Sự tương đồng và khác biệt giữa mạnh tử và tuân tử trong việc phát triển triết học của khổng tử

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Sự tương đồng và khác biệt giữa mạnh tử và tuân tử trong việc phát triển triết học của khổng tử

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN MỘNG NGHI SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA MẠNH TỬ VÀ TUÂN TỬ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC CỦA KHỔNG TỬ Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN SINH KẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TRẦN MỘNG NGHI SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA MẠNH TỬ VÀ TUÂN TỬ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC CỦA KHỔNG TỬ Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN SINH KẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Sinh Kế. Đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào nghiên cứu trước đây. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2014 Tác giả TRẦN MỘNG NGHI MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………… 1 PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………………… 8 Chương 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ ………………………………………………8 1.1 Hoản cảnh ra đời triết học Khổng Tử ………………………………8 1.2 Nội dung cơ bản của triết học Khổng Tử …………………………..16 Kết luận chương 1 ……………………………………………………….45 Chương 2. MẠNH TỬ VÀ TUÂN TỬ VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC CỦA KHỔNG TỬ ………………………………………………..49 2.1 Sự tương đồng giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong việc phát triển triết học Khổng Tử ……………………………………………………………49 2.2 Sự khác biệt giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong việc phát triển triết học Khổng Tử ……………………………………………………………94 2.3 Những giá trị tích cực và một số hạn chế trong tư tưởng triết học Nho gia Tiên Tần ……………………………………………………………………….110 Kết luận chương 2 ……………………………………………………….120 Kết luận ………………………………………………………………….122 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………128 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức tượng trưng cho nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Trung Quốc và là một trong những di sản văn hóa lớn của loài người. Trải qua hơn hai ngàn năm tồn tại và phát triển, Nho giáo luôn phải chịu phán xét của người đương thời; khi thì được tôn sùng, lúc thì bị vùi dập. Sở dĩ có tình trạng như vậy, bởi bản thân tư tưởng Nho giáo luôn chứa đựng tính hai mặt: tích cực và tiêu cực, cách mạng và bảo thủ, duy vật lẫn duy tâm. Do vậy, các nhà nho đời sau có thể kế thừa và phát triển Nho giáo theo những hướng khác nhau cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mỗi thời đại. Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, tư tưởng triết học Nho gia có tác động rất lớn đến đời sống xã hội Trung Quốc và có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh thần, chính trị - xã hội, luân lý, đạo đức, đối với một số nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở Trung Quốc, đây là một trong những học thuyết lớn mạnh và có sức lan tỏa sâu rộng nhất trong bách gia. Học thuyết này ra đời từ thời Xuân thu do Khổng Tử sáng lập. Sau Khổng Tử, có hai nhà tư tưởng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đó là Mạnh Tử và Tuân Tử, hai ông là người có công bổ sung và phát triển tư tưởng của Khổng Tử trong thời Chiến quốc và đấu tranh chống lại các học thuyết đối lập đương thời. Tuy nhiên trong quá trình kế thừa và phát triển tư tưởng triết học của Khổng Tử thì giữa Mạnh Tử và Tuân Tử có những quan điểm khá tương đồng, song mặt khác cũng không thiếu những điều dị biệt. Mạnh Tử - người tiếp nối xuất sắc nhất tư tưởng quản lý xã hội của Khổng Tử là dùng đạo đức để trị nước, quản lý xã hội. Mạnh Tử trau chuốt thêm ý tưởng về Nhân, coi trọng vai trò của Nghĩa, khai thông những bế tắc trong tư tưởng của Khổng 2 Tử về vũ trụ học, siêu hình học và đặc biệt là chính trị học. Tuân Tử với nhận thức con người là quý giá nhất, chủ trương dùng nhân nghĩa để cai trị thiên hạ, ông trình bày tỉ mỉ và cặn kẽ thêm ý tưởng về Lễ của Khổng Tử… Do vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu sự tương đồng và dị biệt giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong quá trình phát triển triết học Khổng Tử góp phần làm sâu sắc hơn tính đa dạng và phong phú của tư tưởng triết học Nho gia, nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn hết sức sâu sắc, nó không chỉ có ý nghĩa trong việc có được cái nhìn tổng quát về những hạn chế cũng như những giá trị lịch sử của triết học Khổng Tử mà qua đó còn giúp chúng ta có được những đánh giá đúng đắn hơn về vai trò của triết học Khổng Tử đối với sự phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, thấy được nét tương đồng và sự khác biệt giữa các triết gia khi đưa ra những quan niệm về chính trị, đạo đức, về bản tính con người... Đó là những lý do mà tác giả chọn đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong việc phát triển triết học Khổng Tử” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Nho giáo là một trường phái triết học lớn của Trung Quốc thời kì Xuân thu – Chiến quốc. Học thuyết này không chỉ có sức ảnh hưởng to lớn trong tư tưởng của người Trung Quốc mà còn ảnh hưởng rất sâu rộng đối với nhiều nước khác trên thế giới. Nói đến Nho giáo thì ai cũng biết đến Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử…là những triết gia lỗi lạc của Nho gia thời kì “bách gia chư tử” và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các triết gia này cũng như tư tưởng, triết lý sâu sắc của các ông tiêu biểu như: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về tư tưởng Khổng Tử trong sự phát triển của lịch sử triết học Trung Quốc. Tiêu biểu là các công trình: Sử ký của Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội năm 1988; Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc do Ngô Vinh Chính – Vương Miện Quý chủ biên, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội năm 1994; Lịch sử văn hóa Trung Quốc do Đoàn 3 Gia Kiệm chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc, được biên soạn năm 2004 bởi TS. Dương Ngọc Dũng – nhà nghiên cứu Anh Minh, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh; Lịch sử văn minh Trung Hoa của Will Durant, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội (dịch giả Nguyễn Hiến Lê), 2004; Đại cương triết học sử Trung Quốc của nhà triết học Phùng Hữu Lan, Nxb. Thanh niên, Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội (người dịch Nguyễn Văn Dương), xuất bản năm 1999; Nho giáo Trung Quốc của tác giả Nguyễn Tôn Nhan, Nxb. Văn hóa thông tin, năm 2005; Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, xuất bản năm 2006; Lịch sử triết học Trung Quốc của Hồng Tiềm – Nhiệm Hoa – Uông Tử Tung, Nxb Sự thật, Hà nội năm 1957. Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Khai Trí, Sài Gòn, năm 1973, Đại cương triết học Trung Quốc, 2 tập của Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê, Nxb Thanh Niên, năm 2004, Nho giáo, quyển thượng của Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục, Sài Gòn, năm 1971; Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc (2 tập) do Doãn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 1999; Từ điển triết học Trung Quốc của PGS. TS Doãn Chính, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; Khổng Tử - Vị thầy muôn thưở phương Đông tác giả Võ Thiện Điển, Nxb Văn hóa – Thông tin, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010; Khổng Tử truyện (2 tập) do Khúc Xuân Lễ (Ông Văn Tùng dịch), Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1977… Những công trình nghiên cứu này trình bày một cách khái quát quá trình hình thành, phát triển, nội dung và giá trị tư tưởng của các học thuyết đương thời đặc biệt là học thuyết Nho giáo thời Tiên Tần. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về Mạnh Tử: Bách gia chư tử trong sách đối nhân xử thế của Thu Tử (dịch giả Hà Sơn – Huyền Hải), Nxb. Hà Nội, 2004; Mạnh Tử diệu ngôn tuyển, Bách hóa văn nghệ, Thiên Tân, 1993 (bản Trung văn); Đạo, (chủ biên Trương Lập Văn). Nxb. Khoa học xã hội, 4 Hà Nội, 1998 (người dịch Hồ Châu – Tạ Phúc Chinh – Nguyễn Văn Đức); Nho gia với Trung Quốc ngày nay của Vi Chính Thông, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 (bản dịch của Nguyễn Huy Quý, Nguyễn Kim Sơn, Trần Lê Sáng, Nguyễn Bằng Tường); Lịch sử triết học phương Đông, tập 2 của Nguyễn Đăng Thục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2002; Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Văn hóa, 1996; Mạnh Tử truyện của Tào Nghiêu Đức (người dịch Nguyễn Bá Thính), Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Nho học và Nho học ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Triết lý phương Đông – giá trị và bài học lịch sử của Doãn Chính, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay của Phạm Đình Đạt, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2009; Mạnh Tử - Nhà hiền triết phương Đông tác giả Võ Thiện Điển, Nxb Văn hóa – Thông tin, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010… Ngoài ra còn phải kể đến các tạp chí triết học: “Góp phần tìm hiểu tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử” của Doãn Chính, tạp chí Triết học số 7 – 2001; “Nhân, nhân nghĩa, nhân chính” trong “Luận ngữ” và “Mạnh Tử” của Hoàng Thị Bình trong tạp chí Triết học, số 8 – 2001; Mạnh Tử khảng khái nhân sinh của Vương Diệu Huy, Nxb. Văn nghệ Trường Giang, 1993, (bản Trung văn); Mạnh Tử - Tư tưởng sách lược của Trí Tuệ, Nxb. Mũi Cà Mau, 2003; “Từ tư tưởng “nhân nghĩa” đến đường lối “nhân chính” trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử” của Bùi Xuân Thanh, tạp chí Triết học, số 2 -2008… hướng nghiên cứu này trình bày sâu sắc quan điểm, tư tưởng và giá trị các học thuyết của triết học Trung Quốc, đặc biệt là sự phong phú của Nho giáo Tiên Tần mà đại biểu là triết gia Mạnh Tử. 5 Thứ ba, các công trình nghiên cứu về Tuân Tử: ngoài các công trình nghiên cứu về các triết gia Khổng Tử, Mạnh Tử và về Nho giáo nói chung, bên cạnh đó phải kể các công trình nghiên cứu đặc sắc về Tuân Tử: Tuân Tử - Nhà phê bình triết học cổ đại Trung Quốc tác giả Võ Thiện Điển, Nxb Văn hóa – Thông tin, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010; Lịch sử triết học giản biên (tiếng Trung Quốc), Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh, năm 1957; Tuân Tử - Tiến thủ nhân sinh của Bành Vạn Vinh (tiếng Trung Quốc), Nxb. Văn nghệ, Trường Giang, năm 1993; Lịch sử triết học Trung Quốc (bản Nga văn), Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1986; Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan (Nguyễn Văn Dương dịch), Vạn Hạnh, Sài Gòn, năm 1968; Tuân Tử diệu ngôn tuyển, (bản Trung văn), Bách hóa văn nghệ, Thiên Tân, năm 1993; Trung Quốc triết học sử của Hồ Thích (bản dịch của Huỳnh Minh Đức), Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, năm 1970; Lịch sử văn hóa Trung Quốc do Đàm Gia Kiện chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1993; Nho giáo của Trần Trọng Kim; Tìm hiểu thêm về tư tưởng Tuân Tử của Phan Văn Các, tạp chí triết học số 4, năm 1994;... ở hướng nghiên cứu này không chỉ tìm hiểu được triết gia Tuân Tử nói chung trong dòng nghiên cứu Nho giáo Tiên Tần mà còn tìm hiểu sâu sắc hơn nội dung, giá trị tư tưởng độc đáo riêng trên tinh thần kế thừa và phát triển một cách hoàn chỉnh Nho giáo của triết gia Tuân Tử . Tóm lại, những công trình nghiên cứu được kể ra, các nhà nghiên cứu đã giới thiệu, trình bày, phân tích và nhận định sâu sắc về nội dung tư tưởng của các triết gia Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử… Tuy nhiên, trong các công trình kể trên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu chuyên biệt sự khác nhau giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong việc phát triển triết học của Khổng Tử. Chính vì vậy, trong luận văn này tác giả trên tinh thần kế thừa, tiếp thu các công trình đã công bố để từ đó phân tích, nhận định, đánh giá, rút ra điểm 6 khác nhau giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong việc phát triển triết học của Khổng Tử 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu làm rõ triết học Khổng Tử và luận giải sự tương đồng và khác biệt giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong việc phát triển triết học Khổng Tử. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: một số nội dung tư tưởng triết học Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. 4. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích của luận văn: trên cơ sở làm rõ nội dung cơ bản của triết học Khổng Tử, luận văn tập trung phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong việc phát triển triết học của Khổng Tử. Nhiệm vụ của luận văn: Thứ nhất: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời triết học Khổng Tử Thứ hai: Làm rõ nội dung cơ bản và sự phát triển triết học Khổng Tử. Thứ ba: Trình bày tư tưởng cơ bản của triết học Mạnh Tử và Tuân Tử; qua đó chỉ rõ sự tương đồng và khác nhau giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong quá trình phát triển triết học Khổng Tử. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa trên thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp logíc - lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh đối chiếu… 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở khái quát, đánh giá và rút những điểm tương đồng và khác biệt giữa Mạnh Tử và Tuân Tử trong việc phát triển triết 7 học của Khổng Tử, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm học thuyết Nho giáo thời Tiên Tần. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu Nho giáo thời Tiên Tần qua tư tưởng của Khổng Tử với sự phát triển của Mạnh Tử và Tuân Tử cho thấy tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập môn lịch sử triết học Trung Quốc của sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương và 5 tiết. 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ 1.1 Hoàn cảnh ra đời triết học Khổng Tử 1.1.1 Khái quát đặc điểm lịch sử xã hội Trung Quốc trong thời Xuân thu – Chiến quốc Nếu phương Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh Châu Á thì Ấn Độ và Trung Quốc là những trung tâm văn hóa triết học cổ xưa rực rỡ và phong phú nhất của nền văn minh đó. Trong đó, tư tưởng triết học có ý nghĩa quan trọng của nền văn minh văn hóa ở Trung Hoa. Trung Quốc là một nước lớn ở miền đông Châu Á, là một quốc gia rộng lớn, môi trường địa lý và khí hậu của Trung Quốc không đồng nhất. Miền tây là miền đất cao, có nhiều núi, khí hậu khô hanh, còn miền đông thấp hơn, có nhiều đồng bằng, lại gần biển nên khí hậu tương đối ôn hòa. Sự phát sinh và phát triển tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại gắn liền với quá trình biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội, và sự phát triển của khoa học Trung Hoa thời đó. Sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại cũng là lúc xã hội Trung Quốc bước vào thời Xuân thu - Chiến quốc, thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên. Thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc (770 – 221 TCN) được khái quát thành hai giai đoạn như sau: Xuân Thu là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 770 đến 476 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Trong thời Xuân thu việc sử dụng công cụ sản xuất bằng sắt, dùng bò để kéo cày khá phổ biến, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất hoang, hoàn thiện kỹ thuật canh tác ruộng đất và kỷ thuật "dẫn thủy nhập điền" góp 9 phần nâng cao năng suất lao động. Thủ công nghiệp đã có bước phát triển mới đặc biệt là sự phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra một loạt ngành nghề mới bên cạnh các ngành nghề cổ truyền, cùng với sự phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp buôn bán phát triển hơn. Trên cơ sở phát triển của sức sản xuất, các vùng đất do nhân dân vỡ hoang trở thành vùng đất tư ngày càng tăng thêm, bọn quý tộc có quyền thế chiếm đoạt ruộng đất công ngày càng một nhiều. Chế độ tư hữu tư nhân về ruộng đất đã hình thành. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là thời Chiến Quốc. Thời Chiến Quốc (476 – 221 TCN). Thông thường nó được coi là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu, tiếp sau giai đoạn Xuân Thu, dù chính nhà Chu đã kết thúc vào năm 256 TCN, 35 năm trước khi kết thúc giai đoạn Chiến Quốc. Tương tự như giai đoạn Xuân Thu, vị vua nhà Chu chỉ đơn giản là một vua bù nhìn. Tên gọi Chiến Quốc xuất phát từ cuốn Chiến Quốc sách được biên soạn đầu thời nhà Hán. Điểm khởi đầu thời Chiến Quốc hiện vẫn còn tranh cãi. Trong khi thông thường mọi người sử dụng năm 475 TCN (tiếp sau thời Xuân Thu) thì năm 403 TCN – năm mà nước Tấn bị chia thành ba – cũng thỉnh thoảng được coi là năm bắt đầu của thời kỳ này. Thời Chiến Quốc, trái với thời Xuân Thu, là một giai đoạn mà các lãnh chúa địa phương sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực. Quá trình này đã bắt đầu ở thời Xuân Thu, và tới thế kỷ 3 TCN, bảy nước lớn nổi lên chiếm vị trí áp đảo. Bảy nước lớn thời Chiến Quốc (Chiến Quốc thất hùng), gồm có Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Nguỵ và Tần. Một dấu hiệu khác của sự tăng cường quyền lực là sự thay đổi danh hiệu: trước 10 kia các lãnh chúa vẫn xếp mình vào bậc công hay hầu, chư hầu của vua nhà Chu; nhưng trong giai đoạn này họ đã lần lượt tự xưng vương, có nghĩa là họ ngang hàng với vua nhà Chu. Giai đoạn Chiến Quốc là giai đoạn phát triển của đồ sắt tại Trung Quốc, thay thế đồ đồng, nó trở thành vật liệu chính được sử dụng trong chiến tranh. Các vùng như Thục (Tứ Xuyên ngày nay) và Việt (Chiết Giang ngày nay) cũng đã bị sáp nhập vào vùng ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc trong thời gian này. Những bức tường do những quốc gia xây dựng nên để ngăn chặn các bộ lạc du mục phía bắc và ngăn chặn lẫn nhau là tiền thân của Vạn lý trường thành sau này. Xã hội đang chuyển mình dữ dội, kinh tế phát triển, tầng lớp dân tự do xuất hiện, đặc biệt là sự ra đời của các thành thị tự do phồn vinh và những thành quả đạt được trên lĩnh vực khoa học tự nhiên là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển có tính đột biến của tư tưởng thời kỳ này. Trong nước xuất hiện những trung tâm (như Tắc hạ của nước Tề), những tựu điểm (như nhà Mạnh Thường Quân) mà ở đó "kẻ sĩ bàn ngang" hay "bàn việc nước". Nhìn chung họ đều đứng trên lập trường của giai cấp mình, tầng lớp mình mà phê phán trật tự xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai, phê phán đả kích lẫn nhau. Lịch sử gọi là thời kỳ "Bách Gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách Gia tranh minh" (trăm nhà đua tiếng). Cùng với thực tiễn lịch sử xã hội, những tri thức về khoa học, văn hóa khá phong phú của nhân dân Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc như thiên văn, địa lý, cơ học, y học, sinh vật học, văn học…đã góp phần không chỉ thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội phát triển mà còn là những tiền đề làm nảy sinh những tư tưởng triết học ở Trung Quốc cổ đại. Chính trong thời đại lịch sử biến đổi toàn diện và sâu sắc đó đã đặt ra những vấn đề triết học, chính trị xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp luật, quân sự, ngoại giao… kích thích lòng người, khiến các bậc tài sĩ đương thời 11 phải quan tâm lý giải, để tìm ra các phương pháp giải quyết “cứu đời, cứu người”, làm nảy sinh ra một loạt các nhà tư tưởng nổi tiếng và các trường phái triết học lớn. Các nhà tư tưởng, các môn phái triết học là đại diện cho lợi ích các tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau, vừa kế thừa tư tưởng của nhau, vừa đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt, tạo nên không khí sôi động trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại. Nó thực sự trở thành đỉnh điểm của toàn bộ đời sống văn hóa tinh thần của xã hội Trung Hoa cổ đại, như một cái mốc son chói lọi trong lịch sử tư tưởng phương Đông.. Giáo sư Nguyễn Tài Thư đã nhận xét: “Có một thời kỳ lịch sử Trung Quốc mà ngày nay nhớ đến có người còn xốn xang bởi sự sôi động của nó, bởi nhiều sự kiện lịch sử xuất hiện dồn dập, nhiều học thuyết triết học và chính trị - xã hội ra đời, nhiều khối óc tài ba làm nên sắc thái văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc sau này” [80, tr.13]. Như thế, có thể nói, tư tưởng triết học Trung Quốc bắt nguồn từ thần thoại tôn giáo thời cổ. Nhưng các môn phái triết học có tính hệ thống thì chỉ được hình thành vào thời Xuân thu – Chiến quốc, một thời đại tư tưởng được giải phóng khỏi ảnh hưởng của thần thoại tôn giáo truyền thống, tri thức được phổ cập. 1.1.2 Khổng Tử với sự ra đời của Nho giáo Khổng Tử (551 - 479 tr. CN), (tức là đời Chu Linh Vương năm 21 - Lỗ Tương Công năm 22), tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ thuộc nước Lỗ (phía nam của tỉnh Sơn Đông Trung Quốc ngày nay). Gia đình ông thuộc dòng dõi công hầu nước Tống nhưng do biến loạn về chính trị mà phải chạy sang nước Lỗ. Thời đại của Khổng Tử là thời kỳ xã hội Trung Quốc khủng hoảng về chính trị - xã hội và đạo đức luân lý. Chính trong điều kiện đó Khổng Tử sáng lập ra phái Nho giáo nhằm đưa xã hội từ loạn thành trị của Trung Hoa ở thời cổ đại. Cha Khổng Tử là Thúc Lương Ngột, làm một chức quan nhỏ trong triều đình, can đảm và rất mạnh mẽ có chút chiến công nhưng rất nghèo. Mẹ 12 Khổng Tử là Nhan Trưng Tại còn gọi là Nhan Thị. Năm Khổng Tử lên ba tuổi thì cha mất. Từ khi cha mất, gia đình Khổng Tử sống trong cảnh bần hàn, mẹ của Khổng Tử một mình gánh vác gia đình nhà họ Khổng, nhưng mẹ ông vẫn quyết chí nuôi ông ăn học. Ngay từ nhỏ, Khổng Tử đã có hai tính cách khá đặc biệt: một là rất trọng lễ nghĩa, thể hiện qua việc ông rất thích chơi trò tế lễ và hai là hiếu học, siêng năng bằng việc Khổng Tử suốt đời tự học, đi đâu cũng học, vào Thái Miếu thấy gì không hiểu cũng hỏi, đi cùng với ai cũng có thể học người đó. Lớn lên, ngoài những giờ học, ông phải giúp mẹ và có lẽ ngay từ nhỏ ông đã có cái vẻ nghiêm trang mà ông giữ được suốt đời. Mặc dù vậy ông vẫn có thời gian học môn bắn cung và âm nhạc. Nhà tuy ngèo, nhưng Khổng Tử vẫn được học một trường Công về lục nghệ "Lễ", "Nhạc", "Sa", "Ngự", "Thư", "Số". Năm 15 tuổi, ông học hết chương trình đó để trở thành một "Nho sinh", tức một "Thuật sĩ". Theo ghi chép của sách Tả truyện (Chiêu Công thứ 19) thì Khổng Tử đã từng học đàn với Sư Tương, học âm luật với Trành Hoằng, học tiếng nước ngoài với Đam Tử,   Năm 19 tuổi, Khổng Tử lấy vợ và sinh con. Thời gian này, ông làm Ủy lại coi việc cân đong thóc ở kho và làm Tư chức lại coi việc bò, dê để dùng vào việc cúng tế. Năm 22 tuổi, Khổng Tử bắt đầu dạy học, sau đó học nhạc và học đạo. Từ năm 30 tuổi đến 50 tuổi (từ 522 – 503 TCN): Năm 33 tuổi, Khổng Tử đến nước Chu để khảo sát tế lễ ở Miếu đường. Từ Chu trở về danh tiếng ông càng tăng, học trò càng đông. Năm 516 TCN, Lỗ Chiêu Công ghép Quí Bình Tử vào tội nhỏ, đem quân hỏi tội Bình Tử, Quí Bình Tử cùng hai nhà Mạnh và Thúc liên kết với nhau tấn công Chiêu Công, Lỗ Chiêu Công trốn sang Tề, nước Lỗ đại loạn. Khổng Tử cũng qua Tề ở nhà Cao Chiêu Tử, hy 13 vọng được tiếp xúc với vua Tề, nhưng không thành. Năm 510 TCN ông về Lỗ. Thời kỳ tham chính tại Lỗ (502 – 496 TCN): Năm 502 TCN, Khổng Tử 50 tuổi. Thời gian này Công Tôn Phất Nhiễu, một gia thần của Quí Hoàn Tử, có chuyện bất bình với Hoàn Tử theo Dương Hồ làm loạn ở Lỗ, chiếm đất phí, mời ông lại giúp nhưng Khổng Tử từ chối. Cũng trong năm này Lỗ Định Công dùng ông làm Trung Đô tề. Được một năm Trung Đô rất có trật tự, kỷ luật từ trên xuống dưới thành một thị trấn kiểu mẫu. Năm 501 TCN ông được cất chức Tư Không. Năm 500 TCN làm Đại Tư khấu, rồi Nhiếp Chính tướng coi việc hình in, ấn định luật lệ, phép tắc trong nước. Năm 497 TCN, Khổng Tử làm Á tướng quốc thứ nhì. Cũng trong năm này, Khổng Tử khuyên vua Lỗ phá ba thành của ba họ Quý, Mạnh, Thúc nhưng chỉ phá được hai thành. Trong thời gian nhậm chức ở Lỗ, Khổng Tử đã thẳng tay trừng trị loạn quan, nịnh quan trong triều, đem lại cho nước Lỗ cảnh "ban đêm ngủ không phải đóng cửa, ban ngày ra đường không nhặt của rơi, luân thường đạo lý được coi trọng". Song, vua nước Lỗ đam mê tửu sắc, đàn hát ca múa xa hoa, bỏ bê việc triều đình nên Khổng Tử chán ngán, bỏ qua nước Vệ. Sau sáu năm hành đạo ở Lỗ, thấy có kết quả ông càng tin có thể lập được sự nghiệp như Chu Công, Lỗ không dùng ông thì thiên hạ thế nào chẳng có nước dùng ông? Qua Vệ, ông ở nhà anh vợ của Tử Lộ là Nhan Thù Do, Vệ Linh Công muốn dùng ông nhưng triều đình dèm pha. Ông ở Vệ được mười tháng kế đó qua Trần, nhưng mới tới thành Khuông, người thành đó vốn ghét Dương Hổ, trang mạo Khổng Tử giống Dương Hổ nên họ bắt giam ông, sau đó biết lầm, họ thả ông ra. Sau đó, ông qua Bồ ở đó một tháng rồi về Vệ, ở nhà Cừ Bá Ngọc, một đại phu tuổi cao đức lớn mà ông rất trọng. Ở Vệ, ông thấy Vệ Linh Công hiếu sắc hơn hiếu đức. Buồn rầu ông rời Vệ, trước sau chỉ ở đó hơn một tháng. Ông qua Tào rồi sang Tống. Năm 494 TCN, thầy trò Khổng Tử phiêu bạt tới nước Trịnh. Từ Trịnh, Khổng Tử qua 14 Trần, ở hơn một năm tại nhà Trịnh Tử, một viên Tư mã. Lúc này, Ngô đánh Trần, Sở vây Thái đánh nhau. Vậy là cả khu vực đó chiến tranh liên miên, Khổng Tử buồn rầu bỏ Trần mà quay lại đất Bồ. Bồ đương có loạn. Năm 493 TCN ông quay lại Vệ, ở nhà Cừ Bá Ngọc, Vệ Linh Công không dùng ông nhưng ông không nản chí. Sau đó rời Vệ qua Trần. Năm 492 TCN, Khổng Tử 60 tuổi, Khổng Tử lúc này còn đang ở Trần, Lỗ Định Công chết (495 TCN), Hoàn Tử cũng chết, khi sắp mất, Hoàn Tử hối hận vì đã không trọng dụng Khổng Tử, để nước Lỗ mất cơ hội thành một nước cường thịnh nên dặn con là Quí Khang Tử mời Khổng Tử về giúp nước nhưng Quí Khang Tử không nghe lời cha, lại mời Nhiễm Cầu về. Năm 491 TCN, Khổng Tử qua Thái. Năm 490 TCN, Khổng Tử qua huyện Diệp thuộc Sở, sau đó Khổng Tử lại trở về Thái. Bị hai nước Trần và Thái vây tuyệt lương. Khổng Tử bèn sai Tử Cống qua Sở, vua Sở sai một đạo quân tới giải vây cho Khổng Tử và thầy trò Khổng Tử qua Sở. Mùa thu năm 489 TCN Sở vương chết, thầy trò Khổng Tử lại không được dùng. Ông rời Sở quay về Vệ, lúc này Khổng Tử 63 tuổi, đời Lỗ Ai Công. Mùa hè năm 493 TCN, trong khi Khổng Tử ở Trần thì Vệ Linh Công mất. Năm 484 TCN, Khổng Tử đã 69 tuổi, Quí Khang Tử mời ông về Lỗ. Ông về Lỗ nhưng không tham chính mà san định sách Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc của người đời trước để lại, viết sách Xuân Thu để bộc lộ quan điểm của mình. Nhiều quan điểm khác của ông thể hiện qua các cuộc đàm đạo mà nội dung của nó sau này được trình bày trong Luận ngữ [75, tr.249-250], do học trò của ông chép lại. Sau khi Khổng Tử mất và chính sách tàn khốc “phần thư khanh nho” của Tần Thủy Hoàng, thì sách của Khổng Tử không còn giữ được bao nhiêu. Khi đạo Nho được phục hưng (đời Hán Vũ Đế, năm 130 TCN). Sách Nhạc chỉ còn một thiên, được đem nhập vào Lễ ký gọi là thiên Nhạc ký. Những sách khác được người đương thời sưu tầm, bổ sung tạo thành năm kinh là Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu. 15 Kinh Dịch, giải thích sự vận hành của vũ trụ dùng để bói những điềm lành, dữ trong đời sống của con người. Theo người Trung Hoa thượng cổ, trời đất có âm, dương tương tác với nhau tạo ra sự sinh hóa. Song, do quỷ thần can thiệp vào nên âm, dương lúc ẩn lúc hiện. Con người phải dùng mai rùa hoặc cỏ thi để xem ý của quỷ thần thế nào mà hành động cho thuận lợi. Khổng Tử đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu dịch. Ông đã giải thích các ý nghĩa của sách dịch và viết thêm một số thiên, tạo nên cơ sở nhân sinh quan của Kinh Dịch. Kinh Thư, bộ sách về sử các vua chúa từ đời Nghiêu đến đời Tần Mục Công (khoảng từ năm 2350 TCN đến năm 620 TCN). Bộ sách này trình bày tỉ mỉ hoạt động, đường lối và tư tưởng của người cổ về tiếp nhận xử thế, đề cao phương pháp trị vì thiên hạ bằng đạo lý, thuận thiên trời, thuận thủy thổ, thuận nhân tâm, thuận lòng dân mà các thánh vương Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang ngày xưa đã sử dụng. Kinh Thi, là bộ sách chép những bài ca, bài ca dao của người Trung Hoa cổ đại. Những bài ca, bài ca dao vừa bộc lộ niềm tin vào Thượng đế, ước nguyện sâu xa của thánh hiền thời cổ được phối kết với siêu nhiên, vừa phác họa mọi khía cạnh của cuộc sống và các hạng người trong xã hội. Khổng Tử san định Kinh Thi để mong người đời hiểu điều hiếu trung, biết thương biết ghét và mở mang tri thức. Ông thường nói với học trò rằng, Kinh thi làm cho mình hưng tâm khởi trí, nhờ nó mà mình biết hợp quần xã hội. Kẻ đọc kinh thi, gần thì biết thờ cha kính mẹ, xa thì biết phụng sự quốc vương cho hết nghĩa tôi thần, lại biết thêm nhiều giống như: cầm, thảo, mộc. Kinh Lễ, gồm ba bộ: Chu Lễ, Nghi Lễ và Lễ Ký. Trong đó Chu Lễ nói về cách thức tổ chức hành chính, chính trị xã hội thời Chu; Nghi Lễ quy định thể thức lễ nghi trong cuộc sống; còn Lễ Ký là phần do các môn đệ của Khổng Tử bình về các phong tục; Kinh Lễ là sự vận dụng các quan điểm về vũ trụ vào cuộc sống để quy định mọi cử chỉ hành vi, bổn phận của con người 16 từ tấm bé cho đến khi nhắm mắt, tắt hơi. Có thể nói Kinh Lễ là bộ sách lý luận và biện pháp tổ chức xã hội mà Khổng Tử rất tâm đắc. Theo ông, con người nhất nhất phải hành động theo lễ, không nghe, không nhìn, không nói, không làm những gì trái lễ thì mới mong thiên hạ được thái bình. Kinh Xuân Thu, là bộ sách Khổng Tử viết về chuyện nước Lỗ, từ đời Lỗ Ẩn Công (khoảng 722 tr.CN) đến đời Lỗ Ai Công (khoảng năm 480 tr.CN), là chuyện về nhà Chu cùng các nước chư hầu khác. Có thể coi đây là bộ biên niên sử mà Khổng Tử trong khi tránh đụng chạm đến các thế lực đang cầm quyền đã dùng nó để vạch ra nguyên nhân loạn lạc của xã hội đương thời. Năm 479 TCN, ông mất ở Lỗ, thọ 72 tuổi. Tương truyền rằng, học trò của ông đến ba ngàn người và khi ông mất đã có người để tang đến sáu năm, hàng trăm người làm nhà lập cứ bên phần mộ ông, tạo thành làng Khổng. 1.2 Nội dung cơ bản của triết học Khổng Tử Trong triết học của mình, Khổng Tử chủ yếu đi sâu vào các vấn đề xã hội, nhưng ở các tác phẩm của ông và sách vở do học trò ghi lại, ông cũng đề cập đến mọi lĩnh vực của triết học, thể hiện quan điểm của ông về thế giới, về chính trị xã hội, về luân lý đạo đức và cuộc sống con người. Thế giới quan Quan điểm về thế giới của Khổng Tử chịu ảnh hưởng quan niệm về vũ trụ của người Trung Hoa thượng cổ. Những quan niệm lưu truyền trong dân gian được ghi trong sách Dịch. Đây là quan niệm cho rằng vũ trụ lúc đầu là cõi hỗn mang mù mịt. Trong cái hỗn mang ấy có cái “lý” gọi là “Thái cực” vô hình, huyền diệu chứa đựng hai mặt tiềm ẩn, đối lập liên hệ với nhau là âm và dương. Thái cực có bản thể và động thể. Vì nó là vô hình nên không thể nhận biết được bản thể của nó, song có thể biết được động thể của nó biểu hiện qua sự tương tác, chuyển hóa lẫn nhau giữa âm và dương. Sự tương tác chuyển hóa giữa hai thế lực căn bản nhất của vũ trụ, vạn vật trong một thể

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net