Toàn cầu hóa và vấn đề phát triển nguồn nhân lực việt nam hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Toàn cầu hóa và vấn đề phát triển nguồn nhân lực việt nam hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----000----- LÊ THỊ HOÀI NGHĨA TOÀN CẦU HÓA VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----000----- LÊ THỊ HOÀI NGHĨA TOÀN CẦU HÓA VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ VĂN GẦU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, dìu dắt tận tình của quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học trong và ngoài Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Vũ Văn Gầu – người thầy đã nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học. Tôi xin cảm ơn những tình cảm quý báu của Ban chủ nhiệm cũng như quý thầy, cô trong Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên trong gia đình tôi – những người thân yêu nhất của tôi luôn là chỗ dựa vững chắc, giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn và tạo mọi điều kiện để tôi yên tâm học tập công tác và có được kết quả như ngày hôm nay. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh, chị học viên Cao học, chuyên ngành Triết học, khóa 2008 – 2011 và những người bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tác giả LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. VŨ VĂN GẦU. Những kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trì nh nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Người cam đoan Lê Thị Hoài Nghĩa MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ....................................................... 10 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ........................ 11 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.................................. 11 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 11 Chƣơng 1: TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY........ 12 1.1. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TOÀN CẦU HÓA ........ 12 1.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa..................................................................... 12 1.1.2. Nguồn gốc của toàn cầu hóa ............................................................ 19 1.1.3. Đặc điểm của toàn cầu hóa ............................................................... 22 1.2. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................................................... 26 1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực ................................................................ 26 1.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .... 28 1.2.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực................................................ 40 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................... 44 1.3.1. Những thời cơ và thuận lợi ............................................................... 44 1.3.2. Những nguy cơ và thách thức ........................................................... 63 Kết luận chương 1 ....................................................................................... 69 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA .... 70 2.1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY ... .............. 70 2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực .................................................................. 71 2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực ..................................................................... 73 2.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực ............................................................... 79 2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................... 91 2.2.1. Thiếu định hướng trong phát triển nguồn nhân lực ......................... 91 2.2.2. Nền giáo dục – đào tạo còn nhiều hạn chế ...................................... 94 2.2.3. Chính sách sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập .................. 103 2.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ................................................................................................... 106 2.3.1. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực .............................. 110 2.3.2. Đổi mới chính sách sử dụng nguồn nhân lực ................................ 117 2.3.3. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống của con người ................................................................................... 121 Kết luận chương 2 ..................................................................................... 123 KẾT LUẬN .............................................................................................. 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 126 PHỤ LỤC ................................................................................................. 138 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỷ XXI, toàn cầu hóa đang làm gia tăng dòng giao lưu toàn cầu về vốn đầu tư, hàng hóa, lao động, dịch vụ ngân hàng, thông tin, v.v…Sự thâm nhập lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia đã tạo ra nhiều mối quan hệ mới, tạo ra những cơ hội cho một số quốc gia này, song lại là thách thức với những quốc gia khác. Với mục đích tìm lợi nhuận siêu ngạch và vươn tới những đỉnh cao trong kinh doanh, các công ty xuyên quốc gia nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình trên phạm vi toàn cầu nhằm khai thác những cơ hội đầu tư. Các dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ngày càng đổ về nước có lợi thế về trí thức và tay nghề cao của nguồn nhân lực. Về vấn đề trên, Phernando Enrike Cardozo (Tổng thống Brazil) nhận định như sau: “Khả năng cạnh tranh của mỗi nước ngày càng được xác định nhiều hơn bởi chất lượng các nguồn lực con người, tri thức, khoa học, công nghệ - những cái được áp dụng trong quá trình sản xuất. Sự dư thừa sức lao động và nguyên liệu ngày càng là một lợi thế so sánh có giá trị thấp, trong khi mà tỷ phần của chúng trong giá trị bổ sung của tất cả các sản phẩm đang giảm đi. Xu hướng không thể đảo ngược này làm cho thành công của các nước ít xảy ra nếu dựa vào sức lao động rẻ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên” [96]. Một đặc trưng đáng kể của toàn cầu hóa là sự liên kết thế giới những công đoạn sản xuất và phân phối giữa các địa điểm khác nhau về địa lý do nhiều công nghệ mới, trước hết là những công nghệ truyền thông và thông tin mới. Về đặc trưng này, R.Reich (1993) viết như sau: “Thiết bị chính xác đối với môn hockey (khúc côn cầu) trên băng được phát minh ở Thủy Điển, cấp vốn ở Canada, lắp ráp ở Cleveland (Hoa Kỳ) và Đan Mạch, rồi được 2 phân phối ở Bắc Mỹ và châu Âu… Một chiếc ôtô được Nhật Bản cấp vốn, thiết kế ở Italia và dựng khung ở bang Indiana (Hoa Kỳ), Mexico và Pháp; nó bao gồm những linh kiện điện tử mới nhất được hiệu chỉnh tại New Jersey (Hoa Kỳ) và được sản xuất tại Nhật Bản” [96]. Điều này cho thấy rằng, muốn tham gia bình đẳng vào xu thế toàn cầu hóa, nguồn nhân lực của các quốc gia có sự thâm nhập kinh tế lẫn nhau, phải có được một trình độ tương đương về khoa học, công nghệ, về học vấn và trình độ chuyên môn, cũng như về kỹ năng sản xuất. Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và tay nghề mới là lợi thế cạnh tranh cho mỗi quốc gia. Nếu nguồn nhân lực chỉ hàm chứa những lao động với trình độ kỹ thuật đơn giản thì sẽ là sức ép đối với quá trình tăng trưởng và phát triển ở những nước đi sau về công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Ở đây, các nước chậm phát triển rất lúng túng trước một mâu thuẫn điển hình: do nghèo nên thường không đầu tư đúng mức vào việc đào tạo nguồn nhân lực. Và, khi nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng thấp thì đến lượt mình, nó lại làm cho quá trình tăng trưởng và phát triển không tiến nhanh lên được. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những chuẩn mực về kỹ năng và năng suất lao động, về hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh ngày càng phụ thuộc vào việc vận dụng những tiến bộ công nghệ và tri thức khoa học. Chỉ có con người làm chủ được tiến bộ công nghệ và tri thức khoa học mới làm chủ được quá trình phát triển. Vì vậy, tạo dựng nguồn nhân lực đáp ứng tốt đòi hỏi ấy đang là bài toán phức tạp cho tất cả các quốc gia muốn tích cực và chủ động hội nhập toàn cầu hóa cùng nhân loại. Chưa lúc nào vấn đề phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở Việt Nam như giai đoạn hiện nay, bởi hai lẽ: Thứ nhất, đất nước giành được nhiều thành tựu to lớn sau hơn 25 năm đổi mới, nay bước vào một thời kỳ phát triển mới sau khi đã hội nhập toàn 3 diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức chưa từng có, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng. Thứ hai, thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất cơ hội đang đến với đất nước. Không mau chóng khắc phục được yếu kém này, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức mới, sẽ kéo dài sự tụt hậu của đất nước với nhiều hệ lụy nan giải. Như vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực đất nước để có thể chủ động và tích cực hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa hiện nay trở nên vô cùng cấp thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Toàn cầu hóa và vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nguồn nhân lực là một trong những đề tài đã thu hút sự chú ý không chỉ những nhà lãnh đạo mà còn là vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học nghiên cứu ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến lược con người nói chung cũng như nguồn nhân lực nói riêng ở từng góc độ và các lĩnh vực khác nhau. Các công trình trước đây từ năm 1980 đến 1996 hầu hết các tác giả đều đề cập đến vai trò con người trong sự nghiệp đổi mới hay vai trò nhân tố con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội như Phát huy nhân tố con người trong quản lý kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Sáu – Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, Con người và công cuộc đổi mới (KX.07 Kỷ yếu Hội thảo khoa học tháng 7/1993 tại TP.HCM). Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu chủ yếu bàn về vai trò và việc phát triển nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như sau: “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” của PGS. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 4 1996) đã giới thiệu khái quát về vai trò của nguồn nhân lực ở một số nước trên thế giới dước tác động của giáo dục – đào tạo, qua đó nêu bật vai trò của giáo dục – đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa trong cuốn “Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997) đã phân tích giá trị thế giới quan và phương pháp luận của triết học trong việc nhận thức và hoạch định chiến lược, chính sách và phương pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời, phân tích vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và đề xuất các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do PGS. Mai Quốc Chánh chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999) đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó, các tác giả cuốn sách đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” của TS. Bùi Thị Ngọc Lan (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002) đã đưa ra những phương hướng giải pháp chủ yếu để phát huy nguồn nhân lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên sơ sở phân tích vị trí, vai trò của nguồn nhân lực trí tuệ trong sự phát triển xã hội, phân tích những đặc điểm chủ yếu của nguồn lực trí tuệ, thực trạng và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam. “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Hữu Dũng (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003) đã phân tích một số vấn 5 đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố, sử dụng nguồn lực con người, đồng thời đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS. Đoàn Văn Khái (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) đã trình bày vai trò của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phân tích thực trạng nguồn nhân lực và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Phát triển nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” do Tiến sĩ Vũ Bá Thể biên soạn (Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2005) đã nêu một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm một số nước trong việc phát huy nguồn lực con người để phát triển kinh tế, phân tích thực trạng nguồn nhân lực của nước ta những năm qua. Từ đó, tác giả đề xuất định hướng và những giải pháp phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có những công trình và tác phẩm nghiên cứu nguồn nhân lực ở các vùng, địa phương như luận văn thạc sỹ Phát triển nguồn nhân lực nữ trong hệ thống chính trị tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay của Trương Thị Đẹp, năm 2006, luận văn thạc sỹ Phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre hiện nay của Nguyễn Thị Mỹ Phương, năm 2009, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Rô Be mang tên Quá trình thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Đảng bộ tỉnh Cà Mau giai đoạn 1997-2007, năm 2009… Tùy đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa phương mà các tác giả đã thể hiện những quan điểm khác nhau nhằm góp phần sáng tỏ ý nghĩa của việc phát triển 6 nguồn nhân lực đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Qua đó, các tác giả cũng phân tích thực trạng nguồn nhân lực của địa phương và trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp thiết thực đối với sự phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Vấn đề toàn cầu hóa cũng là mối quan tâm của nhiều người từ các nhà lãnh đạo đất nước, các chuyên gia hoạch định chính sách đến các nhà khoa học và cho tới những người dân bình thường. Đã có nhiều cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này từ nhiều khía cạnh khác nhau. Khái quát lại, có thể chia thành hai nhóm theo hai hướng nghiên cứu chính như sau: Nhóm thứ nhất là các công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và tác động của toàn cầu hóa trên quy mô lớn. Theo hướng này, có thể kể đến các công trình chủ yếu sau: “Chiếc Lexus và cây Ôliu” xuất bản lần đầu vào năm 1999 của nhà báo Thomas L. Friedman (Người dịch: Lê Minh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005). Cuốn sách chủ yếu tập trung làm rõ cách hiểu về toàn cầu hóa, những tác động của toàn cầu hóa lên các nền kinh tế và chính trị của các nước trên thế giới. Thông qua hình ảnh chiếc xe Lexus – hình ảnh đại diện cho nền công nghiệp hiện đại và cây ôliu – hình ảnh đại diện cho tính đa dạng của các nền văn hóa hay bản sắc văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tác giả đã nói lên sự xung đột không thể tránh khỏi giữa tính dân tộc với quá trình toàn cầu hóa. Sau “Chiếc Lexus và cây Ôliu”, năm 2005, Thomas L. Friedman viết tiếp quyển “Thế giới phẳng” bàn về toàn cầu hóa, được Nhà xuất bản Trẻ dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 2006. Trong đó, tác giả chia toàn cầu hóa ra làm 3 giai đoạn, theo đó toàn cầu hóa hiện nay ở giai đoạn 3.0, với sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho thế giới trở nên “phẳng”, với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”. 7 “Tính hai mặt của toàn cầu hóa” của TS. Trần Văn Tùng (Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2000) đã tổng kết lại những tác động của toàn cầu hóa trong giai đoạn từ 1985 đến 1995. Tác giả tập trung làm rõ mặt tiêu cực và hạn chế của toàn cầu hóa đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển (tình trạng khủng hoảng nợ, tổn thất tài nguyên, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo…). Bài viết “Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đối với Việt Nam hiện nay” của PGS.TS. Phạm Văn Đức đăng trên Tạp chí Triết học số 3 (178) năm 2006 đã chỉ ra những thách thức và cơ hội đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, đồng thời khẳng định: “Toàn cầu hoá kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hoá; nó đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị. Đến lượt mình, những thay đổi về chính trị lại có tác động trở lại đối với kinh tế. Song, cái cần quan tâm và nhấn mạnh lại chính là sự tác động của kinh tế và những thay đổi chính trị đối với văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá” [23]. Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu về bản chất và những tác động của toàn cầu hóa ở phạm vị hẹp và chuyên sâu, trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng, lối sống, đạo đức… Theo hướng này, có thể kể đến các công trình sau: Cuốn sách “Toàn cầu hóa và khu vực hóa: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển” (Thông tin khoa học xã hội – Chuyên đề - Hà Nội, 2000) tập hợp các bài viết của các học giả trong và ngoài nước tập trung phân tích thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa đối với các nước đang phát triển chủ yếu trên góc độ kinh tế. Năm 2001, trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, hiệp hội các hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội châu Á đã tổ chức Đại hội lần thứ 14 tại Việt Nam với chủ đề xoay quanh toàn cầu hóa. Các tham luận tại hội thảo sau đó được tập hợp trong Kỷ yếu Đại hội mang tên “Toàn cầu hóa và ảnh hưởng đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Các khía cạnh kinh 8 tế, xã hội và văn hóa”, xuất bản tháng 11 năm 2001 ở Hà Nội. Các tham luận của học giả các nước chủ yếu tập trung vào việc phân tích, chỉ ra tác động của toàn cầu hóa trên các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với từng nước ở châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Philippin, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Từ đó, tác giả các tham luận đã đề xuất những đường hướng phát triển đất nước mình nhằm tận dụng những cơ hội và vượt qua các thách thức mà toàn cầu hóa đem lại. Năm 2002, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin đã cho xuất bản cuốn “Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói - Xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập”, Vũ Hoàng Linh dịch từ cuốn sách cùng tên của Ngân hàng Thế giới và Nhà xuất bản Đại học Oxford, vốn là Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới. Cuốn sách tập trung nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nước đang phát triển, đặc biệt đối với người nghèo hiện đang sống ở các nước này. Cuốn sách đi đến kết luận: “sự hội nhập quốc tế toàn cầu đã góp phần giảm nghèo đói và không nên đảo ngược tiến trình này. Nhưng nền kinh tế thế giới có thể còn có tính hội nhập cao hơn nữa: sự tăng trưởng của thị trường toàn cầu cần không được bỏ qua những nước với tổng số dân lên đến hai tỷ người. Các nước giàu có thể làm được nhiều điều, thông qua cả viện trợ và chính sách thương mại, để giúp các nước hiện nay đang bị gạt ra ngoài lề, bước vào con đường hội nhập” [62, xvi]. Trong kế hoạch hợp tác giữa Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với Viện Quốc tế Konrard Adenauer (Cộng hòa liên bang Đức), hai cuộc hội thảo về “Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2002 và tháng 12 năm 2003. Các cuộc tranh luận của các học giả Việt Nam và Đức đã được tập hợp trong cuốn sách Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam do Nhà xuất bản Thế giới xuất bản 9 năm 2003. Tuy có những điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng các bài tranh luận nhìn chung tập trung vào ba mảng lớn: những khái niệm chung về toàn cầu hóa, những hệ quả của toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đối với sự hội nhập của Việt Nam. Về mảng thứ nhất, các bài tranh luận chủ yếu xoay quanh khái niệm toàn cầu hóa, nguồn gốc và bản chất của toàn cầu hóa. Về mảng thứ hai, các nhà nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, đã đi sâu phân tích những vấn đề đặt ra, thách thức và cơ hội của toàn cầu hóa đối với văn hóa, giáo dục, thương mại, tài chính… của Việt Nam. Về mảng thứ ba, các bài viết chỉ ra và đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề hội nhập kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết “Toàn cầu hóa kinh tế - cách tiếp cận, cơ hội và thách thức” của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đăng trên Báo Nhân dân Điện tử ngày 17/01/2005 đã lý giải tính tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế, phân tích những cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại cũng như những nguy cơ, thách thức đối với hội nhập kinh tế của Việt Nam. Trong bài “Toàn cầu hóa, nguy cơ tha hóa và vấn đề định hướng giá trị văn hóa tinh thần” đăng trên Tạp chí Triết học, số 5 (180), tháng 2 – 2006, thông qua việc trình bày những nét chính của quá trình toàn cầu hóa trong xu thế hiện nay, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn đã phân tích, làm rõ sự chuyển biến của các giá trị đạo đức, văn hóa của các dân tộc, sự khó khăn trong việc xác định thang giá trị đạo đức trong thời đại toàn cầu hiện nay, nguy cơ tha hóa của các giá trị văn hóa tinh thần… Cuốn sách “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (Nguyễn Xuân Thắng chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007) là kết quả nghiên cứu của đề tài KX 02 – 02 (Tác động của toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế đến 10 tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam) thuộc chương trình khoa học cấp nhà nước KX02 (Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: con đường và bước đi). Cuốn sách tập trung xem xét sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nền kinh tế đi sau, trên cơ sở đó làm rõ mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế với công nghiệp hóa, xác định rõ vai trò hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự hình thành nội hàm, con đường và bước đi của công nghiệp hóa cho các nước đi sau, cụ thể là làm rõ hơn tư duy mới về con đường và bước đi của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, còn có các luận văn bàn về tác động của toàn cầu hóa trên từng lĩnh vực đặc thù như kinh tế, văn hóa trong những năm gần đây như: Luận văn thạc sĩ “Toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” của Nguyễn Thị Hương Giang (2008); Luận văn thạc sĩ “Toàn cầu hóa và tác động của nó đối với các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam hiện nay” của Trần Hoàng Phong (2012)… Như vậy, có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các công trình kể trên đã gợi mở rất nhiều cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ những tác động của toàn cầu hóa đối với việc phát triển nguồn nhân lực và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ như sau: 11 - Phân tích và làm rõ khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm của toàn cầu hóa. - Phân tích và làm rõ khái niệm về nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. - Phân tích tác động có tính hai mặt của toàn cầu hóa đến nguồn nhân lực Việt Nam. - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 4.1. Cơ sở lý luận của luận văn Luận văn đuợc thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà Nước về xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp: phương pháp lịch sử - logíc, phân tích – tổng hợp, thống kê, diễn dịch – quy nạp… 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy vấn đề toàn cầu hóa, vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 6 tiết. 12 Chƣơng 1 TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TOÀN CẦU HÓA 1.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa Toàn cầu hóa (Globalization) là "một xu hướng làm các mối quan hệ trở nên ít bị ràng buộc bởi địa lý lãnh thổ" [74, 12], xuất hiện đầu tiên trong từ điển Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng đầu thập kỷ 90 đến nay, tức là khi làn sóng “toàn cầu hóa mới” được xuất hiện gắn liền với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, bao trùm hết mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại. Ba nhân tố: công nghệ - kỹ thuật mới, thông tin và tiền vốn lưu chuyển xuyên quốc gia đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Việc tổ chức sản xuất và khai thác thị trường trên phạm vi một nước đã nhanh chóng chuyển sang tổ chức sản xuất và khai thác thị trường trên phạm vi thế giới và theo đó, sự phát triển của mọi nền kinh tế đều đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia – dân tộc. Do đó, toàn cầu hóa ngày nay được hiểu, về thực chất, trước hết là một hiện tượng kinh tế. Theo Bạch Thụ Cường, duy có “toàn cầu hóa kinh tế” là gần gũi hơn với xu thế hiện thực hơn cả” [11, 17]. Tuy vậy, trên thế giới có rất nhiều quan điểm nhìn toàn cầu hóa theo một góc độ rộng hơn, trong sự tương tác giữa các khía cạnh kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa và môi trường. Chung quy lại, có thể thấy toàn cầu hóa được hiểu theo hai cách rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa là một tiến trình đa hệ [11, 19]. Học giả Buendia (năm 1995) cho rằng quá trình toàn cầu hóa có ba xu thế là toàn cầu hóa thị trường, toàn cầu hóa văn hóa và toàn cầu hóa an ninh. Trong đó, toàn cầu hóa thị trường là “toàn diện hơn, phát triển hơn” [72]. 13 Còn theo tác giả Oman thuộc OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) thì vấn đề toàn cầu hóa đã phát triển thành những đề mục rộng rãi hơn và được gộp lại làm một để suy nghĩ về sự phát triển, thay đổi các vấn đề chính trị, kinh tế trong phạm vi toàn cầu trên thế giới ngày nay [11, 19]. Trong khi đó thì Krueger (1999) lại còn đưa ra một định nghĩa rộng hơn nữa, theo đó thì toàn cầu hóa là “những quá trình trên toàn thế giới… góp phần tạo thành và phát triển những hệ thống toàn cầu”. Còn các học giả như Axmann (1995), Giddens (1995), Richter (1992) và S.Mueller- Doohm (1999) lại hiểu toàn cầu hóa là “quá trình gia tăng cường độ kiên kết trong cùng thời gian của các vùng, của nguồn vốn, hàng hóa, dịch vụ và của những trở ngại [dẫn theo 63, 65]. Ở đây các tác giả này đã chú ý đến cả những khó khăn mang tính liên thông toàn cầu, chứ không chỉ những thuận lợi. Theo WTO, toàn cầu hóa là “một quan niệm nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị…” [79, 33]. Các học giả tư sản tại Hội nghị Lisbon thì công bố bảy “dạng thức” toàn cầu hóa, bao gồm: toàn cầu hóa tài chính và tư bản (tức là vốn), toàn cầu hóa thị trường và các chiến lược về thị trường, toàn cầu hóa công nghệ, nghiên cứu và phát triển thích hợp trên cơ sở bùng nổ công nghệ thông tin – viễn thông, toàn cầu hóa các “dạng thức đời sống và mô hình tiêu dùng” (tức là toàn cầu hóa kinh tế và đời sống xã hội), toàn cầu hóa quyền điều hành và chức năng của chính phủ, toàn cầu hóa sự thống nhất thế giới về chính trị và toàn cầu hóa những cảm thụ và “ý thức toàn cầu” (được dẫn dắt thông qua các quá trình văn hóa hướng tới ý niệm “một nhà nước thế giới” và “công dân thế giới) [43, 14-15]. Ở Việt Nam, GS. Lê Hữu Nghĩa cũng cho rằng, toàn cầu hóa là “quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, sự tác động lẫn 14 nhau của tất cả các khu vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới” [39, 27]. Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa chính là toàn cầu hóa kinh tế. Nhưng như thế nào là toàn cầu hóa kinh tế? Các học giả đã đưa ra rất nhiều định nghĩa. Toàn cầu hóa được định nghĩa “là tiến trình mà trong đó với sự liên kết chiến lược và với mạng quốc tế, các doanh nghiệp (dẫu có hay không có quan hệ kinh tế đặc biệt) càng phụ thuộc vào nhau, càng liên quan đến nhau hơn” [73, 20]. Các tác giả của cuốn sách “Toàn cầu hóa – các nước đang phát triển bị hại hay được lợi?” (2001) nhận định rằng, tất cả mọi định nghĩa về toàn cầu hóa kinh tế đều có điểm chung là nhấn mạnh sự quốc tế hóa cao độ về kinh tế. “Toàn cầu hóa là sự phân công lao động ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện trước hết qua phân chia các quá trình sản xuất thành nhiều bậc tại các địa điểm khác nhau” [dẫn theo 63, 65]. Từ góc độ sản xuất sản phẩm, có quan điểm cho rằng “toàn cầu hóa là khuynh hướng gia tăng các sản phẩm có các bộ phận cấu thành được chế tạo ở một loạt nước” [70, 117]. Từ góc độ liên kết sản xuất và thị trường, có quan điểm coi “toàn cầu hóa là sự liên kết các yếu tố sản xuất giữa các nước với nhau dưới sự bảo trợ hoặc sở hữu của các công ty xuyên quốc gia và sự liên kết các thị trường hàng hóa và tài chính được thuận lợi hóa bởi quá trình tự do hóa” [76, 15]. Theo góc độ phát triển, có quan điểm nhấn mạnh: “toàn cầu hóa bao hàm sự làm sâu sắc quá trình quốc tế hóa, tăng cường khía cạnh chức năng của phát triển và làm yếu đi khía cạnh lãnh thổ của sự phát triển đó” [71, 221]. Theo tổ chức Thương mại và Phát triển (UNCTAD) thuộc Liên hợp quốc thì toàn cầu hóa ngày nay (từ thập niên 80) là đợt sóng thứ ba của tiến trình toàn cầu hóa, lấy kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật thông tin làm lực lượng

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net