Đảng bộ thị xã dĩ an, tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển văn hóa xã hội (1999 2012)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng bộ thị xã dĩ an, tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển văn hóa xã hội (1999 2012)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ LUYỆN ĐẢNG BỘ THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI (1999 - 2012) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ LUYỆN ĐẢNG BỘ THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI (1999 - 2012) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Tư liệu, số liệu sử dụng trong luận văn trung thực và có nguồn gốc. TP. Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 12 năm 2014 Ký tên Đinh Thị Luyện 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thực hiện đường lối đổi mới được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng khởi xướng, nước ta thoát khỏi sự khủng hoảng, khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong xu thế phát triển chung ấy, huyện Dĩ An (nay là thị xã Dĩ An) được cả nước biết đến với những thành tựu vượt bậc trong sự nghiệp đổi mới, trở thành trái tim công nghiệp của miền Đông Nam Bộ. Sau 13 năm tái lập huyện (20/8/1999 - 2012) – quãng thời gian không dài so với lịch sử hào hùng của mảnh đất này - nhưng đã có rất nhiều sự đổi thay của vùng đất và con người nơi đây. Những thành tựu mà thị xã Dĩ An đạt được trong thời gian qua góp phần khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, mà trực tiếp là của một Đảng bộ có truyền thống đoàn kết, thống nhất vượt qua mọi khó khăn, đã chủ động suy nghĩ, tìm tòi và biết vận dụng một cách sáng tạo đường lối đổi mới vào điều kiện địa phương; biết kế thừa và phát huy những thành quả của thế hệ đi trước để tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. Chính vì vậy, Dĩ An được nâng lên cấp Thị xã theo Quyết định số 04/NQ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 01 năm 2011. Sự phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội là một xu thế tất yếu trong lịch sử. Sự phát triển văn hóa – xã hội là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại, phát triển kinh tế nhằm giải quyết tốt các vấn đề văn hóa – xã hội. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự gắn kết chặt chẽ kinh tế trong văn hóa- xã hội, văn hóa – xã hội trong kinh tế trở thành nhu cầu, đòi hỏi khách quan. Vì trước đây, có quan điểm cho rằng: chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị 2 trường cùng với việc phát triển, sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, một số quốc gia đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng. Từ đó, kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, không phát triển được. Ở nước ta nói chung, thị xã Dĩ An nói riêng, thực hiện chủ trương của Đảng đã triển khai mô hình: tăng trưởng kinh tế cùng với việc phát triển tài nguyên con người, bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình này, tuy tăng trưởng kinh tế không nhanh, nhưng lại bền vững, xã hội ổn định. Hiện nay, kinh tế thị xã Dĩ An tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – thương mại – dịch vụ. Do đó kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của văn hóa – xã hội. Văn hóa – xã hội ở Dĩ An đã có những chuyển biến rõ rệt: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo được chăm lo theo hướng chuẩn hóa; năm 2001, được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2010, 100% phường đạt chuẩn phổ cập THPT, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia chống mù chữ. Công tác xã hội hóa giáo dục, công tác truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình; chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, bưu chính, viễn thông… được thực hiện hiệu quả và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Các chỉ tiêu về trường đạt chuẩn, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, xây dựng khu phố -ấp đạt chuẩn dân số và phát triển đạt thấp so với 3 Nghị quyết; Trung tâm học tập cộng đồng và Hội khuyến học phường (xã) còn lúng túng, hạn chế. Tỷ lệ thu dung trong điều trị bệnh còn thấp; công tác quản lý về văn hóa trên một số mặt chưa nề nếp, chưa thật sự chặt chẽ; thể dục thể thao đạt thành tích chưa cao, chưa mạnh… Để giải quyết những hạn chế trên Dĩ An cần tìm ra nguyên nhân, đề ra những giải pháp để khắc phục, đảm bảo cho đời sống văn hóa, vật chất của nhân dân thị xã Dĩ An ngày một tiến bộ. Từ thực trạng của văn hóa – xã hội tại thị xã Dĩ An, việc nghiên cứu sự phát triển văn hóa – xã hội của thị xã Dĩ An dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tổng kết, đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế để tìm ra nguyên nhân của những thành tựu, yếu kém, đồng thời đề ra phương hướng để phát huy những thành tựu và khắc phục những yếu kém của địa phương trong phát triển văn hóa – xã hội giai đoạn tới. Nhất là khi đã trở thành thị xã có dân số đông thứ hai cả nước. Với lý do trên, là người dân đang sống và công tác tại địa bàn thị xã chứng kiến sự thay đổi vượt bậc không chỉ về kinh tế mà còn về sự phát triển về văn hóa- xã hội- một mắt xích quan trọng tạo nên vóc dáng Bình Dương hôm nay. Tác giả thấy cần phải nghiên cứu, tổng kết, đánh giá lại chặng đường qua hơn hai nhiệm kỳ của Đảng bộ Dĩ An từ sau khi tái lập cho tới năm 2012. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ thị xã Dĩ An lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội (1999 - 2012)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4 Cùng với kinh tế, văn hóa – xã hội là một lĩnh vực rất quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Vì thế, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về kinh tế, văn hóa – xã hội như: + Tác giả Nguyễn Tiến Duy, “Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 2006 – 2010” xuất bản năm 2009. + Tác giả, Hoàng Thị Minh Hoa “Cải cách về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội ở Nhật Bản những năm 1945 – 1955” Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử năm 1996. + “Những thay đổi về văn hóa – xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số nước Châu Á” tổng hợp của nhiều tác giả, xuất bản năm 1998. Nhóm các đề tài nghiên cứu về tỉnh Bình Dương gồm: + Tác giả Nguyễn Văn Hiệp “Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập tỉnh (1997-20003)” Luận văn thạc sĩ Lịch sử năm 2003. + Tác giả Nguyễn Văn Hiệp “Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương từ năm 1945 đến năm 2005” Luận án Tiến sĩ Lịch sử năm 2007. + Tác giả Chu Viết Luân, “Bình Dương hội nhập, bài học thành công”, Nxb, CTQG, HN, 2008. + Tác giả Chu Viết Luân, “Bình Dương – thế và lực mới trong thế kỷ XXI”, Nxb, CTQG, HN. + Sở văn hóa Thông tin tỉnh Bình Dương, “ Thủ Dầu Một- Bình Dương đất lành chim đậu”, Nxb, văn nghệ Tp.HCM, 2009. + Thư viện tỉnh Bình Dương “Đất và người Bình Dương”, 2008. 5 + Huỳnh Đức Thiện,”Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương (1993-2003)”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM. + Nguyễn Thanh Long, “Quá trình phân tầng xã hội ở Bình Dương trong công cuộc đổi mới (1983-2004)”Luận văn thạc sĩ Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM. + Nguyễn Văn Quý, “ Phát huy nghệ thuật sơn mài truyền thông Bình Dương từ năm 1986 đến nay”, Luận văn thạc sĩ. + Võ Thị Cẩm Vân, “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương (1997-2007)”, Luận văn thạc sĩ Khoa học lịch sử. + Nguyễn Thị Nga, “Sự phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2003”, Luận văn thạc sĩ Khoa học lịch sử. + Nguyễn Thị Kim Ánh, “Lịch sử- văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ VVII đến giữa thế kỷ XIX”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử. + Nguyễn Minh Giao, “Sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp gốm sứ Bình Dương trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000”, Luận văn thạc sĩ Khoa học lịch sử. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều khái quát về vùng đất và con người Bình Dương. Phần lớn đều đi sâu tổng hợp, phân tích, đánh giá và nêu được những mặt mạnh, mặt hạn chế; những thành tựu cũng như rút ra bài học kinh nghiệm xung quanh các vấn đề như: thu hút vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội, phân tầng xã hội… 6 Ngoài các công trình nghiên cứu về kinh tế, văn hóa – xã hội nói chung, còn có các công trình nghiên cứu về địa bàn thị xã Dĩ An nói riêng như: + Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Dĩ An- tỉnh Bình Dương, “Lịch sử Đảng bộ huyện Dĩ An (1930 – 2005)”, Nxb, CTQG, HN, 2005. + Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Dĩ An- Đảng ủy xã Bình An, “Lịch sử Đảng bộ xã Bình An (1975 – 2005)”, Nxb, QĐND, HN, 2009. Các công trình nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương; về truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Dĩ An trong từng giai đoạn lịch sử; phác họa được bức tranh kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội dưới sự lãnh đão của Đảng bộ Dĩ An. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình đi trước, tác giả thực hiện đề tài: “Đảng bộ thị xã Dĩ An lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội (1999 - 2012)”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài  Mục đích của đề tài: Nghiên cứu, phân tích và làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Dĩ An trên lĩnh vực phát triển văn hóa, xã hội (1999 – 2012). Từ đó, lý giải những thành tựu, hạn chế; nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra phương hướng để phát triển văn hóa, xã hội trong giai đoạn tới.  Nhiệm vụ của đề tài: Khái quát về thị xã Dĩ An và quan điểm của Đảng CSVN cũng như chủ trương của Tỉnh ủy Bình Dương đối với việc phát triển văn hóa – xã hội (1999 - 2012) 7 Luận văn làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội của Đảng bộ thị xã Dĩ An (1999 - 2012). Nhận xét chung và nêu giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Dĩ An trong lĩnh vực văn hóa- xã hội giai đoạn tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phương pháp chung được sử dụng trong luận văn là phương pháp biện chứng duy vật. Các phương pháp chuyên ngành được sử dụng gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp khảo sát thực địa … 5. Đóng góp mới của đề tài Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Dĩ An đối với phát triển văn hóa – xã hội. Do đó, trên cơ sở tập hợp, phân tích, đánh giá quá trình phát triển văn hóa - xã hội tại thị xã Dĩ An dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã (1999 - 2012). Từ đó, rút ra nhận xét chung và nêu một số giải pháp, kiến nghị góp phần phát triển văn hóa - xã hội tại địa phương này trong giai đoạn tiếp theo. 6. Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 8  Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho quá trình lãnh đạo, quản lý văn hóa - xã hội của tổ chức Đảng, chính quyền thị xã Dĩ An. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chính sách xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội, nhất là đối với một thị xã đang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội rất cao như hiện nay. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài “Đảng bộ thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội (1999 – 2012) ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 3 chương, 7 mục và 15 tiểu mục. 9 Chương 1 THỊ XÃ DĨ AN VÀ QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI (1999 – 2012) 1.1. Tổng quan về thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và thực trạng phát triển văn hóa - xã hội trước năm 1999. 1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên Trong lịch sử hình thành và phát triển, vùng đất Dĩ An trở thành một đơn vị hành chính cấp quận, huyện lần đầu tiên vào năm 1957 theo Nghị định số 40-BNV/HC/NĐ ngày 3-5-1957 của chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Biên Hòa gồm 4 quận: Châu Thành, Long Thành, Tân Uyên và Dĩ An. Quận Dĩ An là quận mới lập có 2 tổng: Tổng Chánh Mỹ Thượng gồm 4 xã Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Hạnh, Hóa An và tổng An Thủy gồm 4 xã Bình An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, An Bình. Như vậy một phần đất của Dĩ An lúc đó, hiện nay thuộc về thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 11-3-1977, Chính phủ ra Quyết định số 55/1977/QĐ-CP quyết định hợp nhất hai huyện Lái Thiêu và Dĩ An thành huyện Thuận An. Ngày 6-11-1996, theo Quyết định của Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ X, tỉnh Sông Bé được chia thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước (huyện Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương). Huyện Dĩ An được tái lập (tách ra từ huyện Thuận An) theo Quyết định số 58/1999/NĐ-CP ngày 23-7-1999 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 9 năm 1999. Ngày 13-01-2011, huyện Dĩ An được nâng cấp thành thị xã Dĩ An theo Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ. 10 Dĩ An nằm trong tọa độ địa lý từ 10054’58’’ vĩ độ Bắc đến 106047’11’’ kinh độ Đông. Ranh giới cụ thể: Phía đông giáp quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh; phía tây giáp giáp thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương; phía nam giáp quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; phía bắc giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Dĩ An có diện tích tự nhiên nhỏ nhất tỉnh (6.010 ha) và 297.435 nhân khẩu nhưng lại có mật độ dân số cao nhất tỉnh Bình Dương (4.949 người/km2). Dĩ An nằm ở khu vực trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các thành phố lớn và trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước (Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Thủ Dầu Một). Dĩ An có điều kiện giao thông vận tải rất thuận lợi. Về đường bộ: trên địa bàn thị xã Dĩ An có nhiều tuyến đường quan trọng đi qua (đường sắt Bắc- Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, xa lộ Hà Nội…) với hệ thống đường bộ dày đặc và chất lượng tốt. Về đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam xuyên Việt chạy qua thị xã với ga Dĩ An đã có lịch sử hàng trăm năm. Trước đây còn có tuyến đường sắt Dĩ An đi Lộc Ninh nhưng đã bị phá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hiện nay đang có dự án khôi phục lại. Dĩ An còn có Nhà máy xe lửa Dĩ An (nay là Công ty xe lửa Dĩ An) được xây dựng từ thời Pháp thuộc, vào loại lớn nhất Việt Nam. Về đường thủy: Dĩ An có Cảng Bình Dương (còn gọi là Cảng Bình An) được xây dựng sau năm 1975 trên sông Đồng Nai, nằm cạnh xa lộ Hà Nội. Là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và quốc tế, nối với sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu. Cùng với thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An là một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển mạnh nhất tỉnh Bình Dương 11 với nhiều Khu công nghiệp lớn (Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Dapark thuộc Tân Đông Hiệp A, Phú Mỹ thuộc Tân Đông Hiệp B, dệt may Vinatex thuộc Đông bắc Bình An..) và hàng trăm nhà máy, xí nghiệp vừa và nhỏ không tập trung khác; là vùng đệm cho sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng cho ba tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, thị xã Dĩ An có 7 đơn vị hành chính gồm 7 phường: Dĩ An, Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Bình An, Bình Thắng, Đông Hòa, An Bình. Với vị trí trên, Dĩ An đã và đang có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Dĩ An vẫn có những mặt hạn chế do xuất phát điểm còn thấp về các mặt kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và vấn đề kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, vấn đề bảo vệ môi trường chưa thực sự được giải quyết thông suốt. Về địa hình, địa mạo và khí hậu Địa hình Dĩ An tương đối bằng phẳng với độ dốc thấp (trung bình từ 2- 5%) và nền dốc cao từ 25-30m so với mực nước biển, biến đổi dần từ Tây sang Đông với hai bậc thềm chính là bậc thềm bằng có độ dốc cao từ 20m đến 40m, có khả năng thoát nước tốt, kết cấu địa chất vững chắc phù hợp với việc xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp, trung tâm hành chính, thương mại và bậc thềm đồng bằng với độ cao từ 2m đến 5m, có độ chịu nén kém nên phù hợp với việc phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, ít thuận tiện cho việc cây dựng các công trình. Cụ thể: Khu vực phía Đông giáp với thành phố Biên Hòa thuộc phường Tân Bình có địa hình dốc về phía Đông từ độ cao 18m xuống khoảng 2-3m. Khu vực ven thành phố Biên Hòa là khu vực đất thấp hiện đang trồng lúa nước và rau màu. 12 Khu vực phía Đông –Bắc thuộc phường Tân Đông Hiệp có độ cao từ 5- 6m, hiện đang là công trường khai thác đá. Khu vực phía Bắc thuộc phường Bình An và phường Bình Thắng giáp với thành phố Biên Hòa là khu vực đất thấp, cao độ khoảng từ 2-3m. Khu vực giữa phường Đông Hòa và các trường Đại học thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực chân các gò cao. Khu vực này trươc đây là công trường khai thác đá. Ngoài ra, trên địa bàn Dĩ An (tập trung ở phường Tân Bình, Tân Đông Hiệp) có nhiều vùng đất dốc tụ trên phù sa cổ và đất nâu vàng phù hợp với cây lúa, rau màu và trồng cây ăn trái [1, tr.16]. Khí hậu của Dĩ An nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và có nhiệt độ quanh năm trung bình dao động từ 25,8ºC đến 26,9ºC. Thời tiết ổn định với hai mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 kéo dài đến tháng 4, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Trong các tháng mưa, độ ẩm không khí là 76,7% và trong các tháng nắng là 65 đến 80%, độ ẩm thấp nhất là 35 đến 45%. Lượng bức xạ dồi dào và ít biến động giữa các mùa và tương đối ổn định giữa các năm. Hàng tháng, chế độ bức xạ tổng cộng từ 10,2 Kcal đến 14,2 Kcal và cường độ bức xạ của tháng 2,3,4 lên đến 1 Kcal/cm. Vào khoảng tháng 2, 3, 4 là mùa nắng nhất trong năm với mức nắng từ 8 đến 10 giờ trong ngày và khoảng 2.500 - 2.800 giờ/năm, lượng bức xạ trong tháng này lớn, lượng nước bốc hơi cao chiếm 75 đến 80% cả năm. Tháng 9 là tháng có mưa nhiều nhất, có giờ nắng ít nhất khoảng 4 đến 6 giờ trong ngày. Trong năm, lượng mưa tương đối ổn định, tính mức trung bình hàng năm khoảng 1.600-1.700 mm/năm, cao nhất là 2.683mm, thấp nhất là 1.376mm. Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 85 đến 95% lượng mưa toàn năm. Tuy nhiên trong các tháng mưa ít xảy ra ngập lụt vì 13 huyện đã đầu tư hệ thống thoát nước để xử lý. Hướng gió chủ yếu ở hướng Tây Nam và hầu như không có bão trong năm [28, tr.10]. Thủy văn và nguồn tài nguyên Thị xã Dĩ An có hệ thống sông suối thuộc hệ thống sông Đồng Nai và có nguồn nước ngầm hạn hẹp. Do vậy, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều phải dựa vào hệ thống sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai chạy dọc theo hướng Đông Bắc của thị xã và mang theo hệ thống sông rạch nhỏ như Rạch Ông Tích, Rạch Bà Lo có nguồn nước mặt phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư. Ngoài ra, Dĩ An có mạng lưới sông ngòi, ao hồ phân bố không đều chủ yếu là ở hướng Đông Nam của thị xã. Do đó, ở các vùng này thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản và tưới tiêu hoa màu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Từ lịch sử cấu tạo địa chất, thay đổi cao độ của địa hình và sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông suối, thị xã Dĩ An có cơ cấu đất khá phong phú thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, xây dựng dân dụng, các khu công nghiệp và thương mại- dịch vụ. Theo số liệu của ngành nông nghiệp, đất đai của Dĩ An gồm 5 loại chính là đất nâu vàng, đất phù sa, đất xám, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất mặt nước (sông suối, ao hồ). Đất nâu vàng: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất với 4.587,04ha, chiếm 76,32% tổng diện tích tự nhiên; là loại đất có qui mô lớn nhất trong các loại đất được tạo thành từ hai loại phiến đá và mẫu chất phù sa cổ được phân bổ đều ở các phường. Đặc trưng cơ bản của loại đất này thường có mầu nâu vàng do quá trình tích lũy sắt và nhôm. Về mùa mưa đất ẩm, nước hòa tan các nguyên tố sắt và nhôm tồn tại ở trạng thái khử, di chuyển theo nươc ngầm. Vào mùa khô do tác dụng mao dẫn các thành phần sắt và nhôm thẩm thấu lên 14 phía trên, bị oxy hóa và kết tủa thành kết vón laterit (đá ong). Đất nâu vàng có giá trị sử dụng tương đối cao đối với nông nghiệp do có nhiều dưỡng chất thích hợp với trồng cây lâu năm như cao su, điều, bạch đàn, cây ăn quả. Đất phù sa: Loại đất này có diện tích 957,50ha, chiếm 15,93% diện tích thị xã, phân bổ tập trung ở các phường Tân Bình, Bình An, Bình Thắng. Đất phù sa được chia làm 3 loại: đất phù sa không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất phù sa gley. Loại đất này được hình thành do sự lắng đọng phù sa trong mua lũ, thường có màu xám nhạt đến xám nâu, lượng mùn và đạm trung bình, kali cao và photpho thấp. Đây là loại đất thủy thành tốt nhất nên hầu hết diện tích đã được khai thác sử dụng cho nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu và cây ăn trái), không nên sử dụng cho việc xây dựng các công trình xây dựng. Đất xám: là loại đất có diện tích lớn thứ 3 của Dĩ An. Đất có diện tích 314,00ha, chiếm 5,23% diện tích của thị xã, được phân bố tập trung ở các phường Bình An, Đông Hòa và Dĩ An. Đất xám được chia làm 3 loại: đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên phù sa cổ có kết vón và đất xám gley. Đặc điểm của đất xám là có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, giữ nước kém nên được xếp vào nhóm đất bạc màu. Loại đất này có thể trồng các loại cây hoa màu như củ mì, bắp, các cây họ đậu, cây ăn trái (mãng cầu, nhãn) và cây công nghiệp (cao su, điều, hồ tiêu) nhưng phải bón thêm phân hữu cơ. Đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích là 77,00 ha, chỉ chiếm 1,28% diện tích toàn thị xã, được phân bố chủ yếu ở phường Bình An trên núi Châu Thới và các núi nhỏ khác. Nhóm đất này hình thành ở vùng xuất lộ các đá gốc trên địa hình sườn đồi dốc. Đất có chất lượng thấp do lẫn nhiều mảnh vụn, tảng lăn đá cứng, bị bào mòn và rửa trôi các dưỡng chất, thuộc nhóm đất bạc màu. 15 Đất mặt nước: Là diện tích thường xuyên ngập nước của các con sông, rạch, hồ đầm, chỉ chiếm diện tích nhỏ khoảng 74,50ha, chiếm tỷ lệ 1,24%. Đất mặt nước được phân bố ở các phường Tân Bình, Bình Thắng, Bình An, Đông Hòa và Tân Đông Hiệp. Nhìn chung, tài nguyên đất của thị xã Dĩ An không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do phần lớn diện tích thuộc nhóm đất bạc màu và bị khô hạn. Toàn thị xã chỉ có khoảng 957,5ha đất phù sa là thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp, nhất là đối với cây lâu năm. Tuy vậy, với phần lớn diện tích có địa hình tương đối bằng phẳng (độ cao từ 20-30m so với mặt nước biển), có độ dốc không lớn (trung bình từ 2-5%) nên ít tốn kém trong việc xây ủi mặt bằng. Không những thế, đất hình thành tại chỗ nên có nền đất vững chắc, có khả năng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2), giảm được chi phí gia cố xử lý nền móng khi xây dựng công trình. Do đó rất thuận lợi cho lĩnh vực xây dựng, giao thông. Tài nguyên nước: Thị xã Dĩ An có hai loại nước là nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt: được cung cấp bởi sông Đồng Nai và một số kênh rạch ven sông. Tổng lưu lượng chảy của hệ thống sông này có thể đủ cho Công ty cấp thoát nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân và tưới tiêu trong nông nghiệp, đồng thời đủ cho việc xử lý chất thải của các khu công nghiệp. Sông Đồng Nai chảy qua khu vực Đông – Nam của thị xã. Khu vực này hiện có cầu Đồng Nai, cảng Bình Dương. Đoạn sông qua khu vực này có chiều rộng khoảng 200m, dài khoảng 1km và có độ sâu tại mép bờ thuộc đại phận Dĩ An khoảng 6-8m. Hiện đang được sử dụng thành các cảng, bến; cảng Bình Dương (DASO) và các bến gỗ, vật liệu xây dựng... cảng và bến đều nằm ở hai phía cầu cầu Đồng Nai nên rất thuận lợi cho giao thông thủy – bộ kết 16 hợp nhằm vận chuyển hàng hóa của thị xã, tỉnh cũng như các vùng lân cận một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra, Dĩ An còn có hệ thống sông, rạch nhỏ như: Suối Xiệp bắt đầu từ ấp Đông An- phía Đông phường Tân Đông Hiệp chảy qua khu vực phía Bắc núi Châu Thới làm ranh giới của phường Bình An và phường Bình Thắng với thành phố Biên Hòa để đổ ra sông Đồng Nai; Suối Nhum là ranh giới giữa phường Đông Hòa và Thủ Đức nằm về phía Tây của Dĩ An; Suối Lồ Ồ bắt đầu từ khu vực Tây – Nam phường Bình An chảy theo hướng Tây- Đông. Suối có chiều dài khoảng 2,5km, rộng từ 4-15m. Nhiều suối nhỏ thuộc phường Tân Bình chảy về phía Đông qua địa phận xã Tân Hạnh (thành phố Biên Hòa) dài từ 500-1400m như suối Ông Cược, suồi Thầy Tu, suối Cầu Đá, suối Mù U, suối Bá Tước, suối Ông Cấn, suối Cây Da, suối Cây Tường,...Mạng lưới suối này đang phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phường Tân Bình. Nguồn nước ngầm ở thị xã gồm nước ngầm sâu và nước ngầm mạch nông. Nước ngầm sâu có chất lượng nước tốt, không bị nhiễm mặn có xuất phát liên quan tới nguồn nước ngầm có áp lực từ Bến Cát qua thị xã Thủ Dầu Một và thị xã Dĩ An, có độ sâu chứa nước từ 30 đến 90 độ. Nguồn nước ngầm mạch nông được phân bố gần mặt đất, không có áp lực và phụ thuộc vào lượng mưa [55, tr.13]. Tài nguyên rừng: trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, ở một số nơi của Dĩ An vẫn còn một số rừng lõm làm nơi căn cứ kháng chiến của Đảng bộ, quân và nhân dân Dĩ An như: rừng Sặt (phường Đông Hòa); núi và rừng ông Viễn (phường Bình An); rừng Hố Lang, Hố Ngựa, Hố Mây (phường Tân Bình); rừng Đồng An (phường An Bình); rừng Sáu Mẫu (phường Tân Đông Hiệp)…Tuy nhiên, sau ngày giải phóng do việc 17 khai thác của người dân cũng như quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất những cánh rừng này đã nhường chỗ cho các khu dân cư và Khu công nghiệp sau này. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp của rừng của thị xã Dĩ An là 3.07 ha, rừng sản xuất chiếm 0.05 ha tổng diện tích tự nhiên, giảm 138.27 do chuyển một phần sang đất có diện tích lịch sử văn hóa (khu di tích Hố Lang phường Tân Bình). Tính đến nay, diện tích đất rừng tự nhiên ở thị xã không còn, kể cả rừng trồng tập trung và diện tích đất rừng khoanh nuôi cũng còn rất ít. Tài nguyên khoáng sản của Dĩ An cũng không phong phú và đa dạng, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại gồm khoáng sản sét gạch ngói, tập trung ở phường Bình An, Đông Hòa với tổng tài nguyên khoáng sản là 250 triệu m3. Loại sét này có khả năng chịu lửa cao thích hợp với công nghiệp luyện kim. Đá xây dựng tập trung ở Núi Châu Thới thuộc phường Bình An và phường Đông Hòa với tổng tài nguyên khoáng sản khoảng 150 triệu m3, trong đó khai thác 12 triệu m3. Có thể nói nguồn tài nguyên khoáng sản của Dĩ An không có trữ lượng lớn nhưng cũng đủ để phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong thị xã [1, tr.13]. Nhìn chung, lịch sử phát triển địa chất vùng đất Dĩ An đã trải qua quá trình lâu dài và phức tạp. Cho đến nay, có thể thấy Dĩ An nằm trong vùng có chế độ kiến tạo tương đối ổn định, các tai biến địa chất hầu như không xảy ra. Khí hậu nhiệt đới ôn hòa, các hiện tượng thời tiết bất thường như giông bão, lũ lụt, hạn hán ít khi xảy ra. Bên cạnh đó với vị trí “nhất cận thị, nhì cận giang” của mình, Dĩ An đã biến vùng đất khô hạn thành vùng có lợi thế đắc địa “tấc đất, tấc vàng”. Đó là cơ sở, nền tảng để phát triển nhanh, mạnh, bền vững không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa- xã hội. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: Về đặc điểm kinh tế:

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net