Tìm hiểu thi kệ và ngữ lục của tuệ trung thượng sĩ

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tìm hiểu thi kệ và ngữ lục của tuệ trung thượng sĩ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------- VÕ THANH MINH TÌM HIỂU THI KỆ VÀ NGỮ LỤC CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------- VÕ THANH MINH TÌM HIỂU THI KỆ VÀ NGỮ LỤC CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN CÔNG LÝ Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 1 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 11 5. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 12 6. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 12 CHƢƠNG 1: TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ VỚI TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN13 1.1. Triều đại nhà Trần .......................................................................................... 13 1.1.1. Về chính trị .............................................................................. 13 1.1.2. Về kinh tế - xã hội ................................................................................. 17 1.1.3. Về văn hóa - tư tưởng............................................................... 19 1.2. Tác gia Tuệ Trung Thượng Sĩ ........................................................................ 22 1.2.1. Chân dung một tướng lĩnh ........................................................ 22 1.2.2. Chân dung một thi sĩ .............................................................................. 24 1.2.3. Chân dung một thiền gia ........................................................................ 25 Tiểu kết ................................................................................................................. 35 CHƢƠNG 2: THI KỆ VÀ NGỮ LỤC CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ NHÌN TỪ NỘI DUNG VÀ CẢM HỨNG ................................................... 37 2.1. Cảm hứng về triết lí Thiền tông ..................................................................... 37 2.2. Cảm hứng về thiên nhiên ................................................................................ 50 2.3. Cảm hứng về con người ................................................................................. 60 2.3.1. Chân dung tự họa của Tuệ Trung Thượng Sĩ .......................................... 60 2.3.2. Chân dung các quý tộc ............................................................................. 65 2.3.3. Chân dung các thiền sư .............................................................. 67 2.4. Tinh thần dung hợp giữa Thiền và Lão - Trang ............................................. 70 Tiểu kết .................................................................................................................. 80 CHƢƠNG 3: THI KỆ VÀ NGỮ LỤC CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ..................................................... 81 3.1. Thể loại ........................................................................................................... 81 3.1.1. Thi kệ ........................................................................................ 81 3.1.2. Ngữ lục ..................................................................................... 84 3.2. Vài đặc trưng thủ pháp nghệ thuật ................................................................. 86 3.2.1. Sử dụng các biện pháp tu từ..................................................................... 87 3.2.2. Sử dụng các nghịch ngữ........................................................................... 92 3.2.3. Sử dụng các điển cố ................................................................................. 95 3.3. Vài nét về phong cách nghệ thuật ................................................................ 105 Tiểu kết ............................................................................................................... 108 KẾT LUẬN .................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà Trần là một triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta. Đây là một triều đại khá đặc biệt từ việc lên ngôi thông qua hôn nhân, hôn phối cùng huyết thống, và ghi dấu những chiến công oanh liệt trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm,… Triều đại này cũng đã sản sinh ra những vị vua anh minh, những vị tướng tài ba, những nhà tư tưởng lớn và nhiều thi sĩ tài năng. Ở đời Trần, nhân dân Đại Việt đã khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết, vua tôi đồng lòng làm nên nhiều thắng lợi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có nhiều nhân vật đời Trần đã gạt bỏ những hận thù cá nhân để tham gia chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì xem thường danh lợi, dốc lòng hướng Phật, đam mê tu Thiền. Một trong những nhân vật hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ như vừa nêu đó chính là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tuệ Trung Thượng Sĩ là gương mặt ưu tú trong hoàng tộc nhà Trần. Ông là anh vợ của vua Trần Thánh Tông, anh ruột của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời là người dìu dắt Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tuệ Trung Thượng Sĩ là con người toàn tài hiếm có. Ông vừa là một vị tướng tài ba, vừa là một thiền gia đắc đạo đồng thời còn là một thi sĩ có phong cách độc đáo. Vì vậy, nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật có vai trò quan trọng trong lịch sử như thế không chỉ có ý nghĩa về mặt văn học mà còn có giá trị to lớn về mặt lịch sử, tư tưởng và văn hóa,... Tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ” để nghiên cứu. 2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về cuộc đời, hành trạng, tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ, đặc biệt là đi sâu tìm hiểu Thi kệ và Ngữ lục của ông. Bởi Tuệ Trung Thượng Sĩ không chỉ là một nhân vật lịch sử đời Trần có đóng góp lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược mà còn là một nhà văn hóa, nhà tư tưởng. Ông cùng với Trần Thái Tông đã đặt nền móng quan điểm tư tưởng cho Thiền phái Trúc Lâm đời Trần ra đời. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Những Thi kệ và Ngữ lục này được chép lại trong bộ sách Thơ văn Lý – Trần (1988), tập 2, quyển thượng, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội gồm 49 bài thơ và kệ cùng một ngữ lục Đối cơ. Đồng thời khi nghiên cứu về Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ để hệ thống nét tổng thể của tác giả này, chúng tôi ít nhiều có so sánh với Thi kệ và Ngữ lục của một số tác giả cùng thời. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tuệ Trung Thượng Sĩ là gương mặt ưu tú trong lịch sử dân tộc ta ở đời Trần. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông là nguồn tư liệu quý báu cho nhiều lĩnh vực khoa học khai thác như lịch sử, triết học, văn học,… Trong quá trình tìm hiểu về Tuệ Trung, chúng tôi nhận thấy thiền gia đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý trên ba phương diện sau: 3.1. Sưu tầm, dịch thuật văn bản - Trước 1945, thi kệ của Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng đã được dịch và giới thiệu trên báo Đuốc Tuệ, trên Nam Phong tạp chí nhưng chưa đầy đủ và chưa có hệ thống. - Năm 1968, ở Sài Gòn, Trúc Thiên đã phiên dịch quyển Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục từ chữ Hán ra chữ Việt. Bản dịch của ông được đánh giá khá cao. Có nhiều bài, các dịch giả khác về sau tham khảo và sử dụng lại. Tuy nhiên, ở đây dịch 3 giả cho rằng Tuệ Trung Thượng Sĩ là Trần Quốc Tảng, con của Trần Quốc Tuấn chứ không phải Trần Tung. - Năm 1988, Viện Văn học đã xuất bản Thơ văn Lý - Trần, tập 2, quyển thượng. Tập sách đã giới thiệu về tiểu sử, toàn bộ thơ, ngữ lục, tụng cổ của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Bên cạnh dịch và giới thiệu văn bản, các dịch giả cũng chú thích chi tiết, khoa học. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý báu cho những ai tìm hiểu về Tuệ Trung Thượng Sĩ trên nhiều phương diện. - Năm 2003, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau cho ra mắt cuốn Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải của Lý Việt Dũng. Cuốn sách này cũng là nguồn tư liệu quý để học tập, nghiên cứu tác phẩm của Tuệ Trung Thượng Sĩ bởi dịch giả đã phiên âm, dịch nghĩa, chú thích rất rõ ràng, khoa học. - Năm 2004, Thích Thanh Từ đã xuất bản cuốn Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải. Dịch giả đã dịch và giảng giải toàn bộ tác phẩm của Tuệ Trung và đã đánh giá tác phẩm là: “Một tác phẩm trác tuyệt, triết lý uyên thâm, văn chương thanh thoát.” [82, tr.6]. Đây được xem là công trình công phu, chi tiết nhất về tác phẩm của Tuệ Trung Thượng Sĩ từ trước đến nay. Tác phẩm trình bày rõ ràng bốn phần của tác phẩm: tiểu sử, ngữ lục, tụng cổ và thơ ca. Không chỉ dịch, Thích Thanh Từ còn giảng giải chi tiết tác phẩm của Tuệ Trung Thượng Sĩ với văn phong giản dị, dễ hiểu và giàu chất Thiền. 3.2. Nghiên cứu về Tuệ Trung Thượng Sĩ với tư cách là một nhà tư tưởng - Nguyễn Đăng Thục đã công bố một loạt công trình như: Thiền học Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (nhiều tập), Lịch sử triết học phương Đông (nhiều tập)... Các chuyên luận bàn về Thiền tông Việt Nam và tính kế thừa của nó qua nhiều thời kì. Đặc biệt trong công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 4, ở chương XIII - “Trúc Lâm bí quyết” hay thiền học đời Trần, học giả đã bàn về những điểm đáng ngờ trong hành trạng của Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng như tìm hiểu tư tưởng thiền của ông. Qua sự phân tích, lí giải, tác giả kết luận: tinh thần thiền học đặc biệt 4 của Thượng Sĩ là “không ăn chay, không cầu Phật, không “học Thiền”, không thuyết pháp, chỉ thuyết thực nghĩa là chỉ thực nghiệm cái chân lí nghệ thuật thiên nhiên tự do, phóng khoáng” [73, tr.222]. - Năm 1972, Nguyễn Lang trong quyển Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nhà xuất bản Lá Bối, Sài Gòn đã dành bảy chương trong tổng số mười lăm chương để giới thiệu về Phật giáo đời Trần. Riêng ở chương XI, tác giả đã giới thiệu về Tuệ Trung Thượng Sĩ với các phần sau: Diện mục Tuệ Trung; hòa quang đồng trần; đập vỡ thái độ bám víu vào khái niệm; phá vỡ những vấn đề giả tạo và diệu khúc bản lai tu cử xướng. Nguyễn Lang khẳng định Tuệ Trung là một thiền gia lớn có hành trạng đặc biệt: “Tùy tục hay không tùy tục, trộn lẫn với đời hay không trộn lẫn với đời, hành tung của Tuệ Trung chỉ có thể là hành tung của Tuệ Trung, chẳng ai có thể bắt chước mà trở nên một Tuệ Trung được” [44, tr.312]. Chính trong công trình này Nguyễn Lang là người đầu tiên trong giới khoa học khẳng định tên thật của Tuệ Trung Thượng Sĩ là Trần Tung (Trần Quốc Tung) chứ không phải là Trần Quốc Tảng như nhiều dữ liệu xưa đã ghi chép. - Năm 1985, Ủy ban Khoa học Xã hội - Viện Nghiên cứu Triết học xuất bản quyển Lịch sử Phật giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên. Cuốn sách đã bàn về Phật giáo Việt Nam du nhập từ Ấn Độ vào ở thế kỉ thứ II cho đến thế kỉ XIX. Công trình có đề cập đến tư tưởng thiền của Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Tuệ Trung không xuất gia, ông là một cư sĩ, nhưng có trình độ thiền học cao” [85, tr.248]. - Năm 1995, quyển Thiền học đời Trần do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản, gồm 28 bài viết của nhiều tác giả xoay quanh vấn đề tác phẩm, tư tưởng của các thiền gia đời Trần. Trong số đó có thể kể đến các bài viết đề cập trực tiếp về Tuệ Trung Thượng Sĩ: Con người Tuệ Trung Thượng Sĩ của Minh Chi; Chất thiền nơi Tuệ Trung Thượng Sĩ của Thích Minh Tuệ; Tuệ Trung Thượng Sĩ và Tinh thần siêu phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ của Thích Thanh Từ. Các bài viết này lí giải về thân thế, phong cách và đạo Thiền của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Các tác giả chỉ 5 ra tâm hồn của Tuệ Trung Thượng Sĩ là một tâm hồn siêu thoát, có thể hòa ánh sáng của mình vào cõi đời bụi bặm. - Năm 1996, Trương Văn Chung với luận án Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần; và năm 2000, Nguyễn Hùng Hậu viết Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, Từ khởi nguyên đến thế kỉ XIV, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Cả hai công trình này đều phân tích sâu, tổng kết gọn tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm qua hành trạng và tác phẩm của từng nhân vật tiêu biểu như: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Tuệ Trung xuất hiện trong hai công trình này với vị thế là bậc thầy về tư tưởng đối với người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. Tư tưởng Thiền của Tuệ Trung Thượng Sĩ được Trương Văn Chung khẳng định là “thiền hành động, thiền nhập thế tích cực (...). Tính tích cực ở đây không chỉ ở sinh hoạt hàng ngày mà có mục đích cao cả và lớn lao (...). Thiền ở Tuệ Trung Thượng Sĩ không dừng lại ở hoạt động giới hạn trong việc hành thiền như ngồi thiền, tu thiền... Mà thiền ở Tuệ trung Thượng Sĩ được khái quát hơn, rộng lớn hơn, có thể gọi là sống thiền.” [13, tr.58]. Còn Nguyễn Hùng Hậu nhấn mạnh: “Tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo đời Trần đặc biệt là Thiền Trúc Lâm Yên Tử (...). Ông là một nhà tư tưởng hiếm có của nước ta.” [31, tr.128]. - Năm 2002, Lê Mạnh Thát công bố công trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 3 (Từ Lý Thánh Tông đến Trần Nhân Tông), Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. Công trình đã lý giải về hành trạng của Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng như khẳng định những đóng góp của ông về mặt tư tưởng. Học giả Lê Mạnh Thát khẳng định: “Có thể nói lối sống thiền mà Tuệ Trung Trần Tung đưa ra vừa là một tổng kết tinh hoa tư tưởng của một giai đoạn Phật giáo mà bắt đầu với vua Lý Thánh Tông và dòng Thiền Thảo Đường, đồng thời vừa mở ra một giai đoạn Phật giáo mới, giai đoạn Phật giáo cư trần lạc đạo của vua Trần Nhân Tông (...). Tuệ Trung Trần Tung không chỉ cống hiến cho Phật giáo Việt Nam mà còn cho cả Phật giáo thế giới.” [72, tr.788]. 6 - Năm 2008, Trương Văn Chung và Doãn Chính đồng chủ biên công trình Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Công trình này có hai bài viết đề cập trực tiếp đến Tuệ Trung Thượng Sĩ. Bài Bước đầu tìm hiểu tư tưởng triết học Tuệ Trung Thượng Sĩ của Diệu Minh bàn bạc về bản thể luận và nhận thức luận của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Trên cơ sở đó, tác giả bài viết khẳng định: “Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã trở thành một trong những cơ sở lí luận, là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, trở thành giá đỡ tinh thần vững chắc cho sự thống nhất cao về tư tưởng trong đời sống xã hội, đưa chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kì phát triển hưng thịnh rực rỡ vào bậc nhất trong lịch sử.” [14, tr.140]. Cũng trong công trình này, bài viết Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung và hiện tượng học của Edmund Huserl: một số điểm tương đồng trong học thuyết về nhận thức và phương pháp luận triết học của Nguyễn Trọng Nghĩa, ông đã đánh giá: “Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung (1230 - 1291) là một nhà thiền học xuất sắc thời Trần, giữ vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam thế kỉ XIII.” [14, tr.141]. - Năm 2008, tại Quảng Ninh đã diễn ra hội thảo về Trần Nhân Tông nhân 700 năm ngày vị Tổ thứ nhất của phái Thiền Trúc Lâm viên tịch. Trong hội thảo này có rất nhiều bài tham luận viết về Trần Nhân Tông như: Vua Trần Nhân Tông và tinh thần “Bụt ở trong nhà”, Vua Trần Nhân Tông và bài học giải phóng dân tộc... được đăng tải trên các trang mạng đã tôn kính đề cập đến tư tưởng của Tuệ Trung với tư cách là người thầy, người chắp hạt giống chính pháp cho vị vua này. - Năm 2012, Lê Thị Thanh An với luận văn Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng Sĩ của. Trong luận văn này, tác giả ngoài việc giới thiệu về triều đại nhà Trần đã đi sâu nghiên cứu tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ về các mặt: bản 7 thể luận; nhận thức luận và nhân sinh quan trong tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ… 3.3. Nghiên cứu về Tuệ Trung với tư cách là một nhà thơ - Các bài viết của Nguyễn Huệ Chi xuất hiện từ rất sớm trên Tạp chí Văn học: Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ thiền thời Lý - Trần (Tạp chí Văn học, 1977, số 4, tr.116). Trong bài viết này, Nguyễn Huệ Chi ngoài việc chỉ ra sự nhầm lẫn của Bùi Huy Bích về thân thế của Tuệ Trung còn đề cập đến sự “lạ” trong sáng tác của Thượng Sĩ. Đó là thơ ca của Tuệ Trung “thể hiện khá đậm nét bản sắc con người nhà thi sĩ (...). Bởi vì, nói đến Phật là nói đến vô tâm, là bình đẳng, là không sai biệt (...). Ấy vậy mà một nhà tu hành trong quá trình cầu đạo lại dám thả lỏng cho bản ngã của mình tự do bộc lộ” [6, tr.127]. - Nguyễn Phạm Hùng với hai chuyên luận: Văn học Lý - Trần nhìn từ thể loại (NXB Giáo Dục, 1996), Thơ thiền Việt Nam - Những vấn đề lịch sử và tư tưởng (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998) và tập tiểu luận Trên hành trình văn học trung đại (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) đã đưa ra nhiều lí giải thú vị về thơ thiền Việt Nam qua các thời kì (thời nhà Lý, thời nhà Trần, thời nhà Lê đến nhà Nguyễn) cũng như sự cần thiết phải nghiên cứu thơ thiền từ khía cạnh thể loại. Đặc biệt trong công trình Thơ thiền Việt Nam - Những vấn đề lịch sử và tư tưởng (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998), ở Chương V - Thơ thiền thời Trần, Nguyễn Phạm Hùng đã chỉ ra nét riêng trong sáng tác của các gương mặt tiêu biểu cho thơ thiền thời kì này như: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Huyền Quang. Khi viết về Tuệ Trung, tác giả nhận định: “Cái độc đáo của nội dung thơ thiền Trần Tung là ở tư tưởng phóng cuồng hết sức mãnh liệt. Cái độc đáo của hình thức thơ thiền Trần Tung là mở rộng các biện pháp biểu hiện, từ thơ tới ca. Ca từ bằng chữ Hán của Trần Tung khó có tác gia thiền nào sánh kịp...” [38, tr.152]. - Nhà nghiên cứu Nguyễn Công Lý có hai chuyên luận: Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý - Trần (NXB Văn hóa Thông tin, 1997) và Văn học Phật giáo thời Lý - Trần: diện mạo và đặc điểm (NXB Đại học Quốc gia TP. 8 Hồ Chí Minh, 2002) cung cấp cho độc giả cái nhìn có hệ thống, đầy đủ về diện mạo, đặc điểm và bản sắc dân tộc trong văn học thời Lý - Trần, đặc biệt là về dòng văn học Phật giáo của một thời đại phát triển rực rỡ vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Để củng cố vững chắc các luận điểm của mình, tác giả trích dẫn nhiều dẫn chứng, bao gồm trong đó cả những sáng tác của Tuệ Trung Thượng Sĩ. - Đoàn Thị Thu Vân đã có rất nhiều bài viết bàn về văn học Lý - Trần đăng trên Tạp chí Văn học như: Một vài nhận xét về thơ thiền Lý - Trần, Tạp chí Văn học, số 2, tr.35; Quan niệm về con người trong thơ thiền Lý - Trần, Tạp chí Văn học, số 3, tr.12; Khoảnh khắc “Quên” trong thơ thiền, Tạp chí Văn học, 1998, số 4, tr.90. Và đáng chú ý hơn cả là chuyên luận Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỉ X - thế kỉ XVI (NXB Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 1996). Trong công trình này, tác giả tập trung khảo sát đặc điểm nghệ thuật của thơ thiền Lý - Trần về các mặt: ngôn ngữ, hình tượng, giọng điệu, thể loại và kết cấu. Ở đó, nhiều sáng tác của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã được đưa ra làm dẫn chứng chứng minh cho các luận điểm. Năm 2008, NXB Giáo dục xuất bản quyển Văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X - cuối thế kỉ XIX) do Đoàn Thị Thu Vân chủ biên, khi viết về văn học thời đại Lý - Trần, có đề cập đến một số câu hoặc bài thơ của Tuệ Trung để minh họa cho các đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thơ thiền thời đại. - Năm 1998, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã xuất bản quyển sách Tuệ Trung nhân sĩ - Thượng Sĩ - Thi sĩ của Nguyễn Duy Hinh. Công trình này gồm ba chương chính: Chương I: Tuệ Trung - nhân sĩ; Chương II: Tuệ Trung - Thượng Sĩ; Chương III: Tuệ Trung - thi sĩ. Qua ba chương này, Nguyễn Duy Hinh khẳng định: “Tuệ Trung là một nhân sĩ quý tộc, một Thượng Sĩ hạng trí giả, một nhà thơ thiền mà chất Lão - Trang đậm đà trong hình tượng thơ ca (...). Thơ thiền của Tuệ Trung thoát tục mà không xuất thế, cuồng mà không say.” [33, tr.254]. - Năm 2000, Viện khoa học Xã hội - Trung tâm Nghiên cứu Hán Nôm đã kết hợp với Nhà xuất bản Đà Nẵng cho ra đời quyển Tuệ Trung Thượng Sĩ với Thiền tông Việt Nam. Công trình gồm 30 bài tham luận của các tác giả khác nhau đã 9 phân tích, lí giải tư tưởng Thiền học và đặc điểm con người Tuệ Trung thông qua sáng tác và các giai thoại. Trong các bài viết, các tác giả đã thống nhất Tuệ Trung là thiền gia, nhà tư tưởng, nhà quân sự, đồng thời là vị thầy của Sơ Tổ Trúc Lâm, có ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ đến Thiền tông đời Trần nói riêng, Thiền tông Việt Nam nói chung. Trong công trình này có một số bài viết khẳng định sáng tác của Tuệ Trung ngoài việc thể hiện ông là một thiền gia uyên thâm, còn có giá trị văn chương, cho thấy Tuệ Trung không chỉ là Thượng Sĩ mà còn là thi sĩ. Thích Tín Đạo nhận định: “(...)Trong Thượng Sĩ ngữ lục (...) đi sâu vào lĩnh vực nghiên tẩm và thưởng thức, chúng ta sẽ bắt gặp trong đó những nguồn cảm hứng tuyệt vời qua cái nhìn của một thiền sư cư sĩ, âm điệu nhẹ nhàng toát lên một cách nhịp nhàng rung chuyển về cả hai mặt: nghệ thuật thẩm mĩ và tư tưởng siêu thoát. (...)Thượng Sĩ không những làm nổi bật hình ảnh một cư sĩ đã thâm nhập lẽ đạo trong việc dốc tâm thọ pháp tu tập thực hành về Thiền học với các thiền sư nổi tiếng thời đó để chứng ngộ pháp chánh, ông còn là hình ảnh một thi nhân không những chỉ biết rung cảm ca tụng vẻ thẩm mĩ của thiên nhiên, mà còn biết thưởng thức nét sinh động hay tịch lặng của nó qua lăng kính nhìn về thực tại...” [94, tr.185]. Trần Thanh Đạm cũng thống nhất với ý kiến trên, khẳng định thêm: “(...)Vị Thượng Sĩ ấy trước hết là một thi sĩ. Có lẽ phải dành cả một chuyên đề riêng để bàn về thi hứng và thi pháp thơ Tuệ Trung. Tôi cứ nghĩ rằng trong các thiền gia thời Lý - Trần thì Tuệ Trung thi sĩ hơn cả. Đặc biệt ông là cao thủ về thơ tứ tuyệt vốn cũng là một lợi khí nghệ thuật của Thiền tông Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Những bài tứ tuyệt của Tuệ Trung về tứ thơ thâm trầm và lời lẽ cao đẹp có thể sánh với thơ Vạn Hạnh, Viên Chiếu đời Lý, song ở ông phong phú, dồi dào hơn...” [94, tr.276]. 10 - Năm 2001, Lê Giang với luận án Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam. Trong mục 1.3.2. Ý thức văn học của các thiền sư thời Lý - Trần, tác giả nhận thấy: Tuệ Trung là thiền gia sống theo cảm hứng tự do giống như Bố Đại hòa thượng, thiền sư Phổ Hóa, sư Trí Dược. Đồng thời tác giả khẳng định: “Cho đến trước khi Trần Tung xuất hiện, chưa bao giờ chúng ta gặp một hồn thơ tự do, hào sảng đến như thế” [23, tr.40]. Tác giả không phân tích sâu nhận định này, nhưng có trích dẫn bài Đề tịnh xá và một đoạn trong Phóng cuồng ngâm làm dẫn chứng. - Năm 2008, luận án Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm của Trần Lý Trai. Luận án đã lí giải tác phẩm của Tuệ Trung cùng những sáng tác của các tác giả thuộc Thiền phái về các mặt: + Tư tưởng Thiền học với quan điểm: Phật tại tâm; chủ thuyết Cư trần lạc đạo; tinh thần tùy duyên; phương thức hành thiền tu chứng. + Những cảm hứng chính như: Cảm hứng bản thể giải thoát; cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm màu; cảm hứng nhân văn - thế sự và cảm hứng quê hương đất nước - Quê hương Thiền tông. + Giá trị nghệ thuật về các mặt: thể loại, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật. Đối tượng chính của các công trình này là văn học của cả một thời đại, Tuệ Trung chỉ là một tác giả trong số rất nhiều tác giả góp phần làm nên diện mạo văn học của thời đại ông đương sống. Vì vậy Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ chưa được bàn bạc cặn kẽ. - Năm 2009, Trần Thị Thu Hiền với luận văn Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng Sĩ cho thơ thiền Việt Nam. Luận văn đã chỉ ra những đóng góp cụ thể của Tuệ Trung đối với thơ thiền Việt Nam đời Trần trên các phương diện nội dung - tư tưởng như: Tư tưởng “tùy duyên”; tinh thần chấp phá triệt để; tinh thần tự tin vào bản thân và tinh thần dung hợp tam giáo và những đóng góp về nghệ thuật như: Về ngôn ngữ; về hình tượng nghệ thuật; về giọng điệu; về thể loại và kết cấu. 11 Nhìn chung tư tưởng triết học và sự nghiệp văn học của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã và đang được quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với số lượng bài viết phong phú và chứa đựng nhiều tư tưởng có giá trị. Kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu và góp phần làm sáng tỏ về nội dung tư tưởng - cảm hứng và hình thức nghệ thuật Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp và thao tác sau: - Phương pháp loại hình: nghiên cứu loại hình tư tưởng, loại hình tác giả, loại hình thể loại… Đây là phương pháp chính chúng tôi vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài. - Phương pháp phân tích: Để tìm hiểu Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, việc cần làm trước tiên là đi sâu phân tích tác phẩm của thiền gia. Trên cơ sở đó sẽ có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong trước tác của Tuệ Trung. - Phương pháp tổng hợp (Phương pháp hệ thống): Đây là phương pháp hữu hiệu trong việc tìm hiểu Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung. Đặc điểm về nội dung cũng như nghệ thuật của một tác giả thường trải dài trong suốt quá trình sáng tác chứ ít khi thể hiện đầy đủ trong chỉ một tác phẩm. Sáng tác của Tuệ Trung cũng không ngoại lệ. Vì vậy cần có một cái nhìn xuyên suốt để chỉ ra những đặc điểm cần lưu ý, đồng thời cũng là những đóng góp trong toàn bộ tác phẩm của ông. - Phương pháp so sánh - lịch sử: Để tìm hiểu Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, không thể tách tác giả ra khỏi dòng chảy của thơ văn thời đại. Chỉ khi đặt nhà thơ trong quan hệ so sánh với những bậc tiền bối đi trước, cũng như thế hệ các tác giả cùng thời và sau đó, mới thấy được ông đã kế thừa điều gì và sáng tạo ra điều gì mới mẻ. 12 - Thao tác thống kê: Đây cũng là thao tác cần thiết để thống kệ số lượng tác phẩm, thể loại trong sáng tác của Tuệ Trung Thượng Sĩ, tạo nên cơ sở nhận định mang tính khoa học ở những chỗ cần thiết. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn nêu một số nét quan trọng về lịch sử triều Trần, trình bày tóm tắt tiểu sử của Tuệ Trung Thượng Sĩ trong đó làm nổi rõ chân dung một tướng lĩnh, một thiền gia và một thi sĩ. Luận văn cũng đã phân tích sâu nội dung cảm hứng và hình thức nghệ thuật Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Do đó, kết quả của luận văn có thể làm tư liệu cho những ai quan tâm đến văn chương cũng như các phương diện khác liên quan đến Tuệ Trung Thượng Sĩ. 6. Kết cấu luận văn Đề tài Tìm hiểu Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ gồm những nội dung như sau: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Tuệ Trung Thƣợng Sĩ với triều đại nhà Trần (24 trang, từ trang 13 đến trang 36) Chƣơng 2: Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung Thƣợng Sĩ nhìn từ phƣơng diện nội dung (44 trang, từ trang 37 đến trang 80) Chƣơng 3: Thi kệ và Ngữ lục của Tuệ Trung Thƣợng Sĩ nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật (29 trang, từ trang 81 đến trang 109) Trong ba chương của luận văn, chương 1 là chương nền tìm hiểu thời đại nhà Trần và tác gia Tuệ Trung Thượng Sĩ. Chương 2 và chương 3 là hai chương trọng tâm tìm hiểu nội dung tư tưởng – cảm hứng và hình thức nghệ thuật trong thi kệ của Tuệ Trung Thượng Sĩ. 13 Chƣơng 1 TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ VỚI TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN 1.1. Triều đại nhà Trần Nhà Lý (1009 – 1225), sau thời kì hưng thịnh, từ khoảng giữa thế kỉ XII, đất nước bước vào suy vi. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương tỏ ra quan liêu, lỏng lẻo trong việc quản lý. Ở nhiều địa phương các thế lực địa chủ phong kiến đã tập hợp lực lượng nổi dậy chống phá triều đình. Do có công giúp triều đình nhà Lý dẹp loạn, lập lại trật tự, gia tộc họ Trần ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (Nam Định) được trọng dụng đã lần lượt đưa con cháu vào cung giữ những chức vụ quan trọng trong triều để thao túng quyền bính và dần dần thâu tóm mọi quyền lực trong tay. Mặc dù trên danh nghĩa Lý Huệ Tông là người đứng đầu một nước nhưng kỳ thực hầu như mọi quyền hành của triều đình đều nằm trong tay anh em họ Trần. Vào năm Ất Dậu (1225) vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh mới bảy tuổi. Công chúa Chiêu Thánh lên ngôi lấy hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Theo sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và vào ngày 12 tháng chạp năm Ất Dậu (1225), tức ngày 11- 1-1226, Lý Chiêu Hoàng chính thức nhường ngôi Hoàng đế cho chồng là Trần Cảnh. Vương triều Lý đến đây chấm dứt sau 216 năm cầm quyền. Trần Cảnh lên ngôi, hiệu là Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của triều Trần. Nhà Trần (1225 – 1400) là một trong vài triều đại lớn nhất của lịch sử nước ta thời trung đại. Viết về lịch sử Việt Nam đời Trần có nhiều tài liệu trình bày theo nhiều cách khác nhau. Nhằm làm rõ cho luận văn, chúng tôi xin trình bày một vài nét khái quát sau: 14 1.1.1. Về chính trị Tổ chức nhà nước dưới triều Trần: Trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng từ đời Lý, nhà Trần tiếp tục công cuộc dựng nước và giữ nước. Đứng đầu triều đình vẫn là Hoàng đế, nhưng khác với thời Lý, các vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự mình xưng là Thái thượng hoàng, cùng con trông nom việc nước. Dưới vua vẫn là các chức Tam Thái, Tam Thiếu và có đặt thêm Tam Tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không). Đứng đầu hàng ngũ các quan lại là chức Tả, Hữu Tướng quốc. Giúp việc cho Tướng quốc có các chức Hành khiển, gồm Hành khiển tả hữu ty ở cung Thánh từ và Hành khiển ty ở cung Quan triều. Bên dưới chia thành hai ban văn võ. Bên văn có Thượng thư các bộ, giúp việc cho Thượng thư có Thị lang và Lang trung. Bên võ, lúc cần đặt chức Tiết chế tổng chỉ huy toàn quân, lúc bình thường đặt chức Phiêu kỵ tướng quân. Bên dưới có các chức Đô tướng quân, Tướng quân... Ngoài ra, ở Kinh đô còn đặt các cơ quan chuyên trách như Ngự sử đài, Khu mật viện, Hàn lâm viện, Thẩm hình viện, Quốc sử viện, Quốc tử giám, Thái y viện, Thái chức ty, Tam ty viện, Đăng văn viện...; Về Tăng quan, cũng giống như ở đời Lý, có các chức Quốc sư, Tăng thống, Tăng lục, Tăng chính. Nhà Trần cho đổi 24 lộ thời Lý ra thành 12 lộ. Đứng đầu mỗi lộ có Chính, Phó An phủ sứ. Dưới lộ là phủ, châu, huyện, xã. Ngoài ra, nhà Trần còn đặt thêm một số chức quan chuyên môn thực hiện chức năng kinh tế như Hà đê chính phó sứ, Khuyến nông sứ và Đồn điền sứ. Năm 1230, nhà Trần cho ban hành bộ Quốc triều thông chế và đến năm 1341 cho ban hành tiếp bộ Hình thư. Đó là những công trình lập pháp quan trọng nhất của triều đại. Trên lĩnh vực quân sự, nhà Trần tiếp tục chính sách “ngụ binh ư nông”, xây dựng được một đội quân hùng mạnh theo phương châm “binh cốt tinh nhuệ, chứ không cốt nhiều”. Đội quân này đã ba lần đánh tan các đạo quân xâm lược Nguyên – Mông hùng mạnh, bảo toàn được nền độc lập của dân tộc. 15 Kháng chiến chống Nguyên – Mông xâm lược (1258 - 1288): Từ thế kỷ XII trở về trước, Mông Cổ còn ở tình trạng liên minh bộ lạc, nhưng bước sang thế kỷ XIII một đế chế Mông Cổ hùng mạnh ra đời và đã nhanh chóng trở thành một đế quốc rộng lớn vắt ngang địa cầu, từ bờ Thái Bình Dương đến bờ Hắc Hải, gây bao nỗi kinh hoàng cho các dân tộc trên thế gi ới. Trong 30 năm, từ 1258 đến 1288, quân xâm lược Nguyên – Mông đã ba lần kéo sang định “làm cỏ” nước ta. Để thực hiện mưu đồ đó, năm 1257, Thành Cát Tư Hãn sai sứ sang đòi nhà Trần đầu hàng. Trước sự ngang ngược của chúng, vua Trần cho bắt trói sứ giả ném vào nhà giam và ra lệnh cả nước chuẩn bị chiến đấu. Chờ mãi không thấy sứ giả trở về, đầu năm 1258, ba vạn quân Mông Cổ, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy theo đường sông Thao kéo sang. Quân ta, do vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông lãnh đạo, đã chiến đấu dũng cảm, nhưng vì thế giặc quá mạnh nên buộc phải rút bỏ kinh thành, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, đẩy địch vào thế nguy khốn. Sau đó, ta tiến hành phản công tại Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng tại Hà Nội), đánh bật quân địch ra khỏi Thăng Long, đuổi chúng về nước. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên đầu năm 1258 bản thân Thái Tông cũng tự làm tướng đi đốc chiến, xông pha giữa trận tiền. Chỉ trong vòng nửa tháng, cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Mông Cổ bị đại bại. Năm 1279, nhà Nguyên – Mông đánh bại Nam Tống, chiếm cứ toàn bộ Trung Quốc. Đến đầu năm 1285, chúng đưa quân đánh chiếm Champa làm bàn đạp tấn công từ phía nam lên, năm mươi vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy, được lệnh tấn công Đại Việt. Quân dân Đại Việt, một lần nữa, bỏ kinh thành, rút lui về phía nam. Từ Champa, lập tức quân Toa Đô được lệnh đánh lên để khép chặt vòng vây vua tôi nhà Trần. Dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, nhà Trần đã đánh lừa bọn giặc, vượt vòng vây, đợi khi thời cơ đến tiến hành phản công, cắt đôi lực lượng giặc và đánh mạnh vào các căn cứ phòng thủ của chúng ở ven Thăng Long. Tiếp đó, cả nước được lệnh 16 nổi lên đánh lớn. Giặc bị đánh ở nhiều nơi và bị tiêu diệt ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Nhân đà thắng lớn, quân ta tiến về giải phóng Thăng Long. Trước sự tấn công của ta, Thoát Hoan vội vã chui vào ống đồng, sai lính khiêng chạy về nước. Đại bộ phận quân giặc bị tiêu diệt, Toa Đô bị chém đầu. Sau hai tháng tổng phản công, quân dân Đại Việt đã đánh tan hơn nửa triệu quân xâm lược. Sau hai lần thất bại, Hốt Tất Liệt (tức Nguyên Th ế Tổ) vô cùng tức tối, y quyết định hoãn cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung đánh trả thù Đại Việt. Cuối năm 1287, năm mươi vạn bộ binh, do Thoát Hoan chỉ huy, được lệnh xuất phát, cùng với một hạm đội gồm 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy và 70 thuyền lương do Trương Văn Hổ phụ trách. Trước lúc lên đường, Hốt Tất Liệt căn dặn: “Chớ cho Giao Chỉ là một nước nhỏ mà khinh thường”. Bộ binh giặc theo hai đường Lạng Sơn, Vân Nam kéo xuống. Cánh quân thuỷ theo ngã Vân Đồn vào cửa sông Bạch Đằng để hội với Thoát Hoan tại Vạn Kiếp. Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư đánh đắm toàn bộ đoàn thuyền lương của địch, khiến Thoát Hoan vô cùng tức tối, xua quân về Thăng Long để bắt vua Trần, nhưng vua Trần đã rút khỏi kinh thành. Giặc điên cuồng cướp phá các làng mạc, nhưng chúng lại bị nhân dân chống trả quyết liệt. Trước tình thế khốn đốn, Thoát Hoan ra lệnh đốt phá Thăng Long và rút về Vạn Kiếp. Vạn Kiếp cũng chẳng phải là chốn dung thân, nên y quyết định nhanh chóng rút quân về nư ớc nhưng chúng đã bị quân ta mai phục để tiêu diệt. Đầu tháng 4 năm 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút lui theo đường sông Bạch Đằng đã bị quân ta dồn vào bãi cọc ở ngã ba sông Chanh để diệt gọn, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cùng thời gian này, ta liên tiếp phục kích, đánh tả tơi đạo quân bộ rút chạy về hướng Lạng Sơn. Thoát Hoan cùng một số bại tướng phải liều mạng, vượt rừng theo đường tắt về nước. Cuộc xâm lược lần thứ ba của quân thù bị đập tan. Ngày 28 tháng 4 năm 1288, vua Trần và triều đình trở về lại Kinh đô làm lễ mừng chiến thắng trong

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net