Phong trào thanh niên sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn lịch sử và truyền thống (1955 2012)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Phong trào thanh niên sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn lịch sử và truyền thống (1955 2012)

Đại học Quốc gia TP HCM Trường Đại học KHXH&NV Chí Minh BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG NĂM 2012 Tên đề tài: PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN: LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG (1955-2012) Tham gia thực hiện: 12 tháng. Học hàm, học vị, Chịu trách TT Điện thoại Email Họ và tên nhiệm 1. ThS. Huỳnh Bá Lộc Chủ nhiệm 098536902 [email protected] 3 2. ThS. Phạm Thị Phương Tham gia 098832799 [email protected] 1 3. Dương Thành Thông Tham gia 098216213 [email protected] om 1 4. Trương Minh Tước Tham gia 090854052 truongnguyen2010@gmail .com Nguyên 1 5. Huỳnh Trung Kiên Tham gia 094548943 [email protected] 5 6. Ngô Thị Thu Hoài Tham gia 016562437 [email protected] 70 7. Lê Thị Bích Nga Cộng tác 8. Nguyễn Thị Thanh Cộng tác Thủy 9. Nguyễn Thị Thúy Ngân Cộng tác TP.HCM, tháng 8 năm 2013 BẢNG TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1. BGH Ban Giám hiệu 2. BC & TT Báo chí và Truyền thông 3. BCH Ban Chấp hành 4. BCS Ban Cán sự 5. CLB Câu lạc bộ 6. CTSV Công tác sinh viên 7. CTTN Công trình thanh niên 8. CTXH Công tác xã hội 9. ĐHQG Đại học Quốc gia 10. ĐHQG - HCM Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 11. ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn 12. Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 13. Đoàn Khoa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Khoa 14. Đoàn Trường Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường 15. ĐPH Đông phương học 16. ĐTN Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 17. HĐĐD Hội đồng đại diện 18. Hội Hội Sinh viên Việt Nam 19. HSV Hội Sinh viên Việt Nam 20. HTQT Hợp tác quốc tế 21. KHXH Khoa học Xã hội 22. LCH Liên chi hội Hội Sinh viên Việt Nam 23. NCKH Nghiên cứu khoa học 24. NV & BC Ngữ văn và Báo chí 25. Phòng QLKH - DA Phòng Quản lý khoa học - Dự án Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 26. QHQT Quan hệ quốc tế 27. Thành đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hố Chí Minh 28. TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 29. Trung tâm TVHN & Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và phát triển PTNNL nguồn nhân lực Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 30. TT LTQG II Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II 31. TV - TT Thư viện - Thông tin học 32. VHH Văn hóa học 33. VH & NN Văn học và Ngôn ngữ 34. XHH Xã hội học MỤC LỤC TÓM TẮT............................................................................................................ 1 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ............................................................. 4 3. Giới hạn của đề tài............................................................................................. 6 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ......................................................... 7 5. Kết cấu của đề tài: ............................................................................................. 8 CHƯƠNG 1. PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN KHOA SÀI GÒN TRONG ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1955 - 1975) ................................................................................................................... 10 1.1. Đại học Văn khoa Sài Gòn ra đời và phát triển (1955-1975) ................ 10 1.1.1. Vài nét về các trường đại học miền Nam ............................................ 10 1.1.2. Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn ..................................................... 13 1.1.3. Đội ngũ thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa ............................... 15 1.2. Sinh viên Đại học Văn khoa với phong trào đấu tranh yêu nước (1955- 1975) ............................................................................................................... 19 1.2.1. Gây dựng phong trào và cơ sở (1955-1965) ........................................ 19 1.2.2. Nắm quyền lãnh đạo, tổ chức đấu tranh chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ (1965-1968) ..................................................................................... 28 1.2.3. Tích cực vươn lên trong đấu tranh chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ và nền tự trị đại học (1969-1975) ............................................................ 47 CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH; KHỐI KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI HỌC TỔNG HỢPTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1975- 1996) ..................... 62 2.1. Phong trào thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa TP HCM những ngày đầu giải phóng (1975-1977)................................................................... 62 2.1.1. Xây dựng nềnvăn hóa - giáo dục ở TP HCM sau giải phóng ............... 62 2.1.2. Hoạt động tiếp quản và phong trào thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa TP HCM .............................................................................................. 64 2.2. Khối Khoa học xã hội - Đại học Tổng hợp TP HCM xây dựng và phát triển ................................................................................................................ 70 2.2.1. Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 70 2.2.2. Khối Khoa học xã hội Đại học Tổng hợp TP HCM ............................ 73 2.3. Phong trào thanh niên - sinh viên Khối Khoa học xã hội Đại học Tổng hợp TP HCM trước năm1986 ....................................................................... 78 2.4. Phong trào sinh viên thanh niên khối Khoa học xã hội Đại học Tổng hợp TP HCM từ 1986 đến 1996 ................................................................................... 83 CHƯƠNG 3: PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (1996-2012) ................................................... 93 3.1. ĐH KHXH & NV xây dựng và phát triển trong thời kỳ mới................ 93 3.1.1. Đại học Quốc gia TP HCM................................................................. 93 3.1.2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1996-2012) .............. 95 3.2. Phong trào thanh niên - sinh viên ĐH KHXH&NV từ 1996 đến 2007 102 3.2.1. Từng bước xây dựng tổ chức,thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội của thanh niên - sinh viên ................................................................................. 102 3.2.2. Tích cực rèn luyện bản lĩnh tư tưởng chính trị, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc, ngành nghề ...................................................................... 108 3.2.3. Tích cực NCKHvà sinh hoạt CLBhọc thuật ...................................... 111 3.2.4. Chuyên nghiệp hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và giao lưu, tập hợp thanh niên - sinh viên ...................................................... 114 3.2.5. Đi đầu trong hoạt động tình nguyện, vì cộng đồng, vì sự phát triển của thanh niên - sinh viên ................................................................................. 116 3.3. Phong trào thanh niên - sinh viên Trường ĐH KHXH & NV từ 2007 đến 2012........................................................................................................ 120 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức thanh niên - sinh viên, phát huy sức mạnh đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ chiến lược trọng tâm ............................................... 120 3.3.2.Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, rèn luyện phẩm chất người công dân........................................ 127 3.3.3. Nâng cao chất lượng NCKH và hoạt động CLB học thuật ................ 132 3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, mở rộng giao lưu thanh niên - sinh viên quốc tế ............................................................... 137 3.3.5. Đẩy mạnh liên kết các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, vì sự phát triển của thanh niên - sinh viên ................................................................... 140 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 150 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1: Số liệu sinh viên Đại học Văn khoa qua các năm học Bảng 2: Số liệu giảng viên và sinh viên của khối KHXH Đại học Tổng hợp TP HCM (1977) Bảng 3: Số liệu đầu vào sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Trường ĐH KHXH & NV qua các năm Bảng 4: Số liệu sinh viên Trường ĐH KHXH & NV nghiên cứu khoa học và thành tích qua các năm học - Phụ lục Bảng 5: Số liệu sinh viên 3 tốt và 5 tốt Trường ĐH KHXH & NV - Phụ lục 1 TÓM TẮT Từ ngày thành lập đến nay, Trường ĐH KHXH & NV đã trải qua 57 năm (1955-2012) với rất nhiều thế hệ thanh niên. Họ có thể là những người sinh viên, cũng có thể là những giảng viên trẻ. Nhưng dẫu là ai, những người đó đã góp phần tạo nên sức sống của Trường. Bằng tinh thần trong sáng, bằng sự nhiệt tình và lòng dũng cảm, họ đã tạo nên hình ảnh của phong trào tuổi trẻ qua từng giai đoạn. Ba giai đoạn đó là: Giai đoạn Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn (1955-1975): Những người thanh niên - sinh viên đã tổ chức các phong trào đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn, chống chiến tranh, đòi hòa bình, dân chủ và tự trị đại học. Giai đoạn Trường Đại học Văn khoa TP HCM và Khối KHXH trong Trường Đại học Tổng hợp TP HCM (1975-1996): Phong trào luôn gắn liền với cuộc sống mới, với nhiệm vụ chính trị - xã hội và nhu cầu của thanh niên - sinh viên. Giai đoạn Trường ĐH KHXH & NV (1996-2012): Thanh niên - sinh viên phấn đấu học tập, NCKH, rèn luyện các phẩm chất của người công dân, người sinh viên; góp phần xây dựng môi trường văn hóa đại học; mở rộng giao lưu quốc tế trong thời kỳ hội nhập. Qua các giai đoạn, có những lúc thanh niên - sinh viên của Trường là người đi đầu, có những lúc là trung tâm của thế hệ, cũng có những lúc trầm lắng. Dẫu lúc nào, phong trào và tinh thần của tuổi trẻ cũng luôn được kết nối giữa truyền thống và hiện đại. 2 ABSTRACT Since 1955 students as well as young lecturers of the University of Social Sciences and Humanities (USSH) have engaged in many productive activities. When USSH was called the Faculty of Letters as part of Saigon University from 1955 to 1975, students protested against the Saigon government, opposed the war, called for peace, democracy and university self-governing. When USSH was called the Faculty of Letters and later Social Sciences Group in Ho Chi Minh City University from 1975 to 1996, students formed groups to develop the university's new political and social mission. Since adopting its current name in 1996, students have focused on scientific research, developing civic virtues, and expanding international exchanges. With their respect for tradition and hunger for modernity, USSH students have always been courageous social leaders. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ĐH KHXH&NV là một Trường Đại học lớn ở phía nam Việt Nam, được hình thành từ những năm đầu sau hiệp định Genève với tên Đại học Văn khoa. Từ đó đến nay, Trường đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước, cũng như cho công cuộc đấu tranh giải phóng và xây dựng, phát triển. Trong đó hình ảnh hoạt động của thanh niên - sinh viên đã trở thành một trong những hình ảnh của Trường và hình ảnh của thanh niên - sinh viên TP HCM. Với những gì đã đóng góp trong hơn 55 năm qua, ngôi trường này cùng phong trào thanh niên - sinh viên của nó xứng đáng có một một công trình nghiên cứu nghiêm túc. Năm 2008, dưới sự chủ trì của PGS.TS. Hà Minh Hồng, một nghiên cứu về lịch sử Nhà trường đã được thực hiện và nghiệm thu thành công. Nhân đó, nhóm tác giả nhận thấy cũng cần có một công trình nghiên cứu riêng về phong trào thanh niên - sinh viên để bổ sung thêm tư liệu. Vì thế nghiên cứu lịch sử phong trào thanh niên - sinh viên của Trường là một công việc có ý nghĩa, sẽ tạo thêm cơ sở tìm hiểu đầy đủ về một ngôi trường có bề dày truyền thống. Bên cạnh đó việc tìm hiểu những chặng đường khác nhau của phong trào tuổi trẻ Nhà trường qua nhiều thay đổi của thời cuộc, điều chỉnh về tổ chức cũng tạo điều kiện cho các thế hệ thanh niên - sinh viên Nhà trường có thể nhìn lại, hiểu rõ hơn về các giai đoạn, thời khắc mà họ đã đi qua; cũng góp phần cung cấp cho thế hệ thanh niên - sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV ngày nay hình ảnh, tích cách của các thế hệ đi trước, từ đó xác định con đường rèn luyện, phấn đấu cho bản thân và cho thế hệ của mình. Vì vậy, nhóm tác giả đã chọn đề tài Phong trào thanh niên - sinh viên Trường ĐHKHXH & NV: lịch sử và truyền thống để thực hiện. Với đề tài, nhóm tác giả hướng đến những mục tiêu sau: 4 a. Phác họa cơ bản lịch sử phong trào thanh niên - sinh viên Trường ĐH KHXH & NV từ năm 1975 đến nay trong phong trào chung của thanh niên - sinh viên TP HCM, b. Đúc kết những đặc điểm chung và riêng của phong trào thanh niên - sinh viên Trường qua các thời kỳ, từ đó có thể rút ra một vài bài học về vai trò của thanh niên - sinh viên trong sự phát triển chung của Trường ; trong sự phát triển của phong trào thanh niên - sinh viên TP HCM, c. Đề xuất một vài gợi ý cho công tác tổ chức, phát động và duy trì phong trào thanh niên - sinh viên trên các lĩnh vực. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Về phong trào thanh niên - sinh viên TP HCM trong lịch sử, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như Trần Bạch Đằng, Trần Văn Giàu, Hồ Hữu Nhựt, Phạm Chánh Trực, Nguyễn Thế Truật, Hoàng Hà... và các công trình, tập tài liệu truyền thống của Thành đoàn, các Đoàn trường. Trong đó một vài công trình như: Phong trào đấu tranh chống Mỹ của giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gòn và Trí thức Sài Gòn - Gia Định 1945-1975 của Hồ Hữu Nhựt, Tập hồi ức Trui rèn trong lửa đỏ, và sau đó là Theo nhịp khúc lên đàng, Đáp lời sông núi của Thành đoàn, Phác họa chân dung một thế hệ của Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật... là những tuyển tập ký ức, hình ảnh, tư liệu phong phú về phong trào thanh niên - sinh viên học sinh miền Nam trước 1975. Bộ Địa chí văn hóa TP HCM (tập 1: Lịch sử, tập 2: Văn hóa - giáo dục - báo chí) do nhóm tác giả Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủ biên cũng trình bày chung phong trào đấu tranh của trí thức - giáo chức, sinh viên Sài Gòn. Gần đây nhất, một công trình do CLB Truyền thống Thành đoàn tiến hành là công trình Chúng ta đã đứng dậy (hiện mới ra tập 1), các tập bút ký Sài Gòn dậy mà đi của Lê Văn Nuôi, Dưới ánh hỏa châu của Hoàng Phủ Ngọc Phan, Không có gì trôi đi mất của Hồ Duy Lệ, Năm tháng dâng Người của Lê Công Cơ cũng cung cấp thêm tư liệu về những năm tháng đấu tranh của tuổi trẻ Sài Gòn lúc bấy giờ. Riêng Đại học Duy Tân - Đà Nẵng năm 2012 đã tổ chức một hội thảo về phong trào học sinh sinh viên miền Nam trước năm 1975. 5 Tuy nhiên, có thể nói trong các công trình đó, ngoại trừ tập công trình Trui rèn trong lửa đỏ có dành một số đoạn viết về vai trò, vị trí của phong trào sinh viên Văn khoa trong năm 1968, khi Tổng hội sinh viên dời về khu “tam giác sắt”, sự phối hợp của Văn khoa trong các phong trào như Tự trị đại học,“chiến dịch đốt xe Mỹ”, chống quân sự hóa học đường... thì các công trình khác chỉ có một số công trình giới thiệu đôi nét về các thủ lĩnh phong trào sinh viên Văn khoa - cũng là thủ lĩnh phong trào Sài Gòn, hay những gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Ngọc Phương, Lê Quang Lộc, Nhất Chi Mai, Huỳnh Quan Thư, Nguyễn Thị Yến,... Còn lại có rất ít công trình, tài liệu trình bày cụ thể về phong trào ngôi trường này. Ngay như trong hai công trình nghiên cứu sử học của tác giả Hồ Hữu Nhựt là Phong trào đấu tranh chống Mỹ của giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gòn (năm 1998) và Trí thức Sài Gòn - Gia Định 1945-1975 (năm 2001) cũng chỉ đề cập đến Đại học Văn khoa rất ít. Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể xem phong trào tại Văn khoa trong những năm chống Mỹ ít phát triển. Thật ra, đây cũng là một trong những trung tâm của phong trào đấu tranh thanh niên - sinh viên Sài Gòn, nhất là từ năm 1968 trở đi. Văn khoa cũng có lúc là nơi tiên phong, khởi nguồn cho phong trào đấu tranh toàn Thành. Năm 1982 Trường Đại học Tổng hợp có thực hiện một Tập tài liệu Truyền thống đấu tranh, cải tạo và xây dựng (1955-1977) về phong trào chung của Trường Đại học Tổng hợp (do Bùi Khánh Thế, Hoàng Văn Việt... thực hiện - không ghi tên tác giả). Trong đó các phong trào và hình ảnh của thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa và Đại học Khoa học được tìm hiểu và trình bày khá công phu. Tuy nhiên trong tập tài liệu đó, các tác giả phần lớn sử dụng những tư liệu từ ký ức của nhân chứng phong trào, mặt khác trong công trình này hình ảnh của phong trào Khoa học có phần rõ nét hơn Văn khoa (ví dụ như về chi bộ Đảng đầu tiên của Đại học Khoa học trong sinh viên). Riêng phong trào của Văn khoa thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bên cạnh đó, năm 2005 những cựu sinh viên Văn khoa đã cùng cho xuất bản cuốn sách Tuổi trẻ dấn thân, cuốn sách viết về Lê Quang Lộc và những nét chính trong phong trào Văn khoa những năm 1965-1968. Năm 2013 tác giả Huỳnh Quan Thư, một nữ sinh viên Văn khoa, thủ lĩnh phong trào những ngày tranh đấu cũng 6 xuất bản cuốn sách Ký ức Văn khoa từ giảng đường đến căn cứ cũng cung cấp một số tư liệu quan trọng về thanh niên - sinh viên Trường. Đây là những cơ sở tư liệu quan trọng của đề tài. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đó đều dừng lại ở năm 1975. Còn từ 1975 đến nay hầu như chưa có một công trình sử học nào nghiên cứu đầy đủ. Có một số là những sách, tập tài luyện truyền thống của các cấp Đoàn - Hội. Nhưng những công trình đó chỉ dừng lại ở tổng hợp, biên niên, tài liệu truyền thống, kỷ yếu mà chưa phải là một công trình sử học. Về lịch sử Trường ĐH KHXH & NV chúng ta có công trình Lịch sử 50 năm Trường ĐH KHXH & NV (1955-2005). Đây là đề tài NCKH cấp Trường do PGS.TS. Hà Minh Hồng làm chủ nhiệm (được nghiệm thu năm 2008). Với công trình này, nhóm tác giả đã nghiên cứu về các giai đoạn lịch sử của Trường từ thời kỳ Văn khoa Sài Gòn đến Văn khoa TP HCM, khối KHXH trong Đại học Tổng hợp rồi đến ĐH KHXH & NV. Qua đó, những nét chính của lịch sử Nhà trường được cung cấp khá đầy đủ, có một số tư liệu trình bày về phong trào đấu tranh của thanh niên - sinh viên. Tuy nhiên vì đây là công trình chính sử của Trường, do đó các nội dung của phong trào thanh niên - sinh viên còn chưa được đi sâu. Ngoài ra, các công trình về lịch sử giáo dục đại học miền Nam cũng chỉ nhắc đến Nhà trường qua một vài nội dung. Chúng ta cũng có thể tìm thấy hình ảnh của phong trào trên các chặng đường qua một số bài viết của các giáo chức, sinh viên Trường. Tuy nhiên, đa số trong đó là những ký ức của các cá nhân đã từng dạy và học tại Trường như Nguyễn Văn Lịch, Trần Thanh Đạm, Ngô Văn Lệ... Có thể nói, việc nghiên cứu cụ thể về phong trào thanh niên - sinh viên Nhà trường đến nay vẫn chưa có một công trình đầy đủ, cụ thể. Do đó công trình Phong trào thanh niên - sinh viên Trường ĐH KHXH & NV: lịch sử và truyền thống có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu đối tượng này. 3. Giới hạn của đề tài Đề tài được nghiên cứu với đối tượng là phong trào thanh niên - sinh viên qua các chặng đường từ 1955 đến nay. Với đối tượng này đề tài sẽ lần lượt tìm hiểu về phong trào qua từng thời kỳ tên gọi của Trường. Đó là các thời kỳ: Đại học Văn 7 khoa Sài Gòn (1955-1975), Đại học Văn khoa TP HCM (1975-1977), Đại học Tổng hợp TP HCM (1977-1996) - Khối KHXH, ĐH KHXH & NV. Phong trào cũng được hiểu là những hoạt động có tổ chức, thu hút số đông người tham gia và được duy trì theo một mục tiêu nhất định về nội dung. Phong trào thanh niên - sinh viên (bao gồm cán bộ trẻ, học viên cao học, sinh viên) được hiểu là hoạt động của thanh niên - sinh viên Trường trên các lĩnh vực từ học tập, NCKH đến hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện vì cộng đồng... trong những định hướng của Trường và các tổ chức thanh niên - sinh viên. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nhóm tác giả tập trung chủ yếu vào phong trào sinh viên (chính quy) vì đây là lực lượng chính của phong trào, được tập hợp trong tổ chức và hoạt động theo các mục tiêu, chương trình hành động, các cuộc vận động cụ thể. Ngoài ra, với một số thời điểm, hoạt động của đội ngũ cán bộ trẻ, học viên cao học, sinh viên các hệ khác cũng được tìm hiểu khi họ trở thành một lực lượng hoạt động tích cực, hiệu quả, góp phần vào phong trào chung. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong việc tiếp cận, xử lý và trình bày tư liệu nhằm “phác họa” lại phong trào tuổi trẻ Nhà trường qua các thời kỳ. Từ đó rút ra một vài đặc điểm chung và riêng. Ngoài ra đề tài cũng sử dụng một số phương pháp khác như: phỏng vấn, so sánh, miêu tả, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu liên ngành. Nguồn tài liệu của đề tài bao gồm: Thứ nhất là các công trình sử học và công trình kỷ yếu, tập tài liệu truyền thống, ký ức đã được xuất bản, đăng báo của các tổ chức và cá nhân. Nguồn tài liệu này cung cấp những nét chính về phong trào trí thức, phong trào thanh niên - sinh viên chung của thành phố qua các giai đoạn, cung cấp tư liệu về những chủ trương của cơ quan, tổ chức thanh thiếu niên các cấp. Bên cạnh đó các mảng tư liệu ký ức của cá nhân có thể cung cấp thêm những tư liệu cần thiết về các phong trào, thời điểm và con người cụ thể. Thứ hai là các tài liệu lưu trữ. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng trong nghiên cứu sử học, có độ tin cậy cao. Với giai đoạn Văn khoa các tư liệu này được 8 lưu tại TT LTQG II. Dẫu không đầy đủ nhưng các tư liệu này là những cơ sở kết nối quan trọng trong việc tìm hiểu và “phác họa” lại hoạt động của thanh niên - sinh viên Văn khoa lúc bấy giờ; với giai đoạn từ sau năm 1975 trở đi, các tư liệu được sử dụng là các tư liệu được lưu tại Văn phòng ĐTN - HSV cùng một số phòng ban Nhà trường. Tuy nhiên do trải qua nhiều thay đổi về tổ chức và trong những điều kiện khó khăn trước đây về cơ sở, văn phòng..., các tài liệu được lưu giữ không được liên tục, đầy đủ. Ngay như giai đoạn gần 1996-2005 nhóm tác giả chỉ tìm được rất ít tài liệu, giai đoạn trước khi Trường là bộ phận của Đại học Tổng hợp tài liệu còn hiếm hơn. Điều này khiến cho quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn và đề tài thiếu sự đồng đều về mặt tư liệu trong các giai đoạn. Để bổ sung cho sự thiếu hụt này, nhóm tác giả đã thực hiện các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn một số nhân chứng lịch sử, đây là nguồn tư liệu thứ ba. Nguồn tư liệu thứ ba có giá trị rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn từ sau năm 1975 đến 2000. Tuy nhiên, vì nhiều điều kiện khác nhau, nhóm tác giả chưa thể tiếp xúc được hết nhân chứng cần phỏng vấn. Cho đến nay, nhóm tác giả đã tiếp xúc và phỏng vấn được một số nhân chứng như: GS.TS. Ngô Văn Lệ - với cương vị Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV. Trong một thời gian dài giáo sư đã có những chỉ đạo, quan tâm sâu sát đối với hế hệ trẻ Nhà trường; PGS.TS. Võ Văn Sen, TS. Lê Hữu Phước, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung, TS. Phạm Tấn Hạ, ThS. Phan Thanh Định - các Bí thư Đoàn trường từ giai đoạn Đại học Tổng hợp đến ĐH KHXH & NV, có nhiều sáng kiến và đóng góp cho phong trào chung, và hiện nay đang là những người giữ cương vị quan trọng trong BGH Nhà trường cùng các đơn vị của Trường; TS. Nguyễn Đức Lộc, Nguyễn Đăng Khoa, ThS. Trần Nam, Đoàn Duyên Anh - là những cán bộ phong trào giữ cương vị Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch HSV trường từ năm 2003 đến nay. Ngoài ra nhóm cũng tiếp xúc và có nhiều cuộc trao đổi với chị Huỳnh Quan Thư, một thủ lĩnh phong trào Văn khoa trước năm 1975. 5. Kết cấu của đề tài: Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận có ba chương: Chương 1: Phong trào thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa trong đấu tranh giải phóng dân tộc (1955-1975) 9 Chương 2: Phong trào thanh niên - sinh viên Đại học Văn khoa TP HCM, khối KHXH Đại học Tổng hợp TP HCM (1977-1996) Chương 3: Phong trào thanh niên - sinh viên ĐH KHXH & NV (1996-2012) 10 CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO THANH NIÊN - SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN KHOA SÀI GÒN TRONG ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1955-1975) 1.1. Đại học Văn khoa Sài Gòn ra đời và phát triển (1955-1975) 1.1.1. Vài nét về các trường đại học miền Nam Từ năm 1954 đến 1975, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc được giải phóng và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, miền Nam vẫn còn nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới với sự ra đời của các chính quyền thân Mỹ từ chính quyền Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu... Song song với các hoạt động chính trị - quân sự, Mỹ thông qua chế độ Sài Gòn và các tổ chức cố vấn giáo dục xây dựng một hệ thống giáo dục mới ở miền Nam Việt Nam. Hệ thống giáo dục này bao gồm các bậc và loại hình: Giáo dục phổ thông (12 năm), Giáo dục đại học và cao học, Giáo dục trung học chuyên nghiệp. Trong đó giáo dục đại học là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục của Mỹ ở miền Nam, Mỹ muốn thông qua nền giáo dục đại học để truyền bá tư tưởng, văn hóa, sinh hoạt phương tây; đào tạo người bản xứ có trình độ khoa học và chuyên môn, mang tư tưởng và tinh thần phương tây, đáp ứng yêu cầu xây dựng miền Nam, phục vụ chính sách của Mỹ. Hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam lúc này được tổ chức thành những đơn vị tự trị gọi là Viện Đại học. Mỗi Viện Đại học gồm một số khoa (tức faculté hoặc faculty- tương đương với trường đại học hiện nay), còn gọi là phân khoa, cũng có khi gọi là trường. Ngoài ra còn có các trường đại học cộng đồng được xây dựng ở các địa phương. Hệ thống giáo dục đại học của chế độ Sài Gòn gồm bốn Viện Đại học lớn gồm: - Viện Đại học Sài Gòn có từ năm 1949, vốn là chi nhánh của Viện Đại học hỗn hợp Hà Nội. Năm 1954 Viện này hình thành nên Viện Đại học Quốc gia, rồi thành Viện Đại học Sài Gòn vào năm 1957. Viện Đại học Sài Gòn gồm tám khoa: 11 Luật khoa, Văn khoa, Khoa học, Sư phạm, Y khoa, Nha khoa, Dược khoa và Kiến trúc. - Viện Đại học Huế được thành lập từ năm 1957, gồm năm khoa: Luật khoa, Văn khoa, Khoa học, Y khoa, Sư phạm. - Viện Đại học Cần Thơ được thành lập từ năm 1966, gồm năm khoa: Luật khoa, Y khoa, Khoa học, Nông nghiệp, Sư phạm. - Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức được thành lập năm 1973 trên cơ sở sát nhập 3 trường: Đại học Kỹ thuật Phú Thọ (Sài Gòn), Đại học Nông nghiệp Thủ Đức và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức1. Ngoài ra còn có các trường đại học cộng đồng là đại học ngắn hạn (2 năm) tổ chức theo kiểu Mỹ (community college) như Đại học Cộng đồng Nha Trang (1971), Đại học Cộng đồng Đà Nẵng (1974), Đại học Cộng đồng Mỹ Tho (1974)...và 12 viện - trường đại học tư: Đại học Đà Lạt (1958), Đại học Vạn Hạnh (1964), Đại học Hòa Hảo (1971), Đại học Minh Đức (1972)... Trong đó Viện Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục đại học lớn nhất, hội tụ nhiều giảng viên là những nhà khoa học, nhà nghiên cứu lớn. Số lượng sinh viên theo học Viện Đại học cũng ngày càng đông đảo. Như trong niên khóa 1967 - 1968 tổng số sinh viên ghi danh trong toàn miền Nam là 43.567 sinh viên, trong đó Viện Đại học Sài Gòn là 24.514, Đại học Vạn Hạnh: 1.500, Cao đẳng Nông Lâm Súc 2.350 sinh viên; số lượng ước chừng trong các phân khoa của Viện Đại học Sài Gòn là: Luật khoa: 8.000, Văn khoa: 7.000, Khoa học: 5.000, Sư phạm: 684, Dược khoa: 2.500, Nha khoa: 200, Kiến trúc: 900, Y khoa: 10002. Các trường đại học có thể thực hiện các chế độ học tập ở bậc đại học như chế độ chứng chỉ, chế độ năm học và chế độ tín chỉ (credit). Ở các Viện Đại học Huế, Sài Gòn, Thủ Đức, Cần Thơ và một số Viện Đại học tư đều tổ chức bậc học cao học (trên đại học). Là bậc học dành cho những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Với bậc học này sinh viên học thêm về các kiến thức 1 Lê Văn Giạng, 2003, Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, CTQG, Hà Nội, trang 196, 197. 2 “Thực trạng về hoạt động của sinh viên và nền đại học Việt Nam”, TT LTQG II, Phông Đệ II Cộng hòa, hồ sơ số 3391, tờ 8. 12 chung theo chương trình cao học (còn gọi là tham cứu), thời gian học là một năm, sau đó thực hiện luận văn. Tùy theo đề tài nghiên cứu, một hoặc hai năm sau, sinh viên có thể bảo vệ luận văn để lấy bằng cao học. Sau văn bằng cao học, là văn bằng tiến sĩ đệ tam cấp, cao hơn nữa là tiến sĩ quốc gia. Một số viện đại học đã nhận sinh viên làm luận án tiến sĩ đệ tam cấp. Thời gian làm luận án tiến sĩ đệ tam cấp thường là 2 năm. Còn tiến sĩ quốc gia, vì yêu cầu cao hơn nên thời gian làm lâu hơn. Viện Đại học Sài Gòn đã tổ chức đệ trình (bảo vệ) nhiều luận án tiến sĩ đệ tam cấp, còn tiến sĩ quốc gia thì chủ yếu đệ trình ở nước ngoài. Tuy nhiên trong ý đồ của mình với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, Mỹ cùng chính quyền Sài Gòn đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm “biến giảng đường thành nơi tuyên truyền cho chế độ”. Thông qua đội ngũ giáo viên (và cả sinh viên học sinh) được cài vào các trường, “chính quyền đã tuyên truyền mị dân, nói xấu cộng sản, dựng nên những câu chuyện tưởng như thật, lập luận xuyên tạc với lực lượng kháng chiến”. Chính quyền Sài Gòn cũng đề cao cái gọi là “lý tưởng quốc gia”, hướng lòng yêu nước của tuổi trẻ vào việc chống cộng sản, chống kháng chiến, đề cao Mỹ; áp dụng đường lối giáo dục mị dân dưới chiêu bài “dân tộc, khoa học, khai phóng”, vẽ ra cho thanh niên - sinh viên tương lai tươi sáng tốt đẹp, địa vị cao sang trong xã hội nếu ngoan ngoãn học tập, một lòng phục vụ chế độ và “lý tưởng quốc gia”. Khẩu hiệu “sinh viên học sinh chỉ lo học, không được làm chính trị” được đưa ra để lôi kéo, dụ dỗ sinh viên vào các tổ chức như Thanh niên Cộng hòa, Thanh nữ Cộng hòa, Cao đẳng quân sự (bán quân sự); lợi dụng các tổ chức của sinh viên trong trường trung học, đại học, Tổng hội sinh viên... để chuyển thành công cụ kìm kẹp; tổ chức mạng lưới công an mật vụ bí mật cài người của chính quyền vào giáo chức, sinh viên học sinh nhằm chống phá phong trào đấu tranh, lung lạc mục tiêu của tuổi trẻ và trí thức3. 3 CLB Truyền thống Thành đoàn, 2012, Chúng ta đã đứng dậy - Truyền thống phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn - Gia Định 195-1975, Trẻ, trang 21-22. 13 Những thủ đoạn trên, cùng với việc tổ chức, quản lý chặt chẽ của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã trở thành trở ngại, khó khăn lớn trong phong trào đấu tranh của quần chúng. 1.1.2. Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn Vào những năm cuối của chiến tranh Pháp - Việt, nền giáo dục đại học ở Việt Nam có thêm những điều kiện mới để phát triển. Bên cạnh sự hình thành nền giáo dục đại học cách mạng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã có thêm sự xuất hiện những cơ sở đại học thuộc ảnh hưởng của Pháp. Theo nghị định số 1-NĐ/GD ngày 4-1- 1950 của Bộ Quốc gia giáo dục (Chính phủ Quốc gia Việt Nam), ở Hà Nội đã ra đời Trường Đại học Văn khoa. Cùng lúc này, Viện Đại học Đông Dương được mang tên là Viện Đại học hỗn hợp Việt - Pháp. Sau Hiệp định Genève năm 1954, Viện Đại học hỗn hợp Việt - Pháp di chuyển vào miền Nam. Theo Hiệp ước văn hóa ký kết giữa hai Chính phủ Việt - Pháp tháng 5-1955, Viện Đại học hỗn hợp Việt - Pháp ở Sài Gòn đổi thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam do chính quyền Ngô Đình Diệm quản lý. Cùng lúc, một bộ phận của Đại học Văn khoa Hà Nội di chuyển vào Sài Gòn và lập nên Đại học Văn khoa mới vào tháng 11-1954. Lúc bấy giờ tại Sài Gòn có một lớp Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp từ trước, thuộc chi nhánh của đại học Pháp, nhằm chuẩn bị cho những thanh niên Việt Nam và những thanh niên Pháp tại Việt Nam chuẩn bị vào Đại học Pháp. Lớp này do Nguyễn Thiệu Lâu làm Tổng Thư ký và đứng đầu là một người Pháp. Đến cuối năm 1955 lớp này sát nhập vào Đại học Văn khoa. Ngày 6-12-1955, Đại học Văn khoa tại Sài Gòn sát nhập vào Viện Đại học Quốc gia Việt Nam. Lúc này Trường có 181 sinh viên và 16 giảng viên4. Ngày 1-3- 1957 theo sắc lệnh số 45-GD của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam được đổi thành Viện Đại học Sài Gòn và Đại học Văn khoa 4 “Tờ trình tổng quát về hoạt động của Bộ Quốc gia giáo dục 12-1955”, TT LTQG II, hồ sơ 15994, Đệ nhất cộng hòa, tờ 136.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net