Gốm lái thiêu (qua các sưu tập ở thành phố hồ chí minh)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Gốm lái thiêu (qua các sưu tập ở thành phố hồ chí minh)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ NGUYỄN THỊ TÚ ANH GỐM LÁI THIÊU (QUA CÁC SƯU TẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHẢO CỔ HỌC Mã số: 60.22.60 TP. HỒ CHÍ MINH, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ NGUYỄN THỊ TÚ ANH GỐM LÁI THIÊU (QUA CÁC SƯU TẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KHẢO CỐ HỌC Mã số: 60.22.60 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HẬU TP. HỒ CHÍ MINH, 2014 LỜI CÁM ƠN Luận văn hoàn thành là quá trình tổng hợp các nguồn tư liệu lưu trữ, đóng góp của các đồng nghiệp đi trước, công tác điền dã, đặc biệt là sự góp ý quý báu của các nhà sưu tập gốm Lái Thiêu tại thành phố Hồ Chí Minh như: Nhà sưu tập Nguyễn Anh Kiệt, nhà sưu tập Lê Nhân Kiệt, nhà sưu tập Mai Công Chánh, nhà sưu tập Ung Thanh Dũng, với kiến thức về những nét đẹp riêng có của gốm Lái Thiêu mà các ông đã tích luỹ trong nhiều năm qua. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu từ khi lập đề cương đến khi luận văn hoàn thành những trang cuối cùng. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô, anh, chị, em, các bạn đồng nghiệp, Ban quản lý di tích tỉnh Bình Dương, các bảo tàng tại thành phố Hồ Chí Minh đang lưu giữ những hiện vật gốm Lái Thiêu, Thư viện… đã cung cấp tư liệu, hình ảnh trong quá trình làm luận văn của tôi. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2014 NGUYỄN THỊ TÚ ANH 1 MỤC LỤC DẪN NHẬP ......................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 7 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 9 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 16 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 17 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ....................................................... 18 7. Bố cục luận văn ................................................................................................. 19 Chương 1 SƠ LƯỢC VỀ VÙNG GỐM LÁI THIÊU ...................................................... 21 1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 21 1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 21 1.1.2. Địa hình ............................................................................................................. 21 1.1.3. Khí hậu .............................................................................................................. 22 1.1.4. Đất đai và khoáng sản ....................................................................................... 23 1.1.5. Sông ngòi ........................................................................................................... 25 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của gốm sứ Lái Thiêu .............................. 26 1.2.1. Giai đoạn tiền sơ sử ........................................................................................... 26 1.2.2. Giai đoạn lịch sử ................................................................................................ 28 1.3. Vài nét về gốm Lái Thiêu .................................................................................. 29 1.3.1. Sự hình thành và phát triển nghề gốm Lái Thiêu ............................................ 29 1.3.2. Không gian phân bố .......................................................................................... 33 1.3.3. Chủ thể “gốm Lái Thiêu”.................................................................................. 41 Tiểu kết ........................................................................................................................... 44 Chương 2 KHẢO SÁT MỘT SỐ SƯU TẬP GỐM LÁI THIÊU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................................. 47 2.1. Sưu tập gốm Lái Thiêu đang lưu giữ tại các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh .. 47 2.1.1. Gốm dùng trong tôn giáo, tín ngưỡng............................................................... 47 2.1.1.1. Bát hương ........................................................................................................... 48 2.1.1.2. Tượng ................................................................................................................. 50 2.1.1.3. Bình hoa.............................................................................................................. 58 2.1.1.4. Đĩa chân cao........................................................................................................ 60 2.1.2. Gốm dùng trong sinh hoạt ................................................................................ 61 2.1.2.1. Hũ ....................................................................................................................... 61 2 2.1.2.2. Vịm..................................................................................................................... 62 2.1.2.3. Ấm. ..................................................................................................................... 62 2.1.2.4. Thố ..................................................................................................................... 64 2.1.2.5. Bình đựng nước................................................................................................... 65 2.1.2.6. Bình lọc nước ...................................................................................................... 66 2.1.2.7. Khay trà .............................................................................................................. 66 2.1.2.8. Ống đũa .............................................................................................................. 67 2.1.2.9. Ống bút ............................................................................................................... 67 2.1.2.10. Gối gốm .............................................................................................................. 68 2.1.2.11. Thìa (Muỗng) ...................................................................................................... 69 2.1.2.12. Bát ...................................................................................................................... 70 2.1.2.13. Đĩa ...................................................................................................................... 71 2.1.2.14. Nồi lẩu gốm ........................................................................................................ 73 2.1.2.15. Cốc và Chén uống trà. ......................................................................................... 74 2.1.2.16. Chai .................................................................................................................... 75 2.1.2.17. Các loại đèn và chân đèn ..................................................................................... 75 2.1.2.18. Chóe ................................................................................................................... 78 2.1.2.19. Bình hoa treo tường ............................................................................................. 80 2.1.2.20. Chậu hoa ............................................................................................................. 81 2.1.2.21. Ống nhổ .............................................................................................................. 81 2.1.3. Gốm trang trí kiến trúc ..................................................................................... 81 2.2. Gốm Lái Thiêu đang lưu giữ trong các sưu tập tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................................. 82 2.2.1. Sưu tập của Mai Công Chánh – quận Tân Phú. ............................................... 82 2.2.1.1. Gốm dùng trong tôn giáo, tín ngưỡng .................................................................. 82 2.2.1.2. Gốm dùng trong sinh hoạt ................................................................................... 86 2.2.2. Sưu tập của Lê Nhân Kiệt – quận 8 .................................................................. 89 2.2.2.1. Gốm dùng trong tôn giáo, tín ngưỡng .................................................................. 89 2.2.2.2. Gốm dùng trong sinh hoạt ................................................................................. 103 2.2.3. Sưu tập của Ung Thanh Dũng – quận 12 ........................................................ 106 2.2.3.1. Loại hình chậu hoa ............................................................................................ 106 2.2.3.2. Loại hình đôn .................................................................................................... 107 2.2.4. Sưu tập của Nguyễn Anh Kiệt – quận 1.......................................................... 108 2.2.4.1. Gốm dùng trong tôn giáo, tín ngưỡng ................................................................ 108 3 2.2.4.2. Gốm dùng trong sinh hoạt ................................................................................. 113 Tiểu kết ......................................................................................................................... 115 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM, KỸ THUẬT SẢN XUẤT, MỐI QUAN HỆ VÀ GIÁ TRỊ CỦA GỐM LÁI THIÊU .......................................................................................................... 118 3.1. Đặc điểm .......................................................................................................... 118 3.1.1. Kiểu dáng......................................................................................................... 118 3.1.2. Xương gốm ...................................................................................................... 119 3.2. Kỹ thuật sản xuất ............................................................................................ 121 3.2.1. Tạo hình, phơi sấy, tráng men, nung .............................................................. 121 3.2.1.1. Tạo hình ............................................................................................................ 121 3.2.1.2. Phơi sấy sản phẩm ............................................................................................. 123 3.2.1.3. Tráng men ......................................................................................................... 123 3.2.1.4. Nung ................................................................................................................. 125 3.2.2. Trang trí mỹ thuật........................................................................................... 127 3.2.2.1. Hoa văn trang trí dạng đề tài .............................................................................. 128 3.2.2.2. Hoa văn trang trí dạng chữ viết .......................................................................... 130 3.3. Gốm Lái Thiêu trong mối quan hệ về thời gian và không gian...................... 132 3.3.1. Quan hệ thời gian ............................................................................................ 132 3.3.2. Quan hệ không gian ........................................................................................ 134 3.4. Giá trị của gốm Lái Thiêu ............................................................................... 136 3.4.1. Giá trị lịch sử ................................................................................................... 136 3.4.2. Giá trị văn hóa................................................................................................. 140 3.4.3. Giá trị nghệ thuật ............................................................................................ 144 Tiểu kết ......................................................................................................................... 148 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 156 4 DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢN VẼ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Bản đồ 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương Bản đồ 1.2: Ba trung tâm sản xuất gốm tại tỉnh Bình Dương Bản đồ 1.3: Gia Định thành năm 1815 do Trần Văn Học vẽ Sơ đồ 1.1: Hiệu đề nội dung bài thơ “Lậu thất minh” Sơ đồ 1.2: Hiệu đề “Tử Đức tiên sinh bãi điếu” Sơ đồ 1.3: Hiệu đề “Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt Tây sương ký” Sơ đồ 1.4: Hiệu đề mang nội dung kỷ niệm năm sản xuất Bản vẽ 1.1: Bát hương, kí hiệu BTLS-24720 Bản vẽ 1.2: Bát hương, kí hiệu BTTPHCM-7109 Bản vẽ 1.3: Bát hương, kí hiệu NAK-138 Bản vẽ 1.4: Bát hương, kí hiệu NAK-139 Bản vẽ 1.5: Bình, kí hiệu LNK-09 Bản vẽ 1.6: Bình, kí hiệu LNK-12 Bản vẽ 1.7: Bình, kí hiệu LNK-07 Bản vẽ 1.8: Bình, kí hiệu LNK-24 Bản vẽ 1.9: Bình, kí hiệu LNK-25 Bản vẽ 1.10: Bình, kí hiệu MCC-10 Bản vẽ 1.11: Bình, kí hiệu MCC-22 Bản vẽ 1.12: Bình, kí hiệu MCC-12 Bản vẽ 1.13: Bình, kí hiệu NAK-123 Bản vẽ 1.14: Bình, kí hiệu NAK-125 Bản vẽ 1.15: Bình, kí hiệu NAK-127 Bản vẽ 1.16: Bình, kí hiệu NAK-132 Bản vẽ 1.17: Thố, gốm Lái Thiêu, kí hiệu BTMT-14447 Bản vẽ 1.18: Thố, gốm Cây Mai – Sài Gòn, kí hiệu MPL-042013 5 Bản vẽ 1.19: Nồi lẩu gốm, kí hiệu BTPNNB-0135 Bản vẽ 1.20: Đĩa, kí hiệu NAK-27 Bản vẽ 1.21: Đĩa chân cao, kí hiệu NAK-115 Bản vẽ 1.22: Bình đựng nước, kí hiệu NAK-100 Bản vẽ 1.23: Chai, kí hiệu NAK-165 Bản vẽ 1.24: Chai, kí hiệu NAK-166 Bản vẽ 1.25: Chai, kí hiệu NAK-167 6 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BTLS Bảo tàng Lịch sử BTMT Bảo tàng Mỹ thuật BTTPHCM Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh BTPNNB Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ BTBD Bảo tàng Bình Dương ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn MCC Mai Công Chánh LNK Lê Nhân Kiệt UTD Ung Thanh Dũng NAK Nguyễn Anh Kiệt MPL Mai Phước Lâm KHLS Khoa học Lịch sử KHXH Khoa học Xã hội NPHMVKCH Những phát hiện mới về Khảo cổ học NXB Nhà xuất bản TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh tr. Trang 7 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa, con người đã tìm ra lửa, rồi biết cách tạo ra lửa và sử dụng lửa một cách hiệu quả để phục vụ cuộc sống của mình. Đồ gốm chính là kết tinh từ lửa và đất, nhờ bàn tay và khối óc của con người, đồ gốm ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đẹp hơn. Càng ngày, gốm càng giữ vai trò không thể thiếu trong đời sống con người, gốm hiện diện trong mỗi gia đình, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hóa, mang đặc trưng văn hóa – xã hội qua từng thời kì lịch sử. Ở Việt Nam, nhiều làng quê có nghề làm gốm truyền thống đã sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày của con người, rất nhiều sản phẩm gốm không chỉ có giá trị phục vụ nhu cầu dân sinh mà những người nghệ nhân làm gốm còn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vô giá. Gốm là một vật chứng của lịch sử, thông qua gốm, người ta có thể đọc được lịch sử và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Gốm Lái Thiêu là một trong những dòng gốm như thế. Từ khi ra đời cho đến nay, gốm Lái Thiêu đã hòa vào dòng chảy gốm Việt, làm nên đặc thù riêng, mang đậm dấu ấn của con người và văn hóa Nam bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nhu cầu trang trí mỹ thuật, ngoài ra còn đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về thờ cúng và lễ nghi tâm linh truyền thống. Theo thời gian, quá trình đô thị hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm ra nhiều sản phẩm bằng vật liệu mới với mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ, thuận tiện cho việc sử dụng đã làm những loại hình sản phẩm gia dụng làm bằng gốm nói chung và các sản phẩm gốm Lái Thiêu nói riêng ít phổ biến hơn. Những năm gần đây, hầu hết các làng gốm nổi tiếng một thời trải dài 8 khắp đất nước như Phù Lãng, Đông Triều, Bát Tràng, Thổ Hà… đã có những thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa. Các quy trình tạo dáng sản phẩm bằng bàn xoay, trang trí và phủ men theo phương pháp thủ công đều được thay thế bằng máy móc và nguyên liệu làm sẵn. Dù sản phẩm làm ra đẹp hơn, được thị trường tiêu dùng chấp nhận rộng rãi nhưng không còn những chi tiết “ngẫu hứng” của người thợ thể hiện trên từng sản phẩm. [94]. Gốm Lái Thiêu cũng không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi như trên. Thêm nữa là quyết định di dời các làng nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực thị xã, thay thế các lò nung truyền thống, với nguồn chất đốt chủ yếu là củi sang nung bằng khí đốt… đó là chủ trương đúng của lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, một số cơ sở làm nghề truyền thống từ trước đến nay theo quy mô nhỏ, họ không đủ khả năng để thực hiện theo chính sách đã nêu nên nhiều cơ sở sản xuất đã chuyển sang hình thức kinh doanh khác, bỏ hẳn nghề truyền thống của gia đình, các lò nung xây cất bằng gạch nay bị bỏ hoang tàn, cỏ mọc che phủ… So với các dòng gốm khác thì gốm Lái Thiêu không thu hút được sự quan tâm của giới sưu tập do mới chỉ xuất hiện trong khoảng trên dưới 100 năm. Nghề làm gốm ở vùng đất Bình Dương được hình thành cùng với quá trình khẩn hoang vùng đất mới của những di dân. Họ đã biết sử dụng nguồn tài nguyên đất để sản xuất gốm và nguồn chất đốt dồi dào một cách hiệu quả. Mặt khác giao thông đường bộ và đường thủy đều thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi tiêu thụ. Theo những biến động khách quan của lịch sử đất nước, nghề làm gốm ở Bình Dương cũng trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại và phát triển đến ngày nay. Gốm Lái Thiêu gắn liền với khái niệm “gốm dân dụng”, nghĩa là bao hàm cả những loại hình gốm phục vụ cho người lao động bình dân và cả người có đời sống khá giả. Nhưng giữa chúng chắc chắn có nhiều yếu tố 9 khác nhau được thể hiện ngay trên sản phẩm gốm. Cần được làm rõ hơn trong quá trình tồn tại và phát triển của gốm Lái Thiêu, các yếu tố giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Hoa thể hiện trên các sản phẩm gốm thông qua những họa tiết trang trí, kiểu dáng… Tiếp theo đó là làm nổi bật yếu tố du nhập từ văn hóa phương tây thể hiện trên dòng sản phẩm gốm Lái Thiêu bên cạnh những mô tả về hình dáng và màu sắc trang trí trên sản phẩm. Gốm Lái Thiêu hiện nay đã được sưu tầm và lưu giữ trong các bảo tàng nhưng vẫn chỉ chiếm số lượng khiêm tốn trong sưu tập các hiện vật thuộc loại hình gốm Nam bộ nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Gốm Lái Thiêu (Qua các sưu tập ở thành phố Hồ Chí Minh) nhằm tìm hiểu về kĩ thuật sản xuất, các loại hình và đặc trưng cơ bản cũng như xác định chủ nhân và niên đại của từng loại hình gốm Lái Thiêu, nâng cao giá trị lịch sử văn hóa vật thể và cả phi vật thể của loại hình gốm Lái Thiêu trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời góp phần vào việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa tỉnh Bình Dương, văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Bình Dương và vùng đất Nam Bộ nói chung. Qua đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gốm sứ truyền thống – một di sản văn hóa của tình Bình Dương nói riêng và nghề làm gốm truyền thống ở của vùng đất Nam bộ trước đây. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dưới thời Nguyễn, các tư liệu ghi chép chữ Hán – Nôm bao gồm những ghi chép về vùng đất Đồng Nai – Gia Định, và địa danh gốm Sài Gòn nói chung. Cho đến khoảng đầu thế kỉ XIX nguồn tư liệu Hán - Nôm viết về nghề gốm chưa mang tính chuyên khảo sâu mà mới chỉ đưa những thông tin liên quan đến nghề gốm như sách Đại Nam thực lục có ghi về ty thợ gốm được thành lập năm 1791 trong tổng số 62 ty thợ được hình thành 10 ở vùng Gia Định. Sách Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn ghi về nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ rừng làm chất đốt ở đất Gia Định như sau “Cung cấp cho nghề làm ngói, gạch, đá, chum thì có đến hàng ức, hàng vạn không thể nào kể xiết…” Sách Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức viết về sông Mã Trường (kênh Ruột ngựa) giai đoạn đầu thế kỉ XIX có đoạn như sau “nguyên xưa từ cửa Rạch Cát ra phía bắc đến Lò Ngói có một đường nước đọng móng trâu, ghe thuyền không đi lại được…” về sau người con thứ năm của Chính thống Vân Trường hầu đã cho “đào con kinh thẳng như ruột ngựa nên mới đặt ra tên ấy…” [25: 44]. Nghề gốm và địa danh lò gốm Sài Gòn còn được nhắc đến trong bài phú cổ Gia Định phong cảnh vịnh sáng tác vào những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Kế đến là những tư liệu tiếng Pháp nói về vùng Đồng Nai – Gia Định, gồm có: Năm 1882, Derbès công bố tài liệu đề cập đến mốc ra đời của các lò gốm ở Bình Dương nhan đề Nghiên cứu về việc sản xuất đồ gốm ở Nam Kỳ (Etude sur le industries de terres cuites en Cochinchine). Ông ghi lại các cơ sở làm gốm ở Nam Kỳ, với khoảng 05 lò sản xuất gạch ngói và các loại đồ gốm tại các làng Bình Dương và An Xuân thuộc tỉnh Biên Hòa [88: 383-450]. Trong Niên giám và địa chí Thủ Dầu Một, người Pháp ghi nhận giai đoạn khoảng cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX như sau: “Ở Thủ Dầu Một còn có mỏ cao lanh, 10 lò gốm và nhiều mỏ đá”, khi đó các lò gốm được xây dựng dọc theo bờ rạch Tân Thới [36: 17]. Theo Monographie de Thu Dau Mot, BSEI, 1910, trang 23-24 có đoạn ghi “Le nombre de potteries installe1es dans la province est de 40, don’t 5 à An Thanh, 8 à Hung Dinh, 1 à Tan Thoi, 14 à Phu Cuong, 3 à 11 Binh Chuan et 9 à Tan Khanh. La principale fabrique est etablie à Lai Thieu, centre le plus commercant de l’arrondissement. De cette fabrique sorten des produits du genre “Cay Mai” mais bien inférieurs comme matière et sortant comme fini” [87: 23-24]. Tạm dịch “Số lượng các lò gốm trong tỉnh là 40 lò, phân bố 5 lò ở An Thạnh, 8 lò ở Hưng Định, 01 lò ở Tân Thới, 14 lò ở Phú Cường, 3 lò ở Bình Chuẩn và 9 lò ở Tân Khánh. Lái Thiêu đã trở thành trung tâm sản xuất và thương mại phát triển nhất về gốm. Từ xưởng này đã cho ra sản phẩm với hiệu Cây Mai thành công rất tuyệt với chất liệu hàng đầu”. Từ sau khi đất nước thống nhất, có một số ghi nhận về hoạt động công – kỹ – nghệ năm 1975, trong đó có ngành sản xuất đồ gốm được sách Địa phương chí tỉnh Bình Dương năm 1975, trang 110 có ghi: Vào thời điểm này, tỉnh Bình Dương có 108 lò lớn, nhỏ sản xuất các loại đồ gốm mỹ thuật và thực dụng, tọa lạc tại các xã Phú Cường 43 lò, Bình Nhâm 18 lò, Hưng Định 10 lò, Tân Phước Khánh 21 lò, Vĩnh Trường 6 lò, Phú Hòa 2 lò, Tương Bình Hiệp có 1 lò và xã Tân An có 7 lò (ngưng hoạt động). Tài liệu này cũng chỉ đề cập đến nguồn gốc ra đời nghề làm gốm tại Bình Dương, và dựa theo thông tin truyền miệng, cho rằng các lò gốm tại Bình Dương đã xuất hiện từ hơn 100 năm qua, chủ yếu sản xuất các loại gốm gia dụng, chủ nhân thường là các Hoa kiều thuộc họ Phước Kiến [24: 110]. Trong Địa chí tỉnh Sông Bé năm 1991, tác giả Sơn Nam cho rằng gốm Bình Dương có nguồn gốc từ vùng Gốm Cây Mai (Đề Ngạn/Sài Gòn xưa – tức Chợ Lớn) chuyển dần lên Lái Thiêu [21: 346]. Hay trong Bình Dương một thế kỷ (2007) cũng nhắc đến sự kiện một số lò gốm ở Cây Mai đã dời về Lái Thiêu vào cuối thế kỷ XIX. Tác giả viết: “Lái Thiêu chỉ cách Cây Mai 15km (lò gốm cổ của thành Phố Hồ Chí Minh) khi các lò ở Cây Mai phát triển thiếu nguồn nguyên liệu, trong đó ở Lái Thiêu có điều kiện tự nhiên thuận lợi như hệ thống giao thông thủy bộ, có nguồn đất sét trù 12 phú, rừng bạt ngàn thuận lợi trong việc sản xuất, vận chuyển nên một số lò gốm ở Cây Mai đã dời về Lái Thiêu”. Về niên đại ra đời và hình thành gốm Lái Thiêu, tác giả "Căn cứ vào năm thành lập và trùng tu chùa Bà ở Lái Thiêu ta đoán chắc nghề gốm ở đây khởi đầu từ năm 1867”. [83: 11]. Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng trong tác phẩm Gốm Cây Mai thì lại cho rằng các nghệ nhân gốm Cây Mai - kể cả các chủ lò gốm, họ đã chuyển về vùng Biên Hòa, Lái Thiêu từ khoảng cuối thế kỷ XIX [66: 40]. Sách viết về Gốm Biên Hòa lại ghi nhận “Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, nguyên liệu đất sét vùng Đề Ngạn/Chợ Lớn cạn kiệt, nhiều chủ lò gốm Cây Mai người Hoa đã trở về Biên Hòa, Thủ Dầu Một (vùng Lái Thiêu, Búng, Tân Uyên) mở lò gốm. Họ chấp hành sự chỉ đạo phân công chung của các bang trưởng người Hoa trong sản xuất gốm: Biên Hòa làm lu, vại, hũ bằng sành nâu, Thủ Dầu Một làm chén, bát, đĩa, Cây Mai (Chợ Lớn) làm sản phẩm mỹ nghệ (tượng, chậu….)” [15: 54]. Cuốn Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam của tác giả Phan Gia Bền có đề cập đến nghề làm gốm ở Việt Nam và các làng nghề truyền thống lâu đời như Bát Tràng, Quảng Ninh, Sài Gòn – Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa… với khoảng 3 trang đề cập đến yếu tố kĩ thuật, thợ sản xuất, nguồn nguyên liệu nói chung. Theo Nguyễn An Dương, Trường Ký, Lưu Ngọc Vang trong tài liệu “Gốm sứ Sông Bé”, nhận định “khởi phát đầu tiên là Tân Phước Khánh bởi địa điểm gần với làng gốm Tân Vạn (Biên Hòa) và từ đó nghề gốm lan truyền đến Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Thuận An” [17: 10-12]. Cũng trong công trình này, các tác giả đã thống kê khoảng 303 cơ sở sản xuất gốm, trong đó phân bố ở Thủ Dầu Một là 65 cơ sở, Thuận An là 153 cơ sở và huyện Tân Uyên là 85 cơ sở; “Sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ Tỉnh Bình Dương trong thời kỳ 1986 – 2000” - Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Minh Giao. 13 Tác giả dựa trên tài liệu sử học, điều tra dân tộc học tại các cơ sở làm gốm có nguồn gốc lâu đời còn tồn tại đến ngày nay. Theo đó, tác giả định mốc thời gian xuất hiện các lò gốm ở Bình Dương vào khoảng giữa thế kỷ XIX, bởi những di dân từ Trung Hoa sang, họ cũng chính là những người đầu tiên đặt nền móng cho nghề làm gốm của Thủ Dầu Một xưa [36: 21]. “Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu, huyện Thuận An” (1997) - Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học của tác giả Nguyễn Xuân Dũng với hai mục tiêu chính là tìm hiểu giá trị văn hóa của công nghệ truyền thống và đề xuất giải pháp phát huy những nét hay, nét đẹp của làng nghề truyền thống [16]. “Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1975” xác định giai đoạn 1861 – 1975 là cột mốc đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của nghề gốm tại vùng đất Bình Dương xưa. Đây cũng là giai đoạn người Việt bắt đầu tiếp thu nghề làm gốm của người Hoa, điều này thể hiện qua số lượng các lò gốm do người Việt làm chủ, văn hóa và truyền thống của người Việt cũng được thể hiện trên các sản phẩm gốm này - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Thủy. [56: 45]. Sách “Gốm Lái Thiêu” của Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên, do Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2009. Nhóm tác giả Lý Lược Tam, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Đại Phúc, Trương Ngọc Tường, Huỳnh Duy Thiết, Trần Phương Thảo cũng xác định về nguồn gốc gốm Lái Thiêu nói chung xuất phát từ Tân Vạn (Biên Hòa) và nguồn gốc ra đời và hình thành gốm Lái Thiêu vào khoảng năm 1860, nêu lên các khía cạnh về mỹ thuật, kỹ thuật, một vài yếu tố có liên quan đến thợ gốm Sài Gòn. [64: 31]. Một số bài viết, bài nghiên cứu thuộc nhiều chuyên đề đăng tải trên các báo, thông tin khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương như: Bản khắc trên bức hoành phi bằng gỗ tại Thiên Hậu cung (tức Phú Tân Hội – thị trấn Lái Thiêu) ghi năm Quý Mão (1843) là mốc thời gian xác định sự có mặt của 14 người Hoa tại vùng đất này – dựa theo tài liệu điều tra mới nhất của Hội khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương năm 2009. Bài viết xác định về những người đặt dấu ấn nghề làm gốm đầu tiên tại vùng Chánh Nghĩa (Phú Cường) là người Hoa di cư từ huyện An Khê, thành phố Tuyền Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc, thông qua hàng loạt các di tích văn hóa còn lưu lại đến ngày nay như Miếu Thiên Hậu - xây dựng năm 1867. Một nguồn tài liệu khác viết về Miếu Thiên Hậu lại cho rằng vào năm 1867 một ngôi chùa của lưu dân người Hoa xây dựng bên bờ rạch Hương Chủ Hiếu, sau khi bị cháy đã dời đến vị trí ở đường Nguyễn Du hiện nay. Trong số đồ cúng nhân ngày khánh thành ngôi “Chùa Bà” có cái lư hương và bình hoa bằng gốm. Lư hương màu nâu nhạt lẫn xanh rêu, làm bằng gốm men, đắp nổi các hình tượng; cao 33.5cm, đường kính miệng 44cm, đường kính thân (nơi rộng nhất – có 2 đầu hổ phù đắp nổi): 53cm, đường kính đế: 29cm. Đề chữ Hán đọc theo thứ tự từ phải sang trái: “Thiên Hậu Nguyên Quân” hàng giữa thân; “Kính Luân Nhuận Phát tống” hàng dưới và 8 chữ xen ở 3 kẽ giữa các chữ, 2 hàng chữ trên dưới có các chữ “Nhị bình”, “Thất Nguyệt”, “Mậu Thân”, và “Tuế thứ”; Tạm dịch nghĩa là “Ngày 2 an lành, tháng 7, năm Mậu Thân, lần trùng tu thứ 2”. Hai chiếc bình hoa màu xanh rêu, cao 47.5cm, đường kính miệng 19cm, đường kính đáy 21cm. Bình có hình dáng hồ lô có chân đế, làm bằng chất liệu gốm men, đắp nổi các hình tượng theo bố cục từ cổ xuống thân. Quanh cổ bình là hình tượng cành mai; quanh thân bình trang trí hình Bát tiên gồm quạt ba tiêu, kiếm, sáo, giỏ hoa, hồ lô, lá sen, hoa sen và quả đào tiên. Riêng chiếc thứ nhất, ở một mặt phần thân có các chữ Hán Phước Lộc Thọ, Song Hỷ được bố trí giữa bình xung quanh có các hoa văn hình mây cuộn, mặt sau giữa bình có các chữ Thiên Hậu Nguyên Quân và Kính Luân Nhuận Phát Tống (Tạm dịch là bình hoa do Luân Nhuận Phát dâng cúng). Chiếc thứ 2, chỉ khác nhau phần nội dung chữ Hán đắp nổi trên bình, ý 15 nghĩa các chữ đọc từ phải sang trái, hàng thứ nhất: “Thiên Hậu Nguyên Quân”; hàng thứ hai: “Kính Tân Đức Hợp tuyển tống”. Đó cũng chính là tư liệu để xác định chính xác năm xây dựng của miếu Thiên Hậu. Ngoài ra còn có Phước An Miếu xây dựng năm 1882, Phước Võ điện – xây dựng năm 1885… chủ yếu là nhà thờ họ của người Hoa – Phúc Kiến xây dựng… Gốm Lái Thiêu chủ yếu được phân định theo từng thời kì lịch sử tác động đến quá trình phát triển của các lò làm gốm. Ngoài những công trình khoa học lớn, nhiều bài viết chuyên khảo của một số tác giả như Nguyễn Thị Tuyết Hồng với bài viết “Vài nét về gốm mỹ thuật Đồng Nai”; tác giả Diệp Đình Hoa với “Ngành tiểu thủ công nghiệp gốm tại Tân Vạn – Biên Hòa trước năm 1975”; “Gốm mỹ nghệ Đông Nam Bộ - sắc thái văn hóa và ý nghĩa kinh tế “ của Võ Công Nguyện; Luận án Phó tiến sĩ sử học “Tiểu thủ công vùng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và vùng phụ cận từ năm 1954 - 1975” của Huỳnh Thị Ngọc Tuyết (1993). Công trình khoa học gần đây nhất nghiên cứu về gốm là luận án Tiến sĩ sử học “Nghề gốm ở thành phố Hồ Chí Minh từ thế kỉ XVIII đến nay” của Phí Ngọc Tuyến (2005). Ngoài ra, còn có những bài viết nghiên cứu về các loại hình gốm như tác giả Đặng Văn Thắng với “Lò gốm Sài Gòn”, “Gốm Sài Gòn”, “Chín bộ tượng gốm ngũ hành chùa Trường Thọ”, “Gốm thời Nguyễn (1802 - 1945)” (2005); “Chậu kiểng của gốm Sài Gòn xưa” và “Đôn gốm Sài Gòn” của Mã Thanh Cao; nhiều bài viết đề cập đến lò gốm như “Báo cáo khai quật lò gốm Hưng Lợi quận 8” của Nguyễn Thị Hậu, Phí Ngọc Tuyến, Trần Sung (1998); “Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa” của Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc. Tất cả những công trình nghiên cứu, bài viết chuyên khảo về gốm vùng Đồng Nai – Gia Định, đặc biệt là gốm Lái Thiêu chủ yếu hướng vào 16 liệt kê, phân loại những loại hình gốm, xác định chủ nhân và mốc thời gian xuất hiện, định phong cách của từng sản phẩm, phân biệt từng đặc trưng của các dòng gốm Nam bộ… Đó chính là nguồn tư liệu làm cơ sở cho công trình này, tác giả muốn góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu gốm Lái Thiêu nói riêng và gốm Nam bộ nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sản phẩm gốm Lái Thiêu như các loại tượng thờ và trang trí, các loại hình tô, bát, đĩa, thìa, bình hoa, bình có vòi, khay trà, các loại đồ đựng, thố, gối gốm, chai gốm, gối gốm... các sản phẩm gốm men nhiều màu, có hoa văn trang trí hoặc không có hoa văn... Trong đó, đồ án trang trí trên một số sản phẩm dựa theo các tích truyện cổ, hoặc các đề tài mang hàm ý như lời chúc tốt lành, dùng làm vật dụng bày trí mỹ thuật trong gia đình hoặc quà tặng trong những dịp đặc biệt; hoặc đôi khi là những sản phẩm gốm mà trên đó lưu giữ những lời hay ý đẹp được dùng làm vật bày trí ở những nơi trang trọng như phòng khách hoặc phòng làm việc, với mong muốn răn dạy con cháu hoặc thỏa mãn nhu cầu thưởng lãm mỹ thuật của cá nhân người sử dụng. Phạm vi nghiên cứu là sản phẩm gốm Lái Thiêu được làm ra và tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Tuy nhiên, để lưu giữ và giới thiệu đến đông đảo công chúng nét đẹp của loại hình gốm này lại chính là các bảo tàng, đặc biệt là các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh đã sưu tập gốm Lái Thiêu, phong phú về loại hình hiện vật và số lượng, cũng như góp phần lưu giữ một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Có thể kể đến các bộ sưu tập tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn phải kể đến sưu tập gốm Lái Thiêu của Bảo tàng tỉnh Bình Dương, Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 17 Tư liệu hiện vật gốm Lái Thiêu lưu giữ tại các bảo tàng trong thành phố có khung niên đại được xác định vào khoảng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Gốm Lái Thiêu không chỉ được lưu giữ tại các bảo tàng nêu trên, nhiều nhà sưu tập tư nhân cũng đang góp phần cùng với các bảo tàng của nhà nước tìm kiếm và lưu giữ các tác phẩm gốm Lái Thiêu cùng với những tinh hoa văn hóa của lịch sử nước nhà. Phần nhiều những nhà sưu tập loại hình gốm này hiện ở tại thành phố Hồ Chí Minh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Gốm Lái Thiêu (qua các sưu tập ở thành phố Hồ Chí Minh) nhằm góp phần làm rõ nguồn gốc, quá trình phát triển và đặc trưng của một loại hình gốm nổi tiếng của Đông Nam bộ. Góp phần nghiên cứu về gốm sứ Việt Nam (trong ngành khảo cổ học gốm sứ Việt Nam nói chung), đồng thời nghiên cứu làng nghề truyền thống của Việt Nam về khía cạnh lịch sử văn hóa. Gốm Lái Thiêu mang nét văn hóa lịch sử truyền thống của riêng mình, đã và đang đóng góp một phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế của Bình Dương, gốm Lái Thiêu không còn đơn thuần là vật dụng sinh hoạt hằng ngày mà đã trở thành bảo vật với tính chất nghệ thuật đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Gốm Lái Thiêu với ba phong cách gốm đặc trưng, trong đó gốm mang phong cách Triều Châu chiếm số lượng nhiều nhất, loại hình sản phẩm chủ yếu thường là đồ gia dụng có thể nhận biết thông qua các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như tô, dĩa, chén, muỗng, bình hoa…; gốm mang phong cách Phúc Kiến có đặc trưng màu da bò, da lươn, loại gốm mang phong cách này là đơn giản nhất, vốn ngày xưa người ta dùng bàn xoay để tạo dáng, chi tiết trên sản phẩm ít và có màu rất mộc mạc, chính cái vẻ dân giã này mà hiện nay còn rải rác trong những gia đình ở thôn quê vẫn còn lưu giữ và sử dụng; cuối cùng là gốm mang phong cách Quảng Đông với phần nhiều là đồ thờ cúng, có màu men thường thấy là

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net