Lễ giỗ họ của người việt miền tây nam bộ

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Lễ giỗ họ của người việt miền tây nam bộ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC ----------------- NGÔ THỊ HỒNG QUẾ LỄ GIỖ HỌ CỦA NGƢỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC ----------------- NGÔ THỊ HỒNG QUẾ LỄ GIỖ HỌ CỦA NGƢỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 60.31.06.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN AN PHẢN BIỆN 1: TS. LÝ TÙNG HIẾU PHẢN BIỆN 2: TS. NGUYỄN THỊ HẬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn Lễ giỗ họ của người Việt miền Tây Nam Bộ là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất cứ đề tài luận văn hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác. Tác giả luận văn Ngô Thị Hồng Quế 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................2 MỤC LỤC ..................................................................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................6 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................7 2.1. Mục tiêu khái quát: .......................................................................................7 2.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................8 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................10 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................10 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..........................................................11 6.1. Về cơ sở lý luận ...........................................................................................11 6.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................11 6.3. Nguồn tư liệu ................................................................................................11 7. Bố cục của luận văn .............................................................................................12 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN .........................................................................................................................14 1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn ......................................................14 1.1.1.Thờ cúng tổ tiên ..........................................................................................14 1.1.2. Lễ ............................................................................................................16 1.1.3. Giỗ ..........................................................................................................17 1.1.4. Họ............................................................................................................17 1.1.5. Lễ giỗ họ .................................................................................................18 1.1.6. Các tên gọi của lễ giỗ họ ở Tây Nam Bộ ................................................19 1.1.6.1. Cúng việc lề ........................................................................................20 1.1.6.2. Một số dạng cúng liên quan đến lễ giỗ họ ..........................................23 1.2. Quan niệm về tổ tiên.........................................................................................26 1.2.1. Quan niệm về linh hồn tổ tiên....................................................................26 1.2.2. Quan niệm về chữ hiếu đối với ông bà tổ tiên ...........................................28 4 1.3. Người Việt miền Tây Nam Bộ .........................................................................29 1.3.1. Lược sử hình thành vùng đất Tây Nam Bộ ...............................................30 1.3.2. Cư dân và đặc điểm phân bố cư dân của người Việt miền Tây Nam Bộ .....32 1.3.3. Giao lưu văn hóa Việt - Hoa - Khmer - Chăm ở miền Tây Nam Bộ .........34 1.4. Cấu trúc dòng họ của người Việt miền Tây Nam Bộ ....................................36 1.4.1. Cấu trúc làng của người Việt miền Tây Nam Bộ ...................................36 1.4.2. Quan hệ dòng họ của người Việt Tây Nam Bộ ......................................39 Tiểu kết chương 1........................................................................................................44 CHƢƠNG 2: LỄ GIỖ HỌ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ ...........................................................................................................45 2.1. Thời gian giỗ họ ..............................................................................................45 2.2. Tổ chức giỗ họ ..................................................................................................49 2.2.1. Người chủ trì ..............................................................................................49 2.2.2. Người tham gia ..........................................................................................50 2.3. Các bước chuẩn bị ............................................................................................52 2.3.1. Về thức cúng ..............................................................................................54 2.3.2. Về cách thức cúng......................................................................................60 2.4. Các nghi thức (Nghi lễ) ....................................................................................61 2.4.1. Ngày cáo gia tiên .......................................................................................61 2.4.2. Ngày giỗ chính ...........................................................................................62 2.4.3. Nghi lễ liên quan trong giỗ họ ...................................................................68 Tiểu kết chương 2........................................................................................................76 CHƢƠNG 3: LỄ GIỖ HỌ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA HIỆN NAY CỦA NGƢỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ ............................................................77 3.1. So sánh những biến đổi trong lễ giỗ họ truyền thống của người Việt Tây Nam Bộ với lễ giỗ họ người Việt miền Bắc và miền Trung ...................................77 3.1.1. Những khác biệt về việc viết gia phả và từ đường ....................................77 3.1.2. Quan niệm về người trưởng tộc .................................................................79 3.1.3. Quan niệm về vai trò của người con gái ....................................................83 3.2. Những biến đổi .................................................................................................85 3.2.1. Nguyên nhân biến đổi ................................................................................85 5 3.2.2. Những biến đổi trong thức cúng và nghi thức cúng ..................................89 3.3. Vai trò và chức năng của lễ giỗ họ của người Việt Tây Nam Bộ ............................91 3.3.1. Lễ giỗ họ nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt Tây Nam Bộ...........91 3.3.2. Lễ giỗ họ thể hiện nét văn hóa của người Việt miền Tây Nam Bộ ...........96 3.3.3. Lễ giỗ họ giúp vào việc tạo sức mạnh cho dòng họ, cộng đồng ...............102 Tiểu kết chương 3........................................................................................................110 KẾT LUẬN ................................................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................116 DANH MỤC ẢNH.....................................................................................................122 PHỤ LỤC THU THẬP TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀN DÃ ...................................126 PHỤ LỤC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU ............................................................128 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khác với một số dân tộc ở trên thế giới, người Việt Nam rất coi trọng ngày mất so với ngày sinh. Nên việc thờ cúng tổ tiên là việc làm để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với người đã khuất. Chính vì vậy, người Việt coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và họ coi việc cúng lễ là cần thiết và là công việc không thể thiếu. Ngoài việc trong mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên thì người Việt còn có hình thức lễ giỗ họ. Lễ giỗ họ là một hình thức tưởng nhớ đến công lao của các vị cao tổ sáng lập ra dòng họ, cũng là một dạng thờ cúng tổ tiên. Lễ giỗ họ là một thiết chế xã hội hết sức đa dạng và phức tạp, phản ánh các mối quan hệ văn hoá vật chất và tinh thần, tình cảm và tâm lý. Dưới góc độ văn hoá, lễ giỗ họ là một hiện tượng văn hoá. Lễ giỗ họ phản ánh đặc trưng văn hoá tộc người và là một hiện tượng có liên quan chặt chẽ đến toàn bộ hệ thống xã hội như kinh tế, văn hoá, giáo dục, đạo đức… Nghiên cứu lễ giỗ họ của người Việt nhằm tìm hiểu những giá trị văn hoá truyền thống mà những thế hệ người Việt Nam đã sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc mình. Các hình thức giỗ họ thay đổi theo lịch sử và khác nhau ở các xã hội khác nhau. Sự chuyển biến của nó là kết quả của những mối tương tác không chỉ giữa các thành viên bên trong họ tộc mà quan trọng hơn nữa là sự tương tác giữa giỗ họ với các yếu tố xã hội bên ngoài. Chúng vừa thể hiện tính đa dạng, phức tạp vừa có những nét đồng nhất trong quá trình phát triển. Trong truyền thống văn hoá của người Việt Nam, đạo lý uống nước nhớ nguồn luôn luôn được đề cao. Lễ giỗ họ là một hình thức tín ngưỡng thể hiện rõ nét truyền thống ấy. Quá trình nhập cư của người Việt vào vùng đất Tây Nam Bộ tính từ cuối thế kỷ XVII. Họ cùng với người Khmer, người Hoa và các dân tộc anh em khác trở thành chủ nhân của vùng đất này. Dần dần, người Việt trở thành tộc người chiếm số lượng dân cư đông nhất tại Tây Nam Bộ. Người Việt di cư vào Tây Nam Bộ là những nông dân, thợ thủ công nghèo khổ do cuộc sống bức bách, khổ cực phải rời 7 bỏ quê hương bản quán. Đến vùng đất mới, thiên nhiên phong phú và đa dạng, vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn đối với cuộc sống con người. Tuy vậy, người Việt qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, cùng với đồng bào một số dân tộc anh em, bằng mồ hôi và công sức, cùng với truyền thống cần cù, kiên nhẫn và sáng tạo vốn văn hoá phong phú và đặc sắc của mình, đã từng bước chinh phục và biến cải môi trường ấy thành một vùng đất trù phú và tươi đẹp. Nghiên cứu lễ giỗ họ của người Việt miền Tây Nam Bộ là tìm hiểu những giá trị văn hoá truyền thống mà những thế hệ người Việt đã mang theo khi di cư vào vùng đất mới, cũng như những biến đổi của các hình thức giỗ họ trong quá trình định cư tại vùng đất này. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Lễ giỗ họ của ngƣời Việt miền Tây Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu của luận văn nhằm: - Hệ thống hoá những quan niệm, qui tắc, qui trình và các lễ tục trong giỗ họ của người Việt miền Tây Nam Bộ. - Khảo sát những biến đổi trong giỗ họ của người Việt miền Tây Nam Bộ trong mối tương quan với những biến đổi về kinh tế - xã hội và quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá với các tộc người khác. - Làm rõ những nét độc đáo, những giá trị văn hoá truyền thống của phong tục giỗ họ của người Việt miền Tây Nam Bộ qua đó thấy rõ được nét văn hoá trong việc tổ chức đời sống cá nhân, cộng đồng, vai trò của lễ giỗ họ trong đời sống của người Việt Tây Nam Bộ, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong phong tục giỗ họ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu khái quát: Tìm hiểu về lễ giỗ họ của người Việt miền Tây Nam Bộ để thấy được tính cố kết cộng đồng của người Việt, đặc biệt là tình thân huyết thống, tình cảm thiêng liêng của các thế hệ mai sau đối với tổ tiên - các bậc tiền nhân trong quá trình định cư tại vùng đất mới. Qua đó sẽ thấy được những đặc điểm văn hóa riêng của lễ giỗ họ người Việt Tây Nam Bộ. 8 2.2. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là lễ giỗ họ của người Việt miền Tây Nam Bộ với mục đích làm sáng tỏ những quan niệm, qui tắc, quy trình và các lễ tục trong giỗ họ; những biến đổi trong lễ giỗ họ cũng như những giá trị văn hoá trong phong tục giỗ họ. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về tộc người Việt ở địa bàn Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, vấn đề về lễ giỗ họ chỉ có một số công trình đề cập một cách khái quát, lẻ tẻ, thiếu hệ thống. Trong các tác phẩm viết về phong tục Việt Nam của Toan Ánh, Phạm Côn Sơn, Phan Kế Bính, Sơn Nam; các tác giả này cũng chỉ đề cập đến phong tục giỗ họ của người Việt nói chung mà chưa đi sâu vào tìm hiểu lễ giỗ họ của người Việt trên địa bàn Tây Nam Bộ. Trong tác phẩm “Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ” của tập thể tác giả Thạch Phương - Hồ Lê - Huỳnh Lứa - Nguyễn Quang Vinh đã đề cập sơ lược đến phong tục giỗ của người Việt ở Nam Bộ nói chung mà chưa nhấn mạnh đến những nét riêng, độc đáo thể hiện qua phong tục giỗ họ của người Việt Nam Bộ, với những đặc điểm về địa lý - nhân văn - lịch sử của vùng đất Tây Nam Bộ. Trong tác phẩm “Văn hóa cư dân đồng bằng sông Cửu Long” của các tác giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường cũng đã đề cập đến việc cúng lễ tổ tiên ở nông thôn Nam Bộ có tục quy định vật cúng nhất định cho từng dòng họ. Mục đích của việc quy định vật cúng này là làm cho dòng họ dễ nhận biết nhau. Hễ gặp vào ngày, tháng, giờ cúng được truyền lại và với vật cúng nào đó thì không biết nhau cũng có thể nhận ra người cùng dòng họ tổ tiên với mình. Những tài liệu liên quan trực tiếp đến vấn đề lễ giỗ, nội dung chính của các bài viết của các tác giả: Sơn Nam, Bùi Ngọc Mai… đã miêu tả về các yếu tố văn hoá của lễ giỗ họ. Trần Ngọc Thêm cũng đã đề cập khái quát đến tục cúng việc lề của cư dân Việt Tây Nam Bộ về nội dung cúng, nghi thức cúng việc lề như sau: 9 Điểm đặc biệt trong nghi thức cúng việc lề là người cúng cố tái hiện lại cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực của ông bà, tổ tiên thời xưa đi khẩn hoang ở Nam Bộ, như thức cúng chỉ dọn trên đệm bàng hoặc chiếu trải dưới đất ngoài sân. Dùng đũa thô, chén sành hoặc hái lá sen, lá môn làm dĩa, lấy gáo dừa, bẹ chuối làm chén, bẻ cộng tre làm đũa,… Thức cúng đều là những món ăn mộc mạc, đơn sơ, phản ánh hoàn cảnh sống thiếu thốn, như cá lóc nướng trui, cháo ám (cá để nguyên vảy, không chặt bỏ kỳ, vi, đuôi); rau ráng luộc, mắm sống, cốm nổ rang,… Mỗi dòng họ có thức cúng và ngày cúng đặc trưng riêng là hai dấu hiệu riêng mà chỉ trong dòng họ mới biết để thuận tiện cho việc nhận diện dòng họ. Hoạt cảnh thả bè chuối ở ngã ba sông, rạch để hạ thủy tiễn đưa tổ tiên về cố hương. Nghi thức này có ý nghĩa “Nam tiến, Bắc hồi” gợi nhớ cảnh vượt biển vào Nam lập nghiệp và quay thuyền về quê hương bản quán ở miền ngoài [48, tr. 747]. Cách thức cúng như thế nhằm để con cháu đời sau hình dung phần nào cuộc dấn thân phiêu bạt tìm đất sống gian nan của tiền thân, từ đó nhớ ơn tổ tiên và cố gắng sống cho xứng đáng với sự hy sinh ấy. Tác phẩm “Nhà ở, trang phục và ăn uống của các các dân tộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long” của Phan Thị Yến Tuyết cũng đã giới thiệu rằng: “Cúng việc lề là việc cúng theo thông lệ của lề thói xưa nay, là giỗ hội của con cháu cúng gom lại thành “Cửu huyền thất tổ” trong dòng họ, tức những bậc tiền bối nhiều đời trước từ thời xa xưa đã quá vãng…” [57, tr.88]. Bài viết “Tục cúng việc lề và cúng việc lề ở Long An” của Nguyễn Tấn Quốc in trong tạp chí văn Nghệ Long An cũng có giới thiệu sơ lược về nghi thức cúng, các thức cúng và cách thức cúng trong đám cúng việc lề ở tỉnh Long An. Bài viết “Cúng việc lề - Một tín ngưỡng mang dấu ấn thời khai hoang của lưu dân Nam Bộ” của Nguyễn Hữu Hiếu in trong “Nam Bộ đất và người” tập II, tác giả cũng đã giới thiệu nhiều đến nghi thức cúng, các thức cúng đặc trưng riêng và cách thức cúng có liên quan trong đám cúng việc lề của các dòng họ ở tỉnh Đồng Tháp. 10 Tuy nhiên, dưới góc nhìn văn hoá học, chưa có nhiều luận văn đi vào tìm hiểu, nghiên cứu có hệ thống và phân tích toàn diện về giỗ họ, đánh giá các giá trị văn hoá, văn hoá tổ chức cộng đồng của người Việt thông qua việc tìm hiểu quan niệm, quy tắc, lễ tục trong giỗ họ. Các đề tài luận văn thạc sĩ của Lương Văn Sáu, Trần Thị Thanh Đào, Trần Đăng Khoa… chủ yếu viết về phong tục thờ cúng tổ tiên có đề cập đến đám cúng việc lề, cúng tảo mộ, cúng tổ cô nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu lễ giỗ họ của người Việt miền Tây Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do bị giới hạn về thời gian nghiên cứu nên tác giả chưa có điều kiện khảo sát, điền dã và tham dự các lễ giỗ họ ở tất cả các tỉnh Tây Nam Bộ. Vì vậy, tác giả chọn hai tỉnh Long An, Bến Tre là nơi có tục cúng giỗ họ phổ biến để làm nguồn tư liệu cho luận văn của mình. Đối tượng nghiên cứu: Lễ giỗ họ của người Việt hai tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long như Bến Tre, Long An. Về chủ thể: Nghiên cứu giới hạn chủ yếu những gia đình chủ trì lễ giỗ họ và những người tham gia trong giỗ họ. Giới hạn không gian văn hóa của luận văn là nơi diễn ra lễ giỗ họ ở một số gia đình ở tỉnh Bến Tre, Long An. Giới hạn thời gian văn hóa là thời gian tiến hành nghi lễ giỗ họ. Thông thường thời gian tiến hành gồm ba ngày: ngày tiên thường, chánh giỗ và hậu thường. Vì giỗ họ là dịp có nhiều con cháu từ xa về, vì vậy ngoài lý do có một ngày chuẩn bị trước đó thì dịp về đám giỗ là dịp thăm bà con và bàn thảo công việc của họ hàng. Ngày nay, việc này đã thay đổi, có họ cúng giỗ trong hai ngày: tiên thường và chánh giỗ, có họ cúng trong ngày chánh giỗ. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về khoa học, luận văn góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo, những giá trị văn hoá truyền thống trong phong tục giỗ họ của người Việt và những biến đổi nảy sinh trong quá trình giao lưu văn hoá với các tộc người khác. Trên cơ sở đó, góp phần bảo lưu những giá trị văn hoá tộc người và làm cơ sở khoa học cho việc hoạch 11 định các chính sách xã hội trong việc xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá. Về thực tiễn, luận văn này sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp cho việc quản lý văn hóa (cấp cơ sở) có cách nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn trong quá trình sưu tầm, bảo tồn, phát triển di sản văn hóa và áp dụng vào việc giữ gìn di sản văn hóa của người Việt ở miền Tây Nam Bộ. 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 6.1. Về cơ sở lý luận - Cách tiếp cận liên ngành trong văn hóa học để nghiên cứu đối tượng. Vận dụng quan điểm tính hệ thống xem phong tục giỗ họ không tách rời với các thành tố, các bộ phận khác trong chỉnh thể văn hóa của người Việt, không tách rời văn hóa Việt với tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, điền dã, khảo sát. Cụ thể các công việc làm của các phương pháp trên là: quan sát, ghi chép, phỏng vấn, thu âm, ghi hình… và hệ thống hóa tư liệu điền dã, miêu tả khách quan diễn trình của nghi lễ giỗ họ. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập để viết luận văn nhằm làm nổi bật những nét đặc trưng trong phong tục giỗ họ của người Việt miền Tây Nam Bộ. - Vận dụng kết quả nghiên cứu của các chuyên ngành khác, chủ yếu là văn hóa học, dân tộc học, sử học để nhận diện, mô tả phong tục giỗ họ theo cách nhìn lịch đại, đồng đại, qua đó nhận diện những nét văn hóa ứng xử của người Việt qua phong tục giỗ họ. 6.3. Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã tiến hành tập hợp tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết và chủ yếu là nguồn tư liệu của tác giả luận văn thu thập được trên địa bàn điền dã tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Long An. Các niên giám, số liệu thống kê và tài liệu liên quan đến đề tài. 12 Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành hai đợt khảo sát, điền dã trong năm 2014 và 2015 tại tỉnh Bến Tre, Long An để thu thập tư liệu và tham dự các lễ giỗ họ. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn, ghi âm những người tham gia trong lễ giỗ họ: những người chủ trì và những người tham gia; ghi hình nghi thức cúng giỗ họ. Theo thống kê chưa đầy đủ được thu thập từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh được khảo sát và điều tra điền dã thì tác giả thấy rằng tục cúng giỗ họ khá phổ biến, đặc biệt là ở Long An hiện nay có hơn năm trăm gia đình còn giữ được tục cúng này. Các nguồn tài liệu của các học giả trong nước liên quan đến phong tục giỗ họ của người Việt đã công bố, có trích dẫn rõ ràng, các công trình nghiên cứu, biên khảo, bài viết đăng tải trên các tạp chí, hội thảo, hội nghị, các tài liệu, hình ảnh được tập hợp từ các thư viện, cá nhân, phương tiện truyền thông đại chúng, trên mạng Internet… Hiện tại tác giả đang làm việc tại bảo tàng, có mối quan hệ công tác với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và gia đình ba mẹ ruột đang sinh sống tại tỉnh Vĩnh Long, do đó việc thu thập tư liệu thông qua công tác điền dã ở các tỉnh Tây Nam Bộ là điều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian hạn hẹp nên tác giả chỉ chọn khảo sát điền dã ở hai tỉnh Long An và Bến Tre. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mục lục, dẫn luận, kết luận, thư mục tài liệu và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chƣơng 1: “Một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan”: giới thiệu khái quát về người Việt ở miền Tây Nam Bộ - những vấn đề liên quan đến đề tài; các tư tưởng, quan điểm, học thuyết về giỗ họ để làm cơ sở lý luận chỉ dẫn cho đề tài của luận văn. - Chƣơng 2: “Lễ giỗ họ truyền thống của người Việt miền Tây Nam Bộ” tìm hiểu về quan niệm, qui tắc, quy trình và các lễ tục trong giỗ họ truyền thống của người Việt miền Tây Nam Bộ. 13 - Chƣơng 3: “Lễ giỗ họ trong đời sống văn hóa hiện nay của người Việt miền Tây Nam Bộ” nhằm tìm ra những biến đổi và rút ra những giá trị văn hoá của phong tục giỗ họ trong đời sống của cá nhân, cộng đồng và xã hội. 14 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN 1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn 1.1.1. Thờ cúng tổ tiên Thờ cúng là hành vi tâm linh thể hiện lòng biết ơn, niềm tin, sự sợ hãi của con người về những thực thể siêu nhiên nhằm cầu mong những điều tốt đẹp cũng như để ngăn ngừa những điều bất hạnh, những tai họa của cá nhân hoặc cộng đồng. Tổ tiên là những người đã khuất có cùng huyết thống (ông bà, cha mẹ..) đã có công sinh thành dưỡng dục các con cháu trong một gia đình, dòng họ. Thờ cúng tổ tiên là hành vi tâm linh thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của con cháu đối với những người đã khuất có cùng chung huyết thống nhằm cầu mong sự phù hộ, độ trì và chứng giám tấm lòng thành của thế hệ con cháu đối với các bậc tiền bối đã quá vãng. Nhà nghiên cứu Đặng Nguyên Vạn có nhận xét về tục thờ cúng tổ tiên, theo nghĩa rộng không chỉ thờ những người có công sinh thành đã mất, là những người có cùng huyết thống, mà thờ cả những người có công với cộng đồng, làng xã, đất nước. Từ xưa người Việt Nam coi trọng nền luân lý dựa trên căn bản đạo đức là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Nhân dân ta đặc biệt coi trọng chữ đức. Đức còn có đức nhân (tức giữ đạo làm người) đức nghĩa và đặc biệt là đức lễ [49, tr.13]. Biết giữ lễ nghĩa là biết đối xử với người như đối xử với mình, chịu ơn người phải biết nhớ ơn, chịu người giúp đỡ phải biết báo đáp. Đức nghĩa và lễ nghĩa ấy đã luôn nằm trong tâm thức của nhân dân ta. Vì vậy, để giữ đạo làm người con cháu các thế hệ mai sau luôn đối xử có tình và có hiếu với ông bà cha mẹ. Việc báo hiếu được thể hiện từ khi ông bà cha mẹ còn sống phải biết kính trọng, yêu thương. Đến khi ông bà cha mẹ mất, lòng hiếu thảo được thể hiện qua việc tổ chức thờ cúng, xây dựng mồ mả rất trang trọng và tôn nghiêm. “Thờ cúng tổ tiên của người Việt được cố định ở chiều sâu tiềm thức không phai nhạt. Người ta khẳng định con người, cá nhân không hề đoạn tuyệt với dòng 15 giống, dù là trên phạm vi cả dân tộc hay phạm vi từng gia đình” [25, tr. 49]. Trên phạm vi cả dân tộc, người Việt Nam có ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương mùng Mười tháng Ba với câu tục ngữ nhắn nhủ con cháu “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Đó là ngày toàn dân ta tưởng nhớ đến vị Quốc Tổ đã có công khai sinh ra dân tộc Việt Nam. Trên phạm vi dòng tộc, mỗi dòng họ điều có ngày giỗ tổ riêng của dòng họ mình để tưởng nhớ đến người đã có công trong việc khai sinh ra dòng họ và tạo dựng nên cơ nghiệp cho con cháu ngày nay. Trong mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên của từng chi họ thờ tổ tiên từ năm đời trở xuống. Trên phạm vi nghề nghiệp với nhau thì có giỗ tổ nghề. Ở phạm vi làng có ngày giỗ vị Thành hoàng của làng. Như vậy, trong mọi hoạt động của cuộc sống, người Việt Nam đều có lễ giỗ để tưởng nhớ đến công ơn của người đã khai sinh ra dân tộc Việt Nam, sinh ra dòng họ, nghề nghiệp cũng như người che chở phù hộ cho hậu thế trong cuộc sống và công việc. “Những câu tục ngữ như “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông” đã chứng tỏ rằng tiềm thức dân gian hết sức bền vững, để rồi trên cơ sở đó nâng thành những nghi thức, những tập tục, những khuôn mẫu truyền từ đời này sang đời khác thành nét văn hóa tinh thần không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt Nam” [25, tr.49]. Trong gia đình người Việt nói chung và người Việt Tây Nam Bộ nói riêng dù giàu hay nghèo đều có bàn thờ gia tiên và hằng ngày được con cháu trong gia đình thắp hương để tưởng nhớ, cầu xin sự che chở, phù hộ của tổ tiên để con cháu được bình yên và may mắn. Nhân dân ta quan niệm tổ tiên về cõi vô hình, nhưng linh hồn không thể mất, mà vẫn xem xét hành vi của con cháu để giúp đỡ làm ăn phát đạt, hoặc uốn nắn những việc làm sai trái và chứng giám tấm lòng thành của thế hệ hiện tại trong các ngày kỵ nhật, lễ tiết hàng năm. “Thờ phụng tổ tiên của nhân dân ta là nét đẹp về đạo lý uống nước nhớ nguồn, nét đẹp trong tình cảm, tâm tư của người sống với người đã chết, họ mong muốn tổ tiên bất tử để dìu dắt, che chở cho con cháu, cho dòng họ nối tiếp phát triển” [25, tr.49]. Chính vì vấn đề tâm linh này mà mỗi khi trong gia đình có bất cứ 16 việc gì quan trọng hay khó khăn, con cháu đều thắp hương cầu xin ông bà, tổ tiên phù hộ cho mọi việc được tốt lành. 1.1.2. Lễ Theo từ điển của Hoàng Phê định nghĩa lễ như sau:[40, tr.557] Về mặt từ nguyên lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Bất cứ một sự kiện hay sự việc quan trọng nào đó xảy ra trong đời người hay một quốc gia, một dân tộc nào đó người ta thường dùng từ lễ. Lễ cũng là một nghi thức đánh dấu những nghi lễ vòng đời của một con người hay một quốc gia, một dân tộc chẳng hạn như ta thường gọi lễ cưới, lễ hỏi, lễ Quốc Khánh, lễ giỗ Tổ, lễ giỗ họ… Đó là những nghi lễ quan trọng của một con người hay một quốc gia, một dân tộc. Ngoài ra lễ còn có nghĩa là những gì đem biếu tặng hay dùng cúng quỷ thần. Với ý nghĩa này lễ hàm nghĩa là những vật phẩm dùng để cúng tế. Lễ cũng có nghĩa là những phép tắc phải theo khi tiếp xúc với người khác, thường là với người trên. Nó mang ý nghĩa là những quy tắc đối nhân xử thế của con người đối với những bậc cha chú, ông bà, thầy cô, bạn bè… Bên cạnh đó, lễ còn có nghĩa là vái lạy để tỏ lòng cung kính theo phong tục cũ. Với nhiều ý nghĩa như vậy nên lễ rất quan trọng đối với con người. Vì vậy nên khi nó được ghép với các từ khác thì lại cũng có nhiều ý nghĩa và quan trọng khác nhau, ví dụ như: Lễ nghi là các nghi thức của một cuộc lễ và trật tự tiến hành. Lễ nghĩa là những phép tắc phải theo để cư xử trong gia đình xã hội, sao cho phải đạo người trên kẻ dưới theo tư tưởng nho giáo. Lễ vật là vật dùng để biếu tặng hay cúng tế. Trong luận văn này tác giả dùng khái niệm lễ với ý nghĩa là một nghi thức đánh dấu sự kiện quan trọng của dòng họ nhằm tưởng niệm ngày mất của một con người - vị thủy tổ của dòng họ. 17 1.1.3. Giỗ Giỗ: tưởng nhớ người đã chết (thường có cúng theo phong tục cổ truyền) vào dịp kỷ niệm ngày chết hằng năm [40, tr.404]. Ngày giỗ theo chữ Hán có nghĩa là ngày húy kỵ, nhật kỵ của một người nào đó. Theo Phạm Côn Sơn: Theo cổ lễ, ngày giỗ là “chung thân chi tang” có nghĩa là ngày tang trong suốt cả đời người. Mỗi năm vào đúng ngày chết của một người sau khi đã qua mãn tang từ một đến ba năm (tùy theo quan niệm của mỗi gia đình) là một lần giỗ cho nên người xưa coi trọng ngày giỗ ông bà cha mẹ. Đây là ngày con cháu tưởng nhớ đến ngày người thân từ giã cõi trần để về với tổ tiên ông bà [42, tr.230]. Vậy ngày giỗ là ngày tưởng nhớ đến người đã thân đã mất, con cháu tổ chức cúng mâm cơm để tưởng nhớ. Ngày giỗ còn gọi là ngày nhật kỵ hay ngày kỵ. 1.1.4. Họ Theo từ điển của Hoàng Phê họ là tập hợp những người có cùng một tổ tiên, một dòng máu [40, tr.444]. Họ gồm những người có cùng chung dòng máu của vị thủy tổ - vị cao tổ sáng lập ra dòng họ. Họ có tên họ. Ví dụ như họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần… Họ của người Việt ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa tức là theo chế độ phụ hệ, nghĩa là con phải theo họ cha. Những họ trùng nhau nhưng khác tổ thì không phải cùng một họ. Trong phạm vi cả nước có rất nhiều họ trùng nhau nhưng không phải cùng dòng họ nếu không có cùng huyết thống với nhau. Có những người có công được vua ban cho tên họ riêng cho dòng họ ấy. Trong quá trình lịch sử của người Việt khi di cư từ miền Bắc vào miền Trung rồi đến miền Nam, có những dòng họ buộc phải thay đổi họ cho nên có thể họ Nguyễn ở miền này lại có dòng họ với họ Trần của vùng khác. Ngoài ra, có những người thoát ly theo Đảng để hoạt động cách mạng cũng thay đổi họ để thuận tiện cho việc hoạt động bí mật và tránh ảnh hưởng đến gia đình. Cũng có những người vì lý do gia đình bên nội không nhìn nhận huyết thống nên không được lấy họ cha mà phải lấy họ mẹ. 18 Có những họ đông con cháu, phân chia thành nhiều chi nhánh di cư đi nhiều nơi, cách xa nhau không có liên lạc thường xuyên với nhau. Nếu gia phả, tộc phả bị thất lạc do chiến tranh, loạn lạc hay nhiều nguyên nhân khác thì người nhỏ thường được nghe ông bà mình kể lại từ đời này sang đời khác để biết được bà con dòng họ của mình còn sinh sống ở tỉnh này, tỉnh khác. Cho nên người Việt thường hay có thói quen là mỗi khi gặp khách lạ đều xin phép được hỏi tên họ, quê quán, tông chi họ hàng, tuổi tác để dễ dàng xưng hô cho phải đạo và cũng để nhận biết ra bà con dòng họ nếu có. Do đó mà có thể tránh được việc đáng tiếc xảy ra như hôn nhân, tranh chấp… 1.1.5. Lễ giỗ họ Lễ giỗ họ là hình thức cúng để tưởng nhớ đến công ơn của các vị cao tổ đã sáng lập ra dòng họ. Có họ lấy ngày mất của vị cao tổ sáng lập ra dòng họ để cúng nhưng cũng có họ không lấy ngày mất của cụ cao tổ do không còn nhớ được ngày mất của cụ nên họ ấn định một ngày nào đó trong năm dễ nhớ hoặc lấy một ngày theo tích cũ của các cụ cao niên truyền lại mà cúng. Đặc biệt, có những dòng họ trong quá trình Nam tiến, vì trốn tránh sự truy bắt của triều đình phải thay tên đổi họ hay vì cuộc sống cơ cực nơi vùng đất mới và chiến tranh loạn lạc nên đôi khi không tổ chức được giỗ họ một cách thường xuyên như ở miền Bắc và miền Trung, nhưng trong tâm thức họ vẫn luôn nhớ rằng họ có nguồn gốc sâu xa của ông bà tổ tiên ở miền Bắc, miền Trung. Sau này, đất nước có nhiều thay đổi và cuộc mưu sinh đỡ vất vả hơn, họ bắt đầu nghĩ đến việc tổ chức một ngày giỗ họ để ghi nhớ công ơn của người đã khai sinh ra dòng họ và cũng là ngày con cháu của dòng họ tề tụ về đông đủ để cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ đến những vị cao tổ đã có công trong việc tạo dựng nên sự nghiệp cho con cháu ngày nay. Như họ Nguyễn ở ấp Hậu Hòa, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa tỉnh Long An lấy ngày 16 tháng 2 Âm lịch hằng năm là ngày cúng bà Chúa Xứ của các vị cao tổ làm ngày giỗ họ của dòng họ mình. Họ Ngô ở xã Hưng Trung B, huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre lấy ngày kiếu ông bà mùng 3 tháng Giêng Âm lịch làm ngày giỗ họ. 19 1.1.6. Các tên gọi của lễ giỗ họ ở Tây Nam Bộ Cách gọi tên của lễ giỗ họ mỗi miền ở nước ta có sự khác nhau nhưng nhìn chung đều là hình thức giỗ họ. Chẳng hạn như ở miền Bắc gọi tên là giỗ họ, trong khi đó miền Trung gọi là giỗ chạp còn miền Nam thì có nhiều tên gọi khác nhau, có nơi gọi là giỗ họ, giỗ tổ họ, cúng việc lề, vật lề hay cúng lề. Có nơi gọi là giỗ hiệp, giỗ hội, giỗ gộp. Đối với người Việt miền Bắc do cấu trúc dòng họ có từ lâu đời và có nhà từ đường của mỗi dòng họ, nên lễ giỗ họ được tổ chức tại từ đường. Có những họ cư ngụ lâu đời nên con cháu trong họ tộc rất đông đúc, ngày giỗ họ không cần phải mời khách, chỉ có con cháu trong họ mà thôi. Có những họ lớn, có điều kiện kinh tế nên ngày giỗ họ được cúng rất linh đình, có mời phường bát âm đến tế lễ. Qua nghi thức cúng giỗ của các dòng họ này có thể biết được địa vị xã hội của các vị tiền hiền khi còn sinh tiền. Ví dụ lễ cúng giỗ của tổ tiên dòng họ Trần Công là Trần Công Xích được tổ chức với các nghi thức rất long trọng, vì ông này nguyên là một võ tướng biên trấn từ thời Nguyễn Hoàng. Sau những cuộc chinh phạt chiến thắng ông đều được lệnh triều đình Đàng Trong đưa quân, mộ dân, lập làng tại Quảng Nam, được phong chức Tổng Quản (quan võ kiêm quan văn). Do đó, khi cúng tế vị tiền hiền này, ngoài các nghi thức như cờ xí rợp trời, tế heo sống, trống chiêng cùng ban nhạc lễ, đội lễ sanh còn có cả tế văn tế võ. Nghi thức tế võ Việt Nam cổ truyền vốn là nghi thức dành để cúng tế các vị quan Võ [http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet- Nam/Phong-tuc-tap-quan-cua-cu-dan-xua-o-TP-Ho-Chi-Minh/80104024/148]. Ở miền Trung, có hình thức giỗ chạp vì được tổ chức cúng vào tháng chạp nên được gọi là giỗ chạp. Hằng năm, cứ vào dịp trước Tết Nguyên Đán, con cháu trong dòng họ ở tại quê nhà và đi làm ăn xa cũng nhớ về quê để quét dọn, giẫy cỏ, sơn phết mồ mả ông bà. Người Việt miền Trung gọi ngày này là ngày chạp họ. Ngày chạp họ còn được gọi là ngày giỗ họ để bà con trong dòng họ có dịp gặp gỡ nhau, thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó trong gia tộc cũng như nhắc nhở con cháu thế hệ nối tiếp nhau gìn giữ gia phong. Sau khi đã thăm viếng, sửa sang lại mồ mả ông bà tổ tiên, người trưởng tộc của dòng họ làm một mâm cơm cúng ông bà tại nhà từ

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net