Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Cách dịch thuật ngữ anh việt chuyên ngành cảnh sát

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH HƯỜNG CÁCH DỊCH THUẬT NGỮ ANH - VIỆT CHUYÊN NGÀNH CẢNH SÁT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH HƯỜNG CÁCH DỊCH THUẬT NGỮ ANH - VIỆT CHUYÊN NGÀNH CẢNH SÁT Chuyên ngành: NNH SO SÁNH ĐỐI CHIẾU Mã số: 62.22.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Đặng Ngọc Lệ Phản biện độc lập: 1. GS.TS Nguyễn Văn Hiệp 2. GS.TS Nguyễn Đức Dân Phản biện: 1. GS.TS Nguyễn Đức Dân 2. GS.TS Nguyễn Văn Hiệp 3. PGS.TS Tô Minh Thanh Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẬT NGỮ VÀ DỊCH THUẬT 12 1.1.Tổng quan về thuật ngữ 12 1.1.1.Quan niệm về thuật ngữ 12 1.1.2. Quan niệm về thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát 20 1.1.3. Một số khái niệm có liên quan 30 1.2. Tổng quan về dịch thuật 40 1.2.1. Lý luận chung 40 1.2.2. Vấn đề dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát 49 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC, CẤU TẠO, NGỮ NGHĨA VÀ CÁC TRƯỜNG NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ TIẾNG ANH, TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH CẢNH SÁT 56 2.1. Hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát 56 2.1.1. Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xét từ góc độ nguồn gốc 56 2.1.2. Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xét từ góc độ cấu tạo 66 2.1.3. Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xét từ góc độ ngữ nghĩa và cách sử dụng 81 2.2. Hệ thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát 91 2.2.1. Thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành xét từ góc độ nguồn gốc 91 2.2.2. Thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành xét từ góc độ cấu tạo 97 2.2.3. Thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành xét từ góc độ ngữ nghĩa và cách sử dụng 103 2.3. Các trường từ vựng - ngữ nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát 107 2.3.1. Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực Điều tra trinh sát cảnh sát 108 2.3.2. Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực Điều tra hình sự 113 2.3.3. Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực Quản lý hành chính về trật tự xã hội 115 2.3.4. Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực Quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ 118 2.3.5. Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực Quản lý giáo dục và cải tạo phạm nhân 122 2.3.6. Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực Kỹ thuật hình sự 125 2.3.7. Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực Luật 130 Chương 3: ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT DỊCH, XÂY DỰNG KHO NGỮ LIỆU VÀ THIẾT KẾ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH CẢNH SÁT 137 3.1. Cơ sở đề xuất 137 3.1.1. Căn cứ những điểm tương đồng và khác biệt của hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát 137 3.1.2. Đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát xét về nội dung 144 3.1.3. Căn cứ vào Chương trình đào tạo Đại học Cảnh sát nhân dân dùng cho hệ chính quy - tập trung do Bộ Công an quy định 146 3.1.4. Căn cứ giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành cho sinh viên hệ chính quy - tập trung 149 3.1.5. Nhu cầu sử dụng tiếng Anh của đội ngũ giảng viên và học viên 151 3.1.6. Căn cứ vào sự thay đổi các văn bản 152 3.2. Nội dung giải pháp 156 3.2.1. Đề xuất kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát 156 3.2.2. Đề xuất cách chuyển dịch một số thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát chưa thỏa đáng 165 3.2.3. Đề xuất xây dựng kho ngữ liệu thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát 166 3.2.4. Đề xuất thiết kế ngân hàng điện tử thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát 174 KẾT LUẬN 182 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 188 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự ATTTGT An toàn trật tự giao thông BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CAND Công an nhân dân CSĐT Cảnh sát điều tra CSGT Cảnh sát giao thông CSHS Cảnh sát hình sự CSKT Cảnh sát kinh tế CSND Cảnh sát nhân dân CSPCTP Cảnh sát phòng chống tội phạm KTHS Kỹ thuật hình sự QL, GD, CTPN Quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân QLHC Quản lý hành chính TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTXH Trật tự xã hội TV-NN Từ vựng - ngữ nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có tính quốc tế và người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Vì vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải được tổ chức một cách khoa học; các lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phải chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công tội phạm; phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thể hiện bằng việc ký các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, dẫn độ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án, trao đổi thông tin về tình hình tội phạm có liên quan lẫn nhau và phối hợp truy bắt tội phạm bị truy nã. Ngoài ra, chúng ta còn phải liên kết và phối hợp với các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thông qua việc gia nhập Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Tổ chức Hình sự Quốc tế (ICC) hay Tổ chức Cảnh sát khối Asean; tham dự các chương trình của Liên Hiệp Quốc như Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế, Chương trình toàn cầu chống tẩy rửa tiền, Chương trình toàn cầu chống buôn bán người, Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống buôn lậu ma túy và các chất hướng thần… Để đấu tranh phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài và thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, lực lượng Công an trước hết phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải thông thạo về ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh và hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành. Hiện nay, hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn là do quan hệ trong công tác giữa lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) Việt Nam với người nước ngoài có sử dụng tiếng Anh và với lực lượng Cảnh sát của các nước có sử dụng tiếng Anh ngày một mở rộng. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh ở các trường CSND mới chỉ dừng ở mức tiếng Anh giao tiếp thông thường (General English), chưa có đầy đủ chương trình tiếng Anh chuyên ngành chuẩn dành cho các khoa chuyên ngành nghiệp vụ đang được đào tạo tại các trường đại học CSND. Hiện tại, chưa có giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành 2 riêng cho các khoa nghiệp vụ, cũng như chưa có một bộ sách chuyên ngành CSND hoàn thiện dùng chung cho cán bộ, chiến sĩ, sinh viên CSND người Việt học tiếng Anh ở bậc đại học. Do vậy khi học tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên các khoa chuyên ngành học chung giáo trình đơn ngữ tiếng Anh “English for Police” với phần mục từ (400 từ) của tác giả Phùng Việt Hòa (1998), The Police University. Số lượng 400 từ trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành là vốn từ vô cùng hạn hẹp để các sinh viên, các sĩ quan sử dụng trong công tác chuyên môn, vì thế họ gặp không ít khó khăn khi giải quyết vụ việc có liên quan đến người nước ngoài hay dịch các tài liệu chuyên ngành. Là giảng viên dạy tiếng Anh tại Trường Đại học CSND, là người góp phần đào tạo những sĩ quan cảnh sát, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng một chương trình ngoại ngữ chuyên ngành chuẩn mà trọng tâm là ngôn ngữ, văn phong khoa học với sự trợ giúp đắc lực của hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành chính xác. Chính vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo, ngữ nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành CS là thiết thực và có tính thời sự. Việc chỉ ra được nguồn gốc, phương thức cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành là góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống thuật ngữ chuyên ngành trong lực lượng CAND. Thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát là hệ thuật ngữ nằm trong hệ thống ngôn ngữ Việt Nam nói chung và trong hệ thống ngôn ngữ khoa học Việt Nam nói riêng, nhưng hệ thuật ngữ này chưa được quan tâm tới và thực tế từ trước đến nay chưa có một bài báo hay một công trình khoa học nghiên cứu về thuật ngữ chuyên ngành CS được công bố. Ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thuật ngữ chuyên ngành CS trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ khoa học Việt Nam, chúng tôi bước đầu tiến hành nghiên cứu đặc điểm của hệ thuật ngữ này về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé 3 vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ chuyên ngành CS cho ngành và làm giàu thêm cho hệ thống ngôn ngữ khoa học Việt Nam. Xa hơn nữa, hệ thuật ngữ chuyên ngành CS là hành trang, là tư liệu để chúng tôi tiến hành biên soạn bộ giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho các khoa nghiệp vụ, làm sổ tay từ vựng, thiết kế ngân hàng điện tử về thuật ngữ Anh - Việt chuyên ngành CS hoặc làm từ điển song ngữ. Mục đích cuối cùng của luận án là nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, góp phần vào việc nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của lực lượng Cảnh sát để phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập quốc tế. Từ thực tế vấn đề nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu luận án:“Cách dịch thuật ngữ Anh - Việt chuyên ngành cảnh sát”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bàn về thuật ngữ, không thể không nhắc tới sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga. Bắt đầu từ năm 1780, các nhà khoa học ở Liên bang Nga đã lựa chọn và xử lý sơ bộ các thuật ngữ và xác định các khái niệm chuyên biệt liên quan. Sự bắt đầu của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc dịch các thuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ học đầu tiên. Từ năm 1930 đến năm 1960, đây là thời kỳ mà các lý thuyết và những hoạt động thực tiễn về thuật ngữ học trên cơ sở đào tạo kỹ thuật của hai chuyên gia D.S.Lotte và E.K.DreZen ra đời. Cũng trong giai đoạn này, hai nhà khoa học A.A.Reformatski và G.O.Vinokur đã đưa ra các quan điểm ngôn ngữ học và sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga. Từ năm 1970 đến năm 1990, đây là thời kỳ đánh dấu bằng việc thuật ngữ học trở thành một ngành khoa học độc lập. Cách nhìn nhận khác nhau về từ vựng chuyên biệt, những hiệu ứng của các lý thuyết và thực tiễn trong khoa học về thuật ngữ đã hội tụ với những thành tựu trong ngôn ngữ học, logic học và tiến bộ trong công nghệ thông tin đã dẫn đến việc xác định rõ chủ thể và khách thể của thuật ngữ học. 4 Vào thời kỳ này, ở Cộng hòa Liên bang Nga đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo về thuật ngữ học, hàng chục chuyên khảo và gần 20 tuyển tập các bài báo được xuất bản, hơn 100 luận án Phó tiến sĩ và Tiến sĩ đã được bảo vệ. Ngoài ra, hàng nghìn các từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ học, từ điển thuật ngữ kĩ thuật tổng hợp, từ điển thuật ngữ khoa học công nghệ chung đến các từ điển chuyên ngành sâu đã được biên soạn. Thời kỳ này phải kể đến sự đóng góp của các nhà khoa học như L.N.Beljaeva, L.I.Borisova, A.S. gerd, B.N.Golovin, S.V.Grinev, A.D.Hajutin, T.L.Kandenlaki, R.Ju.Kobrin, Z.I.Komarova, O.N.Trbachev, N.V.Vasilieva, M.N.Volodina, v.v. Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, thời kỳ này việc nghiên cứu thuật ngữ được thực hiện trong bối cảnh sau khi Liên Xô sụp đổ với những thay đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế, xã hội và khoa học. Còn ở Việt Nam, những chú giải thuật ngữ đã xuất hiện vào những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, thoạt đầu là do công của các nhà khoa học và các nhà báo, trong môi trường giảng dạy bằng tiếng Pháp. Vào năm 1942, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, một nhà Toán học - Sử học - Ngữ văn, thực sự có ý thức xây dựng một hệ thống thuật ngữ khoa học cho người Việt nên đã biên soạn và cho ra đời tác phẩm “Danh từ khoa học”. Cuốn sách này đã mang lại một tập hợp các thuật ngữ mô tả những khái niệm trong toán học, vật lý, hóa học, cơ học và thiên văn học dựa trên cơ sở tiếng Pháp. Từ đó, các đồng nghiệp và học trò của ông tiếp tục công việc chuyển ngữ, chuẩn hóa các thuật ngữ và cho ra đời nhiều dịch phẩm khoa học kĩ thuật. Đặc biệt chúng ta không thể quên phần đóng góp tích cực của các dịch giả cùng với các dịch phẩm khoa học kĩ thuật tiếng Nga, tiếng Đức và tiếng Ba Lan, đã đưa miền Bắc từ năm 1945, và cả nước từ năm 1975 tiếp cận với nền khoa học kĩ thuật châu Âu. Những công trình tiếp nối nghiên cứu về thuật ngữ và ngôn ngữ khoa học có thể kể đến là: “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ của các ngành khoa học và kỹ thuật” của Võ Xuân Trang (1973), “Mấy vấn đề thay thế thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài bằng thuật ngữ thuần Việt” của Võ Xuân Trang (1977), “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học” của 5 Lưu Vân Lăng (1977), “Từ thường và từ chuyên môn” của Nguyễn Đức Dân (1977), hay “Nghiên cứu ngôn ngữ khoa học - kỹ thuật tiếng Việt (về ngữ pháp)” của Hoàng Trọng Phiến (1985). Trong giai đoạn này, các từ điển thuật ngữ phát triển rầm rộ, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ mới phát triển như tin học, điện tử viễn thông. Theo thống kê của Chu Bích Thu1, tính từ năm 1994 đến tháng 6/1999, có 118 cuốn từ điển song ngữ thì có tới 55 cuốn là từ điển đối dịch thuật ngữ, cụ thể như cuốn “Danh từ sinh vật học Nga - Việt” (1963), “Danh từ toán học Anh - Việt” (1960), “Danh từ toán học Nga - Việt” (1960), “Danh từ hóa học Anh - Nga - Việt” (1960), “Danh từ sinh địa lý Nga - Việt” (1963), “Danh từ y dược Pháp - Việt” (1964), “Thuật ngữ tâm lý và giáo dục học Nga - Pháp - Việt” (1967), “Thuật ngữ tâm lý và giáo dục học Nga - Pháp - Việt ” (1967), “Thuật ngữ ngôn ngữ học Nga - Việt” (1970), “Thuật ngữ văn học - mỹ học Nga - Pháp - Việt” (1970), “Thuật ngữ âm nhạc Nga - Việt” (1970), “Thuật ngữ mỹ học Pháp - Việt” (1970), hay “Thuật ngữ sử học, dân tộc học, khảo cổ học” (1970). Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, bên cạnh việc xây dựng một thứ tiếng nói riêng hoàn thiện và luôn phát triển của dân tộc, các nhà khoa học Việt Nam, trước khi muốn hội nhập vào thế giới khoa học bằng vốn ngoại ngữ riêng của mình, phải nghĩ ngay đến việc chuẩn hóa, xây dựng sáng tạo hệ thuật ngữ khoa học của ngành mình. Rất nhiều ngành khoa học đã xây dựng được những hệ thuật ngữ chuyên ngành riêng thể hiện qua các từ điển thuật ngữ chuyên ngành như “Từ điển Y học Anh - Việt” của Phạm Ngọc Trí (2000); “Từ điển Y học Anh -Việt” của Lâm Phương Thảo (2003); “Từ điển Y dược Pháp - Việt” của Bộ Y tế (1976. Nxb Y học); “Từ điển Niệu học Việt - Anh - Pháp” của Ngô Gia Hy (1992. Nxb Y học); “Từ điển Thuật ngữ khoa học kỹ thuật giao thông vận tải Anh -Việt” của nhiều tác giả (2001. Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội); “Từ điển Kỹ thuật xây dựng Anh - Việt” của Nguyễn Văn Bình (1994. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội); “Từ điển 1 Chu Bích Thu (2001), Giới thiệu sơ lược về từ điển và từ điển học Việt Nam, tạp chí Ngôn ngữ, số (14). 6 Thủy lợi Anh-Việt” của nhiều tác giả (1997. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội). Riêng lĩnh vực tài chính - Kế toán - Ngân hàng, từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay đã có nhiều từ điển song ngữ Anh-Việt như “Từ điển Thương mại - Tài chính - Ngân hàng Anh - Việt” của Nguyễn Thị Ái Nguyệt & Nguyễn Tùng Lâm (1992. Nxb Thế giới); “Từ điển Thương mại - Tài chính thông dụng Anh - Việt” của Công ty Dịch vụ Quốc tế (1996. Nxb Thống kê); “Từ điển Thương mại Quốc tế Anh - Việt” của Nguyễn Ninh Hùng (1997. Nxb Trẻ)… Như vậy trong dòng chảy lịch sử, kể từ khi cuốn từ điển đầu tiên liên quan đến tiếng Việt được xuất bản năm 1651 cho đến năm 2005, theo thống kê của Vũ Quang Hào thì số lượng từ điển về tiếng Việt, liên quan đến tiếng Việt, được dịch ra tiếng Việt, được biên soạn bằng tiếng Việt có khoảng 1000 cuốn. Trong số đó, từ điển về thuật ngữ có số lượng lớn nhất bao gồm các loại từ điển giải thích thuật ngữ (từ điển chuyên ngành), từ điển đối chiếu thuật ngữ, từ điển vừa giải thích vừa đối chiếu thuật ngữ, các từ điển bách khoa chuyên ngành, với tổng số là 330 cuốn. [22; tr 223] Qua khảo sát tình hình nghiên cứu về vấn đề dịch thuật, chúng tôi thấy đã có rất nhiều sách, nhiều công trình của các tác giả trong nước và ngoài nước viết về vấn đề này. Những nghiên cứu về dịch thuật của tác giả nước ngoài như cuốn “Nhập môn nghiên cứu dịch thuật: Lý thuyết và ứng dụng” của Jeremy Munday - Trịnh Lữ dịch (2009. Nxb Tri Thức); “A Linguistic Theory of Translation - Lý thuyết ngôn ngữ dịch thuật” của Catford (1965. Nxb Oxford University, Oxford); “Contemporary Translation Theories - Những lý thuyết dịch thuật đương đại” của Hay Gentzler (1993. Nxb Roudledge, London & New York); “Discourse and the Translator - Diễn ngôn và dịch giả” của Hatim và Mason (1990. Nxb Longman, UK); “On Linguistic Aspects of translation – Những khía cạnh ngôn ngữ của dịch thuật” của Jakobson (1959. Bài viết đăng trên tạp chí The Translation Studies Reader, L. Venuti (ed.) Roudledge, London & New York, 1998); “A Textbook of Translation - Sách học về dịch thuật” của Newmark (1988. Nxb Prentice Hall, London 1988). 7 Nhiều tác phẩm và tác giả nghiên cứu về dịch thuật trong nước cũng ra đời như “Phiên dịch sách báo Anh - Việt, Việt - Anh” của Nguyễn Văn Tạo; “Vài nhận xét về vấn đề dịch sách” của Hồ Hữu Tường; “Thế nào là một bản dịch hay” của Bàng Bá Lân; “Hướng dẫn kỹ thuật dịch Anh - Việt” của Nguyễn Quốc Hùng hay “Dịch thuật, từ lý thuyết đến thực hành” của Nguyễn Thượng Hùng. Các bài viết “Văn bản khoa học kỹ thuật - cách mở nghĩa và dịch sang tiếng Việt” của Đào Hồng Thu; “Một vài vấn đề về dịch tiếng Anh trong y khoa” của Vương Thị Thu; “Về vấn đề tương đương trong dịch thuật” của Nguyễn Hồng Cổn đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 11/2001. Một số công trình nghiên cứu dịch thuật khoa học như luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Vân tại Đại học Macquarie (Úc) về đề tài “Bình diện chức năng trong việc dịch các ngôn bản khoa học từ tiếng Anh sang tiếng Việt”; công trình “Nghiên cứu dịch thuật” của Hoàng Văn Vân; luận án tiến sĩ “Dịch Anh-Việt văn bản khoa học” của Lưu Trọng Tuấn (2008) và luận án tiến sĩ “Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt qua tác phẩm Harry Potter” của Võ Tú Phương (2011). Nghiên cứu về dịch thuật nhìn chung cũng bắt đầu phát triển nhưng chưa thật nhiều, đặc biệt về vấn đề dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành CS chưa thật sự được quan tâm. Các thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS mới chỉ được tập hợp thành các mục từ (glossary) nhằm mục đích phục vụ cho giáo viên, sinh viên, phiên dịch viên có liên quan đến chuyên ngành này. Ngoài một số tài liệu liên quan đến chuyên ngành hẹp như: “Từ điển Pháp luật Anh - Việt” của nhóm tác giả Nguyễn Thế Kỳ, Phạm Quốc Toản và Lương Hữu Định (1991. Nxb Khoa học xã hội); “Từ điển Pháp luật Việt - Anh” của tác giả Vũ Quốc Tuấn (2002. Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) và “Từ điển Thuật ngữ về ma túy Anh - Việt” của tác giả Nguyễn Tường Dũng (2004. Nxb Thế giới), hiện nay ở nước ta chưa có tài liệu chuyên sâu và đầy đủ về hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS, và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm, cấu tạo ngữ nghĩa và kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành 8 cảnh sát. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Cách dịch thuật ngữ Anh-Việt chuyên ngành cảnh sát”. Có thể nói đây là công trình có tính chất khởi đầu nghiên cứu về thuật ngữ và dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát. 3. Đối tượng, mục tiêu nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là: - Hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát và những yếu tố có liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của hệ thuật ngữ. - Các yếu tố có liên quan đến hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát như nguồn gốc, phương thức cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để nghiên cứu luận án này, trước hết chúng tôi: - Tập hợp tương đối đầy đủ các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành về các lĩnh vực QLHC về TTXH, KTHS, Phòng chống tội phạm hình sự, Phòng chống tội phạm kinh tế, Phòng chống tội phạm về ma túy, CSĐT, CSGT, Quản lý giáo dục & cải tạo phạm nhân, Luật (Hình sự và Tố tụng hình sự). - Phân tích đặc điểm của hệ thống thuật ngữ Anh -Việt chuyên ngành CS từ góc độ nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng. - Trên cơ sở phân tích đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát, luận án tiến hành so sánh đối chiếu tìm ra các điểm tương đồng cũng như khác biệt của hai hệ thống thuật ngữ từ các góc độ nghiên cứu kể trên. - Đề xuất các kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CS sang tiếng Việt nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập, dịch thuật các tài liệu liên quan đến chuyên ngành cảnh sát. Bên cạnh những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu trên, chúng tôi cũng định hướng đến việc đề xuất xây dựng kho ngữ liệu và thiết kế ngân hàng điện tử về thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành CS. 9 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả Mục đích của luận án là đề xuất một số kỹ thuật dịch thuật ngữ Anh -Việt chuyên ngành CS dựa trên đặc điểm của thuật ngữ, vì vậy luận án đã sử dụng phương pháp miêu tả đặc điểm về nguồn gốc, về cấu tạo của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS. - Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng chính và xuyên suốt trong luận án vì mục đích của luận án là so sánh đối chiếu hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CS với hệ thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành CS về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng. Trên cơ sở đó tìm ra các điểm tương đồng và các điểm khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ làm cơ sở đề xuất kỹ thuật dịch thuật ngữ cho phù hợp. Ngoài ra, để thực hiện luận án, chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp sau: - Phân tích và tổng hợp Để biết số lượng trường từ vựng ngữ nghĩa, số lượng nhóm thuật ngữ và nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ thuộc mỗi trường từ vựng, chúng tôi đã sử dụng thủ pháp phân tích và tổng hợp. - Thống kê Thủ pháp thống kê định lượng giúp luận án tính toán tần số xuất hiện và tần số sử dụng của các thuật ngữ, từ đó có được các số liệu cụ thể làm cơ sở xác thực cho những kết luận trong quá trình nghiên cứu. Kết quả thống kê được tổng hợp thành các bảng biểu, các con số thông qua các mô hình hay tỷ lệ phần trăm. Những kết quả thu được giúp chúng ta hình dung dễ dàng các đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thức và cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành. Ngoài các phương pháp và thủ pháp nói trên luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp mô hình hóa, phương pháp lập bảng biểu để minh họa các kết quả và các luận điểm đã đề cập trong luận án. 10 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài là một trong những công trình đầu tiên hệ thống hóa tương đối đầy đủ về đặc điểm (nguồn gốc, cấu tạo từ, ngữ nghĩa và cách sử dụng) của thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát. - Đề xuất được 6 kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành CS. - Đề xuất xây dựng kho ngữ liệu thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS. - Đề xuất thiết kế và xây dựng một ngân hàng điện tử thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS. - Góp phần vào việc xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ chuyên ngành CS. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành ở các trường thuộc lực lượng cảnh sát nói riêng và các trường thuộc lực lượng công an nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để biên soạn bộ giáo trình tiếng Anh chuyên ngành và là phương tiện ứng dụng trong giao tiếp, trong công tác của lực lượng cảnh sát khi có nhu cầu. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để biên soạn sổ tay từ vựng, hình thành ngân hàng thuật ngữ và khi đủ điều kiện sẽ tiến tới xây dựng từ điển thuật ngữ Anh -Việt chuyên ngành cảnh sát. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể ứng dụng cho việc dịch thuật các văn bản chuyên môn, làm tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được cấu trúc như sau: + Chương 1: Tổng quan về thuật ngữ và dịch thuật. 11 Chương 1 có độ dài 47 trang, trong Chương 1 chúng tôi đề cập đến những vấn đề lý luận chung về thuật ngữ và thuật ngữ chuyên ngành CS; Những lý luận chung về dịch thuật, về vấn đề tương đương trong dịch thuật và về các loại hình tương đương trong dịch thuật. Chúng tôi cũng đề cập đến các khái niệm có liên quan như hình vị, từ, đoản ngữ và các trường từ vựng ngữ nghĩa. + Chương 2: Đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và các trường nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát. Chương 2 có độ dài 83 trang, Chương 2 của luận án đã miêu tả đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS về góc độ nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng. Ngoài ra, trong chương 2 chúng tôi còn phân tích cấu tạo ngữ nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành theo 7 trường. + Chương 3: Đề xuất kỹ thuật dịch, xây dựng kho ngữ liệu và thiết kế ngân hàng điền tử thuật ngữ tiếng Anh – tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát. Chương 3 có độ dài 46 trang, trong Chương 3 chúng tôi đề xuất các kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát sang tiếng Việt dựa trên kết quả so sánh đối chiếu hai loại thuật ngữ và dựa vào việc phân tích chương trình đào tạo Đại học Cảnh sát nhân dân; Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành; Nhu cầu sử dụng tiếng Anh của đội ngũ giảng viên và học viên; Sự thay đổi các văn bản. Phần cuối của luận án là mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 12 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THUẬT NGỮ VÀ DỊCH THUẬT 1.1. Tổng quan về thuật ngữ 1.1.1. Quan niệm về thuật ngữ 1.1.1.1. Định nghĩa về thuật ngữ 1) Các định nghĩa về thuật ngữ trên thế giới Các nhà ngôn ngữ học Xô Viết đã đi sâu vào phân tích bản chất, chức năng, khái niệm và đã tìm định nghĩa cho thuật ngữ khoa học như: - Đại bách khoa toàn thư Xô Viết, 1976 đã định nghĩa: “Thuật ngữ là một từ hoặc là một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành. Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng trong phạm vi chuyên môn đó”. -Terminovedenie: Predmet, metody, structura (Thuật ngữ học: Đối tượng, phương pháp, cấu trúc) in năm 2007, tái bản lần thứ ba, của tác giả V.M.Leichik định nghĩa: “Thuật ngữ là đơn vị từ vựng của một thứ ngôn ngữ nhất định dùng cho những mục đích chuyên môn, nó biểu thị một khái niệm lý thuyết chung - cụ thể hay trừu tượng của một lĩnh vực tri thức hay hoạt động chuyên môn nhất định”. [tr 31-32] - Năm 2007, công trình “Thuật ngữ học đại cương - những vấn đề lý thuyết” của ba tác giả là A.V.Superanskaja, N.V.Podolskaja và N.V.Vasileva được tái bản lần thứ tư; theo các tác giả này, “Thuật ngữ là từ hay cụm từ chuyên môn, được thừa nhận trong hoạt động chuyên ngành và được sử dụng trong những điều kiện đặc biệt. Thuật ngữ là sự biểu đạt bằng từ ngữ một khái niệm của một hệ thống các khái niệm thuộc một lĩnh vực tri thức chuyên ngành nhất định. Thuật ngữ là yếu tố khái niệm cơ sở của thứ ngôn ngữ dùng cho các mục đích chuyên môn”. [1; tr 14] Có thể nói rằng, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã xây dựng nên bức tranh rõ nét, tỉ mỉ về thuật ngữ trong đó thể hiện đầy đủ những nội dung cơ bản 13 của khái niệm này, gồm các điểm sau: - Thứ nhất, phân tích khái niệm và bản chất ngôn ngữ của lớp từ ngữ đặc biệt này. - Thứ hai, nêu rõ chức năng cơ bản của thuật ngữ trong hoạt động ngôn ngữ của chúng. - Thứ ba, khẳng định các đặc điểm cốt yếu của thuật ngữ để thực hiện tốt các chức năng. - Thứ tư, xác định các tiêu chuẩn cần có của thuật ngữ; hay nói cách khác là tiêu chuẩn chung cho lớp từ ngữ đặc biệt này. 2) Các định nghĩa về thuật ngữ ở Việt Nam Các nhà khoa học Việt Nam ngay từ những năm 30 - 40 của thế kỷ XX đã chú ý đến việc xây dựng hệ thuật ngữ cho một số ngành khoa học và gọi đó là “danh từ khoa học”. Từ đó, vấn đề thuật ngữ đã thực sự trở thành mối quan tâm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Trong số các tác giả đó không thể không kể đến Lê Khả Kế, Lưu Văn Lăng, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Hữu Quỳnh… Theo Đỗ Hữu Châu: “Thuật ngữ là từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đó. Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hóa học, toán học, thương mại, ngoại giao.v.v... Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định”. [13; tr167] Các tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang và Vương Toàn cho rằng “Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ biểu đạt chính xác một khái niệm của một chuyên môn nào đó. Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của ngôn ngữ, nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là nó chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn. Toàn bộ thuật ngữ của một lĩnh vực sản xuất, hoạt động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành một hệ thống thuật ngữ”. [10; tr 64] 14 Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, định nghĩa thuật ngữ trong các từ điển nước ngoài tuy có khác nhau, nhưng có thể khái quát như sau: “Thuật ngữ khoa học là một từ, cụm từ biểu thị một khái niệm trong chuyên ngành khoa học (khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật). Thông thường một thuật ngữ có vỏ âm thanh nhất định và biểu đạt một khái niệm đơn nhất không trùng lặp với thuật ngữ khác”. [60; tr 3] Vũ Quang Hào trong luận án tiến sĩ “Đặc điểm và cấu tạo của thuật ngữ quân sự tiếng Việt” đã dẫn lại và bổ sung định nghĩa thuật ngữ của Hoàng Văn Hành khá đầy đủ như sau: “Thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định”. [90; tr 15] Nhìn chung các tác giả đều thống nhất với quan điểm, thuật ngữ về bản chất là từ hoặc cụm từ, tuy nhiên từ thì có thể đa nghĩa, nhưng thuật ngữ thì đơn nghĩa và mô tả khái niệm hay một khách thể. Như vậy đặc trưng bao trùm của thuật ngữ là tính đơn nghĩa trong giới hạn một lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhất định. 1.1.1.2. Đặc trưng của thuật ngữ và tiêu chí đánh giá 1) Đặc trưng của thuật ngữ Nói đến hệ thống thuật ngữ khoa học là phải đề cập đến những đặc trưng cơ bản của thuật ngữ. Thuật ngữ có những đặc trưng cơ bản như: tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế, tính dân tộc và tính đại chúng. [88; tr 56] a. Tính chính xác Thuật ngữ khoa học trước hết phải chính xác, nghĩa là thuật ngữ phải biểu hiện đúng khái niệm khoa học mà không gây nhầm lẫn. Thuật ngữ được gọi là lý tưởng khi nó phản ánh được đặc trưng cơ bản, nội dung, bản chất của khái niệm, tuy nhiên không thể đòi hỏi thuật ngữ phản ánh đầy đủ mọi phương diện, mọi khía cạnh của khái niệm. Thậm chí cá biệt có những thuật ngữ phản ánh mọi nội dung không cơ bản, nhưng là đặc trưng để phân biệt thuật ngữ này với thuật ngữ khác. Tính chính xác loại trừ tính đa nghĩa, điều này nghĩa là trong nội bộ một ngành khoa học, mỗi khái niệm chỉ nên có một thuật ngữ biểu hiện và ngược lại mỗi thuật ngữ chỉ dùng để chỉ một khái niệm vì chức năng duy nhất của thuật ngữ là 15 định danh (gọi tên khái niệm) cho nên những yếu tố biểu thái hầu như không xuất hiện trong thuật ngữ. Như vậy không thể có hiện tượng đồng nghĩa. Nguyên tắc này đương nhiên không thể tuyệt đối hóa, vì có trường hợp do sự phát triển của khoa học mà một thuật ngữ vẫn song song tồn tại với một thuật ngữ mới. Tính chính xác còn thể hiện ở hình thức cấu tạo thuật ngữ. Do tính chính xác về hình thức mà thuật ngữ thường ngắn gọn, chặt chẽ. Thuật ngữ ngắn gọn thường được sử dụng rộng rãi khi người đọc đã quen với khái niệm đó, còn những khái niệm mới, có khi chưa đi vào hệ thống thuật ngữ của ngôn ngữ hoặc được dùng ở những nơi ít người thuộc chuyên môn thì gây khó hiểu. b. Tính hệ thống Mỗi thuật ngữ khoa học phải nằm trong hệ thống nhất định và hệ thống đó phải hết sức chặt chẽ. Nói đến tính hệ thống của thuật ngữ tức là nói đến hai góc độ: hệ thống khái niệm (tức là xét về nội dung) và hệ thống ký hiệu (tức là xét về hình thức). Tính hệ thống là thuộc tính quan trọng bậc nhất của thuật ngữ. Nghĩa là nó thể hiện ở kiểu cấu tạo từ và trong sự ý thức hóa tuyệt đối để vận động cấu tạo từ. Mặt khác, không thể tách rời từng khái niệm ra để đặt thuật ngữ, mà phải hình dung, xác định vị trí của nó trong toàn bộ hệ thống khái niệm. Nhờ có tính hệ thống mà chúng ta có thể hiểu được thuật ngữ một cách chính xác và dễ dàng. Do tính hệ thống trong cách cấu tạo thuật ngữ mà người ta có thể dễ dàng nắm bắt được khái niệm mà thuật ngữ diễn tả [67; tr 274]. c. Tính quốc tế Đã là ngành khoa học thì hệ thuật ngữ của ngành khoa học đó dù là ở nước nào cũng phải được quốc tế hóa, trước hết về phương diện nội dung, có như vậy mới đáp ứng được xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Nội dung khái niệm của một ngành khoa học nào đó ở mọi quốc gia, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới không được phép có độ chênh. Đây chính là sự thống nhất khoa học trên con đường nhận thức chân lý. Quá trình quốc tế hóa thuật ngữ khoa học là xu hướng phát triển tất yếu của ngôn ngữ, nó có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thuật ngữ chung trên toàn thế giới,

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net