Định hướng và cung cấp những kiến thức, kỹ năng giúp thân chủ tự lập trong cuộc sống (điển cứu thân chủ trương đ. t. t, trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố, 14 nguyễn văn bảo, phường 4, qu

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Định hướng và cung cấp những kiến thức, kỹ năng giúp thân chủ tự lập trong cuộc sống (điển cứu thân chủ trương đ. t. t, trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố, 14 nguyễn văn bảo, phường 4, qu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP KHOA NĂM HỌC 2014 - 2015 Tên công trình: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CUNG CẤP NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG GIÚP THÂN CHỦ TỰ LẬP TRONG CUỘC SỐNG (Điển cứu: Thân chủ Trƣơng Đ. T. T, Trung tâm Giáo dục Dạy nghề thiếu niên thành phố, 14 Nguyễn Văn Bảo, phƣờng 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đỗ Hạnh Nga (Trƣởng khoa, Khoa Công tác xã hội) Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm: Lê Thị Hồng Phúc (Nữ, Lớp IVCTXH, Năm thứ 4) Thành phố Hồ Chí Minh, 3/2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1 2. Mục đích và mục tiêu can thiệp ....................................................... 2 3. Phƣơng pháp và công cụ, kỹ thuật nghiên cứu .............................. 2 3.1. Phƣơng pháp.............................................................................. 2 3.1.1. Công tác xã hội cá nhân ........................................................ 2 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................. 3 3.1.3. Phương pháp quan sát có chủ đích ............................................... 3 3.1.4. Phương pháp định tính .................................................................. 3 3.1.5. Phương pháp thảo luận nhóm có chủ đích .................................... 4 3.2. Công cụ, kỹ thuật ............................................................................. 4 3.2.1. Phân tích SWOT ........................................................................... 4 3.2.2. Công cụ, kỹ thuật sinh thái ........................................................... 4 3.2.3. Sơ đồ thế hệ .................................................................................. 5 3.2.4. Công cụ cây vấn đề ....................................................................... 5 3.2.5. Công cụ kỹ thuật đường đời ......................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về dạng đối tƣợng .................................................. 6 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................... 7 1.2.1. Lịch sử hình thành ........................................................................ 8 1.2.2. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 8 1.2.3. Nhiệm vụ và chức năng ................................................................ 9 1.2.3.1. Nhiệm vụ và chức năng chung của trung tâm ........................... 9 1.2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể các phòng ban .......................... 9 1.3. Lý thuyết áp dụng ............................................................................12 1.3.1.Thuyết nhận thức – hành vi .........................................................13 1.3.2. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erik Erikson ..............14 1.3.3. Lý thuyết hệ thống sinh thái .......................................................15 1.3.4. Thuyết tăng quyền lực và biện hộ...............................................15 CHƢƠNG II ............................................................................................17 2.1. Tiếp nhận trường hợp và thiết lập mối quan hệ .............................17 2.1.1. Tiếp nhận ban đầu .......................................................................17 2.1.2. Thiết lập mối quan hệ với thân chủ ............................................17 2.2. Tìm hiểu hoàn cảnh........................................................................18 2.2.1. Tóm tắt trường hợp .....................................................................18 2.2.2. Thu thập thông tin ban đầu .........................................................20 2.2.3. Chuẩn bị hồ sơ trường hợp .........................................................20 2.2.4. Thông tin cơ sở về đời sống thân chủ .........................................21 2.2.4.1. Gia đình ruột ............................................................................21 2.2.4.2. Giai đoạn khi sinh ra và thời thơ ấu.........................................21 2.2.4.3. Sắp xếp cuộc sống hiện tại.......................................................23 2.2.4.4. Giáo dục ...................................................................................23 2.2.4.5. Kinh nghiệm làm việc ..............................................................24 2.2.4.6. Tham gia xã hội và giải trí .......................................................24 2.2.4.7. Hành vi ứng xử/ tâm lý xã hội .................................................24 2.3. Đánh giá và xác định vấn đề ..........................................................24 2.3.1. Đánh giá sơ bộ nguy cơ ..............................................................24 2.3.2. Đánh giá chi tiết ..........................................................................25 2.4. Phân tích và đánh giá vấn đề, nhu cầu của trẻ ...............................32 2.4.1. Vấn đề của thân chủ ....................................................................32 2.4.3. Phân tích đánh giá, nhận xét .......................................................33 2.5. Lập kế hoạch can thiệp ..................................................................36 2.5.1. Tham gia trong lập kế hoạch can thiệp .......................................36 2.5.2. Kế hoạch can thiệp......................................................................36 2.5.3. Thực hiện kế hoạch can thiệp .....................................................39 2.5.4. Giám sát và lượng giá .................................................................40 2.5.4.1. Giám sát ...................................................................................40 2.5.4.2. Lượng giá .................................................................................42 2.6. Kết quả và hạn chế, bài học kinh nghiệm ......................................43 2.6.1. Kết quả ........................................................................................43 2.6.2. Hạn chế .......................................................................................44 2.6.3. Bài học kinh nghiệm ...................................................................45 KIẾN NGHỊ.............................................................................................46 3.1. Kế hoạch theo dõi, giám sát sau thực tập ......................................46 3.2. Kiến nghị........................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................52 PHỤ LỤC BIÊN BẢN VẤN ĐÀM ........................................................54 PHIẾU ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU .............................................................79 KẾ HOẠCH CAN THIỆP VIẾT TAY .................................................89 HÌNH ẢNH ..............................................................................................93 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đề ra, đến nay nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển cơ bản, đời sống của nhân dân đã được nâng cao. Nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cùng với sự phát triển nhanh nền kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, nhiều vấn đề xã hội phức tạp đang được đặt ra. Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những thành phố phát triển nhanh về kinh tế - xã hội và cũng là thành phố hiện nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Khoảng cách giữa nông thôn và đô thị, giữa giàu và nghèo đã tạo nên nhiều sự biến đổi xã hội phức tạp, nhiều dòng di động xã hội từ nông thôn ra thành thị, xuất hiện các nhóm xã hội đa dạng tại thành phố để kiếm sống. Trong số vô vàn người kiếm sống trên đường phố có cả trẻ em, bao gồm trẻ em nhỏ và trẻ vị thành niên. Đối với trẻ em, tình hình nghiêm trọng hơn do tình trạng trẻ em lang thang, bị khai thác sức lao động và lạm dụng tình dục. Chính Phủ Việt Nam đã nhận thấy vấn đề này và đã đề ra phương hướng và giải pháp nhằm giáo dục và bảo vệ trẻ em. Phương hướng này đã được đề cập trong Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển ban hành vào năm 2002. Trẻ sống lang thang trên đường phố, mồ côi, lao động sớm, tàn tật, không nơi nương tựa… là những trẻ không có điều kiện và cơ hội để hội nhập xã hội. Đứng trước những khó khăn và nhu cầu của trẻ cần được bảo vệ đặc biệt. Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều chương trình, dự án, biện pháp…nhằm giúp đỡ giải quyết những nhu cầu nói trên. Trong đó phải nói đến Trung tâm Giáo dục Dạy nghề thiếu niên thành phố là một trong những trung tâm tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy nghề và dạy chữ cho trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa, tuổi từ 8 – 15 tuổi. 2 Và để đi sâu tìm hiểu, khai thác đặc điểm tâm lý của đối tượng trẻ em nói trên, trong quá trình thực tập môn Công tác xã hội 2 tại Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố, sinh viên đã được tiếp xúc, khai thác, tìm hiểu thông tin, vấn đề của trẻ, và đã được thực hiện tiến trình trong trường hợp cụ thể về em Trương Đ. T. T nhằm “Định hướng và cung cấp những kiến thức, kỹ năng giúp thân chủ tự lập trong cuộc sống”. 2. Mục đích và mục tiêu can thiệp  Mục đích can thiệp: Nhằm định hướng và cung cấp những kiến thức, kỹ năng giúp thân chủ tự lập trong cuộc sống.  Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Trong vòng 2 tháng, giúp thân chủ thay đổi được những hành vi lệch chuẩn. - Mục tiêu 2: Trong vòng 2 tháng, giúp thân chủ học tin học tại trung tâm. - Mục tiêu 3: Trong vòng 2 tháng, thân chủ được cung cấp những kiến thức về kỹ năng sống. 3. Phƣơng pháp và công cụ, kỹ thuật nghiên cứu 3.1. Phƣơng pháp 3.1.1. Công tác xã hội cá nhân CTXH1 với cá nhân là phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một. CTXH cá nhân được các NVXH chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức CTXH để giúp những người có vấn đề thực hiện chức năng xã hội. Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến trình trạng liên quan đến vai trò xã hội và việc thực hiện các vai trò ấy.2 Việc sử dụng phương pháp CTXH với cá nhân trong đề tài này của sinh viên là phù hợp với việc trợ giúp trẻ với mục đích nhằm định hướng và cung cấp những kiến thức, kỹ năng giúp trẻ tự lập trong cuộc sống. Trong tiến trình giải quyết vấn đề, sinh viên đã tuân thủ 7 bước trong CTXH với cá nhân gồm 1 CTXH: Công tác xã hội. 2 Lê Chí An, Nhập môn công tác xã hội cá nhân, NXB Đại học Mở Tp.HCM, trang 5. 3 có tiếp cận ca; thu thập thông tin; chuẩn đoán vấn đề; lập kế hoạch can thiệp; thực hiện kế hoạch; theo dõi, giám sát, lượng giá và kết thúc. 3.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu Nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề sẽ can thiệp điều chỉnh, sinh viên sẽ tiến hành nghiên cứu tài liệu để xây dựng các khái niệm công cụ cho vấn đề nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm can thiệp đối với học sinh. Điều này cũng giúp cho sinh viên có cái nhìn bao quát về vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt ở phương pháp này, sinh viên đã tiến hành sưu tầm nghiên cứu và phân tích các tài liệu lý luận, các kết quả nghiên cứu thực tiễn từ các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, các bài viết trên các website,... có liên quan đến vấn đề lệch chuẩn trong nhận thức, hành vi. 3.1.3. Phƣơng pháp quan sát có chủ đích Tiến trình can thiệp cá nhân của sinh viên không chỉ dừng lại ở các buổi vãng gia hay vấn đàm mà còn được gắn kết chặt chẽ với phương pháp quan sát có chủ đích. Với phương pháp này, thông qua quan sát – lắng nghe, sinh viên có thể nhận diện được những vấn đề, nhu cầu xung quanh có liên quan đến hoàn cảnh hiện tại của thân chủ. Việc quan sát có chủ đích giúp sinh viên thu thập được những thông tin đầy đủ và chi tiết về thân chủ (đặc điểm tính cách, hành vi,…) là những khía cạnh khó có thể tìm hiểu thông qua phỏng vấn trực tiếp; đồng thời thông qua quan sát, lắng nghe, sinh viên có thể khám phá thêm những vấn đề mà TC chưa đề cập đến hoặc chưa nhận ra để đảm bảo tính toàn diện trong trợ giúp. 3.1.4. Phƣơng pháp định tính Với phương pháp định tính, cụ thể là công cụ vấn đàm mà sinh viên sẽ thực hiện trong các buổi vãng gia. Các buổi vấn đàm không chỉ giúp sinh viên thiếp lập mối quan hệ với trẻ và nhân viên trung tâm mà còn giúp sinh viên tìm hiểu, đánh giá nhu cầu, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi để có hướng can thiệp phù hợp. 4 3.1.5. Phƣơng pháp thảo luận nhóm có chủ đích Tất cả các hoạt động của sinh viên sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu không dựa trên phương pháp thảo luận nhóm có chủ đích. Trong thời gian thực tập cho phép và khả năng có giới hạn, sinh viên sẽ thường xuyên thảo luận các vấn đề của trẻ với những người có liên quan như giáo viên phụ trách, nhân viên trung tâm nhằm nhận diện đúng vấn đề, nhu cầu của trẻ. Trong tiến trình can thiệp, sinh viên cũng có thể sẽ sử dụng đến phương pháp thảo luận nhóm có chủ đích nếu vấn đề nảy sinh và cần có sự tham gia của các thành viên tại trung tâm. 3.2. Công cụ, kỹ thuật 3.2.1. Phân tích SWOT3 Thực hiện công cụ SWOT tôi sẽ cùng thân chủ của mình phân tích các mặt mạnh, yếu- khả năng, thách thức của thân chủ trong cuộc sống hằng ngày. Từ viêc phân tích để thấy được những ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài đến thân chủ, những thuận lợi và khó khăn mà thân chủ đang có. Từ đó, đánh giá và phát huy thế mạnh nội lực ngay chính trong bản thân thân chủ, đây chính là một nguồn lực có tính bền vững và lâu dài trong việc hỗ trợ thân chủ. Ngoài ra, công cụ SWOT giúp tôi tìm hiểu và điều phối nguồn lực bên ngoài sao cho nguồn lực đó đến với thân chủ nhanh chóng và kịp thời.Đây là cơ sở giúp tôi cùng thân chủ lên kế hoạch can thiệp phù hợp. 3.2.2. Công cụ, kỹ thuật sinh thái Công cụ, kyc thuật sinh thái thể hiện được tương quan của thân chủ với môi trường xung quanh; để từ đó giúp thân chủ có cái nhìn tổng quát và xác định được các nguồn lực có thể góp phần vào việc hỗ trợ thân chủ.Khi mô hình hóa các mối quan hệ này sẽ thấy được sự gắn kết mang tính xã hội của các nguồn lực với thân chủ từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Trong trường hợp của thân chủ, sơ đồ sinh thái giúp thân chủ và tôi nhận ra các nguồn lực đã hỗ trợ thân chủ, các nguồn lực chưa có mối liên hệ cần tác 3 Công cụ phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T). 5 động như tìm hiểu, đánh giá, giới thiệu cho thân chủ sao cho nguồn lực đó đến với thân chủ nhanh và hiệu quả nhất. 3.2.3. Sơ đồ thế hệ Sơ đồ phả hệ là một bức tranh về gia đình, được sử dụng để thu thập thông tin về các thành viên trong gia đình và mối quan hệ của họ. Do đó, sơ đồ phả hệ được biết đến như là 1 công cụ để mô phỏng về gia đình và mối quan hệ trong gia đình. Thông qua đó, nhân viên xã hội có thông tin làm căn cứ chẩn đoán, lên kế hoạch về mối quan hệ của thân chủ, kể cả liên quan đến sức khỏe và bệnh tật của họ. Giúp cả nhà can thiệp/ trị liệu và cá nhân, gia đình thấy được bức tranh lớm hơn về gia đình cả quá khứ và hiện tại.4 Không nằm ngoài mục đích này, sơ đồ phả hệ được sử dụng trong tiến trình quản lý trường hợp của sinh viên được sử dụng một cách hiệu quả trong việc tìm hiểu, nhận định và đánh giá về các vấn đề đã và đang nảy sinh trong gia đình trẻ. Từ đó, làm căn cứ cho việc lập kế hoạch can thiệp giúp thân chủ. 3.2.4. Công cụ cây vấn đề Cây vấn đề, giúp thân chủ và sinh viên xác định các vấn đề đang hướng đến giải quyết; bằng việc giúp thân chủ nhận ra các nguyên nhân của vấn đề và hậu quả của chúng. Từ đó tạo động lực thúc đẩy thân chủ thay đổi. Công cụ cây vấn đề được thực hiện thông qua việc để cho sinh viên và thân chủ thảo luận các vấn đề, nguyên nhân và hậu quả của chúng. Với chiều mũi tên đi theo nguyên nhân > vấn đề > hậu quả. 3.2.5. Công cụ kỹ thuật đƣờng đời Thông qua sơ đồ đường đời, sinh viên có thể nhận biết được những sự kiện, yếu tố tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống của thân chủ. Từ đó giúp sinh viên nhận diện đúng vấn đề, đi sâu khai thác và lập kế hoạch can thiệp giúp đỡ, hỗ trợ thân chủ cho phù hợp. 4 Bùi Thị Thanh Tuyền., 2012, Bài giảng Học phần Quản lý ca, bài 2. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƢỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan về dạng đối tƣợng Trong thời gian qua, đã có nhiều cuộc nghiên cứu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều đề tài bàn luận về các vấn đề trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ bị bóc lột sức lao động, trẻ bị bỏ rơi, trẻ vi phạm pháp luật, trẻ khuyết tật… tiêu biểu như nhau: - “Bộ Lao động – Thương binh Xã hội cho biết, hiện tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em nước ta vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Cụ thể năm 2001 là có khoảng 1,4 triệu em chiếm 5,5% tổng số trẻ em, năm 2010 tăng lên 1,54 triệu chiếm tỷ lệ trên 6%. Hàng năm có từ 1.000 đến 1.400 em bị xâm hại tình dục, 2.000 đến 3.900 em bị bạo lực, 12.000 đến 18.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trong đó có khoảng 15% phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Theo kết quả nghiên cứu về trẻ em nghèo giữa Unicef và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2007 – 2008, Việt Nam có tới 28% trẻ em sống trong tình trạng nghèo vào năm 2007 dựa theo cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em bao gồm: nghèo về dinh dưỡng, nghèo về chăm sóc sức khỏe, nghèo về giáo dục, nghèo về nhà ở, nghèo về nước sạch, nghèo về vệ sinh môi trường, nghèo về vui chơi, giải trí và nghèo về bảo trợ xã hội”5 - Nghiên cứu tình hình học nghề của trẻ em đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh do Đỗ Văn Bình, Trần Thị Vân, Nguyễn Thị Nhật, Tống Thanh Vân (Trung tâm nghiên cứu xã hội/Hội LHTNVN6, SCF/UK phòng nghiên cứu tư vấn phát triển xã hội 1995) tiến hành. Nghiên cứu đã cho thấy những thuận lợi và khó khăn trong việc học nghề của trẻ đường phố cũng như việc dạy nghề cho các em. 5 Theo “Cần giảm tỉ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5%” – http://www.baomoi.com/Home/Suckhoe/baodientu.chinhphu.vn/Can-giam-ty-le-tre-em-co-hoan-canh- dac-biet-xuong-duoi-55/5752089.epi - ngày 23 tháng 2 năm 2011. 6 LHTNVN: Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 7 - Khảo sát nhu cầu của trẻ ở Phường 24, quận Bình Thạnh, thực hiện từ tháng 11/ 1997 đến tháng 1/ 1998, với sự hỗ trợ của UBND7 Phường 24, quận Bình Thạnh, Trung tâm Nhị Xuân, Qũy cứu trợ nhi đồng Anh tại thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu những khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ. - Tác giải Dương Chí Thiện “Trẻ em đường phố Hà Nội quan hệ với gia đình và cộng đồng”_ Tạp chí khoa học Phụ nữ số 39/1999. - “Khả năng tái hội nhập với gia đình của trẻ lang thang và trẻ em lao động” do Viện nghiên cứu thanh niên thực hiện. Biên soạn Đỗ Ngọc Hà và Barbara Franklin, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1999. Nghiên cứu được thực hiện tại một xã nghèo nhất của huyện Ninh Thanh – Hải Dương, nơi mà 70% trẻ bỏ nhà ra đi. Nghiên cứu nêu lên những giá trị cổ truyền, chuẩn mực, quan niệm, thái độ của trẻ về đời sống gia đình. - “Trẻ em trong bóng tối” – Nghiên cứu của TT CTXH8, Hội LHTNVN với sự hỗ trợ của Radda Barnen, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1999. Cuộc nghiên cứu này đã khảo sát tình trạng bán dâm của trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh. - “Báo cáo kết quả một năm triển khai đề tại phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, bị lạm dụng sức lao động tại thành phố Hồ Chí Minh”, thực hiện quyết định 134/1999 QĐ – TTG – Phòng xã hội, Sở Lao động thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo ngày 26/12/2000. Báo cáo đã nêu ra bức tranh tổng thể về trẻ em lang thang, tóm lược các hoạt động chăm sóc hỗ trợ cho trẻ tại các cơ sở xã hội. - “Nghiên cứu về trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2004, công trình đã khảo sát và phân loại trẻ em đường phố, hoàn cảnh sống của trẻ em đường phố. 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu  Tên địa bàn nghiên cứu: Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố. 7 UBND: Ủy ban nhân dân 8 TT CTXH: Trung tâm Công tác xã hội 8  Địa chỉ: 14 Nguyễn Văn Bảo, phường 4, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.  Số điện thoại: 08.38946025  FAX: 08.35880254 1.2.1. Lịch sử hình thành Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố tiền thân là Trường nuôi dạy thiếu niên 3 trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, được thành lập năm 1976. - Tháng 12/ 1993 Trường được nâng cấp và đổi tên thành “Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên thành phố” cho đến nay. - Phía Đông trung tâm giáp Chợ Gò Vấp, phía Tây giáp đường Nguyễn Văn Bảo, phía Nam giáp trường Đại học Công nghiệp và phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Sơn. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức Trung tâm gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 6 phòng ban gồm: phòng Quản lý học viên, phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế hoạch tài chính, phòng Giáo dục dạy nghề, trạm Y tế và phòng Quản lý khu vui chơi. Nhân sự: 63 nhân viên trực thuộc trung tâm. Theo số lượng trẻ hiện nay tại trung tâm: 174 9 1.2.3. Nhiệm vụ và chức năng 1.2.3.1. Nhiệm vụ và chức năng chung của trung tâm Tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy nghề và dạy chữ cho trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa, tuổi từ 8 – 15 tuổi. 1.2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể các phòng ban  Giám đốc và phó giám đốc - 1 Giám đốc: Nguyễn Văn Phết + Chịu trách nhiệm chung + Phụ trách trực tiếp 2 phòng: phòng Quản lý học viên và phòng Kế hoạch tài chính. - 1 Phó giám đốc thường thực: Lê Thị Thúy + Thay mặt giám đốc xử lý mọi trường hợp khi giám đốc vắng mặt, đi công tác + Phụ trách 2 phòng: trạm Y tế và phòng Quản lý khu vui chơi - 1 Phó giám đốc: Trần Thụy Hà + Phụ trách 2 phòng ban: Tổ chức hành chính và Giáo dục dạy nghề  Trạm Y tế - Gồm 4 nhân viên: 3y sĩ và 1 điều dưỡng - Chịu trách nhiệm về vấn đề sức khỏe cho nhân viên và học viên + Sơ cấp cứu + Khám chữa bệnh + Công tác phòng dịch bệnh + Hướng dẫn các vấn đề về sức khỏe + Chuyển tuyến khi có trường hợp nặng + Tuyên truyền về vấn đề sức khỏe  Phòng Quản lý khu vui chơi - Gồm 5 nhân viên: trong đó có 1 trưởng phòng - Câu lạc bộ kỹ năng: nhạc, họa, võ thuật, thể dục thể thao ( 4 giáo viên hợp đồng bên ngoài trung tâm) 10 - Nhiệm vụ, chức năng: + Quản lý cơ sở vật chất tại khu vui chơi + Chăm sóc, bảo quản, bảo trì trang thiết bị + Đảm bảo an toàn tại khu vui chơi.  Phòng Kế hoạch tài chính - Gồm 5 nhân viên: trong đó có 1 kế toán trưởng (trưởng phòng), 1 thủ quỹ và 1 thủ kho. - Nhiệm vụ, chức năng: + Thu chi + Quản lý ngân sách và các kế hoạch thu chi của đơn vị + Dự toán ngân sách cho năm tới + Đảm bảo cơ sở vật chất và giữ các trang thiết bị.  Phòng Giáo dục dạy nghề - Gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 8 giáo viên dạy nghề, 1 nhân viên thư viện, 1 nhân viên gia công, 1 giám thị và 2 giáo vụ. - Chia thành 2 mảng: + Giáo dục  Phụ trách văn hóa (từ lớp 1 đến lớp 9)  Quản lý thư viện trung tâm  Xây dựng kế hoạch  Công tác văn phòng + Dạy nghề  Có khu dạy nghề A và B  Khu thực hành nghề  Dạy nghề cắt tóc, uốn tóc, may thời trang, công nghiệp, điện lạnh, sửa xe gắn máy, điện nhà, tin học  Làm hàng gia công nhằm kiếm thêm thu nhập cho học viên  Học viên được cấp chứng chỉ theo chương trình học dài hạn hoặc ngắn hạn  Phòng Tổ chức hành chính 11 Chia thành 2 mảng: - Tổ chức ( Nghiệp vụ): + Thực hiện công tác tuyển dụng lao động : ký hợp đồng, đề xuất lương… + Công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội + Đề xuất, bố trí vị trí của cán bộ + Khen thưởng, kỷ luật: xem xét ở bảng chấm công + Giải quyết nghỉ phép + Lưu giữ công văn đến – đi + Đóng dấu, quản lý dấu và hồ sơ cán bộ + Tham mưu cho ban giám đốc + Lên kế hoạch cho hoạt động của trung tâm - Hành chính: + Tổ bảo vệ: 3 nhân viên bảo vệ thay phiên nhau bảo vệ an ninh, hướng dẫn ra vào trung tâm, như là “Chìa khóa của cơ quan” + Tổ văn phòng:  2 Nhân viên quản lý: Công tác tổ chức, quản lý, giữ giấy tờ, đánh văn bản các giấy tờ  1 Nhân viên sửa chữa nhỏ  1 Tài xế  4 Tổ cấp dưỡng: lo về hậu cần cho học viên  1 Trưởng phòng  1 Phó phòng  Phòng Quản lý học viên - Gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên - Nhiệm vụ, chức năng:  Chịu trách nhiệm về mọi mặt của học viên  Quản lý hồ sơ học viên: vào – ra của các đối tượng  Lưu giữ các công văn 12  Tham vấn, vãng gia: Tiếp cận ban đầu, tìm hiểu hoàn cảnh, liên lạc địa phương, gia đình; Cầu nối để tìm thân nhân gia đình cho học viên, giải quyết hồ sơ hồi gia.  Tiếp người dân - Chia thành 3 khu: A, B và C + Khu A: 1 trưởng, 4 thầy cô, khu này dành cho nam ở + Khu B: 1 trưởng, 7 thầy cô + Khu C: 1 trưởng, 2 cô, khu này dành cho nữa ở  Đóng vai trò như người cha, người mẹ, anh chị quan tâm, chăm sóc, chịu trách nhiệm việc ăn ngủ, sinh hoạt, bệnh tật, tác phong… của học viên - Bộ phận Dự án: + Mái ấm Quận 8 (20 trẻ, 4 giáo viên ngoài trung tâm): hoạt động theo dự án + Nhà chuyển tiếp năm: (2 giáo dục viên trực thuộc trung tâm): quá trình chuyển giao, tối đa là 10 trẻ. 1.3. Lý thuyết áp dụng Để giải thích một vấn đề nào đó, dựa trên những nguyên tắc độc lập của một hiện tượng chúng ta cần có lý thuyết. Trước mỗi ca, để tiếp cận được TC9 có thể thông qua lai lịch, qua các nguồn thông tin cá nhân, hay qua quan sát hình ảnh, thể chất, tính cách của thân chủ, ngoài ra chúng ta còn có thể tiếp cận TC bằng phương pháp khoa học, tức thông qua việc xây dựng các lý thuyết tiếp cận. Đối với trường hợp của TC của tôi, để tiếp cận, đồng thời góp phần đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề của thân chủtôi sẽ sử dụng các lý thuyết sau: 9 TC: Thân chủ. 13 1.3.1.Thuyết nhận thức – hành vi10 Thuyết này chủ yếu nhắm vào liên hệ giữa nhận thức và hành vi. Phần lớn những mô hình trong học thuyết tổng hợp này có thể được tìm thấy cả ở hai thuyết hành vi và nhận thức. Thuyết này cho rằng ý nghĩ và niềm tin của con người tác động lên cảm xúc và hành vi của họ. Các hành vi tiêu cực hay lệch lạc xuất phát từ những suy nghĩ tự động tiêu cực, lệch lạc. Vì thế muốn thay đổi các hành vi này trước hết cần giúp cho TC tự nhìn nhận những suy nghĩ không hợp lý của mình và có kế hoạch kiểm soát thay đổi cách suy nghĩ. Suy nghĩ được thay đổi theo hướng tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực và hành vi tích cực, hợp lý. NVXH11 có thể sử dụng 2 liệu pháp chính của thuyết này trong việc tác động đến TC như liệu pháp chặn đứng luồng tư tưởng, đây là quá trình TC sẽ ngưng lại những suy nghĩ về những hành vi trong quá khứ, những tư tưởng khúc xạ. Điều này giúp họ tập trung vào những nỗ lực hiện tại, nhắm tới đời sống lành mạnh, tích cực trong tương lai. Về cơ bản, đây là một kỹ năng giúp TC đoạn tuyệt với quá khứ tiêu cực. Nói khác đi - kỹ năng này giúp TC tránh được bất cứ luồng tư tưởng tiêu cực khi chúng mới vừa khởi xướng. Liệu pháp chủng ngừa căng thẳng, là quá trình phòng ngừa, giúp TC thiết lập một thói quen lành mạnh, xử lý những căng thẳng khi chúng vừa chớm, tạo được thế chủ động. Trong đó, TC được giáo dục về tính chất và tính năng của sự căng thẳng, sau đó các em được huấn luyện các kỹ năng xử lý căng thẳng, sau cùng là bắt tay vào thực hiện những kỹ thuật xử lý đã được học tập. Lý thuyết này có vai trò to lớn trong việc can thiệp học sinh có hành vi lệch chuẩn, lệch chuẩn trong cả nhận thức và hành vi. Những liệu pháp được đề xuất góp phần giúp NVXH tác động tới nhóm học sinh từ việc nhận ra hành vi lệch chuẩn, ảnh hưởng của chúng, biện pháp đối phó tích cực. Từ đó, nhóm có thể đề xuất kế hoạch thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn. 10 Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui, (2008). Giáo trình Tham vấn, NXB Lao động – Xã hội, trang 90 – 93; Nguyễn Thơ Sinh, (2006). Tư vấn tâm lý căn bản, NXB Lao Động, trang 187 - 188. 11 NVXH: Nhân viên xã hội. 14 1.3.2. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erik Erikson12 Lứa tuổi của thân chủ (16 tuổi) được xem là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển tâm lý. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, không chỉ có sự thay đổi về thể chất (sinh lý) mà còn là giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng (tâm lý) lần 2 trong cuộc đời mỗi con người. Quan điểm này là một trong những định hướng quan trọng của các học thuyết tâm lý, trong đó có lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erik Erikson. Theo Erik Erikson, ông chia đời người thành 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi 1 dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ sự xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Nếu khủng hoảng này được giải quyết nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại, nếu con người thất bại trong việc giải quyết xung đột đó thì sự thất bại này sẽ gây nên những rối loạn trong những giai đoạn về sau của con người.13 Và lứa tuổi của thân chủ là 1 giai đoạn trong 8 giai đoạn phát triển tâm lý theo Erik Erikson. Đó là giai đoạn từ 12 – 20 tuổi. Giai đoạn 12 – 20 tuổi là giai đoạn thể hiện sự mâu thuẫn giữa việc thể hiện bản thân với sự lẫn lộn về vai trò. Khi cơ thể trẻ đã phát triển nhanh, cân đối dần và đây là thời kỳ quá độ từ trẻ em sang người lớn. Một mặt, trẻ đang muốn thể hiện sự “người lớn” ở mình nhưng đôi khi cũng có những biểu hiện thoái bộ về thời nhỏ. Chúng đã tạo dựng cho mình lòng tự trọng rất lớn. Thái độ và hành vi thể hiện sự không tôn trọng trẻ hay những lời quở trách, phê phán đối với trẻ dễ làm cho trẻ tự ái hay dỗi hờn.14 Như vậy, với việc tìm hiểu lý thuyết về sự phát triển tâm lý theo quan điểm của Erik Erikson, đã giúp cho NVXH có những định hướng về lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn trong việc khám phá tâm lý trẻ với những đặc trưng cơ bản của lứa tuổi. Thông qua tìm hiểu lý thuyết này cũng giúp cho NVXH hiểu 12 TS. Đỗ Hạnh Nga, Tập bài giảng môn “Tâm lý học phát triển”. 13 Bài viết: “Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erik Erikson”. Theo link: https://sites.google.com/site/dominhulsa/the-topic-of-social-workers/tham-van/chuong-ii---tham-van- ca-nhan/ii---mot-so-ly-thuyet-va-cach-tiep-can-trong-tham-van-ca-nhan/2-ly-thuyet-ve-cac-giai-doan- phat-trien-cua-erik-erikson. 14 Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui, 2008), Giáo trình Tham vấn, NXB Lao động – Xã hội, trang 68 – 69. 15 được những khó khăn và tiềm năng mang tính phổ quát của lứa tuổi, từ đó đề ra những định hướng can thiệp phù hợp và hiệu quả. 1.3.3. Lý thuyết hệ thống sinh thái15 Theo lý thuyết này giải thích, mỗi cá nhân là 1 hệ thống nhỏ trong các hệ thống lớn và là một hệ thống lớn trong các tiểu hệ thống quan hệ.Chính vì vậy mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng từ các thiết chế xã hội, tổ chức, chính sách, cộng đồng.Có 3 cấp độ về lý thuyết hệ thống sinh thái. Đó là, cấp vi mô sinh học, tâm lý tác động đến cá nhân, cấp trung mô là những mối quan hệ như gia đình, đồng nghiệp, bạn bè tác động đến cá nhân như thế nào và cấp độ thứ ba là cấp vi mô bao gồm các thiết chế cộng đồng. Theo lý thuyết này khi áp dụng vào tiến trình quản lý trường hợp, ở đầu vào sẽ có một năng lượng được đưa vào hệ thống, đó là những thông tin hay nguồn lực từ bên ngoài, sau đó năng lượng sẽ được sử dụng trong hệ thống, tức là quá trình thân chủ nhận thức, kích hoạt, tiêu lượng nguồn năng lượng và biến đổi thân chủ sau khi sử dụng năng lượng. Đầu ra là kết quả cuối cùng bởi sự tác động của môi trường trong hệ thống ảnh hưởng tới hành vi của thân chủ. Cuối cùng sẽ là phần phản hồi, năng lượng được chạy qua hệ thống do kết quả đầu ra có tác động tới cá nhân, qua đó hành vi của thân chủ được biểu hiện ra bên ngoài do tác động từ môi trường và nó có ảnh hưởng đến môi trường. Và ngược lại môi trường cũng tác động ngược lại làm ảnh hưởng đến hành vi. Áp dụng lý thuyết này vào trường hợp của thân chủ để nhận thấy được hệ thống gia đình, xã hội đã tác động đến thân chủnhư thế nào, tác động đến thân chủ ra sao.Qua đó, huy động các hệ thống này để hỗ trợ thân chủ giải quyết được vấn đề hiện tại. 1.3.4. Thuyết tăng quyền lực và biện hộ16 Thuyết tăng quyền lực và biện hộ cho rằng:Tất cả mọi người đều có những kỹ năng, sự hiểu biết và khả năng cần được nhận ra. Quyền được lắng nghe, quyền điều khiển cuộc sống của riêng mình, quyền lựa chọn tham gia hay 15 ThS. Nguyễn Thụy Diễm Hương, 2012, Bài giảng môn “Phát triển cộng đồng”. 16 TS. Lê Hải Thanh, 2011, Công tác xã hội đại cương, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, trang 128. 16 từ chối không tham gia của riêng ai. Bất công, bất bình đẳng (chứ không phải sự kém cỏi của cá nhân) là nguyên nhân mọi khó khăn, vấn nạn của con người. Hành động tập thể thì mạnh mẽ hơn hành động của cá nhân. Mỗi người là “chuyên gia” các vấn đề liên quan đến đời sống và nhu cầu của mình. Vậy nên, cần phải có một quá trình biến đổi để cá nhân trở nên mạnh mẽ mà thực hiện những gia tăng chất lượng cuộc sống của bản thân mình. Tiến trình tăng quyền lực tạo ra và mang lại cơ hội ảnh hưởng những quyết định liên quan đến đời sống của tất cả mọi người. Trọng tâm sự can thiệp công tác xã hội theo thuyết này là chuyển từ việc đánh giá những thiếu hụt và những rủi ro sang việc xây dựng nội lực và khả năng, từ việc nhận ra những giới hạn cá nhân đến việc đấu tranh cho công bằng xã hội. Trong tiến trình hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề đang gặp phải tôi đã can thiệp bằng cách giúp thân chủ xây dựng năng lực cá nhân, gia tăng nhận thức, hiểu biết về các thông tin về giới tính, định hướng và cung cấp những kiến thức về kỹ năng sống. Bên cạnh đó, áp dụng lý thuyết tăng quyền lực và biện hộ với vai trò cố vấn tài nguyên (xúc tác) để nối kết thân chủ với các tài nguyên sẵn có trong cộng đồng, gia tăng kỹ năng giải quyết vấn đề của thân chủ để đối phó với các vấn đề mà thân chủ gặp phải trong cuộc sống thường ngày.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net