Đặc điểm phật giáo thời tùy đường và ảnh hưởng của nó tới văn hóa tinh thần ở trung quốc

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đặc điểm phật giáo thời tùy đường và ảnh hưởng của nó tới văn hóa tinh thần ở trung quốc

1 ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC XAÕ HOÄI VAØ NHAÂN VAÊN  TRAÀN NGOÏC SÔN ÑAËC ÑIEÅM PHAÄT GIAÙO THÔØI TUØY - ÑÖÔØNG VAØ AÛNH HÖÔÛNG CUÛA NOÙ TÔÙI VAÊN HOÙA TINH THAÀN ÔÛ TRUNG QUOÁC LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ TRIEÁT HOÏC THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH- 2014 ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC XAÕ HOÄI VAØ NHAÂN VAÊN  TRAÀN NGOÏC SÔN ÑAËC ÑIEÅM PHAÄT GIAÙO THÔØI TUØY - ÑÖÔØNG VAØ AÛNH HÖÔÛNG CUÛA NOÙ TÔÙI VAÊN HOÙA TINH THAÀN ÔÛ TRUNG QUOÁC Chuyeân ngaønh: TRIEÁT HOÏC Maõ soá: 60.22.80 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ TRIEÁT HOÏC Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc PGS.TS. TRÒNH DOAÕN CHÍNH THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH- 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, chưa được ai công bố, dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Trịnh Doãn Chính. Tư liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2014 Người cam đoan Trần Ngọc Sơn 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 03 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 13 Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TÙY - ĐƢỜNG .................................................................................. 12 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA TƢ TƢỞNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TÙY - ĐƢỜNG .................................................................. 12 1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - ã h i Trung uốc từ cuối thế kỷ VI - thế kỷ IX với sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học Phật giáo thời Tùy - Đường ................................................................................ 12 1.1.2. Sự phát triển văn hóa và tư tưởng Trung Quốc từ thế kỷ V- thế kỷ IX với sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học Phật giáo thời Tùy - Đường ................................................................................................ 20 1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TÙY - ĐƢỜNG ....................... 37 1.2.1. Tư tưởng Phật giáo của Ấn Đ với việc hình thành tư tưởng triết học Phật giáo thời Tùy - Đường................................................................. 37 1.2.2. Tư tưởng Phật giáo Trung Quốc từ thế kỷ I - cuối thế kỷ IX với sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học Phật giáo thời Tùy - Đường .... 47 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 75 Chƣơng 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TÙY - ĐƢỜNG ĐẾN VĂN HÓA TINH THẦN Ở TRUNG QUỐC ................................................................................... 78 2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TÙY - ĐƢỜNG ............................................................................................... 78 2 2.1.1. Các tông phái Phật giáo Trung Quốc thời Tùy - Đường ........................ 78 2.1.2. N i dung cơ bản của triết học Phật giáo thời Tùy - Đường ................. 102 2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG PHẬT GIÁO TÙY - ĐƢỜNG TỚI VĂN HÓA TINH THẦN Ở TRUNG QUỐC ....................... 120 2.2.1. Đặc điểm chủ yếu tư tưởng triết học Phật giáo thời Tùy - Đường ....... 120 2.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo Tùy - Đường đến văn hóa tinh thần ở Trung Quốc .............................................................................................. 144 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................... 164 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................ 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 171 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đáp ứng yêu cầu đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước m t cách bền vững và toàn diện trong giai đoạn đổi mới và h i nhập quốc tế hiện nay, cùng với việc phát triển kinh tế, chính trị, khoa học, giáo dục, bảo đảm an ninh, quốc phòng; thì việc phát triển văn hóa là m t trong những nhiệm rất quan trọng bảo đảm cho sự phát triển hài hòa và bền vững xã h i. Không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) từng khuyến cáo các nước trên thế giới: “Tiếp thêm sức mạnh của nền văn hóa đương thời và nâng nó lên ngang tầm với sự phát triển kinh tế và sự phồn vinh của xã hội” [38, tr. 14]. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã h i, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã h i. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã h i có nghĩa là văn hóa góp phần tạo nền móng của xã h i. Nền móng có vững chắc thì sự phát triển của đất nước mới lành mạnh. uan điểm này được đề cập trong Cương lĩnh, đường lối, chiến lược của Đảng và đã được Nghị quyết H i nghị TW 5 Khóa VIII khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đầy sự phát triển kinh tế - xã hội” [34, tr. 55]. Văn hóa hình thành nên hệ giá trị của m t quốc gia, tạo ra bản sắc của m t dân t c, là yếu tố quan trọng trong tư duy phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” [72, tr.64]. Muốn phát triển văn hóa, m t mặt kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của c ng đồng các dân t c Việt Nam từ 4000 năm qua; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn b đời sống xã h i, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh n i sinh quan trọng của phát triển. Mặt khác, trong quá trình giao lưu văn hóa, chúng ta tiếp thu chọn lọc các tinh hoa văn hóa nhân loại, văn minh phương Đông và phương Tây, biến những giá trị văn hóa bên ngoài thành sức mạnh n i sinh, để hình thành nên giá trị vật chất và tinh thần của chính dân t c mình. Trong văn hóa Việt Nam, Phật giáo đóng m t vai trò nhất định trong lịch 4 sử, là thành tố trong văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng đến quan niệm, tư tưởng, đạo đức của văn hóa Việt Nam. Phật giáo du nhập và tồn tại ở Việt Nam cho đến ngày nay đã hơn hai nghìn năm, văn hóa Phật giáo đã ảnh hưởng sâu r ng đến đời sống tinh thần của dân t c Việt Nam. Thời kỳ Lý - Trần, Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Đó cũng chính là sự đóng góp to lớn của Phật giáo đối với bản sắc văn hóa dân t c Việt Nam. Phật giáo Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng chung của hai suối nguồn Phật giáo lớn là Ấn Đ và Trung Hoa. Dưới sự thống trị của phong kiến Trung Quốc, cả hai luồng Phật giáo từ Ấn Đ sang, từ Trung Hoa xuống, dù là Tăng sĩ người Trung Hoa, hay người Ấn Đ đều phải dùng m t thứ văn tự thống nhất chính thống là chữ Hán để dịch kinh, hoằng pháp. Truyền bá Phật giáo (văn hoá Ấn Độ) bằng công cụ chữ Hán vốn chứa đựng nội dung Nho giáo (văn hoá Trung Hoa) là một đặc điểm trong văn hoá Việt Nam, không những ở những thế kỷ đầu công nguyên, mà còn kéo dài suốt cả chiều dài lịch sử văn hoá Việt Nam sau này. Sự giao thoa và tương tác kéo dài hàng chục thế kỷ giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Việt Nam đã tạo nên mối quan hệ khắng khít giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Hoa trong các lãnh vực triết học, văn học, ngôn ngữ, nghệ thuật... Mà yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh nhất đối với Phật giáo Việt Nam, đó là Phật giáo Trung Quốc thời Tùy - Đường. Khi kết thúc cục diện phân chia Nam Bắc đến thời kỳ Tùy - Đường, bắt đầu từ nhà Tùy, sang thời nhà Đường là triều đại cường thịnh nhất về chính trị, kinh tế, văn hóa trong lịch sử Trung Quốc, cũng là thời kỳ t t đỉnh thiết lập phiên dịch kinh điển, các tông phái phát triển mạnh mẽ trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, ảnh hưởng của nó không những đi sâu vào các tầng lớp nhân dân Trung Quốc, mà còn lan r ng đến Hàn Quốc (Cao Ly); Nhật bản; Việt Nam. Phật giáo tại Trung Quốc lưu truyền, thâm nhập và phát triển, m t mặt làm giàu n i hàm nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, mặt khác trong thời gian dài cùng với tư tưởng Nho gia và Đạo giáo ung đ t, tranh luận và dung hợp, Phật giáo đã trở thành m t trong ba b phận không thể thiếu được kết hợp nên nền văn hóa Trung Hoa. Vì thế, tìm hiểu đặc điểm của Phật giáo Trung Quốc nói chung và giai đoạn cực thịnh vào thời Tùy - Đường nói riêng là việc làm có 5 ý nghĩa trong việc giúp hiểu sâu hơn c i nguồn văn hóa Phật giáo Việt Nam. Do vậy, để góp phần vào việc bảo tồn, phát triển văn hóa Việt Nam truyền thống, trong đó có Phật giáo, thì không thể không nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc thời Tùy - Đường. Xuất phát từ những lý do trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Đặc điểm Phật giáo thời Tùy - Đường và ảnh hưởng của nó tới văn hóa tinh thần ở Trung Quốc” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Phật giáo Trung Quốc nói chung và Phật giáo Tùy - Đường nói riêng là m t đề tài hết sức phong phú và có ý nghĩa lịch sử - xã h i thiết thực. Vì thế mà từ trước đến nay, đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều các nhà tư tưởng trong và ngoài nước, với những công trình đa dạng và sâu sắc. Có thể khái quát các công trình trên thành ba chủ đề chính như sau: Hướng nghiên cứu thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu lịch sử phát triển Phật giáo thời kỳ Tùy - Đường gắn với lịch sử triết học và văn hóa Trung Quốc, trước hết phải kể đến tác phẩm Lịch sử triết học Trung Quốc, của Phùng Hữu Lan, tập I, II, (bản dịch của Lê Anh Minh), Nxb. Khoa học xã h i, Hà N i, xuất bản năm 2013. Đây là cuốn sách được tác giả trình bày m t cách khá hệ thống và sâu sắc quá trình hình thành và phát triển của triết học Trung Quốc từ thời cổ đại đến cận hiện đại với n i dung tư tưởng của các trường phái và các nhà triết học. Trong tập II, tác giả dành 3 chương nghiên cứu về Phật giáo, đó là chương 7: Phật học thời Nam Bắc triều và sự tranh luận của người đương thời về Phật học và 2 chương 8, 9: Phật học đời Tùy và đời Đường. Trong 3 chương này tác giả trình bày và lý giải rất hệ thống và sâu sắc quan điểm của các cao tăng, các tông phái, các khái niệm, phạm trù của Phật giáo như: duyên khởi, sắc không, bồ đề, Niết bàn, Chân như…; Tiếp đến là tác phẩm Đại cương triết học Trung Quốc, do Doãn Chính (chủ biên), Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa và Vũ Tình biên soạn, nhà xuất bản Thanh Niên, xuất bản năm 2002, tác giả trình bày khái quát đặc điểm lịch sử xã h i và tư tương triết học Trung Quốc theo các thời đại, ở mục II chương 5 tác giả có đề cập đến triết học Phật giáo thời kỳ Tùy - Đường; tiếp đến, Lịch sử triết học Trung Quốc của Hồng 6 Tiềm, Nhiệm Hoa, Uông Tử Tung, Nxb. Nhân dân Bắc Kinh, xuất bản năm 1957; Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích, (bản dịch của Huỳnh Minh Đức), Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, xuất bản năm 1969; Đại cương triết học Trung Quốc, do Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê, thượng và hạ, Cảo Thơm, Sài Gòn, xuất bản năm1970; Sử Trung Quốc, của Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà N i, xuất bản năm 1996; Lịch sử triết học Trung Quốc, tập 2, của Hà Thúc Minh, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1999; Đại cương triết học sử Trung Quốc, của Phùng Hữu Lan, (bản dịch của Nguyễn Văn Dương), N b. Thanh Niên, xuất bản năm 1999; Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, do Doãn Chính Chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà N i, xuất bản năm 2004; 中 国古代哲学 Trung Quốc cổ đại triết học, thượng và hạ của Phương Lập Thiên, do Trung Quốc nhân dân đại học xuất bản xã, xuất bản năm 2006; Lịch sử triết học phương Đông, do Doãn Chính Chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà N i, xuất bản năm 2012;... Các công trình nghiên cứu trên, trong khi trình bày n i dung tư tưởng của các trường phái triết học, các nhà triết học Trung Quốc, các tác giả đều dành m t phần trình bày, phân tích những vấn đề liên quan đến chủ đề Phật giáo, và quá trình hình thành phát triển tư tưởng Phật giáo trong triết học Trung Quốc. Bên cạnh đó cũng có các công trình nghiên cứu về Phật giáo gắn với nền văn hóa Trung uốc; trước hết, phải kể đến tác phẩm: 中国佛教文化 Trung Quốc Phật giáo văn hóa của Phương Lập Thiên, do Trung Quốc nhân dân Đại học xuất bản xã, xuất bản năm 2006, đã tập trung trình bày n i dung và đặc điểm của văn hoá Phật giáo Trung Quốc theo hai phương diện: m t mặt là giới thiệu diễn biến lịch sử của Phật giáo Trung Quốc, đề cập đến các lĩnh vực như thư tịch, chế đ nghi lễ, các cơ sở Phật giáo, đến các danh lam thắng cảnh cổ ưa; m t mặt luận bàn về Phật giáo và chính trị Trung Quốc, đề cấp đến các lĩnh vực như luân lý, triết học, văn học, nghệ thuật, phong tục tập quán… cụ thể là mối quan hệ qua lại giữa các hình thái văn hóa với nhau, cùng với sự ung đ t và dung hợp giữa Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo. Từ đó khái quát nên kết cấu của hệ thống văn hóa Phật giáo Trung Quốc, hạt nhân, liên hệ trong ngoài, nguyên nhân diễn biến và tính chất đặc thù bên trong, giúp cho 7 người đọc hiểu rõ vị trí của văn hóa Phật giáo trong lịch sử văn hóa truyền thống Trung Quốc, chủ yếu đề ra cho hướng nghiên cứu về sau; tiếp đến, là tác phẩm Lịch sử văn hóa Trung Quốc, gồm 2 tập, do Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi dịch từ bản Trung văn của Cổ tịch thượng Hải xuất bản ã, N b. Văn hóa - Thông tin, Hà N i, xuất bản năm 1999, tác phẩm được chia thành 8 phần, nghiên cứu về các lĩnh vực như học thuật, tư tưởng, lễ tục, tôn giáo…Trong đó có đề cập tới Phật giáo dưới góc đ văn hóa; Cội nguồn văn hóa Trung Hoa do Đường Đắc Dương chủ biên (Nguyễn Thị Thu Hiền dịch), Nxb. H i nhà văn, Hà N i, xuất bản năm 1993; Lịch sử văn hóa Trung Quốc, do Đàm Gia Kiệm chủ biên (bản dịch của Phạm Văn Các, Thạch Giang, Trương Chính), N b. Khoa học xã h i, Hà N i, xuất bản năm 1993; Lịch sử văn minh Trung Hoa, của Will Durant (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê), Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà N i, xuất bản năm 2002; Lịch sử và văn hóa Trung Quốc, của W. Scott Morton - C.M.Lewis (bản dịch của Tri thức việt), Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2008; v.v… Nhìn chung các công trình thu c chủ đề này giúp người đọc hiểu rõ những hoàn cảnh văn hóa, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo từ khi Phật giáo du nhập từ thế kỷ thứ I sau CN cho đến thế kỷ thứ XX sau CN. Ảnh hưởng nổi bật và sớm nhất của nguồn văn hóa bên ngoài đối với Trung Hoa cổ đại là sự giao thoa giữa hai nền văn minh tầm cỡ của thế giới, tức Ấn Đ và Trung Hoa. Có thể nói rằng sự hiện diện của Phật giáo trong vùng đất r ng lớn và đông cư dân này đã mở ra m t bước ngoặt mới trong quá trình tồn tại và phát triển của Trung Hoa. Chính cu c chinh phục của Phật giáo đã tạo ra m t cu c cách mạng tư tưởng trong mọi lãnh vực đời sống của nhân dân Trung Hoa. Hướng nghiên cứu thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu về n i dung tư tưởng Phật giáo Trung Quốc thời kỳ Tùy - Đường. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này trước hết đó là tác phẩm Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, của HT.Thích Thanh Kiểm, Nxb.Tôn giáo, tái bản lần thứ nhất năm 2010, n i dung tác phẩm dựa theo thời đại, chia làm 15 chương. Ở mỗi chương đều trình bảy khái quát về lịch sử của thời đại, đại cương của Phật giáo và sự quan hệ qua lại giữa Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo. Tác giả dành 2 chương 7 và 8 trình bày về Phật 8 giáo thời kỳ Tùy - Đường, sau khi trình bày khái quát về sự hình thành, phát triển và n i tư tưởng của các tông phái Phật giáo thời kỳ Tùy - Đường, tác giả cũng có những nhận định vắn tắt về sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã h i và tư tưởng văn hóa Trung uốc; tiếp đến, phải kể đến tác phẩm Tùy Đường Phật giáo của Phương Lập Thiên, do Trung Quốc nhân dân Đại học xuất bản xã, xuất bản năm 2006, tác giả coi đây là thời kỳ lâm lập của tông phái Phật giáo, thời cực thịnh, thời kỳ đỉnh cao của sức sáng tạo hết sức phong phú của Phật giáo Trung Quốc, trong đó tác giả đề cập bối cảnh lịch sử văn hóa và thực tế hoạt đ ng sáng lập các b kinh điển Phật giáo, địa vị và ảnh hưởng của các học thuyết đối với xã h i thời kỳ đó. Tác phẩm cũng nhấn mạnh đến kết cấu n i dung của tông phái triết thiền, và chỉ ra cái đặc sắc của tư tưởng nhân văn của các tông phái Phật giáo thời kỳ Tùy - Đường; Lược sử Phật giáo Trung Quốc,của Viên Trí, Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ chí Minh, xuất bản năm 2006, trong chương 5 tác giả đề cập đến Phật giáo dưới ba triều đại Chu - Tùy - Đường, sự tác đ ng qua lại giữa Phật giáo và xã h i Trung Quốc xảy ra trong quá trình tồn tại và phát triển, đồng thời ở chương sáu tác giả đi sâu phân tích và trình bày các tông phái như Thiên thai tông, Hoa nghiêm tông, Tịnh đ tông, Pháp tướng tông, Luật tông, Mật tông và Thiền tông, là những tông phái được hình thành và phát triển trong thời kỳ Tùy - Đường; tiếp đến, về chủ đề này phải kể đến Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, nguyên tác Nhật ngữ nhiều tác giả (bản dịch Hán văn của Pháp sư Thánh Nghiêm, bản dịch Việt văn của Thích Tâm Trí dịch từ bản Hán văn), N b. Phương Đông, Tp. Hồ chí Minh, xuất bản năm 2010; Trung Quốc sử lược, của Phan Khoang, Văn sử học, xuất bản năm 1970; Phật giáo Trung Quốc, của Trần Quang Thuận, Nxb. Tôn giáo, Hà N i, xuất bản năm 2008; Lịch sử Phật giáo, của Thích Hạnh Thành, N b. Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2009; Truyện Phật Thích Ca, Đoàn Trung Còn (2010), Nxb. Tôn giáo, Hà N i; Lịch sử nhà Phật, Đoàn Trung Còn (2012), Nxb. Tôn giáo, Hà N i; Giảng giải luận Đại thừa khởi tín, của HT. Ấn Thuận, (bản dịch của Hạnh Bình và uán Thư), N b. Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2012;….Trên đây là các tác phẩm nghiên cứu về n i dung tư tưởng của Phật giáo Trung Quốc nói chung và Phật giáo Tùy - Đường nói 9 riêng, đã được các tác giả nghiên cứu từ nhiều góc đ khác nhau. Trên lĩnh vực ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần ở Trung Quốc, các công trình đã tiếp cận ở các góc đ về lịch sử Phật giáo, sự du nhập và mở r ng, ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoá, triết học, văn học, nghệ thuật và ngay cả trong các tập tục truyền thống của dân t c Trung Quốc. Hướng nghiên cứu thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu và đánh giá về đặc điểm của Phật giáo thời Tùy - Đường, tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, phải kể đến tác phẩm Đại cương lịch sử và văn hóa Trung Quốc do Ngô Vinh Chính, Vương Miện Quý chủ biên (bản dịch của Lương Duy Thứ, Nguyễn Thiện Chí,…), N b. Văn hóa - Thông tin, Hà N i, xuất bản năm 1994, trong đó tiểu mục 3 của chương I, mục B, Tôn giáo, nghi lễ; phần thứ nhất, Văn hóa cổ đại, tác giả trình bày khái quát n i và lý luận cơ bản của Phật giáo, quá trình truyền bá và phát triển của Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa tư tưởng Trung Quốc. Đặc biệt tác giả cũng đã đưa ra nhận định về Phật giáo Trung Quốc thời kỳ Tùy - Đường có những đặc điểm chủ yếu như: tính điều hòa, tính dung hợp và tính giản dị; Đồng quan điển với nhận định trên còn có tác phẩm 中国佛教文化 Trung Quốc Phật giáo Văn hóa của Phương Lập Thiên, do Trung Quốc nhân dân Đại học xuất bản xã, xuất bản năm 2006, trong đó chương 14 đã tập trung trình bày nguyên nhân phát sinh đặc điểm và đặc điểm của Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt là Phật giáo Trung Quốc thời Tùy - Đường. Chương 15 tác giả đề cập đến ảnh hưởng của tông phái Phật giáo Tùy - Đường đối với Triều Tiên và nhật bản; quan hệ mật thiết giữa Thiền tông , Tịnh đ tông và Phật giáo Việt Nam; Tùy - Đường Phật giáo sử cảo của Thang Dụng Đồng, do nhà xuất bản Trung Hoa thư cục, xuất bản năm 1982, khác với hai tác phẩm trên, trong tác phẩm này, khi đề cập đến đặc điểm của Phật giáo Thời kỳ Tùy - Đường, tác giả chỉ ra 4 đặc tính: tính thống nhất, tính quốc tế, tính tự chủ hoặc đ c lập và tính hệ thống; cũng liên quan đến hướng nghiên cứu này còn có Sử Phật giáo thế giới của Minh Đức Triều Tâm Ảnh, tập 1, do nhà xuất bản Thuận Hóa, xuất bản năm 2008; Nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc của Lưu Trường Cửu, do nhà xuất bản Đồng Nai, xuất bản năm 2009; Tinh hoa triết học Phật giáo của tác giả Junjiro Takakusu (bản dịch của Tuệ Sỹ), do nhà xuất bản 10 Phương Đông, uất bản năm 1011; Lịch sử tư tưởng Phật giáo Trung Quốc do tác giả Lữ Trừng (bản dịch của Thích Hạnh Bình và các học viên), do nhà xuất bản Phương Đông, uất bản năm 2013;… Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu và trình bày m t cách khái quát về đặc điểm Phật giáo thời kỳ Tùy - Đường, nhận định và đánh giá về ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần ở Trung Quốc, cũng như các nước khác như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… Nhìn chung các công trình tiêu biểu kể đã tập trung nghiên cứu và trình bày tương đối hệ thống và khái quát về n i dung tư tưởng Phật giáo Trung quốc thời kỳ Tùy - Đường, dưới nhiều góc đ khác nhau; tuy nhiên khi đánh giá về đặc điểm Phật giáo thời kỳ Tùy - Đường và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần ở Trung Quốc, cũng như các nước khác còn khá chung chung. Nhưng đây vẫn là nguồn tài liệu quý báu để tác giả kế thừa và phát triển luận văn của mình. Trên cơ sở kế thừa những thành quả quý giá của các công trình nghiên cứu trên, luận văn cố gắng đi sâu vào nghiên cứu n i dung và đặc điểm Phật giáo Trung Quốc thời Tùy - Đường, có tính chuyên biệt và hệ thống hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là từ việc nghiên cứu m t cách cơ bản và hệ thống về n i dung nhằm làm nổi bật lên đặc điểm Phật giáo Trung Quốc thời kỳ Tùy - Đường, từ đó dánh giá và rút ra những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của nó đối với văn hóa tinh thần ở Trung Quốc. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày, phân tích và làm rõ điều kiện lịch sử - xã h i, tiền đề văn hóa và quá trình hình thành phát triển tư tưởng Phật giáo trong triết học Trung Quốc thời kỳ Tùy - Đường. Thứ hai, trình bày, phân tích và làm rõ n i dung và đặc điểm chủ yếu của triết học Phật giáo Trung Quốc thời kỳ Tùy - Đường. Thứ ba, rút ra những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của nó đối với văn hóa tinh thần ở Trung Quốc. 11 3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn không đi vào nghiên cứu tư tưởng của Phật giáo trong triết học Trung Quốc nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu n i dung và đặc điểm tư tưởng cơ bản của Phật giáo trong triết học Trung Quốc ở m t giai đoạn lịch sử nhất định, thời kỳ Tùy - Đường. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận văn Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã đặt ra, luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn dịch và quy nạp, để nghiên cứu và trình bày luận văn. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về ý nghĩa khoa học, trên cơ sở trình bày và phân tích n i dung và những đặc điểm chủ yếu của Phật giáo thời Tùy - Đường, về tự nhiên, về đạo đức và nhân sinh, với những đặc điểm như điều hòa, dung hợp và giản dị...ảnh hưởng của nó với đời sống văn hóa tinh thần, luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Phật giáo trong triết học Trung Quốc thời kỳ Tùy - Đường. Về ý nghĩa thực tiễn, thông qua việc đánh giá những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học Phật giáo thời Tùy - Đường, luận văn góp phần rút ra những bài học lịch sử bổ ích đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân t c Trung Hoa, và cũng giúp cho tác giả hiểu sâu hơn c i nguồn văn hóa Việt Nam. Ngoài ra luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học thu c chuyên ngành Triết học cũng như cán b giảng dạy các môn Triết học, lý luận Tôn giáo ở các trường đại học, và những người quan tâm đến Phật giáo Trung quốc. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 2 chương, 4 tiết và 8 mục. 12 Chƣơng 1 ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TÙY - ĐƢỜNG 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA TƢ TƢỞNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO THỜI TÙY - ĐƢỜNG Tôn giáo là m t hình thái ý thức xã h i. Trong quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo, m t mặt nó phản ánh tồn tại xã h i và bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã h i; mặt khác, tôn giáo cũng là sự tiếp thu, kế thừa những tư tưởng trước đó. C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng sản xuất vật chất và những quan hệ kinh tế giữa người và người, ét đến cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức xã h i, trong đó có tôn giáo. Tôn giáo là m t sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “ Tôn giáo do con người tạo ra” [70, tr. 438], và “bản thân “tình cảm tôn giáo” là m t sản phẩm xã h i” [71, tr. 372]. Như vậy tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử xã h i xác định. Khi những điều kiện lịch sử xã h i thay đổi thì tôn giáo cũng biến đổi theo. Do vậy, nghiên cứu tư tưởng Phật giáo thời Tùy - Đường không thể không tìm hiểu điều kiện lịch sử xã h i và văn hóa Trung uốc từ đầu thế kỷ V đến cuối thế kỷ IX với sự hình thành tư tưởng Phật giáo đặc trưng của triết học Phật giáo thời Tùy - Đường. 1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - h i Trung Quốc từ đầu thế kỷ V đến thế cuối kỷ IX với sự hình thành, phát triển tƣ tƣởng triết học Phật giáo thời Tùy - Đƣờng Điều kiện chính trị - hội Trung Quốc: Trước khi được nhà Tùy thống nhất, gần hai thế kỷ, điều kiện chính trị - xã h i Trung Quốc lâm vào lâm vào tình trạng rối ren, đất nước bị chia cắt, n i chiến liên miên, bị Ngũ hổ xây xé. Các thế lực phong kiến cát cứ luôn chiến tranh thôn tính lẫn nhau, làm cho đời sống cua nhân dân vô cùng cực khổ. Nhân dân Hán t c Bắc triều không ngừng đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc l t của quý t c Tiên Ty và bọn cường hào ác 13 bá. Nhân dân Nam triều cũng luôn đứng dậy chống lại ách nô dịch của bọn hào gia thế t c phong kiến. Bắt đầu từ năm 420 Viên quan đại thần của Đông Tấn là Lưu Dụ cướp ngôi vua Đông Tấn, tự lên làm vua, hiệu là Vũ Đế (420-422), đặt quốc hiệu là Tống, lịch sử gọi là Lưu Tống. Sự kiện đó mở đầu cho thời kỳ Nam Bắc triều (420-581) ở Trung uốc. Nam triều là khu vực miền Nam Trung uốc (lấy Trường Giang làm ranh giới) do bọn quý t c phong kiến Hán t c và m t số hào gia thế t c thống trị qua bốn triều đại đều đóng đô ở Kiến Khang, đó là: Tống (420-479), Tề (479-502), Lương (502-557), Trần (557-589). Còn Bắc triều là khu vực miền Bắc Trung uốc, do những quý t c thu c Tiên Ty và bọn địa chủ cường hào Hán t c cấu kết với nhau thống trị qua các triều đại Bắc Ngụy (439-535), lúc đầu đóng đô ở Bình Thành (Sơn Tây), năm 493 dời đô đến Lạc Dương. Năm 534, Bắc Ngụy chia thành hai nước là Đông Ngụy (534-550) đóng đô ở đất Nghiệp (Hà Bắc), và Tây Ngụy (535-556) đóng đô ở Trường An. Năm 550, triều Bắc Tề thay Đông Ngụy, vẫn đóng đô ở Nghiệp (550-577). Năm 557, triều Bắc Chu thay Tây Ngụy, vẫn đóng đô ở Trường An (557-581). Năm 557, Bắc Chu diệt Bắc Tề. Năm 581, Dương Kiên giành ngôi Bắc Chu đổi tên nước là Tùy, đóng đô ở Trường An. Năm 589, Tùy diệt Trần chấm dứt tình trạng chia cắt Nam Bắc Triều [xem: 14, tr. 428-429]. Tình hình xã hội vào thời Nam - Bắc triều rất phức tạp, vẫn tuân theo chính trị thế t c, giai tầng xã h i phân thành 4 tầng lớp: thứ nhất là thế tộc nắm giữ m t lượng lớn y phụ nhân không cần phải n p thuế, những người này tiến hành sản xuất và tác chiến cho thế t c, do đó ảnh hưởng đến số thuế thu được của triều đình; thứ hai là biên hộ tề dân tự làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay thương nghiệp; thứ ba là y phụ nhân phụ thu c thế t c cường hào như bộ khúc, điền khách hay y thực khách, những người chịu sự cai quản của chính quyền thu c tạp h , bách công h , binh h , doanh h cũng được định là y phụ nhân; cuối cùng là các nô lệ như nô tì, sinh khẩu, lệ hộ và các thành dân bị bắt làm tù binh rồi bị bu c phải thiên di. Số nhân khẩu do thế t c khống chế gồm bộ khúc, điền khách và nô lệ nếu không thể tự thục (tự chu c thân) hoặc phóng khiển (phóng thích) thì không thể có được tự do. Bộ khúc chủ yếu được sử dụng vào việc tác chiến, do chiến sự giảm thiểu nên tham gia vào hoạt đ ng 14 sản xuất. Do tại Nam triều, đại gia tộc chế suy vong khiến bộ khúc dần chịu sự khống chế của quốc gia. Nô lệ chủ yếu bắt nguồn từ các nông dân phá sản hoặc là lưu dân, họ là tài sản của địa chủ, do vậy có thể bị địa chủ dùng làm vật thế chấp hoặc để giao dịch. Để ngăn chặn nô lệ chạy trốn, các nô lệ đều bị kình diện (thích chữ bôi mực vào mặt). Nhờ các phương thức như mi nam vi khách hay phát nô vi binh mà nô lệ có thể chuyển thành điền khách của địa chủ hoặc binh sĩ của quốc gia. Về kinh tế, Nam Bắc triều chủ yếu là kinh tế “trang viên”. Trang viên của thế t c và tự viện đại b phận đều là sản uất nhiều mặt hàng, có tính chất tự cấp tự túc. Đất ru ng có hệ thống thủy lợi tốt, với các loại cây trồng như lúa, dâu, gai dầu hay rau, ngoài ra còn trồng các loại cây ăn quả, nuôi cá, chăn nuôi gia súc. Về thủ công nghiệp, có nghề như dệt sợi, nấu rượu, sản uất công cụ. Hoạt đ ng sản uất trong trang viên của thế t c chủ yếu giao cho điền khách, bộ khúc và nô lệ; trang viên của tự viện thường do tăng lữ và dân h sản uất. Địa chủ tập trung khai khẩn, việc này có tác dụng nhất định đối với sự phát triển của khu vực. Do thế t c được hưởng đặc quyền, còn Phật giáo thì thịnh hành, do vậy trang viên địa chủ và tự viên tăng lên, đồng thời lại tạo thành m t lượng lớn nông h ẩn núp. Cùng với đó là việc chiến tranh diễn ra thường uyên, khiến cho lực lượng lao đ ng tráng kiện của ã h i bị tổn thất rất lớn, khiến cho quốc gia cùng địa chủ và tự viện tranh đoạt với nhau về thổ địa và lực lượng lao đ ng, bùng phát ung đ t đổ máu, như "Bắc Ngụy Thái Vũ Đế diệt Phật" hay "Bắc Chu Vũ Đế diệt Phật". Cuối cùng, do các dân t c tăng cường giao lưu kinh tế, đồng thời dung hợp thành nhất thể, uất hiện nhiều tiềm năng mới cho sự phát triển kinh tế ã h i. Khu vực Giang Nam tiến vào m t giai đoạn phát triển toàn diện, khiến trọng tâm kinh tế của Trung uốc dời về phía Nam, cuối cùng thúc đẩy việc hình thành Đại Vận Hà. Thương mại, thật là m t điều bất ngờ: đạo Phật truyền vào Bắc Trung uốc làm cho thương mại thay đổi kỹ thuật, như lập m t thứ ngân hàng cho vay có đảm bảo, và cách cầm đồ. Những cách đó đã dùng ở Trung Á, Trung Hoa bắt chước. Lạc Dương thành m t trung tâm thương mại thịnh vượng trao đổi hàng hóa với Trung Á và Tây Á. Miền Nam, thương mại còn thịnh hơn, m t mặt dùng đường Tứ Xuyên mà trao đổi với các rợ ở Bắc, trên biên giới, ngọn sông Hoài; m t mặt dùng 15 đường biển trao đổi với các nước ở Nam Hải, như với Phù Nam (ngày nay là Cao Miên), qua cả Ấn Đ . Năm 589, sau khi cướp ngôi vua Bắc Chu, Tùy Văn Đế đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm xây dựng thể chế phong kiến nhà Tùy vững mạnh, như trấn áp hết các thế lực phiến loạn và bạo đ ng, tiêu diệt các mầm mống phản loạn, đồng thời vẫn tôn trọng các quý t c Tiên Ty, lấy việc hòa hoãn để giải quyết mâu thuẫn giữa các tập đoàn thống trị. Tiếp tục thi hành chế đ quân điền, để phát triển nông nghiệp, Văn Đế đã phái các quan đến nhiều nơi em ét và chia lại ru ng đất, nhân dân đều có ru ng, nơi nào thiếu ru ng đất, họ bu c phải đi khẩn hoang, do đó diện tích cầy cấy tăng lên nhanh chóng. Ngoài việc giải quyết vấn đề sức lao đ ng và phân phối lại ru ng đất, còn thực hiện bỏ các quận, lập các châu, cải tổ hệ thống pháp luật, trừng trị tham quan, xây dựng các kho dự trữ để phòng lúc đói kém trợ giúp nhân dân. Về thủy lợi, triều đình đặc biệt chú ý đào kênh mương, sông ngòi, nối các dòng sông với nhau. Ví dụ như việc nối Hoàng Hà với sông Vị tạo nước tưới, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc thông thương. M t trong những tiêu chuẩn để nhà Tùy tăng thêm sức lực là khẩn điền và tăng thêm nhân khẩu. Mục đích tăng nhân khẩu là để lấy người lao đ ng và bổ sung vào quân đ i thường trực, vì m t thời gian dài chiến tranh liên miên nên dân số quá hao hụt. Những tài sản do nhân dân lao đ ng làm ra để nuôi dưỡng tập đoàn thống trị thì nay nhà Tùy đã đem phân phát bớt cho dân chúng, nên chính quyền được dân tin, củng cố. Vương triều Tùy lúc đầu để tập trung và nắm vững vật chất củng cố chính quyền trung ương, đã thi hành nhiều biện pháp tiến b , như giảm nhẹ nghĩa vụ tô thuế và lao dịch cho nông dân, thống nhất tiền tệ, mở khoa thi để chọn nhân tài trong tầng lớp địa chủ bình dân v.v.. dân chúng tuân theo, hăng hái đóng góp sức người sức của để xây dựng đất nước. Do vậy, xã h i tương đối ổn định, kinh tế bước đầu phát triển. Để biện h cho đường hướng chính trị của mình, Văn Đế nghiên cứu và ứng dụng triết lý Khổng giáo trong những năm đầu xây dựng quyền lực. Ví dụ, ông miễn giảm thuế và thời gian lao đ ng công ích cho những ai có hiếu với mẹ cha; xây dựng trường học tại mỗi địa phương và ngay kinh thành để dạy Tứ 16 thư, Ngũ kinh... Tuy nhiên, đặc ân lớn nhất nhà vua lại dành cho Phật giáo. Trong khía cạnh này, Tùy Văn Đế là vị vua đ c đáo nhất trong lịch sử của vua chúa Trung Hoa, vì nhà vua định rõ chính sách cai trị, lấy giáo lý Phật giáo làm hệ tư tưởng chính để thống nhất và củng cố đất nước. Sau khi kiểm soát hoàn toàn hai miền Nam Bắc, lấy giáo lý Phật giáo làm nền tảng chính trị, Tùy Văn Đế bắt đầu chiến dịch thống nhất đất nước. Ông dùng sức mạnh tiến hành chính sách trung ương tập quyền m t cách thống nhất, mở ra m t diện mạo mới của m t quốc gia thống nhất. Giải quyết vấn đề các di thần của vương triều Hồ t c để lại như của nhà Bắc Tề và Bắc Chu, của vương triều Hán t c như nhà Hậu Lương và nhà Trần, phải xứ lý đãi ng họ thế nào sau khi vương triều của họ bị diệt vong. Để chấm dứt tình trạng bất hòa và đối lập giữa hai t c Hán - Hồ, m t mặt cần phải đãi ng tốt với các di thần Hồ t c, đồng thời cũng dùng hệ quan chức của nhà Bắc Chu, những người có tinh thần cách mạng trợ lực giúp triều đình nhà Tùy thành hình, làm trung tâm. Bằng chính sách hòa hoãn của chính quyền trung ương mà nhà Tùy áp dụng, bề ngoài có vẻ yên ổn, nhưng bên trong, giới quan liêu vẫn còn tiềm ẩn tính đa nguyên của các thế lực ngầm va chạm nhau. Do đó, cần xác lập cơ cấu thống nhất quốc gia m t cách uyển chuyển, mềm dẻo và đó là nhiệm vụ bức thiết; phát xuất từ nhu cầu thực tế này, nhà Tùy ra sức tìm cầu m t cơ sở tinh thần để thống nhất quốc gia, hoặc tìm m t nguyên tắc chỉ đạo cho chính sách mới, chính vì vậy, Tùy Văn Đế đã áp dụng m t chính sách vượt lên trên mọi quan niệm sai biệt nhau, bình đẳng tuyệt đối, đó là tư tưởng Phật giáo. Nhà vua đã dùng tư tưởng Phật giáo để chỉ đạo toàn quốc và triều đình hướng về sự nghiệp vì đại là xây dựng và thống nhất đất nước. Những tiến b trên chỉ được duy trì và thực hiện khi Văn đế nắm quyền, còn khi Tùy Dạng Đế lên kế vị thì đã không còn. Ngay sau khi lên ngôi, Tùy Dạng Đế đã tiến hành m t chính sách bạo ngược và tàn nhẫn qua việc xây dựng kinh đào nối liền phía Bắc Trường An và Lạc Dương với sông Dương Tử đã hủy hoại nhiều trung tâm dân cư và tài sản lớn lao của đất nước, làm cho nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ, nghèo đói. Bên cạnh ấy, cu c sống xa hoa, phóng túng của vua quan nhà Tùy còn tăng thêm gánh nặng cho người dân. Dạng Đế không những duy trì cả Trường An và Lạc 17 Dương làm kinh đô, mà còn ra lệnh xây thêm nhiều đền đài tráng lệ ở kinh đô Lạc Dương và vườn Tây Uyển. Để tiến hành công việc ấy, hàng triệu người bị bắt đi phu phen tạp dịch nặng nề. Đối với bên ngoài, Tùy Dạng Đế nhiều lần đưa quân đi gây chiến với các nước lân cận, đặc biệt là cu c chiến tranh Cao Ly và các nước vùng Đông Bắc Trung Quốc ngày nay. Tùy Dạng Đế mấy lần chinh phạt Cao Ly thất bại làm cho nền kinh tế quốc dân suy giảm trầm trọng. Khắp nơi loạn lạc, đói nghèo tạo tiền đề cho quần hùng các nơi dấy lên, tranh giành quyền lực. Cu c sống của nhân dân đã khổ cực nay càng thêm điêu đứng. Chính vì thế mà các cu c khởi nghĩa của nông dân chống nhà Tùy liên tiếp nổ ra ở Sơn Đông, Bắc Hà, lưu vực sông Trường Giang và Hoàng Hà. Đến năm 615 thì phong trào khởi nghĩa lan r ng khắp nước, với lực lượng hàng triệu người tham gia. Trong đó quan trọng nhất là cu c khởi nghĩa của Lý Mật ở Hà Nam, Đậu Kiến Đức ở Hà Nam, Đỗ Thục Uy ở nam sông Hoài. Năm 616, nhà Tùy diệt vong. Lợi dụng thành quả của cu c khởi nghĩa nông dân, năm 618 lực lượng quý t c quan liêu địa phương đứng đầu là Lý Uyên (Đường Cao Tổ), sau đó là Lý Thế Dân (Đường Thái Tông) đã thu phục hầu hết các cánh quân khởi nghĩa, tiêu diệt các lực lượng cát cứ, lập nên đế quốc Đại Đường thống nhất vào năm 628. Để củng cố vững chắc nền thống trị của mình, các triều đại nhà Đường luôn ra sức dùy trì sự thống nhất về chính trị, phát triển kinh tế xã h i. Thời vua Đường Thái Tông đã thi hành nhiều chính sách nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và nhượng b đối với nhân dân, như thực hiện chế đ ru ng đất quân điền, lấy những ru ng đất bị bỏ hoang trong chiến tranh chia cho nông dân cày cấy. Cùng với cải cách chế đ ru ng đất, Đường Thái Tông còn đã ra chế đ thuế khóa mới, giảm nhẹ lao dịch, hạn chế lãng phí, giảm nhẹ hình phạt, tuyển chọn quan lại thanh liêm, .v.v.., làm cho nền kinh tế, văn hóa, chính trị xã h i thực sự phát triển. Có thể nói, thời Đường Thái Tông là thời kỳ phát triển của chế đ phong kiến Trung Quốc. Các sử gia Trung Quốc đều cho Thái Tông là m t vĩ nhân, cầm quân đã giỏi mà trị nước giỏi hơn nữa. Ông hơn Hán Võ đế, sáng suốt mà đại đ , không đ c tài. Chỉ có mỗi m t điều ân hận là bắt bu c phải giết anh để lên ngôi. Đức

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net