vườn cảnh, là khu vườn được tạo ra để làm cảnh với mục đích thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần của con người. Giống như thơ ca và hội họa, việc trang trí cho khoảng không gian xung quanh môi trường sống của mình cũng đòi hỏi những kỹ xảo mà không phải ai cũng có thể 15 làm được. Theo Nguyễn Hoàng Huy, vườn cảnh “là một không gian kiến trúc dựa vào hình thế thiên nhiên để tạo nên không gian trữ tình có sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên và kiến trúc, đặc biệt khai thác triệt để các yếu tố sông hồ, núi đồi, cây xanh và hoa trái, khai thác triệt để các yếu tố về đá nước và cây…” [48;81]. Vì vậy, việc thiết kế vườn cần sự kết hợp của nhiều yếu tố và dần dần phát triển thành một loại hình nghệ thuật. Người phương Tây thường sử dụng tên gọi chung The art of garden khi đề cập đến nghệ thuật vườn cảnh, và tên gọi đó được dịch theo nhiều cách khác nhau: nghệ thuật đình viên, nghệ thuật vườn hoa, nghệ thuật hoa viên, nghệ thuật cảnh viên... Tuy nhiên, dù gọi theo cách nào thì như “một lĩnh vực đặc biệt của tâm thức”, dưới sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của con người, “ngôi vườn không phải là một mảnh thô ráp của thiên nhiên được đóng khung trong bốn bức tường, cũng không phải là khung cảnh nhân tạo trong đó cưỡng bức những chất liệu của thiên nhiên trong một hình hài gò bó… mà trái lại đây là một công việc đầy tính nghệ thuật nhằm tán tụng thiên nhiên bằng cách khắc họa, nắm bắt những tinh túy của nó [17;14]. Theo ý nghĩa đó, Từ điển Bách khoa Việt Nam ( 2005, Nxb Từ điển Bách khoa) định nghĩa: “Nghệ thuật vườn là một thiết kế mĩ thuật không gian bên ngoài nhà được giới hạn bằng cây cối, cỏ hoa và những vật thể mĩ thuật nhân tạo hay nguyên chất tự nhiên được gia công […] tạo ra những giá trị thẩm mĩ…” [23;106]. Vì là một thành tố của văn hóa nên qua nghệ thuật thiết kế vườn cảnh, chúng ta có thể thấy đặc trưng văn hóa của một đất nước, một dân tộc. Bởi việc thiết kế không chỉ thể hiện những đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu mà còn chịu sự cho phối sâu sắc của tâm lý cũng như tâm thức văn hóa của người tạo lập. - Nghệ thuật Trà đạo Trà đạo (chanoyu, theo nghĩa đen là “nước nóng dùng để pha trà”, còn gọi là chado hoặc sado) được biết đến như một loại hình nghệ thuật thưởng thức Trà trong

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net