Cộng đồng người việt ở australia thực trạng và xu hướng phát triển

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Cộng đồng người việt ở australia thực trạng và xu hướng phát triển

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- HỒ BẢO UYÊN CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở AUSTRALIA - THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC MÃ SỐ: 60.31.50 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGÔ VĂN LỆ TP. HỒ CHÍ MINH – 2014 Lời cảm ơn Sau hai năm học tập, và hơn sáu tháng miệt mài viết luận văn với đề tài: “Cộng đồng người Việt Nam ở Australia- thực trạng và xu hướng phát triển”, nay đề tài đã hoàn thành. Đằng sau ấy ngoài sự nổ lực hết mình của tác giả, là cả sự mong đợi, giúp đỡ, động viên từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình của tác giả, những người đã luôn ở bên cạnh tác giả hết lòng quan tâm, chăm sóc, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như khoảng thời gian hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhất là quý thầy cô của Khoa Đông Phương học, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường. Từ là một sinh viên của Khoa Đông Phương học, nay là học viên cao học của Khoa, tác giả đã nhận được rất nhiều sự ân cần dẫn dắt của quý thầy cô. Đặc biệt, tác giả xin kính gửi đến GS. Ngô Văn Lệ lòng biết ơn và sự tôn kính nhất của mình, thầy đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn tất cả các thành viên lớp Cao học Châu Á học- đợt 2/2011, những người bạn luôn đồng hành, sẻ chia, và giúp đỡ nhau trong học tập và nghiên cứu. TP.Hồ Chí Minh, Tháng 2 năm 2014 Học viên thực hiện Hồ Bảo Uyên 1 MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................. 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 5 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 6 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài................................................................. 7 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................ 7 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................... 9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 10 7. Bố cục của đề tài....................................................................................... 10 CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ AUSTRALIA. ...................................................................................................... 12 1.1 Những khái niệm chung............................................................................. 12 1.2 Khái quát về Australia. .............................................................................. 20 1.2.1 Điều kiện tự nhiên của Australia. ....................................................... 20 1.2.2 Địa lý hành chính. .............................................................................. 24 1.2.3 Đặc điểm dân cư của Australia. .......................................................... 24 CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở AUSTRALIA- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. ....................................................... 31 2.1 Bối cảnh của Australia từ thập niên 70 đến nay. ........................................ 31 2.2 Nguyên nhân dẫn đến việc di cư của cộng đồng người Việt đến Australia. 33 2.3 Các đợt nhập cư của cộng đồng người Việt Nam vào Australia. ................ 35 2.4 Đời sống kinh tế- xã hội của cộng đồng người Việt ở Australia. ................ 38 2 2.4.1 Đời sống kinh tế. ............................................................................ 38 2.4.2 Đời sống xã hội. ............................................................................. 44 CHƯƠNG III. SỰ THÍCH NGHI VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở AUSTRALIA ................................................................................................... 47 3.1 Cộng đồng người Việt Nam hội nhập vào xã hội Australia. ....................... 47 3.1.1 Văn hóa vật chất............................................................................. 48 3.1.2 Văn hóa tinh thần. .......................................................................... 53 3.1.3 Gia đình Việt Nam ở Australia. ...................................................... 64 3.2 Những vấn đề nảy sinh trong quá trình hội nhập của cộng đồng người Việt Nam ở Australia. ............................................................................................. 72 3.2.1 Các vấn nạn.................................................................................... 72 3.2.2 Nguyên nhân. ................................................................................. 74 3.2.3 Những giải pháp. ............................................................................ 80 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 89 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Phân bố tuổi của người Việt Nam ở Australia .......................................... 39 Hình 2. Áo dài Việt trên những con phố Melbourne ............................................. 51 Hình 3. Thắp nhang cho tổ tiên trong ngày cưới ................................................... 52 Hình 4. Dâng trà cho cha mẹ trong ngày cưới ...................................................... 53 Hình 5. Kết thúc nghi lễ truyền thống cô dâu thay soriee để đãi tiệc..................... 53 Hình 6. Chùa Phước Huệ ở Sydney, New South Wales, Australia ........................ 56 Hình 7. Tu viện Quảng Đức ở Victoria, Australia ................................................ 56 Hình 8. Thế hệ thứ hai người Australia nói ngôn ngữ khác tại nhà ngoại trừ tiếng Anh ........................................................................................................ 58 Hình 9. Tiết mục múa của những nữ sinh Việt thu hút ống kính khán giả ....................................................................................................................... 63 Hình 10. Một cậu bé Việt Nam tham gia thi tô màu tại lễ hội ............................... 64 Hình 11. Thông báo cuộc thi viết bài liên quan đến vấn nạn cờ bạc trong cộng đồng người Việt Nam ở Australia ............................................................... 93 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Người Việt Nam định cư ở Australia từ năm 1975 ............................. 38 Bảng 2. Các ngành nghề của người Việt và người Australia ............................ 40 Bảng 3. Lợi tức của người Việt và dân Australia (1998-1999) ........................ 42 Bảng 4. Chi tiêu trong hộ cho hàng hóa và dịch vụ của người Việt Nam và người Australia (1998-1999) ........................................................................... 43 Bảng 5. Tỷ lệ ly hôn theo số năm kết hôn trong cộng đồng người Việt ở Australia .......................................................................................................... 69 Bảng 6. Các cuộc ly hôn theo nơi sinh của cô dâu và chú rễ ............................ 70 Bảng 7. Hôn nhân- Nơi sinh của chú rễ và cô dâu, 1999-2000 ........................ 71 Bảng 8. Sống chung trước hôn nhân theo nơi sinh chú rễ và cô dâu, 1999 - 2000 ........................................................................................................................ 72 Bảng 9. Phân bố theo tỷ lệ phần trăm và thời gian cư trú bình quân ở Australia của các cá nhân từ 5 tuổi trở lên, ngôn ngữ sử dụng ở nhà và trình độ tiếng Anh theo khu vực/ quốc gia gốc và giới tính (điều tra dân số năm 1986) ................ 78 Bảng 10. Rào cản đối với các con bạc (biểu mẫu khảo sát) ............................. 80 Bảng 11. Thống kê số lượng người Việt nói Tiếng Việt trong gia đình tại các bang của Australia năm 1996 .......................................................................... 92 Bảng 12. Phân bố theo tỷ lệ phần trăm lao động của các cá nhân tuổi từ 15 trở lên theo khu vực/ quốc gia gốc và giới tính (1986)..................................... 93 Bảng 13. Thu nhập bình quân hàng năm theo tuổi, quốc gia gốc và giới tính (1986). ............................................................................................................ 94 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Australia được xem là một điểm đến đầy hấp dẫn đối với dân nhập cư khắp mọi nơi trên thế giới. Bởi vì Australia luôn sẵn dành cho những người mới đến điều tốt đẹp và đón chào những người làm giàu cho bản thân họ và cũng là cho Australia, điều này đã được quốc ca của Australia nói đến: “…với những người vượt biển đến, chúng ta có những cánh đồng vô tận để sẻ chia…”. Văn hoá có thể xem như là hơi thở của một dân tộc, văn hoá được sinh ra, được nuôi dưỡng và được chăm sóc bằng tâm hồn của những người con yêu quê hương đất nước. Nhưng nếu văn hoá chỉ đơn thuần tồn tại ở nơi mà chúng sinh ra thì nó vẫn chưa thực sự khẳng định được mình. Tại sao lại như vậy? Như chúng ta đã biết ngày nay khi cả thế giới bước vào thời đại công nghiệp hoá- hiện đại hoá đã không ít thì nhiều làm mai một ảnh hưởng tới văn hoá của các quốc gia, hơn thế nữa khi họ mang văn hoá của mình sang một quốc gia khác lại càng khó khăn hơn. Bất kỳ một cộng đồng dân cư nào đến Australia, họ cũng phải trải qua hai quá trình song song là thích nghi để phát triển và bảo tồn giá trị văn hóa của họ để khẳng định mình trong xã hội mới. Cộng đồng người Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy, nhưng họ đã thực hiện hai quá trình ấy như thế nào? Và họ đã gặt hái được những thành tựu gì, cũng như đã và đang đối mặt với những khó khăn nào? Đây là câu hỏi lớn đặt ra cho những người Việt ở Australia, cho đất nước Australia và cho tất cả những người Việt Nam quan tâm tới các vấn đề của dân tộc mình. Không có chuyện gì là dễ dàng cho một cộng đồng có thể hòa nhập vào cuộc sống của một đất nước xa lạ, hơn thế nữa là một đất nước đã có thời kỳ đưa ra chính sách “Nước Australia trắng”- đất nước của những người da trắng. Chính sách này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các cộng đồng da màu, trong đó có cộng đồng cư dân Châu Á và đặc biệt là cộng đồng cư dân Việt Nam. Nhưng chỉ sau đó hơn 20 năm, trên tạp chí Quê Hương tháng 10/ 1997, nhà báo Trần Ngọc Châu thay mặt những người Việt Nam ở Australia nói rằng: “ Phải mất gần hai thế hệ, những người nhập cư Italia và Hy Lạp mới có thể leo lên được bậc thang giàu có và quyền quý ở Australia nhưng người Việt Nam chỉ mất một thế hệ đã có thể đạt được đỉnh cao trong những trường Đại học Luật khoa, hoặc Y khoa, Kỹ thuật”. Đây là một điều đáng mừng và đáng khích lệ, bởi lẽ để đạt được những thành 6 quả đó quả là một quá trình cố gắng cống hiến lớn lao của cả một cộng đồng cư dân. Họ phải vượt qua những khó khăn, thử thách từ các chính sách nhập cư của Australia , những hạn chế của cộng đồng mình,…để xây dựng và phát triển cuộc sống tại một quốc gia đa văn hoá, đa dân tộc như Australia . Tôi thiết nghĩ, với tư cách là một học viên cao học Châu Á học, việc đi sâu tìm hiểu về vấn đề này là một việc rất thú vị và khá quan trọng trong quá trình nghiên cứu tồng thể về các cộng đồng cư dân ở Australia. Hơn nữa, tôi là một người Việt Nam, tôi thật sự muốn biết những đồng bào của mình ở Australia đã thích nghi văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị,…ở một đất nước phương Tây ở Châu Á- Thái Bình Dương như thế nào? Đó cũng là lý do vì sao tôi chọn đề tài: “Cộng đồng người Việt Nam ở Australia- thực trạng và xu hướng phát triển” làm đề tài luận văn của mình bởi lẽ chỉ ở một quốc gia khác thì ta mới có thể nhìn rõ được sức sống của nền văn hoá đó mãnh liệt và ảnh hưởng của nó như thế nào đến các dân tộc cùng sinh sống khác. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Đề tài nhằm làm rõ quá trình thích nghi về mặt vật chất lẫn tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở Australia, thông qua đó ta có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn mà cộng đồng này gặp phải trong suốt quá trình hội nhập và phát triển. Song song đó ta cũng thấy được dấu ấn mà cộng đồng người Việt Nam để lại trong bức tranh chung của các cộng đồng cư dân ở Australia.Từ đó có thể khái quát được thực trạng cũng như xu hướng phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở Australia. Với mục đích như vậy thì nhiệm vụ của đề tài là tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành cộng đồng người Việt Nam, đặc trưng và bảo tồn văn hóa, đời sống kinh tế- xã hội, hoạt động tham gia chính trị,…của cộng đồng người Việt. Trong xu thế công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Australia cũng hòa nhập và phát triển thì cộng đồng người Việt Nam sẽ thích ứng như thế nào để có thể tồn tại và khẳng định mình. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Tính tới năm 2013, Việt Nam và Australia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau được 40 năm, thế nhưng khá ít tài liệu bằng tiếng Việt nghiên cứu về các đề tài liên quan đến cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Australia, đặc biệt là các mặt trái 7 trong đời sống kinh tế- xã hội. Hầu hết các sách vở, các tài liệu chỉ nói về bình diện văn hóa, quan hệ ngoại giao, lịch sử,… Tài liệu tiếng Việt gần đây nhất có “Các cộng đồng cư dân, dân tộc và mối quan hệ lịch sử- văn hóa ở Australia” của PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp thuộc khoa Nhân học trường đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu về các giá trị văn hóa, các thành tựu mà cộng đồng người Châu Á đạt được trong quá trình định cư ở Australia trong các chính sách của Chính Phủ Australia như: chính sách nước Australia trắng, chính sách đồng hóa, chính sách Đa văn hóa. Qua đó chúng ta có thể tìm hiểu được một khía cạnh thích nghi văn hóa của cộng đồng người Việt ở Australia nhưng chưa thực sự chuyên sâu. Trong cuốn sách “Quan hệ của Australia với Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai” của TS. Đỗ Thị Hạnh công tác tại trường đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp mối quan hệ chính trị và lịch sử bang giao giữa Australia và Đông Nam Á. Thông qua đó ta có thể tìm hiểu được nguyên nhân và nguồn gốc của cộng đồng cư dân Việt Nam di cư đến Australia nhưng đề cập rất ít về cộng đồng người Việt ở Australia. Ngoài ra còn có một vài công trình khác có thể kể đến như các các khóa luận tốt nghiệp của các anh chị Khoa Đông Phương học trường đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Ví dụ như “Sự phát triển kinh tế- xã hội và việc bảo tồn phát triển văn hóa của cộng đồng cư dân Đông Dương trong thời kỳ thực hiện chính sách Đa văn hóa của nhà nước Liên bang Australia” của sinh viên Trần Thị Thanh Thảo khóa 99, đây là một công trình nghiên cứu công phu và khá chi tiết về cộng đồng cư dân Đông Dương ở Australia, nhưng các số liệu khá cũ, chưa cập nhật nhiều thông tin mới cũng như chưa thực sự đề cập tới các mặt tiêu cưc của đời sống văn hóa- xã hội. Các tài liệu bằng Tiếng Anh đa phần là các trang web về cộng đồng người Việt ở Australia khá nhiều nhưng tản mạn và rời rạc, chính vì thế mà khá khó khăn khi thu thập thông tin để làm bài. Các tài liệu Tiếng Anh có thể kể đến như: “Gambling in a multicultural society : a study of Vietnamese Australians in South Australia” của Ania Zysk – Bài nghiên cứu này cung cấp thông tin về nguyên nhân, thành phần con bạc, tác động,..của vấn nan cờ bạc đến cộng đồng người Việt Nam ở Australia. 8 Ngoài ra còn các trang web của Chính Phủ Australia, các trang web này cung cấp thông tin đảm bảo chính xác và được cập nhật thường xuyên. Song đây là trang web của Chính Phủ nên việc tìm đúng “đường dẫn” đến đúng bảng số liệu cần thiết cho đề tài của mình là rất khó khăn. Mảng số liệu về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của cộng đồng người Việt tại Australia như: www.cabramattaNet.com. Số liệu về vấn đề di trú của Australia, văn hóa thông tin có thể tìm ở trang: www.atrax.net.au, các tài liệu về vấn đề phạm pháp của những người Việt Nam có thể xem ở trang web của Viện tội phạm Úc: http://www.aic.gov.au/. Bên cạnh đó còn có một vài bài nghiên cứu về văn hoá, lịch sử, đời sống của cộng đồng cư dân Châu Á như: “The Long Journey- Vietnamese Migration and Setlement in Australia” của Nancy Viviani, “Creating Multcultural Australia” của Jupp James,… 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu bằng những phương pháp chủ yếu là:  Phương pháp lịch sử- logic Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp lịch sử- logic cụ thể là tìm hiểu cộng đồng người Việt Nam ở Australia từ khi có những người Việt Nam đầu tiên đặt chân tới Australia cho tới ngày nay. Từ đó có thể nhận thấy sự phát triển thăng trầm của cả một quá trình lịch sử, để có cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá hay nhận xét một khía cạnh nào đó như: văn hóa, kinh tế, chính trị,…so với chính người Australia hay với các cộng đồng cư dân khác ở nơi đây.  Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu Luận văn được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu mà cụ thể là thu thập tư liệu và đưa ra một cái nhìn khái quát nhất về thực trạng kinh tế, xã hội, văn hóa,…hiện nay trong cộng đồng người Việt ở Australia. Không những thế người nghiên cứu còn sử dụng phương pháp so sánh để bóc tách vấn đề và đưa ra những nhận xét có tính chính xác cao. 9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề thực tại và xu hướng phát triển của cộng đồng người Việt ở Australia, quá trình thích nghi và hội nhập văn hóa, kinh tế, chính trị…của người Việt với con người và hoàn cảnh Australia. Cấp độ nghiên cứu của đề tài là cấp độ cộng đồng, cụ thể là nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở Australia. Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cộng đồng Người Việt Nam trên toàn lãnh thổ Liên Bang Australia.  Phạm vi thời gian: Đề tài xác định sẽ được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi có người Việt Nam xuất hiện ở Australia, tức là vào những năm 60 của thế kỷ XX. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài  Ý nghĩa khoa học: Về mặt lý luận khoa học, đề tài sẽ cung cấp tài liệu nghiên cứu được về quá trình thích nghi của cộng đồng cư dân Việt Nam ở Australia. Thông qua đó sẽ đưa ra các số liệu về thực trạng cũng như xu hướng phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở Australia.  Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể góp phần vào kho tài liệu cho những độc giả muốn nghiên cứu về Australia trong lĩnh vực cộng đồng cư dân Châu Á cũng như cung cấp thông tin về sự hội nhập của cộng đồng cư dân Việt Nam nói riêng. 7. Bố cục của đề tài Luận văn ngoài phần mở đầu, phụ lục và kết luận bao gồm ba chương: Chương 1: Những khái niệm chung và khái quát về nước Australia Chương này sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về các khái niệm, là cơ sở lý thuyết để có thể dễ dàng nắm bắt nội dung mà các chương sau đề cập đến. Ngoài ra trong chương này tác giả nêu một số đặc điểm của đất nước và con người Australia, đây là nền tảng về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Australia- trong chương 2 và chương 3. 10 Chương 2: Qúa trình hình thành của cộng đồng người Việt Nam ở Australia. Trong chương này tác giả sẽ trình bày một cách hệ thống theo trình tự thời gian quá trình nhập cư của cộng đồng người Việt Nam ở Australia, nguyên nhân dẫn tới các đợt nhập cư đó và rút ra đời sống kinh tế- xã hội của cộng đồng người Việt ở Australia. Từ đó có thể tìm hiểu về sự thích nghi của cộng đồng cư dân này trong bối cảnh thời gian và không gian nhất định. Nội dung này sẽ được trình bày ở chương 3. Chương 3: Sự thích nghi văn hóa của cộng đồng người Việt ở Australia. Chương 3 là chương cuối cùng cũng là chương quan trọng nhất, bởi lẽ đây là chương sẽ nghiên cứu về các thành tựu, các vấn nạn, sự thuận lợi, khó khăn, xu hướng phát triển…của cộng đồng người Việt Nam ở Australia. Bên cạnh các vấn nạn đang tồn đọng trong cộng đồng, tác giả sẽ nêu rõ nguyên nhân, và các hướng giải pháp từ nhiều mặt như: từ cộng đồng, từ Chính Phủ, từ bản thân người tham gia vấn nạn. Ngoài ra cũng tìm hiểu về việc bảo tồn duy trì các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình thích nghi về mặt vật chất và thích nghi về mặt tinh thần của cộng đồng cư dân này. 11 CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ AUSTRALIA. 1.1 Những khái niệm chung. Không chỉ riêng cộng đồng người Việt Nam mà bất kỳ một dân tộc nào ở Australia đều phải trải qua một thời gian dài để thích nghi văn hóa ở một quốc gia mới và phát triển như Australia. Để có thể tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam ở Australia trước hết ta phải làm rõ các khái niệm văn hóa là gì, và giao lưu tiếp biến văn hóa là gì, khái niệm cộng đồng dân cư, khái niệm di cư.  Khái niệm văn hóa. Với những nội hàm khác nhau khái niệm văn hóa trở nên vô cùng đa dạng và phong phú. Khái niệm văn hóa bao trùm hầu hết tất cả các mặt trong đời sống tinh thần lẫn vật chất của con người. Mỗi một quốc gia khác nhau, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, và thậm chí mỗi một nhà nghiên cứu khoa học khác nhau, sẽ cho ra đời một khái niệm văn hóa theo những khuynh hướng khác nhau. Nhưng suy cho cùng thì dù là định nghĩa nào thì cũng không thể phủ định mối quan hệ mật thiết giữa con người và văn hóa. Trong tiếng Hán, nghĩa nguyên thủy ban đầu có nghĩa là những nét xăm mình tạo thành dấu hiệu nhận biết để phân biệt mình với người khác. Trong tiếng Latinh từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt xuất phát từ chữ Cultura với ý nghĩa là trồng trọt, chăm sóc cây trồng cho tươi tốt và dần dần phát triển lên thành Culture mang ý là vun bón cho con người tốt đẹp và có giá trị hơn.[33; 2] Không thể thống kê số lượng chính xác các định nghĩa về văn hóa, nhưng có thể khái quát ước chừng khoảng hơn hai ngàn định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu, cách tiếp cận,…nhưng xét theo cách thức thì định nghĩa văn hóa có hai loại: định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng. [32; 2] Các định nghĩa miêu tả: Ví dụ điển hình nhất của các định nghĩa miêu tả là định nghĩa của Edward Burnett Tylor (1871) đã định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa hay 12 văn minh hiều theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”. [3; 13] Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh được xem như là một, mặc dù chúng vẫn tồn tại những điều khác biệt khá lớn, nhưng đây có thể xem như là định nghĩa đầu tiên về văn hóa. Các định nghĩa nêu đặc trưng: Trong các định nghĩa nêu đặc trưng sẽ bắt gặp ba khuynh hướng chính đó là xem văn hóa như là những kết quả nhất định, như những quá trình và là những quan hệ. [34; 2] Có thể lấy một ví dụ minh họa cho các định nghĩa xem văn hóa như những kết quả nhất định là định nghĩa của F. Boas“Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”. [4; 149] Bên cạnh đó còn khá nhiều định nghĩa khác, các định nghĩa này liên tục ra đời và phát triển hoàn thiện hơn. Trong số đó phải kể đến khái niệm văn hóa của UNESCO (1994) được phát triển từ những ý tưởng của L.White: “Văn hóa là một tập hợp hệ thống biểu trưng quy định thế ứng xử của con người và làm số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt.” [34; 2] Ở Việt Nam, khái niệm văn hóa cũng phong phú không kém gì các quốc gia khác. Đầu tiên không thể không nhắc đến là khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh(1940): “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Khái niệm này hiều theo nghĩa rộng là văn hóa bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. [7; 431]. Nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.” [8; 314] Năm 1997, Trần Ngọc Thêm cũng đã đưa ra 13 khái niệm văn hóa phù hợp với xã hội Việt Nam: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất lẫn tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. [9; 10] Sau khi trình bày hàng loạt các khái niệm về văn hóa, tôi nhận thấy các khái niệm tuy khác nhau, có khái niệm theo nghĩa rộng, có khái niệm theo nghĩa hẹp. Chúng ta không thể nào nói khái niệm nào là sai, khái niệm nào là chưa chính xác, cũng không có khái niệm nào là hoàn chỉnh nhất. Chỉ có thể là một kết luận chúng là một hệ thống các khái niệm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, chúng bổ sung, làm sáng tỏ cho nhau, để có một khái niệm ngày càng hoàn chỉnh hơn. Văn hóa là một khái niệm có nội hàm và ngoại diên hết sức đa dạng, vì thế việc phân loại văn hóa là một điều vô cùng khó khăn. Tùy theo “mục đích sử dụng” mà đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí để phân loại, dù thế tất cả cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Chẳng hạn như một số nhà nghiên cứu văn hóa chia văn hóa thành hai loại: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Hai khái niệm này được sử dụng khá phổ biến, khi nói đế kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ phục vụ cho đời sống con người, đó chính là văn hóa vật thể. Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, nó thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới dạng vật chất hiện hữu. Trong khi đó văn hóa phi vật chất là bao gồm toàn bộ những phong tục, tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỷ năng kèm theo những công cụ, đồ tạo tác và cả không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng trong quá trình sinh sống đã sáng tạo ra. Nhưng theo Trần Ngọc Thêm trong bài “Khái luận về văn hóa” thì dựa vào hai nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, tức là sẽ có hai hoạt động chính là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, nên có thể phân loại văn hóa thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Mặc dù việc phân loại này cũng có những vần đề phức tạp, như là có những hoạt động của con người nên xếp vào dạng văn hóa vật chất hay văn hóa tinh thần thì chính xác hơn? Nhưng nhìn chung cách phân loại này giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận các loại hình văn hóa khi nghiên cứu về văn hóa của một cộng đồng hay một dân tộc. Trước hết phải tìm hiểu về hai khái niệm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là gì? 14 Văn hóa vật chất là bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại..[34; 8] Văn hóa tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương... [34; 8] Qua khái niệm trên ta cũng thấy thật không dễ dàng gì để có thể phân chia rạch ròi các dạng hoạt động, các quan hệ sản xuất vào loại hình văn hóa vật chất hay tinh thần. Bởi lẽ giữa hai loại hình văn hóa này có mối quan hệ mật thiết và chuyển hóa cho nhau. Ví dụ như: Cuốn sách, các pho tượng, các công trình chạm trỗ,…mặc dù chúng tồn tại dưới dạng vật chất hóa nhưng vẫn được xem là văn hóa tinh thần. Ngược lại như cái muôi thời Đông Sơn có gắn tượng người ngồi thổi khèn dùng để múc canh, chiếc ngai vàng được chạm trổ công phu dùng cho vua ngồi thiết triều…đây là các vật dụng sinh hoạt hằng ngày nhưng lại mang gía trị tinh thần rất cao. [34; 8]  Khái niệm giao lưu tiếp biến văn hóa. Khái niệm giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) được các nhà Nhân học phương Tây sử dụng vào cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20, khi tiến hành nghiên cứu sự thay đổi văn hóa của các nhóm di dân Châu Âu đến Mỹ với các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên đất Mỹ. Giao lưu tiếp biến văn hóa là một định nghĩa bao gồm hai quá trình đó là quá trình giao lưu văn hóa và quá trình tiếp biến văn hóa. Giao lưu văn hóa là sự chung sống của ít nhất hai nền văn hóa (của hai cộng đồng, hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa đôi bên cùng có lợi, thứ nhất là giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của mỗi bên, thứ hai giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa để từ đó làm nẩy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển. [29; 3] Tiếp biến văn hóa là hiện tượng tiếp thu có chọn lựa một số yếu tố văn hóa ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với văn hóa bản địa, và sau một thời gian sử dụng và biến đổi tiếp thì chúng trở thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh. [29; 6] Như vậy giao lưu tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi có sự tiếp xúc gần gũi giữa những nền văn hóa khác nhau, và tạo ra những sự biến đổi cho những nền văn 15 hóa đó. Hay nói cách khác ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Trước khi nói về sự thích nghi văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở Australia, tôi muốn nhấn mạnh về một vấn đề là nền văn hóa của Australia hiện nay chủ yếu là của người da trắng- người Châu Âu. Hay nói cách khác là nền văn hóa của người Anh- trước kia là mẫu quốc của Australia. Trong khi đó, nền văn hóa của Việt Nam là nền văn hóa đặc trưng đậm chất Châu Á. Vậy văn hóa của người Việt Nam sẽ biến đổi như thế nào trước và sau khi gia nhập “đại gia đình” Australia- một gia đình đa sắc tộc, đa văn hóa. Mỗi một cá nhân trong tộc người tham gia vào các hoạt động, các vị trí xã hội của nền văn hóa khác trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục,…và rồi tự bản thân họ thay đổi cho phù hợp với văn hóa mới. Chính từ điều đó ta có thể thấy giao lưu tiếp biến văn hóa là kết quả biểu hiện sự thay đổi bộ phận văn hóa của tộc người trong xã hội đa tộc người. Văn hóa tộc người là tất cả những thành tố văn hóa và các cơ chế văn hóa do chính một tộc người nào đó sáng tạo ra và nó phản ánh sắc thái đặc trưng bản sắc tinh thần của dân tộc. Tức là văn hóa của người Việt Nam trước khi gia nhập Australia và đến nay vẫn còn giữ được những nét văn hóa ấy thì gọi là văn hóa tộc người. Văn hóa tộc người có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của một tộc người, một dân tộc. Văn hóa tộc người có khả năng cố kết cộng đồng làm cho bộ phận khác thậm chí sống cách xa nhau cả vòng trái đất vẫn ý thức sự thống nhất của tộc người mình, luôn hướng về tộc người mình. Ngoài ra văn hóa tộc người còn là dấu hiệu cơ bản của tộc người để phân biệt với ý thức tộc người khác.  Khái niệm cộng đồng. Khái niệm cộng đồng dân cư xuất hiện đồng thời với lịch sử loài người, hay nói cách khác là từ khi có sự ra đời của một quốc gia, dân tộc. Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Mối quan tâm chung đó có thể là niềm tin về tôn giáo, lợi ích kinh tế, những nhu cầu, nguy cơ,… và một số điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất cộng đồng dân cư là tập hợp một nhóm người gồm nhiều cá thể, nhiều gia đình,.. cùng sống trong một khoảng không gian hoặc là những người cùng 16 sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính họ gắn bó, liên kết cùng nhau thực hiện lợi ích, nghĩa vụ,… Cộng đồng dân cư tồn tại dưới nhiều hình thức, ví dụ như là: - Cộng đồng dân cư theo khu vực địa lý hành chính: Cộng đồng cư dân Việt Nam, cộng đồng cư dân Australia,… - Các cộng đồng dân cư theo vùng miền đặc thù: đô thị, nông thôn, dân tộc, miền núi,… - Cộng đồng dân cư ở khu vực giao thoa: giao nhau giữa hai đất nước, khu vực, vùng, miền,… Dù thuộc bất kỳ hình thức cộng đồng thì cộng đồng cư dân vẫn có những đặc điểm chung như: - Thứ nhất, trong cùng một cộng đồng dân cư các cá thể phải thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi của công dân, dân tộc đó. - Thứ hai, nói đến cộng đồng dân cư là nói đến một tập thể có tính cố kết cao, mang tính chất xã hội cao hơn so với các loại cộng đồng khác. - Thứ ba, về mặt kinh tế, cộng đồng dân cư là một tập hợp của nhiều thành phần kinh tế.  Khái niệm di cư. Khái niệm di cư (migration) được các nhà nghiên cứu xã hội học sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về hiện tượng di cư và ảnh hưởng của nó đến những vùng, những quốc gia có sự xuất, nhập cư, tuy nhiên vẫn chưa có một định nghĩa nào chính xác và thống nhất. Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế thì Di cư (migration) là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà một cá nhân hay một nhóm người thay đổi nơi thường trú của mình có thể là vĩnh viễn hoặc có thể là trong thời gian khá dài. [2; 1025-1032] Kèm theo khái niệm di cư thì “chủ thể di chuyển” hay còn gọi là di dân cũng được Liên Hiệp Quốc (1958) định nghĩa như sau: “Di dân là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác hoặc là một sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra 17 trong khoảng thời gian di dân xác định và được đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên.” Có rất nhiều cách phân loại di dân chẳng hạn như: Xét về mặt địa lý có: di dân trong nước và di dân quốc tế, xét về mặt thời gian: di dân ngắn hạn, di dân dài hạn, di dân vô thời hạn,…nếu trên khía cạnh hình thức di dân thì di dân bao gồm: di dân tự do, di dân bắt buộc, di dân theo diện đoàn tụ gia đình, di dân theo lao động có tay nghề và di dân theo hình thức tị nạn. Như vậy dựa vào những định nghĩa trên ta có thể rút ra kết luận rằng có ba tiêu chí để xác định cuộc di chuyển của cá nhân hay cộng đồng là cuộc di cư. Ba tiêu chí đó là: - Di chuyển ra khỏi đơn vị hành chính, lãnh thổ này sang một đơn vị hành chính, lãnh thổ khác (xã, huyện, tỉnh, thành phố hoặc quốc gia khác). - Cư trú ở nơi đến trong khoảng thời gian tương đối dài (vài ba tháng trở lên). - Tới chỗ ở mới với mục đích rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. Tiêu chí thứ ba là tiêu chí quan trọng trong việc quyết định di cư của các chủ thể, bởi lẽ chính tiêu chí này là động lực của di cư. Các lý do như kinh tế (tìm kiếm việc làm, thoát khỏi nạn đói…), lý do xã hội (có môi trường cũng như chất lượng cuộc sống tốt hơn, hay muốn gần gũi với người thân hay bạn bè…), lý do chính trị (để thoát khỏi cuộc khủng bố hay chiến tranh văn hoá / chính trị / tôn giáo), lý do môi trường (thoát khỏi thiên tai như lũ lụt, hạn hán). Khi nghiên cứu về các nhân tố khách quan này các nhà nghiên cứu hay dùng khái niệm lực hút (Pull)- lực đẩy (Push). Lực hút (Pull) là những yếu tố hấp dẫn, thu hút di dân quốc tế nhập cư vào một quốc gia. Lực đẩy (Push) là những nguyên nhân khiến cho người di cư phải rời bỏ nơi cư trú của mình để đến sinh sống ở một môi trường xa lạ. Cán cân lực đẩy- lực hút ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế- xã hội của cả quốc gia có người chuyển cư và quốc gia có người nhập cư. Ví dụ một điển hình là Australia- quốc gia có số lượng người nhập cư hàng năm vào hàng cao nhất trên thế giới. Với những Chính sách khuyến khích nhập cư của Chính Phủ Australia, đất đai rộng lớn với những ưu đãi tài nguyên thiên nhiên, môi trường xã hội hiện đại,…khiến 18 Australia trở thành một trong những điểm đến lý tưởng của di dân. Quyết định di cư là một điều không dễ dàng, phải rời xa nơi quê hương thân thuộc, xa gia đình, bạn bè,…nhưng cũng chính những lực đẩy về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị buộc họ phải di cư tìm một nơi an cư lạc nghiệp mới. Chính bản thân họ cũng không thể tiên đoán trước được những khó khăn, những rủi ro đang chờ họ ở một nơi đất khách xa xôi, tuy nhiên trước mắt họ vùng đất nơi họ lựa chọn di cư đến hứa hẹn những điều tốt đẹp mà họ đang kỳ vọng.  Khái niệm về sự thích ứng văn hóa. Khái niệm “sự thích ứng” được vay mượn từ tiếng Latin vào thế kỷ thứ 13 có nghĩa là “apere”, nhưng sau đó vào thế kỷ thứ 16 được sử dụng bằng tiếng Anh là “adaptation”. Lúc ban đầu khái niện này được các nhà sinh học dùng để thể hiện sự phù hợp với tình hình mới, sự chuyển đổi từ một hình thức cũ sang một hình mới, bởi chỉ khi sinh vật trải qua quá trình thích ứng mới có thể phát triển được. Sau đó khái niệm này ngày càng rộng rãi hơn trong các lĩnh vực khác như: tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học, … với nhiều phạm trù khái niệm khác nhau. Theo các nhà nhân chủng học thì thích ứng là bao gồm tất cả các hành vi và phản ứng có được (về mặt xã hội hoặc học tập) có ảnh hưởng đế sự sống còn của con người (sinh sản, trích lập dự phòng và môi trường sống), chẳng hạn như giao tiếp. Đây có thể xem như là thích nghi văn hóa và sinh học tự chủ. Trong lĩnh vực xã hội học đôi khi bắt gặp khá nhiều khái niệm như : “tiếp biến văn hóa”, hay “ xã hội hóa”, …tuy nhiên khái niệm thích nghi văn hóa cũng được sử dụng nói về một quá trình mà ở đó đòi hỏi cá nhân phải trải qua quá trình tích hợp các giá trị, mô hình, biểu tượng của môi trường văn hóa mới để hội nhập vào môi trường văn hóa đó. [18] Trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là nghiên cứu về giao lưu văn hóa giữa các quốc gia thì khái niệm thích ứng văn hóa được dùng để mô tả quá trình mà ở đó một nhóm cư dân tiếp nhận nền văn hóa mới nhưng bản thân họ vẫn ý thực được việc tiếp thu có chọn lọc mà không làm mất bản chất thật của văn hóa quốc gia. Đây không phải là một việc dễ dàng vì hai nền văn hóa khác nhau sẽ có sự khác biệt khá lớn, hơn nữa văn hóa lại luôn biến đổi không ngừng, buộc cộng đồng đó muốn hội nhập văn hóa ở xã hội mới thì phải luôn thay đổi cách ứng xử của mình trong từng trường hợp văn hóa cụ thể ở đất nước mới. 19

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net