Tín ngưỡng thờ trời của người việt tây nam bộ

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tín ngưỡng thờ trời của người việt tây nam bộ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC \XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  oOo  NGUYỄN VĂN CƢNG TÍN NGƢỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƢỜI VIỆT TÂY NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ: 60.31.70 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  oOo  NGUYỄN VĂN CƢNG TÍN NGƢỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƢỜI VIỆT TÂY NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ: 60.31.70 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN AN Thành phần Hội đồng: 1. GS.TS. Ngô Văn Lệ Chủ tịch Hội đồng 2. PGS.TS. Trần Hồng Liên Phản biện 1 3. TS. Lý Tùng Hiếu Phản biện 2 4. TS. Phú Văn Hẳn Ủy viên Hội đồng 5. TS. Phan Anh Tú Thư ký Hội đồng THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Ngoài những trích dẫn là thành quả nghiên cứu hoặc đã đƣợc phát biểu của các nhà khoa học khác, những kết quả nghiên cứu hoàn toàn mang tính trung thực và là nghiên cứu độc lập của chúng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. Thành phố Hồ Chí Minh 01-2016 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Cƣng 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Văn hóa học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn tới Thầy PGS-TS.PHAN AN– ngƣời đã giúp tôi thực hiện Luận văn này với tất cả lòng nhiệt tình và sự chu đáo. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo khoa Văn hóa học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong những năm học tại trƣờng. Thành phố Hồ Chí Minh 01-2016 Nguyễn Văn Cưng 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2 DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................6 DẪN NHẬP ................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................8 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................8 5. Phư ng ph p nghiên cứ ng ồn tư iệ ......................................................9 6. ngh kho học th c tiễn củ đề t i ........................................................10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...............................................11 1.1. Nh ng kh i niệm chung ...................................................................................11 1.1.1. Văn hó ....................................................................................................11 1.1.2. Tín ngưỡng ..............................................................................................14 1.1.3. Tín ngưỡng và tôn giáo ..........................................................................17 1.1.4. Tín ngưỡng từ góc nhìn Văn hó học ...................................................20 1.1.5. Thờ cúng..................................................................................................22 3 1.2. Tọ độ ăn hó củ người Việt Tây Nam Bộ .................................................23 1.2.1. Không gi n ăn hó ...............................................................................23 1.2.2. Chủ thể ăn hó ......................................................................................28 1.2.3. Thời gi n ăn hó ...................................................................................34 1.3. Tiểu kết chư ng 1 .............................................................................................36 CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI HÌNH THỜ CÚNG TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT T NAM ...................................................................................................................37 2.1. Quan niệm Trời và nguồn gốc thờ Trời củ người Việt Tây Nam Bộ ........37 2.1.1. Quan niệm Trời .........................................................................................37 2.1.2. Nguồn gốc thờ Trời củ người Việt Tây Nam Bộ ..................................38 2.2 Thờ c ng T ời t ong gi đình ........................................................................48 2.2.1. Bàn Thờ Thiên và Thiên Quan Tứ Phước..............................................49 2.2.2. Thờ Trời t ong Đạo Phật Giáo Hòa Hảo ................................................54 2.2.3. Thờ Trời t ong đạo Tứ Ân Hiế Ngh ..................................................55 2.2.4. Thờ Cửu Thiên Huyền N (Bà Trời) ......................................................56 2.2.5. Thờ Thiên Bàn ..........................................................................................59 2.3. Thờ cúng Trời t ong c c c ở thờ t củ cộng đồng ..................................60 2.2.1. Thờ Trời t ong Đình ng ........................................................................60 2.2.2. Thờ Trời trong các Thánh thất của Đạo C o Đ i .................................62 2.2.3. Trời được phối thờ trong Chùa ...............................................................72 4 2.4. Tiểu kết chư ng 2 .............................................................................................76 CHƯƠNG 3 TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM B ......................................................................77 3 1 So nh tín ngưỡng thờ Trời củ người Việt Tây Nam Bộ với người Việt Bắc Bộ và Trung Bộ ................................................................................................77 3 2 Đặc điểm tín ngưỡng thờ Trời củ người Việt Tây Nam Bộ ...................78 3.3. Vai trò củ tín ngưỡng thờ Trời t ong đời sống người Việt Tây Nam Bộ 80 3 3 1 Tín ngưỡng thờ Trời là chỗ d a tâm linh của người Việt Tây Nam Bộ trong công cuộc khai mở đất phư ng N m ..........................................................80 3 3 2 Tín ngưỡng thờ Trời góp phần cố kết cộng đồng ..................................83 3 3 3 Tín ngưỡng thờ Trời góp phần gìn gi ư t yền ăn hó dân tộc ………………………………………………………………………………… 87 3.4 Tiể kết chư ng 3 ........................................................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92 PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................98 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................143 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1-1 Bản đồ hành chính Tây Nam Bộ ............................................................24 Hình 1-2 Dòng chảy và mặt cắt sông Mê Kông ....................................................27 Hình 1-3 (1) Người Việt, (2) Người Hoa ................................................................33 Hình 1-4 (1) Người Khme ; (2) Người Chăm .......................................................34 Hình 2-1 (1)Bàn thờ Thiên t ên mũi ghe, (2) Bàn thờ Thiên t ước sân nhà .....51 Hình 2-2 Thiên Quan Tứ Phước ............................................................................53 Hình 2-3 Bàn Thiên hai tầng ..................................................................................56 Hình 2-4 Bà Cửu Thiên Huyền N ........................................................................59 Hình 2-5 Thiên Bàn trong một số gi đình người Việt theo Đạo C o Đ i ở Tây Nam Bộ .............................................................................................................60 Hình 2-6 Thiên Nhãn ( mắt Trời) ..........................................................................64 Hình 2-7 Ngọc Ho ng Thượng Đế .........................................................................73 Hình 2-8 Tượng Ngọc Ho ng được phối thờ trong Chùa Tây An Cổ T ..........74 (Châ Đốc-An Giang) .............................................................................................74 6 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề t i Tây Nam ộ là v ng đất đƣợc sáp nhập sau c ng vào lãnh th Việt Nam. Nơi đây có khí hậu ấm áp, chỉ có hai m a mƣa và khô, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở đây có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nƣớc. Tây Nam Bộ là nơi hội t và giao lƣu nhiều nền văn hóa tr n thế giới. Nơi sinh sống của nhiều dân tộc nhƣ: Việt, Hoa, Khmer, Chăm…, nhƣng phần lớn là ngƣời Việt. Ngƣời Việt chỉ đến đây định cƣ hơn 300 năm. Lƣu dân Việt đến v ng đất Tây Nam ộ với một khao khát tìm sự tự do, hạnh phúc, no ấm và họ đã tr lại đƣợc trên mảnh đất này. Ngƣời Việt đã mang theo những giá trị tinh thần đƣợc ông cha tích lũy qua hàng nghìn năm đến v ng đất mới, đó là những phong t c, tập quán, hệ thống tín ngƣỡng và tôn giáo. Ngƣời Việt là cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Nghề nông, ph thuộc nhiều vào tự nhi n. Ngay t đầu ngƣời Việt sớm thức đƣợc điều đó và cho r ng phải sống h a thuận với tự nhi n, cố g ng sống sao không làm phật l ng tới các vị thần tự nhi n nhƣ: trời, đất, mây, mƣa, sấm, chớp….Nếu không họ s ị tr ng phạt, làm ảnh hƣởng tới mùa màng. Tƣ tƣởng này lâu ngày hình thành tín ngƣỡng sùng bái tự nhi n và đƣợc ngƣời Việt mang theo đến v ng đất Tây Nam Bộ. Song không phải là rập khuôn thuần túy mà đã có sự giao lƣu và tiếp biến với các lƣu dân khác, tạo nên một hệ thống tín ngƣỡng đặc thù tr n v ng đất mới. Trong các tín ngƣỡng dân gian thì tín ngƣỡng thờ Trời đƣợc ph iến kh p v ng Tây Nam ộ. T cơ sở trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ T ời củ người Việt Tây N m ộ” làm luận văn thạc s nh m góp phần tìm hiểu tập t c cũng nhƣ con ngƣời và văn hóa ở đây. 2. Mục đích nghiên cứ Tín ngƣỡng thờ Trời là một bộ phận không thể tách rời trong nghiên cứu tín ngƣỡng văn hóa dân gian của ngƣời Việt Tây Nam Bộ. Thông qua việc nghiên cứu 7 chúng tôi muốn tìm hiểu nội dung tín ngƣỡng thờ trời, vai tr tín ngƣỡng trời trong đời sống ngƣời Việt Tây Nam Bộ, góp phần hiểu biết văn hóa tín ngƣỡng ngƣời Việt Nam Bộ và rộng hơn là văn hóa của các cƣ dân v ng đất Tây Nam Bộ. 3. Đối tượng phạm i nghiên cứ Đề tài tập trung nghiên cứu các hình thức thờ cúng Trời trong gia đình và ở các cơ sở thờ tự cộng đồng của ngƣời Việt ở Tây Nam Bộ. 4. Lịch ử nghiên cứ ấn đề Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu về tín ngƣỡng tôn giáo đƣợc b t đầu khoảng đầu thế kỷ 19. Năm 1915 “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính đƣợc xem là những công trình tiên phong về l nh vực nghiên cứu tín ngƣỡng ở phía B c, nhƣng tác giả mới chỉ d ng lại ở việc miêu tả sơ lƣợc phong t c tập quán của ngƣời Việt. Năm 1938 trong công trình “Việt Nam văn hóa sử cương”, tác giả Đào Duy Anh cũng bàn về tôn giáo, tín ngƣỡng và tế tự của ngƣời Việt. Toan Ánh qua những công trình nghiên cứu tín ngƣỡng, phong t c của dân tộc, đã giới thiệu những lễ t c, tập quán, đời sống truyền thống của ngƣời Việt trong tác phẩm “Tín ngưỡng Việt Nam,” Ngô Đức Thịnh với công trình “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng (2001)”. Ở Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng cũng có nhiều công trình quan tâm đến l nh vực này: Trịnh Hoài Đức qua ộ sách “ ia nh Thành Th ng Chí” đƣợc biên soạn vào đời vua Gia Long khoảng (1802-1820), Sơn Nam với tập khảo cứu: “Lăng Ông Bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian (1990), “ ình-Miễu Nam bộ (1992), Nghi thức và lễ bái người Việt Nam (1997), ình Nam Bộ-Tín ngưỡng và nghi lễ của nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, Trƣơng Ngọc Tƣờng, Hồ Tƣờng (1993), Phan An (chủ biên) “Những vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Miền Nam Người iệt Nam Bộ Người oa Nam Bộ 1994 Lễ hội dân gian ở Nam Bộ của tác giả Huỳnh Quốc Th ng (2003), Nguyễn Chí Bền với “ ăn hóa dân gian Nam bộ những phác thảo (2003)”, Nguyễn Mạnh Cƣờng-Nguyễn Minh Ngọc (2005): Tôn giáo-Tín 8 ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Mạnh Cƣơng (2008): Tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng ồng bằng Sông Cửu Long, Nguyễn Hữu Hiếu với Tìm hiểu văn hóa tâm inh Nam Bộ(2011), tác giả Trần Ngọc Thêm và nhóm nghiên cứu với công trình:“ ăn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (2013)”. Những công trình nghiên cứu đƣợc nêu ra ở trên nhìn chung đã một phần làm sáng tỏ các hƣớng tiếp cận về tín ngƣỡng và tôn giáo của ngƣời Việt Nam Bộ. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả chỉ tập chung vào tín ngƣỡng thờ mẫu, thờ gia thần, thờ Thành Hòang…, chƣa có công trình nào đi sâu vào nghi n cứu tín ngƣỡng thờ Trời một cách có hệ thống và sâu s c. Những công trình mà chúng tôi tiếp cận chỉ mới d ng lại giới thiệu đôi nét về tín ngƣỡng thờ Trời thông qua Bàn Thờ Thiên của một số tác giả nhƣ: Phan An, Trần Ngọc Thêm (chủ biên).... Do vậy đây là đề tài mới s đƣợc chúng tôi nghiên cứu và tiếp cận dƣới góc nhìn văn hóa học. Luận văn thực hiện s kế th a những thành quả nghiên cứu của các học giả đi trƣớc cùng với những tƣ liệu qua quá trình chúng tôi nghiên cứu thực tế ở các địa phƣơng thuộc khu vực Tây Nam Bộ. 5. Phư ng ph p nghiên cứ ng ồn tư iệ Tín ngƣỡng thờ Trời là đề tài đƣợc chúng tôi tiếp cận t góc độ văn hóa học và phƣơng pháp tiếp cận liên ngành. - Phƣơng pháp điền dã. - Phƣơng pháp phân tích - Phƣơng pháp so sánh Nguồn tƣ liệu: là các công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Việt ở Tây Nam Bộ và các tài liệu có liên quan. Các tác phẩm nhƣ áo, tạp chí, nguồn tƣ liệu trên Internet và tƣ liệu thu thập điền giả. 9 6. ngh kho học th c tiễn củ đề t i Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu, hệ thống, phân tích tƣ liệu, giải mã tín ngƣỡng thờ Trời trong văn hóa tâm linh của ngƣời Việt Tây Nam Bộ. Về thực tiễn đề tài đề đƣa ra những dẫn chứng có sự tồn tại tín ngƣỡng thờ Trời của ngƣời Việt ở Tây Nam Bộ. - Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của ngƣời Việt Nam Bộ Bố c c của luận văn: Gồm 3 chƣơng Chư ng 1 C ở ý ận th c tiễn Chƣơng này chúng tôi s đƣa ra những khái niệm chung về văn hóa, tín ngƣỡng, tín ngƣỡng và văn hóa, tín ngƣỡng t góc nhìn văn hóa, khái niệm thờ cúng, không gian, thời gian và chủ thể. Chư ng 2 C c oại hình thờ c ng T ời Chƣơng này giải thích quan niệm Trời, chứng minh nguồn gốc t c thờ cúng Trời của ngƣời Việt ở Tây Nam Bộ. T cơ sở này chúng tôi làm sáng tỏ tín ngƣỡng thờ Trời của ngƣời Việt Tây Nam Bộ qua các hình thức thờ cúng Trời trong gia đình và trong các cơ sở thờ cúng của cộng đồng. Chư ng 3 Tín ngưỡng thờ Trời t ong đời sống củ người Việt Tây N m ộ Chƣơng này chúng tôi s so sánh tín ngƣỡng thờ Trời của ngƣời Việt Tây Nam Bộ với B c và Trung Bộ, đặc điểm tín ngƣỡng thờ Trời của ngƣời Việt Tây Nam Bộ, trình bày vị trí (vai trò) của tín ngƣỡng thờ Trời trong việc góp phần làm chỗ dựa tâm linh, cố kết cộng đồng và giữ gìn, lƣu truyền những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ L LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Nh ng kh i niệm chung 1.1.1. Văn hóa Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, mọi ngƣời ở kh p nơi tr n thế giới dễ dàng tiếp xúc và giao lƣu với nhau. Văn hóa giúp họ nhận diện và phân biệt sự khác biệt giữa quốc gia này với quốc gia kia. Văn hóa là một l nh vực rộng lớn, cực kỳ phong phú và phức tạp. Cho đến nay đã có rất nhiều định ngh a về văn hóa. Trong khuôn kh luận văn ngƣời viết xin đƣa ra một vài định ngh a của một số học giả tiêu biểu làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài. Ở Trung Quốc, “văn hóa”(文化) là một danh t kép do hai t “văn” và “hóa” hợp thành. Trong đó, “văn” (文) có ngh a là nét v , là dáng dấp bên ngoài, là vẻ đẹp do màu s c tạo ra. T đó, “văn” có ngh a là hình thức đẹp đ biểu hiện trƣớc hết ở lễ, nhạc, cách cai trị và đặc biệt là trong ngôn ngữ, sự giao tiếp….Chúng hợp thành một hệ thống quy t c ứng xử đƣợc xem là đẹp đ , chuẩn mực. C n “hóa” (化) có ngh a là iến hóa, biến đ i, cảm hóa, hóa sinh, hóa thành. Khi ghép hai t đó lại với nhau thì “văn hóa” có ngh a là việc làm cho trở thành đẹp. Trong thƣ tịch Trung Hoa, hai t “văn” và “hóa” đã xuất hiện khá sớm. Ở sách Chu Dịch (Quẻ Bí) có nói: “Quan hồ thiên văn dĩ sát thời biến. Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ (Ngh a là: Quan sát cái dáng vẻ của trời để mà suy xét về sự biến đ i của thời tiết. Quan sát cái dáng vẻ (cách thức ứng xử) của ngƣời để mà thực hiện sự giáo hóa cho mọi ngƣời trong xã hội. Trong sách Thuyết Uyển, Lƣu Hƣớng viết: “Bậc thánh nhân tr thiên hạ trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực…dùng văn hóa kh ng thay đổi được thì sau đó sẽ dùng chinh phạt”[Huỳnh 11 Công Bá 2008: 12-13]. Chúng tôi thấy trong thƣ tịch c của Trung Hoa “văn hóa” đã đƣợc hiểu theo ngh a văn trị, giáo hóa, là chế độ lễ nhạc, điển chƣơng, là cách thức cai trị kết hợp với giáo hóa. Một trong những ngƣời đƣa ra định ngh a về văn hóa khá sớm trên thế giới là E.B.Tylor (1832-1917) nhà nhân học ngƣời Anh, năm 1871 trong tác phẩm “ ăn hóa nguyên thủy” (Primitive culture). Theo Tylor văn hóa đƣợc hiểu: “ ăn hóa hay văn minh theo nghĩa rộng về dân tộc học, là toàn bộ phức thể bao gồm những tri thức tín ngưỡng, nghệ thuật đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác nhau mà con người có được với tư cách à thành viên của một xã hội” [E.B. Tylor 2000:13]. Đây là định ngh a có tầm quan trọng đặc biệt trong truyền thống các khoa học nghiên cứu về văn hóa ở phƣơng Tây. Lần đầu ti n văn hóa đƣợc hiểu là những hoạt động của con ngƣời. Ông đã liệt kê ra những gì thuộc văn hóa, xác định khá đúng đ n về bản chất và đặc trƣng của văn hóa. Song vẫn còn nhiều hạn chế cho thấy sự trùng lặp, tri thức thì đã ao gồm nghệ thuật, luật pháp, tín ngƣỡng rồi…Ngoài ra tác giả c n đồng nhất văn hóa và văn minh, tr n thực tế văn hóa và văn minh có nhiều sự khác biệt. T định ngh a của E.B.Tylor, văn hóa trở thành đối tƣợng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, dƣới nhiều góc độ của nhiều ngành khoa học khác nhau, rộng hẹp khác nhau. Feredico Mayor Zaragoza, T ng giám đốc UNESCO phát biểu trong bu i lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa đƣợc t chức tại Paris ngày 21-01-1988 nhƣ sau: “ ăn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá tr , truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng đ nh bản sắc riêng của mình”1. Nhƣ vậy văn hóa trong định ngh a 1 Ủy ban Quốc gia về thập niên thế giới phát triển văn hóa: Thập niên thế giới phát triển văn hóa à Nội, 1992, tr23. 12 này là một hiện tƣợng khách quan, là t ng hòa của tất cả các khía cạnh của cuộc sống, ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt của cuộc sống cũng mang dấu hiệu văn hóa. Văn hóa c n đƣợc hiểu là một hệ thống các giá trị do dân tộc đó sáng tạo và tích lũy mà thành. Hiểu văn hóa nhƣ một hệ thống giá trị đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đồng tình, thực tế cho thấy những hoạt động của con ngƣời đều g n liền với các chuẩn mực và hệ giá trị. Trong mọi suy ngh , hành vi của con ngƣời đều bị các hệ thống giá trị đó chi phối, những chuẩn mực này t y theo đặc trƣng của mỗi dân tộc mà có quy định khác nhau. Những chuẩn mực đó chính là những gì tốt, xấu những gì nên làm và không nên làm. Nếu hành động lệch ra bên ngoài những hệ thống chuẩn mực và những hệ giá trị đó thì không phải là văn hóa “ ăn hóa à những chuẩn mực và giá tr chung của một tập thể được thể hiện qua hành xử của các thành viên của tập thể đó. ì thế văn hóa kh ng bao giờ là một tiêu chuẩn khách quan về cách hành xử, bao hàm việc chấp nhận niềm tin và quan điểm khác nhau của các cá nhân”[Mijd Huijser 2008:17-18]. Theo cách hiểu của Hồ Chí Minh văn hóa không chỉ bao gồm văn hóa tinh thần, mà cả văn hóa vật chất: “ ì ẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết đạo đức, pháp luật, khoa học t n giáo văn hóa nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn mặc, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [dẫn theo Trƣờng Chinh 1974: 9]. Sở d có sự khác nhau giữa các định ngh a, ởi vì văn hóa là một hiện tƣợng bao trùm lên tất cả mọi mặt của đời sống. Do đó khó có một định ngh a nào có thể bao quát đƣợc tất cả nội dung của văn hóa, t y theo hƣớng tiếp cận mà các nhà nghiên cứu có thể đƣa ra một định ngh a ri ng cho mình. Nhƣng nhìn chung các định ngh a trên cũng đã đáp ứng đƣợc một mặt bản chất của văn hóa, văn hóa đƣợc 13 hiểu là những sản phẩm do con ngƣời tạo ra, và cần phải hiểu rõ những gì con ngƣời tạo ra mà hƣớng đến chân-thiện-mỹ thì mới có thể coi là văn hóa. 1.1.2. Tín ngưỡng Tín ngƣỡng là khái niệm rất phức tạp, tín ngƣỡng không thể hiểu thuần túy là hiện tƣợng m tín thông thƣờng. Thực tế cho thấy tín ngƣỡng có sức sống rất mãnh liệt t xƣa đến nay, dù sống trong xã hội nào con ngƣời cũng có trong tiềm thức một niềm tin. D ngƣời đó là tri thức hay một ngƣời bình dân. Niềm tin vào ông bà, cha mẹ, ngƣời y u, chính sách, đảng phái, hay một đấng siêu nhiên, một nhân vật không có thật do con ngƣời tƣởng tƣợng ra…. Niềm tin đó giúp họ cảm thấy mạnh m hơn, y u đời hơn, giúp con ngƣời y n tâm lao động và học tập. Niềm tin đó không chỉ có ở mỗi cá nhân mà nó còn lan tỏa đến cả cộng đồng hình thành nên một hệ thống tín ngƣỡng tôn giáo khác nhau, tùy theo không gian hay quốc gia mà cộng đồng đó sinh sống. Giống nhƣ văn hóa cho đến nay định ngh a về tín ngƣỡng cũng chƣa có sự thống nhất. Về mặt từ nguyên: Theo Lý Lạc Nghị trong “Tìm về cội nguồn chữ Hán” tín ngƣỡng là một t kép chữ Hán đƣợc giải thích nhƣ sau: Ngƣỡng: một n là ngƣời đứng ngạo mạn và một ngƣời quỳ xuống ngẩng c mặt nhìn anh ta. Theo Thuyết ăn: ngƣỡng là mong muốn đƣợc may m n. Ngƣỡng là ngẩng đầu ngƣỡng vọng, ngh a mở rộng thành kính ngƣỡng mộ. Nhƣ vậy theo t nguyên của “tín” và “ngƣỡng”, có thể định ngh a “Tín ngưỡng chính là sự tin tưởng, kính mộ của con người trước đối tượng siêu nhiên nào đó”[L Lạc Nghị 1997: 471;753]. Định ngh a này đã thể hiện đƣợc một phần của tín ngƣỡng trong cuộc sống, vì thực tế con ngƣời không chỉ có sự tin tƣởng và kính mộ trƣớc đối tƣợng tự nhiên, mà còn có sự tin tƣởng kính trọng của mình với ông bà, t tiên, thánh thần…. Về mặt thuật ngữ và khái niệm: Theo Đào Văn Tập trong Tự iển Việt Nam Phổ Thông:“Tín ngưỡng à òng tin tưởng và ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa [dẫn theo Toan Ánh 2005: 11]. Tác giả hiểu tín ngƣỡng là lòng tin và sự 14 ngƣỡng mộ vào một tôn giáo hay một chủ ngh a thì tín ngƣỡng có nội hàm quá hẹp và bị lệ thuộc vào tôn giáo. Nhƣ vậy có ngh a khi không có tôn giáo thì s không có tín ngƣỡng. Theo nhà chức năng luận Malinowski trong công trình: “Ma thuật khoa học và t n giáo (Magic, Science, and Religion) ông cho r ng: “Tín ngƣỡng ra đời khi mà cuộc sống của con ngƣời có nhiều sự trở ngại và bất tr c. C thể hơn, ông đƣa ra một ví d về sự tồn tại của ma thuật (tín ngƣỡng) ở nghề đánh cá: “ ấn đề quan trọng nhất là ở chỗ đối với việc đánh bắt cá ở phá2 khi con người hoàn toàn dựa vào kiến thức và kĩ năng của mình, ma thuật không tồn tại; trong khi đối với việc đánh bắt cá ngoài khơi đầy nguy hiểm và bất trắc người ta sử dụng một hệ thống nghi lễ ma thuật với phạm vi rộng lớn để đảm bảo an toàn và kết quả cao [Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 2006: 159]. Tín ngƣỡng đƣợc hiểu nhƣ một niềm tin, sự kính trọng vào một thế giới siêu nhiên. Khi con ngƣời phải đối mặt với những khó khăn hàng ngày trong cuộc sống, sự can thiệp của khoa học hay những kinh nghiệm thực tiễn t cuộc sống không sao giải quyết đƣợc. Con ngƣời b t đầu tìm đến sự trợ giúp của các lực lƣợng thánh thần siêu nhiên. Họ tin tƣởng r ng những thế lực vô hình này s che chở phù hộ cho họ. Nhà tôn giáo học Mỹ Fredick. J.Streng trong cuốn “Tìm hiểu đời sống tôn giáo (Understanding religious life) cũng quan niệm r ng: “Trong hoàn cảnh phức tạp khó giải quyết, do lo sợ hoặc hoài nghi, hay hƣng phấn, phần đông ngƣời ta thông qua cảm th sức mạnh của thần thánh mà dần dần ý thức đƣợc thần thánh phản ứng hay phản tác d ng, do đó mà hình thành cái mà ngƣời ta gọi là tín ngƣỡng loại thể nghiệm v a yêu, v a sợ, dẫu mang tính nƣớc đôi, cũng không làm t n hại 2 Phá: là một bộ phận tương đối nông của nước biển hoặc nước lợ, chia cách với biển sâu hơn bởi một bãi cát, bờ đá san h n ng hoặc nhô ra biển hay hình thức tương tự [Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Phá]. 15 cho việc thúc đẩy tín đồ thực nghiệm đƣợc, chỉ có dựa vào sức mạnh thế giới bên kia mới có sức mạnh cứu rỗi. Tín ngƣỡng thực chất là tin tƣởng ch c ch n loại sức mạnh này có thể đ i mới cuộc sống của mình”[Nguyễn Duy Hinh 1996: 320]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về tín ngƣỡng và tôn giáo tƣơng đối muộn hơn so với các nƣớc trên thế giới. Do phải trải qua chiến tranh trong một thời gian dài, sau ngày đất nƣớc thống nhất phải dành nhiều thời gian kiến thiết đất nƣớc, các thế lực bên ngoài lợi d ng tín ngƣỡng và tôn giáo phá hoại an ninh, chính trị trong nƣớc. Vì vậy, có một giai đoạn tín ngƣỡng và tôn giáo đƣợc nhiều ngƣời đồng nhất với mê tín dị đoan. Đến năm 1991 trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng đã xác định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân [Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII,1991:78]. Tín ngƣỡng tôn giáo luôn hiện diện trong đời sống tâm linh của mỗi ngƣời, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu. Sau đó trong điều 70 của Hiến pháp Việt Nam quy định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng t n giáo được pháp luật bảo hộ. Kh ng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước . Trên tinh thần đó hàng loạt công trình nghiên cứu, các bài viết giới thiệu về tín ngƣỡng và tôn giáo lần lƣợt đƣợc xuất bản. Theo nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn cho “tín ngƣỡng” có thể có hai ngh a “Khi ta nói tự do tín ngƣỡng, ngƣời ngoại quốc có thể hiểu đó là niềm tin nói chung (belief, believe, croyance) hay niềm tin tôn giáo (belief, believe, croyance religieuse). Nếu hiểu tín ngƣỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo ( elief, elieve theo ngh a hẹp, croyance religieuse) thì tín ngƣỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo”[Đặng Nghiêm Vạn 2001: 85-86]. 16 Nhƣ vậy, các định ngh a tr n đều có chung một điểm là hiểu tín ngƣỡng như niềm tin và sự ngưỡng vọng của con người đặt vào một lực ượng siêu nhiên, thần thánh nào đó kh ng thể kiểm chứng bằng thực tiễn. Theo chúng tôi tín ngƣỡng có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng vọng của con người vào một đấng thần thánh nào đó, thể hiện qua sự thờ cúng trong gia đình hay các cơ sở thờ tự cộng đồng. 1.1.3. Tín ngưỡng và tôn giáo Khi nói đến “tín ngƣỡng” ngƣời ta thƣờng đề cập đến “tôn giáo”. Nhiều ngƣời đồng nhất tín ngƣỡng với tôn giáo. Một số khác cho r ng tôn giáo mang nội hàm lớn hơn và ao tr m l n tín ngƣỡng hay tôn giáo ở dạng trình độ phát triển cao hơn tín ngƣỡng và ngƣợc lại tín ngƣỡng có nội dung bao hàm tôn giáo. Nhƣng theo chúng tôi giữa tôn giáo và tín ngƣỡng có sự khác biệt và tƣơng tác lẫn nhau. Tùy theo góc độ tiếp cận mà có những nhận định khác nhau. Các nhà nghiên cứu dùng khái niệm tôn giáo với ngh a ao hàm cả các tôn giáo có hệ thống và t chức nguyên thủy: “Cần đặc biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy như thể chúng đã thực sự mọc lên từ đó. Trong thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm của sự ngu dốt hơn à của nhà triết học và tồn tại như những tàn tích của cái cũ hơn à những sản phẩm của đời sau, khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang trạng thái tàn tích [E.B.Tylor 2001: 939]. Tác giả muốn nhấn mạnh khi con ngƣời ở xã hội hiện đại thì những thuyết vật linh nguyên thủy đã đi vào tàn tích, nó không con phù hợp với con ngƣời nữa. Điều này chƣa hẳn đã đúng, theo chúng tôi những thuyết vật linh đơn giản vẫn luôn tồn tại và làm nền tảng cho sự phát triển của thuyết vật linh phức tạp. Ví d nhƣ tín ngƣỡng sùng bái của con ngƣời, những nền tảng tín ngƣỡng thời nguy n sơ vẫn đƣợc con ngƣời kế th a và tồn tại. 17 Xét về bản chất và biểu hiện của tôn giáo, theo G.V.Plekhanov, ngƣời đầu ti n đã đƣa chủ ngh a Mác vào nƣớc Nga, thì những thành tố cấu thành một tôn giáo là: “Một hệ thống ít nhiều được sắp đặt bởi những thức vật linh, những tình cảm và hành vi, những tư tưởng và biểu tượng hợp thành bởi yếu tố huyền thoại, những cảm xúc mang lại những tình cảm tôn giáo, những hành vi trong ĩnh vực thờ cúng chính là các nghi thức [Đặng Nghiêm Vạn 2001: 133]. Nhƣ vậy tôn giáo đƣợc hình thành phải có đối tƣợng sùng bái, phải hội đủ những nghi thức, nghi lễ và cơ sở thờ tự. C ng quan điểm trên, một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng cho r ng tín ngƣỡng là một phần của tôn giáo, tín ngƣỡng phát triển ở một trình độ nào đó rồi mới trở thành tôn giáo: “Tín ngưỡng phát triển đến mức nào đó mới thành tôn giáo ở cấp độ tín ngưỡng chưa xuất hiện điện thần (hệ thống thần linh . Chưa có hệ thống giáo ý chưa có tầng lớp tăng ữ (thầy cúng chưa có việc xây dựng đền miếu để thờ cúng như sau này đối với tôn giáo dân tộc, tôn giáo khu vực và tôn giáo thế giới [Phan Hữu Dật 1998:322]. Theo tác giả tín ngƣỡng ở mức độ thấp hơn so với tôn giáo. Khi phát triển thành tôn giáo phải có giáo l , có cơ sở thờ tự. Chúng tôi không hoàn toàn đồng tình với tác giả khi cho r ng ở mức độ tín ngƣỡng thì chƣa có việc xây dựng cơ sở thờ tự, trong thực tế có nhiều tín ngƣỡng đã có cơ sở thờ tự hẳn hoi nhƣ tín ngƣỡng thờ Mẫu, tín ngƣỡng thờ Thành Hoàng, tín ngƣỡng Bà Chúa Xứ…. Nguyễn Đăng Duy cũng cho r ng: “Tín ngưỡng ngưỡng mộ hay là niềm tin, à điều kiện cần phải có à điều kiện tiên quyết để cho tôn giáo mở rộng tồn tại, hay cũng có nghĩa t n giáo muốn mở rộng tồn tại, phải cứu cánh ở tín ngưỡng. Có tín ngưỡng (niềm tin), sự tin tưởng của nhân dân ta, mà Phật giáo có thể du nhập, mở rộng ở nước ta từ đầu c ng nguyên cho đến nay”[Nguyễn Đăng Duy 2001:21]. Tín ngƣỡng chỉ mới là một niềm tin, một hình thức tôn thờ, lễ bái hay sự ngƣỡng vọng vào bậc si u nhi n nào đó, mà chƣa có một giáo chủ c thể, một giáo lý, giáo dân, 18

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net