Đặc điểm ngôn ngữ phỏng vấn (khảo sát cứ liệu trên báo in tiếng việt từ năm 2008 đến nay)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đặc điểm ngôn ngữ phỏng vấn (khảo sát cứ liệu trên báo in tiếng việt từ năm 2008 đến nay)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- DƯƠNG THỊ MY SA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN (KHẢO SÁT CỨ LIỆU TRÊN BÁO IN TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- DƯƠNG THỊ MY SA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN (KHẢO SÁT CỨ LIỆU TRÊN BÁO IN TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60.22.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi kính gửi đến quý giáo sư, tiến sĩ đã giảng dạy chúng tôi trong thời gian học Cao học lời tri ân chân thành. Đây là khoảng thời gian ngắn nhưng chúng tôi lại học hỏi và mở mang được rất nhiều điều, về chuyên môn và về cả những ứng xử trong cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn Thư viện Trường, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Phòng Sau đại học, Phòng Quản lý khoa học và Dự án đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập ngữ liệu và trong việc thực hiện các thủ tục bảo vệ luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và “hối thúc” tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Và đặc biệt, tôi kính gửi đến Tiến sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh lời tri ân chân thành nhất. Cô là người hướng dẫn luận văn, đồng thời là người theo suốt, chỉ dạy tôi rất nhiều điều trong thời gian tôi công tác tại Khoa Văn học và Ngôn ngữ. Tôi mong mình cũng sẽ là một người đưa đò nhiệt huyết, bao dung như Cô. Trong luận văn của chúng tôi, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung cũng như hình thức. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2013 Tác giả Dương Thị My Sa MỤC LỤC DẪN NHẬP ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................... 10 6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 10 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 12 1.1. Đặc trưng của báo chí và ngôn ngữ báo chí ............................................ 12 1.1.1. Đặc trưng của báo chí ...................................................................................... 12 1.1.1.1. Tính thời sự .................................................................................... 12 1.1.1.2. Tính trung thực .............................................................................. 13 1.1.1.3. Tính hấp dẫn .................................................................................. 13 1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí....................................................................... 14 1.1.2.1. Tính chính xác ............................................................................... 14 1.1.2.2. Tính cụ thể ..................................................................................... 14 1.1.2.3. Tính đại chúng ............................................................................... 14 1.1.2.4. Tính ngắn gọn ................................................................................ 15 1.1.2.5. Tính định lượng ............................................................................. 15 1.1.2.6. Tính bình giá .................................................................................. 15 1.1.2.7. Tính biểu cảm ................................................................................ 16 1.1.2.8. Tính khuôn mẫu ............................................................................. 16 1.2. Sự phân chia thể loại báo chí và vấn đề thể loại phỏng vấn ................... 17 1.2.1. Sự phân chia thể loại báo chí............................................................................. 17 1.2.1.1. Nhóm các thể loại báo chí thông tấn ............................................... 17 1.2.1.2. Nhóm các thể loại báo chí chính luận ............................................. 17 1.2.1.3. Nhóm các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật ......................... 18 1.2.2. Thể loại phỏng vấn ............................................................................................. 18 1.2.2.1. Các quan niệm về thể loại phỏng vấn ............................................. 18 1.2.2.2. Đặc điểm của thể loại phỏng vấn .................................................... 20 1.2.2.3. Các dạng phỏng vấn ....................................................................... 22 1.3. Một số vấn đề về phỏng vấn trên báo in tiếng Việt ................................. 26 1.3.1. Vị trí của thể loại phỏng vấn trên báo in tiếng Việt ....................................... 26 1.3.2. Cấu trúc của một bài phỏng vấn ...................................................................... 26 1.3.2.1. Tiêu đề ........................................................................................... 26 1.3.2.2. Sa–pô (chapeau) ............................................................................. 29 1.3.2.3. Các lượt lời trong một bài phỏng vấn ............................................. 31 1.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2.ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA, NGỮ PHÁPCỦA NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN ................................................................................ 34 2.1. Đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa của ngôn ngữ phỏng vấn ....................... 34 2.1.1. Các lớp từ ngữ nổi bật trong ngôn ngữ phỏng vấn........................................ 34 2.1.1.1. Thuật ngữ ....................................................................................... 34 2.1.1.2. Từ địa phương................................................................................ 41 2.1.1.3. Tiếng lóng ...................................................................................... 43 2.1.1.4. Thành ngữ ...................................................................................... 45 2.1.2.Các trường từ vựng – ngữ nghĩa trong ngôn ngữ phỏng vấn ...................... 50 2.1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 50 2.1.2.2. Sự thể hiện của trường từ vựng – ngữ nghĩa trong ngôn ngữ phỏng vấn ........................................................................................................................ 51 2.2. Đặc điểm ngữ pháp của ngôn ngữ phỏng vấn ......................................... 63 2.2.1. Câu xét theo cấu tạo ........................................................................................... 63 2.2.1.1. Sơ lược về câu xét theo cấu tạo ...................................................... 63 2.2.1.2. Sự thể hiện của câu xét theo cấu tạo trong ngôn ngữ phỏng vấn ........... 64 2.2.2. Câu xét theo mục đích phát ngôn..................................................................... 81 2.2.2.1. Sơ lược về câu xét theo mục đích phát ngôn ................................... 81 2.2.2.2. Sự thể hiện của câu xét theo mục đích phát ngôn trong ngôn ngữ phỏng vấn .............................................................................................................. 81 2.3. Tiểu kết ................................................................................................... 103 CHƯƠNG 3.ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA NGÔN NGỮ PHỎNG VẤN .... 105 3.1. Các hành động ngôn ngữ chủ yếu trong phỏng vấn.............................. 105 3.1.1. Sơ lược về hành động ngôn ngữ ..................................................................... 105 3.1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 105 3.1.1.2. Phân loại ...................................................................................... 105 3.1.1.3. Điều kiện dùng các hành động ngôn ngữ ...................................... 105 3.1.2. Sự thể hiện của các hành động ngôn ngữ trong ngôn ngữ phỏng vấn ...... 106 3.1.2.1. Hành động hỏi.............................................................................. 106 3.1.2.2. Hành động đề nghị ....................................................................... 117 3.1.2.3. Hành động bác bỏ ........................................................................ 122 3.2. Hàm ý trong ngôn ngữ phỏng vấn ......................................................... 131 3.2.1. Sơ lược về hàm ý ............................................................................................... 131 3.2.1.1. Khái niệm .................................................................................... 131 3.2.1.2. Phân loại ...................................................................................... 131 3.2.1.3. Điều kiện để sử dụng hàm ý ......................................................... 131 3.2.2. Sự thể hiện của hàm ý trong ngôn ngữ phỏng vấn ...................................... 132 3.2.2.1. Thông qua từ ngữ ......................................................................... 132 3.2.2.2. Thông qua một số biện pháp tu từ ................................................ 136 3.2.2.3. Thông qua dấu câu ....................................................................... 141 3.3. Tiểu kết ................................................................................................... 145 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 151 PHỤ LỤC........................................................................................................... 161 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. (3): Số 3 là ví dụ trích dẫn thứ ba trong từng chương 2. [5, 29]: Tài liệu tham khảo số 5, nội dung tham khảo thuộc trang 29 3. KhM: Khách mời 4. NNBC: Ngôn ngữ báo chí 5. NNPV: Ngôn ngữ phỏngvấn 6. PhV: Phóng viên 7. PV: Phỏng vấn 8. PVCK: Phỏng vấn chính khách 9. PVNNT: Phỏng vấn người nổi tiếng 10. PVSK: Phỏng vấn sự kiện 11. PVVĐ: Phỏng vấn vấn đề 12. ThN: Thành ngữ 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Trong nhóm báo chíthông tấn, tin là thể loại hạt nhân, là “mũi tàu” thông tin. Vậy nên, rất nhiều công trình nghiên cứu NNBC thông tấn lấy thể loại này làm đối tượng nghiên cứu chính. Thể loại phỏng vấn (PV) chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức. Việc xem xét đối tượng trong khi nghiên cứu NNBC thông tấn nói riêng và NNBC nói chung cần toàn diện, bao quát hơn nữa. “Hiện trạng” trên cho thấy, chỗ đứng của thể loại PV trong các công trình mang tính chất lý luận về NNBC chưa được đề cao. Trong khi, trên thực tế, báo in hay phát thanh, truyền hình đang rất coi trọng và chăm chút cho thể loại này.Hiện nay, các báo in không ngừng đổi mới, bổ sung nhiều chuyên mục có bài PV để truyền tải nhiều vấn đề kinh tế – chính trị, văn hóa – xã hội, v.v. nóng bỏng. Trên phát thanh, truyền hình cũng vậy, số lượng những chương trình PV trực tiếp, những tọa đàm ngày càng phong phú, đa sắc. Vì vậy: 1.1.Việc tìm hiểu đặc điểm NNPV là rất cần thiết. Qua đó, có thểdễ dàng phân biệt: PV là phương pháp thu thập thông tin với PV là thể loại báo chí (hình thức để trình bày một tác phẩm báo chí, phân biệt với tin, phóng sự, tiểu phẩm, ghi nhanh, ký sự, v.v.). Đồng thời, khẳng định vị trí của PV với các thể loại chủ chốt khác trong các nhóm thể loạibáo chíkhác nhau. 1.2.PV trên truyền hình đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứucủa nhiều người, nhiều giới, do sự phát triển ngày càng vượt bậc của loại hìnhbáo chíhiện đại này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến NNPV trên báo in – loại hình báo chítruyền thống. 1.3.Nếu chúng ta làm một thao tác tìm kiếm (search) trên Google – trang tìm kiếm thông dụng và hữu ích nhất hiện nay để tìm cụm“đặc điểm ngôn ngữ của thể loại phỏng vấn” hay ngắn gọn hơn: “đặc điểm ngôn ngữ phỏng vấn” thì có khoảng 460.000 và khoảng 2.230.000 kết quả. Đây quả là một con số khổng lồ, nhưng những vấn đề hữu quan trong kết quả này thường rất nhỏ. Khi tìm hiểu một số bài 2 viết cho thấy có sự gắn kết nhiều nhất với vấn đề mà chúng tôi quan tâm thì kết quả cũng không như mong đợi hay suy đoán. Điều này chứng tỏ vấn đề chúng tôi quan tâm cần được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Ngôn ngữ của từng thể loạibáo chíít được đề cập, cái được đề cập nhiều vẫn là kĩ năng để có một bài PV chất lượng, có ảnh hưởng đến xã hội và có thể trở thành tâm điểm của dư luận ở một thời điểm nhất định nào đó. 1.4.Đặc điểm NNPV rất ít được đề cập trong các công trình về NNBC. Các công trình trước đó, khi nghiên cứu về thể loại PV cũng chỉ nêu một cách khái quát về định nghĩa, phân loại, kĩ năng PV, sử dụng câu hỏi trong PV, tiêu chuẩn của một bài PV hay, các bước chuẩn bị PV, v.v. chứ chưa đi sâu khảo sát ngữ liệu để có những kết luận mang tính lí luận cũng như thực tiễn về đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng của NNPV. Trong khi, đây là một vấn đề có tính gợi mở cao. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn “Đặc điểm ngôn ngữ phỏng vấn (khảo sát cứ liệu trên báo in tiếng Việt từ 2008 đến nay)” làm đối tượng nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1.Trước tiên, xin được điểm quatình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí (NNBC) nói chung. Từ giữa thế kỷ XX, lý luậnbáo chíđã được thế giới quan tâm nghiên cứu. Vấn đề NNBC cũng khởi sắc và có nhiều công trình ra đời. Trong cuốn “The Language of News Media”[97] của tác giả Allan Bell, với tư cách là một người làm báo và nghiên cứubáo chílâu năm, ông đã nêu ra những vấn đề hết sức quan trọng về ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Allan Bell nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình tạo ra “ngôn ngữ truyền thông”. Quá trình đó như là những câu chuyện được nhào nặn bởi vô số bàn tay. Là những câu chuyện có điểm nhìn, có giá trị và có cấu trúc mà dựa vào đó ta có thể tiến hành phân tích. Cũng được xuất bản vào năm 1991, cuốn “Language in the News: Discourse and ideology in the Press” của Roger Fowler lại quan tâm đến việc làm thế nào mà ngôn ngữ được sử dụng trongbáo chíđể tạo ra những ý tưởng và đức tin. Nội dung 3 của bài báo không phải là toàn bộ sự kiện về thế giới, nhưng trong nó chứa cái nhìn toàn cảnh. Nhà báo có quyền tạo ra điểm nhìn khác nhau. Nhưng xét về ngôn ngữ, khi nhà báo thu thập thông tin, viết lại đòi hỏi cần có sự trau chuốt về từ ngữ, câu cú, sao cho không có sự mơ hồ về nghĩa, nhằm tạo nên sự chấp nhận, đồng cảm từ người đọc. Công trình này tiếp thu những tư tưởng khác nhau về ngôn ngữ, làm nền tảng miêu tả ngôn ngữ trong phạm vibáo chítruyền thông. Cho nên, tên tuổi và công trình của các nhà ngôn ngữ học như F. de Saussure, William Labov, R. A. Hudson, M.A.K Halliday, Bloomfield, v.v.hay được nhắc đến. Đều đề cập đến NNBC, song trong cuốn “The Language of Journalism” [105] của tác giả Melvin J. Lasky, vấn đềđược đề cập thiên về “văn hóa báo chí”. Ông chỉ ra những thiếu sót về ngữ pháp và cú pháp với những ví dụ được rút ra từbáo chíĐức và Anh. Đồng thời, nêu lên vấn đề mấu chốt củabáo chílà độ chính xác và tính chân thực trong thông tin. Còn ở công trình “Journalism Today”[100], hai tác giả Donald L. Ferguson, Jim Pattenlại cho độc giả thấy một cái nhìn bao quát về thông tin trong thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, cuốn sách đã đi vào chi tiết các thể loại chính củabáo chínhư tin tức, bình luận, phỏng vấn, v.v.. Mỗi thể loại được tác giả trình bày thành một chương rõ ràng. Phải nói rằng, công trình không chỉ cung cấp những kiến thức chung vềbáo chí, kiến thức riêng của từng thể loại mà bố cục và cách trình bày công trình cũng rất ấn tượng, sinh động. Những vấn đề về lý luậnbáo chíkhông chỉ được tiếp cận theo nguyên bản mà ngày càng có nhiều công trình được dịch sang Việt ngữ. Điều này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho đối tượng tiếp nhận. Đồng thời, công tác biên dịch nhiều khi cho phép người dịch có sự đối chiếu với tình hìnhbáo chítrong nước để đưa ra những giới thuyết phù hợp. Nói đến biên tập tức là nói đến công đoạn làm việc với ngôn ngữ. Cuốn sách nổi tiếng về vấn đề này “ABC des Journalismus” của Claudia Mast (xuất bản năm 2000, Nxb. UVK Medien, Đức) được dịch ra tiếng Việt “Truyền thông đại chúng: Công tác biên tập” [14] đã trở thành sách “gối đầu giường” đối với những người 4 hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Tác giả Claudia cho rằng ngôn ngữ truyền thông phải chạy theo thị hiếu chính của độc giả, khán giả và thính giả. Nhưng có ba nguyên tắc cơ bản cần chú ý đó là: hãy nói ngắn gọn, chớ cường điệu; hãy trình bày chính xác câu chuyện, không “vòng vo tam quốc” và viết rành mạch, sinh động, cụ thể; lấy sự đánh giá của bạn đọc làm chuẩn mực cho tác phẩm của mình. Trong ngôn ngữ tin tức, đa ngôn và hoa mỹ “không có đất”. Trong báo chí, tính thời sự cũng đồng nghĩa với sự mới mẻ trong thông tin. Cho nên, người làm báo luôn đòi hỏi sáng tạo. Cuốn sách “Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo”[27] được dịch từ “The creative activity of the journalist” của tác giả G.V. Lazutina (xuất bản năm 2000, Moscow: Aspect Press) đã trình bày chi tiết về hoạt động sáng tạo của nhà báo. Cuốn sách đề cập đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa khách thể và chủ thể, giữa nhà báo và công chúng, v.v.. Đó là những yếu tố cơ bản trong hoạt động sáng tạo của nhà báo. Đồng thời, bản thân nhà báo với ngòi bút tạo ra ngôn ngữ cũng là một phần trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Tư duy và ngòi bút cần có sự trau dồi cả cuộc đời làm nghề. “Con đường thực tiễn hoạt động nghề nghiệp – đó là con đường của những nỗi thất vọng và những phát hiện mới” [27,433]. Các cuốn sách về NNBCđược dịch đều phản ánh một mặt nào đó trong phạm vi rộng lớn của đối tượng này. Năm 2007, cuốn “A writer’s Coach”(xuất bản năm 2006, U.S Pantheon Books) được Nxb. Thông tấn dịch và xuất bản với tên gọi “Huấn luyện viên của người viết báo” [39]. Đúng như tựa đề của cuốn sách, nó đã cho người đọc thấy được tầm quan trọng của từ ngữ, của viết lách. Viết thế nào cho hay, cho đúng, cho hấp dẫn. “Kết quả đạt được từ mỗi bài viết phần nào phụ thuộc vào trình độ viết lách của chúng ta” [39, 11]. Từ đó, tác giả đưa ra quan điểm đối với những bài viết được cho là tốt: “Khi họ đưa ra bài viết mà họ thích, tôi hỏi họ đã bị cuốn vào cái thế giới của người viết lúc nào và liệu có phải bản thân những từ ngữ đã lôi cuốn họ?”. Cuốn sách cũng đem đến những khía cạnh khá hay đó là “viết để cho người khác đọc”. Thế nên, “bạn nói về điều đó càng giản dị bao nhiêu, thì nó càng hùng hồn bấy nhiêu” [39, 303]. 5 Năm 2009, giới làm báo được tiếp cận với cuốn sách nổi tiếng “News Reporting and Writing” (xuất bản năm 2005, The Missouri Group) qua bản dịch của Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh. Với tên gọi “Nhà báo hiện đại”, cuốn sách thể hiện xu hướng tích hợp các loại hìnhbáo chí. Đồng thời, buộc người làm báo phải có những thay đổi để phù hợp với thế kỷ của “bùng nổ thông tin”. Ở mục “Làm việc với biên tập viên ngôn ngữ”, vấn đề liên quan đến ngôn ngữ được nhắc đến nhiều hơn cả. Từ ngữ được dùng có phù hợp hay không? Giọng văn, lỗi chính tả, lỗi mơ hồ trong câu từ, v.v. để tránh những sai khác về mặt ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ là dữ liệu đầu tiên mà bài báo cần đảm bảo, rồi mới đến nội dung và cuối cùng là đặt tiêu đề cho bài báo đó. Những tham khảo về lý luận – thực tiễnbáo chínước ngoài, đặc biệt làbáo chíphương Tây đã cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn cùng với lý luậnbáo chínước nhà. Nói đến những công trình về NNBC tiếng Việt, đầu tiên cần kể đến các giáo trình về “ngôn ngữ báo chí”. Điển hình có: “Ngôn ngữ báo chí: Tiểu luận” của Nguyễn Tri Niên (2006), “Ngôn ngữ báo chí: Những vấn đề cơ bản” (2007) của Nguyễn Đức Dân, “Ngôn ngữ báo chí” (2010, tái bản lần thứ 5) của Vũ Quang Hào. Đều viết vềngôn ngữ trong báo chí, song mỗi tác giả lại có những giới thuyết và miêu tả riêng. Nguyễn Tri Niênđã nêu bađặc điểm của NNBC, gồm có: cách tiếp cận hiện thực đặc thù, đặc điểm loại hình và những mối quan hệ. “Ấn tượngbáo chíhình thành trong lòng người đọc là ngôn ngữ sự kiện… Ngôn ngữ sự kiện tạo ra độ tin cậy, sự hấp dẫn, tính khách quan khi phản ánh”[59]. Còn“Ngôn ngữ báo chí: Những vấn đề cơ bản” [19] của Nguyễn Đức Dânđã giúp chúng ta hình dung rất cụ thể, sinh động về đặc điểm và khả năng hoạt động của tiếng Việt trongbáo chíthông qua nhiều ví dụ ở các thể loạibáo chíkhác nhau. Ngôn ngữ trong tiêu đề, dẫn đề; hàm ý trong tác phẩm BC; v.v. được tác giả trình bày khoa học, thú vị. “NNBC là ngôn ngữ sự kiện thu hút người đọc qua cách diễn 6 đạt ngắn gọn, chính xác và chứa đựng nhiều thông tin – những thông tin được nói rõ và những thông tin chìm ẩn giữa những dòng chữ”[19,240]. “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ Quang Hàoít đi sâu vào các ví dụ cụ thể mà hướng đến “tính chuẩn mực” trong NNBC. “Tính chuẩn mực này không loại trừ mà thậm chí còn cho phép những sự sáng tạo của cá nhân nhà báo với tư cách là một hiện tượng đi chênh ra khỏi chuẩn mực (hiện tượng lệch chuẩn)” [32, 12]. Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học là các bài viết về NNBC của các nhà báo. Trong cuốn “Nhà báo viết về nghề báo”, Nxb. Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã tập hợp được khá nhiều bài viết của các nhà báo tên tuổi viết về chuyện nghề. Và lẽ đương nhiên là liên quan đến “chữ nghĩa”. Một số bài nổi bật như: Nhà báo, hãy yêu lấy tiếng Việt (Đoàn Khắc Xuyên), Chuyện chữ nghĩa trên báo (Công Thắng), Để những con số biết nói (Thục Đoan),v.v.. Trước khi những công trình kể trên ra đời, đã có những bài viết xuất hiện đề cập đến NNBC. Tiêu biểu như: Vài nhận xét về sự phân bố từ loại trong ngôn ngữ báo chí – chính luận Việt Nam [53], Trong sự phát triển của báo chí tiếng Việt: những vấn đề xã hội – ngôn ngữ [91], Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ báo chí [66], Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: truyền thống và hội nhập [16], Đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh [71, 217], Ngôn ngữ của người dẫn chương trình trò chơi trên truyền hình [4], Sự hấp dẫn của ngôn ngữ phóng sự [5], v.v..Đặc biệt trong bài viết “Trong sự phát triển của báo chí tiếng Việt: những vấn đề xã hội – ngôn ngữ” của tác giả Hoàng Tuệ, ông nhấn mạnh phong cách khoa học củabáo chí. Rằng đặc điểm của phong cách khoa học là tính chất trí tuệ của nó. Tính chất này dựa trên một chức năng cơ bản khác của ngôn ngữ là chức năng tư duy. Đó là kết quả vận dụng chức năng ấy của ngôn ngữ để làm cho ngôn bản khoa học được chính xác. Còn trong bài viết “Đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Trịnh Sâm đã đưa ra những kết luận cụ thể và thuyết phục. Đó là NNBC Thành phố Hồ Chí Minh, về từ ngữ, về nhiều điểm chung tích cực và tiêu cực so vớibáo chícả nước. Về sự vận dụng từ ngữ, tác giả thống kê và kết luận: từ 7 ngữ Hán Việt sử dụng với tần suất cao; dựa vào cách kết hợp cũ để tạo từ mới; sử dụng các từ địa phương; mô phỏng một số kiểu cấu tạo hay mô phỏng ngữ nghĩa của ngôn ngữ châu Âu; vay mượn nguyên dạng ngôn ngữ châu Âu; câu trong văn bảnbáo chícó xu hướng ngắn đi; tổ chức thông tin văn bảnbáo chícó sử dụng thủ pháp trích dẫn lời của người khác một mặt tạo nên tính khách quan, mặt khác cũng góp phần làm nên tính đa dạng về mặt ngôn từ biểu đạt. Việc nghiên cứuNNBC cũng gắn với những thành tựu của lĩnh vực phong cách học. Rất nhiều nhà Việt ngữ học đã có những công trình nghiên cứu về NNBC liên quan đến vấn đề phong cách chức năng. Năm 1993, cuốn sách “Phong cách học tiếng Việt” của Đinh Trọng Lạc ra đời. Cuốn sách có sự phân chia các phong cách chức năng và mỗi phong cách có sự khu biệt về chức năng, đặc điểm ngôn ngữ, kiểu thể loại văn bản, v.v.. Tiếp sau đó, trong bài viết trên Tạp chí Ngôn ngữ 1995, tác giả nêu lại vấn đề qua bài viết“Về phong cách báo”. Ban đầu là đưa ra những giải thích, sau đó, tác giả kết luận: “Dựa vào chức năng xã hội, đặc trưng phong cách, đặc điểm ngôn ngữ, có thể khẳng định rằng trong giai đoạn phát triển hiện nay của tiếng Việt, tiểu phong cách báo đã tách ra khỏi phong cách chính luận để trở thành một phong cách chức năng độc lập” [43, 26]. Còn trong cuốn “Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt” [23]Hữu Đạt đã trình bày chi tiết đặc điểm về cách dùng từ ngữ đối với phong cáchbáo chí. “…Từ ngữ được dùng trongbáo chítrước hết phải là từ ngữ phổ thông dễ hiểu” [23,242]; “Về mặt câu văn, trong phong cáchbáo chíthường ít sử dụng các loại câu trùng điệp kiến trúc. Nó thiên về các loại câu miêu tả có kết cấu ngắn gọn, ít mở rộng định ngữ” [23, 244];v.v.. Qua đó, chúng ta thấy rằng, NNBC đã được quan tâm nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. Tựu trung lại, có một số vấn đề nổi bật: tùy vào tính chất của từng thể loạibáo chímà người làm báo sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp; tùy từng thể loại mà công tác biên tập có những nguyên tắc nhất định; đề cao tính chuẩn mực trong NNBC. Đồng thời, NNBC phải trong sáng, dễ hiểu, phải viết sao cho hay, cho 8 thu hút, cho chân thực; NNBC được khai thác trên nhiều bình diện rộng hẹp khác nhau; v.v.. 2.2.Việc nghiên cứu ngôn ngữ của thể loại PV dường như bị bỏ ngỏ. Các công trình có liên quan đến PV thì cũng chỉ đề cập đến những vấn đề “ngoài ngôn ngữ”. Trong công trình “Journalism Today” đã nêu ở trên, phần PV có dung lượng một chương. Nhưng toàn bộ nội dung ít đả động đến ngôn ngữ. Các phần chính mà chương trình bày gồm có: Những kỹ năng nào là quan trọng trong PV đối với PhV; Lập kế hoạch cho một cuộc PV; Nghiên cứu về cuộc PV; Chuẩn bị danh sách câu hỏi; Viết lại cuộc PV; PV nhóm; v.v.. Các công trình lớn nghiên cứu PV cũng xoay quanh vấn đề “kĩ năng”. Như cuốn sách “Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo”, được dịch từ “Interviewing for Journalists” [69], cuốn “Cách điều khiển cuộc phỏng vấn” [51], hay cuốn “Nhà báo hiện đại” [79]. Tất cả đều đề cập đến: Kỹ thuật PV, Kiểm tra và biên tập lời trích dẫn, Làm PV như thế nào, Thương lượng: Để mỗi bên thắng lợi; Cách chuẩn bị cho cuộc PV, Cách thiết lập mối quan hệ với nguồn tin; v.v.. Còn trong cuốn“Công nghệ phỏng vấn” [52], mặc dù cũng không chú ý đến NNPV, song trong phần Câu hỏi mở, tác giả Maria Lukina có nhấn mạnh đến từng hình thức hỏi ứng với những từ ngữ đặc trưng. Ví dụ như câu hỏi về hoàn cảnh không gian thì thường đi kèm với đại từ “đâu”; câu hỏi về thời gian thì nhờ vào trạng từ “khi nào, lúc nào, bao giờ”; câu hỏi về các mục đích cần sự trợ giúp của trạng từ “để làm gì/ với mục đích gì” [52,132–133]; v.v.. Đối với giới Việt ngữ học nghiên cứu về NNPV, công trình “Ngôn ngữ báo chí”[59] của tác giả Nguyễn Tri Niên có bài viết “Ngôn ngữ phỏng vấn”. Trong đó nêu giới thuyết “Nguyên lý của NNPV là nhị phân và định lượng. Nguyên lý nhị phân giúp nhà báo sắp xếp câu hỏi một cách rõ ràng, rành mạch và buộc người PV chỉ có thể trả lời là a hoặc ~a (phi a). Nguyên lý định lượng đảm bảo tính khách quan đến mức dường như là nhà báo không hay biết gì về những sự kiện đang PV” 9 [59, 110]. Tác giả cũng đề cao vai trò của câu hỏi. “Mỗi một câu hỏi là một sự sáng tạo đem đến cho công chúng sự thán phục, thích thú” [59,111]. Nhìn chung, các công trình đều tập trung miêu tả và phân tích tường tận câu hỏi trong PV. Phần ngôn ngữ của KhM hiếm khi được chú ý. Hiện nay, có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về NNPV, tập trung vàoPV truyền hình. Có thể kể đến một số công trình như: Hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình (khảo sát từ góc độ lịch sự– trên ngữ liệu Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Thái Nguyên)[112], Hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánh với kênh TV5 của Pháp) [111], Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên–Huế [113],v.v..Đa số các công trình đi sâu vào một nội dung nào đó thuộc phạm vi NNBC. Trong đó, hướng nghiên cứu ngữ dụng học ngày càng nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu, giới chuyên môn. Như vậy, việc nghiên cứu NNPV cần toàn diện hơn nữa. Qua đó, các đặc điểm về thể loại mới trở nên rõ ràng, đầy đủ. Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về NNBC, chúng tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu như đã trình bày ở phần 1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các văn bản PV trên báo in thuộc các bình diện như: từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng. Từ đó tiến hành khảo sát 520 văn bản PV của ba tờ báo in là Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng và Sài Gòn tiếp thị từ năm 2008 đến nay (cụ thể là từ năm 2008 đến tháng 4 năm 2012). Đây là những tờ báo có thời gian hình thành và phát triển khá dài; có số lượng độc giả lớn (nhất là khu vực phía Nam). Quan trọng hơn, những tờ nhật báo, cách nhật này thường xuyên xuất hiện các bài PV. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập ngữ liệu để nghiên cứu và bước đầu đưa ra những kết luận về đặc điểm NNPV trên báo in tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi có sử dụng các thủ pháp và các phương pháp nghiên cứuchuyên ngành. Cụ thể như sau: 10 - Thu thập, thống kê, phân loại: Ba bước này có sự gắn kết với nhau và được tiến hành theo trình tự. Ban đầu là thu thập ngữ liệu, thống kê số lượng, sau đó phân loại theo giới thuyết đã chọn. Luận văn sử dụng linh hoạt thủ pháp thống kê định lượng, định tính với thống kê ngẫu nhiên vì dung lượng ngữ liệu khá lớn. - Miêu tả, phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả và phân tích để làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các dạng PV khác nhau. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học Để làm rõ đặc điểm NNPV khảo sát trên cứ liệu báo in tiếng Việt từ năm 2008 đến nay, luận văn tìm hiểu về lớp từ ngữ nổi bật, các trường từ vựng – ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ pháp và một số vấn đề ngữ dụng của NNPV. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể góp thêm những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu NNPV trên báo in nói riêng, NNPV báo chí nói chung. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đề tài có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu về NNPV. Đối với sinh viên ngành Báo chí và Truyền thông, hay sinh viên ngành Ngôn ngữ học, việc tìm hiểu và nghiên cứu NNPV trên báo in sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò, vị trí của thể loại này trong nhómbáo chíthông tấn. Qua đó, có sự đối chiếu với PV trên báo trực tuyến, phát thanh hay truyền hình. Khi khảo sát một số lượng lớn các bài PV, người nghiên cứu chắc chắn sẽ lưu tâm đến những tác giả, những văn bản PV ấn tượng. Từ đó thấy được vai trò của thể loại PV trong các thể loạibáo chí.Nói như nhà văn, nhà báo García Márquez: “…PVchính là người mẹ thần tiên có thể nuôi sống tất cả” [104]. 6.Kết cấu của luận văn Ngoài hai phần Dẫn nhập và Kết luận, nội dung của luận văn tập trung vào ba chương: - Chương 1. Cơ sở lý thuyết 11 Ở chương này, luận văn trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản, có thể kể đến như: đặc trưng của NNBC, đặc trưng của NNPV, sự phân chia thể loại PV, cấu trúc của một bài PV, v.v.. Đây là những tiền đề giúp cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài. - Chương 2. Đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp của ngôn ngữ phỏng vấn Chương 2 tập trung vào đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp của thể loại PV trên báo in. Không chỉ dựa trên những lý thuyết cơ sở để đi sâu vào đối tượng mà còn miêu tả và phân tích trực tiếp ngữ liệu để rút ra những đặc điểm vừa cơ bản vừa đặc trưng của NNPV. - Chương 3. Đặc điểm ngữ dụng của ngôn ngữ phỏng vấn Ở chương 3, ngữ liệu PV được miêu tả và phân tích theo hướng ngữ dụng. Tập trung vào hai vấn đề chính: hành động ngôn ngữ và hàm ý trong NNPV. Cuối luận văn còn có phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục. 12 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Đặc trưng của báo chí và ngôn ngữ báo chí 1.1.1. Đặc trưng của báo chí Ngày nay, “báo chí” (Journalism) là một thuật ngữ rất quen thuộc. Đây là kênh thông tin không ngừng được nâng cấp, làm mới để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao, ngày càng khó tính của công chúng. Trước đây,báo chí đượchiểu là phương tiện thông tin đại chúng in trên giấy, bao gồm báo in và tạp chí. Trong “Từ điển tiếng Việt”(Hoàng Phê chủ biên, 2006), cũng chú giải: “báo chí. danh từ. Báo và tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ (nói khái quát)”. Cuốn“Truyền thông đại chúng: Công tác biên tập”, của Claudia Mast cũng cho rằng báo chí là những phần như trên; còn phát thanh, truyền hình được xem là những mảng riêng, đi saubáo chí– báo in (xét về thời gian ra đời). Tuy nhiên, theo quan niệm hiện đại, báo chílà hình thức và hoạt động truyền thông đại chúng phổ biến nhất. Theo nghĩa này, báo chígồm bốn loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình và báo trực tuyến [28,81]. Từ khi xuất hiện cho đến nay“Báo chí luôn là một công cụ hoạt động tinh thần của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và văn minh của nhân loại” [28, 24]. BC cóba đặc trưng: tính thời sự, tính trung thực và tính hấp dẫn[19, 21]. 1.1.1.1. Tính thờisự “Thời sự” được hiểu là những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó của đời sống, thường là chính trị – xã hội, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm. Cuộc sống thiên biến vạn hoá, muôn hình vạn trạng nên những sự việc “ít nhiều quan trọng” luôn hiện hữu. Điều quan trọng là người làm báo phải tiếp cận thông tin nhanh nhạy, chính xác để thực hiện chức năng thông tin phục vụ xã hội. Chính việc đòi hỏi ngày càng nhanh chóng và kịp thời thông tin nên mới hình thành nhật báo. Ở nước ta hiện nay, cụ thể là khu vực phía 13 Nam, các tờ nhật báo uy tín và có đông đảo bạn đọc là Tuổi trẻ, Thanh niên, Sài Gòn giải phóng, Nhân dân, Người lao động, Lao động, v.v.. Tính thời sự trongbáo chí cũng thể hiện ở khía cạnh phạm vi thông tin, ngoài truyền thông tin trong phạm vi quốc gia thì cần hướng ra thế giới. “Bởi, một mặt, các phương tiện truyền thông đại chúng cần khai thác, xử lý tốt lượng thông tin quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú của xã hội; mặt khác, cần đảm bảo cơ cấu nội dung và chất lượng thông tin để hình thành dư luận xã hội lành mạnh, nâng cao nhận thức, xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, hiện đại, khoa học” [28, 27]. 1.1.1.2. Tính trung thực Nhà báo Hữu Thọ từng nói: “Tôi làm báo, anh cũng làm báo, vậy với anh cái gì quý nhất? –Với tôi quý nhất là sự tin cậy mà người đọc và nhân dân dành cho cái tên của mình, cho tờ báo của mình. Độc giả chỉ dành cho anh sự tin cậy khi anh đưa lại cho họ các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, cho họ biết sự kiện ấy thực chất là gì, ý nghĩa của nó ra làm sao” [81]. Nhà báo nên“có thế nào, nói thế ấy”, “đừng dây cà ra dây muống”. “Báo chí phải trung thực và chính xác” [19, 26]. Và về tinh hoa của nghề báo: “Nếu chỉ có một thì trước sau vẫn là sự trung thực” [TT, 20–6–1998, dẫn theo 19, 23]. 1.1.1.3. Tính hấp dẫn Khi bàn về khái niệm tin tức, nhà báo Walter Cronkite của CBS News đã có một ý kiến rất ngắn gọn: “Tin tức là gì ư? Xin thưa, nó là thông tin!” [100, 47]. Tin tức là những thông tin nhưng đó phải là những thông tin quan trọng và có một giá trị thông tin nhất định. Tầm quan trọng của thông tin để tạo nên tính hấp dẫn trong một tác phẩm báo chí thường phụ thuộc vào: tầm quan trọng của bản thân sự kiện và sự quan tâm của công chúng đối với sự kiện đó. Sự kiện hấp dẫn độc giả, khán giả thường là những gì mà họ chưa hề nghe trước đó. Hoặc nếu là những sự kiện mang tính chất lịch sử, được viết lại, kể lại thì phải có lối khai thác sao cho mới lạ, sáng tạo và hiệu quả.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net