“thầy” – người gìn giữ chú ngữ trong đời sống tâm linh của đồng bào người nùng ở thị trấn liên nghĩa, huyện đức trọng, tỉnh lâm đồng

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: “thầy” – người gìn giữ chú ngữ trong đời sống tâm linh của đồng bào người nùng ở thị trấn liên nghĩa, huyện đức trọng, tỉnh lâm đồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƢỜNG NĂM 2015 Tên công trình: “THẦY” – NGƢỜI GÌN GIỮ CHÚ NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA ĐỒNG BÀO NGƢỜI NÙNG Ở THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Ngọc Khánh Lớp: Trung Quốc 11 Khóa: 2011 – 2015 Thành viên: Dương Thúy Hương Lớp: Trung Quốc 11 Khóa: 2011 – 2015 Trần Thị Ngọc Huệ Lớp: Trung Quốc 11 Khóa: 2011 – 2015 Nguyễn Phương Thảo Lớp: Trung Quốc 11 Khóa: 2011 – 2015 Phan Thị Ngọc Trâm Lớp: Trung Quốc 11 Khóa: 2011 – 2015 Ngƣời hƣớng dẫn: Tiến Sĩ Hồ Minh Quang – Khoa Đông Phƣơng học – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 3/ 2015 MỤC LỤC TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 3 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..............................................................................6 7. Kết cấu đề tài .........................................................................................................7 CHƢƠNG 1 .....................................................................................................................8 1.1. Vài nét về Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng .................8 1.2. Tổng quan về dân tộc Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng .............................................................................................................................. 11 1.2.1. Lịch sử hình thành và ngôn ngữ - chữ viết của dân tộc Nùng ....................11 1.2.2. Đời sống văn hóa vật chất ..............................................................................13 1.2.2.1. Nhà cửa.........................................................................................................13 1.2.2.2. Trang phục ...................................................................................................14 1.2.2.3.Ẩ m thực ........................................................................................................16 1.2.3. Phong tục tập quán......................................................................................... 17 1.2.3.1. Lễ hội ............................................................................................................17 1.2.3.2. Các nghi thức và tục lệ ................................................................................20 1.2.4. Tín ngưỡng tôn giáo ....................................................................................... 21 Tiểu kết: ........................................................................................................................ 23 CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................25 2.1. Nghề “thầy” và hệ thống chú ngữ ....................................................................25 2.1.1. Nghề “thầy” ....................................................................................................25 2.1.2. Hệ thống chú ngữ ........................................................................................... 30 2.2. Tầm quan trọng của nghề “thầy” trong đời sống tâm linh của đồng bào ngƣời Nùng .............................................................................................................................. 37 2.2.1. Sự phổ biến của chú ngữ trong các tập tục văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào người Nùng ........................................................................................ 37 2.2.2. Sự kính trọng của đồng bào người Nùng đối với đội ngũ chức sắc hành nghề tín ngưỡng........................................................................................................43 Tiểu kết: ........................................................................................................................ 47 CHƢƠNG 3 ...................................................................................................................49 3.1. Vai trò của “thầy” trong việc giữ gìn giá trị văn hóa ........................................49 3.1.1. Góp phần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc ............................................................... 50 3.1.2. Góp phần gìn giữ, bảo lưu các thuần phong mỹ tục .......................................51 3.1.3. Góp phần làm nên sự đa dạng văn hóa ở địa phương..................................54 3.1.4. Góp phần cân bằng đời sống tinh thần, ổn dịnh xã hội ............................... 55 3.2. Vai trò của “thầy” trong việc phát huy giá trị văn hóa ....................................57 Tiểu kết: ......................................................................................................................... 62 KẾT LUẬN ...................................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 66 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1 DANH MỤC HÌNH ẢNH HÌNH TÊN HÌNH ẢNH TRANG 1.1 Bản đồ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng 9 Trang phục của đồng bào Nùng Thị trấn Liên Nghĩa, huyện 1.2 15 Đức Trọng 1.3 Xôi nếp cẩm của đồng bào ngƣời Nùng 17 1.4 “Thầy” hƣớng dẫn các nghi thức trong đám tang 21 Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của đồng bào Nùng Thị trấn Liên 1.5 22 Nghĩa, huyện Đức Trọng 2.1 Các “thầy” trong tục lệ ma chay của ngƣời Nùng 29 2.2 Sớ viết tên ngƣời chết trong lễ mãn tang 34 2.3 Chữ Nôm Nùng trong kinh sách của đồng bào ngƣời Nùng 35 “Thầy” chủ trì tang lễ trong tập tục ma chay của đồng bào 2.4 39 ngƣời Nùng “Thầy” đang làm lễ ở bàn “thầy” trong tập tục ma chay của 2.5 44 ngƣời Nùng 2.6 Trang phục của các “thầy” trong lễ sinh nhật 46 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Quá trình hình thành cộng đồng ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng với những biến chuyển lịch sử mang tính chất đặc thù đã tạo nên những nét văn hóa khác biệt trong dòng chảy chung của văn hóa dân tộc Nùng ở Việt Nam. Theo đó, sự hình thành và phát triển của nghề “thầy” trong đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây cũng mang những nét rất riêng, giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần của đồng bào dân tộc Nùng. Bài nghiên cứu bƣớc đầu đƣa ra khái niệm cụ thể về chú ngữ và hệ thống chú ngữ, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề “thầy” trong đời sống tâm linh của đồng bào ngƣời Nùng tại Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Nghề “thầy” cùng với sự đa dạng và phong phú trong hệ thống chú ngữ chính là kết quả tất yếu của một nền văn hóa với tín ngƣỡng đa thần đặc sắc của đồng bào dân tộc Nùng. Giá trị văn hóa và tinh thần của hệ thống chú ngữ đƣợc thể hiện thông qua những hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian. Từ việc nghiên cứu về nghề “thầy” trong đời sống tâm linh của đồng bào ngƣời Nùng cũng nhƣ tầm quan trọng và giá trị văn hóa của hệ thống chú ngữ, nhóm tác giả đã đƣa ra một số quan điểm trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của hệ thống chú ngữ trong đời sống hiện nay. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa. Mỗi một dân tộc là một bức tranh đầy màu sắc không chỉ về ngôn ngữ mà còn cả những nét đặc trƣng về truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành của các dân tộc. Trải qua các giai đoạn phát triển, bản sắc của các dân tộc ngày càng hòa quyện, đan xen vào nhau, hình thành nên một sự thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Quá trình giao thoa đó làm cho nền văn hóa riêng của các dân tộc tuy hòa nhập nhƣng không hòa tan. Từ đó, góp phần làm cho nền văn hóa của nƣớc Việt Nam bốn nghìn năm văn hiến thêm phong phú, đa dạng và độc đáo. Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi một dân tộc có những bản sắc văn hóa riêng. Trong xu hƣớng hội nhập quốc tế hiện nay, việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống mang một ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì đang có không ít những thế lực bên ngoài luôn từng ngày từng giờ lợi dụng vấn đề này gây xung đột chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc là một vấn đề cấp thiết của mỗi cá nhân nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong 54 dân tộc của Việt Nam, dân tộc Nùng chiếm một số lƣợng tƣơng đối đông đảo, sống tập trung ở khu vực Việt Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Lâm Đồng,... Đồng bào dân tộc Nùng lƣu giữ một kho tàng văn hóa vô cùng quý báu và đặc sắc, với những nét đa dạng trong phong tục tập quán, thể hiện những quan niệm tâm linh phong phú trong tín ngƣỡng tôn giáo, đƣợc tổ tiên cha ông tích lũy từ thời xa xƣa cho đến nay. Nhắc đến đồng bào dân tộc Nùng là nhắc đến một cộng đồng ngƣời với quá trình hình thành tƣơng đối phức tạp, ít nhiều có những nét khác biệt giữa các nhóm ngƣời sinh sống ở những vùng khác nhau và tạo thành những đặc trƣng riêng. Nhóm đồng bào ngƣời Nùng sinh sống ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng hiện nay chính là một cộng đồng ngƣời nhƣ thế. Trong đời sống tín ngƣỡng tôn giáo của đồng bào ngƣời Nùng tại Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thì “thầy” đóng một vai trò vô cùng đặc biệt, có ảnh hƣởng sâu rộng đến các hoạt động nghi lễ truyền thống cũng nhƣ đời sống tinh thần của đồng bào ngƣời Nùng ở đây. “Thầy” là trung gian gắn kết đồng bào với tổ 2 tiên của họ, là ngƣời truyền tải những tâm nguyện của họ đến các vị thần linh. Theo đó, các phƣơng tiện, phƣơng thức mà “thầy” sử dụng để thực hiện sứ mạng của mình luôn là một nhân tố không kém phần quan trọng, đó chính là chú ngữ. Các chú ngữ cũng chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh, thể hiện truyền thống văn hóa dân tộc, vừa phong phú, đa dạng, vừa phức tạp và còn nhiều điều thú vị chƣa đƣợc khám phá. Đồng bào ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, vốn có mối quan hệ mật thiết với dân tộc Choang (Trung Quốc), việc nghiên cứu tín ngƣỡng tôn giáo của đồng bào ngƣời Nùng có ý nghĩa quan trọng và mang tính thực tiễn cao cho quá trình học tập nghiên cứu của những sinh viên thuộc chuyên ngành Trung Quốc học. Đồng thời, với mong muốn giới thiệu rộng rãi hơn nữa nét văn hóa đặc sắc này đến ngƣời đọc, nhóm tác giả quyết định thực hiện đề tài ““Thầy” - người gìn giữ chú ngữ trong đời sống tâm linh của đồng bào người Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc phân tích một số nét trong phong tục tập quán và tín ngƣỡng tôn giáo của đồng bào ngƣời Nùng, mà cụ thể là sự tồn tại của nghề “thầy” cũng như vai trò của “thầy” trong các nghi thức và tục lệ cúng bái của họ, từ đó tạo cái nhìn khái quát về hình ảnh “thầy” trong đời sống tâm linh của đồng bào ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Thông qua đó, nhóm tác giả muốn giới thiệu đến ngƣời đọc những nét đặc sắc trong văn hóa tinh thần của đồng bào ngƣời Nùng nói riêng và ngƣời Việt Nam nói chung. Đồng thời, từ việc nghiên cứu nghề “thầy” và vai trò của “thầy” trong đời sống tâm linh của dân tộc Nùng, đề tài còn nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét văn hóa đặc sắc để nó không bị mai một bởi sự phát triển ngày càng nhanh chóng của xã hội hiện đại. Ngoài ra, việc nghiên cứu còn nhằm tăng thêm nguồn tƣ liệu cho ngƣời đọc có quan tâm và các công trình nghiên cứu có liên quan sau này. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề phong tục tập quán và tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Nùng đã đƣợc đề cập đến trong một số công trình. Có công trình nghiên cứu đề cập toàn diện đến văn hóa của ngƣời Nùng, có những công trình lại đi sâu nghiên cứu đến một lĩnh vực văn hóa chuyên biệt. Hầu hết các công trình này đều có một điểm chung là nghiên cứu 3 tổng thể về toàn bộ cộng đồng ngƣời Nùng tại Việt Nam. Riêng đối với việc nghiên cứu nghề “thầy” hay chú ngữ trong đời sống tâm linh của đồng bào Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thì gần nhƣ rất ít đƣợc đề cập đến. Đối với vấn đề phong tục tập quán và tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Nùng nói chung, đã có một số công trình đề cập tới ở những mức độ khác nhau, cụ thể là: - Cuốn Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 1968; Các dân tộc ít người ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978; Văn hóa truyền thống Tày – Nùng của các tác giả Hoàng Quyết, Ma Khách Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lƣợc, Vƣơng Toàn, NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1993. Các quyển sách này đều mang đến cho ngƣời đọc một cái nhìn khái quát về đồng bào ngƣời Nùng trong tổng thể các dân tộc Việt Nam. - Cuốn Sli, lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng của Vi Hồng, NXB Văn hóa ấn hành năm 1979. Đây là quyển sách đào sâu tìm hiểu về dân ca trữ tình – một trong những nét nghệ thuật độc đáo của đồng bào Tày – Nùng. - Cuốn Văn hóa Tày – Nùng của Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ, NXB Văn hóa, xuất bản năm 1984. Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về xã hội, con ngƣời, văn hóa của hai dân tộc Tày – Nùng. - Cuốn Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam do Viện Dân tộc học xuất bản năm 1992. Đây cũng là một công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện về điều kiện tự nhiên, dân cƣ Tày – Nùng, lịch sử hình thành tộc ngƣời, các hình thái kinh tế, hình thái văn hóa vật chất, tổ chức xã hội – gia đình, hôn nhân, các tục lệ nhƣ: cƣới xin, sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới và tôn giáo tín ngƣỡng. Đồng bào Nùng ở huyện Đức Trọng nói riêng cũng đƣợc tác giả đề cập đến mặc dù không nhiều. - Đề tài cấp bộ năm 2004 Văn hóa dân tộc Nùng ở Cao Bằng của tác giả Đàm Thị Uyên, đề cập đến các nét văn hóa truyền thống của cộng đồng ngƣời Nùng ở tỉnh Cao Bằng. - Đề tài cấp bộ năm 2004 Tang ma của dân tộc Nùng ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Ngân, đã trình bày tƣơng đối kỹ về phong tục tang ma đặc trƣng của ngƣời Nùng ở Việt Nam. Từ năm 1997 đến năm 2006 huyện ủy Đồng Hỷ lần lƣợt biên soạn và cho xuất bản cuốn: 4 - Nguyễn Anh Tuấn (2003), Tang ma người Nùng Phàn Slình ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, luận văn cử nhân chuyên ngành Dân tộc học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. - Phan Đình Thuận (2006), Tìm hiểu tôn giáo – tín ngưỡng của người Nùng ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành lịch sử, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần, vật chất, những phong tục tập quán của hai dân tộc là Tày và Nùng trên phƣơng diện rộng (phạm vi cả nƣớc) và cả phƣơng diện hẹp (phạm vi một tỉnh). Tuy nhiên, trong nền văn hóa chung đó, lại có sự giao thoa của những nét riêng biệt. Mỗi một vùng có những nét đặc sắc riêng để phù hợp với vị trí địa lý và văn hóa ở khu vực đó. Tất cả những công trình nghiên cứu trên tạo cơ sở nền tảng để chúng tôi khai thác một đề tài ở phạm vi hẹp, làm rõ hơn đời sống văn hóa của dân tộc Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, mà cụ thể là nghề “thầy” trong đời sống tâm linh của họ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: những ngƣời hành nghề “thầy” của đồng bào ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Phạm vi nghiên cứu: đồng bào ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Giới hạn nghiên cứu: do khả năng có hạn, đề tài chỉ đi sâu vào một số ngƣời hành nghề “thầy” và vai trò của “thầy” trong đời sống tinh thần của đồng bào ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp tổng hợp tư liệu: nhóm tác giả tiến hành tìm kiếm, tham khảo các tƣ liệu, sách vở, tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học và những luận văn có liên quan đến đề tài ““Thầy” trong đời sống tâm linh của đồng bào Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng”, sau đó trích xuất những thông tin chính xác và cần thiết, hình thành cơ sở lý luận làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu; phƣơng pháp này chúng tôi chủ yếu sử dụng phục vụ cho chƣơng 1 của đề tài. 5 Phương pháp điều tra xã hội học: nhóm tác giả thực hiện điều tra thông qua hình thức phỏng vấn sâu một số “thầy”, cán bộ và một số ngƣời dân ở địa phƣơng để có những thông tin chính xác nhất về nghề “thầy” cũng nhƣ các vấn đề có liên quan đến nghề “thầy”. Phƣơng pháp này giúp chúng tôi có một hệ thống tƣ liệu phong phú về nghề “thầy”, vai trò của “thầy” trong đời sống tinh thần của đồng bào ngƣời Nùng cũng nhƣ quan điểm của ngƣời Nùng về nét văn hóa truyền thống này. Kết quả thu đƣợc từ phƣơng pháp này, chúng tôi dùng để phục vụ cho chƣơng 2, cũng là một trong những nội dung chính của đề tài. Phương pháp phân tích, đánh giá: tiến hành phân tích những nét văn hóa chứa đựng trong chú ngữ thông qua sự xuất hiện của chúng ở các nghi lễ, các hoạt động cúng bái – cầu an của ngƣời Nùng, qua đó đƣa ra giá trị văn hóa đặc sắc mà những hoạt động này mang lại; tìm hiểu, đánh giá tình hình hoạt động của các “thầy” trong các nghi lễ, các hoạt động cúng bái – cầu an, tình hình truyền nghề “thầy” cho các thế hệ sau trong đồng bào ngƣời Nùng để nắm rõ hơn sự duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa trong đời sống sinh hoạt cũng nhƣ đời sống tinh thần của đồng bào ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp này trong chƣơng 2 và chƣơng 3. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng sử dụng thêm một số phƣơng pháp bổ trợ nhƣ: Phương pháp so sánh, đối chiếu (sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời Nùng xƣa và nay, một số khác biệt trong phong tục tập quán giữa cộng đồng ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa và ngƣời Nùng ở phía bắc Việt Nam), Phương pháp thống kê toán học (thu thập và xử lí các thông tin liên quan đến chú ngữ, từ đó thống kê nên một hệ thống hoàn chỉnh các loại chú ngữ thƣờng gặp trong sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời Nùng). 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Đặc biệt, đề tài sẽ là nguồn tƣ liệu có giá trị đối với những nhà Dân tộc học, Nhân học, Châu Á học trong việc nghiên cứu văn hóa tộc ngƣời của họ. Ý nghĩa thực tiễn: việc nghiên cứu nghề “thầy” cũng nhƣ chú ngữ trong đời sống tâm linh của đồng bào ngƣời Nùng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, tổng quan 6 và chi tiết hơn về văn hóa tinh thần của đồng bào ngƣời Nùng, từ đó có giải pháp phát huy và gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp đang bị mai một dần theo thời gian. 7. Kết cấu đề tài Nội dung đề tài gồm 3 phần chính nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan về đồng bào dân tộc Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Trong chƣơng này, nhóm tác giả giới thiệu đến ngƣời đọc vài nét về vùng đất Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành dân tộc Nùng tại Việt Nam nói chung và cộng đồng ngƣời Nùng tại Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cũng nhƣ những nét sơ lƣợc về văn hóa của đồng bào ngƣời Nùng ở đây. Chương 2: Đặc điểm của “thầy” trong đồng bào người Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Chƣơng này định hƣớng cho ngƣời đọc một khái niệm cụ thể về nghề “thầy” cũng nhƣ hệ thống chú ngữ của đồng bào ngƣời Nùng tại Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Song song đó, nhóm tác giả cũng đƣa ra những nhận định về tầm quan trọng của “thầy” trong đời sống tâm linh của đồng bào ngƣời Nùng ở đây thông qua quá trình khảo sát điền dã. Chương 3: Vai trò của “thầy” trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào người Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Nội dung chƣơng này chủ yếu đề cập đến những nhận định của nhóm tác giả về vai trò của “thầy” trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đƣa ra một số quan điểm về thực trạng cũng nhƣ giải pháp trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của chú ngữ trong đời sống tâm linh của đồng bào ngƣời Nùng ở đây. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BÀO NGƢỜI NÙNG Ở THỊ TRẤN LIÊN NGHĨA, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Tộc ngƣời Nùng là một dân tộc có dân số tƣơng đối đông và đã xuất hiện rất lâu trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Nùng ở Việt Nam có số dân chiếm hàng thứ 7 với 968.800 ngƣời và có mặt gần nhƣ hầu hết ở 63 tỉnh thành trong cả nƣớc nhƣ: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Giang, Đắk Lắk, Lào Cai, Lâm Đồng, Bình Phƣớc,... Trong đó, cộng đồng ngƣời Nùng hình thành tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là cộng đồng ngƣời hình thành khá muộn. Những điều kiện khách quan tại địa bàn cƣ trú này cũng góp phần hình thành nên những đặc trƣng cho cộng đồng ngƣời Nùng tại đây. 1.1. Vài nét về Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Đức Trọng là huyện nằm ở vùng giữa của Lâm Đồng – tỉnh miền núi phía nam Tây Nguyên, có độ cao từ 600 m – 1000 m so với mực nƣớc biển. Huyện có diện tích tự nhiên 90.180 ha, chiếm 9,23 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh Lâm Đồng, dân số đứng thứ nhì sau Thành phố Đà Lạt. Phía bắc giáp Thành phố Đà Lạt, phía nam giáp huyện Di Linh và tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Đơn Dƣơng, phía tây giáp huyện Lâm Hà, Đức Trọng có 15 đơn vị hành chính bao gồm 1 Thị trấn Liên Nghĩa và 14 xã: Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Phú Hội, Tân Hội, Tân Thành, N’Thol Hạ, Bình Thạnh, Ninh Gia, Tà Hine, Ninh Loan, Đà Loan, Tà Năng, Đa Quyn. Trung tâm huyện cách Thành phố Đà Lạt 26 km về hƣớng nam. Nằm ở vị trí đầu mối giao thông đi Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Phan Rang, nên Đức Trọng có điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lƣu với bên ngoài, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hƣớng ngoại với cả 3 thế mạnh: nông, lâm nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Là thị trấn duy nhất tại huyện Đức Trọng, Liên Nghĩa có vị trí địa lý cách trung tâm Thành phố Đà Lạt 30 km về phía đông nam, diện tích của thị trấn là 7 km2, chiếm khoảng 0,8 % diện tích của toàn huyện Đức Trọng. Phía đông thị trấn giáp với xã Tu Tra của huyện Đơn Dƣơng, phía tây giáp với xã N’thoi Hạ và xã Tân Hội, phía nam giáp với xã Phú Hội và xã Tân Hội, phía bắc giáp với xã Liên Hiệp và xã Hiệp Thạnh. 8 Hiện nay, Thị trấn Liên Nghĩa có tổng cộng 12 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, có hai trục đƣờng giao thông chính đi qua là Quốc lộ 20 nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đà Lạt, Quốc lộ 27 nối Đắk Lắk với Ninh Thuận rất thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và giao lƣu kinh tế – chính trị, văn hóa – xã hội cho toàn huyện với vùng lân cận. Hình 1.1. Bản đồ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (Nguồn: Internet) Huyện Đức Trọng có 3 dạng địa hình chính là núi dốc, đồi thấp và thung lũng ven sông. Đây cũng là vùng đất tiếp giáp giữa cao nguyên Lang Biang và cao nguyên Di Linh. Trong đó, Thị trấn Liên Nghĩa nằm trên đồi đất đỏ bazan với tầng phủ dày 2 m – 7 m, bên dƣới là sạn kết, nền đá gốc ở tầng sâu 15 m – 20 m, cƣờng độ chịu nén tốt. Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn là 3770.7 ha, chiếm khoảng 4 % diện tích đất tự nhiên của huyện1. Đất đai tại thị trấn chủ yếu là đất nâu hình thành trên cơ sở đất bazan, có độ dày trên 100 cm, độ phì nhiêu của đất khá cao, độ PH từ 5 – 6,5. Nơi đây chủ yếu có thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến thịt nặng, rất phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày. 2 1 Nguồn: Phòng Dân tộc - Ủy ban nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, 2014. 2 Đại học Đà Lạt, Khoa Đông phƣơng học, Đào Thị Hằng, Tìm hiểu người Thổ ở Thị trấn Liên Nghĩa – Đức Trọng – Lâm Đồng, 2010. 9 Huyện Đức Trọng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhƣng do ở độ cao trên 900 m nên khí hậu có những nét độc đáo, với những đặc trƣng cơ bản riêng. Chính vì lẽ đó, Thị trấn Liên Nghĩa cũng không nằm ngoài đặc điểm khí hậu của huyện. Nơi đây ít gió bão, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,5oC; lƣợng mƣa trung bình 1.860 mm; lƣợng bốc hơi trung bình 700 mm. Tại Thị trấn Liên Nghĩa, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 11; mùa khô từ tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh hơn mùa mƣa. Chế độ gió đƣợc chia thành hai mùa: mùa khô có gió Bắc, Đông Bắc; mùa mƣa có gió Tây, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mặc dù có khí hậu nhƣ thế nhƣng so với những nơi khác trong huyện, Thị trấn Liên Nghĩa nằm ở độ cao trung bình 900 m cho nên khí hậu ở đây khá ôn hòa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không lớn, nắng nhiều, ẩm độ không khí thấp. Nhiệt độ trung bình ban đêm là 18oC, và ban ngày là 26oC. Nguồn nƣớc mặt chủ yếu của thị trấn là hệ thống sông Đa Nhim, đây là một con sông lớn ở phía đông thị trấn, có chiều dài 15 km, rộng 20 m – 25 m. Ngoài ra, thị trấn còn có mạch nƣớc ngầm xuất hiện ở độ sâu 12 m – 15 m và dao động 1,5 m – 2 m theo mùa mƣa, nắng. Nƣớc ngầm mạch sâu qua các giếng khoan ở độ sâu > 80 m kể từ mặt đất. Công trình thủy lợi và cũng là hồ chứa nƣớc lớn của Thị trấn Liên Nghĩa chính là đập tràn Liên Khƣơng đã đƣợc kiên cố hóa, có khả năng tƣới tiêu trên 600 ha. Với 360 ha đất lâm nghiệp, Thị trấn Liên Nghĩa có một nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm nhƣ hổ, voi, khỉ, tê giác, nai,… các loại gỗ quý nhƣ trầm hƣơng. Tuy nhiên, do tình trạng săn bắt và khai thác một cách bừa bãi nên dẫn đến tài nguyên sinh vật ở đây trở nên cạn kiệt và nhiều loại động vật đã bị tuyệt chủng. Chính bởi những đặc điểm tự nhiên nhƣ thế, Liên Nghĩa đã trở thành thị trấn của huyện Đức Trọng với những tiềm lực hết sức to lớn cho việc phát triển kinh tế khi là một đầu mối rau quả lớn của khu vực, có sản phẩm đƣợc xuất đi các tỉnh lân cận với khối lƣợng không hề nhỏ. Tổng số dân cƣ của thị trấn là 45.845 ngƣời. Trong đó, ngƣời Kinh chiếm 50 % dân số toàn thị trấn, ngoài ra còn có dân tộc Hoa, Nùng, Tày, Thái… 3. Với 14 dân tộc chung sống trên địa bàn, Thị trấn Liên Nghĩa đã trở thành nơi hội tụ cả 3 dòng ngôn ngữ chính trên đất nƣớc Việt Nam: Nam Á, Nam Đảo, Hán – 3 Nguồn: Phòng Dân tộc – Ủy ban nhân dân huyện Đức Trọng, 2014. 10 Tạng 4. Tuy có sự giao lƣu tiếp xúc văn hóa các tộc ngƣời trên địa bàn, thế nhƣng điều đó không có nghĩa các dân tộc bị mất đi hoàn toàn nền văn hóa truyền thống của mình mà đã tạo nên nét đặc trƣng trong đa dạng, mang lại những bản sắc độc đáo cho Thị trấn Liên Nghĩa nói riêng và huyện Đức Trọng nói chung. 1.2. Tổng quan về dân tộc Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng 1.2.1. Lịch sử hình thành và ngôn ngữ - chữ viết của dân tộc Nùng Nói đến lịch sử hình thành tộc ngƣời Nùng trên lãnh thổ Việt Nam không thể không nói đến những tộc ngƣời ở Trung Quốc và đã có một số nhận định nhƣ sau: - Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, cũng đã đƣa ra những nghiên cứu cho rằng: “Nguồn gốc ngƣời Nùng thuộc nhóm Tày – Thái miền Đông với địa bàn cƣ trú chủ yếu là vùng Lƣỡng Quảng (bao gồm tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc) và Đông Bắc Việt Nam. Ngƣời Nùng có nhiều mối quan hệ về lịch sử văn hóa với ngƣời Choang ở Trung Quốc. Tộc danh Nùng theo hai ông bắt nguồn từ tên gọi của một trong bốn dòng họ lớn: Nùng, Hoàng, Chu, Vy thống trị ở 2 bờ Tả Hữu Giang, tức các miền biên giới Cao Bằng và Quảng Tây.” 5 - Theo Tuấn Quỳnh, trong Đồng bào các tộc Nùng ở Việt Nam (năm 1968) cho rằng ngƣời Nùng di cƣ từ phƣơng Bắc tới từ thế kỉ VIII, do điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lời và do không chịu khuất phục ngƣời Hán. Ông cho rằng ngƣời Nùng ở nƣớc ta chia thành 3 nhóm: nhóm Cao Bằng, Lạng Sơn và Hà Giang đều từ Quảng Tây sang. - Theo sách Người Nùng của Chu Thái Sơn và Hoàng Hoa Toàn, cho rằng: “Từ xa xƣa, địa bàn cƣ trú của ngƣời Nùng chủ yếu ở vùng Lƣỡng Quảng; một phần vùng Đông Nam của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và vùng Đông Bắc bộ Việt Nam. Dân tộc Nùng có chung nguồn gốc lịch sử với dân tộc Tày ở Việt Nam và dân tộc Choang ở Trung Quốc. Vào thời Nam Bắc triều (420 – 581) đến thời Đƣờng (618 – 907) có các tộc ngƣời Di (theo cách gọi của ngƣời Hán): Lý, Lão, Lãng, Ô Hử và các nhóm ngƣời Man: Man Hoàng Động, Man Nùng Động, Man Tây Nguyên, họ sống phân bố dọc 4 Đại học Đà Lạt, Khoa Đông phƣơng học, Đào Thị Hằng (2010), Tìm hiểu người Thổ ở Thị trấn Liên Nghĩa – Đức Trọng – Lâm Đồng, 2010. 5 Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1968. 11 theo biên giới Việt – Trung ngày nay. Những tộc ngƣời và các nhóm ngƣời này trong tiến trình lịch sử đã biến đổi ít nhiều cùng với sự phân hóa đã tạo thành tổ tiên của các nhóm ngôn ngữ, văn hóa Tày – Nùng – Choang. Từ thế kỉ thứ VII trở đi, một số dòng họ có thế lực đã nổi dậy chống lại sự kìm kẹp của nhà Đƣờng. Sang thể kỉ thứ X, một thủ lĩnh họ Nùng là Nùng Dân Phú đã đảm nhiệm việc quản lí 10 châu vùng Quảng Uyên. Đến năm 1038, ông thành lập nƣớc Trƣờng Sinh đống đô tại Nà Lự, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ngày nay. Năm 1041, thủ lĩnh Nùng Trí Cao lại lập ra nƣớc Đại Lịch ở châu Thảng Đo, kế tiếp lại liên kết với những ngƣời đồng tộc vùng Tả Giang (Quảng Tây) lập ra nƣớc Thiên Nam, lấy hiệu là Cảnh Thụy, sau đổi thành Nam Việt, cai quản cả một vùng rộng lớn gồm Cao Bằng và một phần miền Tây tỉnh Quảng Tây. Năm 1048, Nùng Trí Cao tổ chức cuộc chiến tranh chống lại Tống và đã làm chủ một khu vực rộng lớn từ Ung Châu (Quảng Tây) đến Quảng Châu (Quảng Đông) làm chấn động cả cõi Lĩnh Nam. Cuối cùng, họ bị nhà Tống trấn áp và thất bại phải chạy sang Đại Việt lánh nạn và định cƣ ở đây. Từ thế kỉ XIII, các nhóm ngƣời Nùng khác không chịu nổi chính sách phân biệt đối xử của nhà Nguyên (Mông Cổ), sau đó là nhà Minh (Hán) và nhà Thanh (Mãn Châu) đã từng đợt di cƣ vào Việt Nam, hội nhập với các nhóm Tày và Thái cùng hệ ngôn ngữ đã có mặt từ trƣớc và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc bộ, sau đó một bộ phận di cƣ vào các tỉnh Tây Nguyên”. 6 Nói tóm lại, thông qua nhiều thƣ tịch cổ cũng nhƣ gia phả các dòng họ, có thể kết luận rằng tộc ngƣời Nùng có mặt ở Việt Nam có hai bộ phận do di cƣ theo từng nhóm: bộ phận thứ nhất cƣ trú lâu đời ở Việt Nam khoảng thế kỉ VIII, bộ phận thứ hai mới di cƣ vào Việt Nam, sớm nhất vào thế kỉ thứ XVI hoặc giữa thế kỉ XIX. Nguyên nhân của các cuộc di cƣ này chủ yếu do bị áp bức bóc lột, bị chèn ép, nhất là bị tàn sát sau các cuộc khởi nghĩa không thành công hoặc do loạn lạc, cƣớp bóc, thiếu ruộng đất,… Nhƣ vậy, ngƣời Nùng ở Việt Nam là một chỉ hệ của dân tộc Choang ở Trung Quốc và cũng là hậu duệ của Bách Việt, họ chủ yếu sinh sống tại những vùng Đông Bắc, và do những nguyên nhân khác nhau, một phần trong số đó đã di cƣ vào miền Nam vào năm 1954 với khoảng 45.000 ngƣời, trong số đó đã đặt chân đến huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tiếp theo từ năm 1975 đến nay, một bộ phận đồng bào Nùng lại tiếp tục di cƣ vào miền Nam. 6 Chu Thái Sơn và Hoàng Hoa Toàn (2006), Người Nùng, NXB Trẻ. 12 Tại Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, dân tộc thiểu số nơi đây đƣợc chia làm hai bộ phận, dân tộc bản địa và dân tộc di cƣ từ phía bắc vào. Trong đó, đồng bào Nùng đƣợc xếp vào bộ phận thứ hai. Dân số ngƣời Nùng tại huyện Đức Trọng hiện nay theo UBND huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cho biết là 7.891 ngƣời. Dựa theo những tƣ liệu tổng hợp trong cuốn Dân số - dân cư Lâm Đồng, cũng nhƣ tình hình khảo sát thực tế tại huyện mà nhóm tác giả thu thập đƣợc, đồng bào Nùng từ tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang đã di cƣ và định cƣ tại huyện sau khi hiệp định Giơnevơ giữa Việt Nam và Pháp đƣợc kí kết năm 1954, bao gồm những ngƣời dân thƣờng và “thầy” – ngƣời không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào Nùng. 7 Theo lịch sử nghiên cứu, dân tộc Nùng ở Việt Nam nói chung và Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái của hệ ngôn ngữ Thái – Kadai. Tộc ngƣời này dùng chữ Hán và chữ Nôm Nùng. Đây là loại chữ đƣợc phát triển vào thế kỉ thứ XVII, dùng để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian, đồng thời cũng để ghi chép những quyển sách kinh của “thầy”. Chữ Nôm Nùng chịu nhiều ảnh hƣởng của chữ Nôm Choang ở Trung Quốc. Cùng văn tự Hán nhƣng ngƣời Nùng đọc theo giọng Nùng và ngƣời ta hay lầm tƣởng là tiếng Pạc Và 8. Âm đọc của họ cũng rất khác so với âm đọc của ngƣời Quảng Đông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng bào Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa chủ yếu đều là xuất thân từ những ngƣời nông dân, chính vì lẽ đó trƣớc đây hầu hết họ đều mù chữ. Riêng chỉ những ngƣời giàu có trong tộc ngƣời này mới đƣợc đi học tiếng Hán hoặc tiếng Pháp với mục đích làm “thầy”, thông ngôn. Hiện nay, phần lớn ngƣời Nùng đều không biết viết và đọc chữ của dân tộc mình mà thay vào đó họ chỉ biết viết chữ Quốc ngữ của Việt Nam. Theo khảo sát tại Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, chỉ có những “thầy” và “đệ tử” của họ mới có thể đọc đƣợc loại chữ Nôm Nùng. 1.2.2. Đời sống văn hóa vật chất 1.2.2.1. Nhà cửa Nói đến nơi ở của ngƣời Nùng, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đến những căn nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất, trong đó nhà sàn là kiểu nhà truyền thống ƣa thích của họ. Nhƣng hiện nay một số gia đình ngƣời Nùng sử dụng nhà đất khá phổ biến. 7 Dân số - dân cư Lâm Đồng, NXB Thống kê, 1999. 8 Theo Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày Nùng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 13 Nhà sàn của ngƣời Nùng thƣờng khá to và rộng, chúng đều có kiến trúc kiểu 4 mái, 2 mái dài và 2 mái đầu hơi ngắn. Thông thƣờng nhà sàn của ngƣời Nùng rộng từ 1 gian 2 chái, 3 gian 2 chái thậm chí là 5 gian 2 chái. Nhà đƣợc chia làm hai phần bởi vách ngăn, chủ yếu chúng đƣợc làm bằng gỗ, trừ một lối đi ở gian giữa. Phần trong đặt bếp, là nơi sinh hoạt của phụ nữ trong gia đình; phần ngoài, dành cho nam giới và đặt bàn thờ tổ tiên. Phía sau nhà có cầu thang phụ, nơi đây thƣờng chứa máng nƣớc dùng để tắm rửa. Cách phân chia này cũng áp dụng đối với khách là nam hay nữ. Mái nhà của ngƣời Nùng thƣờng lợp ngói âm dƣơng, vách thƣng bằng gỗ theo chiều dọc. Toàn bộ hệ thống khung, kèo, cột, vách, sàn đều đƣợc làm bằng gỗ tốt: trai, đinh, nghiến,… hệ thống xà đƣợc bào trơn đóng bén, kết cấu chắc chắn, tạo cho ngôi nhà có độ bền vững, có thể sử dụng cho nhiều thế hệ nối tiếp sinh sống, do đó có những ngôi nhà sàn có độ tuổi từ 200 – 300 năm. Nói đến nhà cửa của ngƣời Nùng ở Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, từ khi đến định cƣ nơi đây, những ngôi nhà của họ đã không còn mang đặc trƣng của nhà ngƣời Nùng truyền thống nữa mà thay vào đó là những ngôi nhà tƣờng hoặc gỗ lợp mái ngói tƣơng tự nhƣ những ngôi nhà của đồng bào khác tại nơi đây. 1.2.2.2. Trang phục Trên phƣơng diện trang phục của ngƣời Nùng có thể nói là khá chân phƣơng. Thế nhƣng, màu sắc trên trang phục dân tộc Nùng lại khá đa đạng, từ màu xanh nhạt, đến xanh thẫm, tím than, xanh đen trong đó phổ biến nhất là màu chàm. Phần lớn trang phục của tộc ngƣời Nùng không có nhiều hoa văn và đƣờng nét. Cả nam và nữ đều mặc một loại quần cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân và các đƣờng viền chỉ màu tập trung rõ nhất ở tà và gấu áo. Đối với trang phục nam, kiểu dáng giống với nhiều dân tộc khác, nam giới ngƣời Nùng thƣờng mặc áo dài tứ thân, ngang hông, may áo gần sát ngƣời, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc và thƣờng có 4 túi hoặc 2 túi. Trong khi đó, trang phục của phụ nữ Nùng phong phú và đa đạng hơn. Trang phục của họ thƣờng là loại năm thân màu chàm, cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Áo ngắn đủ che mông và đƣợc may rất rộng cả phần thân và tay giúp cho cử động đƣợc thoải mái, đồng thời ở đoạn cổ tay và phía trƣớc ngực bao giờ cũng đắp một miếng vải đen, 4 túi áo không có nắp. Quần của phụ nữ ngƣời Nùng là loại quần ít trang trí. Phụ nữ Nùng thƣờng mang một dạng phụ kiện nhỏ tựa nhƣ tạp dề trƣớc bụng, khi gồng gánh còn 14 mang thêm miếng nệm vai. Ngày nay, họ mặc cả loại áo 5 thân và 4 thân. Áo ngắn 4 thân có cổ áo tròn, xẻ ngực, nẹp và gấu áo rộng, hai túi nhỏ ở vạt trƣớc, cài 9 hàng cúc vải ở nẹp áo. Loại áo này phần lớn dùng mặc trong nhà, đi lao động hay mặc bên trong áo dài năm thân. Hình 1.2. Trang phục đồng bào Nùng Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Nguồn: tác giả) Bên cạnh áo, váy cũng là một bộ phận quan trọng, tạo nên nét đặc sắc của trang phục truyền thống Nùng. Váy của ngƣời Nùng phân rõ thành cạp váy, dây buộc váy, thân váy và gấu váy. Nhiều khi họ gọi cạp váy là đầu váy, còn gấu váy là chân váy. Thân váy đƣợc ghép lại từ 4 mảnh, gấu váy đƣợc đáp thêm vải khác màu, vừa cho gấu váy cứng vừa làm đẹp. Khi mặc, ngƣời ta gấp phần váy thừa ra phía trƣớc hoặc phía hông. Khi đi chợ, đi thăm viếng, ngƣời ta để gấu váy phủ thấp đến mắt cá chân, còn khi đi làm thì kéo gập váy lên cao cho tiện và sạch sẽ hơn. 15 Kết hợp với quần áo hoặc váy, dây lƣng cũng là một bộ phận quan trọng để hoàn thiện bộ trang phục ngƣời Nùng. Loại phụ kiện này có sự khác nhau giữa các nhóm ngƣời Nùng. Không chỉ có thế, để góp phần cho sự đặc sắc của bộ trang phục của phụ nữ Nùng, những cô gái còn mang khăn, tạp dề, xà cạp, đệm vai, giày vải và một số đồ trang sức làm bằng kim loại đeo trên ngƣời. Trong đó, họ thƣờng dùng hai loại khăn đội đầu thƣờng gọi là bẩu quạ, còn trong hội hè thì gọi là bẩu chịp. Loại phụ kiện tựa nhƣ tạp dề là miếng vải thƣờng đồng màu với quần áo, chiều dài phủ từ thắt lƣng tới qua gối, chiều rộng che kín thân váy hoặc ống quần mặc bên trọng. Đối với xà cạp, đây là vật đƣợc làm từ vải bông để trắng hay nhuộm chàm, nó vừa có tác dụng chống lạnh, muỗi khi đi rừng hay làm rẫy vừa giữ cho ngƣời phụ nữ đƣợc trắng trẻo. Tại Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang phục truyền thống của đồng bào Nùng từ khi đến đây định cƣ đã không còn đƣợc mọi ngƣời sử dụng nữa. Mà thay vào đó, trang phục của họ đã giống với trang phục của đồng bào ngƣời Kinh. Chỉ có trang phục của các thầy cúng là vẫn còn giữ nguyên kiểu dáng, nhƣng cũng đã lƣợc bỏ bớt một số chi tiết. 1.2.2.3.Ẩ m thực Những món ăn của đồng bào Nùng tại Việt Nam nói chung và đồng bào Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng nói riêng cũng không có khác biệt nhiều. Trong những bữa ăn chính của ngƣời Nùng thƣờng có cơm tẻ, đây chính là món ăn chủ yếu của họ đồng thời, cũng có thể làm các món bánh nhƣ: bánh đúc, bánh gai, bánh tẻ,… Vào những ngày hè nóng bức, đồng bào Nùng thích ăn cháo loãng, bỏ thêm ít muối uống thay nƣớc để hạn chế mất nƣớc trong cơ thể, cũng nhƣ giảm bớt mệt mỏi sau những buổi lao động vất vả. Bên cạnh gạo tẻ, đồng bào cũng tƣơng đối ăn nhiều ngô. Ngô thƣờng đƣợc xay thành bột nấu cháo và làm bánh đúc, bánh dày, rất ít khi ăn chung với cơm. Mỗi một bữa ăn, ngoài rau, dƣa, măng rừng, đậu phụ,… còn có thịt cá nhƣng không nhiều. Những món ăn của ngƣời Nùng thƣờng xào, rán rất ít luộc. Họ không ăn trầu nhƣ những dân tộc khác. Vào những dịp lễ tết, cúng bái, sinh đẻ, đầy tháng, cƣới xin, tang ma,… đồng bào ngƣời Nùng thƣờng dùng gạo nếp để làm ra các loại bánh: bánh chƣng, bánh khảo, bánh chè lam nhân lạc, chè lam nhân ngũ vị, bánh bột, bánh rán đƣờng vào dịp Tết Nguyên Đán, hay bánh sừng bò khi cúng đầy tháng cho trẻ sơ sinh, Tết Xo Lộc (tết thu 16

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net