Biện pháp chơi chữ trong tít báo (khảo sát báo chí thành phố hồ chí minh từ năm 2010 đến năm 2012)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Biện pháp chơi chữ trong tít báo (khảo sát báo chí thành phố hồ chí minh từ năm 2010 đến năm 2012)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN DƯƠNG VĂN QUANG BIỆN PHÁP CHƠI CHỮ TRONG TÍT BÁO CHÍ (KHẢO SÁT BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2010-2012) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60.22.01 Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN DƯƠNG VĂN QUANG BIỆN PHÁP CHƠI CHỮ TRONG TÍT BÁO (KHẢO SÁT BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60.22.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS LÊ KHẮC CƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau gần 15 tháng, bằng sự cố gắng cao độ trong hoàn cảnh vừa làm vừa học, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Trước tiên, xin chân thành cảm ơn PGS-TS Lê Khắc Cường (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TPHCM) đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng tri ân đến các thầy, cô: GS-TS Nguyễn Đức Dân, PGS-TS Lê Trung Hoa, TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, nhà nghiên cứu Triều Nguyên và nhà nghiên cứu Vu Gia đã cho tôi nhiều ý kiến tham khảo quý báu. Cảm ơn những đồng nghiệp ở các báo Người lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ… đã giúp đỡ tôi thu thập tài liệu và thực hiện các bảng khảo sát, thăm dò ý kiến. Đặc biệt cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Duyên, nhân viên Trung tâm Tư liệu - Ảnh của báo Người lao động, đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tập hợp và khảo sát ngữ liệu. Và không quên dành sự cảm kích cho những người thân yêu trong gia đình cùng đồng nghiệp, bạn bè… đã chia sẻ và luôn sát cánh bên tôi. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm khoa học và pháp lý về tất cả những nội dung tôi đã công bố trong luận văn này. Tác giả luận văn DƯƠNG VĂN QUANG QUY ƯỚC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 1. Các chữ được dùng lặp lại nhiều lần - NLĐ: báo Người lao động - TN: báo Thanh niên - TT: báo Tuổi trẻ - Cd: ca dao - ĐH KHXH&NV: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG: Đại học Quốc gia - Nxb: Nhà xuất bản - KHXH: Khoa học xã hội - THCN: Trung học chuyên nghiệp - TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh - Vd: ví dụ 2. Các ký hiệu - A: tiếng Anh - P: tiếng Pháp 3. Phương thức đọc - (NLĐ, 14-10-2012): đăng báo Người lao động ngày 14-10-2012 - (Công an TP Đà Nẵng, 28-2-2014): đăng báo Công an TP Đà Nẵng ngày 28-2- 2014 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 2.1. Về các biện pháp chơi chữ 2 2.2. Về tít và chơi chữ trong tít báo 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Ngữ liệu 10 6. Đóng góp mới của luận văn 11 7. Bố cục luận văn 11 CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN 12 1. Chơi chữ: Khái niệm, đặc điểm 12 2. Về tít báo 15 2.1. Phân loại, đặc điểm 16 2.1.1. Tít chính 16 2.1.2. Tít phụ trên 16 2.1.3. Tít phụ dưới 16 2.1.4. Tít xen 17 2.2. Chức năng 17 2.3. Các dạng tít 17 2.3.1. Tít thông tin 17 2.3.2. Tít kích thích 18 3. Tiểu kết 18 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC KIỂU CHƠI CHỮ 19 TRONG TÍT BÁO 1. Kết quả 20 2. Phân loại, đặc điểm 24 2.1. Theo dạng tác phẩm (tin, bài) 24 2.2. Theo thể loại 24 2.3. Theo các kiểu chơi chữ 25 2.3.1. Nói lái 25 2.3.2. Dựa vào hiện tượng nghịch nghĩa, nói ngược 28 2.3.2.1. Nghịch nghĩa 28 2.3.2.2. Nói ngược 31 2.3.3. Chơi chữ bằng cách vận dụng tục ngữ, thành ngữ 32 2.3.3.1. Chơi chữ bằng cách sử dụng nguyên trạng tục ngữ, thành ngữ 35 2.3.3.2. Cải biến tục ngữ, thành ngữ 35 2.3.4. Chơi chữ bằng cách dùng tiếng lóng 36 2.3.4.1. Dùng từ lóng thuần Việt hoặc vay mượn 36 2.3.4.2. Thông qua hiện tượng "tặc hóa" 38 2.3.4.3. Theo hiện tượng nhiều nghĩa 39 2.3.5. Chơi chữ bằng cách trùng điệp 44 2.3.5.1. Điệp âm 44 2.3.5.2. Điệp vần 46 2.3.5.3. Điệp từ 47 2.3.5.4. Điệp thanh 47 2.3.6 Chơi chữ bằng cách dẫn ngữ - nói dựa 48 2.3.6.1. Dẫn các tựa đề nổi tiếng 49 2.3.6.2. Dẫn dựa những mẫu quen thuộc 50 2.3.6.3. Trích Kiều 52 3. Tiểu kết 53 CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CHƠI CHỮ TRONG 56 TÍT BÁO 1. Bày tỏ chủ ý phê phán, châm biếm, đả kích 57 1.1. Nói lái 57 1.2. Nghịch nghĩa, nói ngược 58 1.3. Dẫn ngữ - nói dựa 63 1.4. Vận dụng tục ngữ, thành ngữ 66 1.5. Tiếng lóng 67 2. Gây ấn tượng, bất ngờ, ngạc nhiên, thú vị 68 2.1. Nghịch nghĩa, nói ngược 68 2.2. Trùng điệp 70 2.3. Dẫn ngữ - nói dựa 72 2.4. Tiếng lóng 73 3. Làm giàu hình ảnh, hàm súc; tăng tính biểu cảm, biểu thái 75 3.1. Vận dụng tục ngữ, thành ngữ 75 3.2. Tiếng lóng 79 4. Tạo hiệu ứng thẩm mỹ 82 4.1. Nói lái 82 4.2. Tiếng lóng 84 5. Một số giá trị sử dụng khác 85 6. Tiểu kết 88 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 1: Danh mục tít chơi chữ tiêu biểu 98 PHỤ LỤC 2: Câu hỏi và kết quả tỉ lệ thăm dò 108 PHỤ LỤC 3: Nội dung trả lời phỏng vấn trực tiếp 110 PHỤ LỤC 4: Bản gốc tài liệu bằng tiếng Anh được trích dẫn 113 PHỤ LỤC 5: Các bảng khảo sát 115 DANH MỤC BẢNG BIỂU Nội dung Trang Bảng 2.1: Số tít báo có yếu tố chơi chữ ghi nhận được ở ba báo Tuổi 20 trẻ, Thanh niên, Người lao động qua khảo sát 1.080 kỳ/mỗi báo Bảng 2.2: Kết quả trả lời câu hỏi 1 từ báo Tuổi trẻ 21 Bảng 2.3: Kết quả trả lời câu hỏi 1 từ báo Thanh niên 21 Bảng 2.4: Kết quả trả lời câu hỏi 1 từ báo Người lao động 22 Bảng 2.5: Kết quả trả lời câu hỏi 2 từ báo Tuổi trẻ 22 Bảng 2.6: Kết quả trả lời câu hỏi 2 từ báo Thanh niên 23 Bảng 2.7: Kết quả trả lời câu hỏi 2 từ báo Người lao động 23 Bảng 2.8: Tỉ lệ tít tin và tít bài có yếu tố chơi chữ trên tổng số tít có 24 yếu tố chơi chữ của từng báo Bảng 2.9: Tỉ lệ tít bài bình luận có yếu tố chơi chữ trên tổng số tít 25 bài có yếu tố chơi chữ của từng báo -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tít (còn được gọi là tiêu đề, đầu đề) là thành phần quan trọng của một tác phẩm báo chí. Có những trường hợp tít quyết định đến việc độc giả có đọc tác phẩm đó hay không. Ngôn ngữ chi phối tính hấp dẫn của tít, đặc biệt là tít báo chí. Một trong những biện pháp tu từ thường được sử dụng khi đặt tít là chơi chữ. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về vấn đề này. Người làm báo biết rằng phép chơi chữ tạo sự thu hút cho tít báo và cố gắng vận dụng nó. Tuy nhiên, cơ sở khoa học để tạo lập cũng như khẳng định hiệu quả của biện pháp chơi chữ trong tít hiện chủ yếu dựa trên cảm quan về ngôn ngữ. Việc nghiên cứu sâu biện pháp này sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các nhà báo, giúp họ vận dụng tốt hơn kỹ thuật này. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu biện pháp chơi chữ trong tiếng Việt đã có từ lâu. Tương tự, cũng đã có nhiều công trình viết về tít báo tiếng Việt. Có thể điểm qua một số công trình: 2.1. Về các biện pháp chơi chữ: Ở phương diện lý luận, có thể kể đến “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (2004) của Cù Đình Tú và “Phong cách học tiếng Việt” (2004) của Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hòa. Trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, Cù Đình Tú phân loại các kiểu chơi chữ như sau: + Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm, chữ viết: -2- - Dùng các phương tiện cùng âm: Bà già đi chợ cầu Đông/Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng/Thầy bói xem quẻ nói rằng/Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. - Dùng cách phiên âm tiếng nước ngoài: Wesmoreland  Vét mỡ lợn, Hakin  Hắc ín (“Phiên âm” tên của 2 tướng Mỹ chỉ huy quân xâm lược Việt Nam, theo hướng xấu, châm biếm). - Dùng cách điệp âm: lặp lại nhiều lần các âm, chủ yếu là phụ âm đầu: Thiệt thà thẳng thắn thường thua thiệt/Lọc lừa luồn lách lại lên lương. - Dùng cách chiết tự: Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc/Phận liễu sao đà nẩy nét ngang (Hồ Xuân Hương). + Chơi chữ bằng các phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa: Đi tu Phật bắt ăn chay/Thịt chó ăn được thịt cầy thì không; Còn trời còn nước còn non/Còn cô bán rượu anh còn say sưa; Mỹ mà xấu... + Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp: Là cách tách và ghép các yếu tố trong câu theo những quan hệ ngữ pháp khác nhau; đánh tráo quan hệ cú pháp trong câu... + Nói lái: Theo Cù Đình Tú, gần với chơi chữ là hình thức nói lái. Người ta dùng lối đánh tráo phụ âm đầu và phần vần giữa các âm tiết để tạo nên những từ ngữ khác dưới dạng tiềm năng. Khi tiềm năng từ ngữ này được thực hiện thì nó sẽ tạo ra một nội dung mới, bất ngờ, hiểm hóc. Nói lái được dùng để châm biếm, đả kích. Trong “Phong cách học tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hòa phân loại chơi chữ như sau: + Tách từ: Đã khách thì khứa (khách khứa), đã dốt thì nát (dốt nát), đã nghèo thì hèn (nghèo hèn)... + Tách từ và ghép từ mới: Cà phê cà pháo, tàu bay tàu bò, mì chính mì phụ... -3- + Phép đối (chủ yếu trong văn chương): Thiếp từ thuở má thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ/Chàng ở dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh (Nguyễn Khuyến). + Phép đố (chủ yếu lưu hành trong sinh hoạt dân gian, vd như hát đối đáp, cd...): Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?/Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non? + Nói lái: Nói lái được thực hiện bằng cách đánh tráo phụ âm đầu, vần và thanh điệu để tạo nên một hiệu quả vui đùa, trào lộng: Trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc/Gái Gò Công vừa gồng vừa co. + Thơ Bút Tre: Ta đi bầu cử tự do/Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm. + Dẫn ngữ, tập Kiều: Công an huơ gậy, ra chào/Hai Kiều e lệ, nép vào... xích lô (Hai cô gái đi xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, bị CSGT thổi phạt). Ở phương diện ứng dụng có một số tác giả, công trình sau đây: Công trình “Chơi chữ” của Lãng Nhân chia làm 12 phần: 1. Hoành phi, trướng; 2. Câu đối: 3. Lục bát, song thất lục bất; 4. Tập Kiều, vịnh Kiều; 5. Hát ả đào; 6. Thơ ngũ ngôn; 7. Thơ thất ngôn; 8. Văn biền ngẫu; 9. Thổ âm, thổ ngữ: 10. Dịch ngoại ngữ; 11. Văn thơ Việt Nam hóa; 12. Quốc ngữ chữ nước ta. Sách có nhiều tư liệu quý song chủ yếu nguồn ngữ liệu là cổ thi, cổ văn nên không thật đa dạng. “Thú chơi chữ” của Hồ Lê - Lê Trung Hoa chia làm 14 chương (không kể chương mở đầu): 1. Chơi chữ bằng cách nói lái; 2. Chơi chữ bằng cách đảo từ, đảo ngữ, đảo cú; 3. Chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm; 4. Chơi chữ bằng cách trùng điệp; 5. Chơi chữ bằng cách mô phỏng (nhại từ, nhại ngữ, nhại câu, nhại bài); 6. Chơi chữ bằng hiện tượng đồng nghĩa; 7. Chơi chữ bằng -4- hiện tượng đồng âm và đồng nghĩa; 8. Chơi chữ bằng cách tạo ra hiện tượng nghịch nghĩa, nói ngược; 9. Chơi chữ bằng từ liên nghĩa thật và giả; 10. Chơi chữ bằng cách sử dụng nghĩa phái sinh thật và giả; 11. Chơi chữ bằng cách tả chữ, xáo chữ, chiết tự, tách từ; 12. Chơi chữ bằng cách hạn vận, hạn từ; 13. Các lối chơi chữ bằng thành ngữ, tục ngữ, ca dao; và 14. Các lối chơi chữ chung quanh “Truyện Kiều”. “Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt” của Triều Nguyên hệ thống hóa các kiểu dạng chơi chữ (chủ yếu trong văn chương) của người Việt một cách khoa học. Tác giả phân thành 26 kiểu dạng chơi chữ như sau: + Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết: Gồm các cách chơi chữ bộ phận: - Chơi chữ theo cách cùng âm; - Chơi chữ theo cách nhại, cách gần âm; - Chơi chữ theo cách phiên âm tiếng nước ngoài; - Chơi chữ theo cách điệp âm; - Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái); - Chơi chữ theo cách đan xen ngôn ngữ; - Một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Hán; - Một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Quốc ngữ. + Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ nghĩa: Gồm các cách chơi chữ bộ phận: - Chơi chữ theo cách cùng nghĩa; - Chơi chữ theo cách trái nghĩa; - Chơi chữ theo cách nhiều nghĩa; - Chơi chữ theo cách lệch nghĩa; - Chơi chữ theo cách khoán nghĩa; - Chơi chữ theo cách bác bỏ A mà lại B, và cách tạo nước đôi về nghĩa; -5- - Chơi chữ dựa vào trường nghĩa; - Chơi chữ dựa vào sở chỉ; + Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp: Gồm các cách chơi chữ bộ phận: - Chơi chữ theo cách tách từ ngữ; - Chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ ngữ; - Chơi chữ theo cách chuyển từ ra ngữ, câu, và rút gọn ngữ, câu; - Chơi chữ theo cách ngắt nhịp câu, buông lửng câu; + Chơi chữ dựa vào phương ngữ, luật thơ và phong cách văn bản: Gồm có các cách chơi chữ bộ phận: - Chơi chữ dựa vào phương ngữ, tiếng lóng; - Chơi chữ dựa vào luật thơ và cấu trúc văn bản; - Chơi chữ dựa vào phong cách văn bản; + Chơi chữ có sự tham gia của ngữ liệu ngoài văn bản: Gồm có các cách chơi chữ bộ phận: Chơi chữ theo cách tách một bộ phận ở ngữ liệu tác phẩm văn học văn hóa, rồi đặt vào ngữ cảnh mới, mâu thuẫn với ý nghĩa vốn có của bộ phận được tách: - Chơi chữ theo cách dựa vào một tác phẩm có trước để tạo nên một sáng tác mới; - Chơi chữ theo cách dựa vào “Truyện Kiều”; Mỗi cách trong số 26 cách chơi chữ này, cũng theo tác giả, còn được phân ra thành các kiểu dạng chơi chữ trực thuộc (tổng cộng, có 90 kiểu dạng). Như vậy, phạm vi thể hiện của chơi chữ khá rộng khắp, bao gồm nhiều bình diện của ngôn ngữ tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng, ngữ pháp, phong cách, phương ngữ, luật thơ… 2.2. Về tít và chơi chữ trong tít báo: -6- Năm 1865, Gia Định báo - tờ báo quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam - ra đời. Sau gần 150 năm phát triển, ngôn ngữ báo chí ngày càng đa dạng. Trong đó, ngôn ngữ của tít báo chí có một sức sống riêng. Các biện pháp chơi chữ đã góp phần làm nên sức sống đó. Những nghiên cứu về tít và chơi chữ trong tít báo chí khá đa dạng, đáng chú ý là: “Những kỹ thuật căn bản của người viết báo” (1967) của Hồ Hữu Tường, “Giáo trình nghiệp vụ báo chí” (1972, nhiều tác giả), “Ký giả chuyên nghiệp” (1974) của John Hohenberg do Lê Thái Bằng và Lê Đình Điểu dịch. Trong những các phẩm này, các tác giả có đề cập về tít nhưng chủ yếu nói về đặc điểm, chức năng. Trong “Process of Composition” (1982), ở mục “Title of essay”, tác giả Joy M. Reid đã đúc kết 3 yêu cầu cơ bản của một tít là rõ ràng (clear), cô đọng (concise) và chính xác (precise). Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến biện pháp chơi chữ trong tít. Trần Ngọc Thêm (1988) và Trần Ngọc Thêm - Trịnh Sâm (1989) phân loại tiêu đề văn bản nói chung, trong đó có tiêu đề báo chí, thành các loại: tiêu đề luận điểm, tiêu đề nêu chủ đề và tiêu đề gợi ý. Cách phân loại này cũng tương hợp với các dạng tít (sẽ nêu bên dưới), như tít thông tin, tít gợi... Các tác giả bàn chủ yếu về văn bản và báo chí, ít đào sâu vào ngôn ngữ tít. Các giáo trình về báo chí cũng có đề cập đến kỹ thuật viết tít nhưng chủ yếu mang tính chất thực hành nghề, không bàn thấu đáo về ngôn ngữ tít, cụ thể hơn là biện pháp chơi chữ trong tít. Có thể kể đến: “Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí” (2001) của Nguyễn Trọng Báu; “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí” (2003) của Hoàng Anh; “Ngôn ngữ báo chí” (2003) của Nguyễn Tri Niên; “Ngôn ngữ báo chí” (2004) của Vũ Quang Hào... Riêng Vũ -7- Quang Hào đã dành một chương “Ngôn ngữ tít báo” đề cập đến tiêu đề báo chí, chủ yếu nói về chức năng và cấu trúc của tít, phân dạng tít phổ biến, những loại tít mắc lỗi... Nổi bật trong các nghiên cứu về tít là “Ngôn ngữ báo chí - những vấn đề cơ bản” (2007) của Nguyễn Đức Dân. Tác giả bàn khá đa chiều về kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các loại hình báo chí để đạt hiệu quả biểu đạt cao nhất, phân tích ngôn từ trên báo, tính lôgic của ngôn ngữ báo chí... Đặc biệt, tác giả cũng đề cập sâu vai trò, nội dung và hình thức của tít báo qua việc phân loại và phân tích kỹ thuật đặt tít. Trước đó, trong bài “Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2004) và bài “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2004), tác giả Nguyễn Đức Dân cũng phân tích nhiều trường hợp sử dụng hàm ý và chơi chữ trong tít báo bằng cách vận dụng tục ngữ, thành ngữ... Trịnh Sâm là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về tít báo. Trong “Tiêu đề văn bản tiếng Việt” (2001), tác giả nghiên cứu sâu ngôn ngữ trong tít báo ở TPHCM song phần nói về chơi chữ thì không nhiều. Tương tự là bài “Đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở TPHCM” in trong “Đi tìm bản sắc tiếng Việt” (2011), tác giả một lần nữa đề cập đến tít báo. Trong “Mấy yêu cầu về mặt ngôn ngữ của tiêu đề văn bản báo chí”, Trịnh Sâm bàn sâu hơn về ngôn ngữ tít báo, đặc biệt là những yêu cầu về chuẩn chính tả, chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ nghĩa - cú pháp, sự tương hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản và nội dung văn bản... để đúc kết phương pháp viết tít đúng. Trong “Khám phá nghề biên tập” (2013), Ngọc Trân dành đến 18 trang bàn về tít báo. Trong phần “Tít kích thích”, tác giả có nói về chơi chữ: -8- “Phương thức này là nguồn cảm hứng vô tận và dễ áp dụng. Cách thức rất đơn giản: sử dụng các cụm từ gây bất ngờ cho người đọc” [62, tr.187]. Tác giả cũng nêu một số biện pháp đặt tít kích thích, như: dựa vào tít nổi tiếng (vd: 3 ngọn nến lung linh), sử dụng các mẫu có sẵn (vd: Nhạt hơn nước ốc!), lặp lại âm đầu (vd: Vốn vay vẫn vất vả; Khỏi chưa phải đã khỏe), dùng những cặp từ đối lập (vd: Hòa nhưng lỗ)... Trên các tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ học hoặc báo chí thỉnh thoảng có các bài phân tích về tít báo chí nhưng biện pháp chơi chữ chưa được chú ý. Có thể kể đến: “Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại” của Nguyễn Thị Thanh Hương (Tạp chí Ngôn ngữ, số 9+10/2001); “Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt” của Nguyễn Thị Vân Đông (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 11/2003); “Tít báo tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng” của Nguyễn Thị Vân Đông (Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 12/2005); “Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí” của Hoàng Anh (Tạp chí Ngôn ngữ, số 9/2005); Một số luận văn thạc sĩ liên quan đến ngôn ngữ báo chí cũng lưu ý khảo sát tít báo. “Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản báo chí” (2004) của Trần Thanh Nguyện có đánh giá về ngôn ngữ báo chí ở TPHCM song không nói nhiều về ngôn ngữ tít. “Đặc điểm ngôn ngữ của dẫn đề báo chí tiếng Việt” (2011) của Trịnh Vũ Hoàng Mai nghiên cứu chính về ngôn ngữ của dẫn đề - một bộ phận rất quan trọng, thường nằm ngay dưới tít chính của một bài báo và liên quan mật thiết đến tít; “Tiêu đề văn bản báo chí tiếng Việt (Có so sánh với tiêu đề văn bản báo chí tiếng Anh)” (2005) của Hồ Thị Phượng tập trung so sánh tiêu đề báo chí dưới góc độ cấu trúc, chức năng; “Tiêu đề trên Báo Công an TPHCM (Qua hai giai đoạn 1986-1990 và 2006-2007) (2009) -9- của Huỳnh Ngọc Đoan Trang so sánh cấu trúc và sự tác động về nhận thức - thẩm mỹ của tiêu đề trên Báo Công an TPHCM qua các giai đoạn. Luận văn thạc sĩ “Tiêu đề văn bản phóng sự tiếng Việt” (so sánh với tiếng Anh) (2008) của Phan Thanh Huyền nêu đặc điểm của tít bài phóng sự. Tác giả viết: “Vì tiêu đề là cái đập vào mắt, tác động đến người ta trước tiên nên ngôn ngữ sử dụng ở tiêu đề phải có sức hút. Điều này thể hiện ở những biện pháp sau: Sử dụng từ độc đáo; Kiến tạo được những kết hợp từ độc đáo, bất ngờ; Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách sáng tạo và có hiệu quả; Sử dụng tốt các biện pháp chơi chữ dựa trên những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc”. Trong các công trình của những tác giả nước ngoài được chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua cũng có nội dung liên quan đến báo chí nói chung và tít báo nói riêng, ở những mức độ khác nhau, như: “Báo chí trong kinh tế thị trường” (2003, Nxb Thông tấn) của A. A. Grabennhicốp; “Hướng dẫn cách viết báo” (2003, Nxb Thông tấn) của Jean-Luc Martin Lagardette; “Nghề làm báo” (2003, Nxb Thông tấn) của Philippe Gaillard; “Nhà báo hiện đại” (2007, Nxb Trẻ) của The Missouri Group; “Con mắt biên tập” (2011, Nxb Tổng hợp TPHCM) của Jane T. Harrigan và Karen Brown Dunlap. Trong số đó, “Nhà báo hiện đại” và “Con mắt biên tập” có đề cập đến chơi chữ trong tít báo hiện đại. “Con mắt biên tập” dành đến 27 trang nói về tít. Tuy nhiên, đây là giáo trình chuyên ngành báo chí nên tác giả đi sâu vào kỹ thuật đặt tít sao cho hợp chuẩn, tránh mắc lỗi; không bàn luận về ngôn ngữ tít và biện pháp chơi chữ trong tít. Như vậy, việc nghiên cứu về ngôn ngữ của tít báo đã được chú ý. Tuy nhiên, biện pháp chơi chữ trong tít báo ít được đề cập. Dù vậy, các nghiên cứu đi trước cũng cho thấy rằng chơi chữ là một biện pháp đắc dụng đối với việc - 10 - đặt tít báo, nhất là báo chí hiện đại, nhằm tăng hiệu ứng về ngôn từ, tạo thêm sức hấp dẫn, cuốn hút độc giả cho tác phẩm báo chí. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hiện trong cả nước có hàng trăm tờ báo, trong đó có nhiều tờ báo có số lượng phát hành lớn. Do khuôn khổ của đề tài, luận văn khảo sát tít chính của tin và bài trên báo in của các nhật báo Tuổi trẻ (TT), Thanh niên (TN) và Người lao động (NLĐ) trong các năm 2010, 2011 và 2012. Đây là ba nhật báo có số lượng phát hành lớn. Mỗi năm, bình quân mỗi tờ phát hành 360 kỳ báo. Tính tổng cộng, số kỳ báo được khảo sát của ba báo nói trên trong ba năm là 3.240 kỳ. Trong 3.240 kỳ này, qua khảo sát, có 2.337 tít (chính) có yếu tố chơi chữ. Trên cơ sở nguồn ngữ liệu đó, luận văn tiến hành phân loại, phân tích đặc điểm ngôn ngữ của tít và biện pháp chơi chữ trong tít, sau đó đánh giá hiệu quả của chúng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp định lượng và định tính: Thống kê và phân loại những tít báo sử dụng biện pháp chơi chữ trên các tờ báo TT, TN và NLĐ; phỏng vấn các nhà báo (biên tập viên, thư ký tòa soạn) kết hợp với tham khảo ý kiến của độc giả bằng bảng hỏi qua mạng. - Phương pháp miêu tả: Căn cứ nội dung của tít, chúng tôi miêu tả và phân loại các tít dựa trên biện pháp chơi chữ. 5. Ngữ liệu - 11 - Ngữ liệu sử dụng trong luận văn là các tít có sử dụng biện pháp chơi chữ trên 3.240 kỳ báo của các tờ báo in TT, TN, NLĐ. 6. Đóng góp mới của luận văn - Về phương diện ngôn ngữ: Khẳng định thêm vai trò của biện pháp chơi chữ trong diễn đạt văn bản nói chung, trong đó có văn bản báo chí, đồng thời chứng minh biện pháp chơi chữ đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngôn ngữ báo chí tiếng Việt. - Về phương diện báo chí - truyền thông: Góp thêm cái nhìn về diện mạo của kỹ thuật đặt tít báo chí hiện nay. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chủ yếu được trình bày trong ba chương, gồm: Chương 1 - Những vấn đề chung: Trình bày khung lý thuyết về biện pháp chơi chữ, tít báo. Chương 2 - Khảo sát chơi chữ trong tít báo: Thống kê, phân loại các dạng chơi chữ trong tít báo để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả của chơi chữ trong tít. Chương 3 - Giá trị sử dụng của chơi chữ trong tít: Nhận xét về hiệu quả, hiệu ứng doừ các biện pháp chơi chữ mang lại, qua đó đúc kết giá trị sử dụng nói chung của biện pháp này đối với tít báo và nghề báo.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net