Tình hình song ngữ m’nông – việt tại đăk nông (khảo sát bon đăk blau, thị trấn kiến đức huyện đăk r’lấp, tỉnh đăk nông)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tình hình song ngữ m’nông – việt tại đăk nông (khảo sát bon đăk blau, thị trấn kiến đức huyện đăk r’lấp, tỉnh đăk nông)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG TÌNH HÌNH SONG NGỮ M’NÔNG – VIỆT TẠI ĐĂK NÔNG (KHẢO SÁT BON ĐĂK BLAU, THỊ TRẤN KIẾN ĐỨC HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG) Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm: Cao Hoàng Thương Thành viên: Lý Lê Anh Khoa Lê Thị Thanh Diễm Trần Ngọc Thịnh Người hướng dẫn: TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC DẪN NHẬP .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ......................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 5 3.1. Hướng tiếp cận định lượng ....................................................................................... 5 3.2. Hướng tiếp cận định tính .......................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài ..................................................... 7 5. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................................. 7 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................................ 8 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 11 1.1 Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................................... 11 1.2 Đặc điểm văn hóa ....................................................................................................... 12 1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội........................................................................................ 14 1.4 Đặc điểm cộng cư của cộng đồng các dân tộc ở bon Đăk Blau .................................... 17 CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 18 2.1 Sự tiếp xúc trên bình diện ngữ âm ............................................................................... 19 2.1.1 Âm tiết trong tiếng M’Nông .................................................................................. 20 2.2 Sự tiếp xúc trên bình diện từ vựng và ngữ nghĩa.......................................................... 31 2.2.1 Từ vựng của tiếng M’Nông ................................................................................... 31 2.3 Sự tiếp xúc trên bình diện ngữ pháp ............................................................................ 39 2.3.1 Đặc điểm ngữ pháp ............................................................................................... 39 2.3.2 Phương thức ngữ pháp.......................................................................................... 45 2.3.3 Biểu hiện của sự tiếp xúc ngôn ngữ về ngữ pháp ................................................... 47 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SONG NGỮ M’NÔNG – VIỆT TẠI ..................... 49 3.1 Song ngữ và những khái niệm liên quan ...................................................................... 49 3.2 Song ngữ cá nhân ........................................................................................................ 54 3.2.1 Sự tương quan giữa các ngôn ngữ ......................................................................... 54 3.2.2 Khả năng ngôn ngữ ............................................................................................... 56 3.3 Song ngữ gia đình ....................................................................................................... 59 3.3.1 Khái quát về song ngữ gia đình ............................................................................. 59 3.3.2 Tình hình song ngữ trong gia đình ........................................................................ 60 3.4 Song ngữ xã hội .......................................................................................................... 65 3.4.2 Môi trường giáo dục ............................................................................................. 66 3.4.3 Môi trường sinh hoạt kinh tế ................................................................................. 67 3.4.4 Môi trường chính trị .............................................................................................. 67 3.4.5 Môi trường văn hoá lễ hội ..................................................................................... 68 3.4.6 Môi trường truyền thông đại chúng ....................................................................... 68 3.4.7 Môi trường thương mại ......................................................................................... 69 3.5 Ảnh hưởng của tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông – Việt đến tình hình giáo dục song ngữ tại bon Đăk Blau .................................................................................................................... 71 3.5.1 Thực trạng và những khó khăn, hạn chế của việc giáo dục song ngữ ..................... 72 3.5.2 Những khó khăn và hạn chế của việc giáo dục song ngữ ....................................... 83 3.5.3 Giải pháp cho việc giáo dục song ngữ ................................................................... 87 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 99 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 102 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Như các nước trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trên toàn lãnh thổ có tất cả 54 dân tộc anh em cùng chung sống hòa hợp với nhau. Mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ và truyền thống văn hóa, chính điều đó đã tạo nên một bức tranh tổng thể đa sắc màu và vô cùng đa dạng về các tộc người ở Việt Nam. Đa sắc màu không có nghĩa là rời rạc thiếu gắn kết về trình độ phát triển và hoạt động nhận thức, mà chính sự khác nhau đó đã tạo “điểm sáng” đặc trưng cho mỗi dân tộc trên phông nền chung của bản đồ Việt Nam. Trên cái nền ấy, các dân tộc sống cộng cư và có sự giao thoa về tinh hoa văn hóa, xã hội, tôn giáo, lịch sử,… đặc biệt là sự giao thoa, tiếp xúc ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ đã góp phần làm cho ngôn ngữ của các dân tộc vận động theo chiều hướng phát triển và ngày càng đa dạng, tinh tế hơn. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp cơ bản và hữu hiệu giữa các dân tộc với nhau, ở Việt Nam tiếng Việt của người Kinh đã trở thành ngôn ngữ chung cho tất cả các dân tộc. Vì thế, việc nắm vững tiếng Việt – ngôn ngữ giao tiếp chung trong xã hội, vừa là nhu cầu, vừa là nguyện vọng của người dân Việt Nam. “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình” (Điều 5, Chương 1, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992). Tuy nhiên, các cá nhân ngoài việc sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, họ còn sử dụng tiếng Việt, ngôn ngữ chung của tất cả các dân tộc để giao tiếp với nhau. Việc sử dụng đồng thời hai ngôn ngữ để giao tiếp như vậy (chúng tôi tạm gọi) là hiện tượng song ngữ. Trình độ song ngữ ở các dân tộc không như nhau và ngay trong cùng một dân tộc nó cũng khác nhau ở những nhóm người tùy thuộc vị trí địa lý, hoàn cảnh, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn và địa vị xã hội. Ở Việt Nam hiện tượng song ngữ khá phổ biến ở những nơi có các dân tộc thiểu số đang sinh sống. Chẳng hạn như hiện tượng song ngữ Khmer – Việt của cộng đồng người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng hay hiện tượng song ngữ Chăm – Việt của cộng đồng Page 1 người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, An Giang… Đó là những hiện tượng song ngữ điển hình trên đất nước Việt Nam. Trong đề tài này, chúng tôi đề cập đến hiện tượng song ngữ M’Nông – Việt của cộng đồng người M’Nông ở tỉnh Đăk Nông. Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng M’Nông đã tạo nên hiện tượng song ngữ của cộng đồng người M’Nông, trong sinh hoạt hằng ngày ngoài việc sử dụng tiếng M’Nông để giao tiếp họ còn sử dụng tiếng Việt để trao đổi với nhau. Cũng chính vì muốn tìm hiểu việc sử dụng ngôn ngữ của người M’Nông cũng như tìm hiểu về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đề tài hướng tới các mục tiêu: Nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ cũng như bản sắc văn hóa của từng dân tộc nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu ngôn ngữ có thể góp phần giảm thiểu tình trạng mù chữ, góp phần nâng cao dân trí, đưa ra một số chính sách giáo dục thích hợp cho cộng đồng song ngữ. Nghiên cứu về tình hình song ngữ là một vấn đề thuộc lĩnh vực của ngôn ngữ học xã hội, cần được quan tâm và phát triển hơn nữa ở Việt Nam, nhất là về vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, đây là một lĩnh vực nghiên cứu có tính ứng dụng cao, nhằm khái quát quá trình sử dụng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, nó góp phần làm cho ngôn ngữ các dân tộc ngày càng phát triển, vận động linh hoạt và mang hiệu quả tích cực trong quá trình giao tiếp, trao đổi. Đề tài này được chọn thực hiện trong chuyến đi thực tập thực tế điền dã ngôn ngữ học về tiếng M’Nông tại tỉnh Đăk Nông, dành cho sinh viên khóa 2011, chuyên ngành Ngôn ngữ học, Khoa Văn học và Ngôn ngữ. Việc thực hiện đề tài sẽ giúp cho chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn hiện tượng song ngữ của cộng đồng người M’Nông tại bon Đăk Blau, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông. Qua đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc phản ánh tình hình và khả năng sử dụng ngôn ngữ của người M’Nông trong quá trình tiếp xúc với tiếng Việt, để phục vụ vào việc hoạch định những chính sách ngôn ngữ và dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ngôn ngữ là một trong những công cụ thể hiện trình độ nhận thức, phát triển của xã hội; nâng cao khả năng ngôn ngữ chính là nâng cao đời sống tinh thần của một dân tộc. Xuất phát từ những mong muốn như vậy, chúng tôi có Page 2 động lực rất lớn để thực hiện và hoàn thành đề tài này bằng tất cả lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm xã hội cao. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là một trong những vấn đề rất được Nhà nước và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Trong công trình “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ những năm 90” của Viện thông tin Khoa học Xã hội đã liệt kê 58 thư mục nghiên cứu chung về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và 233 thư mục nghiên cứu về các ngữ hệ của ngôn ngữ các dân tộc khác nhau (các thư mục được liệt kê chủ yếu là sách, báo, bài viết...). Cũng trong công trình này, bài viết “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” (trang 24 đến trang 52) của Vương Toàn có nói đến “PGS. TS Hoàng Văn Ma đã sưu tầm được 201 công trình nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam (chủ yếu bằng tiếng Việt) và phân loại theo 6 lĩnh vực nghiên cứu: A. Ngữ âm. – B. Từ vựng. – C. Ngữ pháp. – D. Loại hình – E. Ngôn ngữ học so sánh lịch sử. – G. Ngôn ngữ xã hội.”. Trong công trình “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam” của Trần Trí Dõi (Nxb ĐHQG HN) đã liệt kê danh sách ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay theo tên gọi, dân số, ngôn ngữ và địa lý cư trú (từ trang 49 đến trang 118), đây có thể coi là cái nhìn tổng quát về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Bùi Khánh Thế cũng đã cung cấp cái nhìn khái quát hơn về những công trình và các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: “Điều đáng được ghi nhớ là ngay trong hai thời kỳ kháng chiến (1945 – 1954 và 1954 - 1975) hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc vẫn được tiến hành đều đặn. Tham gia vào việc miêu tả, giới thiệu, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào lĩnh vực giáo dục, văn hóa có nhiều nhà văn hóa người dân tộc thiểu số. Những ngữ liệu tích lũy được qua quá trình điều tra, nghiên cứu này đã và đang được thể hiện trong các chuyên luận, luận án, vựng tập có giá trị. Hàng trăm khóa luận đại học của sinh viên cả ở phía Bắc lẫn ở phía Nam, trong nước và ngoài nước khai thác đề tài từ những vấn đề ngôn ngữ dân tộc Việt Nam và con số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, trong lĩnh vực này lên đến con số vài chục. Có thể dẫn ra ở đây một số tác giả Việt Nam và ngoại quốc có công trình nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam. Đó Page 3 là Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài (về tộc Mường), Nguyễn Văn Lợi (về tộc Mèo/ Hmông), Trần Trí Dõi (về tộc Chứt), Đoàn Văn Phúc (về tộc Êđê), Hoàng Văn Ma (về tộc Laha), Tạ Văn Thông (về tộc Kơho), Hoàng Văn An (về tộc Tày), Phạm Đức Dương, Bùi Khánh Thế, Vương Hữu Lễ, Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Bạt Tụy, Phạm Hữu Lai… Trong số các nhà khoa học nước ngoài viết về ngôn ngữ dân tộc Việt Nam ta thường gặp trên sách báo tên các tác giả: Haudricourt A. G., Ferlus M., Martini F., Piat M., Savina F. M., Aumonier E. F., Cabaton A., Adams K. L., Diffoth G., Banker J. E., Blood David và Dorothy, Edmonson J.A., Gregerson K. J., Miller J. D. và V. G., Fuller E., Friberg T. và V., Pittman R. S., Watson L., Solnsev V. M., Solseva N. V., Alieva N. F., Efimov A. J., Sokolovskaja H. K., Pogibenko T. T., Blagonrarova J. L.,.1.Cho đến nay, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như: Đinh Lư Giang (nghiên cứu về song ngữ Việt – Khmer: “Tình hình song ngữ Việt – Khmer ở Sóc Trăng”, “Một số suy nghĩ về loại hình giáo dục song ngữ Việt – Khmer”,…), Lê Khắc Cường (nghiên cứu về tiếng Stiêng: “Xây dựng hệ thống chữ viết và biên soạn Từ điển Việt – Stiêng, Stiêng – Việt”, “Vài nét về hệ thống ngữ âm tiếng Stiêng”,…), Nguyễn Văn Huệ (nghiên cứu về tiếng Raglai: “So sánh từ chỉ loại trong tiếng Việt và từ chỉ loại trong tiếng Raglai”, “Nguyên âm mũi hóa trong tiếng Raglai”,…)… Các nhà nghiên cứu còn rất quan tâm đến vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp… và đặc biệt là tiếp xúc giữa tiếng Việt với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Việc nghiên cứu tiếng M’Nông cũng bước đầu được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Các công trình nghiên cứu về tiếng M’Nông có số lượng không nhiều. Điển hình như công trình “Tiếng M’Nông ngữ pháp ứng dụng” do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh thực hiện, và do Bùi Khánh Thế làm chủ biên (1993). Ngoài ra, việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn Từ điển M’Nông – Việt với hơn 10.000 từ, nằm trong dự án “Hoàn thiện chữ viết tiếng M’Nông và biên soạn từ điển M’Nông – Việt” của Nguyễn Kiên Trường (Giám đốc trung tâm nghiên cứu Ngôn ngữ học – Viện Khoa học Xã hội 1 Bùi Khánh Thế (2002), “Ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam” trong Vương Toàn (cb), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ những năm 90, Thông tin Khoa học Xã hội, tr. 53-72. Page 4 vùng Nam Bộ) và ông Trương Anh (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông). Mục tiêu của việc xuất bản cuốn Từ điển M’Nông – Việt là để khảo sát, nghiên cứu, lựa chọn và xây dựng hệ thống chữ M’Nông chuẩn để sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong cộng đồng người M’Nông, qua đó phục vụ vào việc giảng dạy và học tập tiếng M’Mông cho người Việt và tiếng Việt cho người M’Nông. Có lẽ vì nhiều lý do khác nhau mà việc nghiên cứu vấn đề song ngữ M’Nông – Việt có thể nói là còn hạn chế và tài liệu khá hiếm hoi. 3. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp, đề tài có sử dụng phối hợp hướng tiếp cận định lượng và tiếp cận định tính, phương pháp miêu tả và so sánh đối chiếu. Những hướng tiếp cận này có sự tác động qua lại lẫn nhau. 3.1. Hướng tiếp cận định lượng Ở hướng tiếp cận định lượng, dữ liệu được thu thập qua phương pháp thống kê xã hội học như là phương pháp chủ đạo, cốt yếu. Phương pháp này dựa trên cơ sở việc chọn mẫu phân tầng, sử dụng bảng hỏi tổng hợp và việc xử lí số liệu bằng phần mềm Excel. Chọn mẫu: mẫu được chọn theo từng phân tầng rõ rệt, với tỉ lệ lấy từ cơ cấu toàn bon Đăk Blau bao gồm 3 nhân tố: giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi. Sau khi lập bảng hỏi và phân bố số lượng mẫu theo các nhân tố trên, dựa trên một số điều kiện khó khăn khách quan (sự phân bố tản mạn, rời rạc của cộng đồng dân cư, lịch trình hạn chế của chương trình khảo sát, nghiên cứu, thời điểm tiếp xúc và sự hợp tác của các cộng tác viên …), nên chúng tôi lấy ra 100 mẫu để khảo sát (và một số mẫu dự phòng). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhấn mạnh đến tính chất tương đối của nghiên cứu định lượng, do số lượng mẫu là khá nhiều so với tập hợp đối tượng nghiên cứu. Sau khi các mẫu đã được phân bố hợp lí, thì việc chọn mẫu tiếp theo dựa trên nguyên tắc ngẫu nhiên và thuận lợi (tức là những cuộc gặp không hẹn trước). Bên trong mỗi nhóm đã chia, chúng tôi chọn phỏng vấn và thu thập thông tin ở những người chúng tôi gặp, miễn là những người này thỏa mãn các yêu cầu của đề tài và có khoảng cách không gian trong một phạm vi nhất định đã được khoanh vùng khảo sát. Sau khi tính được tỉ lệ theo từng trường hợp, 100 mẫu được chọn và được phân bố đều Page 5 cho hơn 60 hộ gia đình thuộc bon Đăk Blau, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông. 3.2. Hướng tiếp cận định tính a. Nghiên cứu ngôn ngữ Phương pháp này thường được sử dụng trong nghiên cứu thực địa, nhất là nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc. Nó bao gồm việc quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thu âm ngữ liệu, quan sát các tình huống giao tiếp, chụp và sao lưu tài liệu để tiến hành phân tích. Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để đi sâu vào chi tiết và kiểm chứng kết quả; một phần nào đó, hỗ trợ thêm cho phương pháp tiếp cận định lượng. b. Nghiên cứu tư liệu Phương pháp này được sử dụng trong việc tham khảo các công trình nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn trước đó về tiếng Việt, tiếng M’Nông cũng như song ngữ nói chung (những công trình tham khảo đó sẽ được chúng tôi trích dẫn, minh họa trong những phần trình bày liên quan). Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu dựa theo quan điểm về song ngữ và những vấn đề liên quan của Đinh Lư Giang (“Tình hình song ngữ Việt – Khmer ở Sóc Trăng”, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐH KHXH&NV – ĐH QG TP. HCM, (2003), và “Tình hình song ngữ Khmer – Việt tại Đồng bằng sông Cửu Long – Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP. HCM (2011)), tức sẽ căn cứ vào những cơ sở lí thuyết (về song ngữ ấy) và các dữ liệu thu thập được qua quá trình khảo sát thực địa (trường hợp bon Đăk Blau) để hoàn thiện và phát triển đề tài. c. Nghiên cứu hồi cố (lịch sử lời kể) Phương pháp này được sử dụng ở các cuộc phỏng vấn sâu nhằm tìm lại những thông tin trong quá khứ, đối tượng là các cộng tác viên gắn bó khá lâu dài và trải qua, nắm rõ những biến cố nhất định tại trường hợp khảo sát: chiến tranh, thiên tai, hay những vụ mùa thuận lợi…. Mặc dù không phải là phương pháp chính yếu, nhưng nghiên cứu lịch sử hồi cố đã được chúng tôi vận dụng trong việc mô tả sự khác biệt của tình hình sử dụng cũng như khả năng song ngữ của người M’Nông trong thời điểm Page 6 hiện tại và trong quá khứ, trong khảo sát sự biến đổi ngôn ngữ, cũng như trong những nghiên cứu về ngôn ngữ ở địa bàn tỉnh Đăk Nông trước 1975 (mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi vận mệnh của toàn dân tộc, ảnh hưởng đến đường hướng nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phải nhắc đến ngôn ngữ - trong trường hợp khảo sát này, chiến tranh có phần ảnh hưởng không nhỏ). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu tiếng Việt và tiếng M’Nông ở bon Đăk Blau trong vấn đề sử dụng cũng như quá trình tiếp xúc của hai ngôn ngữ này. - Về đối tượng: nghiên cứu năng lực ngôn ngữ của người Việt gốc M’Nông, sử dụng tiếng M’Nông với tần suất cao và khá thành thạo, không nghiên cứu đối tượng song ngữ là người Việt. - Về thời gian: chuyến đi thực tập thực tế Tây Nguyên từ ngày 12/2/2014 đến 26/2/2014, lần quay trở lại Đăk Nông để thu thập thêm ngữ liệu từ ngày 7 đến ngày 11/2/2015 và nhiều lần liên hệ với địa bàn. - Về không gian: đề tài nghiên cứu tình hình song ngữ tại bon Đăk Blau, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông (vì đây là nơi có nhiều người M’Nông sinh sống), và mở rộng ra một số khu vực xung quanh với mục đích so sánh, kiểm chứng và đánh giá kết quả nghiên cứu, qua đó sẽ có một cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn với những gì thu thập được. 5. Đóng góp mới của đề tài Đề tài “Tình hình song ngữ M’Nông – Việt ở Đăk Nông (khảo sát tại địa bàn bon Đăk Blau, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp)” được thực hiện với mục đích nhằm làm rõ, chứng minh, đánh giá và phát triển các lý thuyết về ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song ngữ. Qua đó chúng tôi sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về đặc điểm cộng đồng và đặc điểm ngôn ngữ học dựa trên những gì thu thập được tại địa bàn nghiên cứu: về tình hình tiếp xúc ngôn ngữ, giáo dục song ngữ và những vấn đề liên quan,…. Việc khảo sát sẽ mô tả khả năng và vấn đề sử dụng song ngữ của người M’Nông, sự thể hiện của hai ngôn ngữ cùng tồn tại trong cùng một điều kiện xã hội. Và, quan sát thái độ của cộng đồng đối với các ngôn ngữ như thế nào; ngôn ngữ nào chiếm ưu thế trong những môi trường giao tiếp khác nhau; tại vì đâu, lí do gì mà họ có những cách nhìn nhận, xem xét như vậy... Hơn nữa, đề tài này sẽ phục vụ cho những Page 7 chính sách ngôn ngữ và dân tộc đang là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Không những thế, trong những trường hợp nhất định, được sử dụng làm tài liệu cho các hội thảo, nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc trong và ngoài nước; và quan trọng, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc là vấn đề chưa bao giờ cũ. Hiện nay, tình hình song ngữ tại bon Đăk Blau, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông tương đối đa dạng và phức tạp: một bộ phận người M’Nông chưa thông thạo tiếng Việt và cả tiếng M’Nông, tỉ lệ mù chữ tại bon còn khá cao. Thực trạng này ít nhiều gây cản trở cho vấn đề giao tiếp và ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tộc người M’Nông nói riêng và địa phương nói chung. Nếu không kịp thời nghiên cứu, phân tích, nhìn nhận và từ đó đưa ra những gợi ý sơ bộ về mặt chính sách, thì những bất cập, những khuynh hướng biến đổi tiêu cực sẽ làm chậm lại sự phát triển. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học của đề tài là góp phần củng cố các lí thuyết về ngôn ngữ học; gợi ý các hướng tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu song ngữ trên cơ sở liên ngành giữa ngôn ngữ học và xã hội học; giữa định lượng và định tính; làm nổi bật các giá trị khoa học qua việc nghiên cứu sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ mang những đặc trưng riêng. Hơn nữa, đề tài cung cấp các tư liệu phục vụ cho những đề tài tương tự, làm nguồn dẫn chứng trong các công trình nghiên cứu về tiếng dân tộc. Không những vậy, đề tài này còn là bước mở đầu cho những nghiên cứu sâu và rộng hơn về song ngữ M’Nông – Việt ở các khu vực khác nhau trên địa phận Đăk Nông; trở thành cứ liệu so sánh cho bất cứ những nghiên cứu nào về song ngữ mà tiếng dân tộc là một trong hai thành phần chính. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài sẽ cung cấp thêm sự hiểu biết tổng quát về tình hình sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng người M’Nông ở bon Đăk Blau, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông. Những kết quả, cứ liệu khoa học thu thập được qua quá trình khảo sát ở địa bàn nghiên cứu sẽ góp phần làm cơ sở, minh chứng cho việc hoạch định các chính sách về dân tộc: giáo dục (góp phần hạn chế, xóa bỏ tình trạng mù chữ, nâng cao khả năng nhận thức,…) chính sách về ngôn ngữ (ở hoàn cảnh gì thì ngôn ngữ nào được dùng nhiều hơn. Cần dạy và học ngôn ngữ chính thức nào. Trong các kỹ năng ngôn ngữ thì kỹ năng nào cần được chú trọng nhiều hơn.), chính sách xã Page 8 hội, văn hóa (gạt bỏ những tư tưởng lạc hậu, những nhận định chưa đúng về việc học tiếng để giao tiếp, trao đổi)…Không những vậy, việc khảo sát và phân tích còn giúp ích cho công tác quản lí giáo dục, quản lí chính quyền tại các địa phương ở góc độ song ngữ; kết hợp các công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác để đưa ra những nhận định khách quan hơn, đúng đắn hơn cho vấn đề định hướng và phát triển của cộng đồng các dân tộc. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Bối cảnh tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội và đặc điểm cộng cư của địa phương (bon Đăk Blau và thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp). Ở chương này chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể và rõ ràng nhất về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội, tình hình cộng cư, sinh sống hòa hợp các dân tộc với nhau tại trường hợp khảo sát. Những nhân tố này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động và ảnh hưởng đến hiện tượng song ngữ - vấn đề mà nhóm chúng tôi nghiên cứu và luận bàn. Không những vậy, chương 1 sẽ làm làm nền tảng và là cơ sở lý luận cho việc triển khai và diễn giải nội dung ở hai chương sau. Do đó, chương 1 có mối liên hệ logich, tương hỗ và không thể tách rời trong mối tương quan nội dung với những vấn đề cần làm rõ của cả chương 2 và chương 3. Chương 2: Đặc điểm tình hình song ngữ tại địa phương. Đây là một trong những phần quan trọng và cần được làm rõ trong nội dung đề tài. Có lẽ từ lâu khái niệm song ngữ đã không còn quá xa lạ với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ học đối chiếu bởi vì không chỉ ngoài nước mà ngay cả trong nước, các nhà nghiên cứu cũng đã có những định nghĩa về khái niệm này. Song ngữ cá nhân sẽ được hình thành và phát triển dưới sự tác động chủ yếu từ môi trường gia đình – đặc biệt là gia đình song ngữ. Nhưng nếu chỉ nghiên cứu đến đây thì vẫn chỉ là một khía cạnh của hiện tượng song ngữ được khai thác, vì cái chính yếu cốt lõi chi phối sự tồn tại của song ngữ đó là môi trường xã hội, môi trường này ảnh hưởng rất rõ rệt đến những cá nhân song ngữ. Nội dung này sẽ được chúng tôi trình bày rõ ràng với những dẫn chứng sinh động trong chương 2. Chương 3: Tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông – Việt tại bon Đăk Blau: tình hình và giải pháp cho giáo dục song ngữ. Trong chương 3 này, chúng tôi sẽ trình bày hai vấn đề Page 9 lớn. Thứ nhất là vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông – Việt tại địa phương. Khi hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau thì chắc chắn giữa chúng sẽ có những tác động trao đổi hai chiều. Có thể đó là những tác động tích cực, làm phong phú hơn cho cả hai ngôn ngữ trên nhiều phương diện, khía cạnh; nhưng cũng có thể đó là những tác động tiêu cực, và tất nhiên ảnh hưởng đến chất lượng, khả năng diễn đạt và thể hiện của cả hai ngôn ngữ. Trong quá trình tiếp xúc đó, nhóm chúng tôi tập trung xem xét và bàn luận các cơ sở dữ liệu trên ba phương diện chính: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp,…Và chúng ta sẽ tìm hiểu những hiện tượng giao thoa này trong chương 3 của đề tài. Vấn đề thứ hai không kém phần quan trọng trong chương chính là tình hình và giải pháp cho vấn đề giáo dục song ngữ: trang bị cho các học sinh dân tộc M’Nông khả năng tiếng Việt để họ có hòa nhập và phát triển một cách tốt nhất vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, bắt kịp những tiến bộ của xu thế, trình độ, hiện đại của phương tiện khoa học kỹ thuật. Hơn thế nữa, ở một khía cạnh khác, giáo dục song ngữ phải có nhiệm vụ trang bị tiếng M’Nông trong cả hai kỹ năng nói và viết để đồng bào dân tộc có thể giữ gìn và phát huy vốn truyền thống văn hóa của mình, nét riêng đặc trưng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Page 10 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG (BON ĐĂK BLAU VÀ THỊ TRẤN KIẾN ĐỨC, HUYỆN ĐĂK R’LẤP) 1.1 Đặc điểm tự nhiên Kiến Đức là một thị trấn thuộc huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông. Thị trấn này được thành lập theo Nghị định số 61/1999/NĐ-CP ngày 27/7/1999, đây là địa phương có quốc lộ 14 đi qua. Thị trấn này có tổng diện tích là 15,6 km2, với dân số khoảng 5647 người. Thị trấn Kiến Đức nằm giáp các xã Quảng Tân, Tiến Thành. Ở độ cao trung bình 700m so với mặt nước biển, địa hình thị trấn Kiến Đức chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt tương đối nhiều, nên vấn đề di chuyển tương đối khó khăn. Điểm cao nhất có độ cao 960m. Thế mạnh của huyện là đất đỏ bazan, rừng và khoáng sản dưới lòng đất (như vàng sa khoáng, đá saphir và chủ yếu là các mỏ bôxít lộ thiên,…). Huyện Đăk R'Lấp nằm ở cực Nam của tỉnh Đăk Nông, và trung tâm của huyện cách thị xã Gia Nghĩa 25km về phía Tây theo hướng quốc lộ 14; là cửa ngõ của Tây Nguyên nối với Thành phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 14, nơi tiếp giáp giữa Nam Bộ, Trung Bộ và Đông Bắc của Campuchia. Phía Bắc của huyện Đăk R'Lấp giáp huyện Tuy Đức; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông giáp thị xã Gia Nghĩa; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Đăk R'Lấp là cửa ngõ thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng kinh tế, xã hội của tỉnh Đăk Nông. Địa hình huyện bị chia cắt nhiều bởi địa bàn ở đây có hệ thống sông suối khá dày và phân bổ đều khắp. Sông suối không những là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, mà còn là nguồn thủy năng quan trọng. Đồng thời, các sông suối còn tạo nên nhiều thắng cảnh như thác Diệu Thanh (xã Nhân Cơ), hồ Doãn Văn - Đắk Wai (xã Đắk R'Tih) được xếp loại danh lam thắng cảnh của tỉnh, có thể khai thác, phục vụ cho hoạt động du lịch của huyện và tỉnh2. Bon Đăk Blau cách trung tâm thị trấn Kiến Đức khoảng 3km. Tuy địa hình đặc thù là đồi núi hiểm trở nhưng vấn đề đi lại không quá khó khăn vì hệ thống giao thông đã được nâng cấp trong vòng mươi mười năm trở lại đây. 2 Cổng Thông tin Ủy ban nhân dân huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông: daknong.gov Page 11 Do bon Đăk Blau thuộc thị trấn Kiến Đức cho nên về mặt địa hình và khí hậu cũng không khác gì so với thị trận Kiến Đức. Địa hình khá đa dạng và phong phú, chủ yếu là đồi núi có sự xen kẽ giữa núi cao hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng và khá bằng phẳng, chen vào đó là các dải đồng bằng thấp trũng. Nhìn chung, mặc dù với đặc điểm tự nhiên như vậy nhưng bon Đăk Blau vẫn trồng và phát triển tốt những cây công nghiệp lâu năm như cà phê, điều, hay chăn nuôi gia súc: trâu, bò,…phục vụ nhu cầu kinh tế cá thể theo quy mô hộ gia đình. Giao thông có phần thuận tiện và với những điều kiện tự nhiên như vậy, thị trấn Kiến Đức và bon Đăk Blau sẽ góp phần cho sự phát triển của huyện Đăk R’Lấp nói riêng và của tỉnh Đăk Nông nói chung. Bên cạnh đó, thị trấn còn tăng cường vào việc mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực và lân cận, đặc biệt là vùng kinh tế Đông Nam Bộ, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân. 1.2 Đặc điểm văn hóa Nhìn chung, tộc người M’Nông tại địa bàn bon Đăk Blau, thị trấn Kiến Đức vẫn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người M’Nông. Tuy nhiên, vẫn có một số tục lệ của người M’Nông mà hiện nay đã không còn xuất hiện tại bon: chẳng hạn không còn sinh sống nhiều thế hệ trong một mái nhà rông như trước mà định canh, định cư riêng rẽ. Về sản xuất, nghề nông nghiệp cổ truyền của họ vẫn là trồng lúa trên rẫy, thu hoạch theo lối tuốt lúa bằng tay, trồng lúa nước ở các vùng lầy, tỉa hạt không cấy mạ, không dùng cày mà dùng cuốc. Về hôn nhân gia đình, người M’Nông vẫn theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vai trò chính, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, và họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ về già thường ở với con gái út. Theo nếp cũ, đến tuổi trưởng thành, người M’Nông phải cà răng mới được yêu đương, lấy vợ lấy chồng, đó là vẻ đẹp theo quan niệm và văn hóa của đồng bào. Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính: dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Nhưng cũng có nơi tùy thỏa thuận giữa hai gia đình. Người M’Nông thích nhiều con, nhất là con gái. Sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức. Page 12 Về tục lệ ma chay, trong tang lễ, người M’Nông có tập quán ca hát, gõ chiêng trống bên áo quan suốt ngày đêm. Sau khi hạ huyệt, họ dùng cây, que và lá cây trải kín miệng hố rồi mới lấp đất lên trên. Qua 7 ngày hoặc một tháng, gia chủ làm lễ đoạn tang. Hiện nay, ở một số bon làng của tỉnh Đăk Nông (trong đó có bon Đăk Blau chúng tôi đang nghiên cứu) không còn tục lệ ma chay này mà thay thế bằng những tục lệ giống người Kinh. Về những nét văn hóa dân gian, người M’Nông đã sáng tạo ra nhiều loại hình, hoạt động và sản phẩm văn hóa, nghệ thuật độc đáo. - Về nhạc cụ: cồng, chiên, kèn bầu, kèn sừng trâu, kèn môi, đàn tám dây, sáo dọc,… - Về văn học dân gian của đồng bào M’Nông Preh, Noong có truyện kể, có tục ngữ, ca dao, dân ca, lời nói vần,…đang được tìm hiểu, khai thác sử dụng như: Mprơ, Têt ta wêu, Hơi ngơ,.. - Trong văn hóa truyền thống của người M’Nông, lễ hội rất đa dạng và đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cộng đồng như: lễ mừng lúa mới, lễ hội ăn trâu, mừng nhà mới…Đáng chú ý nhất là lễ hội ăn trâu hay còn gọi là lễ hội đâm trâu. - Về trang phục: Trang phục truyền thống (trong bon Đăk Blau) của người đàn ông M’Nông ngày xưa là đóng khố, áo chui đầu, hiện nay trang phục này chỉ sử dụng trong các dịp lễ. Đàn bà M’Nông mặc váy quấn buông dài đến mắt cá chân. Khố, váy, áo của người M’Nông có màu chàm thẫm được trang trí bằng các họa tiết truyền thống, và hiện nay trang phục này cũng chỉ được mặc trong các lễ hội của đồng bào. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và phát thanh truyền hình khá đa dạng, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương và từng bước nâng cao đời sống tinh thần, nhận thức cho nhân dân trong huyện. Ở đây, 100% xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh, truyền hình, sóng của các mạng điện thoại di động. Đến nay, toàn huyện có 72% hộ gia đình, 58% thôn, bon, 80% cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Văn hóa nói chung và những đặc trưng văn hóa nói riêng tại bon tác động chi phối rất nhiều các hoạt động giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ của người dân. Vì vậy Page 13 nghiên cứu sự vận động của ngôn ngữ phải gắn liền với văn hóa, với những nét sinh hoạt cổ truyền, những tinh hoa nghệ thuật được tinh đúc qua nhiều thế hệ. 1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội Sự phân bố của người M’Nông trong các bon là không đồng đều. Lí do của sự phân bố không đồng đều nằm ở hoàn cảnh địa lí (ở những nơi mà địa hình có thể cho phép canh tác nông nghiệp được: làm rẫy, chăn nuôi,…), dân cư tập trung theo phạm vi gia đình, cụm gia đình cùng thân tộc, dòng họ, huyết thống…Sở dĩ nhóm chúng tôi nghiên cứu và muốn chọn bon Đăk Blau làm địa bàn khảo sát vì đây là bon có khá nhiều người M’Nông cộng cư với người Việt; không những thế, nơi đây còn có trường học (trường Tiểu học, gần trường Trung học cơ sở), Ủy ban nhân dân huyện Kiến Đức và chợ thị trấn Kiến Đức – một nơi có nhiều điều kiện thông thương trao đổi hàng hóa, diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm (nông nghiệp, thủ công nghiệp,…) giữa các bon, miền ngược miền xuôi. Điều đặc biệt hơn, nơi đây chính là địa bàn nhóm chúng tôi học tập và phát phiếu khảo sát trong chuyến thực tập thực tế theo chương trình học của Khoa Văn học và Ngôn ngữ. Sự gắn bó khá mật thiết cùng tình cảm nồng hậu, gần gũi, thân thiện của người dân địa phương ở bon đã giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Qua những lần tiếp xúc, trao đổi với người dân địa phương, chúng tôi biết được rằng, không riêng gì bon Đăk Blau mà cả thị trấn Kiến Đức, có những biến động nhất định về cơ cấu dân số. Nguyên nhân của sự biến động đó được giải thích dưới nhiều góc độ, cách nhìn nhận khác nhau: từ yếu tố lịch sử - xã hội cũng như lí do về tác động của công cuộc đổi mới của nền kinh tế thị trường đối với sự phân bố dân cư như hiện nay. Cư trú đan xen là đặc điểm phổ biến về sự phân bố ngôn ngữ - tộc người ở Việt Nam. Nếu như trước đây, đặc điểm này có tính phổ biến đối với cư dân của các dân tộc thiểu số, thì hiện nay, tình trạng cư trú đan xen được tăng lên rất mạnh, không chỉ giữa dân cư các dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số mà còn là sự đan xen giữa cư dân Kinh với cư dân các dân tộc thiểu số ở cả vùng thị thành, khu công nghiệp. Như tại địa bàn này, trước kia là bạt ngàn những rừng thông, những căn cứ hào hùng của lịch sử cách mạng. Sau giải phóng, người dân ở các vùng khác đến mưu sinh lập nghiệp, đốn rừng lấy đất trồng trọt, canh tác cũng tác động khá nhiều đến sự biến thiên dân số. Nhưng, vấn đề quan trọng, hay hệ quả của những biến động đó cần bàn luận ở Page 14 đây chính là việc xác định thành phần dân tộc. Người ở dân tộc khác (đến lập nghiệp theo diện kinh tế mới, hay những người ở các bon khác,…) đến kết hôn với người dân trong bon sẽ cho ra gia đình hỗn hợp (vợ và chồng không cùng một dân tộc) sinh ra những người con, những người con đó lại tiếp tục kết hôn với những người thuộc dân tộc khác, vậy thành phần dân tộc của họ là gì, thực tế rất khó xác định. Hoạt động kinh tế tại địa bàn chủ yếu là nông nghiệp (chiếm hầu như trên 90%). Với truyền thống trồng cây công nghiệp lâu năm như điều, cà phê, người dân ở bon chủ yếu sống dựa vào canh tác vụ mùa trong năm. Ngoài trồng cây công nghiệp thì hoa màu, cây ăn quả cũng được trồng khá nhiều để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình (tự cung tự cấp), hay trao đổi mua bán trong phạm vi của bon. Tuy chủ yếu là làm rẫy, nhưng nông dân tại địa phương vẫn có lúc tham gia vào hoạt động buôn bán, có thể bán tại nhà hoặc mang ra chợ bán (mỗi khi có sản phẩm). Tựu trung lại, do những nhu cầu kinh tế khác nhau, ai cũng tham gia hoặc có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, vừa làm ruộng cũng có thể chạy xe ôm hay buôn bán. Như gia đình chú Điểu Son, cô Grơu, vừa tham gia hoạt động nông nghiệp vừa buôn bán, kinh doanh cá thể hộ gia đình tại nhà (mỗi ngày lấy thức ăn từ chợ về và bán cho dân địa phương trong bon, vì có nhiều người vì những nguyên nhân khác nhau không có thời gian ra chợ thị trấn Kiến Đức). Hay gia đình chú Điểu Lâm Mác, cô Thị Mai, vừa hoạt động nông nghiệp (trồng điều), nhưng những lúc có khách vãng lai vẫn chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, một số bộ phận dân cư, ngoài những hoạt động đó còn tham gia vào công tác chính quyền, tham gia giảng dạy với tư cách là giáo viên. Từ kết quả khảo sát của nhóm ở địa bàn bon Đăk Blau, chúng tôi nhận thấy rằng tình hình mù chữ tồn tại khá nhiều, nhất là những người ở độ tuổi trưởng thành, trình độ dân trí vẫn còn khá thấp. Có thể giải thích thực trạng trên bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng lý do căn bản và dễ nhận thấy nhất nằm ở chính nhận thức của người dân, đến thời điểm này vẫn còn tồn tại như vậy. Khi được chúng tôi hỏi: Dạ, sao cô/ chú không cho em/cháu đi học? Hoặc chúng tôi hỏi: “Ủa, sao em mới học tới lớp 5 mà đã nghỉ rồi!”. Câu trả lời mà nhóm nhận được từ những bậc phụ huynh là “Chứ cho nó học nhiều làm gì? Đủ để biết chữ thôi. Lớn cũng lấy chồng, lấy vợ làm rẫy mà!”. Chính những bậc phụ huynh quan niệm như vậy nên việc con em sẽ không được học Page 15 hành là điều tất nhiên, họ xem việc lao động, làm “nhân công” giúp đỡ gia đình là việc làm thiết thực nhất, mang lại nguồn thu nhập trực tiếp trước mắt cho gia đình. Nhiều người dân ở nhiều thế hệ, nhất là những người lớn tuổi vẫn nghĩ đơn giản rằng: “Học đâu có được gì, chỉ tốn tiền gia đình thôi. Ở nhà đi làm có nhiều tiền hơn”. Địa phương không phải không tạo điều kiện cho các em đến trường học hành, nhưng các em vẫn mang tư tưởng “ở nhà giúp cha, giúp mẹ làm việc thì ý nghĩa hơn nhiều, không phải học bài, làm bài mà còn có tiền”, đó là điều mà các cấp lãnh đạo địa phương luôn băn khoăn, trăn trở. Nếu đã xuất phát từ nhận thức qua nhiều thế hệ của người dân như vậy thì trách nhiệm của chính quyền địa phương chính là vận động và giải thích vai trò của việc học cho người dân đều hiểu rõ. Có lẽ thời gian sau này, tình hình trên cũng phần nào được cải thiện theo hướng tích cực, nhờ vào việc chính quyền địa phương cử người đến từng nhà động viên. Theo như những số liệu mà địa phương cung cấp thì qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ Chính trị, huyện Đăk R'Lấp đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao dân trí cho người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khó có điều kiện học hành. Hàng năm, huyện đầu tư xây dựng và sửa chữa trường lớp, vận động con em trong độ tuổi đến trường đạt 95%, từng bước thực hiện kiên cố hóa trường lớp theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục đạt nhiều kết quả, 100% xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở, số lượng giáo viên được chuẩn hóa 100%. Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng luôn được quan tâm đúng mức. Hàng năm, đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn, bon đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức trong phòng chống các loại dịch bệnh, ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, chăm sóc, nuôi dạy con cái chu đáo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,7%, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 29,5%. Hạn chế chữa bệnh bằng các phương pháp thần bí, mê tín dị đoan: uống bùa, ngậm rễ cây…gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Page 16 1.4 Đặc điểm cộng cư của cộng đồng các dân tộc ở bon Đăk Blau Cộng cư ở địa phương: Cộng cư là việc các dân tộc khác nhau sống cùng với nhau và tiếp xúc thường xuyên trong nhiều tình huống và địa điểm khác nhau: làm việc, kinh doanh, tham gia vào các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, chính trị, vui chơi, giải trí,…Tình hình cộng cư M’Nông – Việt tại địa phương là tương đối cao và sự cộng cư đó không thể tách rời các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Tại địa bàn khảo sát bon Đăk Blau, chúng tôi nhận thấy rằng tình hình cộng cư có phần phức tạp. Tuy trong một phạm vi nhỏ là bon nhưng thành phần dân tộc khá đa dạng: M’Nông, Kinh, Ê-đê,...Nguyên nhân của sự cộng cư đó, như đã đề cập, có thể giải thích dưới nhiều khía cạnh, xuất phát từ nhiều lí do khác nhau về địa lí, kinh tế, xã hội: sự di cư để lập nghiệp, làm ăn, kết hôn giữa tộc này với tộc khác,…Sự đan xen giữa các cộng đồng dân tộc cùng sinh sống trên một phạm vi như vậy sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau trên nhiều khía cạnh: sự pha trộn ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và truyền thống mỗi dân tộc…Sự pha trộn đó có thể tích cực hoặc tiêu cực, là mối tương hỗ hai chiều tác động qua lại giữa các dân tộc, nhất là trên bình diện ngôn ngữ: có thể làm giàu vốn ngôn ngữ cho mỗi dân tộc, nhưng cũng có khi làm cho một ngôn ngữ nào đó dần bị “đồng hóa” rồi mai một theo thời gian, nếu không kịp thời can thiệp. Tại trường hợp bon Đăk Blau, đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa thấy những hệ lụy tiêu cực từ việc cộng đồng các dân tộc sinh sống đan xen; mà chỉ thấy những điều đặc biệt thú vị từ quá trình cộng cư đó. Tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm chưa được xem xét và giải quyết triệt để, nhất là vấn đề song ngữ. Chúng tôi sẽ trình bày nội dung này ở những phần phân tích và bàn luận sau. Qua đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa và tình hình cộng cư tại địa bàn đã phần nào khắc họa bức tranh song ngữ đa chiều với nhiều gam màu tổng hòa nổi bật nhưng nhẹ nhàng, êm dịu của cộng đồng dân cư: có những phong tục văn hóa lâu đời được bảo lưu và gìn giữ sau nhiều thế hệ, công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ở địa phương đã được quan tâm đúng mức và nâng cao hơn so với những năm trước, tình hình cộng cư tại bon có nhiều tác động tích cực cho sự phát triển văn hóa xã hội nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Sự tiếp xúc ngôn ngữ, tình hình song ngữ và giáo dục song ngữ sẽ được triển khai và làm rõ trong nội dung ở chương sau. Page 17

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net