Vai trò của các dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bình thuận hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Vai trò của các dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bình thuận hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------o0o-------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------o0o-------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY Chuyên ngành: CNXHKH Mã số: 60 22 85 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN CHÍ MỸ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Chí Mỹ. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khoa học, khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Phương 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM..................................................................................................... 11 1.1. KHÁI NIỆM DÂN TỘC, DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM ............................................................11 1.1.1. Khái niệm dân tộc và dân tộc thiểu số ............................................ 11 1.1.2. Dân tộc Việt Nam và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam .................. 17 1.2. VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.............................................................29 1.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế ....................................................................... 30 1.2.2. Trên lĩnh vực chính trị ..................................................................... 32 1.2.3. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội .......................................................... 34 1.2.4. Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng ................................................. 40 1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .....................................................................42 1.3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 42 1.3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................. 44 1.3.3. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế .................................................................. 47 1.3.4. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam ................... 50 1.3.5. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước........... 54 2 Chương 2: THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY ......................................................................................................................... 56 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH THUẬN VÀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH BÌNH THUẬN..........................................................................................56 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận ......................................................................................................... 56 2.1.2. Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận .......................... 62 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH THUẬN, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY...71 2.2.1. Những thành tựu chủ yếu của việc phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận trong những năm qua và nguyên nhân .......... 71 2.2.2. Một số hạn chế trong việc phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận trong những năm qua và nguyên nhân ........................ 92 2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận hiện nay ....................................................... 102 2.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH BÌNH THUẬN HIỆN NAY ...........................106 2.3.1. Phương hướng phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận hiện nay ........................................................................................ 106 2.3.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận hiện nay ............................................................................... 114 KẾT LUẬN .................................................................................................. 129 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 135 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Cụ thể, ở Việt Nam hiện nay có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh được coi là đa số, 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số. Vấn đề dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề lớn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó là vấn đề có ảnh hưởng lâu dài và rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đường lối chính trị và chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam với nguyên tắc cơ bản là các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển và tiến bộ đã tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc thiểu số ở nước ta phát huy cao độ vai trò của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, vai trò của các dân tộc thiểu số ở nước ta cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn ráo riết tìm mọi cách lợi dụng vấn đề dân tộc chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng, đang tác động tiêu cực đối với vai trò của các dân tộc thiểu số trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như của cả nước. Bình Thuận là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc thiểu số anh em cùng sinh sống. Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật, v..v... 4 Trong những năm qua, nhất là từ khi tỉnh Bình Thuận được tái lập (1992) đến nay, các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận đã luôn cùng với nhân dân trong tỉnh đoàn kết, gắn bó, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, góp phần quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của cả nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận trong những năm qua cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình, tốc độ và kết quả của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của các dân tộc thiểu số, phân tích, làm rõ thực trạng vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Thuận trong những năm qua; xác định phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Thuận hiện nay là rất quan trọng và rất cần thiết, có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp bách, cả về lý luận và thực tiễn, không chỉ đối với tỉnh Bình Thuận mà còn đối với những địa phương có điều kiện tương tự trên đất nước ta. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Khó có thể kể hết những công trình khoa học nghiên cứu những khía cạnh khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, các dân tộc thiểu số ở từng vùng miền, địa phương đã được công bố, vì vậy, chúng tôi chỉ nêu một số công trình tiêu biểu trong số đó như sau: “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa – luận cứ và giải pháp” của tập thể tác giả Lê Phương Thảo, Nguyễn Cúc, Doãn Hùng, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu lên thực trạng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, đưa ra một số nhóm giải 5 pháp thúc đẩy đổi mới công tác cán bộ của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công trình chỉ giới hạn việc nghiên cứu ở đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và vai trò của đội ngũ đó. “Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay” do Phan Xuân Sơn và Lưu Văn Quảng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006, đề cập đến nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay. Đồng thời kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay. “Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do GS,TS. Trần Văn Bính chủ biên, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006, đã trình bày một cách khái quát văn hóa các dân tộc thiểu số trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đưa ra những giải pháp phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta trong tình hình hiện nay. “Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số”, của Ủy ban dân tộc, Viện dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Đây là cuốn sách sưu tầm khá nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau nói về xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của các dân tộc thiểu số. “Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung và Tây Nguyên” của PGS,TS. Trương Minh Dục, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, đã nêu nội dung chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, kiến nghị một số giải pháp xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị và đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới. Đồng thời 6 rút ra một số kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên. “Hỏi đáp về đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta” do TS. Dương Văn Lượng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 dưới hình thức hỏi và đáp ngắn gọn, rõ ràng, các tác giả đã nêu bật những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc từ khi Đảng ta được thành lập đến nay, những thành tựu cơ bản trong việc thực hiện chính sách dân tộc từ năm 1945 đến 2010, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số ở một số tỉnh thành cụ thể như: “Tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận”, TS. Hoàng Minh Đô chủ biên, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006. Cuốn sách đã trình bày khá rõ về đặc điểm dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, chỉ ra thực trạng tôn giáo của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay; từ đó, dự báo xu hướng biến động và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách tôn giáo trong vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Cuối cùng, tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị về chính sách tôn giáo đối với đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. “Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người tới phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận” của Ngô Thị Chính – Tạ Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Các tác giả của cuốn sách này đã khái quát về điều kiện sinh thái và đặc trưng dân cư ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, chỉ ra những yếu tố tộc người ảnh hưởng tới phát triển kinh tế cũng như tác động của các yếu tố tộc người tới sự vận động và biến đổi của xã hội Chăm, sự biến đổi của các tôn giáo do ảnh hưởng của các nhân tố xã hội, 7 những nhân tố chi phối quan hệ cộng đồng tộc người, từ đó tác giả đã có những nhận xét, đánh giá và đưa ra những kiến nghị của mình đối với vấn đề phát huy vai trò của các tộc người trên địa bàn Ninh Thuận và Bình Thuận. Ngoài ra có một số đề tài, luận án, luận văn nghiên cứu về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, dân tộc thiểu số ở các vùng, các tỉnh, thành phố. Trong đó có thể kể một số công trình nghiên cứu như: “Nhận thức và niềm tin đối với đạo tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai” của Vương Thị Kim Oanh, Luận án Tiến sĩ tâm lý học, 2006; “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” của Lê Quang Trung, Luận án Tiến sĩ triết học, 2008; “Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng dân tộc Chăm ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Đức Ngọc, Luận án Tiến sĩ triết học, 2008; “Vấn đề đoàn kết các dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng hiện nay” của Đinh Thị Hoàng Phương, luận văn Thạc sỹ chủ nghĩa xã hội khoa học, 2009; “Đảng bộ tỉnh Gia Lai lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (1996-2006)”của Võ Thị Ái, luận văn Thạc sỹ lịch sử, 2009; “Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ 2000 – 2010” của Nguyễn Thị Mỹ Diệu, luận văn Thạc sỹ lịch sử, 2010;... Đồng thời, còn có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã có những công trình, những bài viết liên quan đến vấn đề dân tộc, các dân tộc thiểu số được đăng trên các báo và tạp chí như: Tạp chí Cộng sản, tạp chí Lý luận chính trị, Sinh hoạt lý luận, tạp chí Dân Vận,v...v... Như vậy, có thể thấy cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về dân tộc thiểu số và vai trò của các dân tộc thiểu số, nhưng chưa có một công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu chúng riêng biệt, trực tiếp và có hệ thống về vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Thuận. Xuất phát từ thực tiễn 8 phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và quan điểm của Đảng ta về vai trò của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đối chiếu với tình hình nghiên cứu như đã nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Vai trò của các dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Thuận hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và viết công trình luận văn thạc sỹ của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về dân tộc thiểu số và vai trò của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; thực trạng phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình thuận trong những năm qua, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở Bình Thuận đối với việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương hiện nay. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về dân tộc thiểu số và vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. - Thứ hai, phân tích thực trạng phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Thuận trong những năm qua, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra hiện nay. - Thứ ba, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Thuận hiện nay. 9 Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu về vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận hiện nay, gồm từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nêu trên, luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã dựa trên cở sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, trình bày luận văn của mình. Đồng thời, tác giả còn sử dụng hệ thống các phương pháp khác như: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp logic - lịch sử, thống kê,... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Về ý nghĩa khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận về dân tộc thiểu số, thực trạng các dân tộc thiểu số, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đề ra một số giải pháp phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy, học tập lý luận về dân tộc thiểu số, về xây dựng và phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành của tỉnh Bình Thuận trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách liên quan đến việc xây dựng và phát huy vai trò của các dân tộc thiểu số đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. 10 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết. 11 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM DÂN TỘC, DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm dân tộc và dân tộc thiểu số Khái niệm dân tộc Dân tộc là một trong những hình thái cộng đồng người, được hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người. Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người đã tồn tại nhiều hình thức cộng đồng người khác nhau. Hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người là thị tộc bao gồm tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh tế, các thành viên trong thị tộc cùng lao động, sử dụng các công cụ lao động, những đồng cỏ, cánh rừng chung và cùng hưởng thụ sản phẩm làm ra theo lối bình quân. Sự phát triển tiếp theo của xã hội loài người là bộ lạc, đó là hình thái cộng đồng bao gồm một số thị tộc hay bào tộc thân thuộc có chung một tên gọi và có vùng cư trú riêng. Bộ tộc là hình thái cộng đồng tộc người hình thành trong giai đoạn cuối của chế độ bộ lạc nguyên thủy, có vùng cư trú, trạng thái kinh tế, văn hóa và tên gọi riêng. Từ hình thái cộng đồng bộ tộc phát triển thành hình thái cộng đồng dân tộc. Nhưng dân tộc là gì thì cho đến nay vẫn còn nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác nhau về khái niệm này, tùy theo hướng tiếp cận của từng người, từng ngành khoa học. Trong chủ nghĩa xã hội khoa học, khái niệm dân tộc phổ biến được hiểu theo hai nghĩa: 12 Thứ nhất, theo nghĩa là một cộng đồng tộc người (ethnic, ethnie). Theo nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng mang tính tộc người được hình thành và duy trì trên cơ sở có chung ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác dân tộc, thể hiện ở tên tự gọi. Theo nghĩa này, ta có dân tộc Kinh, dân tộc Êđê, dân tộc Chăm, dân tộc Hán, dân tộc Nga, v..v... Như vậy, khái niệm “dân tộc” theo nghĩa cộng đồng tộc người (ethnic, ethnie) không phân biệt trình độ phát triển, đa số hay thiểu số, sống ở phạm vi quốc gia nào, đều có ba điểm chung cơ bản nhất: ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác tộc người thể hiện ở tên tự gọi. Với tính cách là cộng đồng tộc người, có dân tộc có cả tiếng nói và chữ viết riêng; nhưng có dân tộc chỉ có tiếng nói, không có chữ viết riêng. Trên thực tế, các tộc người, nhất là tộc người thiểu số thường sử dụng song ngữ, đa ngữ trong giao tiếp; tiếng mẹ đẻ giao tiếp trong nội bộ tộc người, tiếng tộc người đa số trong vùng dùng để giao tiếp trong vùng, quốc ngữ dùng để giao tiếp trong toàn quốc. Các thành viên trong cùng một dân tộc đều có chung đặc điểm sinh hoạt văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, phân biệt với văn hóa các dân tộc khác. Trong xem xét, so sánh văn hóa dân tộc – tộc người, người ta thường phân chia một cách tương đối thành các thành tố văn hóa như văn hóa sản xuất, văn hóa bảo đảm đời sống, văn hóa nhận thức và văn hóa xã hội. Các thành viên trong cùng một dân tộc đều có chung một ý thức tự giác dân tộc, tức là ý thức tự nhận mình là dân tộc đó, đều tự hào về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, luôn có ý thức bảo lưu, gìn giữ ngôn ngữ, văn hóa, lợi ích của dân tộc mình mà biểu hiện cao nhất là việc tự nhận tên dân tộc của bản thân mình. Thứ hai, khái niệm “dân tộc” được hiểu theo nghĩa quốc gia dân tộc (nation). Theo nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng người ổn định làm thành 13 nhân dân một nước, có chung một lãnh thổ nhất định, một nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung và có tâm lý chung biểu hiện trong nền văn hóa. Ở phương diện ý nghĩa này, “dân tộc” có khi còn được gọi là “nhân dân”. Ví dụ dân tộc Việt Nam – nhân dân Việt Nam, dân tộc Nga, dân tộc Pháp – nhân dân Pháp, v...v... Khái niệm “Dân tộc” được hiểu theo nghĩa quốc gia dân tộc có các đặc trưng cơ bản như sau: Có chung một lãnh thổ nhất định, được phân định bằng đường biên giới giữa các quốc gia dân tộc, mà ở đó có một hay nhiều cộng đồng tộc người cùng sinh sống. Không có biên giới lãnh thổ riêng thì không có dân tộc quốc gia riêng. Lãnh thổ là tiêu chí, đặc trưng cơ bản của quốc gia dân tộc. Có nền kinh tế thống nhất với một thị trường, một đồng tiền chung thống nhất... làm nền tảng, điều kiện vật chất cơ bản bảo đảm sự cố kết bền chặt của cộng đồng quốc gia dân tộc. Có quốc ngữ chung hay có một ngôn ngữ giao tiếp chung của cả quốc gia dân tộc. Trong quốc gia đa tộc người, mỗi tộc người vừa có ngôn ngữ tộc người riêng để giao tiếp trong nội bộ tộc người, vừa có một ngôn ngữ chung để giao tiếp trong quốc gia dân tộc. Ngôn ngữ của dân tộc đa số thường được chọn làm quốc ngữ chung của quốc gia dân tộc đó. Chẳng hạn, quốc ngữ của dân tộc Việt Nam là ngôn ngữ của dân tộc Việt (Kinh), quốc ngữ của dân tộc Trung Hoa là ngôn ngữ của dân tộc Hán,... Có một số trường hợp, ngôn ngữ của một dân tộc ở quốc gia khác được chọn làm quốc ngữ, như một số nước vốn là thuộc địa của Anh trước đây lấy tiếng Anh làm quốc ngữ; một số nước thuộc địa ở châu Mỹ Latinh lấy tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Bồ Đào Nha làm quốc ngữ của quốc gia mình. Có tâm lý chung biểu hiện ở nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc. Đây là yếu tố rất cơ bản tạo nên “quốc hồn” của mỗi quốc 14 gia dân tộc để phân biệt quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác. Vì vậy, bảo vệ văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa sống còn đối với các quốc gia dân tộc. Và đối với nước ta, đó là một trong những nội dung quan trọng của bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, khái niệm dân tộc hiểu theo nghĩa quốc gia dân tộc được đặc trưng bởi tổng hòa các yếu tố chung: lãnh thổ, chế độ kinh tế, ngôn ngữ, tâm lý (biểu hiện trong nền văn hóa). Trong một quốc gia đa tộc người thường có một đến hai dân tộc có dân số đông được gọi là dân tộc đa số, ví như dân tộc Kinh ở Việt Nam, dân tộc Hán ở Trung Quốc, dân tộc Nga ở Liên bang Nga,...còn các dân tộc khác có số dân ít hơn được gọi là dân tộc thiểu số. Việc được gọi là dân tộc đa số hay thiểu số chủ yếu căn cứ vào số lượng người của dân tộc này ít hơn trong quan hệ so sánh với dân tộc khác trong một quốc gia dân tộc, chứ không căn cứ vào trình độ phát triển của các dân tộc. Ở nhiều quốc gia đa dân tộc, có dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không thua kém so với dân tộc đa số, thậm chí, trong một thời gian dài là lực lượng thống trị như dân tộc Tutxi ở Ruanđa, bộ tộc Nguyên – Mông lập nên nhà Nguyên, bộ tộc Mãn Thanh lập nên nhà Thanh ở Trung Quốc. Dân tộc đa số trong một quốc gia thường là lực lượng nòng cốt, là dân tộc đại diện cho quốc gia đó. Còn trong một số quốc gia không có dân tộc chiếm đa số, thì dân tộc nào giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia là dân tộc nòng cốt, đại diện. Như vậy, khái niệm dân tộc có hai nghĩa: dân tộc là cộng đồng tộc người và dân tộc hiểu theo nghĩa rộng là quốc gia dân tộc tức cư dân của một nước. 15 Khái niệm dân tộc thiểu số Trong một quốc gia đa dân tộc thường có một dân tộc có số dân đông nhất, gọi là dân tộc đa số và có một hay nhiều dân tộc có số dân ít hơn số dân của dân tộc đa số, gọi là dân tộc thiểu số. Cũng như khái niệm dân tộc, khái niệm dân tộc thiểu số (ethnic minority) được hiểu và sử dụng không giống nhau trên thế giới. Ở Mỹ, năm 1945, GS. Louis Whirth, Đại học Chicago đã đề xuất một cách hiểu khái niệm dân tộc thiểu số đó là: dân tộc thiểu số là một nhóm người có một số nét đặc thù về ngoại hình, thể chất hay văn hóa, bị đối xử khác biệt, bất bình đẳng so với các thành viên khác của xã hội và do đó tự coi mình là đối tượng của sự kỳ thị tập thể [34, 69]. Trong Bách khoa từ điển các dân tộc Mỹ xuất bản 1962 đã định nghĩa: dân tộc thiểu số là nhóm người có đặc điểm riêng về nhân chủng, tôn giáo, xã hội và kinh tế khác biệt với nhóm chủ yếu trong xã hội. Qua các định nghĩa vừa dẫn, có thể thấy nổi lên tư tưởng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với dân tộc thiểu số. Để khắc phục những nhược điểm kỳ thị, phân biệt đối xử giữa các dân tộc, trong những thập niên gần đây, nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra những định nghĩa mới cho khái niệm dân tộc. Năm 1982, Tiểu ban đặc biệt về chống nạn phân biệt chủng tộc và bảo vệ các dân tộc của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về dân tộc thiểu số như sau: dân tộc thiểu số là tập hợp những người có lịch sử và diện mạo văn hóa riêng; tồn tại và phát triển trên phần lãnh thổ thường là cách biệt với các vùng trung tâm cho đến trước khi bị xâm nhập bởi các xã hội từ bên ngoài. Họ tồn tại như những bộ phận xã hội dễ bị tổn thương và dễ nằm ngoài lề của sự phát triển (UNDP, 1999) [34, 69]. Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): dân tộc thiểu số là nhóm người có đặc điểm xã hội, văn hóa khác biệt với các dân tộc đa số khác. Các 16 đặc điểm này làm cho họ bất lợi trong quá trình phát triển của mình (ADB, 1999). Còn Ngân hàng thế giới (WB) đã đề cập tới khái niệm dân tộc thiểu số trong rất nhiều tài liệu của mình. Theo đó, dân tộc thiểu số là các cộng đồng người có những đặc điểm riêng biệt liên quan tới tính gắn bó với đất đai tổ tiên, với các thiết chế xã hội truyền thống, sản xuất tự cung tự cấp, có ngôn ngữ, nhận dạng, bản sắc xã hội và văn hóa khác hẳn với những người đa số [34, 69]. Những định nghĩa về dân tộc thiểu số của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới (WB) đã phần nào phản ánh được những đặc điểm của dân tộc thiểu số. Đó là những đặc điểm: sản xuất tự cung tự cấp, có ngôn ngữ, bản sắc xã hội và văn hóa riêng, dễ bị thiệt thòi trong quá trình phát triển về mặt đời sống và thu nhập,... Tuy vậy, những định nghĩa của các tổ chức quốc tế như đã dẫn chủ yếu vẫn chỉ là công cụ làm việc trong nghiên cứu về phát triển, chúng chưa nêu bật được đặc trưng cốt lõi của khái niệm dân tộc thiểu số, đó là dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc có số dân đông nhất trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm dân tộc thiểu số dùng để chỉ sự tương quan về số dân giữa các dân tộc cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc. Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của mỗi dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít mà nó bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử của từng dân tộc. Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: “Dân tộc thiểu số là dân tộc có dân số ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc, trong đó có một dân tộc chiếm dân số đông. Trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi 17 dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về tổ quốc mình sinh sống và ý thức về dân tộc mình. Các dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ nhau, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn, vì vậy Nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa bỏ sự chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc đông người và các dân tộc thiểu số” [81, 781]. Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ năm 1998) định nghĩa: “dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân tộc chiếm số dân đông nhất trong một nước nhiều dân tộc” [58, 239]. Trong luận văn của mình, chúng tôi tán thành và sử dụng khái niệm trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do Nxb. Giáo dục, Hà Nội xuất bản năm 1998, rằng: “Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân tộc chiếm số dân đông nhất trong một nước nhiều dân tộc”. Theo đó, ở Việt Nam dân tộc Kinh là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số. 1.1.2. Dân tộc Việt Nam và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Khái quát về dân tộc Việt Nam Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, được hình thành từ rất sớm Việt Nam là một trong số những quốc gia có nhiều dân tộc. Trên lãnh thổ Việt Nam thống nhất có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc Việt Nam hình thành từ rất sớm trong lịch sử, chứ không phải khi chủ nghĩa tư bản nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam. Theo cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Dân tộc Việt Nam ta có lịch sử mấy ngàn năm, có ngôn ngữ riêng, phong tục tập quán riêng, cốt cách làm ăn riêng, phong thái sinh hoạt riêng và có nền văn hóa lâu đời của mình. Tất cả những cái đó tạo nên truyền thống, tình cảm riêng của dân tộc ta” [17, 167].

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net