Đảng bộ tỉnh an giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người chăm (1991 2012)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng bộ tỉnh an giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người chăm (1991 2012)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- ĐỒNG THỊ KIM XUYẾN ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂM ( 1991-2012) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 60-22-56 Người hướng dẫn khoa học TS. VÕ CÔNG NGUYỆN Thành phố Hồ Chí Minh-2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Đồng Thị Kim Xuyến MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài....................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ......................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.................................................. 7 7. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 7 8. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 9 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở AN GIANG VÀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂM .................. 9 1.1. Khái quát về người Chăm ở An Giang ................................................... 9 1.1.1. Đặc điểm dân cư, dân số........................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa ........................................14 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng đối với người Chăm ở An Giang ......21 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng đối với dân tộc thiểu số21 1.2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng đối với đối với người Chăm38 Chương 2: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG46 2.1 Giai đoạn trước 1991 .............................................................................46 2.2. Giai đoạn 1991-2003.............................................................................49 2.3. Giai đoạn 2004-2012.............................................................................63 Chương 3: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂM Ở AN GIANG ..........................................................................................79 3.1. Thành tựu đạt được ...............................................................................79 3.2. Bài học kinh nghiệm ...........................................................................101 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................108 PHỤ LỤC............................................................................................................114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................142 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc từ lâu đã được đặt ra trong lịch sử xã hội loài người và hiện nay vẫn đang là một trong những vấn đề phức tạp trên thế giới. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, nhất là đối với các quốc gia đa dân tộc, việc nhận thức vấn đề dân tộc và xây dựng chính sách dân tộc đúng đắn là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm bảo đảm khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định tình hình chính trị - xã hội và phát triển bền vững cộng đồng. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất, bao gồm 54 dân tộc anh em, trong đó người Kinh là dân tộc đa số. Hầu hết các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Đây là những địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Nhận thức được điều đó nên từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Trên cơ sở kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và xuất phát từ thực tế đặc điểm, tình hình dân tộc ở nước ta, Đảng ta đã đề ra chính sách dân tộc phù hợp trong từng thời kỳ cách mạng, nhằm thống nhất lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế, vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc vẫn là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc để chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta với nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng; gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công xây dựng. Vì thế, để bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công 1 nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách dân tộc trên tinh thần “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. Văn kiện Hội nghị Trung ương 7, khóa IX của Đảng đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam” [23; 34]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01/ 2011) của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối, quan điểm về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ở các cấp”[25; 244-245]. Tỉnh An Giang có vị thế địa – kinh tế và chính trị đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của vùng biên giới Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu thuộc huyện An Phú, thị xã Tân Châu và huyện Châu Phú là địa bàn cư trú chủ yếu của người Chăm. Đặc biệt là, người Chăm ở An Giang cũng như ở Nam Bộ có mối quan hệ gắn bó thân thiết, lâu đời với đồng tộc ở nước ngoài và với cộng đồng Hồi giáo (Islam) ở khu vực Đông Nam Á và thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, người Chăm ở An Giang đã không ngần ngại hy sinh gian khổ, tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam. Từ sau năm 1975, Đảng và Nhà nước Việt Nam, Đảng bộ và chính quyền tỉnh An Giang đã hoạch định và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đối với dân tộc thiểu số, chủ yếu là đối với người Khmer và người Chăm. Những chủ trương, chính sách đó được cụ thể hoá bằng các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia, địa phương về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng trong vùng dân tộc thiểu số và vùng đồng 2 bào dân tộc Chăm. Đời sống vật chất, tinh thần, đời sống chính trị - xã hội và chất lượng cuộc sống của các dân tộc thiểu số nói chung và người Chăm nói riêng ở An Giang ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên cho đến nay, người Chăm ở An Giang nhìn chung là những cộng đồng nghèo, đa số là lao động phổ thông, sinh kế bấp bênh. Trình độ học vấn, trình độ tay nghề và mặt bằng dân trí của họ vẫn còn thấp, thấp hơn so với người Kinh và người Hoa tại địa phương... Trong khi đó, sự phân bổ và phân phối các nguồn lực, phát triển hệ thống nhân lực (giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường) và việc thực thiện chính sách dân tộc đối với các dân tộc thiểu số và người Chăm ở An Giang vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, lãnh đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc đối với các dân tộc thiểu số nói chúng và trong vùng đồng bào dân tộc Chăm nói riêng là vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách của Đảng bộ tỉnh An Giang. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm (1991-2012)” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về người Chăm nói chung và nền văn hoá của họ lâu nay đã thu hút đông đảo các nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu; và có rất nhiều công trình, bài viết đã được xuất bản thành sách, đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học... Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm. Tìm hiểu về người Chăm ở Nam Bộ và tại tỉnh An Giang có: - Người Chăm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam (1972) của Nguyễn Văn Luận đã giới thiệu khá toàn diện về người Chăm ở An Giang với những nét sinh hoạt, tập tục gia đình cũng như đời sống tôn giáo của họ. 3 - Bài viết Người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long của Phan Văn Dốp, Nguyễn Việt Cường, trong “Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long” (1991, Mạc Đường chủ biên) cũng đã đề cập đến hoạt động trao đổi buôn bán, nghề dệt thủ công, đánh cá nước ngọt và nông nghiệp của người Chăm ở An Giang. - Tác phẩm Nhà ở, trang phục và ẩm thực các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long (1991) của Phan Thị Yến Tuyết cho chúng ta nhận biết những nét sinh hoạt đời sống văn hoá, vật chất của người Chăm. - Đặc biệt, một nghiên cứu của Lâm Tâm Một số tập tục người Chăm ở An Giang (1993): nguồn gốc, đặc điểm, tập tục, sinh hoạt văn hoá và tín ngưỡng của người Chăm ở An Giang được tác giả khái quát một cách toàn diện. Gần đây có một số đề tài nghiên cứu về đời sống kinh tế - xã hội của người Chăm ở An Giang như: - Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011 -2015 và đến năm 2020 (2010) do Tiến sĩ Võ Công Nguyện làm chủ nhiệm. Với đề tài này, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng, xây dựng quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020, làm cơ sở khoa học góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX (2010 – 2015) đã đề ra. - Thực trạng và giải pháp tiếp cận giáo dục của người Chăm huyện An Phú tỉnh An Giang (2011) do Phan Thái Bích Thủy chủ nhiệm. Với đề tài này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, khuyết điểm để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục của người Chăm ở huyện An Phú nói riêng và người Chăm tỉnh An Giang nói chung. - Luận văn thạc sĩ lịch sử Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay (2009) (Nguyễn Thanh Dung) đã nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của đồng bào Chăm 4 ở An Giang cũng như cho ta thấy một bức tranh tổng quan về đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa của cộng đồng Chăm ở An Giang. Ngoài ra, tác giả nghiên cứu về kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với người Chăm ở An Giang, từ đó nêu ra những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Chăm ở An Giang. Về lịch sử Đảng tỉnh An Giang, có: Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (Ban Thường vụ Tỉnh ủy) và Lịch sử Đảng bộ xã Đa Phước (1934-2009) (Đảng bộ xã Đa Phước). Các công trình nghiên cứu này nhằm hệ thống lại quá trình xây dựng và phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; làm nổi bật công lao đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân An Giang trong từng giai đoạn lịch sử; đồng thời tôn vinh công lao của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân; góp phần giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Ngoài ra, còn có các luận văn cao học: Ảnh hưởng của tôn giáo trong văn hóa vật chất của nhóm Chăm Islam Nam bộ (1994) của Nguyễn Đệ; Văn hóa tổ chức cộng đồng của người Chăm ở Nam Bộ (2008) của Võ Thị Mỹ; Văn hóa của Người Chăm Islam Nam Bộ (2010) của Vũ Thị Thu Huyền; Đời sống tôn giáo trong cộng đồng Người Chăm ở Islam ở tỉnh An Giang hiện nay (2011) của Đỗ Thị Thanh Hà; Văn hóa cư trú của người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long (2012) của Nguyễn Thị Nga; Họ và tên của cộng đồng người Chăm Islam ở Nam Bộ (2012) của Đinh Thị Hòa… Các luận văn này chủ yếu đề cập đến đời sống văn hóa của người Chăm ở Nam Bộ nói chung và người Chăm ở An Giang nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trình bày một cách có hệ thống chủ trương, chính sách đối với dân tộc thiểu số nói chung và đối với người Chăm nói riêng của Đảng và Nhà nước; quá trình vận dụng chủ trương của Đảng để chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm của Đảng bộ tỉnh An Giang và làm rõ sự tác động của chính sách dân tộc đối với người Chăm ở An Giang từ năm 1991 đến năm 2012. 5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, luận văn đánh giá đúng những thành tựu, chỉ ra những hạn chế và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm của Đảng bộ tỉnh An Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với người Chăm và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh An Giang trong việc thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Về không gian: tỉnh An Giang, một tỉnh có người Chăm sinh sống tập trung đông đảo nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. - Về thời gian: từ năm 1991 đến năm 2012. Sở dĩ tác giả nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với người Chăm ở An Giang từ 1991 vì đây là năm Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Thông tri 03-TT/TW ngày 17/10/1991 về công tác đối với đồng bào Chăm. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và dân tộc tự quyết; sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đề ra đường lối, chính sách dân tộc thể hiện qua kết quả thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh An Giang. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp các phương pháp khác như: đối chiếu so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê,… để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. - Nguồn tư liệu chính để thực hiện đề tài là các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và các văn bản cụ thể hóa việc tổ chức 6 thực hiện các chính sách trên của Đảng bộ tỉnh An Giang; tham khảo và tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Luận văn góp phần khẳng định sự đúng đắn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng ta về vấn đề dân tộc và sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh An Giang vào điều kiện cụ thể của địa phương. - Về thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các trường chính trị, đại học, cao đẳng và làm tài liệu tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của đảng bộ các cấp ở An Giang. 7. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương và quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm của Đảng bộ tỉnh An Giang từ năm 1991 đến năm 2012. Trên cơ sở đó, tổng kết những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh đối với người Chăm nhằm xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng ở tỉnh An Giang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Trình bày một cách khái quát những đặc điểm về dân cư, dân số cũng như về tình hình hinh tế, xã hội và văn hóa của người Chăm ở An Giang; qua đó, chúng ta thấy được nét đặc thù của người Chăm ở An Giang. Đồng thời, tác giả đã hệ thống lại những chủ trương, chính sách của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người Chăm nói riêng từ trước đổi mới cho đến nay. 7 Chương 2: Tìm hiểu những chủ trương, chính sách, chương trình, đề án, dự án… của Đảng bộ tỉnh An Giang đối với người Chăm giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến tình hình thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm ở An Giang trước năm 1991 để từ đó chúng ta thấy được sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương đối với người Chăm ngày càng sâu sắc hơn. Chương 3: Những thành tựu cũng như những hạn chế trong lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm của Đảng bộ tỉnh An Giang được thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị,… Từ đó, tác giả tổng kết những bài học kinh nghiệm để Đảng bộ tỉnh An Giang tham khảo và lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm đạt hiệu quả cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở AN GIANG VÀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂM 1.1. Khái quát về người Chăm ở An Giang 1.1.1. Đặc điểm dân cư, dân số Vị trí địa lý của tỉnh An Giang: phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới gần 100km; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.536 km2 chiếm 1,03% diện tích toàn quốc và bằng 8,71% diện tích toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (đứng thứ 4 trong vùng), trong đó 84,1% là đất nông nghiệp, 15,4% là đất phi nông nghiệp và 0,5 % đất chưa sử dụng [9; 12-13]. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản. Là tỉnh có cả đồng bằng, rừng núi, tài nguyên khoáng sản và những di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: 2 thành phố (Long Xuyên và Châu Đốc), 1 thị xã (Tân Châu) và 8 huyện (Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Chợ Mới và Thoại Sơn). Ủy ban Dân tộc Miền núi của Chính phủ đã công nhận 21 xã là khu vực dân tộc miền núi, trong đó 9 xã của huyện Tri Tôn và 12 xã của huyện Tịnh Biên (theo Quyết định 42/UBQĐ ngày 23 tháng 5 năm 1997) và công nhận khu vực dân tộc đồng bằng gồm: xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn và 5 xã là Đa Phước, Khánh Bình, Quốc Thái, Nhơn Hội, Vĩnh Trường của huyện An Phú (theo Quyết định 21/1998/UBQĐ ngày 25 tháng 02 năm 1998). Toàn tỉnh có 18 xã biên giới thuộc 5 huyện, thị giáp Campuchia (theo Quyết định 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Dân số tỉnh An Giang là 2.153.716 người [9; 33]. 9 Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có hệ thống giao thông đường thủy, bộ rất thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế. Quốc lộ 91 và các sông Tiền, sông Hậu là những tuyến giao thông quan trọng nối với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các nước Campuchia, Lào, Thái Lan thông qua hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Đó là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập nền kinh tế An Giang với các tỉnh trong nước và nhất là trong khu vực Đông Nam Á. Những lợi thế đó, tạo điều kiện cho tỉnh An Giang phát triển tương đối toàn diện và đa dạng về kinh tế và văn hóa. Đồng thời, cũng là một trọng điểm quốc phòng ở biên giới Tây Nam nước ta. Là vùng đất tụ cư của nhiều dân tộc anh em gắn bó từ thời mở đất, ngoài người Kinh, ở An Giang còn có khoảng 100.000 người dân tộc thiểu số như: Khmer, Chăm, Hoa sống xen kẽ với người Kinh. Đây là những thành phần cư dân cơ bản trong cơ cấu dân số tỉnh An Giang, tạo thành cộng đồng đa dân tộc, nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tại vùng đất An Giang. Phần lớn các nhà nghiên cứu lịch sử, căn cứ vào các nguồn tư liệu có được từ trước đến nay, đều thống nhất ý kiến cho rằng vào đầu thế kỷ XVII đã có những dòng người Việt từ miền Trung vào khai thác đất đai và định cư lâu dài trên vùng đất Nam Bộ. Từ thời cổ trung đại, trên địa bàn duyên hải miền Trung Việt Nam ngày nay từng là địa bàn cư trú của người Chăm và họ đã từng xây dựng nên một quốc gia hùng mạnh – Vương quốc Chămpa cổ (Chiêm Thành). Cũng như các quốc gia khác trên thế giới thời cổ trung đại, Chămpa trải qua nhiều biến cố, người Chămpa lưu tán nhiều nơi trên lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay và ở một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. 10 Riêng người Chăm đến sinh sống ở An Giang có các đợt di dân: Thứ nhất, vào năm 1841, nổ ra cuộc khởi nghĩa của Lâm Sâm ở Trà Vinh, vua Thiệu Trị xuống chiếu gọi Trương Minh Giảng đang ở Chân Lạp (Campuchia) chuyển quân về Nam Bộ. Những người Chăm và người Mã Lai ở Chân Lạp được tuyển vào quân đội của triều Nguyễn cùng thân nhân của họ đã đi theo đoàn quân của Trương Minh Giảng. Sau đó, họ cùng gia đình định cư ở dọc sông Hậu và xã Khánh Bình (huyện An Phú) cho đến ngày nay. Thứ hai, do những biến động trong lịch sử, từ thế kỷ XV đến XIX, một bộ phận người Chăm đã di cư sang sống ở Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Một bộ phận người Chăm sinh sống ở Campuchia, cư trú tập trung ở Lovek. Tình hình Campuchia trong những thế kỷ này khá phức tạp, chiến tranh xảy ra thường xuyên, lưu dân người Chăm gặp rất nhiều khó khăn bởi chiến tranh và sự phân biệt đối xử nên thường tìm đến sinh sống ở Nam Bộ khi có điều kiện. Địa phương chí xã Châu Phong (quận Châu Phú cũ, ngày nay thuộc thị xã Tân Châu) có ghi gốc tích của người Chăm của xã như sau: “Năm 1820, một quan Thống đốc của người Chàm ở Cao Miên tên là Saet Abubâc bị tố cáo là phiến loạn đã bị vua Cao Miên bắt và xử tử hình ở Oudong. Con ông và một số người hầu cận bị cầm tù, một số người trốn thoát được về sống dưới sự che chở của người Mã Lai lúc bấy giờ cư trú tại Châu Đốc [95; 5]. Năm 1858, ở Chân Lạp, Tuôn Sêt It lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại triều đình phong kiến An Dương. Cuộc khởi nghĩa thu hút khá đông người Chăm và người Mã Lai tham gia. Đến khi khởi nghĩa thất bại, để lánh nạn, nhiều người Chăm và người Mã Lai chạy về Nam Bộ Việt Nam tìm sự che chở của triều Nguyễn, định cư ở tả ngạn sông Tiền, cù lao Katambong, dọc hai bờ sông Hậu. Đây cũng là đợt di cư đông đảo nhất của người Chăm. Hơn nữa, triều đình nhà Nguyễn với chính sách “tận dân vi binh”, “dĩ man đôn man” đã “thu dụng và cho định cư nhằm phòng giữ miền biên giới, rồi lập thành 7 làng: Châu Giang, Katambong, Phũm Soài, La Ma, Kol Koi, Kol Kia và Sa 11 Bâu, với tổng số dân lên đến khoảng 5.000 người, chia làm 9 đội, dưới sự quản lý của một viên Hiệp quản ở Châu Giang” [36; 35]. Theo thời gian, người Chăm ở An Giang hòa đồng với các cộng đồng khác cùng sinh sống. “Java – Kur”, từ thường được người Chăm An Giang nói để chỉ người đàn ông Java lấy người đàn bà Khmer và hội nhập vào cộng đồng người Chăm. Đến nửa thế kỷ XX, nhóm Java – Kur hòa nhập vào cộng đồng người Chăm nơi đây [7; 56]. Trong lịch sử, người Chăm ở An Giang có mối quan hệ cùng tôn giáo với Hồi giáo Malaysia, Inđônêxia… Từ đó, mở rộng quan hệ với cộng đồng Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Chính vì thế, cộng đồng người Chăm ở An Giang chịu ảnh hưởng của những người Hồi giáo nói tiếng Mã Lai – Đa đảo. Trải qua quá trình định cư lâu dài tại An Giang cũng như ở Nam Bộ, cộng đồng người Chăm có bản sắc văn hóa riêng rất độc đáo trong nền văn hóa Việt Nam đa dân tộc và đa tôn giáo. Người Chăm ở An Giang có số lượng đông nhất trong cộng đồng Chăm ở Nam Bộ. Vào những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, dân số người Chăm ở An Giang có nhiều biến động. Năm 1876, dân số người Chăm ở An Giang là 8.723 người [1; 26]. Đến năm 1880, dân số người Chăm tăng lên là 13.200 người, năm 1899 còn lại 11.173 người, năm 1901 giảm còn 3.281 người, đến 1904 dân số tăng lên 4.459 người [30; 42]. Nguyên nhân là do chính sách phân biệt dân tộc của các quan lại địa phương ở vùng biên giới, cũng như quan lại trên đất Campuchia. Do đó, số lượng người Chăm di chuyển qua lại giữa tỉnh Châu Đốc cũ và Campuchia thường diễn ra và làm thay đổi diện mạo dân số người Chăm ở An Giang. Dưới chính quyền Sài Gòn (1954 – 1975), dân số người Chăm An Giang cũng có nhiều biến động. Nếu năm 1963, dân số Chăm ở An Giang là 12.700 người thì những năm sau đó lại giảm. Năm 1966, tỉnh Châu Đốc cũ bị lụt lớn làm thiệt hại nhiều làng của người Chăm nên có khoảng 4.000 người Chăm chuyển cư lên Sài Gòn tìm việc sinh sống bằng nghề buôn bán hàng rong hay làm thuê. Những người này dần 12 dần ổn định cuộc sống và chuyển cả gia đình lên theo. Theo thống kê ngày 14 tháng 4 năm 1968, tổng số người Chăm ở Đô Thành (Sài Gòn) lên đến 6.575 người [36; 42]. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo thống kê năm 1976, người Chăm của tỉnh An Giang là 8.656, tăng lên 11.995 người vào tháng 10/1979. Đến tháng 4/1999, người Chăm ở An Giang là 13.060 người, với 2.039 hộ (nam: 5.904 người, nữ: 7.516 người), chiếm tỷ lệ 0,61% dân số toàn tỉnh [69; 216]. Đến nay người Chăm ở An Giang có 13.722 nhân khẩu (7.404 nữ, 6.318 nam) với 2.660 hộ, sống chủ yếu tập trung trong các làng (palay) ở các xã thuộc các huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thành phố Long Xuyên và thị xã Tân Châu [68; 1]. Cụ thể: - Ấp Đồng Cô Ky (xã Quốc Thái, huyện An Phú), tiếng Chăm gọi là “Koh Kôkia” có nghĩa là “Cồn cây sao”, đồng bào Chăm ở đây có 137 hộ với 876 nhân khẩu (nam: 464, nữ: 412). - Ấp La Ma hay Cù Lao Ba (xã Vĩnh Trường, huyện An Phú), tiếng Chăm gọi là “Koh Plao ba”, có nghĩa là “Ba Cù lao”, đồng bào Chăm ở đây có 472 hộ với 2.037 nhân khẩu (nam: 797, nữ: 1.240). - Ấp Phước Thành (xã Đa Phước, huyện An Phú), tiếng Chăm gọi là “Koh Kapoak”, có nghĩa là Cồn tơ tằm, đồng bào Chăm ở đây có 278 hộ với 1.652 nhân khẩu (nam: 592, nữ: 613). - Ấp Sabâu (xã Khánh Bình, huyện An Phú), tiếng Chăm gọi là “Prek Sabâu”, có nghĩa là rạch cỏ tranh (cây cỏ tranh để lợp nhà), đồng bào Chăm ở đây có 110 hộ với 639 nhân khẩu (nam: 399, nữ: 340). - Ấp Kakôi (xã Nhơn Hội, huyện An Phú), tiếng Chăm gọi là “Koh kôi”, có nghĩa “Cồn Quan thuế” (cồn có trạm thu thuế), đồng bào Chăm ở đây có khoảng 137 hộ với 1.200 nhân khẩu (nam: 665, nữ: 535). - Ấp Phũm Soài và ấp Châu Giang (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu), đồng bào Chăm ở đây có 929 hộ với 4.511 nhân khẩu. 13 - Ấp Khánh An (xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú), tiếng Chăm gọi là “Koh tam bong” (Katambong), có nghĩa là “Cồn cây gậy”, đồng bào Chăm ở đây có 231 hộ với 1.125 nhân khẩu (nam: 535, nữ: 590). - Ấp Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành), đồng bào Chăm ở đây có khoảng 194 hộ với 955 nhân khẩu. Bên cạnh đó, ở thành phố Long Xuyên, người Chăm có 20 hộ với 120 nhân khẩu (nam: 48; nữ: 72). Người Chăm đến sinh sống ở An Giang muộn hơn và số lượng ít hơn người Việt, người Khmer. Người Chăm ở An Giang là hậu duệ của người Chăm ở Nam Trung Bộ Việt Nam di cư sang Campuchia rồi quay trở lại Việt Nam. Người Chăm sinh sống tập trung đông nhất ở An Giang từ thời nhà Nguyễn nhằm “tận dân vi binh” phòng giữ miền biên giới. Trải qua quá trình định cư lâu dài ở vùng đất mới, cùng với sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em, đặc biệt với người Hồi giáo nói tiếng Mã Lai – Đa đảo, văn hóa của người Chăm ở An Giang chịu ảnh hưởng sâu đậm của Hồi giáo. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa Hoạt động kinh tế Hoạt động động kinh tế của người Chăm ở An Giang là sự kết hợp giữa buôn bán, dệt thủ công, đánh cá và sản xuất nông nghiệp. - Buôn bán nhỏ: Trước giải phóng có khoảng 60% đến 70% hộ người Chăm ở An Giang có người làm nghề buôn bán. Đặc điểm của hoạt động buôn bán, trao đổi của họ là không mở cửa hiệu buôn bán tại nơi cư trú mà là mua bán hàng hóa trao đổi giữa các nơi. Người có phương tiện như ghe thuyền, xe gắn máy thì dùng các phương tiện này vận chuyển hàng hóa đi bán khắp nơi. Họ cũng đã từng vận chuyển hàng hóa mua bán, trao đổi giữa Việt Nam và Campuchia. Số người đi “bán dạo”cũng khá đông. Hàng hóa của họ gồm có vải, quần áo may sẵn, dép nhựa, kim chỉ… 14 Ngoài ra, còn có một ít người chỉ chuyên bán các loại dược liệu, thuốc dân tộc. Người Chăm làm nghề buôn bán đi khắp nơi, đi đến đâu bổ sung thêm nguồn hàng đến đấy và mang đến các chợ nông thôn, nơi xa hơn để bán hoặc đến tận từng nhà ở những vùng quê xa xôi rao bán. Có người mang hàng đi bán ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên… Người có ghe thuyền thì có thể đi cả gia đình. Người đi bán dạo đa số là nam giới. Mỗi chuyến đi buôn bán của họ thường kéo dài từ 15 ngày đến một tháng, đôi khi kéo dài hai, ba tháng. Trong những năm gần đây, việc mua bán của người Chăm có giảm đi do việc vận chuyển hàng hóa từ vùng đô thị về nông thôn ngày càng dễ dàng thuận lợi hơn và hoạt động buôn bán – hàng tạp hóa - ở nông thôn tăng lên rất nhanh. Số người buôn bán hiện có giảm đi còn do chủ trương hỗ trợ vốn, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi của chính quyền địa phương đối với người Chăm. - Nghề dệt thủ công: Đây là một trong những nghề thủ công truyền thống của người Chăm từng được nhiều người ưa thích do chất lượng tốt (nhất là lụa) nhờ kỹ thuật nhuộm và kiểu hoa văn rất đặc thù. Trước năm 1945, nhiều gia đình, nhất là ở Phũm Soài, nghề dệt là hoạt động sản xuất chính. Hoạt động buôn bán cũng đã góp phần kích thích nghề dệt phát triển và sản phẩm dệt trở thành hàng hóa. Hơn nữa, theo tập quán Hồi giáo, phụ nữ Chăm bị hạn chế tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, nghề dệt trở nên phù hợp với họ và huy động được lao động nữ vào sản xuất. Sản phẩm dệt gồm các loại vải, các loại lụa với kỹ thuật nhuộm rất độc đáo. Sau năm 1975, nghề dệt thủ công cũng có một giai đoạn phát triển trở lại do nhu cầu thị trường tăng. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng đã có những cố gắng nhằm duy trì và củng cố nghề dệt cổ truyền này bằng cách cung cấp nguyên liệu hoặc hỗ trợ vốn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghề dệt thủ công của người Chăm chưa phát triển mạnh vì hàng vải công nghiệp ngày càng rẻ, quần sáo may sẵn cũng nhiều hơn được bán khắp mọi nơi. Hiện nay, chính quyền địa phương đã và đang nổ 15 lực tìm biện pháp hỗ trợ để người dân nơi đây xây dựng làng nghề truyền thống, cải tiến kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng được nhiều người ưa chuộng. - Nghề đánh bắt cá: Do tụ cư trên hai bờ sông Hậu nên người dân có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt cá nước ngọt. Đây là khu vực từng được biết là có nhiều cá, nhất là vào mùa nước nổi và việc đánh bắt có thể tiến hành quanh năm. Những năm gần đây, số lượng cá ngày càng giảm. Chính vì vậy mà người làm nghề này giảm đi một cách đáng kể, họ chỉ đánh bắt cá sử dụng cho bữa ăn hàng ngày là chính. Ngư dân chỉ còn là bộ phận nhỏ trong thành phần dân cư người Chăm ở An Giang. - Làm nông nghiệp: Trước giải phóng, chỉ có một số ít người sản xuất nông nghiệp. Sau giải phóng, để ổn định đời sống và phát triển sản xuất, chính quyền địa phương đã chia cấp ruộng đất và khuyến khích người Chăm sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, hầu hết các xã ấp của đồng bào Chăm đều có người được cấp ruộng để sản xuất. Bên cạnh đó, trong các dự án phát triển vùng đồng bào Chăm, chính quyền địa phương đã đầu tư vốn để người Chăm chăn nuôi bò thịt. Tổ chức xã hội - Bộ máy tự quản của palay: Palay (làng) là đơn vị cư trú đồng thời là tổ chức xã hội căn bản của xã hội người Chăm. Đây cũng là đơn vị hành lễ theo Hồi giáo gọi là “jam ah” (jum ah). Hồi giáo có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như trong xã hội của người Chăm. Mỗi palay có một thánh đường và có một Ban Quản trị thánh đường. Trong xã hội truyền thống, đứng đầu một palay và đồng thời là người đứng đầu của jam ah là ông Hakêm. Phụ giúp cho Hakêm có các vị Ally là người đứng đầu mỗi xóm (puk). Trong những năm gần đây, khi Ban Quản trị thánh đường được 16

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net