Tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết tôn giáo và ý nghĩa của nó đồi với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh kiên giang hiện nay

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết tôn giáo và ý nghĩa của nó đồi với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh kiên giang hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN    TRANG THỊ THÙY TRANG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN    TRANG THỊ THÙY TRANG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ TRỌNG ÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn là kết quả nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. LÊ TRỌNG ÂN, và chưa từng được công bố trên một công trình khoa học nào. Các số liệu, tài liệu, trích dẫn trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh tháng năm 2015 Tác giả TRANG THỊ THÙY TRANG MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO ............................. 14 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO. ......................................................................................................... 14 1.1.1. Cơ sở thực tiễn của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ....................................................................................................................... 14 1.1.2. Cơ sở lý luận của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo………………………………………………………… .................................. 24 1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO ..................................................................................... 36 1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo - nhu cầu tự do tín ngưỡng của một bộ phận quần chúng nhân dân.. .............................................................................. 36 1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu đoàn kết tôn giáo......................... 38 1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ sở thực hiện đoàn kết tôn giáo ............. 42 1.2.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng đoàn kết tôn giáo ....................... 44 1.2.5. Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp đoàn kết tôn giáo.................. 49 Kết luận chương 1 ................................................................................................. 64 Chương 2. Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP . 67 2.1. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO ........................................................................................................... 67 2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là tiền đề lý luận cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo và đoàn kết tôn giáo ....................................................................................... 67 2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là cơ sở cho các địa phương, cơ quan ban ngành xây dựng kế hoạch chiến lược và phương pháp thực hiện chính sách tôn giáo trong thực tiễn .................................................................................. 74 2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là cơ sở lý luận và thực tiễn để chống lại mọi âm mưu phá hoại cách mạng Việt Nam của các thế lực phản động thù địch ................................................................................................................. 77 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY............................................................................................. 82 2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang ......................................................... 82 2.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay ............ 91 2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang và nguyên nhân đạt được ............................................................. 91 2.2.2.2. Một số hạn chế chủ yếu trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang và nguyên nhân của nó................................................................................ 103 2.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY ............ 107 2.3.1. Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay....... 107 2.3.2. Một số giải pháp cơ bản mang tính định hướng trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. ................................................................... 108 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 119 KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................... 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 125 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ II (2/1951), Đảng ta khẳng định vai trò đặc biệt và ý nghĩa to lớn của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991), Đảng ta trân trọng ghi vào văn kiện đại hội Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có vấn đề đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở lý luận cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong mỗi giai đoạn cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo nói riêng luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức thiết thực. Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đúng đắn về tôn giáo, và đại đoàn kết dân tộc. Nhờ đó, sức mạnh của dân tộc Việt Nam luôn được củng cố và tăng cường, là động lực to lớn thúc đẩy nhân dân 2 ta nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ cách mạng mới. Tuy nhiên, tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp. Trong điều kiện hiện nay, cùng với những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, của hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các thế lực thù địch quốc tế không bao giờ từ bỏ âm mưu phá hoại cách mạng Việt Nam. Chúng tìm mọi cách lôi kéo, câu kết với các phần tử bất mãn trong nước để chống đối, xuyên tạc chế độ ta, phá hoại cách mạng Việt Nam bằng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi. Chúng lợi dụng vấn đề tôn giáo để tạo sự bất ổn định chính trị - xã hội, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng. Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo,… có thể gia tăng” [39, tr. 95 - 96]. Vì thế, hơn lúc nào hết, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, vừa mang tính thời sự cấp bách. Kiên giang là một tỉnh có vị trí quan trọng nằm ở phía Tây - Nam của Tổ quốc, và cũng là tỉnh có nhiều tôn giáo. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự hướng dẫn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Kiên Giang, đa số các tín đồ, chức việc, chức sắc tôn giáo đã tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội ở địa phương; nhiều chức sắc, chức việc đã làm tốt việc đạo, việc đời góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, cùng các tầng lớp nhân dân trong tỉnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Kiên Giang còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm trong công 3 tác tôn giáo, thiếu gần gũi và liên hệ chặt chẽ với tín đồ, chức sắc tôn giáo nên không kịp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo dân… Đó là một trong những hạn chế gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ những quan điểm và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, và đề xuất một số giải pháp cơ bản, nhằm phát huy việc thực hiện hiệu quả hơn chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang trong những năm tiếp theo, tác giả chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và ý nghĩa của nó đối với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay” cho đề tài luận văn thạc sỹ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, đoàn kết tôn giáo nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, theo mấy hướng chủ yếu sau: Hướng thứ nhất, những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chính Minh về tôn giáo, tín ngưỡng và chính sách tôn giáo. Theo hướng nghiên cứu này có thể kể đến những công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu sau: Công trình: “Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng” của Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, xuất bản lần đầu năm 1996; tái bản lần thứ nhất năm 1998 (có bổ sung). Nội dung chủ yếu của công trình này được các tác giả đi sâu phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo thông qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc cũng như thông qua cách giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 4 Nhân kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã chủ trì tổ chức cuộc hội thảo khoa học, với chủ đề: “Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo” và xuất bản thành tác phẩm có cùng tên:“Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo” do GS, TS. Lê Hữu Nghĩa và TS. Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên), Nxb. Tôn giáo ấn hành, năm 2003. Kết cấu của tác phẩm này gồm hai phần: Phần thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; Phần thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo. Công trình: “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam (lý luận và thực tiễn)” của tác giả Đỗ Quang Hưng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005. Tác giả đã đi sâu phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; về chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo qua các thời kỳ; và về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Công trình:“Tôn giáo và công tác tôn giáo quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo” của Ban Tôn giáo Chính phủ, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội ấn hành, năm 2008. Nội dung công trình được kết cấu gồm 12 chuyên đề, trong đó đáng chú ý nhất là các vấn đề: Lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; chủ trương, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; kiến thức về các tôn giáo lớn ở Việt Nam và công tác quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo đó ở cơ sở. Tác phẩm là tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ cơ sở, những người trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo ở địa phương. Năm 2008, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng, thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã có Báo cáo tổng hợp kết 5 quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp Bộ năm 2007, với đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và việc vận dụng ở Việt Nam hiện nay” do PGS, TS. Nguyễn Đức Lữ làm chủ nhiệm. Kết cấu của đề tài gồm hai phần: Phần một, nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; Phần hai, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Công trình này đã khắc họa được một số tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về tôn giáo, về vai trò, vị trí và ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội. Ngoài ra, đề tài còn phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sỹ Triết học: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo” của Nguyễn Công Duy, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010. Tác giả đã phân tích điều kiện, tiền đề hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo với việc xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay. Cùng hướng nghiên cứu này còn có cácbài viết của các tác giả tiêu biểu như: “Từ chính sách của Đảng và Bác Hồ đối với tôn giáo, suy nghĩ về vấn đề tôn giáo hiện nay”của Phong Hiền, tạp chí Triết học, số 4, tháng 12 năm 1990; “Hồ Chí Minh về sự khoan dung tôn giáo” của Hồ Trọng Hoài, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, năm 2003; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo” của Trần Đăng Sinh, tạp chí Hoạt động Khoa học, số 5, Tháng 5/2006;“Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ở Việt Nam” của Hoàng Ngọc Vĩnh, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6, năm 2006; “Giá trị nhân đạo, nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo” của Nguyễn Văn Thanh, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, năm 2009;“Hồ Chí Minh về Tôn giáo, tư duy sáng tạo và độc đáo” của Nguyễn Đức Lữ, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, năm 2011… Hướng thứ hai, những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí 6 Minh về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là hướng nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm nhất, trong đó có những công trình của các tác giả tiêu biểu sau: Công trình:“Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, do Phùng Hữu Phú (chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm 1995. Ở công trình này, các tác giả đã phân tích cơ sở hình thành chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh; chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Công trình: “Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh” của tập thể tác giả Nguyễn Khánh Bật - Bùi Đình Phong - Hoàng Trang, Nxb. Nghệ An, ấn hành năm 1995. Các tác giả đã đi sâu phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và đoàn kết tôn giáo; về phát huy tiềm năng cách mạng của đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộcvì mục tiêu chung của cách mạng. Công trình:“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và mặt trận đoàn kết dân tộc” của tác giả Nguyễn Bích Hạnh và Nguyễn Văn Khoan, Nxb. Lao động, Hà Nội, năm 2001. Công trình tập trung phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tầng lớp, các lực lượng xã hội khác nhau trên nền tảng liên minh công - nông. Công trình: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo và đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam” của tác giả Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, năm 2003. Các tác giả đã nghiên cứu có tính hệ thống các vấn đề: Dân tộc, tôn giáo; đại đoàn kết toàn dân tộc; những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo các tác giả, vấn đề dân tộc, tôn giáo là những vấn đề lớn, nhạy cảm của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ 7 vấn đề đó, sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công vấn đề dân tộc, tôn giáo. Đó là cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng để thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Công trình: “Củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay theo Hồ Chí Minh” của TS. Vũ Văn Hậu, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành, năm 2009. Nội dung chủ yếu của công trình là phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, theo tác giả, hoạt động tôn giáo và chính sách tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công trình:“Tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của PGS, TS. Nguyễn Đức Lữ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành, năm 2013. Nội dung công trình gồm 3 phần: Phần 1, tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Tác giả đề cập những phong trào tôn giáo mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa; sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng tôn giáo và lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Phần 2, tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Phần 3, bài học của quá khứ và dự báo tương lai, tác giả đã nêu ra những bài học từ lịch sử trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, và đưa ra những dự báo tương lai của tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời phát huy đặc điểm khoan dung tôn giáo ở Việt Nam – xem đây là yếu tố để thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Theo tác giả, tôn giáo có thể cùng 8 chung sống với chủ nghĩa xã hội. Điều này, đã được Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX nêu rõ: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Luận án tiến sỹ Triết học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Xuân Trung, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Tác giả đã phân tích cơ sở hình thành và những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. Đồng thời, tác giả cũng đã làm rõ sự vận dụng của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách. Do yêu cầu của phạm vi nghiên cứu mà luận văn đề cập, tác giả chưa làm rõ ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. Tác giả cũng không đề cập đến thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang. Trong luận văn thạc sỹ triết học của mình, tác giả sẽ tập trung làm rõ những vấn đề mà luận văn tiến sỹ triết học của Nguyễn Xuân Trung không đề cập vừa nêu trên. Đây là điểm khác biệt và là nội dung chưa có tác giả nào đề cập và nghiên cứu. Cùng hướng nghiên cứu này còn có nhiều công trình, luận án, bài viết liên quan đến đề tài đã được các nhà xuất bản ấn hành hoặc đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Luận án tiến sỹ Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Văn Siu, Học viện Chính trị - Bộ quốc phòng, Hà Nội, năm 2011;“Về tư tưởng đoàn kết lương giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Lê Đại Nghĩa, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, năm 2001;“Hồ Chí Minh về sự khoan dung tôn giáo” của Hồ 9 Trọng Hoài, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, năm 2003;“Hồ Chí Minh với vấn đề tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo” của Văn Thanh Mai, tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 2, năm 2005;“Quan điểm của Hồ Chí Minh về đề cao sự tương đồng, tôn trọng sự khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội” của Phạm Hữu Xuyên, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, năm 2006;“Vận dụng quan điểm tôn giáo của Hồ Chí Minh để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng Việt Nam” của Lê Bá Trình, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8, năm 2011; “Mẫu số chung của việc đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo” của Nguyễn Xuân Trung, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6, năm 2013… Hướng thứ ba, những công trình nghiên cứu về tôn giáo và những vấn đề liên quan đến tôn giáo ở Kiên Giang Trong thực tế có rất ít công trình nghiên cứu thuần túy, trực tiếp về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Kiên Giang, đặc biệt tiếp cận vấn đề này dưới góc độ triết học hầu như vẫn còn là “vùng đất trống”. Tuy nhiên, tiếp cận vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ văn hóa, lịch sử thì chúng ta thấy vấn đề này ở Kiên Giang cũng khá phong phú, độc đáo, trong đó phải kể đến những công trình, tác phẩm của các tác giả tiêu biểu sau: Công trình: “Đồng bằng Sông Cửu Long”của Phan Quang, Nxb. Văn Nghệ, Sài Gòn, năm 1981. Nội dung công trình này tác giả viết về đồng bằng sông Cửu Long với nhiều đặc điểm lịch sử, địa danh phong phú. Về tôn giáo, tín ngưỡng, tác giả miêu tả nét xưa của những tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hoà Hảo, Đạo Dừa, đạo Nằm, đạo Ngồi… Công trình: “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” của tập thể tác giả do Huỳnh Lứa (chủ biên), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1987. Các tác giả giới thiệu và phân tích từ nhiều thư tịch nói về lịch sử khẩn hoang vùng 10 đất Nam bộ; về cộng đồng các dân tộc anh em buổi đầu về tụ cư vùng đất mới, trước hoàn cảnh mới đã tạo cho con người ở vùng đất này một khí phách hiên ngang và sản sinh một hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo đặc sắc với những đạo sĩ kỳ lạ. Công trình: “Văn hoá tâm linh Nam Bộ” của Nguyễn Đăng Duy, Nxb. Hà Nội, Hà Nội, năm 1997. Đây là công trình được nghiên cứu khá công phu và sâu sắc về đặc điểm văn hoá tâm linh của văn hoá tộc người, tôn giáo – dân tộc, tâm lý học tộc người, xã hội học tộc người… Qua đó, các tác giả đã khắc họa một bức tranh phản ánh khá đầy đủ và sinh động về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như những nét đặc sắc khác trong tâm linh người Việt ở Nam bộ, trong đó có người Việt ở Kiên Giang. Công trình:“Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ” của Đỗ Quang Hưng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2001. Nội dung của công trình chủ yếu đề cập đến một số vấn đề về tôn giáo Việt Nam nói chung và Nam bộ nói riêng Công trình “Người Khmer ở Kiên Giang”, của Đoàn Thanh Nô, Nxb. Văn hóa Dân tộc, năm 2012. Đây là công trình khái quát khá đầy đủ về văn hóa đồng bào dân tộc Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer ở Kiên Giang. Tác giả tiếp cận vấn đề dưới góc độ văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan đến văn hóa tộc người và những mối quan hệ cộng đồng dân tộc Khmer ở các tỉnh trong khu vực. Công trình:“Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” do GS, TSKH. Trần Ngọc Thêm (chủ biên), Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, năm 2014. Các tác giả đã khái quát bức tranh tổng quan về các thành tố của văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ; tìm hiểu hệ tính cách văn hóa đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, trên cơ sở đó nhận diện bản sắc văn hóa vùng của khu vực Tây Nam bộ. 11 Ngoài ra, cũng theo hướng nghiên cứu này còn có các công trình khoa học, bài viết của các tác giả tiêu biểu đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Luận văn thạc sỹ Tôn giáo học “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay” của Huỳnh Quốc Huy, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014; “Ảnh hưởng của tôn giáo đến đạo đức, lối sống của các cộng đồng dân cư tỉnh Kiên Giang” của Vũ Đình Quân, tạp chí Giáo dục Lý luận, số 11, năm 2005; “Tính đặc sắc Nam bộ và truyền thống văn hoá Việt Nam qua một dòng tôn giáo” của Đặng Thế Đại, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, năm 2008; “Các Đạo của nông dân châu thổ sông Cửu Long từ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa đến Đạo Lành, Đạo Ông Nhà lớn” của Mai Thanh Hải, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 và 2, năm 2008; “Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng đối với đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long trong sự nghiệp đổi mới” của Phạm Văn Búa, tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 10, năm 2008; “Tìm hiểu đặc điểm dân cư và tâm lý người dân đồng bằng sông Cửu Long nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược đại đoàn kết dân tộc” của Phạm Văn Búa, tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 13, năm 2010… Nhìn chung, tất cả các công trình, tác phẩm, bài báo khoa học nêu trên là nguồn tài liệu quý, rất phong phú, gợi mở nhiều vấn đề mới, giúp ích rất nhiều cho tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ triết học của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn Luận văn góp phần phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc nói chung, đoàn kết tôn giáo nói riêng ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. 12 Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính yếu sau: - Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. - Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. - Thứ ba, thực trạng và đề xuất các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang, chủ yếu từ năm 1986 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích và tổng hợp, lôgích và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, so sánh và đối chiếu… trên nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Ý nghĩa khoa học của luận văn: Luận văn góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đoàn kết tôn giáo và khẳng định tính khoa học, cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản 13 Việt Nam là cơ sở lý luận đối với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, hoặc làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo, các phòng ban chức năng làm công tác tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang trong việc hoạch định đường lối, chính sách đoàn kết dân tộc nói chung, và đoàn kết tôn giáo ở Kiên Giang nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 2 chương, 5 tiết. 14 Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO 1.1.1. Cơ sở thực tiễn của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo Thứ nhất, thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng và tình hình tôn giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo được hình thành từ những năm 20 và phát triển, hoàn thiện vào những năm 40 - 60 của thế kỷ XX. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ra đời do yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam đặt ra. Từ nửa đầu thế kỷ XIX Việt Nam vẫn là một nước phong kiến độc lập có chủ quyền. Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động, tăng cường đàn áp, bóc lột ở bên trong và thực hiện đóng kín với bên ngoài, cự tuyệt mọi cải cách nên xã hội vốn đã lạc hậu, trì trệ, kém phát triển càng trở nên bế tắc. Vì vậy, thế mạnh vốn có của đất nước như vị trí, địa lý, nguồn tài nguyên và nguồn lực con người không được phát huy để phát triển kinh tế cũng như tạo tiềm lực vật chất và tinh thần để bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Thời kỳ này, tình hình tôn giáo Việt Nam có nhiều biến động, trên toàn đất nước Việt Nam có nhiều tôn giáo lớn cùng tồn tại và phát triển như: Nho, Phật, Lão và Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, tùy thuộc sự quan tâm của triều đình và nhân dân mà các tôn giáo có sự phát triển ở mức độ khác nhau. Điều này, một phần do giáo lý của các tôn giáo đó có mức độ phù hợp khác nhau 15 đối với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam ở những thời điểm khác nhau, mặt khác, do điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam ở mỗi giai đoạn khác nhau nên hình thức truyền đạo của mỗi tôn giáo cũng khác nhau là một tất yếu. Trong lịch sử truyền đạo của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam đã gắn liền với quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp, nên trong một thời gian dài (1820 -1860), triều đình nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa. Năm 1825, vua Minh Mạng ban hành chỉ dụ cấm đạo lần thứ nhất với nội dung: Các tôn giáo sai trái của người Tây Dương làm hư hỏng lòng người. Đã từ lâu, nhiều tàu Tây Dương đến đây buôn bán và đã để lại các đạo trưởng trong quốc Vương này. Các đạo trưởng đã lôi kéo và làm hỏng nhân tâm, làm suy thoái thuần phong mỹ tục. Đó chẳng phải tai họa cho đất nước. Vậy phải chống lại sự lạm dụng này để đưa dân chúng trở lại con đường chính… Tháng 12/1835, vua Minh Mạng ban hành chỉ dụ cấm đạo lần thứ hai. Chỉ dụ này quy định “các quan phải truy lùng, bắt các thừa sai đang truyền đạo trong nước xử chém” [26, tr. 243 - 247]. Tháng 10/1839, vua Minh Mạng lại ban hành chỉ dụ cấm đạo khác: “Buộc tất cả những người theo đạo phải bỏ đạo trong một năm, xây dựng chùa chiền vào những nơi trước đây xây dựng nhà thờ. Tất cả các thần dân phải tích cực chăm nom chùa chiền” [28, tr. 180]. Đặc biệt, vào năm 1861 Tự Đức ra sắc lệnh “Phân tháp giáo dân” nhằm phân tán, cô lập, kiểm soát và tiêu diệt mầm chống đối của giáo dân. Chỉ dụ này được các cấp chính quyền chấp hành nghiêm chỉnh, là một đòn chính trị, tâm lý đánh vào tình cảm giáo dân và tổ chức của giáo hội Thiên Chúa giáo. Với những chỉ dụ cấm đạo trên, triều đình nhà Nguyễn đã làm cho tín đồ và các vị chức sắc của Thiên Chúa giáo vô cùng căm phẫn, đẩy giáo dân

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net