Thơ ngôn chí của nguyễn bỉnh khiêm và phùng khắc khoan

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Thơ ngôn chí của nguyễn bỉnh khiêm và phùng khắc khoan

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ HUỲNH THANH TRÚC THƠ NGÔN CHÍ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ PHÙNG KHẮC KHOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 NĂM 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ HUỲNH THANH TRÚC THƠ NGÔN CHÍ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ PHÙNG KHẮC KHOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN CÔNG LÝ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- THÁNG 7 NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài cố gắng, cuối cùng luận văn Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan của tôi cũng đã hoàn thành. Hòa trong niềm vui khi luận văn của mình vừa hoàn thành, tôi không quên cảm ơn những ngƣời đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua. Đầu tiên tôi xin đƣợc phép gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy tôi, PGS.TS Nguyễn Công Lý, ngƣời đã động viên, nung đúc tinh thần, khuyên nhủ tôi cố gắng hoàn thành sớm luận văn. Và từ một bản thảo luận văn còn nhiều thiếu sót, Thầy đã cho tôi những nhận xét và góp ý quý báu để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện nhƣ ngày hôm nay. Một lần nữa, mong Thầy nhận ở tôi sự cảm kích chân thành và sâu sắc nhất. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng và các phòng ban cùng Quý Thầy Cô trong khoa Văn học và Ngôn ngữ của trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và trong quá trình tôi làm đề tài luận văn. Cuối cùng, lời cảm ơn sâu sắc của tôi xin dành để gửi đến những ngƣời bạn hữu và tất cả những ngƣời thân yêu trong gia đình - những ngƣời sát cánh động viên tôi những lúc khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013 Ngƣời viết Đỗ Huỳnh Thanh Trúc MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DẪN NHẬP TRANG 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................1 2.1 Tổng thuật quan niệm về thơ ngôn chí .....................................................2 2.1.1 Quan niệm “thi ngôn chí” ...............................................................2 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu quan niệm “thi ngôn chí” ở Việt Nam .............3 2.2 Lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................................3 2.3 Lịch sử nghiên cứu về Phùng Khắc Khoan ..............................................7 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................10 5. Đóng góp của đề tài .....................................................................................11 6. Giới thiệu cấu trúc của luận văn...................................................................11 CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ NGÔN CHÍ VÀ TÁC GIA NGUYỄN BỈNH KHIÊM - PHÙNG KHẮC KHOAN 1.1 Quan niệm về thơ ngôn chí.........................................................................13 1.2 Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm ....................15 1.2.1 Cuộc đời ............................................................................................15 1.2.2 Sự nghiệp văn chƣơng .......................................................................18 1.2.3 Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về thơ ngôn chí .......................19 1.3 Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng của Phùng Khắc Khoan ......................20 1.3.1 Cuộc đời ............................................................................................20 1.3.2 Sự nghiệp văn chƣơng .......................................................................23 1.3.3 Quan niệm của Phùng Khắc Khoan về thơ ngôn chí .........................24 Tiểu kết ............................................................................................................26 CHƢƠNG 2: THƠ NGÔN CHÍ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 2.1 Nội dung chính trong thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm ....................28 2.1.1 Chí ở hành đạo ...................................................................................28 2.1.2 Chí ở đạo đức .....................................................................................44 2.1.3 Chí ở nhàn dật ....................................................................................61 2.2 Nghệ thuật biểu đạt trong thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm ..............76 Tiểu kết ............................................................................................................85 CHƢƠNG 3: THƠ NGÔN CHÍ CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN 3.1 Nội dung chính trong thơ ngôn chí của Phùng Khắc Khoan ......................88 3.1.1 Chí nam nhi ........................................................................................88 3.1.2 Chí trƣợng phu ...................................................................................96 3.1.3 Chí bình sinh ....................................................................................113 3.2 Nghệ thuật biểu đạt trong thơ ngôn chí của Phùng Khắc Khoan ..............125 Tiểu kết ..........................................................................................................136 CHƢƠNG 4: SO SÁNH THƠ NGÔN CHÍ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ PHÙNG KHẮC KHOAN 4.1 Những điểm tƣơng đồng ..........................................................................139 4.2 Những điểm dị biệt ..................................................................................152 Tiểu kết ..........................................................................................................158 KẾT LUẬN ........................................................................................................159 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................163 1 DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan là hai tác gia lớn, là hai đại thụ tỏa bóng mát trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XVI. Hai ông không chỉ đƣợc vinh danh bởi tài văn chƣơng mà còn có sự đóng góp về chính trị trong buổi đất nƣớc đầy biến động. Cả hai ông đều đƣợc tôn vinh là Trạng: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, sử gia Phan Huy Chú đã viết trong Lịch triều hiến chƣơng loại chí nhƣ sau: “Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”. Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật lỗi lạc ở Việt Nam vào thế kỷ XVI, thời nhà Mạc, ông không những đã có những đóng góp quý báu cho lịch sử văn hóa, văn học dân tộc bằng một sự nghiệp văn chƣơng to lớn, đầy ắp tƣ tƣởng cao thâm và tình cảm sâu sắc mà còn là một tấm gƣơng sáng ngàn đời về phẩm chất thanh cao của một bậc hiền triết cho hậu thế noi theo. Phùng Khắc Khoan cũng là một nhân vật nổi tiếng, một bậc công thần đầu thời Lê trung hƣng. Ông đƣợc hậu thế tôn vinh là nhà thơ, nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà ngoại giao lớn của dân tộc. Cả hai ông đều làm thơ ngôn chí, nói về đạo lý, lý tƣởng của mình. Sự tƣơng đồng và dị biệt trong thơ ngôn chí của hai ông đã giúp cho hậu thế có cái nhìn toàn diện hơn và là nền tảng để rèn thêm về nhân cách, đạo đức cho mình. Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở các cấp học từ trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học ngành Ngữ văn. Bản thân tôi là một giáo viên trung học phổ thông nên việc nghiên cứu đề tài này đã giúp cho tôi hiểu sâu hơn về cuộc đời và thơ văn của hai danh nhân văn hóa này. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2 2.1 TỔNG THUẬT QUAN NIỆM VỀ THƠ NGÔN CHÍ 2.1.1 Quan niệm “thi ngôn chí” Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Các quan niệm về văn học nhƣ “thi ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”,v.v.. xuất hiện từ rất sớm và chi phối đến các thế hệ nhà nho Trung Quốc lúc bấy giờ. Ở Trung Quốc, từ thời Đông Chu, quan niệm “thi ngôn chí” đƣợc nói đến đầu tiên trong sách Kim văn Thƣợng Thƣ, chƣơng Nghiêu điển. Ngoài ra, quan niệm về “thi ngôn chí” còn đƣợc nhắc đến ở nhiều sách khác nhau nhƣ trong sách Tả truyện, sách Tuân Tử, Thi đại tự. Nền văn hóa đồ sộ hàng ngàn năm của Trung Quốc nói chung cũng nhƣ tƣ tƣởng về văn học, nghệ thuật nói riêng đã từng bƣớc du nhập vào đất nƣớc ta. Quá trình tiếp thu này là một quá trình rất lâu dài, nó tùy thuộc vào nhu cầu và trình độ tiếp thu, biến đổi của nền văn học trong nƣớc. Từ thực tiễn sáng tác, tƣ tƣởng văn học Việt Nam đã đƣợc hình thành. Có nhiều quan niệm văn học tƣơng đối giống nhau giữa các tác gia Việt Nam và Trung Quốc mà chúng ta dễ dàng nhận thấy trong quá trình nghiên cứu. Điều đó không hoàn toàn phủ nhận là kết quả của sự tiếp thu nhƣ đã nói ở trên, nhƣng mặt khác cũng có thể là do học tập cùng một nguồn tƣ tƣởng triết học và tôn giáo. Tƣ tƣởng điển hình có thể đƣợc nhắc đến là tƣ tƣởng Nho giáo. Từ nhiều nguồn tƣ liệu, chúng ta sẽ nhận thấy rằng tƣ tƣởng Nho giáo đã chi phối rất nhiều tƣ tƣởng văn học của giai đoạn văn học trung đại. Văn học trung đại Việt Nam mang nhiều quan niệm điển hình gắn liền với Nho giáo. Biểu hiện rõ nhất là Nho giáo xem văn học là phƣơng tiện để thể hiện “chí”. Quan niệm “thi ngôn chí” có mặt ở nƣớc ta từ rất sớm và đã đƣợc các tác gia nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm của mình. Quan niệm “thi ngôn chí” là một trong những quan niệm đƣợc tiếp thu rất sớm ở Việt Nam. Đầu tiên là Phan Phu Tiên nhắc đến trong bài tựa sách Việt âm thi 3 tập. Về sau quan niệm này chúng ta thấy xuất hiện ở Nguyễn Trãi. Ông có cả chùm thơ Ngôn chí. Thế kỉ XVI, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng làm thơ nói chí. Điều đó thể hiện trong hai tập thơ tiêu biểu của ông Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Về sau, học trò của ông là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan cũng theo gƣơng ngƣời thầy học làm thơ nói chí. Phùng Khắc Khoan có cả tập thơ chữ Hán Ngôn chí thi tập để thể hiện chí nguyện của mình. 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu quan niệm “thi ngôn chí” ở Việt Nam Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về quan niệm “thi ngôn chí” đáng kể nhất là những công trình tiêu biểu sau: Phƣơng Lựu đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này và đã thể hiện trong các bài viết, các công trình nghiên cứu của mình (bài viết trên tạp chí Văn học và 3 công trình chuyên khảo của ông). Trần Nghĩa cũng có các bài viết trên tạp chí Văn học, tạp chí Hán Nôm nói về quan niệm “thi ngôn chí” ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Ý thức Văn học cổ trung đại Việt Nam của Lê Giang, Sự phát triển tƣ tƣơng thi học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX của Nguyễn Thanh Tùng đã trình bày về nguồn gốc của quan niệm “thi ngôn chí” và sự phát triển của quan niệm này ở Việt Nam. 2.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NGUYỄN BỈNH KHIÊM Vấn đề về tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm của ông đã trở thành mối lƣu tâm của nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều thập niên trƣớc. Bằng chứng là đã có nhiều công trình lớn về Nguyễn Bỉnh Khiêm mang ý nghĩa khoa học đƣợc công bố mà bƣớc đầu chúng tôi đã tiếp cận nhƣ: - Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà tƣ tƣởng, nhà văn hóa, nhà thơ lỗi lạc, một nhân cách lớn của thế kỉ và trong lịch sử trung đại Việt Nam, chính vì thế mà sử sách ngày xƣa đã ngợi ca nhiều về hành trạng sự nghiệp của ông, tƣ tƣởng và thơ 4 văn của ông, chẳng hạn nhƣ trong Đại Việt sử kí toàn thƣ của Quốc Sử quán thời Lê trung hƣng; các tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Toàn Việt thi lục, thiên Nghệ văn chí trong Đại Việt thông sử của Lê Quí Đôn; Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích; mục Nhân vật chí và Văn tịch chí trong bộ Lịch triều hiến chƣơng loại chí của Phan Huy Chú; Khâm định Việt sử thông giám cƣơng mục của Sử quán triều Nguyễn v.v. - Dƣơng Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (viết xong 1941), Đông Pháp xuất bản, HN. 1943,bên cạnh chép tiểu truyện Nguyễn Nguyễn Khiêm, còn có giới thiệu thơ chữ Hán của ông “có một ngàn bài thơ vịnh phong cảnh thiên nhiên và tính tính của tác giả; lời văn bình đạm, rõ ra một bậc nhàn tản, thanh cao” (tr.240), còn về thơ chữ Nôm của ông, Dƣơng Quảng Hàm nhận xét “Lời thơ bình đạm mà có ý vị : những bài vịnh cảnh nhàn thì phóng khoáng, thanh cao, rõ ra phẩm cách một bậc quân tử đã thoát vòng danh lợi mà biết thƣởng thức cảnh vật thiên nhiên; còn tròng những bài răn đời thì có giọng trào phúng nhẹ nhàng kín đáo, rõ ra một bậc triết nhân đã từng trải việc đời” (tr.281) - Nhóm Lê Quý Đôn với các tác giả Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý, Trƣơng Chính, Lê Thƣớc, Lƣợc thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, NXB. Xây dựng, HN,1957. Phần về Nguyễn Bỉnh Khiêm do Lê Trí Viễn viết. Bộ văn học sử này đã giới thiệu về tiểu sử tác giả, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập. - Bùi Văn Nguyên (chủ biên) trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 (thế kỉ X – giữa thế kỉ XVIII), tại phần giai đoạn III (Văn học viết thế kỉ XVI, XVII và nửa đầu thế kỉ XVIII), chƣơng II viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) từ tr 227 – tr 241. Chƣơng này đƣợc tác giả chia làm 3 mục: I. Thân thế Nguyễn Bỉnh Khiêm; II. Nội dung tƣ tƣởng thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; III.Nghệ thuật thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuối cùng là Kết luận. Chƣơng viết nhận xét về tƣ tƣởng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là ông chịu ảnh hƣởng của cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Về nội dung, thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa ca tụng cuộc sống nhàn tản thoát tục, vừa tố cáo hiện thực thối nát của xã hội phong kiến và phê phán sự suy đồi đạo đức trong 5 xã hội. Về nghệ thuật, Nguyễn Bỉnh Khiêm thƣờng dùng lối thơ triết học, cô đọng hàm súc, bên cạnh đó văn phong của ông còn bình dị, gần gũi với nhân dân, và kết hợp với các biện pháp tu từ, bút pháp tả cảnh đã tạo nên sức hấp dẫn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên, tập I. Văn học lịch triều: Hán văn, thiên thứ 2, chƣơng 2. Thi văn, mục VII có trích một bài thơ dẫn chứng cho tiếng thơ trong loạn thế nhiễu nhƣơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm (tập 1, tr. 164). Tập II. Văn học lịch triều: Việt văn, tại thiên thứ 2, chƣơng 1, tác giả đã dành nhiều trang để viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông : Cuộc đời Trạng Trình, Nhà thơ đạo lí, Tâm sự xuất xử, Nghệ thuật (tr. 150 – tr. 167). - Đinh Gia Khánh (chủ biên) – Bùi Duy Tân – Mai Cao Chƣơng Văn học Việt Nam từ thế X đến giữa thế kỉ XVIII, 2 tập, NXB. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN, 1978, 1979. Tại mục III. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) và “tấm lòng tiên ƣu đến giả chƣa thôi” (tr. 101 – tr. 169), mục này do Bùi Duy Tân viết, tác giả đã giới thiệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp, tƣ tƣởng, nội dung thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là tác gia tiêu biểu của một giai đoạn văn học. Cụ thể là: + Quan niệm về chữ “nhàn” và quan niệm “xuất xử” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. + Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng tinh thông triết học, ông là nhà thơ triết lí. + Lòng ƣu thời mẫn thế trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là tiếng thơ lo lắng cho vận mệnh đất nƣớc, nhân dân, và một mực phê phán chiến tranh. + Nhà thơ tiêu biểu cho xu hƣớng đạo lí, đạo lí trở thành một trong những nội dung chủ yếu trong tác phẩm của ông. + Thơ văn phản ánh cảnh vật, cuộc sống và con ngƣời nơi thôn dã. + Phong cách nghệ thuật thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Bùi Văn Nguyên trong 3 công trình viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm: một là, Nguyễn Bỉnh Khiêm truyện danh nhân, do NXB. Hải Phòng, 1986 với; hai là, Văn chƣơng Nguyễn Bỉnh Khiêm, NXB. Hải Phòng, 1988; ba là, Thơ văn Nguyễn Bỉnh 6 Khiêm, tập 1, NXB. GD, HN, 1989, đã tái hiện lại cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm, giới thiệu về giá trị nội dung,tƣ tƣởng, và nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm v.v..., trích dẫn một số văn bản thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Bùi Duy Tân (chủ biên), Tổng văn học Việt Nam, tập 6 (thế kỉ XVI), NXB. Khoa học Xã hội, HN, 1997, ở bài Khải luận giới thiệu chung về văn học thế kỉ XVI, phần Diện mạo văn học, Bùi Duy Tân quan tâm đến giá trị nội dung phê phán xã hội phong kiến, ca ngợi lối sống nhàn tản trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn trong phần tuyển thơ văn (tr. 390 – tr. 626) ngƣời biên soạn giới thiệu về thân thế và sự nghiệp cùng tác phẩm của ông, trƣớc khi tuyển thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm vào Tổng tập này. - Trần Thị Băng Thanh (chủ biên), Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 4 (thế kỉ XV – thế kỉ XVII), NXB. KHXH, HN, 2004, trong Lời dẫn ở đầu sách, ở mục B Thực tiễn sáng tác văn học, tiểu mục IV văn học thời Mạc và đầu thời Lê trung hƣng có nhắc đến thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm với cảm hứng nhàn tản, cảm hứng phê phán hiện thực, phê phán chiến tranh, với sự cách tân thể loại thơ Nôm v.v... Còn ở phần tuyển thơ văn, mục giới thiệu tác giả, ngƣời biên soạn đã có nhận định xác đáng về thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam, 2 tập, ĐHSPHN, 2006, 2007. Phần viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc mục 3. Tác giả tác phẩm tiêu biểu của chƣơng 3 Văn học thế kỉ XV – XVII (tr. 166 – tr. 184) ở tập 2, do Lã Nhâm Thìn viết, với các nội dung sau : Thân thế, sự nghiệp (Thời đại, gia đình, cuộc đời) : từng trải, thanh cao, nặng mối tiên ƣu; Sự nghiệp văn học : Khái quát, Giới thiệu tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập : Chủ đề triết lí, giáo huấn; Con ngƣời Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân quốc ngữ thi tập : lòng ƣu ái, tâm hồn thi sĩ, Nghệ thuật Bạch Vân quốc ngữ thi tập : kết hợp triết lí và trữ tình, kết hợp uyên bác và bình dị; Kết luận. - Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam, NXB. GD, chi nhánh TP HCM, 2008, chƣơng 5, Nguyễn Bỉnh Khiêm (tr. 100 – tr. 113) với các nội dung : Tác giả; Nội dung thơ văn : Tác phẩm, Nội dung : Lòng lo đời thƣơng dân, 7 Chí hƣớng nhàn ẩn, Tính chất triết lí và đạo lí; Nghệ thuật với ngôn ngữ điêu luyện, có màu sắc giản dị, diễn đạt mộc mạc mà vẫn nhuần nhụy, vận dụng thành ngữ, tục ngữ của nhân dân, phong cách thơ nặng về suy tƣ, triết lí. Cuối cùng là phần Kết luận. - Tại Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ ba tổ chức ở Hà Nội từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2008, ở Tiểu ban 12 Văn học Nghệ thuật, Nguyễn Công Lý có viết tham luận Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nguyễn Dữ và Phùng Khắc Khoan, tham luận đã chứng minh rồi khẳng định rằng: Giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan chỉ có mối quan hệ thầy – trò, chứ không có mối quan hệ anh – em ruột rà cùng mẹ khác cha nhƣ trong lời truyền dân gian và các sách xƣa nay đã chép. Đồng thời bài viết đã phủ nhận ý kiến trƣớc đây cho rằng Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tham gia phủ chính Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Còn trong bài “Bậc sƣ biểu bên bờ Tuyết Giang” (2011) đã khẳng định Nguyễn Bỉnh Khiêm “không chỉ là một danh nhân văn hóa lỗi lạc, một nhà thơ lớn, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri đại tài, mà còn là một nhà giáo vĩ đại, một bậc sƣ biểu đƣợc ngƣời đời tôn vinh, ngƣỡng mộ.” 2.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ PHÙNG KHẮC KHOAN Phùng Khắc Khoan là một nhân vật nổi tiếng, một bậc công thần đầu thời Lê trung hƣng, đồng thời là một tác gia văn học lớn của thế kỉ XVI, vì thế mà đã có nhiều tài liệu và công trình viết về ông: - Dƣơng Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (viết xong 1941), Đông Pháp xuất bản, HN, 1943, tại Thiên thứ tƣ: Thời kì Nam Bắc phân tranh, chƣơng thứ chín : Hán văn trong thời kì Lê trung hƣng, mục 1 các thi gia, văn gia và sử gia, có chép tiểu truyện và liệt kê vài tập thơ của Phùng Khắc Khoan (tr 284). - Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, NXB. GD, HN, 1961. Không có chƣơng mục riêng viết về Phùng Khắc Khoan mà chỉ giới thiệu về tác giả này trong phần viết về các xu hƣớng văn học trong mục II. Tình hình văn học của chƣơng I. Văn học Viết từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII (giai đoạn III), ở đây, Bùi Văn Nguyên đã xếp thơ văn Phùng Khắc Khoan thuộc xu 8 hƣớng tố cáo xã hội thể hiện ở khía cạnh ca tụng tiết tháo, ca tụng nhàn tản, ca tụng tình yêu tự do. Theo Bùi Văn Nguyên, thơ Phùng Khắc Khoan là thơ ngôn chí đạo lý, có ý thức lấy văn chƣơng để phục vụ lí tƣởng. Qua đó ông khẳng định Phùng Khắc Khoan là một ngôi sao sáng của thế kỉ XVI (tr 209 – 212). - Đinh Gia Khánh (chủ biên) – Bùi Duy Tân – Mai Cao Chƣơng Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, 2 tập, NXB. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN, 1978, 1979. Tại mục IV Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613), một nhân cách “không chịu nổi chìm theo thế nhân” với dung lƣợng 34 trang (tr 170 – tr 203), Bùi Duy Tân khẳng định Phùng Khắc Khoan quan tâm nhiều đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân địa phƣơng xứ Đoài. Viết về thơ văn của Phùng Khắc Khoan, thì Bùi Duy Tân đã dành nhiều trang giới thiệu về Ngôn chí thi tập và Mai Lĩnh sứ Hoa thi tập, Huấn đồng thi tập Đa thức tập của ông. - Bùi Duy Tân và Tạ Ngọc Liễn, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Ty Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình xuất bản, 1979. Công trình này viết về cuộc đời, hành trạng, sự nghiệp và thơ văn của Phùng Khắc Khoan. - Bùi Duy Tân (chủ biên), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 6 (thế kỉ XVI), NXB. Khoa học Xã hội, HN, 1997, ở bài Khải luật giới thiệu chung về văn học thế kỉ XVI, ở phần Diện mạo văn học, Bùi Duy Tân có nhắc nhiều về Phùng Khắc Khoan và các phẩm thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm của ông (tr 20). Ở phần viết về tính chất văn học, khi nói về thơ sứ trình thời Lê trung hƣng, ngƣời viết cũng có đề cập đến Phùng Khắc Khoan với tập thơ Mai Lĩnh sứ Hoa thi (tr 32). Ở phần tuyển thơ văn, Bùi Duy Tân đã có nhiều nhận định về sự nghiệp văn chƣơng và qua đó khẳng định nhân cách sáng ngời của Phùng Khắc Khoan trong lòng dân tộc. - Trần Thị Băng Thanh (chủ biên), Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 4 (thế kỉ XV – thế kỉ XVII), NXB. KHXH, HN, 2004, trong Lời dẫn ở đầu sách, ở mục B Thực tiễn sáng tác văn học, tiểu mục IV văn học thời Mạc và đầu thời Lê trung hƣng có nhắc đến Phùng Khắc Khoan và trích thơ để dẫn chứng cho thái độ phê phán chiến tranh phong kiến và tình cảm của ông đối với nhân dân (tr 48). Còn trong phần tuyển thơ văn, ở mục giới thiệu về tác giả, ngƣời biên soạn có nhận định 9 về Phùng Khắc Khoan nhƣ sau “Phùng Khắc Khoan là một ngƣời có kiến thức uyên bác, một trong những đỉnh cao của trí tuệ dân tộc ở thế kỉ XVI. Ông để lại một khối lƣợng khá lớn tác phẩm văn học, đa dạng về thể loại” (tr 974). - Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên), Từ điển văn học bộ mới, NXB. Thế Giới, HN, 2004, có mục từ viết về Phùng Khắc Khoan và tác phẩm của ông (tr. 1431 – 1432), Lâm tuyền vãn (tr. 812) đều do Bùi Duy Tân viết. - Trần Lê Sáng, Phùng Khắc Khoan cuộc đời – thơ văn (viết xong 1984), NXB. Văn hóa Thông tin, HN, 2005. Công trình dày 307 trang, gồm 7 chƣơng. Chƣơng 1 viết về thời thế, chƣơng 2 viết về những ngày sống trên đất nhà Mạc, chƣơng 3 viết về sự nghiệp giúp nhà Lê trung hƣng ở Thanh Hóa, chƣơng 4 viết về thời kì ở Thăng Long và lúc về hƣu ở quê nhà xứ Đoài, chƣơng 5 viết về sự nghiệp thơ văn, chƣơng 6 trích tuyển thơ của 6 tập thơ và công bố một số bài văn xuôi của Phùng Khắc Khoan mà ngƣời viết mới sƣu tầm đƣợc, chƣơng 7 chép lại một số truyền thuyết về Phùng Khắc Khoan. Có thể nói đây là công trình đầy tâm huyết của Trần Lê Sáng về tác giả Phùng Khắc Khoan. - Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, NXB. GD chi nhánh Tp.HCM, 2008, trong chƣơng 3. Văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, trong mục II. Tình hình văn học, tiểu mục 3 và tiểu mục 4, khi viết về cảm hứng hiện thực và ƣu thời mẫn thế, tƣ tƣởng yêu nƣớc và tự hào dân tộc với nội dung mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và thời đại thì ngƣời viết có dẫn thơ văn của Phùng Khắc Khoan để chứng minh cho 2 nội dung cảm hứng trên. - Ngoài ra còn nhiều bài viết đƣợc đăng tải trên các nguồn khác đã gợi mở ra nhiều hƣớng tiếp cận mới của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đáng để chúng ta suy gẫm. Trên đây là sự ghi nhận sơ lƣợc lại những công trình tiêu biểu về hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan. Từ lịch sử nghiên cứu nói trên, chúng tôi khẳng định rằng: cả Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đều bày tỏ ý 10 chí, lý tƣởng của mình qua những tinh phẩm thơ ca ƣu tú, nhƣng đó là hai cái chí khác nhau. Cái chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm là chí ẩn dật, còn cái chí của Phùng Khắc Khoan là chí hành đạo. Vấn đề này từ trƣớc trong các công trình, các nhà nghiên cứu đã nhắc đến nhƣng chƣa có ai đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu theo hƣớng so sánh giữa hai tác giả. Hiểu đƣợc tính cấp thiết ấy nên chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề: THƠ NGÔN CHÍ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ PHÙNG KHẮC KHOAN làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do số lƣợng tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan rất phong phú, ở đây trong phạm vi của đề tài, luận văn chỉ giới thiệu khảo sát thơ ngôn chí của hai tác giả. Văn bản thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan chúng tôi dựa vào bản Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm do Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Hồ Nhƣ Sơn biên soạn, giới thiệu, NXB. Văn học, 1983; Phùng Khắc Khoan cuộc đời và thơ văn, NXB. Văn hóa- Thông tin, Hà Nội tái bản, 2005; Tổng tập văn học Việt Nam, tập 6, tập 7 do Bùi Duy Tân chủ biên. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề tài trên chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phƣơng pháp so sánh loại hình: trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng phƣơng pháp này để tiến hành so sánh thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: đây là phƣơng pháp quan trọng và rất cần thiết đối với bất cứ công trình nghiên cứu về văn chƣơng nào. Phƣơng pháp này sẽ giúp ích cho ngƣời viết có điều kiện khảo sát văn bản và tổng hợp thành một số vấn đề có ý nghĩa phục vụ cho việc giải quyết sáng tỏ đề tài khoa học này. 11 - Phƣơng pháp hệ thống: phƣơng pháp này sẽ giúp cho ngƣời nghiên cứu có cái nhìn tổng quan đối với vấn đề cần nghiên cứu. Trên cơ sở đó, ngƣời viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu những nội dung ý chí, đạo lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan qua những vần thơ ngôn chí đặc sắc để trên cơ sở đó đƣa ra những kết luận khoa học có tính thuyết phục hơn. - Phƣơng pháp thống kê phân loại: Bằng phƣơng pháp này, chúng tôi đọc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan để thống kê, phân loại thơ ngôn chí của hai ông, phục vụ cho mục đích của đề tài luận văn đề ra. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Luận văn đã tìm hiểu thơ ngôn chí của hai tác giả lớn trong Văn học Việt Nam thế kỷ XVI một cách có hệ thống và đầy đủ về nguồn cảm hứng, về đặc trƣng nghệ thuật của loại thơ này của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan. Hy vọng kết quả của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam cùng những ai quan tâm. Luận văn sẽ ít nhiều góp phần phục vụ cho giáo viên môn Ngữ văn của trƣờng THCS, THPT khi giảng về thơ của hai tác giả này. 6. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu 11 trang (từ trang 1 đến trang 11), Kết luận 4 trang (từ trang 159 đến trang 162) và Tài liệu tham khảo 6 trang (từ trang 163 đến trang 168), trọng tâm luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1 là chƣơng nêu giới thiệu về thơ ngôn chí, cuộc đời, sự nghiệp văn chƣơng cùng quan niệm về thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan gồm 15 trang (từ trang 13 đến trang 27). Chƣơng 2 là chƣơng tìm hiểu về nội dung chính và nghệ thuật biểu đạt trong thơ ngôn chí của tác giả Nguyễn Bỉnh Kkhiêm gồm 60 trang (từ trang 28 đến trang 87). 12 Chƣơng 3 là chƣơng tìm hiểu về nội dung chính và nghệ thuật biểu đạt trong thơ ngôn chí của tác giả Phùng Khắc Khoan gồm 50 trang (từ trang 88 đến trang 138). Chƣơng 4 là chƣơng so sánh về thơ ngôn chí của hai tác giả này gồm 19 trang (từ trang 139 đến trang 158). 13 CHƢƠNG 1 QUAN NIỆM THƠ NGÔN CHÍ & TÁC GIA NGUYỄN BỈNH KHIÊM – PHÙNG KHẮC KHOAN 1.1 QUAN NIỆM VỀ THƠ NGÔN CHÍ Quan niệm “thi ngôn chí” có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một trong những quan niệm phổ biến của Nho giáo. Nho giáo tin vào khả năng của văn học là có thể dùng để giáo hóa con ngƣời, để khuyên răn hƣớng thiện và dùng để tu dƣỡng bản thân. Nho giáo còn cho rằng ngôn ngữ có thể biểu hiện đƣợc tình cảm và nhận thức của con ngƣời. Chữ “chí” xuất hiện rất sớm vào đời Chu ở Trung Quốc. “Chí” có thể hiểu là ý niệm, ý hƣớng, là điều mong muốn, ấp ủ trong lòng của con ngƣời. Cách viết của chữ “chí” là sự kết hợp của chữ “sĩ” ở trên và chữ “tâm” ở dƣới, cho nên có thể hiểu nghĩa của chữ “chí” là tâm của kẻ sĩ. “Chí” bắt nguồn từ “tâm”. “Chí” và “tâm” luôn thống nhất với nhau. Có thể nói văn học là phƣơng tiện để thể hiện “tâm”, “chí”, “đạo” của ngƣời quân tử. “Chí” luôn phải hƣớng về “đạo” và “tâm” là nơi đặt để của “chí”. Cho nên, qua thơ ca chúng ta sẽ hiểu đƣợc tâm tƣ, tình cảm và nỗi lòng của nhà thơ. Mệnh đề “thi ngôn chí” đƣợc nói đến đầu tiên trong sách Kim văn Thƣợng Thƣ, chƣơng Nghiêu điển: “Thi ngôn chí, ca vĩnh ngôn, thanh y vĩnh, luật hòa thanh” (Thơ là để nói chí, ca là để lƣu giữ, thanh theo sự lƣu giữ đó mà luật phải hòa với thanh). Ngoài ra, quan niệm về “thi ngôn chí” còn đƣợc nhắc đến ở nhiều sách khác nhau. Trong Tả truyện, Triệu Văn Tử nói với Thú Hƣớng rằng: “Thi dĩ ngôn chí” (Thơ để nói chí). (Tƣơng Công nhị thập thất niên) Trang Tử cũng đề cập: “Thi dĩ đạo chí”. (Thiên hạ thiên) Hay sách Tuân Tử cũng nói tƣơng tự: “Thi ngôn thị kỳ chí dã” (Kinh thi, đó là chí của ngƣời viết). (Nho hiệu thiên) 14 Nhắc đến quan niệm này một cách hoàn chỉnh nhất có thể kể đến trong Thi đại tự: “Thi giả, chí chi sở chi dã. Tại tâm vi chí, phát ngôn vi thi. Tình động ƣ trung nhi hình ƣ ngôn. Ngôn chi bất túc, cố ta thán chi. Ta thán chi bất túc, cố vịnh ca chi. Vịnh ca chi bất túc, bất tri thủ chi vũ chi, túc chi đạo chi dã.” (Thơ là nơi thể hiện chí. Ở trong lòng là chí, phát ra lời thơ. Tình động ở trong mà thành hình ra lời. Lời nói không đủ nên phải than thở. Than thở không đủ cho nên phải ca ngâm. Ca ngâm mà vẫn không đủ thì bất giác tay múa chân giậm.) Đến đời Tống, Nho giáo đề cao quan niệm “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí”. Nho giáo du nhập vào nƣớc ta từ thời Bắc thuộc nhƣng chƣa đƣợc phát triển mạnh mẽ. Đến cuối đời Trần, Nho giáo thể hiện sự ảnh hƣởng rất lớn của mình đối với xã hội. Các quan niệm về văn học của Nho giáo cũng bắt đầu ăn sâu vào tƣ tƣởng của tầng lớp tri thức Việt Nam lúc bấy giờ. Đầu đời Lê sơ, Phan Phu Tiên đã nhắc đến quan niệm này trong bài tựa cho quyển Việt âm thi tập viết năm 1433 rằng: “Tâm hữu sở chi, tất hình ƣ ngôn, cố thi dĩ ngôn chí dã” (Trong lòng có việc gì thì tất sẽ biểu lộ ra thành nói, cho nên nói: Thơ để nói lên chí của mình.) Quan niệm “thi ngôn chí” cũng đƣợc tìm thấy trong thơ của Nguyễn Trãi. Tuy Nguyễn Trãi không phát triển thành hệ thống lý luận nhƣng ông có cả chùm thơ Ngôn chí rất đặc sắc thể hiện rất rõ tâm tƣ, tình cảm của mình. Cũng đồng quan điểm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan trong bài tựa cho tập thơ của mình cũng nhắc đến quan niệm “thi ngôn chí” rất rõ ràng: “Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là để nói chí. Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia đình, lớn lên bƣớc vào giới sĩ phu, về già chỉ

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net