Tinh thần hậu hiện đại trong tiểu thuyết của paul auster (trường hợp tác phẩm moon palace và man in the dark)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tinh thần hậu hiện đại trong tiểu thuyết của paul auster (trường hợp tác phẩm moon palace và man in the dark)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ MẾN TINH THẦN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PAUL AUSTER (TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM MOON PALACE VÀ MAN IN THE DARK) Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 66.22.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ MẾN TINH THẦN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PAUL AUSTER (TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM MOON PALACE VÀ MAN IN THE DARK) Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 66.22.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 0 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đào Ngọc Chương đã tận tình hướng dẫn, góp ý, sửa chữa những thiếu sót của tôi khi làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã trao cho tôi tri thức trong những năm học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Phòng Sau Đại học đã hỗ trợ trong thời gian tôi học Cao học tại trường. Cuối cùng, tôi xin tri ân gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, động viên, khuyến khích tôi. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 7 năm 2014 Nguyễn Thị Mến 1 MỤC LỤC DẪN NHẬP ............................................................................................................. 2 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................12 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..........................................................................12 6. Kết cấu luận văn ...............................................................................................13 CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI CỦA PAUL AUSTER .................14 1.1. Nhận diện tiểu thuyết hậu hiện đại.................................................................14 1.1.1. Tinh thần hậu hiện đại ............................................................................14 1.1.2. Tiểu thuyết hậu hiện đại ..........................................................................26 1.2. Nhận diện tiểu thuyết hậu hiện đại của Paul Auster .......................................32 1.2.1. Những ghi chú về tiểu thuyết hậu hiện đại của Paul Auster .....................35 1.2.2. Về Moon Palace và Man in the Dark .......................................................50 CHƯƠNG 2. TINH THẦN CỦA PAUL AUSTER ĐỐI VỚI HIỆN THỰC............56 2.1. Mờ hóa ranh giới hiện thực – hư cấu .............................................................56 2.1.1. Hiện thực giả lập .....................................................................................57 2.1.2. Hiện thực song hành ...............................................................................62 2.1.3. Hiện thực tái lập .....................................................................................66 2.2. Hành trình truy tìm bản thể............................................................................70 2.2.1. Mối quan hệ cha – con ............................................................................72 2.2.2. Gia đình và hình ảnh người phụ nữ .........................................................76 2.2.3. Bản ngã song trùng .................................................................................81 2.3. Cuộc chuyển hóa thế giới bên trong – bên ngoài............................................85 2.3.1. Sự thống nhất bản thể và trạng thái “ở-giữa” .........................................85 2.3.2. Cuộc chuyển hóa của ba thế hệ trong Moon Palace ................................89 2.3.3. Cuộc chuyển hóa của ba thế hệ trong Man in the Dark ...........................94 CHƯƠNG 3. TINH THẦN CỦA PAUL AUSTER ĐỐI VỚI ĐỘC GIẢ............... 100 3.1. Mối quan hệ tác giả - độc giả.......................................................................100 3.1.1. Ai mới là chủ thể của văn bản? ............................................................. 100 3.1.2. Nhân vật tác giả .................................................................................... 102 3.1.3. Cuộc hoán chuyển tác giả - nhân vật - độc giả ......................................107 3.2. Sáng tạo nghệ thuật - một chủ đề chung của tác giả, nhân vật, độc giả......... 111 3.2.1. Vai trò của ngôn ngữ............................................................................. 112 3.2.2. Nhân vật nghệ sĩ.................................................................................... 117 3.2.3. Không gian sáng tạo ............................................................................. 121 3.3. Tiểu thuyết của Paul Auster như một liên văn bản .......................................124 3.3.1. Những dẫn chiếu trong tác phẩm của Paul Auster.................................125 3.3.2. Đọc tiểu thuyết Paul Auster trong tính hệ thống ....................................129 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 135 2 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Paul Auster (1947 - ) là một trong những cái tên nổi bật của văn chương đương đại Mỹ. Với 17 tiểu thuyết đã xuất bản, ông thường được các nhà phê bình xếp vào danh sách những nhà văn hậu hiện đại có tầm ảnh hưởng nhất hiện nay. Khởi đầu, Paul Auster nổi tiếng với bộ ba tiểu thuyết giả-trinh thám (phản-trinh thám) The New York Trilogy (Bộ ba tác phẩm về thành phố New York, 1987). Những tác phẩm xuất sắc tiếp theo của Paul Auster là Moon Palace (Cung điện trăng, 1989), In the Country of Last Things (Trong xứ sở của những điều cuối cùng, 1987), The Music of Chance (Nhạc đời may rủi, 1990), The Book of Illusions (Sách của những ảo tưởng, 2002), The Brooklyn Follies (Những chuyện điên rồ ở Brooklyn, 2005), Man in the Dark (Người trong bóng tối, 2008), Travels in the Scriptorium (Những cuộc du hành trong phòng văn, 2008)…, quyển mới nhất là Sunset Park (Công viên hoàng hôn, 2010) 1. Các tiểu thuyết của ông thống nhất trong chủ đề và phong cách, định hình Paul Auster như một tác giả hậu hiện đại trăn trở đi tìm câu trả lời cho nghi vấn bản thể và nghi vấn sáng tạo. Ngoài sáng tác tiểu thuyết, Paul Auster còn làm thơ, viết kịch bản phim, phê bình văn học..., nhưng lĩnh vực tiểu thuyết thành công hơn cả. Tiểu thuyết của ông đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ, và nhận được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Giải Văn học Prince Asturia 2006. Những năm gần đây, Paul Auster dần được giới thiệu với độc giả Việt Nam, qua 5 bản dịch tiểu thuyết và hồi ký: Trần trụi với văn chương (Trịnh Lữ dịch The New York Trilogy, 2007), Nhạc đời may rủi (Trịnh Lữ dịch Music of the Chance, 2007), Người trong bóng tối (Trịnh Lữ dịch Man in the Dark, 2008) Moon Palace (Cao Việt Dũng dịch Moon Palace, 2009), và hồi ký Khởi sinh của cô độc (Phương Huyên dịch The Invention of Solitude, 2013). Như vậy, trong vòng gần 6 năm, chúng ta đã giới thiệu 6 tiểu thuyết và 1 hồi ký của Paul Auster. Vẫn còn hơn chục tác phẩm của nhà văn cần và sẽ được dịch trong tương lai. Paul Auster là đại diện xuất sắc của văn học hậu hiện đại Mỹ. Hậu hiện đại là dòng chảy lớn, từng là dòng chủ lưu của văn học thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Văn học hậu hiện đại không đơn thuần là cuộc cách mạng về kỹ thuật viết, mà chính là cuộc chuyển biến lớn về tinh thần văn chương, giải thoát văn học khỏi những trói buộc, và tạo ra những vấn đề mới cho sự vận động của chính nó. Từ nhiều năm nay, văn học hậu hiện đại, cả ở bình diện lý thuyết và sáng tác, đã được giới thiệu ở Việt Nam, tạo hứng thú và đồng cảm cho độc giả cũng như giới phê bình, sáng tác. 1 Trong luận văn này, sau khi đã một lần dịch nhan đề sang tiếng Việt, chúng tôi xin sử dụng tên nguyên tác của Paul Auster. Danh mục đầy đủ các tiểu thuyết của Paul Auster, xin xem phụ lục 1. 3 Chúng ta vẫn đang nỗ lực giới thiệu nhiều hơn những thành tựu của văn chương hậu hiện đại, với mong muốn đưa tiếp nhận văn học ở Việt Nam chạm hơi thở đương đại thế giới, và học hỏi được ở chừng mực nào đó kỹ thuật viết, tinh thần viết từ đó. Chúng tôi chọn Paul Auster vì ông là tác gia nổi bật, đặc sắc, được công nhận trong văn học hậu hiện đại thế giới. Đồng thời, hậu hiện đại không phải là một cái nhãn gắn vào phong cách tiểu thuyết của Paul Auster, mà chính những tiểu thuyết đặc biệt của ông đã góp phần tạo thêm những mảng màu cho văn học hậu hiện đại Mỹ. Tinh thần hậu hiện đại của Paul Auster không đứt lìa truyền thống văn học Mỹ, và chúng tôi nghĩ đây là điểm rất quan trọng để những thể nghiệm mới trong văn chương có sức sống dài lâu. Moon Palace và Man in the Dark là hai tác phẩm lớn của Paul Auster, nằm ở hai giai đoạn trên con đường văn chương của ông, cách nhau gần đúng 20 năm. Khi tập trung tìm hiểu tiểu thuyết hậu hiện đại của Paul Auster qua 2 tác phẩm này, nghĩa là chúng tôi chú tâm tìm hiểu sự vận động trong tiểu thuyết của ông. Trong tình hình như thế, chúng tôi triển khai luận văn mang tên Tinh thần hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Paul Auster (trường hợp tác phẩm Moon Palace và Man in the Dark). 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để triển khai đề tài, chúng tôi khảo sát chủ yếu trên hai tác phẩm của Paul Auster là Moon Palace, 1989 – đối chiếu bản dịch Moon Palace của Cao Việt Dũng, 2009 và Man in the Dark, 2008 – đối chiếu bản dịch Người trong bóng tối của Trịnh Lữ, 2008. Chúng tôi khảo sát hai tiểu thuyết trên nhiều phương diện, trong đó chú trọng nhân vật, nghệ thuật kết cấu, ngôn ngữ…, để phân tích tinh thần hậu hiện đại của Paul Auster theo hai hướng: từ tác phẩm để thấy tinh thần của nhà văn đối với đời sống, đối với hiện thực; và từ tác phẩm để thấy tinh thần của nhà văn đối với độc giả, đối với vai trò tác giả của mình và đối với sự viết. Vì chúng tôi nhấn mạnh tính liên văn bản trong mỗi tiểu thuyết của Paul Auster và tính liên văn bản trong hệ thống tác phẩm của ông, nên việc tìm hiểu Moon Palace và Man in the Dark được đặt trong quan hệ với các tiểu thuyết khác của Paul Auster, như City of Glass (Thành phố thủy tinh), Ghosts (Những bóng ma), The Locked Room (Căn phòng khóa kín) trong tập The New York Trilogy (1987) – đối chiếu bản dịch Trần trụi với văn chương (Trịnh Lữ dịch, 2007); In the Country of Last Things (1987); The Music of Chance (1990) – đối chiếu bản dịch Nhạc đời may rủi (Trịnh Lữ dịch, 2007); Leviathan (Leviathan, 1992); Mr. Vertigo (Ngài Vertigo, 1994); Timbuktu (Thế giới bên kia, 1999); Oracle Night (Đêm tiên tri, 2003); Invisible (Người vô hình, 2009); Travels in the Scriptorium (2008); Sunset Park (2010). 4 Paul Auster có những hồi ký và tập tiểu luận quan trọng, có tác dụng tham chiếu khi nghiên cứu tiểu thuyết của ông: The Invention of Solitude (1982) – đối chiếu bản dịch Khởi sinh của cô độc (Phương Huyên dịch, 2014), Hand to Mouth: A Chronicle of Early Failure (1997), The Art of Hunger (1982)... Đặc biệt, The Invention of Solitude có thể coi là cội nguồn để xem xét hành trình văn học của Paul Auster, còn The Art of Hunger là tập tiểu luận giá trị, thể hiện nhiều quan điểm văn học độc đáo của ông. Chúng tôi tham khảo những tư liệu này khi triển khai đề tài. Những bài phỏng vấn mà các nhà báo, nhà nghiên cứu thực hiện với Paul Auster cũng là một nguồn tham khảo giá trị. 3. Lịch sử vấn đề Trong lĩnh vực phê bình nghiên cứu, Paul Auster hiện là cái tên thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên trong nước. PGS.TS. Lê Huy Bắc (Khoa Ngữ văn – ĐH. Sư phạm Hà Nội) là một trong những người sớm quan tâm đến “trường hợp lạ” Paul Auster (“strange case”, chữ dùng của Barry Lewis [122]). Ông có các bài viết “Paul Auster và Nhạc đời may rủi” (Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6/2009, tr.57-74); “Những khuynh hướng chính trong văn chương hậu hiện đại” (Văn học hậu hiện đại – lý thuyết và tiếp nhận, tr.89-96), trong đó nhận định The New York Trilogy của Paul Auster tiêu biểu cho cấu trúc trinh thám hậu hiện đại - giả trinh thám (pseudo–detective). ThS.Lê Ngọc Phương (Khoa Văn học & Ngôn ngữ - ĐH. KHXH&NV Tp.HCM) có tham luận Paul Auster và kỹ thuật tự sự hậu hiện đại (qua tác phẩm Người trong bóng tối) tại Hội thảo Khoa học Trẻ năm 2008. Cũng tìm hiểu về một tác phẩm của Paul Auster, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hiếu có một số bài viết như “Trần trụi với văn chương – phản tiểu thuyết trinh thám của Paul Auster” (Tạp chí Khoa học ĐH. Huế 2010, tr. 50-56), “Siêu hư cấu và Thành phố thủy tinh của Paul Auster” (Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, tr.335-343). Năm 2011, ThS. Võ Thị Mỹ Lam bảo vệ luận văn Tự sự mê lộ trong tiểu thuyết của Paul Auster tại Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, tìm hiểu cấu trúc tự sự và cấu trúc không gian trong các tiểu thuyết của Paul Auster (bộ ba The New York Trilogy, Moon Palace, The Music of Chance…), qua đó chứng minh mê lộ là một đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của Paul Auster, thể hiện tư duy tiểu thuyết của ông. Năm 2012, cũng tại Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, ThS. Phan Thị Thùy Nhung bảo vệ luận văn Huyền thoại tâm linh trong tiểu thuyết Moon Palace của Paul Auster, khám phá một góc nhìn thuyết phục về Moon Palace từ giải huyền thoại. Tuy hướng đi này không tương đồng với hướng triển khai luận văn của chúng tôi, nhưng chúng tôi tán đồng nhiều quan điểm của tác giả Phan Thị Thùy Nhung, nhất là về những “siêu lịch sử” được tái lập và giả lập trong Moon Palace, cũng như về tinh thần vị nhân sinh của Paul Auster. Còn lại, tư liệu tiếng 5 Việt về Paul Auster hầu hết là bài điểm sách trên báo, tạp chí, trang xã hội… Tình hình nghiên cứu Paul Auster trên thế giới phong phú hơn. Với nguồn tư liệu tiếng Anh, trong khả năng của mình, chúng tôi tập hợp được gần trăm bài viết, bài báo, công trình nghiên cứu, sách… về tiểu thuyết của Paul Auster. Tuy nhiên, cũng chỉ đến những năm 1990, tình hình nghiên cứu Paul Auster mới phát triển. Trước đó, sự thiếu thốn phê bình từng là một trong những rào cản đối với tiếp nhận tiểu thuyết của ông. Tình huống thay đổi căn bản khi Alison Russel công bố tiểu luận quan trọng đầu tiên về tiểu thuyết Paul Auster, “Deconstructing The New York Trilogy: Paul Auster’s Anti-Detective Fiction” (Giải cấu trúc The New York Trilogy: Tiểu thuyết phản-trinh thám của Paul Auster) trong tập Critique: Studies in Contemporary Fiction, Vol. XXXI, No. 2, 1990, tr.71-84. Tiểu luận này định hướng khuynh hướng chủ đạo trong nghiên cứu Paul Auster suốt những năm 90 của thế kỷ XX, đó là về The New York Trilogy, sự giải cấu trúc, và tiểu thuyết phản-trinh thám. Nhiều tiểu luận khác cũng bàn về tác phẩm của ông trong phối cảnh hậu hiện đại: tương tác văn bản, câu hỏi về tác giả, khảo sát ngôn ngữ, và câu hỏi về bản thể. Những chủ đề khác, như liên hệ giữa Paul Auster với văn phong Do Thái hay ảnh hưởng của những nhà văn Pháp đối với ông, cũng được khảo sát. Năm 1995, Dennis Barone xuất bản quyển sách đầu tiên tập trung bàn luận hoàn toàn về Paul Auster, Beyond the Red Notebook. Với The New York Trilogy và những tiểu thuyết thời kỳ đầu của Paul Auster, trong đó có Moon Palace, tình hình nghiên cứu Paul Auster rất sôi nổi. Trong khi đó, những tiểu thuyết gần đây của Paul Auster, trong đó có Man in the Dark, và cả kịch bản phim, thơ, tự truyện của ông vẫn chưa được phân tích nhiều. Đây vẫn là nhiệm vụ tiếp theo cho những ai nghiên cứu Paul Auster, để đi vào thế giới nghệ thuật hấp dẫn của ông. Có nhiều khả năng để khám phá. Sau hết, nghiên cứu về Paul Auster trên thế giới đang tiếp tục, và nhà văn vẫn đang sáng tác. Với hệ thống tư liệu đa dạng gồm luận văn, luận án, sách, tiểu luận phê bình, điểm sách, phỏng vấn…, luận văn không tổng hợp và phân loại tất cả nguồn tư liệu thu được. Chúng tôi sẽ điểm qua những công trình, bài viết chứa những luận điểm mà chúng tôi đã chấp nhận khi triển khai luận văn này, và từ đó, cũng đã ảnh hưởng, tạo tiền đề, cảm hứng cho chúng tôi. Chúng tôi nhấn mạnh sự nhòe trộn giữa hiện thực và hư cấu trong tiểu thuyết của Paul Auster. Tinh thần này từng được một số nhà nghiên cứu đề cập từ những góc độ khác nhau. Với tiểu luận “Another History: Alternative Americas in Paul Auster’s Fiction” (“Lịch sử khác: những nước Mỹ thay thế trong tiểu thuyết Paul Auster”, Comparative American Studies, Vol.9 No.1, 3/2011, tr.21–34), Jesús Ángel González nhận định: “Mặc dù chịu ảnh hưởng của các tác giả châu Âu, thì tự gốc rễ Paul Auster vẫn là nhà văn Mỹ. Bối cảnh của ông, nhiều dẫn chiếu văn 6 chương của ông, các nhân vật và hầu hết chủ đề của ông là nước Mỹ. Và niềm yêu thích của ông đặt vào lịch sử và hiện thực Mỹ cũng vậy. Moon Palace (1989) chẳng hạn, đề cập sự sáng tạo huyền thoại giấc mơ Mỹ khi quốc gia này mở rộng biên giới về phía tây…” [112]2 J.González cũng phân tích Man in the Dark và Travels in the Scriptorium, đặc biệt ở những chi tiết quy chiếu về cứ liệu lịch sử và chính trị, để chứng minh nỗ lực của Paul Auster trong việc tạo ra những “nước Mỹ khác” - những thế giới hư cấu song hành cùng hiện thực. Tiểu luận “Regeneration through Creavity” (“Tái sinh qua sáng tạo”, 2005) của Christian Seidl dựa trên một số học thuyết văn hóa – xã hội cũng khai thác chủ đề “giấc mơ Mỹ” qua hình tượng không gian trong Moon Palace và mối liên hệ của nó với sự tái sinh về tinh thần của nhân vật. Theo C.Seidl, lịch sử nước Mỹ qua huyền thoại, huyền tích đã được tái hiện trong Moon Palace, làm bật lên một phạm trù quan trọng trong tư duy phương Tây – phạm trù Cái Khác. Từ những người nhập cư, những kẻ lưu vong, những nhân vật bị tước đi lịch sử cá nhân, những bản thể phân mảnh…, tác giả cũng nói đến một “nước Mỹ khác” ở góc độ cộng hưởng lịch sử cá nhân và huyền thoại dân tộc. Trong khi tạo ra những thế giới hư cấu hậu hiện đại, làm nhòe lịch sử, kiến tạo những “hiện thực khác”, Paul Auster đồng thời liên tục đưa tiểu thuyết lại gần những “hiện thực có thật” của tự truyện. Quan tâm đến yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết của ông, nhiều nhà nghiên cứu đã có những công trình sắc bén. Michael Dirda với tiểu luận “Spellbound” (“Say mê”), phân tích Man in the Dark và Moon Palace để chứng minh “Trong khi Auster không nhận rằng tiểu thuyết của mình là những tự truyện, thì ông vẫn chìa ra một cái gật đầu và nháy mắt với lịch sử cá nhân của mình trong mỗi truyện. Hơn nữa, lịch sử này lại phổ biến, vì ông đã viết về nó rất nhiều theo cách hồi tưởng: The Art of Hunger, The Invention of Solitude, Hand to Mouth, The Red Notebook, nhiều tiểu luận. Rất thường xuyên, hình như dấu ấn này nỗ lực để ngụy trang một sự vay mượn có chức năng như một chỉ hướng đến nó.” [109] 3 Tác giả cho rằng, những tự truyện bị xuyên tạc, sự làm nhòe hiện thực và hư cấu, tính định mệnh bao trùm chính là đặc điểm kỹ thuật quan trọng tạo nên tính lạ và tính đa cảm cho tiểu thuyết của Paul Auster. Trước đó, từ rất sớm, Michael Dirda đã có bài điểm sách nhắc đến vấn đề này, “Marvels and 2 “Even though Paul Auster’s work has been influenced by European writers, he is also a fundamentally American writer. His settings, many of his literary references, his characters and most of his themes are certainly American. And so is his interest in American history and reality. Moon Palace (1989), for example, deals with the creation of the myth of the American Dream as the country extended its frontier westward.” 3 “While Auster has denied that his novels are autobiographical, he nonetheless gives a nod and a wink to his own personal history in virtually every one of them. Moreover, that history is now well known, since he’s written so much in the way of reminiscence: The Art of Hunger, The Invention of Solitude, Hand to Mouth, The Red Notebook, numerous essays. More often than not, the apparently token effort to disguise a borrowing functions as a pointer to it.” 7 Mysteries” (“Những người kỳ lạ và những điều bí ẩn”) trên Washington Post Book World, 26/3/1989. Một định hướng quan trọng nữa để chúng tôi triển khai luận văn, đó là từ những phân tích về “sự giam cầm” (“confinement”) trong tiểu thuyết của Paul Auster, chúng tôi tiếp tục đi sâu phân tích nhân vật của ông: những nhân vật bị cầm tù (trong tiểu thuyết), và nỗ lực của nhân vật để vượt qua những ranh giới, thống nhất bản thể bên trong và thế giới bên ngoài. Alexis Plékan có một luận văn công phu, khảo sát nhiều góc độ (ngôn ngữ, không gian, quan hệ tác giả - nhân vật…) về vấn đề này, Confinement in Paul Auster's Moon Palace and The New York Trilogy (Sự giam cầm trong Moon Palace và The New York Trilogy của Paul Auster). Chúng tôi chú ý đến những phân tích của tác giả về trạng thái bị giam cầm của nhân vật bên trong tiểu thuyết, ông viết “…các nhân vật ‘sống’ trong trang sách, họ có khả năng ý thức về trạng thái là nhân vật của mình, do đó nhận ra sự giam cầm của mình bên trong tiểu thuyết… Do đó, nó ngụ ý rằng nếu bạn là một nhân vật, bạn không tự do: bạn bị giam cầm trong một không gian bị hạn chế và trên hết, bạn ở dưới kiểm soát của một tác giả.”[128] 4 Ngoài ra, những phân tích của Alexis Plékan về khả năng hạn chế của ngôn ngữ trong việc biểu đạt thế giới và sự ngăn cách giữa bản thể và thế giới cũng góp phần tạo cảm hứng cho chúng tôi. Tương tự, nhà nghiên cứu Helmi Nyström tập trung khai thác hố ngăn cách giữa cá nhân và bên ngoài qua luận văn Three Sides of a Wall – Obstacles and Border States in Paul Auster’s Novels (1999). Những bức tường và biên giới là hình tượng trọng tâm trong nghiên cứu của Helmi Nyström, chứa đựng và biểu hiện cả mặt bên này cả mặt bên kia, cả vẻ đẹp và sự bất an. H.Nyström phân tích các tiểu thuyết The Music of Chance, The New York Trilogy, In the Country of Last Things và Moon Palace, và chứng minh mỗi nhân vật của Paul Auster đều bị bó buộc trong những giới hạn, họ vừa thu mình trong vũ trụ cá nhân như những dật sĩ vừa bung mình ra với vũ trụ bên ngoài, như những nhân vật Adam mới trong The New York Trilogy, như hành trình đi tìm thành phố khác trong In the Country of Last Things, như ước vọng du hành mặt trăng trong Moon Palace, hay trò đùa làm xáo trộn vũ trụ trong The Music of Chance… Điều quan trọng trong luận văn này, theo chúng tôi, là khám phá “mặt thứ ba” trong trạng thái giam cầm của các nhân vật, đó là trạng thái chuyển tiếp. Nó gắn kết với tính lưỡng phân trong tiểu thuyết của Paul Auster. Từ đây, các nhân vật của ông hướng đến sự thống nhất trong bản thể để vươn ra ngoại giới, mà như H.Nyström nhận định: “Ranh giới cũng là một ví dụ về khao khát gắn kết của con 4 “…the characters `live' in the pages of the book, they are liable to become aware of their statuses as characters, thus realizing their confinement inside the fiction… Therefore, it implies that if you are a character, you are not free: you are confined in a limited space and above all, you are under the control of an author.” 8 người. Con người không chỉ bị mê hoặc bởi thuyết nhị nguyên, mà đồng thời họ còn khao khát sự thống nhất. Vượt qua hay phá vỡ những rào cản có thể bắt đầu là một sự tò mò nhưng tất cả hiếu kỳ cuối cùng cũng là khao khát làm chủ sự vật, làm cho chúng trở thành một phần của thế giới riêng của con người.” [103] 5 Cùng định hướng nghiên cứu này có thể kể đến luận văn thạc sỹ Solitaire and Soul-Searching: Isolation and Revelation in the Fiction of Paul Auster (Nhân vật ẩn dật và tự vấn: sự cô lập và giác ngộ trong tiểu thuyết của Paul Auster) của Steven Blackburn (ĐH. Newcastle upon Tyne, 1995), luận văn Where Everything is Connected to Everything Else: Interior and Exterior Landscape in the Poetry, Essays, and Fiction of Paul Auster của Markus Rheindorf (ĐH Vienna, 2001)… Những sách viết về Paul Auster mà chúng tôi tiếp cận có thể phân làm hai loại: 1/tuyển tập nghiên cứu của nhiều tác giả, 2/sách của một tác giả nghiên cứu chuyên sâu về Paul Auster. Ở loại thứ hai, theo thứ tự thời gian, chúng tôi điểm qua: năm 1996, Mark Chénetier phát hành quyển Paul Auster as the Wizard of Odds: Moon Palace (Paul Auster như phù thủy tạo ra những kỳ quặc: Moon Palace). Năm 1998, Bernd Herzogenrath cho xuất bản An Art of Desire: Reading Paul Auster (Một nghệ thuật của khao khát: Đọc Paul Auster), trong đó, từ ưu thế của lý thuyết hậu cấu trúc, đặc biệt là phân tâm học J.Lacan và giải cấu trúc J.Derrida, B.Herzogenrath khám phá mối liên hệ giữa những tiểu thuyết City of Glass, In the Country of Last Things, Moon Palace, và The Music of Chance với việc viết lại và giải cấu trúc của quy ước loại thể; nối kết chúng với những khái niệm như lý thuyết thảm kịch, cái cao cả, ý niệm S.Freud về “bản năng chết”... Trọng tâm của quyển sách là khái niệm khao khát, một khái niệm quan trọng trong sáng tác của Paul Auster. Năm 2001, Aliki Varvogli có quyển The World that is the Book: Paul Auster's Fiction (Thế giới là Quyển sách: tiểu thuyết của Paul Auster). Tác phẩm phân tích sâu về tiểu thuyết Paul Auster, khám phá những nguồn văn hóa và văn học nuôi dưỡng tác phẩm của ông. Trong khi những nghiên cứu về Paul Auster thường tập trung vào tiểu thuyết đơn lẻ, quyển sách này nhấn mạnh tính liên tục trong sáng tác của ông. Năm 2008, Brendan Martin xuất bản Paul Auster’s Postmodernity (Tính hậu hiện đại của Paul Auster), phân tích sự phức tạp và pha tạp trong đặc điểm hậu hiện đại của tiểu thuyết Paul Auster. B.Martin cho rằng “Những kỹ thuật văn chương hậu hiện đại gồm chủ nghĩa hoài nghi bản thể, tính vô định nền tảng, và sự thiếu chắc chắn lấn át trong tri nhận. Dù Auster nổi danh là tác giả The New York Trilogy, tôi sẽ tranh luận rằng những kỹ thuật văn chương hậu hiện 5 “Frontiers are also one example of people’s desire for coherence. People are not just fascinated by dualism, at the same time they yearn for unity. Crossing or breaking barriers may begin as curiosity but all curiosity is in the end same as desire to own things, to make them part of one’s own world.” 9 đại được khảo sát ở trên hiển nhiên trong phần đa tác phẩm của Auster.”[123]6. Nhưng ông cũng nghĩ thật khó để xếp Paul Auster đơn giản vào nhóm những nhà văn hậu hiện đại. Tính nhị nguyên trong sáng tác, sự mơ hồ của thể loại, và một chút chủ nghĩa hiện đại còn lại khiến Paul Auster trở thành một nhà văn hậu hiện đại đặc biệt, luôn chực vượt qua tính hậu hiện đại của chính mình. Gần đây, năm 2010, James Peacock có quyển Understanding Paul Auster (Tìm hiểu Paul Auster), nghiên cứu Paul Auster trước hết trong những quan hệ mơ hồ với ngôn ngữ cá nhân, qua các tiểu thuyết Timbuktu, The Brooklyn Follies, Man in the Dark… Ở loại sách tập hợp các bài nghiên cứu về Paul Auster, sớm nhất là quyển Beyond the Red Notebook: Essays on Paul Auster của Dennis Barone (1995). Đây được đánh giá là quyển sách đầu tiên và là nền tảng cho những nghiên cứu sau này về Paul Auster. Dennis Barone đã tập hợp một nhóm học giả quốc tế (Pascal Bruckner, Marc Chénetier, Norman Finkelstein, Derek Rubin, Madeleine Sorapure, Stephen Bernstein, Tim Woods, Steven Weisenburger, Arthur Saltzman, Eric Wirth, and Motoyuki Shibata) nhằm giới thiệu 12 tiểu luận cung cấp một cái nhìn sâu sắc và phong phú về sáng tác của Paul Auster. Thực ra trước đó, giới học thuật đã tập hợp một số bài nghiên cứu về Paul Auster trong Tuyển tập The Review of Contemporary Fiction (tập 14, số 1, Xuân 1994), như “The Strange Case of Paul Auster” (Barry Lewis, tr.53-61); “Austerities” (Robert Creeley, tr.35–39), “How Do You Introduce Paul Auster in Three Minutes” (Allan Gurganus, tr.7-8), “The Bureau of Missing Persons: Notes on Paul Auster’s Fiction” (Charles Baxter, tr.40- 43), “Paul Auster: Some Elective Affinities” (Mark Rudman, tr.44-45), “Inside Moon Palace” (Steven Weisenburger, tr.129-142)… Như vậy, Beyond the Red Notebook: Essays on Paul Auster của Dennis Barone là quyển sách chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về Paul Auster. Nhiều bài trong số này sau đó được Harold Bloom tuyển lại vào tập Paul Auster (2004), một phần trong loạt sách Bloom’s Modern Critical Views của ông. Quyển sách tập hợp 16 nghiên cứu của các chuyên gia, theo tiêu chí mà Harold Bloom giới thiệu ngay từ lời mở đầu “Phẩm chất thẩm mỹ là nguyên tắc chủ đạo trong mọi thứ của Paul Auster mà tôi đã đọc.” [100]7 Chúng tôi sẽ điểm qua một số tiểu luận đã tiếp thu từ những sách này. Nghiên cứu về bản thể nhân vật - một chủ đề lớn được Paul Auster thể hiện trong tất cả tiểu thuyết, Charles Baxter viết tiểu luận “The Bureau of Missing 6 “Postmodern literary devices include ontological skepticism, foundational indeterminacy, and an overwhelming lack of cognitive certainty. Despite Auster’s reputation as author of The New York Trilogy, I will argue that the postmodern literary devices investigated above are evident within the majority of Auster’s writings.” 7 “Aesthetic dignity is the keynote of everything I have read by Auster.” 10 Persons: Notes on Paul Auster’s Fiction” (“Tổ chức của những người mất tích: ghi chú về tiểu thuyết Paul Auster”). Ông bắt đầu bằng những băn khoăn về hiện tượng “vô gia cư” của ý nghĩ và bản thể con người. Dường như trong một nền văn hóa khởi điểm mênh mông nhưng đầy chất phiêu lưu như nước Mỹ, mỗi biểu trưng là một thành tựu, mỗi bản thể là một quá trình chuyển biến và tìm kiếm. C.Baxter phân tích một số nhân vật: người cha Sam trong The Invention of Sollitude, các nhân vật trong The New York Trilogy, Nashe và Pozzi trong The Music of Chance… để nói lên tâm điểm trong sáng tác của Paul Auster: cuộc lạc mất, tìm kiếm, và xây dựng bản thể cá nhân của người Mỹ. Cuối cùng, có thể hiểu rằng, dù nhiều thứ xảy ra ngoài kiểm soát của chúng ta, nhưng vẫn luôn có một khả năng nhỏ và bi đát cho tính bản thể, được ban cho con người qua giới hạn chịu đựng, qua sự bền bỉ, và may mắn. Cùng quan tâm đến thế giới cá nhân của nhân vật là tiểu luận “Inside Moon Palace” (“Bên trong Moon Palace”) của Steven Weisenburger. Chúng tôi tán đồng những ý kiến của S.Weisenburger về chủ đề “cái bên trong” trong mỗi nhân vật của Paul Auster. Qua phân tích về Marco và các nhân vật khác trong Moon Palace, ông chứng minh sự chán ngán của các cá nhân trong guồng quay của xã hội hậu hiện đại, và mỗi nhân vật thu mình vào cái bên trong với lề thói thoải mái tiêu cực. Tiểu thuyết Moon Palace miêu tả trạng thái đó và đẩy các nhân vật vào hành trình tự hàn gắn chính mình. Trong tìm hiểu của chúng tôi về hành trình hàn gắn bản thể nhân vật, chúng tôi cũng rất lưu ý đến quan hệ gia đình mà Paul Auster xới lên trong các tác phẩm như một nguồn gốc bi kịch, một ám ảnh của mỗi cá nhân. Cùng góc nhìn này, Pascal Bruckner có tiểu luận “Paul Auster, or The Heir Intestate” (“Paul Auster, hay người thừa kế không di chúc”), bàn về hồi ký The Invention of Solitude. P.Bruckner cho rằng Paul Auster có thể trở thành nhà văn là nhờ người cha đã để lại cho ông một di sản, cái chết của người cha không chỉ giải phóng cho sự viết của người con mà thật sự đã cứu cuộc đời ông. Paul Auster khám phá những khối u ăn mòn trong từng gia đình và từng đơn vị hôn nhân, mà đôi khi chỉ có cái chết hay sự xa cách mới lay bản thể ra khỏi sự lãnh đạm của nó. Như vậy, lại là một nghịch lý, một song đề của Paul Auster: cái chết là bước đầu tiên để tiến đến sự tái sinh. Trong tiểu luận “How to Get Out of the Room That Is the Book? - Paul Auster and the Consequences of Confinement” (“Làm sao thoát khỏi căn phòng quyển sách?, Paul Auster và những hệ quả từ sự giam cầm”), Stephen Fredman cũng phân tích The Invention of Solitude, nhưng ông tìm thấy một vấn đề khác: tính nữ yếu ớt trong tác phẩm này. Ông khảo sát không gian của “căn phòng quyển sách” - nơi cuộc sống và sự viết gặp nhau trong một giao điểm bất ổn, sáng tạo – để lý giải những đặc trưng phức tạp trong tác phẩm của Paul Auster. Ông cho rằng đó là thế giới tưởng tượng đơn tính của sáng tạo nam tính: “Theo những gì tôi đọc về văn xuôi của Auster, cuộc tra vấn hậu hiện đại vào trong mối quan hệ giữa sự viết và bản thể đã biến 11 thành cuộc chạm trán với một loạt vấn đề giới, định hướng xung quanh người cha…” [100] 8 Trong luận văn này, chúng tôi sẽ khảo sát để thấy rằng trong quá trình vận động, tư duy của Paul Auster đã có những thay đổi, và đến tiểu thuyết Man in the Dark, ông cho rằng phụ nữ là những người gánh vác thế giới. Ở góc độ hình thức và kỹ thuật tiểu thuyết, chúng tôi lưu tâm đến một số nghiên cứu, như “The Revenge of the Author: Paul Auster’s Challenge to Theory” (“Sự trả thù của tác giả: Paul Auster thách thức lý thuyết”) của John Zilcosky. Trong tiểu luận này, J.Zilcosky khảo sát The New York Trilogy để chứng minh Paul Auster đã tiếp nối truyền thống của thể loại tiểu thuyết trinh thám siêu hình, vốn đã định hình từ các nhà tiểu thuyết hậu chiến (Alain Robbe-Grillet, Michel Butor…), trong đó, quan hệ giữa nhà văn và người đọc được liên tưởng đến quan hệ giữa tội phạm và thám tử. Từ tiểu thuyết trinh thám truyền thống đến tiểu thuyết siêu trinh thám, người đọc dần chiếm vai trò của tác giả. J.Zilcosky nhắc lại không khí từ sau năm 1968 khi R.Barthes tuyên bố cái chết của tác giả, các nhà văn có xu hướng tự giấu mình đi, “nhưng Paul Auster hoàn toàn từ chối sự cưỡng bách của lý thuyết buộc mình chết hoặc phân tán đi: ông xuất hiện, một cách rõ ràng, xuyên suốt tiểu thuyết.” [100] 9 Trong tác phẩm của ông, tác giả có khi là một nhân vật hoặc đóng vai một người kể chuyện với vai trò “người biên chép hiện đại”. Sau cái chết tác giả, Paul Auster tạo ra sự nhập nhằng trong tương quan giữa các nhân vật và giữa nhân vật – tác giả để đi đến kết luận về một “lối viết không tác giả” (author-less writing), nhưng không có nghĩa là không có tác giả, mà lối viết đã vượt qua tính tác giả. Trong khi đó, luận văn The Postmodern Structure of the Novels of Paul Auster: Moon Palace, The Music of Chance, Oracle Night (Cấu trúc hậu hiện đại trong những tiểu thuyết của Paul Auster: Moon Palace, The Music of Chance, Oracle Night) của Gudrun Harlass khảo sát cấu trúc hậu hiện đại trong tiểu thuyết Paul Auster về hình thức và cấu trúc, kỹ thuật xây dựng nhân vật. Chúng tôi chú trọng những phân tích của G.Harlass về tính liên văn bản, tính tự phản chiếu, quan hệ phức hợp giữa văn chương siêu hư cấu và văn hóa đại chúng trong Moon Palace. Luận văn Critics on White Noise and Moon Palace – On Classification and Genre (Phê bình White Noise và Moon Palace – về sự phân loại và thể loại) của Sarah Scholliers bàn đến những đặc trưng hậu hiện đại trong Moon Palace qua đặc điểm loại hình và một số chủ đề lớn. Bà cho rằng Moon Palace pha trộn giữa nhiều loại hình, cho thấy sự “chơi đùa” với thể loại theo tinh thần hậu hiện đại. Bà cũng chỉ ra 8 “…In my reading of Auster’s prose, the postmodern inquiry into the relationship between writing and identity metamorphoses into a confrontation with a series of gender issues, oriented around the father…” 9 “But Paul Auster quite literally rejects theory’s imperative to die or disperse: he appears, conspicuously, throughout his novels.” 12 ảnh hưởng từ các học thuyết của J.Lacan, J.Derrida và J.Baudrillard trong Moon Palace trên chủ đề “người cha vắng mặt”, trên những bản thể chưa toàn vẹn của nhân vật, những khoảng trống trong tác phẩm. Tư liệu nghiên cứu về Paul Auster bằng tiếng Anh là nguồn tài liệu quan trọng đối với chúng tôi. Về phân bậc, chúng tôi coi tác phẩm và ý kiến của Paul Auster (gồm tiểu thuyết, tiểu luận, phỏng vấn) là tư liệu cấp độ 1, trong đó tiểu thuyết là nền tảng nghiên cứu, tiểu luận của Paul Auster và các bài phỏng vấn dùng để tham khảo; tiểu luận, luận văn, luận án, sách nghiên cứu, điểm sách… của các tác giả khác về Paul Auster là tư liệu cấp độ 2, có tính chất tham khảo. Trích dẫn từ các các nghiên cứu bằng tiếng Anh trong luận văn này do chúng tôi tự dịch. Đối với các trích dẫn từ tiểu thuyết của Paul Auster, sau khi đối chiếu nguyên tác và các bản dịch đã xuất bản ở Việt Nam, nếu đồng ý, chúng tôi sử dụng những đoạn trích trong bản dịch; nếu chưa đồng tình với cách dịch của dịch giả, chúng tôi xin phép dịch lại. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hậu hiện đại: khai thác tính đa nguyên của tiểu thuyết; khai thác các kỹ thuật tiểu thuyết hậu hiện đại; hệ thống lý thuyết của Lyotard, Derrida và Foucault giúp chúng tôi tìm hiểu văn bản ở bề sâu, phát hiện những lớp nghĩa ẩn, mờ, bị ngăn chặn, mà luận văn sẽ phân tích, như lịch sử, giấc mơ Mỹ, hình ảnh người cha, người mẹ, bản thể phân mảnh… ẩn trong tiểu thuyết Paul Auster. Phương pháp lịch sử xã hội: đặt việc tiếp cận tiểu thuyết Paul Auster trong phối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa Mỹ (đặc biệt là lịch sử chinh phạt về phía Tây). Trong bối cảnh văn hóa, chúng tôi nhấn mạnh một mảng đời sống quan trọng trong sáng tác của ông, là đô thị New York và văn hóa của những nhóm người thiểu số (người Hoa, người Ấn, người digan…) trong đời sống đô thị đó. Phương pháp liên văn bản: đối chiếu, liên hệ, so sánh những vấn đề xuất hiện trong hệ thống tiểu thuyết của Paul Auster, từ đó tìm ra những điểm tương đồng trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm; tìm mẫu số chung tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả. Phương pháp liên văn bản có thể khai mở nhiều vấn đề thú vị về tiểu thuyết của Paul Auster trong liên hệ giữa các tiểu thuyết với nhau, giữa tiểu thuyết với các thể loại sáng tác khác của ông, và giữa tiểu thuyết của Paul Auster với những ngành nghệ thuật liên quan: điện ảnh, âm nhạc, phê bình… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ tinh thần hậu hiện đại của Paul Auster, trên tiến trình văn học hơn 20 năm của tác giả. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi cố gắng đưa 13 một cách nhìn hệ thống ban đầu về tinh thần hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Paul Auster. Trước đây, một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã đi vào phân tích từng vấn đề thuộc “tính hậu hiện đại” trong tiểu thuyết của ông. Luận văn này vừa là cái nhìn tổng hợp về đặc điểm văn chương hậu hiện đại của Paul Auster, vừa tập trung khai thác ở góc độ “tinh thần hậu hiện đại”, nghĩa là thái độ, cái nhìn của tác giả, không đơn thuần là kỹ thuật hay phương tiện văn chương hậu hiện đại. Ở chiều hướng này, thì ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu. Trên thực tiễn, đề tài được thực hiện sẽ là một tư liệu phần nào giúp người đọc hiểu thêm về một tác giả đặc biệt của thế giới đang theo đuổi những vấn đề xảy ra trong đời sống đương đại, luôn nóng hổi dù ở Mỹ hay ở bất cứ đâu. Ở Việt Nam, cùng với nỗ lực của các dịch giả và các nhà xuất bản đang giới thiệu đến bạn đọc nhiều tác phẩm của Paul Auster, thì lần lượt các công trình nghiên cứu về ông sẽ góp phần đem đến cái nhìn toàn diện và định hướng đối với việc đọc. Đề tài có thể là công trình giới thiệu cho những ai quan tâm, yêu thích văn học thế giới nói chung, văn học đương đại Mỹ nói riêng. 6. Kết cấu luận văn Luận văn, ngoài phần Dẫn nhập gồm 6 mục như đã trình bày ở trên; thì nội dung chính gồm ba chương. Chương 1 – Tiểu thuyết hậu hiện đại của Paul Auster – điểm lại những nét chính trong lịch sử hậu hiện đại và đặc điểm tinh thần hậu hiện đại, từ đó nhận diện tiểu thuyết hậu hiện đại; bước đầu ghi chú những nét chính về chủ đề và hình thức tiểu thuyết hậu hiện đại của Paul Auster. Chương 2 – Tinh thần của Paul Auster đối với hiện thực – khảo sát trên 3 bình diện: sự mờ hóa ranh giới hiện thực và hư cấu; hành trình truy tìm bản thể; và cuộc chuyển hóa giữa thế giới bên trong – bên ngoài của nhân vật. Chương 3 – Tinh thần của Paul Auster đối với độc giả – khảo sát trên 3 bình diện: mối quan hệ tác giả - độc giả; sáng tạo nghệ thuật như một chủ đề chung của tác giả - nhân vật – độc giả; và đề xuất đọc tiểu thuyết của Paul Auster như một hệ thống liên văn bản. 14 CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI CỦA PAUL AUSTER 1.1. Nhận diện tiểu thuyết hậu hiện đại 1.1.1. Tinh thần hậu hiện đại Hậu hiện đại là một thuật ngữ phức tạp, đã từng bị đánh đồng, bị hiểu lầm trong nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học. Do đó, trước khi đi vào bất cứ phân tích hay kiến giải nào về tiểu thuyết hậu hiện đại và tinh thần hậu hiện đại trong tiểu thuyết Paul Auster, chúng tôi nghĩ việc xác định thuật ngữ hậu hiện đại và tinh thần hậu hiện đại là điều quan trọng. Thuật ngữ hậu hiện đại/ chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodern, postmodernism) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống và nghệ thuật. Nhiều nhà nghiên cứu, mà đầu tiên có thể kể đến Ihab Hassan, người tự coi mình là kẻ phát ngôn của chủ nghĩa hậu hiện đại, cho rằng năm 1934, Federico de Onis lần đầu tiên dùng danh từ postmoderne để chỉ sự vượt qua (dépassement) chủ nghĩa hiện đại (mà mốc thời gian của hậu hiện đại, theo F.de Onis xác định, là những năm 1904-1914) trong cuốn Antologia de la poésia espanola e hispanoaméricana (Tuyển tập thơ Tây Ban Nha và Mỹ Latin). Nhiều công trình nghiên cứu sau này cũng nhắc lại mốc thời gian này, nhưng chúng tôi muốn lưu ý, hậu hiện đại mà F.de Onis nhắc đến xuất phát từ sự đối kháng với Trào lưu đổi mới văn học (Modernismo) ở Châu Mỹ Latin những năm 1890 của các văn sĩ viết tiếng Tây Ban Nha chịu ảnh hưởng của thơ Parnasse (phái Thi Sơn) và thơ Tượng trưng Pháp; không liên quan đến khái niệm hậu hiện đại nảy sinh và phát triển tại Mỹ thời điểm 1960, tức nghĩa hậu hiện đại như chúng tôi nghiên cứu. Ở Mỹ, trong lĩnh vực lịch sử, Arnold Toynbee lần đầu tiên dùng chữ “postmodern” trong bộ sách công phu A Study of History (Một nghiên cứu lịch sử, 1939), trong đó ông cho rằng thời kỳ hiện đại đã chấm dứt giữa hai cuộc Thế chiến, để nhân loại bắt đầu thời kỳ hậu hiện đại. (Theo nhà nghiên cứu Thụy Khuê, thì trước đó, tại Pháp, ngay từ năm 1861, triết gia Antoine Augustin Cournot đã nói đến khái niệm hậu lịch sử (post-histoire) trong cuốn Traité de l’enchaînement des idées fondamentales dans la science et dans l’histoire (Trình tự liên kết của những ý tưởng cơ bản trong khoa học và lịch sử) gián tiếp khẳng định lịch sử hiện đại đã hoàn tất) [43]. Trong lĩnh vực triết học, năm 1914, J.M.Thompson viết một bài phê bình trên Tạp chí Triết học The Hibbert Journal bàn luận về những đổi thay trong quan điểm và đức tin để thoát khỏi chủ nghĩa hiện đại. Trong lĩnh vực mỹ thuật, thuật ngữ “postmodern” được John Watkins Chapman đề xuất lần đầu năm 1870 để chỉ một phong cách vượt qua Chủ nghĩa Ấn tượng Pháp, nhưng trào lưu hậu hiện đại trong hội họa Mỹ chỉ rầm rộ từ sau những tác phẩm “pop art” (nghệ thuật đại chúng) của Andy Warhol những năm 1960. Trong lĩnh vực kiến trúc, trào lưu hậu 15 hiện đại đã manh nha từ cuối thập niên 1950, rồi được nhắc nhiều sau hai cuốn sách The Death and Life of Great American Cities (Cái chết và cuộc sống của những thành phố Mỹ vĩ đại) của Jane Jacobs (1961) và cuốn Complexity and Contradiction in Architecture (Phức tạp và mâu thuẫn trong kiến trúc) của Robert Venturi (1966), sau nữa, được định nghĩa trong cuốn The Language of Post-Modern Architecture (Ngôn ngữ của kiến trúc hậu hiện đại) của Charles Jencks (1977). Trong cuốn Introducing Postmodernism: A Graphic Guide (1999, xuất bản ở Việt Nam năm 2006 với tựa Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại), mà theo chúng tôi, là một cuốn sách giới thuyết khá thú vị về chủ nghĩa hậu hiện đại, hai tác giả Richard Appignanesi và Chris Gattat đã mở đầu bằng định nghĩa hậu hiện đại của chính Charles Jencks trong lĩnh vực kiến trúc nói riêng và nghệ thuật nói chung: “Chủ nghĩa hậu ấn tượng” (thập niên 1880) và “hậu công nghiệp” (1914- 1922) đã mở đầu cho các chủ nghĩa “hậu” nở rộ không ngừng vào đầu thập niên 1960 trong văn chương, tư tưởng xã hội, kinh tế học và cả tôn giáo (“Hậu Cơ Đốc”, Post-Christianity). “Tính đến sau” (Posteriority) – cái cảm giác tiêu cực rằng mình sinh ra sau một thời đại đầy sáng tạo, hay ngược lại, cảm giác tích cực rằng mình đã vượt qua một ý thức hệ tiêu cực – chỉ thật sự phát triển vào thập niên 1970 trong kiến trúc và văn học, hai trung tâm của những vấn đề tranh cãi hậu-hiện đại (chữ này được gạch nối một phần là để chỉ tính tự chủ và mình là một trào lưu tích cực, xây dựng). “Chủ nghĩa hậu hiện đại giải cấu trúc hay hủy tạo” (Deconstructive Postmodernism) nổi lên sau khi các nhà hậu cấu trúc luận người Pháp (Lyotard, Derrida, Baudrillard) bắt đầu được chấp nhận tại Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1970; lúc đó phân nửa giới học thuật trên thế giới tin rằng chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ bó hẹp trong những phép biện chứng phủ định và giải cấu trúc. Nhưng vào thập niên 1980 xuất hiện một loạt những trào lưu mới, đầy tính sáng tạo, được gọi bằng nhiều tên khác nhau: chủ nghĩa hậu hiện đại “cấu tạo, xây dựng” (constructive), hậu hiện đại “sinh thái” (ecological), hậu hiện đại “hữu căn” (grounded), và hậu hiện đại “tái cấu trúc” (re-structive). (Charles Jencks) [2; 6] Chúng tôi chọn định nghĩa của Charles Jencks vì nó gợi nhắc chúng tôi ba vấn đề của hậu hiện đại: 1/ dù được manh nha (về cả thuật ngữ và sáng tác) từ cuối thế kỷ XIX, nhưng chủ nghĩa hậu hiện đại thật sự chỉ trở thành dòng nghệ thuật chủ lưu của nước Mỹ từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, trong sự phát triển rầm rộ của khoa học công nghệ, của văn minh điện toán, và sự bùng nổ của các phương tiện, văn hóa truyền thông; 2/ sự phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại Mỹ vừa gắn liền với thực tế sáng tác trong nước vừa gắn với những tư tưởng “lập thuyết” ngoài nước Mỹ (của J.F. Lyotard, J.Derrida, J.Baudrillard…); 3/ hậu hiện đại ban đầu bị hiểu như một thứ chủ nghĩa hư vô, phá hủy, nhưng, như vẻ “mơ hồ” của thuật ngữ post-modernism (ngụ ý rằng nó đang vượt qua chủ nghĩa hiện đại nhưng không hề 16 dự báo rằng sau đó sẽ dẫn tới đâu),chủ nghĩa hậu hiện đại có một độ dung chứa đáng kinh ngạc. Tinh thần của hậu hiện đại có lẽ không hoàn toàn chỉ là một chủ nghĩa phủ nhận và hư vô. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng vấn đề. Nước Mỹ, từ cuối thế kỷ XX đến nay, đã đối diện với những vấn đề rất khác với trước đó: sự biến dạng của chủ nghĩa tư bản từ chủ nghĩa tư bản đế quốc độc quyền thành chủ nghĩa tư bản toàn cầu; nền kinh tế sản xuất - dịch vụ vươn mình thành kinh tế tri thức (knowledge-based economy – một thuật ngữ chỉ xuất hiện từ sau 1960 bởi một số nhà kinh tế học như Fritz Machlup, Peter Drucker…); chìa khóa của thời đại tri thức là công nghệ thông tin và các mạng liên kết; thế giới cầu thành “thế giới phẳng”10; văn hóa tiêu dùng và các giá trị đại chúng lên ngôi; và chiến tranh được định nghĩa lại. Các nhà nghiên cứu chỉ ra sau Chiến tranh Thế giới II, chủ nghĩa hiện đại trên thế giới bắt đầu hỏng hóc. Nhiều tổn thương tinh thần mà nó phải chịu như nhà tù Xô Viết, Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, bom nguyên tử thả xuống Nagasaki và Hiroshima của Nhật Bản, nạn tàn sát người Do Thái, bom hủy diệt ở Dresden của Đức… Nước Mỹ rúng động. Từ năm 1947, nước Mỹ lại sa lầy vào cuộc Chiến tranh Lạnh (1947-1991) – một kiểu chiến tranh không bom súng nhưng hủy diệt tận gốc các mối liên kết; phong trào đòi quyền cơ bản của người Mỹ gốc Phi (1955-1968)... Năm 1963, Tổng thống John F. Kenedy bị ám sát. Năm 1975, nước Mỹ vỡ mộng đế quốc tại Việt Nam. Từ những năm 1990, nước Mỹ bắt đầu cảm nhận các dấu hiệu suy thoái kinh tế, như một người già nhận thấy vết đồi mồi trên cơ thể. Cùng với khủng hoảng kinh tế kéo dài đến tận ngày nay, nước Mỹ đồng thời phải đối diện với nạn khủng bố (Ngày 11/9 kinh hoàng, Bin Laden…), với chiến tranh (Iran, Iraq, Libya…) và với sự khủng hoảng lối sống của lớp trẻ. Một số “giá trị Mỹ” được tôn sùng trong lịch sử như dân chủ, tự do, chủ nghĩa anh hùng cá nhân… cũng có những dấu hiệu lung lay. Mối quan tâm của chúng tôi là tinh thần hậu hiện đại của thời kỳ văn chương hậu hiện đại Mỹ từ khoảng những năm 1960 đến nay. Việc nghiên cứu tinh thần hậu hiện đại trong tiểu thuyết Paul Auster nhất thiết phải đặt trong bối cảnh hậu hiện đại của nước Mỹ, vì hậu hiện đại thật sự đã là một phong cách sáng tác toàn cầu, và tinh thần hậu hiện đại ở mỗi nơi cũng có những khác biệt. Hơn nữa, chính từ nước Mỹ những năm 1960, hậu hiện đại đã có những phác họa đầu tiên về tinh thần nền tảng cho mình và cho thế giới, rồi sau đó, khi lý thuyết hậu hiện đại của Jean-Francois Lyotard thực hiện chuyến du hành và xâm nhập mạnh mẽ từ Pháp đến Mỹ, thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại lần nữa nảy sinh từ nước Mỹ. Tinh thần hậu hiện đại, trước hết, là một tinh thần xã hội, tinh thần thời đại. Tinh thần hậu hiện đại Mỹ sau Chiến tranh Thế giới II là sự khủng hoảng niềm tin vào những giá trị Mỹ 10 Tên quyển sách của Thomas L.Freidman, The world is flat, 2005. 17 vốn đã là trung tâm của hiện đại, đồng thời không ngây thơ tin vào sự tiến bộ và ảo tưởng về tương lai; là sự trượt dài, hòa tan vào truyền thông và không gian số hóa; là sự phì trương của văn hóa đại chúng; là một thứ tinh thần hoang mang, đổ nát, vừa có vẻ bi đát vừa giỡn chơi, ngông cuồng. Không khí đổi thay của xã hội đã chớm từ sau 1945, nhưng trong lĩnh vực nghệ thuật, sự thay đổi thật sự, như đã nói, chỉ đến khoảng những năm 1960. Nhà nghiên cứu Barry Lewis trong tiểu luận “Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương” cho rằng hậu hiện đại là phong cách sáng tác phổ biến nhất ở Mỹ trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1990, và nhắc lại hai dấu mốc của phê bình ở hai mốc thời gian đó, có tác động nhận diện hoạt động sáng tác hậu hiện đại, đó là tiểu luận “Writing American Fiction” (1961) của Philip Roth và “Stalking the Billion-Footed Beast: A Literary Manifesto for the New Socila Novel” (1989) của Tom Wolfe. “Hai tiểu luận của Roth và Wolfe cho thấy cách thế văn chương đã đáp ứng với thời khí này. Bài của Roth tuyên bố rằng những mẩu tin hằng ngày còn phi lý hơn bất cứ thứ gì văn chương hư cấu có thể diễn tả. Điều này thúc giục hàng trăm nhà văn nhúng tay vào việc thí nghiệm với giả tưởng và sự tự phản tỉnh. Bản tuyên ngôn của Wolfe, mặt khác, lại là một lời hiệu triệu kêu gọi quay về với chủ nghĩa hiện thực. Ông cho rằng các tiểu thuyết gia hậu hiện đại đã chểnh mảng với việc biểu hiện đời sống phức tạp của đô thị. Cuốn Bonfire of the Vanities (1988) của ông là một cố gắng hồi phục thế quân bình bằng cách ứng dụng những phương pháp ký sự của Balzac và Thackeray vào khu rừng rậm đô thị New York.” [49] Sự khủng hoảng hay cạn kiệt của văn chương hậu hiện đại, chúng ta sẽ bàn sau, nhưng đầu tiên, phải nhận rằng tinh thần hậu hiện đại đã thấm sâu vào văn học Mỹ từ thời điểm 1960. Thử lướt qua danh sách các nhà văn hậu hiện đại thế giới, cũng có thể thấy số lượng tác giả Mỹ chiếm ưu thế. Từ năm 1960 đến nay, có thể kể đến: Walter Abish, Richard Brautigan, Kathy Acker, William Burroughs, Paul Auster, Robert Coover, John Barth, Don De Lillo, Donald Barthelme, Raymon Federman, Thomas Pynchon, William Gass, Ishmael Reed, Steve Katz, Gilbert Sorrentino, Jerzy Kosinski, Ronald Sukenick, Joseph McElroy, Kurt Vonnegut… Sáng tác của các tác giả khác nhau, bản thân họ cũng không gom nhau vào một nhóm để thuyết minh về tinh thần hậu hiện đại, nhưng có những điểm giống nhau căn bản trong văn chương của họ, như: sự phá vỡ trật tự văn bản, sự rỉ mòn của cảm thức thời gian; nhại văn; ngôn ngữ tồn tại như những ký hiệu vật chất manh mún; sự ngẫu nhiên, sự tự vấn... Về nguồn gốc phát sinh, chúng tôi cho rằng sáng tác của họ khởi phát từ không khí thời đại kết hợp với truyền thống siêu thực, phi lý của văn học phương Tây đã phát triển từ thế kỷ XIX. Những sáng tác hậu hiện đại của họ được chính thức giới thiệu bằng ấn phẩm đầu tiên tại Mỹ - Boundary 2 - tạp chí chuyên về văn hóa và văn chương hậu hiện đại, xuất bản năm 1972 (nay vẫn còn hoạt động). Những người

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net