Tư duy kinh tế của nông hộ trong việc cải tiến kỹ thuật nông nghiệp (khảo sát tại miền tây nam bộ)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tư duy kinh tế của nông hộ trong việc cải tiến kỹ thuật nông nghiệp (khảo sát tại miền tây nam bộ)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  VŨ NGỌC XUÂN ÁNH TƢ DUY KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG VIỆC CẢI TIẾN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP (Khảo sát tại miền Tây Nam Bộ) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC MÃ SỐ: 60.22.70 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ PHƢƠNG LAN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn cao học là một bước khởi đầu thông thường đối với một người muốn dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học. Việc hoàn thành một công trình nghiên cứu không chỉ là một quá trình nỗ lực của riêng bản thân nhà nghiên cứu, mà còn phải kể đến sự đóng góp của rất nhiều người. Cũng vậy, để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người sau đây: Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Thị Phương Lan là giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Cô đã dành nhiều thời gian và công sức để góp ý cho tôi từ khi hình thành những ý tưởng ban đầu cho đến khi hoàn chỉnh bản luận văn. Hơn nữa, Cô còn tạo điều kiện cho tôi phát triển tư duy nghiên cứu độc lập. Thứ đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những Thầy Cô trong khoa Nhân học và trong Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, dù không ở cương vị là giảng viên hướng dẫn trực tiếp của tôi, nhưng các Thầy Cô đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để trao đổi và góp ý cho bản luận văn này. Nhân đây, tôi cũng không quên cảm ơn bạn Thiều Thị Trà Mi là người cộng sự đầy nhiệt huyết đã cùng tôi thực hiện một số cuộc điền dã và cũng cho tôi rất nhiều nhận xét quý giá. Đặc biệt, tôi xin hết lòng tri ân những người nông dân và những thông tín viên khác ở xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nếu không có sự giúp đỡ rất nhiệt tình và chân thành của họ trong suốt quá trình tôi và những cộng sự thực hiện những cuộc điền dã, thì có lẽ chúng tôi sẽ khó có thể hoàn thành được luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng tri ân của mình đến gia đình và bạn bè vì đã luôn quan tâm và động viên tôi trong thời gian nghiên cứu. Đáng quý hơn, nhiều người trong số họ còn nhiệt tình góp ý cho tôi trong quá trình chỉnh sửa luận văn. Một lần nữa, tôi xin chân thành tri ân ! Vũ Ngọc Xuân Ánh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các thông tin, tư liệu được sử dụng trong luận văn “Tư duy kinh tế của nông hộ trong việc cải tiến kỹ thuật nông nghiệp (Khảo sát tại miền Tây Nam Bộ)” hoàn toàn trung thực. Nội dung luận văn chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả Vũ Ngọc Xuân Ánh -3- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 7 2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 8 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................ 9 4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 11 5. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu ......................................................................... 12 6. Bố cục của đề tài ........................................................................................................ 17 NỘI DUNG ....................................................................................................................... 19 CHƢƠNG I: THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM, HƢỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................... 19 1.1. Thao tác hóa khái niệm ........................................................................................... 19 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến hoạt động cải tiến và sáng tạo kỹ thuật trong nông nghiệp.......................................................................................................................... 19 1.1.2. Tư duy kinh tế ................................................................................................... 25 1.1.3. Khái niệm nông dân và nông hộ ....................................................................... 28 1.1.4. Kỹ thuật nông nghiệp........................................................................................ 32 1.1.5. Nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp ......................................................................... 33 1.2. Hướng tiếp cận lý thuyết của đề tài ........................................................................ 34 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 40 1.3.1. Các nghiên cứu về tư duy kinh tế của người nông dân .................................... 41 1.3.2. Lịch sử tiếp nhận kỹ thuật nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và của cư dân vùng ĐBSCL nói riêng ............................................................................................... 53 CHƢƠNG II: ................................................................................................................... 62 TOÀN CẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÀ MẠNG LƢỚI LAN TRUYỀN THÔNG TIN VỀ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƢƠNG XÃ NÖI VOI ........................................................................................................................... 62 -4- 2.1. Tổng quan địa bàn và hoạt động nông nghiệp ở xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang ........................................................................................................................ 62 2.2. Trường kỹ thuật nông nghiệp .................................................................................. 68 2.2.1. Từ IPM cho đến một phải năm giảm: Chuỗi chương trình kỹ thuật do nhà nước định hướng ......................................................................................................... 69 2.2.2. Lịch thời vụ: sự mâu thuẫn giữa các tác nhân xã hội .................................... 73 2.2.3. Dịch vụ nông nghiệp ..................................................................................... 76 2.2.4. Việc hợp tác giữa công ty và nông dân sản xuất lúa hàng hóa: những mâu thuẫn trong việc hướng đến một mô hình sản xuất lúa bền vững............................... 80 2.3. Không gian trao đổi và các kênh lan truyền thông tin về kỹ thuật nông nghiệp .... 85 2.3.1. Đại lý vật tư nông nghiệp và các buổi hội thảo về vật tư nông nghiệp ............ 85 2.3.2. Hoạt động khuyến nông .................................................................................... 93 2.3.3. Phương tiện truyền thông đại chúng ................................................................. 98 2.3.4. Truyền thông liên cá nhân giữa những nông dân ........................................... 101 2.4. Cơ chế lan truyền thông tin – sự mô phỏng và tính trực quan .............................. 104 CHƢƠNG III: CÁC LOẠI HÌNH Ý TƢỞNG CỦA TƢ DUY KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP VÀ NỀN TẢNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH NÀY................................................................................................................................. 112 3.1. Tư duy tìm tòi sáng tạo vô vụ lợi .......................................................................... 114 3.1.1. Hoạt động sáng tạo ......................................................................................... 115 3.1.2. Nền tảng của các hoạt động sáng tạo .............................................................. 118 3.1.3. Việc duy trì và quảng bá hoạt động sáng tạo trong trường kỹ thuật nông nghiệp .................................................................................................................................. 123 3.2. Tư duy sáng kiến kỹ thuật hướng đến kinh doanh ................................................ 129 3.2.1. Hoạt động cải tiến máy móc ........................................................................... 131 3.2.2. Nền tảng của hoạt động cải tiến kỹ thuật .................................................... 133 3.2.3. Việc quyết định thực hiện, quảng bá và kinh doanh sản phẩm................... 135 3.3. Tư duy ứng dụng kỹ thuật nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế ................................... 140 3.3.1. Ý hướng tối đa hoá lợi ích trong việc áp dụng kỹ thuật dưới chiều kích vốn kinh tế ..................................................................................................................... 141 -5- 3.3.2. Ý hướng tối đa hoá lợi ích kinh tế trong việc áp dụng kỹ thuật dưới chiều kích vốn xã hội và vốn văn hóa ................................................................................ 153 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 173 A. Tài liệu tiếng Việt .................................................................................................... 173 B. Tài liệu nước ngoài .................................................................................................. 179 PHẦN CHÖ GIẢI .......................................................................................................... 183 PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................... 189 PHỤ LỤC I: Trường hợp DVB: quan niệm sản xuất hướng đến sinh thái và vấn đề phát triển nông nghiệp.......................................................................................................... 189 PHỤ LỤC II: Diễn ngôn về “thiên nhiên” và diễn ngôn về “khoa học” ..................... 198 -6- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xét ở tầm vĩ mô, nông nghiệp vốn là thế mạnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và hiện đang được sự quan tâm rất lớn của chính sách nhà nước, cũng như của giới khoa học. Trong bối cảnh công nghiệp hóa của cả nước, ĐBSCL được xác định là “vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả của cả nước, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước”(Quyết định số 939/QĐ-TTg). Để thực hiện nhiệm vụ này, việc định hướng và khuyến khích nông dân áp dụng theo các kỹ thuật khoa học nông nghiệp ngày càng được các cơ quan khuyến nông chú trọng, đặc biệt là công tác về giống, máy móc trong nông nghiệp và qui trình canh tác… Cùng với yêu cầu khách quan vừa nêu trên, về phía chủ quan của người nông dân và nông hộ, họ đang có những chiến lược, những dự định và những sự lựa chọn nhất định trong việc sản xuất, nhất là trong việc ứng xử với kỹ thuật nông nghiệp. Trong bối cảnh của nền kinh tế hàng hóa, kỹ thuật nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vì vậy, người nông dân và nông hộ sẽ có những sự suy tính trước quyết định áp dụng một loại kỹ thuật nào đó. Chúng tôi cho rằng từng hành vi nhỏ này vốn bị câu thúc phần nào bởi những lối tư duy của họ sẽ góp phần tạo nên bức tranh ứng xử kỹ thuật nông nghiệp của người nông dân và nông hộ. Như vậy, rõ ràng việc khảo sát để hiểu được lối ứng xử với kỹ thuật nông nghiệp mà qua đó thể hiện lối ứng xử kinh tế của những nông hộ này xét với tư cách là một đơn vị kinh tế vi mô là một việc làm cần thiết để hiểu động lực phát triển của cả vùng. Từ những lý do chủ quan từ phía người nông dân cũng như khách quan từ định hướng chung của cả nước về việc phát triển vùng kinh tế ĐBSCL như vừa nêu trên, trong không khí sôi động của hoạt động nghiên cứu về khu vực nông thôn nói chung, cách riêng nói đến nông thôn vùng ĐBSCL, chúng tôi cũng muốn đóng góp phần mình để -7- khám phá thêm về khu vực này thông qua quyết định lựa chọn đề tài “Tư duy kinh tế của nông hộ trong việc cải tiến kỹ thuật nông nghiệp (khảo sát tại miền Tây Nam Bộ)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu A. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm có thêm một cơ sở để hiểu được động lực phát triển của vùng ĐBSCL thông qua nhãn giới vi mô của nông hộ, trong đề tài này chúng tôi muốn hướng đến hai mục tiêu nghiên cứu sau: Trước tiên, đề tài mong muốn làm rõ được trường kỹ thuật nông nghiệp vốn được hiểu là không gian văn hóa-xã hội-kinh tế mà trong đó các kỹ thuật nông nghiệp vận hành và tương tác với hoạt động nông nghiệp của người nông dân. Đặc biệt, để làm rõ trường kỹ thuật, tác giả cũng sẽ trình bày sự tương tác giữa các tác nhân xã hội đặt trong bối cảnh vận hành của trường này. Cụ thể, trường kỹ thuật nông nghiệp sẽ được làm rõ qua quá trình tìm hiểu những kỹ thuật nông nghiệp tiêu biểu tại địa phương, kênh thông tin truyền thông liên quan đến kỹ thuật nông nghiệp và cơ chế lan truyền của những kỹ thuật này. Sau đó, thông qua việc khảo sát thái độ của nông hộ hoạt động trong trường kỹ thuật nông nghiệp nói trên, đề tài muốn khám phá đường hướng (trajectory) kinh tế mà người nông dân hay nông hộ lựa chọn đặt trong bối cảnh phát triển nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL. Cụ thể, đề tài sẽ hướng đến việc nhận diện các kiểu tư duy kinh tế của nông hộ thông qua ứng xử đối với kỹ thuật nông nghiệp, xét như là những loại hình ý tưởng (ideal type)1 theo cách hiểu của Max Weber. Từ đó, đề tài hy vọng có thể ứng dụng được phần nào hệ thống khái niệm cơ bản trong lý thuyết hành động thực tiễn (theory of practice) của Pierre Bourdieu để lý giải nền tảng của từng kiểu tư duy kinh tế đó. 1 Trong tác phẩm Nề Ti h v ti h th h gh t (Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus) của Max Weber, bản dịch tiếng Việt được Nxb Tri Thức xuất bản năm 2008, các dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng và Trần Hữu Quang đã dịch khái niệm “ideal type” của Max Weber là “loại hình lý tưởng”. Nhưng trong luận văn này, chúng tôi xin dịch là “loại hình ý tưởng” theo nghĩa những loại hình này chủ yếu mang tính ý tưởng, suy luận dựa trên chất liệu là những tư liệu có được. -8- B. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu trên đây chúng tôi đưa ra những câu hỏi nghiên cứu chính như sau: - Trường kỹ thuật nông nghiệp được vận hành như thế nào trong xã hội nông thôn? Hai câu hỏi phái sinh từ câu hỏi trên đó là : Sự tương tác giữa các tác nhân xã hội diễn ra như thế nào trong trường nông nghiệp thông qua sự vận hành của các kỹ thuật nông nghiệp? Đâu là những kênh thông tin và cơ chế vận hành của hệ thống thông tin về kỹ thuật nông nghiệp? - Diện mạo và cơ sở để hình thành các loại hình tư duy kinh tế của nông hộ trong việc cải tiến và tiếp nhận kỹ thuật nông nghiệp là gì? Khi tiến hành trả lời những câu hỏi này, thì những câu hỏi phái sinh cũng được làm rõ như: Những yếu tố nào cản trở hoặc thúc đẩy việc người nông dân tiếp nhận và vận dụng những kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp? Sự khác biệt trong việc cải tiến và tiếp nhận kỹ thuật nông nghiệp mới giữa các nhóm nông hộ có đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội khác nhau? 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu A. Đối tượng nghiên cứu Với mục tiêu chính đã trình bày trên đây, đề tài này lấy tư duy kinh tế của nông hộ trong việc cải tiến kỹ thuật nông nghiệp làm đối tượng nghiên cứu chính. Đối tượng này được làm rõ thông qua những sự nhận thức, cách lập luận và hành xử liên quan đến các kỹ thuật trong việc sản xuất nông nghiệp. Đề tài này không chỉ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa người nông dân đối với những kỹ thuật nông nghiệp có sẵn từ thị trường hoặc từ phía chính quyền nhà nước, mà còn chú ý cả đến những kỹ thuật nông nghiệp do chính người nông dân nghĩ ra, chẳng hạn như việc họ tự sáng chế ra các loại máy móc trong nông nghiệp hoặc cải tiến một số bộ phận của những loại máy móc đã có từ trước, hoặc tự lai tạo ra những loại giống lúa mới… Trong đề tài này, tư duy kinh tế được hiểu không chỉ là những gì nằm trong suy nghĩ của khách thể nghiên cứu mà nó còn được thể hiện thông qua cách hành xử và thái -9- độ của họ2. Để không bị rơi vào hai xu hướng cực đoan cá nhân luận hoặc cấu trúc luận mà hướng đến việc dung hòa hai hướng nghiên cứu này (Trần Hữu Quang 2011a: 72-80 và Nguyễn Xuân Nghĩa 2012: 25), đề tài muốn hướng đến việc khám phá tư duy kinh tế của nông hộ đặt trong “trường” (field) mà những nông hộ này hoạt động bên trong nhằm thấy được mối quan hệ giữa cá nhân và bối cảnh sống của họ, cũng như sự tương tác của nông hộ với các nhóm xã hội trong cộng đồng nông thôn. B. Khách thể nghiên cứu Trong khu vực ĐBSCL, nông nghiệp hiện vẫn là thế mạnh kinh tế của toàn vùng. Đặc biệt, An Giang được xếp vào một trong những địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa gạo. Đây cũng là tỉnh đi đầu trong việc phát triển vùng sản xuất lớn, chuyên canh (cánh đồng mẫu lớn) (Quyết định số 939/QĐ-TTg). Chính vì vậy, đề tài lựa chọn An Giang làm tỉnh tiêu biểu để khảo sát, trong đó, địa phương xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên làm trường hợp nghiên cứu điển hình3. Như vậy, khách thể nghiên cứu chính của đề tài là những nông hộ (gồm người nông dân và thành viên trong gia đình của họ) thuộc xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Dù địa bàn nghiên cứu này cũng là địa bàn sinh sống của nhiều hộ dân người Khmer, tuy nhiên, trong giới hạn cho phép chúng tôi quyết định chỉ chọn những nông hộ người Kinh làm khách thể nghiên cứu của đề tài này. Chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn những cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp trong hộ gia đình xét như là những khách thể chính, bên cạnh đó, cũng phỏng vấn người thân của họ, đặc biệt là người vợ/chồng. Dù phỏng vấn cá nhân, nhưng những câu hỏi được đưa ra khảo sát không chỉ nhằm đi tìm hiểu những thông tin ở cấp độ cá nhân mà còn ở cấp độ hộ gia đình, bởi lẽ định chế gia đình là định chế gần gũi nhất của bất cứ cá nhân nào và có thể chi phối nhiều nhất đến hành xử của người nông dân (Bùi Quang Dũng 2007: 129- 154; Lê Văn Ngọc 2013: 143-183). Trên thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy những người trực tiếp đảm nhận công việc đồng áng trong gia đình đa phần là nam giới. Chỉ có một số ít trường hợp bất khả 2 Khái niệm “tư duy kinh tế” sẽ được trình bày cụ thể trong phần thao tác hóa khái niệm. 3 Về việc lựa chọn xã Núi Voi làm điểm khảo sát, xem thêm phần phạm vi nghiên cứu. - 10 - kháng người phụ nữ mới trực tiếp cáng đáng công việc sản xuất nông nghiệp này, cụ thể là một trường hợp do người chồng mất vì tai nạn và một trường hợp do người chồng làm công việc phi nông nghiệp (giáo viên). Chính vì vậy, việc phân tích trong đề tài này chủ yếu được khai triển từ những trường hợp nông dân là nam giới. C. Phạm vi nghiên cứu Với mục đích tìm hiểu tư duy kinh tế của người nông dân hay nông hộ thông qua quá trình cải tiến kỹ thuật nông nghiệp của họ, về mặt không gian, chúng tôi lựa chọn xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang làm địa bàn nghiên cứu. Đây là xã đi đầu trong huyện Tịnh Biên về việc sáng tạo, tiếp nhận và ứng dụng những kỹ thuật mới trong lĩnh vực nông nghiệp.4 Bên cạnh đó, với mục đích hướng đến việc thấu hiểu tư duy kinh tế của nông hộ ở khu vực ĐBSCL, về mặt tư liệu, chúng tôi cũng tiến hành khảo cứu những tài liệu liên quan đến việc tiếp cận những kỹ thuật khoa học trong nông nghiệp của khu vực này từ thời Pháp thuộc đến nay; về mặt nghiên cứu thực địa, thời gian nghiên cứu được xác định từ khi xã Núi Voi bắt đầu chuyển sang làm lúa ngắn ngày (khoảng đầu thập niên 90). 4. Ý nghĩa của đề tài A. Ý nghĩa khoa học Về mặt học thuật, đề tài đóng góp tri thức cả về mặt lý thuyết lẫn mặt thực nghiệm cho phân ngành Nhân học kinh tế nói chung và mảng kinh tế nông thôn nói riêng. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần vào cuộc thảo luận lý thuyết của các học giả nghiên cứu về nông thôn Nam bộ, về tư duy kinh tế vốn chi phối đến cách thức lựa chọn và hướng quyết định của nông hộ. B. Ý nghĩa thực tiễn Trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 19-7-2012 về việc định hướng quy hoạch tổng thể về mặt kinh tế-xã hội của vùng ĐBSCL đến năm 2020, vùng 4 Nội dung của cuộc trao đổi với Phó chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên trong chuyến tiền trạm diễn ra vào tháng 11-2012 để lựa chọn địa bàn nghiên cứu cho đề tài. - 11 - này được xác định là vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn có chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó, lúa gạo là cây trồng chủ lực và là một trong hai sản phẩm xuất khẩu chính. An Giang cũng được xếp vào một trong những địa phương có thế mạnh đặc biệt về sản xuất lúa gạo. Về phía người nông dân, việc cải tiến và áp dụng những kỹ thuật mới trong nông nghiệp sẽ giúp họ tăng sản lượng trên những mảnh đất của mình. Còn về phía nhà nước và các viện nghiên cứu, những kỹ thuật nông nghiệp đang được họ quan tâm đầu tư và nghiên cứu đó là giống, thuốc trừ sâu, phân bón, máy móc và cách thức sản xuất, từ đó khuyến khích người nông dân cùng cộng tác để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu loại hàng hóa này. Trong một khuôn khổ nhất định, đề tài sẽ góp phần giải đáp những câu hỏi mang tính thực tiễn đã từng được đề cập ở phần câu hỏi nghiên cứu như đi tìm những yếu tố cản trở và thúc đẩy việc nông dân tiếp nhận và vận dụng những kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp; và sự khác biệt trong việc cải tiến và tiếp nhận kỹ thuật nông nghiệp mới giữa các nhóm nông hộ có đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội khác nhau. Chúng tôi thiết nghĩ nếu thấu hiểu được đơn vị sản xuất nhỏ nhất trong nền nông nghiệp – nông hộ, chúng ta có thể phần nào giải quyết được những vấn đề vĩ mô liên quan đến động lực phát triển kinh tế nông nghiệp của cả khu vực ĐBSCL, từ đó góp phần gợi ý cho những chính sách phát triển nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt chính sách cho vùng nông nghiệp đặc thù này. 5. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở phần trên, chúng tôi lựa chọn phương pháp điền dã, phương pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp loại hình hóa. Bằng việc sử dụng những phương pháp định tính, đề tài chú trọng đến việc khám phá và gợi mở những vấn đề mới hơn là việc khái quát vấn đề vốn sẽ được thực hiện tốt hơn nhờ sử dụng kỹ thuật điều tra định lượng. A. Phương pháp điền dã Điền dã từ trước tới nay vẫn luôn là một phương pháp quan trọng của ngành nhân - 12 - học và dân tộc học. Để có thể thu thập được những dữ liệu đáng tin cậy nhằm hiểu được một cách toàn diện và thấu đáo đời sống của cộng đồng nghiên cứu, nhà nghiên cứu buộc phải dành nhiều thời gian điền dã, trải nghiệm cuộc sống của chính khách thể nghiên cứu. Đề tài này được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 5 năm 2015. Trong điều kiện cho phép, chúng tôi tiến hành ba cuộc điền dã tại xã Núi Voi để thu thập thông tin. Chuyến điền dã đầu tiên diễn ra từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 11 năm 2012 với mục đích làm quen và tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về địa phương xã Núi Voi. Chuyến điền dã thứ hai được tiến hành từ ngày 9 đến ngày 18 tháng 3 năm 2013 nhằm mục đích thu thập dữ liệu thông qua việc quan sát và phỏng vấn sâu các thông tín viên. Còn chuyến điền dã cuối cùng diễn ra vào tuần thứ hai của tháng 4 năm 2014, nhằm bổ sung và hoàn thiện bộ dữ liệu cần thiết cho đề tài. Cụ thể, trong những chuyến điền dã, phỏng vấn sâu là kỹ thuật chính để thu thập dữ liệu. Kỹ thuật này giúp chúng tôi khám phá ra những quan điểm, sự suy tính, và phần nào đó hiểu được cách hành xử của người nông dân trong công việc đồng áng của họ, đặc biệt là những quyết định liên quan đến kỹ thuật nông nghiệp trên nền tảng thấu hiểu bối cảnh sinh sống của cộng đồng, của gia đình các thông tín viên. Với mục tiêu tổng quát vừa nêu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc tất cả những bên liên quan đến câu chuyện cải tiến những kỹ thuật trong nông nghiệp, bao gồm các cán bộ trong hội nông dân cấp xã và cấp ấp, các cán bộ khuyến nông địa phương, kỹ thuật viên FF (f rmer’s friend) của công ty Bảo vệ Thực vật An Giang (vốn là công ty đang trực tiếp hợp tác với một số nông hộ trong địa phương này để thực hiện mô hình “sản xuất lúa hàng hóa”), người bán vật tư nông nghiệp, và quan trọng nhất là những người nông dân, cùng người thân của họ,… Trong chuyến điền dã thứ hai, cũng là chuyến điền dã chính của đề tài, chúng tôi cố gắng khám phá ra những kiểu tư duy chính của nhóm nông dân/nông hộ. Với ý định này, chúng tôi tập trung phỏng vấn những nông dân điển hình cho các kiểu tư duy dựa trên mối quan hệ giữa họ và kỹ thuật nông nghiệp, bao gồm những người sáng tạo kỹ thuật, những người áp dụng kỹ thuật, những người không áp dụng kỹ thuật; dựa trên những nguồn vốn (ở đây, dựa chủ yếu vào vốn kinh tế vốn được thể hiện qua diện tích đất nông - 13 - nghiệp mà hộ gia đình đó sở hữu hoặc canh tác, vốn văn hóa mà cụ thể là kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp của họ, vốn xã hội được xác định dựa trên những mối quan hệ cá nhân và nhóm của các nông dân và sự uy tín của người nông dân vốn là hệ quả của các nguồn vốn trên). Bảng 1: Số lƣợng và đặc điểm của mẫu khảo sát phân theo nhóm tác nhân NHÓM TÁC THÔNG TÍN VIÊN GIỚI HỌC VẤN SỐ NHÂN TÍNH LƯỢNG (người) Cán bộ nông nghiệp Cấp xã Chủ tịch hội Nông dân xã (1984) Nam Trung cấp Phó CT hội Nông dân xã (1969) Nam 9 4 Cán bộ khuyến nông (1987) Nữ Đại học Cán bộ bảo vệ thực vật (1977) Nam Trung cấp Cấp ấp Chi hội trưởng chi hội nông dân ấp Nam 5 Voi 1 (1964) 2 Chi hội trưởng chi hội nông dân ấp Nam 4 Núi Voi (1968) Công ty BVTV Kỹ thuật viên FF (1989) Nam Đại học 1 An Giang Đại lý vật tƣ Chủ đại lý vật tư nông nghiệp nông nghiệp Chủ đại lý 1 (1982) Nữ Lớp 12 2 Chủ đại lý 2 (1969) Nam Trung cấp Nông dân5 Nữ: 2 Dưới lớp 3: 1 Nam: 16 Lớp 3 trở lên: 17 Phân theo tuổi Dưới 35 tuổi: 3 18 Trên 35 tuổi: 15 Phân theo diện 1 hecta trở xuống: 4 tích đất Trên 1 hecta: 14 Thành viên nông Nữ: 2 Lớp 3: 1 hộ không trực Lớp 9: 1 2 tiếp lao động Tổng cộng 256 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng kỹ thuật quan sát tham dự kết hợp với việc thực hiện những cuộc phỏng vấn phi cấu trúc để thu thập những thông tin liên quan đến đề tài 5 Trong phần thống kê số lượng nông dân và đặc điểm của họ, đơn vị tính là “người” 6 Vì bốn người cán bộ nông nghiệp ở địa phương cũng là những nông dân nên tổng số người được phỏng vấn sâu là 25 người, thay vì 29 người. - 14 - trong khi tiến hành quan sát. Cụ thể, chúng tôi chú ý quan sát cách thức hành xử của những người nông dân khi tương tác với những tác nhân khác trong cộng đồng, việc trao đổi thông tin liên cá nhân giữa những người nông dân với nhau mà chủ yếu là những cuộc trao đổi trên đồng ruộng và trong những quán cà phê mà những người nông dân thường tụ họp vào buổi sáng trước khi ra đồng. B. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Đây là phương pháp cho phép nhà nghiên cứu có được “những khai phá sâu (in- depth), đa phương diện (multi-faceted) của những vấn đề phức tạp đặt trong những bối cảnh đời sống hiện thực của chúng” (Sarah Crowe et al. 2011: 1). Có thể nói giá trị của nghiên cứu trường hợp là cho phép nhận diện đầy đủ lĩnh vực [nghiên cứu] và giúp hiểu sâu trường hợp nghiên cứu xét như một tổng thể tương tác (a integrated whole) (Sarah Crowe et al. 2011: 1). Khi nói về phương pháp này, Robert E. Stake đề cao tính khai phá và cho rằng: “Một nghiên cứu trường hợp vừa là quá trình tìm hiểu về trường hợp, vừa là sản phẩm từ việc tìm hiểu của chúng ta.” Trong khi đó, Alexander L. George và Andrew Bennett nhìn nghiên cứu trường hợp như việc tìm hiểu về “một lớp sự kiện (class of events),” ở đó nhà nghiên cứu sẽ khai triển lý thuyết liên quan đến nguyên nhân của những sự tương đồng và khác biệt của những trường hợp liên quan đến lớp sự kiện đó (Dẫn lại theo Sarah Crowe et al. 2011: 4). Dù diễn đạt theo cách nào đi nữa thì các tác giả đều đánh giá cao tính chất khai phá và khả năng đào sâu vấn đề nghiên cứu của phương pháp này. Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để giải thích, mô tả và khám phá những sự kiện và hiện tượng trong những bối cảnh thường nhật của chúng. Cụ thể, phương pháp này giúp trả lời ba câu hỏi “như thế nào”, “cái gì”, “tại sao”, qua đó hướng đến việc thấu hiểu bản chất của sự kiện (Sarah Crowe et al. 2011: 4). Trong ba hướng tiếp cận về mặt nhận thức luận của phương pháp này là lý giải, phê phán và thực chứng, đề tài này chú trọng đến hướng tiếp cận lý giải. Hướng tiếp cận này liên quan đến “việc hiểu những ý nghĩa, những bối cảnh và các quá trình nhận thức từ những quan điểm khác nhau, nhằm hiểu được những cá nhân và những ý nghĩa xã hội chung” (Sarah Crowe et - 15 - al. 2011: 4). Hướng tiếp cận này phù hợp với chủ đích lựa chọn lý thuyết nghiên cứu chính của đề tài là lý thuyết hành động thực tiễn của Pierre Bourdieu bởi lẽ lý thuyết này cũng giúp chúng tôi thấu hiểu được nền tảng của những lối hành xử của người nông dân, hay nói cách khác nó cho phép lý giải những động lực, những nhân tố kinh tế, xã hội, văn hóa đang chế ước tư duy kinh tế của họ. Kỹ thuật nghiên cứu được lựa chọn khi sử dụng phương pháp này là kỹ thuật phỏng vấn sâu những khách thể nghiên cứu theo tiêu chí lựa chọn điển hình. Phương pháp này đóng vai trò định hướng cho việc thu thập cũng như cho việc phân tích dữ liệu. “Trường hợp”, theo Green J. Thorogood, có thể là địa điểm, cá nhân hoặc chính sách (Dẫn lại theo Sarah Crowe et al. 2011: 4). Trong đề tài này, trường hợp được hiểu là những cá nhân điển hình trong một xã sản xuất nông nghiệp – xã Núi Voi. Đặc biệt, kết hợp với phương pháp loại hình hóa sẽ được đề cập sau đây, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu trường hợp cũng phần nào qui định văn phong trình bày của đề tài, đặc biệt là ở chương ba, cụ thể chương này sẽ trình bày chi tiết từng trường hợp điển hình cho các loại hình tư duy kinh tế để có thể làm nổi bật được những yếu tố chi phối đến thái độ của khách thể nghiên cứu, đồng thời cho thấy quá trình tương tác giữa nhà nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. C. Phương pháp loại hình hóa Để thực hiện mục tiêu của đề tài là nhận diện ra các kiểu tư duy kinh tế của người nông dân cũng như nông hộ qua ứng xử của họ với kỹ thuật nông nghiệp, phương pháp loại hình hóa (typification) được lựa chọn làm phương pháp chính để phân tích dữ liệu, đặc biệt là ở chương 3. Việc loại hình hóa này dựa trên khái niệm loại hình ý tưởng (ideal type) của Max Weber. Mỗi loại hình ý tưởng là một mẫu hình trừu tượng vốn được dùng như một chuẩn mực để đối chiếu, giúp hình dung những khía cạnh khác nhau của thế giới hiện thực một cách rõ ràng và hệ thống hơn. Nó được kiến tạo bằng cách lựa chọn và nhấn mạnh những yếu tố đặc thù tương hợp với loại hình ý tưởng đó (Ashley Crossman, phiên bản online). Hay nói cách khác, việc kiến tạo một loại hình ý tưởng có thể hiểu là một sự liệt kê các đặc điểm mà dựa vào đó nhà nghiên cứu quyết định liệu một ví dụ cụ - 16 - thể mà họ gặp phải có thuộc kiểu loại hình ý tưởng đang nói đến hay không. Song không phải toàn bộ các đặc điểm của một loại hình ý tưởng bất kỳ đều cần phải có mặt trong một ví dụ cụ thể. Việc kiến tạo này dựa trên sự thấu hiểu thực tại. Leopold von Mises cho rằng “bản thân loại hình ý tưởng là kết quả của một sự thấu hiểu các động cơ, tư tưởng và mục đích hành động của các cá nhân và [thấu hiểu] các phương tiện mà họ áp dụng” (Dẫn lại theo Steward Clegg 2007: 2201). Nói tóm lại, “loại hình ý tưởng là những loại hình suy tưởng mang tính giả thuyết vốn đóng vai trò như một mô hình của trí óc mà nhà phân tích căn cứ vào đó để có thể nắm bắt một số đặc điểm bản chất của một hiện tượng” (George Ritzer, J. Michael Ryan 2011: 298). Những loại hình ý tưởng được Weber xây dựng từ những sự kiện lịch sử, hoặc từ những nền tảng lô-gic[của đầu óc], vì vậy, xét ở khía cạnh này, ông được cho là một nhà chống-thực chứng (anti-postivist) (John K. Rhoads 1991: 40). Trong đề tài này, phương pháp loại hình hóa sẽ giúp chưng cất (distil) những loại hình ý tưởng về tư duy kinh tế của các khách thể nghiên cứu dựa trên những tư liệu thực địa, nói cách khác chúng tôi đề cao phương pháp thực chứng, và đến lượt nó, những loại hình ý tưởng này sẽ giúp hiểu và lý giải được ý nghĩa của những hành động thực tiễn trong thực tại. 6. Bố cục của đề tài Toàn bộ đề tài được chia thành ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung bao gồm ba chương với những ý chính như sau: Chương 1 “Thao tác hóa khái niệm, hƣớng tiếp cận lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu” được dành để thao tác hóa những khái niệm quan trọng trong đề tài, cụ thể là những khái niệm liên quan đến hoạt động sáng tạo và cải tiến kỹ thuật nông nghiệp, khái niệm tư duy kinh tế và khái niệm kỹ thuật nông nghiệp. Đồng thời, hướng tiếp cận lý thuyết và phần tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài cũng được trình bày ở trong chương này để làm nền tảng cho việc nghiên cứu thực tế tại địa bàn nghiên cứu mà kết quả của chúng sẽ được trình bày ở chương 2 và chương 3. - 17 - Chương tiếp đó “Toàn cảnh về hoạt động nông nghiệp và mạng lƣới lan truyền thông tin về kỹ thuật nông nghiệp ở địa phƣơng xã Núi Voi” sẽ giúp thực hiện mục tiêu nghiên cứu đầu tiên, tức là làm rõ những kênh thông tin và cơ chế lan truyền thông tin về kỹ thuật nông nghiệp. Bên cạnh đó, không gian hoạt động nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này để góp phần cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đời sống của cư dân nơi đây. Chương cuối cùng “Các loại hình ý tƣởng của tƣ duy kinh tế trong lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp và nền tảng của các loại hình này” hướng đến việc tinh lọc ra các kiểu tư duy kinh tế của nông hộ thông qua thái độ ứng xử của họ trước kỹ thuật nông nghiệp. Đồng thời, lý thuyết của Pierre Bourdieu sẽ giúp lý giải nền tảng của từng kiểu tư duy kinh tế này. Làm rõ những điều này chính là tiến hành thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ hai mà đề tài đã đặt ra. - 18 - NỘI DUNG CHƢƠNG I: THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM, HƢỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Thao tác hóa khái niệm Trong phần này, chúng tôi sẽ làm rõ những khái niệm chính của đề tài này như những khái niệm liên quan đến hoạt động cải tiến và sáng tạo kỹ thuật nông nghiệp, khái niệm tư duy kinh tế, nông dân và nông hộ, kỹ thuật nông nghiệp, và khái niệm nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp. 1.1.1. Cá khái iệm iê qu ến ho t ộng c i tiế v sá g t o kỹ thuật tr g ô g nghiệp Khi xem xét những hoạt động liên quan đến việc ứng xử của người nông dân đối với các kỹ thuật trong nông nghiệp, chúng tôi nhận thấy có một sự đa dạng về các dạng hoạt động. Chính vì thế, trong phần thao tác hóa khái niệm này, chúng tôi sẽ làm rõ một số khái niệm sau: sáng chế/phát minh (invention), sáng kiến (initiative), sự sáng tạo (creation), tính sáng tạo/óc sáng tạo (creativity), phát kiến (discovery), cải tiến/cải thiện (improvement), cải tạo, cách tân/đổi mới (innovation), cải biến (transformation). Chúng tôi sẽ tiến hành công việc tra cứu về ngữ nghĩa của từng từ này và cố gắng đối chiếu, phân biệt các từ này với nhau để hướng đến một cách hiểu rõ ràng, rành mạch trong đề tài này. Khi đặt tên đề tài là “Tư duy kinh tế của nông hộ trong việc cải tiến kỹ thuật nông nghiệp”, chúng tôi hiểu từ “cải tiến” theo nghĩa từ “cải thiện”, tức là “sửa đổi [phần nào] cho tiến bộ hơn”, chẳng hạn như cải tiến kĩ thuật, cải tiến quản lý xí nghiệp, công cụ cải tiến (Văn Tân 1967: 136; Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam 1975: 150; Hoàng Phê 1988: 121). Trong tiếng Anh, từ “cải tiến” hay “cải thiện” là “improvement”, nghĩa là - 19 - “hành động làm cho cái gì đó tốt hơn, [hoặc] quá trình làm cho cái gì đó trở nên tốt hơn, [hoặc là] một sự thay đổi cái gì đó để khiến nó trở nên tốt hơn cái tiền thân của nó.”7 Trong quá trình thực hiện những chuyến điền dã tại xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang vào tháng 11-2012 và tháng 3-2013, chúng tôi đã nhận thấy những hoạt động thực tiễn hết sức đa dạng liên quan đến những khái niệm mà chúng tôi muốn làm rõ trong phần này. Chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc với những nông dân có đầu óc sáng tạo (creativity). Ở đây chúng tôi hiểu nghĩa từ “sáng tạo”, có thể là “sự sáng tạo”, “sản phẩm sáng tạo” hay “óc sáng tạo” theo định nghĩa trong từ điển Oxford. Sự sáng tạo (creation) là “hành động hoặc tiến trình làm ra cái gì đó mới hoặc khiến cho cái gì đó trước đây chưa từng tồn tại [nay được] tồn tại.” Sản phẩm sáng tạo (creation) là “một thứ mà người nào đó đã tạo ra, đặc biệt là nó thể hiện khả năng hoặc trí tưởng tượng [của họ].” Còn óc sáng tạo (creativity) là “việc sử dụng kỹ năng hoặc khả năng để tạo ra một thứ gì đó mới, đặc biệt là một công trình nghệ thuật, [qua đó] thể hiện khả năng [của người sáng tạo].”8 Cách hiểu về “sáng tạo” mà chúng tôi vừa đề cập tương tự như những định nghĩa trong một số từ điển Tiếng Việt9. Song không hoàn toàn giống với tất cả các định nghĩa sáng tạo trong các từ điển vừa nêu là định nghĩa của Phan Dũng. Ông cho rằng “Sáng tạo (creativity10) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì đồng thời có tính mới và tính ích lợi” (Phan Dũng 2010: 21). “Tính mới” được ông định nghĩa là “bất kỳ sự khác biệt nào của đối tượng cho trước so với đối 7 Improvement: the act of making something better, the process of something becoming better/ a change in something that makes it better, something that is better than it was before. Từ điển Oxford Advanced Le r er’s Di ti ry, phiên bản 8. 8 Creation: the act or process of making something that is new, or of causing something to exist that did not exist before. Creation: a thing that somebody has made, especially something that shows ability or imagination. Creativity (noun of creative) having the skill and ability to produce something new, especially a work of art, showing this ability. Từ điển Oxf rd Adv ed Le r er’s Di ti ry, phiên bản 8. 9 Sáng tạo là “khởi đầu làm ra” (Ban Văn học – Hội Khai trí Tiến đức 1931: 482); là “tìm thấy và làm nên cái mới.” (Văn Tân 1967: 873); là “tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, [chẳng hạn] sáng tạo ra chữ viết, nhân dân lao động là người sáng tạo ra lịch sử, những điển hình văn học do nhà văn sáng tạo… [hoặc] tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có, chẳng hạn óc sáng tạo, áp dụng có sáng tạo kinh nghiệm của nước ngoài.” (Hoàng Phê 1988: 876) 10 Creativity, theo chúng tôi, dịch là “tính sáng tạo” hoặc “óc sáng tạo”, còn “sáng tạo” tương đương với từ “creation” trong tiếng Anh. - 20 -

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net