Sự nghiệp nghiên cứu văn học của đào duy anh

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Sự nghiệp nghiên cứu văn học của đào duy anh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỦA ĐÀO DUY ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỦA ĐÀO DUY ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 XÁC NHẬN ĐÃ CHỈNH SỬA 1. Xác nhận của chủ tịch hội đồng: PGS. TS. Nguyễn Công Lý 2. Xác nhận của người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Huỳnh Như Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Huỳnh Như Phương, người đã rất tận tình hướng dẫn và có những nhận xét, góp ý hết sức quý báu cho tôi. Xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 9 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 10 Chương 1. ĐÀO DUY ANH – CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP ........................ 11 1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ................................................... 11 1.1.1. Những tiền đề chính trị, văn hóa, xã hội................................................ 11 1.1.2. Trí thức mới Việt Nam trong một thời đại chuyển biến ......................... 16 1.2. Chân dung học giả Đào Duy Anh ............................................................... 19 1.2.1. Vài nét về tiểu sử .................................................................................. 19 1.2.2. Con đường diễn biến tư tưởng .............................................................. 25 1.3. Đào Duy Anh và hoạt động nghiên cứu khoa học ....................................... 34 1.3.1. Các lĩnh vực nghiên cứu ....................................................................... 34 1.3.2. Thành tựu ............................................................................................. 39 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 42 Chương 2. ĐÀO DUY ANH VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC ... 43 2.1. Nghiên cứu về Nguyễn Du .......................................................................... 43 2.1.1. Khảo luận về Kim Vân Kiều ................................................................. 43 2.1.2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du ...................................................................... 60 2.2. Dịch thuật, hiệu đính, chú giải tác phẩm văn học......................................... 65 2.2.1. Trần Thái Tông – Khóa hư lục.............................................................. 65 2.2.2. Nguyễn Trãi – Thơ chữ Hán và chữ Nôm ............................................. 69 2.2.3. Nguyễn Huy Tự – Truyện Hoa tiên....................................................... 74 2.2.4. Khuất Nguyên – Sở từ .......................................................................... 79 2.3. Nghiên cứu về ngôn ngữ văn học ................................................................ 81 2.3.1. Biên soạn từ điển .................................................................................. 81 2.3.2. Chữ Nôm .............................................................................................. 85 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 89 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHONG CÁCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐÀO DUY ANH ............................................................... 90 3.1. Về phương hướng nghiên cứu ..................................................................... 90 3.1.1. Nghiên cứu theo xu hướng vận động phát triển của xã hội .................... 90 3.1.2. Nghiên cứu phục vụ công tác giảng dạy................................................ 95 3.2. Về phương pháp nghiên cứu...................................................................... 100 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành ................................................... 100 3.2.2. Phương pháp tiểu sử ........................................................................... 104 3.2.3. Phương pháp so sánh .......................................................................... 107 3.3. Về phong cách nghiên cứu ........................................................................ 114 3.3.1. Tinh thần khách quan, khoa học.......................................................... 114 3.3.2. Văn phong chừng mực, cẩn trọng ....................................................... 120 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 126 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 132 PHỤ LỤC........................................................................................................... 139 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đào Duy Anh là một trong những người có công xây dựng nền khoa học xã hội – nhân văn hiện đại của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Ông là một học giả uyên bác với nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ như trong từ điển Larousse đã nhận định: “Đào Duy Anh là một tên tuổi lớn trong các nhà bách khoa toàn thư hiện đại” [35, tr.13]. Nhân cách cùng sự thông tuệ, uyên thâm và tinh thần không ngừng học hỏi của học giả Đào Duy Anh luôn là một tấm gương cho các thế hệ noi theo. Ông đã cống hiến trọn đời mình cho khoa học, cho sự nghiệp văn hóa của dân tộc, không ngừng tự học để nâng cao tri thức. Ông không những để lại cho đời những viên ngọc sáng trong kho tàng văn hóa lịch sử, mà còn góp phần đào tạo những nhân tài xuất sắc cho đất nước. Đào Duy Anh có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Ông đã đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực Sử học, Văn hóa học, Văn học, Ngôn ngữ học, Từ điển học, Địa lý học lịch sử… Hiện nay, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về Đào Duy Anh theo hướng chuyên sâu về con người và sự nghiệp của ông, nhưng chủ yếu nghiên cứu về mảng văn hóa. Với đề tài “Sự nghiệp nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh”, chúng tôi bước đầu đi sâu tìm hiểu về những công trình nghiên cứu ở lĩnh vực văn học của Đào Duy Anh. Tuy tìm hiểu riêng về mảng văn học, nhưng chúng tôi vẫn dựa vào sự nghiệp nghiên cứu chung của ông để có cơ sở nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiếp cận Đào Duy Anh từ một phía khác – một nhà nghiên cứu văn học có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Đây là cơ hội để chúng tôi được hiểu rõ thêm về những kiến giải, những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ trong nhận định của ông và giới thiệu những tư liệu bổ ích đến với đông đảo độc giả. Tìm hiểu về sự nghiệp văn học của Đào Duy Anh cũng là cách để chúng tôi học hỏi, trau dồi về học vấn cũng như tư cách đạo đức theo gương sáng của các thế hệ cha ông. Chúng tôi tập trung khảo sát sự nghiệp 2 nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh một cách hệ thống, qua đó ghi nhận và khẳng định hơn nữa vai trò, vị trí của Đào Duy Anh đối với nền văn học nước nhà. 2. Lịch sử vấn đề Thời gian qua đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về con người, sự nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu văn học nói riêng của Đào Duy Anh.  Về cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Anh Nguyễn Q. Thắng trong “Từ điển tác gia Việt Nam” đã giới thiệu khái quát về cuộc đời và những tác phẩm tiêu biểu của Đào Duy Anh theo mốc thời gian từ năm 1904 – 1988. Tác giả thống kê sơ lược và ngắn gọn về những công trình nghiên cứu tiêu biểu của học giả họ Đào [60]. Nhận định về các công trình được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật – đợt 2, năm 2000 của Đào Duy Anh, Phan Ngọc – người kế tục sự nghiệp của Đào Duy Anh, nêu rõ: “Đào Duy Anh là học giả lớn nhất Việt Nam thế kỷ XX và có uy tín quốc tế. Ông là người thực sự mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam theo quan điểm duy vật… Có thể nói không một người nào trong nước hay ngoài nước nghiên cứu văn hóa, xã hội, lịch sử Việt Nam mà lại không đọc những công trình của ông, thậm chí không dựa vào những kiến giải của ông để làm việc” [90]. Tạ Trọng Hiệp trong bài “Nghiên cứu về Đào Duy Anh (1904 – 1908)” đã nhận định Đào Duy Anh là một trong những người có công lớn nhất trên chặng đường nghiên cứu văn hóa dân tộc từ những năm 50, 60 trở đi. Học giả đã trải qua ba giai đoạn khác nhau trong cuộc đời làm khoa học của mình về phạm vi hoạt động và độ sâu chuyên môn. Tạ Trọng Hiệp đã soạn một thư mục rất đầy đủ, chi tiết về những tác phẩm của Đào Duy Anh [79, tr.26]. Trong phóng sự “Học giả Đào Duy Anh, khoa học là lẽ sống”, Kiều Mai Sơn đã viết khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Anh. Từ một người tốt nghiệp Thành chung, với ý chí tự học Đào Duy Anh đã trở thành nhà bách khoa của thế kỷ. Những thành công của Đào Duy Anh còn có sự góp sức của người vợ hiền 3 đi bên cạnh ông suốt cuộc đời là bà Trần Thị Như Mân. Bà là cháu nội quan Phụ chánh đại thần Trần Tiễn Thành, con gái quan Tuần vũ Trần Tiễn Hối. Cô tiểu thư khuê các lá ngọc cành vàng ấy đã là trợ lí đắc lực trong sự nghiệp của chồng mình [94]. Huỳnh Công Bá trong bài “Đào Duy Anh – Cuộc hành trình của một trí thức chân chính” đã điểm lại những công trình nghiên cứu của Đào Duy Anh theo từng giai đoạn trong cuộc đời ông, đồng thời đã đánh giá rất cao những công trình của Đào Duy Anh cho nền văn hóa Việt Nam [71]. Phan Huy Lê trong bài viết “GS. Đào Duy Anh, nhà sử học và văn hoá lớn” trong cuốn “100 chân dung một thế kỉ Đại học quốc gia” (2006) đã giới thiệu chân dung Đào Duy Anh như “một trong những người có công xây dựng nền khoa học xã hội – nhân văn hiện đại của Việt Nam”. Bài viết đã phác họa chân dung học giả Đào Duy Anh, những thăng trầm trong cuộc sống và những lĩnh vực nghiên cứu tiêu biểu của ông [87]. Đinh Xuân Lâm trong bài “Đào Duy Anh và sự kết hợp cách mạng với văn hoá” đã nhận định cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Anh là cuộc đời của một người yêu nước đầy hoài bão, là một trí thức “trung thực, chân chính đã góp phần xuất sắc vào việc xây dựng nền móng cho một nền văn hóa cách mạng của nước nhà” [39; tr.34]. Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh Đào Duy Anh, nhà nghiên cứu Đào Phan khái quát cuộc đời của nhà học giả “với sự nhất quán thật là đẹp đẽ giữa trí tuệ và lương tâm nơi một nhà trí thức đã vì nhân dân mà cống hiến. Nhìn lại cả cuộc đời học thuật của Đào Duy Anh trong hơn một nửa thế kỷ vừa qua, chắc hẳn ai nấy đều đã thấy nổi bật lên những cống hiến miệt mài vì nhân dân, không chút đòi hỏi đáp đền và cũng chẳng mong chờ khen ngợi” [52]. Cuốn hồi ký “Sống với tình thương” của Trần Thị Như Mân (bà Đào Duy Anh) được viết xong năm 1988, nửa năm sau khi học giả Đào Duy Anh qua đời. Đây là tập hồi ký ghi lại những ký ức và những dòng tâm tình và của một người vợ hiền, đồng thời cũng là một người trợ thủ đắc lực đã luôn sát cánh, đồng cam cộng 4 khổ với ông trên những biến cố cuộc đời. Qua cuốn hồi ký, chúng ta hiểu thêm về tinh thần hết mình vì khoa học và nhân cách cao đẹp của ông [47]. Phim tài liệu về Đào Duy Anh của đạo diễn Nguyễn Như Vũ đã đề cập tới cuộc đời và sự nghiệp của học giả họ Đào – người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội ở Việt Nam, những bước thăng trầm trong cuộc sống và những đóng góp to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn [102]. Luận án tiến sĩ “Đào Duy Anh và sự nghiệp nghiên cứu văn hóa Việt Nam” của Lê Xuân Kiêu, bảo vệ tại Trường đại học văn hóa Hà Nội (2012) là một luận án chuyên sâu, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản trong nghiên cứu của Đào Duy Anh về văn hóa Việt Nam. Luận án cũng đưa ra những nhận định, đánh giá xác đáng về kết quả nghiên cứu văn hóa Việt Nam của Đào Duy Anh [35]. Luận văn thạc sĩ “Đóng góp của Đào Duy Anh trong lịch sử nghiên cứu văn hóa Việt Nam”, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2012) của Phạm Anh Văn đã nêu ra những đóng góp quan trọng của Đào Duy Anh trong nghiên cứu văn hóa, đặc biệt tác giả đã phân tích những thành tựu nổi bật của học giả trong từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể như Sử văn hóa, Địa văn hóa, Ngôn ngữ học, Văn chương, Triết học [67]. Các bài viết “Cha tôi – người đã cống hiến trọn đời cho khoa học” của Đào Thế Tuấn [61], “Vài kỷ niệm với giáo sư Đào Duy Anh” của Hà Văn Tấn [96], “Còn với non sông một chút tình” của Trần Hữu Tá [95], “Học giả Đào Duy Anh – Một đời ngậm đá lấp biển” của Phan Văn Hoàng [81], “Nhớ về Thầy Đào” của Nguyễn Thị Thành [97]… là những bài viết thuật lại những kỷ niệm đáng nhớ về học giả Đào Duy Anh, về công tác nghiên cứu và giảng dạy, nhân cách cao đẹp của ông đồng thời kể về những dấu mốc quan trọng, những bước thăng trầm trong cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Anh. Những công trình, bài viết trên đã là những nguồn tài liệu giúp chúng tôi hiểu về cuộc đời, thành tựu và những thăng trầm trong cuộc sống cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học của học giả Đào Duy Anh. 5  Về những công trình nghiên cứu văn học và ngôn ngữ Bộ “Từ điển Bách khoa Larousse” xuất bản tại Paris, Pháp năm 1968 tại trang 813, tập 10 ghi nhận: “Đào Duy Anh là một tên tuổi lớn trong các nhà bách khoa toàn thư hiện đại”. Ông được đánh giá là “nhà văn Việt Nam hiện đại, nhà phê bình, nhà khảo luận và tác giả của nhiều bộ từ điển, trong đó nổi tiếng nhất là bộ Hán - Việt từ điển. Ngoài nhiều tác phẩm phổ thông được xuất bản trong bộ sưu tập của Quan hải tùng thư, ông còn viết các sách rất được quí trọng về Khổng giáo và một cuốn khảo luận về lịch sử của nền văn hóa Việt Nam” [35, tr.13]. Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện đại” đã nhận định Đào Duy Anh là “một nhà văn nổi tiếng về những từ điển do ông soạn hơn là những sách do ông trước thuật”. Tác giả nhận xét công trình “Hán – Việt từ điển” và “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh có “chứng cứ thiết thực và chắc chắn, viết có phương pháp, lời văn sáng sủa rõ ràng”. Tuy nhiên, Vũ Ngọc Phan chỉ dừng lại ở hai tác phẩm trên, chưa chú ý đến những tác phẩm có giá trị khác của Đào Duy Anh [53, tr.141]. Tác giả Phan Văn Hùm với bài viết “Khổng giáo phê bình tiểu luận – Một quyển sách nhà Nho phải đọc mà những kẻ Mác xít cũng nên đọc” đã đánh giá cao nội dung và phương pháp nghiên cứu của Đào Duy Anh về Nho giáo. Ông cho rằng đây là một quyển sách nghiên cứu “công phu, khách quan, là kết tinh của mấy trăm, mấy chục pho sách khác Đông Tây kim cổ” [33, tr.26]. Đào Nguyên trong bài viết “Đào Duy Anh và sách Khóa hư lục của vua Trần Thái Tông” đã nêu lên một số nhận xét từ bản dịch của học giả Đào Duy Anh cũng như những kiến giải của ông về Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Tác giả đánh giá cao bản dịch Khóa hư lục của Đào Duy Anh và cho rằng “Đào Duy Anh đã đánh giá rất xác đáng ảnh hưởng của Thiền học đối với các tác giả lớn trong văn học cổ điển Việt Nam như Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, đồng thời chỉ ra được tính tích cực của Thiền tông Việt Nam” [88]. Trong cuốn “Đào Duy Anh – Nghiên cứu văn hóa và ngữ văn”, Trịnh Bá Đĩnh đã sưu tầm, tuyển chọn các công trình tiêu biểu của Đào Duy Anh về hai lĩnh 6 vực: nghiên cứu văn học và nghiên cứu văn hóa đã được công bố trên các sách và tạp chí trước và sau cách mạng. Ngoài những cuốn chuyên khảo lớn như Việt nam văn hóa sử cương, Khảo luận về Kim Vân Kiều, Chữ Nôm – nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến… tác giả còn sưu tầm và tập hợp nhiều bài tiểu luận của Đào Duy Anh được in rải rác trên các tạp chí trước và sau năm 1945. Đây là nguồn tư liệu rất hữu ích trong việc tìm hiểu về lĩnh vực nghiên cứu văn học của học giả Đào Duy Anh [24]. Bài viết “Hành trình Truyện Kiều từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XXI” của Trần Nho Thìn đã trình bày rất cụ thể về lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều ở Việt Nam. Tác giả đã đánh giá cao tầm quan trọng của “Khảo luận về Kim Vân Kiều” và những đóng góp của Đào Duy Anh trong việc nghiên cứu Truyện Kiều. Theo tác giả, Đào Duy Anh là người “lần đầu tiên ở nước ta, trước khi phân tích Truyện Kiều, đã nghiên cứu các yếu tố văn hóa quanh về tiểu sử Nguyễn Du và đặc điểm văn hóa của vùng đất quê hương của dòng họ, đã khảo sát nhân tố thời thế có liên quan đến gia đình và bản thân tác giả, mô tả hành trạng và văn nghiệp nói chung của Nguyễn Du” [99]. Đào Hùng trong bài viết “Đào Duy Anh đã nghiên cứu Truyện Kiều như thế nào” đã phân tích lí do Đào Duy Anh dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu Truyện Kiều và những tác phẩm khác của Nguyễn Du. Tác giả đã khái quát những giá trị khoa học của cuốn Khảo luận về Kim Vân Kiều đồng thời thuật lại những khó khăn trong việc xuất bản cuốn Từ điển truyện Kiều và Thơ chữ Hán Nguyễn Du [32]. Trong bài viết “Đào Duy Anh – ngậm đá lấp biển” được in đầu tập sách Chân trời có người bay, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy đã điểm lại những sự kiện chính trong suốt chặng đường nghiên cứu của Đào Duy Anh. Tác giả ví Đào Duy Anh như cánh chim Tinh Vệ ngày ngày ngậm đá để lấp đầy biển tri thức của dân tộc. Đỗ Lai Thúy đánh giá cao những cống hiến về mặt nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh, đặt biệt về nguồn gốc Truyện Kiều. Tác giả nhận xét: “Cũng vì dạy học mà Đào Duy Anh nghiên cứu Truyện Kiều, một viên đá tảng của văn học Việt Nam 7 trung đại. Khảo luận về Kim Vân Kiều, tuy vậy, nặng về văn học sử hơn là thẩm định văn chương” [66, tr.26]. Tác giả Đoàn Ánh Loan với công trình “Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố”, trong phần giới thiệu các sách công cụ để tra cứu điển cố đã giới thiệu tác phẩm Từ điển Truyện Kiều (Đào Duy Anh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1974). Theo tác giả, cuốn Từ điển Truyện Kiều đã chú giải tỉ mỉ, rõ ràng từ xuất xứ, nội dung đến sự xuất hiện của các điển cố trong tác phẩm Truyện Kiều [43]. Trịnh Bá Đĩnh trong bài viết “Ba kiểu nhà phê bình hiện đại” đã nhận xét về tác phẩm Khảo luận về Kim Vân Kiều của Đào Duy Anh: “Đào Duy Anh đã thực hành một lối phê bình khoa học đối với văn học”, tuy nhiên, khi phê bình Truyện Kiều, Đào Duy Anh vẫn hoàn toàn theo cách mô tả để bình phẩm. Tác giả cho rằng Đào Duy Anh là một nhà khảo cứu lớn song đối với tác phẩm ông vẫn chỉ là người bình luận và giảng nghĩa văn học [77]. Trần Trọng Dương với công trình “Tổng thuật về tình hình nghiên cứu diễn biến chữ Nôm”, trong phần nói về tác phẩm Chữ Nôm – nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến của Đào Duy Anh đã trân trọng ghi nhận vai trò khai mở và những giá trị đóng góp to lớn về nguồn gốc chữ Nôm, cấu trúc chữ Nôm, diễn biến chữ Nôm của học giả họ Đào. Theo tác giả, những kết luận ban đầu của Đào Duy Anh đến nay vẫn còn nguyên giá trị [76]. Trong bài viết “Nho giáo trong nhận thức duy vật lịch sử của Đào Duy Anh (1904 – 1988) qua đọc tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận”, Đỗ Thị Hòa Hới đã nêu rõ những đóng góp của Đào Duy Anh trong việc đưa phương pháp duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu đánh giá về Nho giáo, mở ra một hướng nghiên cứu khoa học mới về Nho giáo tại Việt Nam [29, tr.385-393]. Bài nghiên cứu “Một vài suy nghĩ bước đầu về phương pháp nghiên cứu của giáo sư Đào Duy Anh” của Vũ Minh Giang đã phân tích về phương pháp tiếp cận liên ngành và phương pháp giám định sử liệu của Đào Duy Anh. Theo tác giả, Đào Duy Anh đã sử dụng nhiều tri thức và khái niệm từ nhiều bộ môn khoa học như sử 8 học, văn học, địa lý học, dân tộc học… và hết sức coi trọng công tác tư liệu trong nghiên cứu khoa học [27]. Đỗ Quang Hưng đã sưu tầm và chú giải cuốn “Bàn về tôn giáo” của Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Nguyễn, tác giả nhận định đây là tác phẩm tiêu biểu và có giá trị nhất, đặc biệt góp phần tạo nền móng cho sự ra đời của ngành Tôn giáo học ở nước ta. Quan điểm của Đào Duy Anh về những vấn đề này đã nhanh chóng ảnh hưởng đến giới nghiên cứu và là gợi ý đáng chú ý đối với nghiên cứu tôn giáo giai đoạn hiện nay [34]. Các công trình trên đều ghi nhận những thành tựu mà giáo sư Đào Duy Anh đã đạt được trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình. Các bài viết đều thống nhất nhận định về nhân cách Đào Duy Anh, xem ông là một trí thức yêu nước chân chính. Một số bài viết đi sâu vào tìm hiểu công trình nghiên cứu văn học, văn hóa của ông ở khía cạnh tư tưởng, phương pháp nghiên cứu… Kế thừa những thành quả của các tác giả đi trước, luận văn sẽ tập trung trình bày về sự nghiệp nghiên nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh, qua đó khẳng định những đóng góp quý báu của ông trong lĩnh vực này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những nội dung mang tính chất trọng điểm trong các công trình nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh. Để thực hiện đề tài, bên cạnh việc tham khảo toàn bộ những tác phẩm tiêu biểu của Đào Duy Anh trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tập trung khảo sát các công trình nghiên cứu về văn học của Đào Duy Anh, bao gồm các tác phẩm do ông viết, các tác phẩm ông đã dịch, hiệu đính, chú giải và các bài viết về văn học, văn hóa trên các tạp chí. Bên cạnh đó, luận văn còn khảo sát các công trình khác có liên quan đến sự nghiệp nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh, đồng thời tham khảo một số tài liệu về lí luận văn học và phương pháp nghiên cứu văn học để có những căn cứ lý thuyết nghiên cứu đề tài. 9 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận liên ngành văn học – văn hóa học: Văn học là một bộ phận hợp thành của văn hóa, những công trình nghiên cứu về văn học của Đào Duy Anh có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực văn hóa khác. Do đó, hướng tiếp cận này giúp chúng tôi nhận định rõ hơn, đa chiều hơn về những công trình của Đào Duy Anh. - Phương pháp thống kê: Sự nghiệp nghiên cứu của Đào Duy Anh hết sức phong phú, đa dạng. Phương pháp này giúp chúng tôi sưu tập, phân loại, sắp xếp các công trình nghiên cứu về văn học để khảo sát. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Cùng với việc phân tích các công trình nghiên cứu của Đào Duy Anh, chúng tôi cũng tìm hiểu và phân tích, tổng hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về học giả Đào Duy Anh. - Phương pháp lịch sử: nghiên cứu các sự kiện lịch sử tác động đến cuộc đời của Đào Duy Anh, qua đó nhận biết được quá trình vận động về phương diện tư tưởng và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghiên cứu văn học của ông. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đặt hệ thống tư tưởng, nhận định của Đào Duy Anh vào dòng chảy của lịch sử văn học nước nhà và những nước khác có liên quan. - Phương pháp so sánh: So sánh các quan niệm, nội dung, tư tưởng, phong cách trong nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh với các nhà nghiên cứu cùng thời với ông. Đồng thời đối chiếu với những quan niệm, nội dung, tư tưởng, phong cách nghiên cứu của Đào Duy Anh với những tác giả trước đó và sau đó, để thấy rõ tính kế thừa trong các nghiên cứu của Đào Duy Anh, và ảnh hưởng của ông đối với các thế hệ nghiên cứu sau. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp những nội dung cơ bản trong sự nghiệp nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh, bổ sung những thông tin và những tài liệu về những 10 công trình nghiên cứu của ông, khẳng định vai trò và vị trí của Đào Duy Anh trong lĩnh vực nghiên cứu văn học nước nhà. * Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc khảo sát về cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh, chúng ta thấy được những vấn đề có ý nghĩa đổi mới đối với tình hình nghiên cứu văn học ở nước ta hiện nay. Từ đó, rút kinh nghiệm đối với công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy văn học. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm các chương: Chương 1: Đào Duy Anh – con người và sự nghiệp (32 trang) Nội dung chương 1 giới thiệu về bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX và sự hình thành lớp trí thức mới Việt Nam trong một thời đại đầy biến động, đồng thời nêu khái quát về các lĩnh vực nghiên cứu của Đào Duy Anh và những thành tựu ông đạt được trong sự nghiệp của mình. Đào Duy Anh sinh ra và lớn lên trong giai đoạn này; cuộc đời, sự nghiệp và quá trình chuyển biến tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng của những nhân tố văn hóa, lịch sử ấy. Chương 2: Đào Duy Anh và hoạt động nghiên cứu văn học (47 trang) Chương 2 đi sâu vào phân tích những công trình nghiên cứu của Đào Duy Anh trong lĩnh vực văn học, bao gồm những nghiên cứu của ông về Truyện Kiều và Thơ chữ Hán Nguyễn Du; những công trình dịch thuật, biên soạn, hiệu đính, khảo chứng về Trần Thái Tông (Khóa hư lục), Nguyễn Trãi (Thơ chữ Hán và chữ Nôm), Nguyễn Huy Tự (Truyện Hoa tiên), Khuất Nguyên (Sở từ)… ; những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ văn học như nghiên cứu về chữ Nôm và biên soạn từ điển. Chương 3: Phương hướng, phương pháp và phong cách nghiên cứu văn học của Đào Duy Anh (37 trang) Chương 3 bàn luận về phương hướng, phương pháp và phong cách của Đào Duy Anh trong nghiên cứu văn học. Đào Duy Anh là một nhà khoa học chân chính, một nhân cách lớn, là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo. Những công trình 11 nghiên cứu về văn học của Đào Duy Anh có một ý nghĩa lớn về mặt lý luận và thực tiễn, là những di sản văn hóa quý giá để lại cho chúng ta mai sau. Chương 1. ĐÀO DUY ANH – CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP 1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX 1.1.1. Những tiền đề chính trị, văn hóa, xã hội Những năm đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn. Thực dân Pháp tìm cách gạt bỏ vai trò của triều đình phong kiến. Nền kinh tế Việt Nam dần dần chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế thuộc địa - tư bản chủ nghĩa có những bước phát triển nhanh chóng nhưng cũng tạo ra một cơ cấu kinh tế mất cân đối dẫn đến sự phân hóa thiếu triệt để của cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Từ một quốc gia phong kiến tự chủ, Việt Nam trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Đất nước có những chuyển biến rõ rệt, xuất hiện một thể chế chính trị mới và có những thay đổi về cơ cấu xã hội. Các ngành thủ công nghiệp và nghề truyền thống suy tàn. Nhiều cơ sở hạ tầng giao thông và công nghiệp ra đời. Một hệ thống đô thị lớn xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn… dẫn đến việc hình thành tầng lớp thị dân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức Tây học và cả dân nghèo thành thị. Ý thức dân chủ của phương Tây lan rộng trong đời sống thành thị dẫn đến những chuyển biến sâu sắc trong tinh thần thời đại. Chữ Quốc ngữ ngày càng được phổ biến rộng rãi dần dần thay thế chữ Hán. Nho học ngày càng thất thế, tàn lụi. Giao lưu văn hóa, văn học Đông – Tây đã tạo ra những biến động đa dạng và phức tạp trong đời sống văn hóa xã hội. Các trào lưu tư tưởng mới, các thành tựu khoa học và kĩ thuật, văn hóa và nghệ thuật phương Tây du nhập vào Việt Nam, thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ tiếp xúc giữa hai nền văn hoá Á – Âu, Đông – Tây. Trong thời điểm này, Âu hóa trở thành một nhu cầu bức bách. Sự tiếp nhận một cách sáng tạo văn minh phương Tây bên cạnh văn hóa phương Đông được xem là một nhân tố cần thiết để phát triển đời sống tư tưởng của dân tộc. 12 Đô thị phát triển làm đời sống của những người dân có nhiều thay đổi, những nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều. Đào Duy Anh nhận xét trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương: “Ta xem thế thì thấy đời sống tầng lớp trung lưu ở thành thị ngày nay theo một cách sinh hoạt tự do và xa xỉ hơn cách sinh hoạt của xã hội nông nghiệp xưa nhiều. Đối với văn hóa Tây phương, họ chăm du nhập những điều cần dùng cho họ; điều kiện sinh hoạt vật chất của họ dồi dào chừng nào thì lòng hâm mộ của họ đối với văn hóa Tây phương càng nồng nàn chừng nấy” [17, tr. 401]. Hoài Thanh – Hoài Chân với bài mở đầu Một thời đại trong thi ca trong tác phẩm Thi nhân Việt Nam cũng đã viết về một đất nước Việt Nam kỳ lạ với những đổi thay về vật chất và tinh thần với tư cách của một người trong cuộc: “Một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ… Trước mắt chúng ta bỗng bày ra những cảnh lạ lùng chưa bao giờ từng thấy. Lúc đầu ai nấy đều ngơ ngác, không hiểu ra làm sao. Nhưng rồi chúng ta quen dần. Chúng ta ở nhà tây, đội mũ tây, đi giày tây, mặc áo tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp… Nhưng cuộc Âu hóa không phải chỉ có thế. Nó đã đi qua hai giai đoạn hình thức và tư tưởng; nó còn phải đi qua một giai đoạn nữa. Nó đã thay đổi những tập quán sinh hoạt hàng ngày, nó đã thay đổi cách ta vận động tư tưởng, tất nó sẽ thay đổi cả cái nhịp rung cảm của ta nữa… Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong tâm hồn ta” [58, tr.11-13]. Quả thật, sự tiếp xúc giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại, đặc biệt là với văn hóa phương Tây diễn ra vô cùng mạnh mẽ đã có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Việt Nam. Dần dà trong nhiều sinh hoạt xã hội, chúng ta như đã rời khỏi khung trời hạn hẹp của một vùng Viễn Đông đóng kín để đặt mình vào trào lưu văn hóa của Tây phương đang bành trướng – một bước tiến phổ quát trong tiến trình chung của nhân loại. 13 Văn hóa vật chất Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XX đã có một diện mạo mới. Trên lĩnh vực nông nghiệp đã xuất hiện những cơ sở vật chất mới, đó là hệ thống thuỷ nông ứng dụng khoa học kĩ thuật nông nghiệp phương Tây. Trên lĩnh vực công nghiệp, tư sản Pháp đã du nhập công nghệ hiện đại để xây dựng kỹ nghệ thuộc địa nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam phục vụ cho nền kinh tế Pháp. Đó là yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của hệ thống cơ sở vật chất công nghiệp hiện đại trên đất nước ta. Đời sống vật chất của nhân dân xuất hiện nhiều tiện nghi. Từ cái ăn, cái mặc đến nhà ở đều có đan xen những yếu tố mới, những món ăn thức uống của người Âu đã xen vào khẩu vị ẩm thực của người Việt Nam, các phương tiện giao thông bằng xe hơi, tàu hoả, tàu điện… được người dân sử dụng thường xuyên, các đồ dùng sinh hoạt mới như xe đạp, đèn pin, xà phòng, thuốc lá Tây được nhiều người ưa thích. Ở thành thị những rạp hát, những quán trà mọc lên ngày càng nhiều. Y phục của người Việt đã xuất hiện mặc quần áo tân thời: nam sơ mi âu phục, com lê, nữ áo dài kiểu mới hoặc váy đầm… Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương xuất bản năm 1938, học giả Đào Duy Anh đã nêu những ảnh hưởng của văn minh phương Tây đến văn hóa Việt Nam, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của hai nền văn minh phương Đông và phương Tây, và sự yếu thế của văn hóa Việt Nam trước sự lấn lướt của văn minh phương Tây. Đặc biệt là học giả cũng đã nêu và phân tích thái độ ứng xử của một số trí thức Việt Nam trước tình hình đó. Trong xã hội lúc bấy giờ có rất nhiều phái khác nhau, nhưng theo Đào Duy Anh tựu trung lại có ba thái độ chính trong giới trí thức Việt Nam khi tiếp xúc với văn minh phương Tây: Đông Tây dung hợp, Âu hóa hoàn toàn và triệt để cách mệnh. Bên cạnh đó, Đào Duy Anh cũng đã phác họa lối sống của tầng lớp trung lưu chịu ảnh hưởng của lối sống mới: “Họ đã quen thích những nhà của kiểu Tây, có lầu, có buồng tắm, đèn điện, quạt điện, có giường lò xo, có ghế bành rộng rãi. Cách trần thiết trong nhà thì họ hoàn toàn theo cách mới. Đi ra ngoài thì họ hay dùng xe hơi. Trong sự xã giao thì cử chỉ dáng điệu cũng bắt chước Tây, lễ phép xưa ngăn cách trai gái già trẻ bằng những bức tường nghiêm mật, đối với họ không còn ý nghĩa gì

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net