Loại từ trong tiếng m’nông

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Loại từ trong tiếng m’nông

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƢỜNG NĂM 2015 Tên công trình: LOẠI TỪ TRONG TIẾNG M’NÔNG Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Hƣơng Giang, Ngôn ngữ 4, khóa 2011-2015 Thành viên: Huỳnh Thị Tú Linh, Ngôn ngữ 4, khóa 2011-2015 Tống Thị Khánh An, Ngôn ngữ 4, khóa 2011-2015 Cộng tác viên: Y Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Học sinh dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông. K Toàn, Trƣờng Tiểu học Tô Hiệu, bon Tinh Wel Đơm, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Trung Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 2 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5 7. Bố cục đề tài ............................................................................................................... 6 8. Cái mới của đề tài ...................................................................................................... 6 9. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 8 1.1. Tổng quan về dân tộc M’Nông ............................................................................... 8 1.1.1. Dân tộc M’Nông .................................................................................................. 8 1.1.1.1. Đặc điểm kinh tế .......................................................................................... 8 1.1.1.2. Hôn nhân gia đình ........................................................................................ 9 1.1.1.3. Tục lệ ma chay ............................................................................................. 9 1.1.1.4. Văn hóa truyền thống ................................................................................. 10 1.1.1.5. Tín ngƣỡng tôn giáo................................................................................... 10 1.1.2 Ngôn ngữ M’Nông ............................................................................................... 11 1.2. Khái niệm “loại từ” ............................................................................................... 12 1.2.1. Vấn đề tên gọi “loại từ” ..................................................................................... 12 1.2.2. Bản chất “loại từ” ............................................................................................... 13 1.2.3. Về loại từ trong tiếng M’Nông .......................................................................... 16 Tiểu kết .......................................................................................................................... 17 CHƢƠNG 2: PHÂN LOẠI CÁC NHÓM LOẠI TỪ TIẾNG M’NÔNG ............... 19 2.1. Nhóm loại từ chỉ ngƣời ......................................................................................... 19 2.2. Nhóm loại từ chỉ động vật..................................................................................... 19 2.3. Nhóm loại từ chỉ thực vật...................................................................................... 20 2.4. Nhóm loại từ chỉ vật.............................................................................................. 21 2.5. Nhóm loại từ khác ................................................................................................. 27 Tiểu kết .......................................................................................................................... 31 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM LOẠI TỪ TIẾNG M’NÔNG ......................................... 33 3.1. Loại từ tiếng M’Nông trong các mô hình kết hợp .................................................. 33 3.1.1. Mô hình Loại từ + danh từ (số từ + loại từ + danh từ + thành tố hạn định + thành tố kết thúc danh ngữ) ..................................................................................................... 33 3.1.2. Mô hình Số từ + loại từ 1 + loại từ 2 + danh từ ................................................... 34 3.1.3. Mô hình Danh từ khối ......................................................................................... 35 3.2. Chức năng của loại từ ............................................................................................. 37 3.2.1. Biểu hiện sự cá thể hóa ........................................................................................ 37 3.2.2. Biểu hiện sự phân loại ......................................................................................... 39 3.2.3. Cấu tạo từ ............................................................................................................. 40 3.2.4. Đánh giá ............................................................................................................... 41 3.3. Một số vấn đề đáng chú ý về loại từ tiếng M’Nông ............................................... 42 3.3.1. Loại từ Mblâm ..................................................................................................... 42 3.3.2. Loại từ Ơ............................................................................................................... 45 Tiểu kết .......................................................................................................................... 46 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Ở đề tài này, chúng tôi bƣớc đầu trình bày những vấn đề về loại từ tiếng M’Nông. Thông qua việc khảo sát thực tế địa bàn dân tộc tại tỉnh Đắk Nông, chúng tôi đã khái quát sơ lƣợc về đặc điểm sinh hoạt của đồng bào nơi đây, nhiệm vụ chính thiết lập bảng điều tra về loại từ và triển khai nghiên cứu, phân chia thành các ý chính gồm phân loại, đặc điểm và chức năng. Trong đó thiết lập mô hình cấu trúc hoạt động trong câu của loại từ tiếng M’Nông, chúng tôi nhận thấy có những nét tƣơng đồng so với tiếng Việt. Thông qua ngữ liệu thu thập đƣợc, có thể thấy loại từ tiếng M’Nông vẫn phát huy vai trò của nó trong lời ăn, tiếng nói. Vì điều kiện hạn chế, chúng tôi chú trọng vào những loại từ phổ biến trong tiếng Việt để triển khai, tuy nhiên, với những loại từ thông dụng trong tiếng Việt nhƣ cái, con, chiếc,… thì tiếng M’Nông có thể dùng danh từ khối để gọi tên. Đề tài tuy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, song tạo tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn về loại từ tiếng M’Nông nói riêng và ngữ pháp tiếng M’Nông nói chung. Với việc nghiên cứu mở rộng có thể thống kê đƣợc các loại từ của tiếng M’Nông, tạo điều kiện cho việc dạy và học ngôn ngữ, giáo dục song ngữ. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Hoàng Trung và hai cộng tác viên đã hƣớng dẫn, hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài này. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với mỗi dân tộc, ngôn ngữ đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện để con ngƣời có thể giao tiếp với nhau, lƣu giữ và bảo tồn những nét đẹp văn hóa của chính những dân tộc đó. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nƣớc, sự ảnh hƣởng của nền văn hóa, và sức hút mạnh mẽ từ ngôn ngữ bên ngoài đã làm cho ngôn ngữ dân tộc có những biến đổi nhất định. Thậm chí, tình trạng xấu nhất là còn làm diệt vong đi nhiều ngôn ngữ, làm mất đi sự phong phú về ngôn ngữ của dân tộc. Trƣớc những tình hình đó, nhu cầu đi vào tìm hiểu và nghiên cứu tiếng nói các dân tộc càng trở nên cấp thiết. Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chính sách, chủ trƣơng đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Và điều may mắn là ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, ngôn ngữ M’Nông nói riêng từ lâu cũng đã là những đề tài nhận đƣợc sự quan tâm của rất nhiều ngƣời say mê tìm tòi học hỏi ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nƣớc. Tiếng M’Nông, một ngôn ngữ nằm trong nhóm Nam Bahnar, thuộc ngữ hệ Môn - Khmer. Về loại tiếng này, các công trình nghiên cứu về nó đã khá nhiều nhƣng nhìn một cách khái quát thì thƣờng vẫn xoay quanh những vấn đề thuộc về lĩnh vực ngữ âm. Các lĩnh vực khác nhƣ ngữ pháp, ngữ nghĩa,… thì chƣa có nhiều nghiên cứu. Cụ thể hơn là về loại từ trong tiếng này thì càng không thấy tài liệu nào chuyên sâu. Loại từ trong bản thân tiếng Việt hay bất cứ ngôn ngữ nào khác đều là một khái niệm chƣa thật sự thuần nhất, vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau về loại từ. Đó cũng là lý do khiến nó gây đƣợc hứng thú đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Nhƣng dù có ý kiến nhƣ thế nào thì không ai phủ nhận vai trò của nó trong thành phần danh ngữ. Chính những lý do nêu trên, chúng tôi chọn Loại từ trong tiếng M’Nông làm đề tài nghiên cứu của mình. Nhƣ đề cập ở trên - “loại từ”, đây là một khái niệm khá thú vị và phức tạp trong một ngôn ngữ, ngoài những gì nó thể hiện trên bề mặt hình thức câu chữ thì ẩn sâu trong nó là cả một cách nhìn, cách nghĩ của một dân tộc về các sự vật và hiện tƣợng trong thế giới khách quan. Tiếp cận với tiếng M’Nông qua một khía cạnh mới này chúng tôi mong đề tài của mình sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu tiếng M’Nông nói chung và ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng M’Nông nói riêng. Giúp mỗi ngƣời trong chúng ta nắm vững hơn các phƣơng diện của một ngôn ngữ, một nền văn hóa dân tộc anh em để từ đó có những phƣơng hƣớng, chiến lƣợc nhằm bảo tồn và 2 phát triển chính những ngôn ngữ và nền văn hóa đặc sắc này. Góp phần làm phong phú thêm bức tranh ngôn ngữ các dân tộc, tô điểm cho bản sắc văn hóa Việt Nam thêm đậm đà. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Giới thiệu một cách khái quát về dân tộc M’Nông, từ địa bàn cƣ trú, văn hóa, đời sống, những phong tục tập quán, và đặc biệt là về ngôn ngữ của họ. Mô tả các đặc điểm về loại từ trong tiếng M’Nông, về cấu trúc, phân loại và chức năng của chúng. Làm thành tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu về loại từ trong tiếng M’Nông. 2.2 Nhiệm vụ Dựa trên kết quả ghi chép từ thực địa để mô tả, hệ thống hóa loại từ trong tiếng M’Nông. Tham khảo những tài liệu liên quan đến ngôn ngữ Nam Bahnar. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cuối TK XIX, việc nghiên cứu các ngôn ngữ dân tộc ít ngƣời tại Việt Nam đã đƣợc chú ý. Cho đến nay, đã có hàng trăm công trình của các nhà khoa học Việt Nam và nƣớc ngoài. Các đề tài liên quan đến nhiều bình diện: cảnh huống, chính sách ngôn ngữ; vấn đề cội nguồn và việc sắp xếp danh mục các ngôn ngữ theo cội nguồn; loại hình và cấu trúc ngôn ngữ; vấn đề chữ viết; giáo dục song ngữ… Trong những năm gần đây, khi lý luận ngôn ngữ học phát triển, những tƣ liệu về các ngôn ngữ ít đƣợc biết đến ở thế giới nhƣ châu Phi, châu Mỹ, châu Á… thì vấn đề “loại từ” đã trở nên thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu ngôn ngữ học. Hiện nay, “loại từ” không phải là một vấn đề nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hay gián tiếp. Đó là một hiện tƣợng ngôn ngữ, hết sức thú vị nhƣng cũng hết sức phức tạp. Chúng tôi đã tiếp cận đƣợc khá nhiều những tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu loại từ, đặc biệt là những bài viết về tiếng dân tộc thiểu số thuộc nhánh Nam Bahnar nói riêng và các dân tộc khác nói chung. M. E. Emeneau - ngƣời đầu tiên xây dựng sơ đồ của toàn danh ngữ đã nhận xét trong danh từ tiếng Việt có một nhóm nhỏ có tác dụng xếp loại, đƣợc các tác giả “Việt Nam văn phạm” gọi là “loại từ”. Những nghiên cứu về “loại từ” một cách cơ bản thƣờng đƣợc biết đến với Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (Nguyễn Tài Cẩn, 3 1975, nhà xuất bản Khoa học xã hội). Đến năm 1980, các vấn đề liên quan đến loại từ tiếp tục đƣợc quan tâm, tác giả Lƣu Vân Lăng qua cuốn Một số ý kiến bàn về từ chỉ loại trong tiếng Việt. Sau đó, Diệp Quang Ban đã xuất bản cuốn Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông tập I, II vào 1989, trong đó ông đã đƣa ra quan điểm về việc mô tả cấu trúc cú pháp của danh ngữ trong tiếng Việt. Cuốn Các công trình ngôn ngữ học nước ngoài, các vấn đề về từ loại (tài liệu dịch), Viện Ngôn ngữ học - Phòng Thông tin Ngôn ngữ học, 1996 đã đề cập đến những vấn đề ngôn ngữ học thông qua các dẫn chứng về một số ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác nhau trên thế giới, bao gồm: các quan điểm về từ loại, khảo sát vấn đề từ loại Hán ngữ hiện đại và chức năng cú pháp của chúng. Trong đó, liên quan đến đề tài nghiên cứu về loại từ, V. A. Vinogradov đã làm rõ: trong các ngôn ngữ khác nhau, số lƣợng và hình thức thể hiện của loại từ là không giống nhau; George Lakoff với Tư duy qua tấm gương loại từ đã nêu lên hai quan điểm của Borges và Dixon về một biến thể cổ của tiếng Dyirbal. Với ví dụ điển hình loại từ hon trong tiếng Nhật, việc mở rộng phạm trù có thể biểu thị bằng cách hoán dụ và sự biến cải biểu tƣợng sơ đồ của hình ảnh hay mối quan hệ giữa chúng, lúc này việc phạm trù hóa ngôn ngữ đƣợc đảm bảo, vẫn tạo nên một phần bộ máy tri nhận. Học giả Cao Xuân Hạo cũng đề cập khái niệm “loại từ” trong công trình Tiếng Việt- mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa xuất bản 1999, tuy chiếm số lƣợng trang viết không nhiều nhƣng phần nào hệ thống các quan điểm xoay quanh vấn đề loại từ trong các ngôn ngữ châu Âu và sự ảnh hƣởng của nó đối với việc ra đời khái niệm này trong tiếng Việt. Ông trình bày ngắn gọn nhƣng khá sâu sắc về hiện tƣợng ngôn ngữ này. Sang thế kỷ XXI, quyển Loại từ trong các ngôn ngữ ở Việt Nam tập I, trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (Viện Ngôn ngữ học, 2000, nhà xuất bản Khoa học xã hội) đƣợc xuất bản đã cung cấp những bài viết mới về loại từ trong tiếng Việt và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu. Đối với từng dân tộc cụ thể, các công trình nghiên cứu về loại từ và liên quan có thể kể ra tƣơng đối. Nổi bật là Từ điển Việt M’Nông của Nguyễn Kiên Trƣờng, Trƣơng Anh (từ điển Bách khoa, 2009) đem lại nguồn tƣ liệu dồi dào phục vụ cho đề tài bên cạnh công tác điền dã, cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn khá toàn diện về tiếng M’Nông. Bên cạnh đó là những bài viết có định hƣớng rõ ràng cho quá trình nghiên cứu, nhƣ Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam (nhà xuất bản Khoa học xã hội, 4 1994) có bài của Hồ Xuân Kiểu về Loại từ trong các ngôn ngữ Katuic (trên cứ liệu của nhóm Katu Đông) và Hoàng Văn Ma với Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam - một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học (nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002) có bài Loại từ trong tiếng Tày Nùng. Ngoài ra, luận văn thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, năm 2006 cuả Trần Phƣơng Nguyên, Danh ngữ trong tiếng Kơ ho, so sánh đối chiếu với tiếng Việt bàn về cấu trúc danh ngữ, trên cơ sở những vấn đề có tính chất ngữ nghĩa và ngữ pháp, khả năng kết hợp của trung tâm với các thành phần thành tố phụ, trong đó có loại từ để mô tả cấu trúc danh ngữ của tiếng M’Nông. Về dân tộc M’Nông có một số công trình nhƣ: Sử thi cổ M’Nông (Bu Nông, 1993); Sử thi thần thoại M’Nông (1996) của Đỗ Hồng Kỳ; Luật tục M’Nông (1998) của Điểu Kâu, Ngô Đức Thịnh, Trần Tấn Vinh; Nghi lễ truyền thống của người Bu Nong (M’Nông) (2009) của Tô Đông Hải, Những khía cạnh văn hóa dân gian M’Nông (2012) của Đỗ Hồng Kỳ… đã đề cập đến dân tộc M’Nông với những khía cạnh khác nhau. Nhƣ vậy, về tiếng M’Nông chúng ta thấy có không ít tài liệu nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực nhƣng chúng ta cũng thấy chƣa có một công trình nào nghiên cứu “loại từ” tiếng M’Nông một cách tổng thể với phƣơng pháp ngôn ngữ học. Chúng tôi cũng tìm đƣợc nhiều tƣ liệu có liên quan đến đề tài: - Cao Xuân Hạo (1994), Về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt, “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại”. - Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt. - Đỗ Hữu Châu (1970), Nhận xét về tính chất loại biệt và khái quát của từ vựng tiếng Việt, Ngôn ngữ 4. - Hoàng Tất Thắng (1996), Hoạt động của loại từ tiếng Việt trong các phong cách ngôn ngữ, luận án Phó Tiến sĩ. - Hồ Xuân Kiều (1986), Một vài nhận xét về loại từ tiếng Bru Vân Kiều, Ngôn ngữ, số 1. - Lý Toàn Thắng (1983), Vấn đề ngôn ngữ và tƣ duy, Ngôn ngữ 2. - Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, TP. Hồ Chí Minh. - Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tập 1. - Phan Khôi (1955), Tiền danh từ và mạo từ (Việt ngữ nghiên cứu). 5 - Phan Ngọc (1988), Thử trở lại câu chuyện loại từ, “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt”. - Trần Đại Nghĩa (1996), Sự tổ hợp loại từ và danh từ trong tiếng Việt hiện đại, luận án Phó Tiến sĩ. - Viện Đông Á (1954), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á. - Ju. Ja. Plam (1995), Đặc trƣng chức năng - ngữ pháp của các loại từ trong hệ cơ cấu ngữ pháp các ngôn ngữ đơn lập ở Trung Quốc và Đông Nam Á (bản dịch). - Marie - Claude Paris (1995), Chức năng và sự hành chức của các loại từ trong tiếng Hán (bản dịch). - N. V. Xolntseva (1997), Loại từ (Báo cáo khoa học), Hội nghị ngôn ngữ Việt - Nga (bản dịch). - Robert B. John (1970), Cấu trúc chứa loại từ trong các ngôn ngữ Đông Nam Á (tài liệu dịch, Viện Ngôn ngữ học). 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: loại từ trong tiếng M’Nông. Khách thể nghiên cứu: ngƣời dân địa phƣơng gốc M’Nông tại Đắk Nông. 5. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: địa bàn tỉnh Đắk Nông. Thời gian nghiên cứu: thời gian nghiên cứu đƣợc tính từ lúc Khoa duyệt đề tài đến giữa tháng 3 năm 2015. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Mặc dù là một đề tài phải dựa trên những thu thập dữ liệu thực tế thông qua chuyến điền dã tại địa phƣơng nhƣng chúng tôi đã có những bƣớc tiếp cận với đề tài thông qua việc tìm hiểu các sách, báo, tạp chí, luận văn,… về các vấn đề liên quan đến ngƣời M’Nông cũng nhƣ ngôn ngữ của họ. Phƣơng pháp điền dã: Chúng tôi đã có dịp thâm nhập vào đời sống đồng bào M’Nông để tìm hiểu về con ngƣời và tiếng nói của họ. Cùng với phƣơng pháp điền dã thực tế chúng tôi đã kết hợp các phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn có những thiết bị hỗ trợ nhƣ máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính. 6.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin 6 Từ những dữ liệu thu thập đƣợc chúng tôi sử dụng những thao tác quen thuộc nhƣ tổng hợp, thống kê, phân loại, so sánh, miêu tả,… để có những hình dung ban đầu về từ loại trong tiếng M’Nông. 7. Bố cục đề tài Bố cục của đề tài gồm có ba phần lớn là phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung trọng tâm đƣợc chia ra thành các chƣơng sau đây: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan về dân tộc M’Nông 1.2. Khái niệm “loại từ” 1.3. Về loại từ trong tiếng M’Nông Tiểu kết Chƣơng 2: Phân loại các nhóm loại từ tiếng M’Nông 2.1. Nhóm loại từ chỉ ngƣời 2.2. Nhóm loại từ chỉ động vật 2.3. Nhóm loại từ chỉ thực vật 2.4. Nhóm loại từ chỉ vật Tiểu kết Chƣơng 3: Đặc điểm loại từ tiếng M’Nông 3.1. Loại từ tiếng M’Nông trong các mô hình kết hợp 3.2. Chức năng của loại từ 3.2.1. Biểu hiện sự cá thể hóa 3.2.2. Biểu hiện sự phân loại 3.2.3. Cấu tạo từ 3.2.4. Đánh giá 3.3. Một số vấn đề đáng lƣu ý về loại từ tiếng M’Nông Tiểu kết. 8. Cái mới của đề tài Nhƣ chúng ta đã biết, tiếng M’Nông và các nghiên cứu về tiếng M’Nông không phải là những đề tài quá mới, số lƣợng các tài liệu nói về thứ tiếng này cũng không phải là hiếm hoi. Bình diện loại từ cũng không phải chƣa đƣợc ai nhắc đến nhƣng đi vào tìm hiểu nó ở từng ngôn ngữ cụ thể thì quả thật rất ít. Chính vì vậy, đề tài Loại từ 7 trong tiếng M’Nông hƣớng tới đƣợc một sự mới mẻ trong nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc. 9. Ý nghĩa đề tài Đề tài Loại từ trong tiếng M’Nông không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đề tài sau khi hoàn thành sẽ bổ sung nguồn tài liệu về dân tộc và ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam. Đem đến cái nhìn tổng quát về khái niệm loại từ trong các ngôn ngữ, và về những đặc điểm của loại từ trong tiếng M’Nông. Thông qua việc nghiên cứu loại từ, chúng ta phần nào nắm bắt đƣợc cách nghĩ, cách tƣ duy của một dân tộc đƣợc phản ánh trên đơn vị ngôn ngữ thú vị này. Từ đó có những cách tiếp cận thích hợp với các dân tộc ở các lĩnh vực khác trong thời gian sắp tới. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về dân tộc M’Nông 1.1.1. Dân tộc M’Nông Tây Nguyên là nơi cƣ trú của nhiều dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam. Ngƣời M’Nông là một trong những tộc ngƣời sinh sống lâu đời tại nơi đây. Bao gồm các nhóm dân tộc: M’Nông Ga, M’Nông Nong, M’Nông Kuênh, M’Nông Preh, M’Nông Prơng, M’Nông Rlâm, M’Nông Buđâng, M’Nông Chin,… Dân tộc M’Nông với 102.741 ngƣời (tính đến năm 2009), cƣ dân sinh tụ lâu đời ở vùng nam Tây Nguyên (huyện Lăk, Krông Bông, Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk; huyện Krông Knô, Cƣ Jut, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông; huyện Phƣớc Long, Bù Đăng tỉnh Bình Phƣớc; huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng) và một số khu vực giáp biên giới Việt Nam thuộc tỉnh Mondonkiri, Campuchia. Địa bàn cƣ trú phân tán: nhóm M’Nông Rlâm, M’Nông Kuênh sống xen kẽ với ngƣời Êđê ở huyện Lăk, một bộ phận khác sống với ngƣời Mạ, ngƣời Kơho ở tỉnh Lâm Đồng, một bộ phận nhỏ sống ở Bình Phƣớc quan hệ mật thiết với Stiêng. Riêng M’Nông Noong, M’Nông Preh, M’Nông Biêt ở Đắk Nông ít chịu ảnh hƣởng của các dân tộc khác. Biểu đồ địa bàn tỉnh Đắk Nông 1.1.1.1. Đặc điểm kinh tế Nền kinh tế tự túc, tự cấp. Ngƣời M’Nông sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy. Kỹ thuật sản xuất theo lối cổ truyền: phát, đốt, chọc lỗ, tra hạt. Công cụ sản xuất chủ yếu là chiếc chà gạc dùng để chặt cây nhỏ, phát cành, dây leo, chiếc rìu để phát cây to, chiếc cuốc để xới đất, gậy chọc lỗ để chọc lỗ tra hạt, ống lồ ô để đựng hạt giống, cái văng để làm cỏ, chiếc liềm để gặt lúa nếp, chiếc gùi để mang lúa về kho. Ngoài ra, có 9 săn bắn chim, thú và đánh cá, hái lƣợm các loại rau rừng, hoa quả,… có sẵn trong rừng. Cuộc sống gắn bó với thiên nhiên hình thành kinh nghiệm và kỹ năng săn bắt, hái lƣợm. Đồng bào chăn nuôi trâu bò, lợn, gà… tự túc, phục vụ cho nhu cầu tế lễ, cúng bái, ăn thịt,... Nghề thủ công truyền thống là dệt vải thổ cẩm. Nếu phụ nữ M’Nông chuyên nghề dệt vải thì đàn ông giỏi đan lát với các sản phẩm nhƣ gùi, nong, nia, giỏ, nơm,… có từng loại gùi thích hợp từng công việc khác nhau: gùi đan dày để đựng lúa, gùi đan thƣa để cõng nƣớc, lấy củi,... 1.1.1.2. Hôn nhân gia đình Mỗi ngƣời M’Nông có họ kèm theo tên, nhƣng họ của đàn ông khác với đàn bà. Mỗi họ đều có điều kiêng kị và một truyện cổ giải thích về tên họ về điều kiêng kị đó. Gia đình mẫu hệ, con cái lấy họ theo dòng mẹ, ngƣời đàn ông đƣợc tôn trọng, quyền thừa kế tài sản của bố mẹ để lại thuộc về con gái út. Yăng ur văng sai: tục lệ cƣới xin theo nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc, thực hiện hôn nhân một vợ, một chồng bền vững. Thời gian từ ăn hỏi đến cƣới kéo dài nhất là 3 năm. Lễ vật cƣới nhà trai gồm: một con trâu hoặc một con lợn, một con gà sống, một con gà nƣớng, nhiều ché rƣợu cần, gạo nếp, một chiếc váy tặng mẹ chồng, một chiếc khố tặng cha vợ, một số xâu hạt cƣờm tặng cho bà con nhà chồng. Trải qua ba bƣớc: sa ur (ngƣời mai mối thay mặt nhà trai đem hai ống lồ ô đựng lễ vật đến nhà gái cầu hôn, nhà gái ƣng thuận thì nhận còn không sẽ trả một bát gạo), tâm ốp (ra mắt trƣớc họ hàng hai bên và dân làng), tâm nsông (nghi lễ đám cƣới). Khi phụ nữ mang thai, làm lễ hiến sinh quan trọng mbrang. Khi trở dạ, sản phụ đƣợc đƣa đến gần bếp lửa và uống một liều thuốc nam - nƣớc lá cây ót nghiêng. 1.1.1.3. Tục lệ ma chay Bư brah phan: xác chết đƣợc quàn trong quan tài làm bằng vỏ cây từ một đến hai ngày mới chôn cất, đƣợc đồng bào để tang một tháng. Ngƣời già hay chủ làng chết phải làm quan tài bằng gỗ, quàn xác từ hai đến bảy ngày mới chôn, đƣợc đồng bào để tang ba tháng. Đƣợc ngƣời thân chia của: áo, quần, vòng, cƣờm…, một số chiêng, ché đập vỡ đặt quanh mồ. Ngƣời ta vào rừng chặt cây làm cây nêu và khắc gỗ để trang trí nhà mồ. Nếu là già làng có uy tín, thủ lĩnh, tộc trƣởng, đồng bào đẽo gỗ khắc tƣợng dựng bên lề đƣờng để tƣởng nhớ (nơi dựng tƣợng gọi là ndah), cách mộ khoảng vài trăm mét. Trên mộ để duy nhất một chiếc ché. Trong thời gian để tang không đƣợc ca 10 hát, vui chơi, thổi kèn, đánh chiêng. Ngƣời thân chết để tang một đến ba năm, không quấn khố hoa, không mặc váy hoa, đeo trang sức, búi tóc không đƣợc cài hoa. Đặc biệt vợ hay chồng chết, ngƣời ở lại phải để tang ba năm. 1.1.1.4. Văn hóa truyền thống Làng (bon) đƣợc dựng ở chân núi, gần sông, suối, đầm, hồ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và việc sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt hằng ngày. Ngƣời đứng đầu làng là Rnút hay kroanh bon điều khiển công việc chung của làng. Đồng bào quan hệ hòa bình trong các làng là chủ yếu, ý thức xây dựng quan hệ liên minh, tƣơng trợ. Con trai 15, 16 tuổi có nghi lễ đánh dấu sự trƣởng thành (tục cà răng - cƣa cụt bốn răng cửa và hai răng nanh hàm trên, nhuộm răng đen), tƣơng lai đây là lực lƣợng đội ngũ dân binh chính. Nhà ở gồm: nhà đất (nhóm ngƣời M’Nông Ga, M’Nông Prăng, M’Nông Preh ở vùng Đắk Nông, Đắk Min) giữ nhiều nét cổ truyền, có kiến trúc kho lúa trong nhà và mái cửa ra vào nhà, đặt ở giữa phần nhà, mái nhà dƣới gần mặt đất, mái cửa vào nhà phải cắt phần mái cỏ gianh đƣợc trang trí bằng cách dùng những thanh tre uốn cong hình ống tò vò; nhà sàn (M’Nông Rlâm, M’Nông Chin sống gần ngƣời Êđê), nên nhà có nhiều nét tƣơng đồng với ngƣời Êđê về kiến trúc, kĩ thuật làm nhà, cách bài trí, làm “kho lúa” riêng ở ngoài nhà,… Đồ trang sức cho đàn ông là núm chỉ đỏ dài khoảng một gang tay gập đôi, thắt nhiều nút thành xâu (nka sut) để buộc trên búi tóc. Bới tóc cài hoa khi dự lễ hay hội họp, đàn ông gom gọn bộ tóc sau gáy, phụ nữ từ giữa bộ tóc kéo lên để quấn và chải xuống thành một đƣờng trống quanh đầu (trong rnây). Trang sức làm bằng gỗ, cƣờm, đồng…, phụ nữ còn có vật tùy thân làm dáng nhƣ con dao nhỏ, cắm trên búi tóc, túi thổ cẩm đựng vật dụng cá nhân. Đời sống tinh thần phong phú, có sự hiện diện của các loại hình văn hóa dân gian cổ truyền thống đặc sắc nhƣ văn học dân gian (ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ…), âm nhạc cồng chiêng, trang trí hoa văn, điêu khắc gỗ. Lƣu giữ nhiều loại nhạc cụ cổ: đàn đá (gong mâu). 1.1.1.5. Tín ngƣỡng tôn giáo Quan niệm vạn vật hữu linh. Họ tin có sự ngự trị của thế lực siêu nhiên chi phối cuộc sống của con ngƣời. Một số thần đƣợc thờ: nữ thần mặt trời Jiêng Tnge, thần sét Krang Tnai, thần núi, thần đất, thần sông suối,… 11 Lễ hội đâm trâu cúng giàng (Yang) là lễ hội cổ truyền lớn và đƣợc coi trọng nhất. 1.1.2 Ngôn ngữ M’Nông Ngƣời M’Nông là tộc ngƣời thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á, tiếng nói cơ bản đƣợc thống nhất. Trong lịch sử chƣa có chữ viết riêng cho dân tộc mình. Việc phân nhóm ngôn ngữ có những sự thay đổi nhất định: Năm 1973, trong bài A note on the branches of Mon - Khmer, David Thomas chia chi Môn - Khmer thành chín nhánh: Khasi, Môn, Khmer, Pear, Bahnar, Katu, Việt - Mƣờng, Khmú, Palaung. Riêng nhánh Bahnar có số lƣợng nhiều nhất và đƣợc chia làm ba nhóm: Bắc Bahnar (Bahnar, Rengao, Sedang, Halăng, Jeh, Monom, Kayong, Hrê, Cua, Takua, Tơdrah); Tây Bahnar (Loven, Nyaheun, Oi, Laveh, Brao, Sok, Sapuan, Cheng, Su); Nam Bahnar (Stiêng, M’Nông giữa, M’Nông Nam, M’Nông Đông, Kơ ho, Chrau Jro). David Thomas bổ sung thêm hai nhóm trong nhánh Bahnar trong bài viết The place of Alak, Tampuan and West Bahnaric vào năm 1979, gồm: Bắc Bahnar (Rengao, Sedang, Halăng, Jeh, Hrê); Nam Bahnar (Stiêng, M’Nông, Kơ ho, Chrau Jro); Tây Bahnar (Loven, Nyaheun, Oi, Laveh, Brao, Cheng); Trung Bahnar (Bahnar, Tampuan, Alak); Đông Bahnar (Cua, Takua). Các ngôn ngữ học Nam Á ở Việt Nam đƣợc chia thành năm nhóm: Việt - Mƣờng, Mèo - Dao, Tày - Thái, Kađai, riêng Môn - Khmer gồm các tiểu nhóm (Khmer, Khmú, Kơtu, Bahnar, riêng tiểu nhóm M’Nông gồm: M’Nông, Kơho, Mạ, Stiêng, Chrau Jro) (theo Viện Ngôn ngữ học, năm 1984). Trần Trí Dõi chia họ Nam Á thành bốn bộ phận vào năm 1999, gồm: Munda, Nicobar, Alisan, Môn - Khmer. Trong đó, Môn - Khmer gồm chín nhóm nhƣ trình bày ở trên. Nhánh Bahnar chia thành tiểu nhóm Bắc Bahnar (Bahnar, Xơ Đăng, Hrê, Gié - Triêng, Co, Brâu); Nam Bahnar (M’Nông, Kơho, Mạ, Stiêng, Chrau Jro). Trong Ethnologue - Language of the world bản in lần thứ 14 (2000), Viện Ngôn ngữ học mùa hè chia nhánh Nam Bahnar gồm hai nhóm: Nhóm Stiêng - Chrau Jro gồm hai tiểu nhóm: Stiêng (Stiêng Budeh và Stiêng Bulơ); Chrau Jro (các phƣơng ngữ: Jro, Dor, Prâng, Mro, Voqtwa, Vajieng, Chalah, Chalun, Tamun). 12 Nhóm Srê - M’Nông gồm hai tiểu nhóm: Srê (Mạ và Kơ ho); riêng M’Nông gồm có tiếng Đông M’Nông và Trung Nam M’Nông (South - Central M’Nông). Năm 2000, Nguyễn Văn Lợi cũng chia chi Môn - Khmer nằm trong ngữ hệ Nam Á bao gồm các nhánh Việt - Thà Vƣng, Pa Loang - Wa (Palaungic), Khmú - Ksing Mun (Rhmuic), Ka Tu - Bru (Katuic), Khmer, riêng nhánh Bahnar chia thành ba nhóm: Bahnar Xơ Đăng (Bahnar Bắc), La Ven - Brao (Bahnar Tày), M’Nông - Mạ (Bahnar Nam). Nhóm M’Nông - Mạ (Bahnar Nam) bao gồm: Kơho, M’Nông, Mạ, Stiêng, Chrau Jro. Có thể thấy, dù có sự thay đổi về số lƣợng hay những quan điểm khác nhau về nhóm trong nhánh Bahnar, nhƣng tiểu nhóm Nam Bahnar vẫn tƣơng đối ổn định (Kơho, M’Nông, Mạ, Stiêng, Chrau Jro). Sơ đồ cây phổ hệ ngôn ngữ nhóm Nam Bahnar Ngữ hệ Nam Á Chi Môn- Khmer Nhánh Bahnar Nhóm Nam Bahnar Kơho M’Nông Mạ Stiêng Chau Jro 1.2. Khái niệm “loại từ” 1.2.1. Vấn đề tên gọi “loại từ” Về tên gọi từ chỉ loại thể nhƣ ở trên - loại từ, cũng chỉ là một cách gọi trong rất nhiều cách gọi lớp từ đặc biệt này. Mỗi cách gọi gắn liền với những lý luận rất riêng của các học giả. Một số cách gọi tiêu biểu nhƣ học giả Phan Khôi đã dựa vào vị trí thƣờng xuất hiện của những từ thuộc lớp từ này mà gọi nó là những “tiền danh tự”; Lê Văn Lý gọi là “loại tự”; Bùi Tịnh Đức gọi là “danh từ chỉ định”; “Danh từ chỉ loại” theo cách gọi của Lê Cận - Phan Thiều, Nguyễn Hữu Quỳnh, Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo lại có cách gọi là “danh từ đơn vị”…. Một số tác giả khác thì gọi những từ chỉ loại thể là “danh từ đếm đƣợc”. Hay Nguyễn Kim Thản, lúc đầu gọi là “phó danh từ” vì học giả này cho rằng từ chỉ loại thể 13 là những từ không có nghĩa chân thực nhƣ danh từ (cũng có ý kiến đồng tình với quan điểm của Nguyễn Kim Thản nhƣng thay vì gọi chúng là “phó danh từ”, họ gọi những từ chỉ loại là “từ biệt loại”, “thể hiện từ” hoặc cũng có cách gọi là “danh từ khuyết nghĩa”). Tuy nhiên, về sau Nguyễn Kim Thản lại thay đổi quan điểm và gọi là “danh từ phụ thuộc”; Đinh Văn Đức gọi những từ chỉ loại thể là “hƣ từ” và cho rằng chúng không có ý nghĩa từ vựng; học giả Hồ Lê thì lại có xu hƣớng đồng nhất “loại từ” và “danh từ chỉ đơn vị đối tƣợng”. Trong khi đó, nhiều học giả nhƣ Trần Trọng Kim, Nguyễn Tài Cẩn, Lƣu Vân Lăng, Lý Toàn Thắng, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Văn Ma, Hồ Xuân Kiểu,… đều có cách gọi là “loại từ”. Về thuật ngữ “loại từ”, nó đƣợc nhà nghiên cứu ngƣời nƣớc ngoài M.B. Emeneau đƣa ra đầu tiên. Và Emeneau đã hiểu thuật ngữ này nhƣ sau: “Ý nghĩa loại của các loại từ là nói về một số lƣợng đơn vị của cái mà danh từ đi sau nó biểu thị. Số lƣợng là một phần của một ý nghĩa loại: nó có thể thấy rõ ở kết cấu “loại từ + danh từ” (không có số từ), với cái ý nghĩa chỉ một số lƣợng của sự vật mà danh từ biểu thị”. Sau khi điểm qua một loạt các ý kiến nhƣ trên chúng ta thấy rằng vấn đề từ chỉ loại thể đã nhận đƣợc sự quan tâm và trăn trở. 1.2.2. Bản chất “loại từ” Loại từ (tiếng Anh: classifier, tiếng Pháp: classificateur, tiếng Nga: klassifikator) từ lâu đã là một vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới chú ý. Hầu hết các nhà nghiên cứu khi nói về loại từ, họ đều xem đây nhƣ một câu chuyện thú vị nhƣng cũng vô cùng phức tạp. Trong tiếng Việt và các các ngôn ngữ dân tộc Việt Nam, loại từ là một khái niệm đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu dùng để gọi tên cho những từ chỉ loại thể, là một khái niệm mà cho đến hiện tại vẫn gây ra nhiều tranh luận. Khái niệm “loại từ” vì vậy cũng chƣa có đƣợc sự thống nhất, rõ ràng. Ở mỗi một nhà nghiên cứu lại có một cách định nghĩa khác nhau về đơn vị ngữ pháp này. Vậy, bản chất của “loại từ” là gì? Điểm đặc biệt nào của những từ chỉ loại có thể gây đƣợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu nhƣ thế? Đây là một câu hỏi lớn mà bản thân nó đã trở thành một đề tài nghiên cứu riêng biệt. Theo Tiếng Việt - Mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, tr. 297, Cao Xuân Hạo đã sơ lƣợc những quan điểm về bản chất của “loại từ”. Đầu tiên, những nghiên cứu trong ngôn ngữ Đông phƣơng nói chung và trong ngành Việt ngữ học nói 14 riêng, một số học giả quan niệm loại từ là một từ “rỗng nghĩa”, một thứ hƣ từ. Nó là một thứ công cụ ngữ pháp mà chức năng là phân loại một số danh từ (từ đếm đƣợc gián tiếp) hay là từ “đƣợc phân loại” (classified nouns) đối lập với các từ “không đƣợc phân loại” (non - classified, cf. Emeneau 1951). Tuy nhiên, “loại từ” có thật sự rỗng nghĩa? Về vấn đề này, trong quyển Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, V. S. Panfilov đã lý giải khá rõ ràng. “Loại từ” tất nhiên không phải là những hƣ từ. Hƣ từ thuộc vào thành phần bán cú pháp, trong khi đó các loại từ ngay cả khi thiếu khuyết ngữ nghĩa và dạng thức vẫn hoạt động nhƣ những thành tố của các tập hợp cú pháp, cho nên chúng hoàn toàn có khả năng tạo nên những quan hệ cú pháp có giá trị đầy đủ. Một điều quan trọng gây nên tính rỗng nghĩa của các “loại từ” không phải bản thân nó không mang nghĩa mà là do những từ này mang nghĩa quá khái quát và điều đó đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu lầm tƣởng. Ví dụ: từ “con” không nói về một con gì cụ thể nhƣng luôn gợi trong suy nghĩ của ngƣời bản ngữ một con vật gì đó (con gà, con chó,…) hay đơn giản chỉ là những vật có tính động (con thuyền, con sông,...). Nói tóm lại, loại từ vẫn cung cấp thông tin về sự vật nhƣng sẽ là một thông tin không đƣợc xác định cụ thể. Tƣơng tự, các loại từ phổ biến khác: “cái, chiếc, bức, tấm,…” dù không nói rõ về cái gì, chiếc gì, bức gì, tấm gì? Nhƣng khi nghe đến chúng, chúng ta gợi ra đƣợc trong suy nghĩ của mình một hoặc một vài thuộc tính nào đó của sự vật. Thứ hai, theo ý kiến của rất nhiều các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tuy những từ chỉ loại thể, hay “loại từ” không mang ý nghĩa từ vựng nhƣ thực từ nhƣng nó vẫn có khả năng diễn đạt một nét nghĩa nào đó của danh từ, tức nói đến chức năng định danh nhƣ một thực từ. Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1996) có nêu một định nghĩa về hƣ từ nhƣ sau: “Hƣ từ là những từ không có chức năng định danh, không có chức năng độc lập về thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa - cú pháp khác nhau giữa các thực từ”. Nhƣ vậy, để chứng minh cho loại từ không phải là những hƣ từ ta cũng cần quan tâm thêm một số tiêu chí quan trọng sau đây: Loại từ có hay không chức năng định danh sự vật? Và loại từ có khả năng hoạt động độc lập hay không? Khảo sát qua hai ví dụ minh họa: (1) Tôi mới mua cái áo này; (2) Tôi thích cái đó. Trong ví dụ (1) đối tƣợng đƣợc nêu lên một cách rõ ràng và ngƣời nghe cũng hiểu là đang nói về cái áo - đồ mặc che thân từ cổ trở xuống, chủ yếu che lƣng, ngực, bụng. Còn ở trƣờng hợp (2), mặc dù không nói rõ là cái gì, chƣa tính đến ngữ cảnh của câu 15 này (vấn đề này trình bày rõ hơn ở chƣơng sau) thì ngƣời nghe vẫn có một hình dung về đối tƣợng mà ngƣời nói đang nói, sẽ không có gì khác ngoài một đồ đạc hay những vật bất động nào đấy. Tƣơng tự, con: gợi lên trong cảm thức ngƣời bản ngữ những đối tƣợng là động vật hay những vật có tính động; chiếc: chỉ vật thể có tính chất riêng lẻ, độc lập; bức: chỉ vật thể có bề mặt vuông vắn, bằng phẳng; tấm: chỉ vật thể có mặt phẳng mỏng và dài,... Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng những từ chỉ loại thể hoàn toàn có chức năng định danh, gọi tên sự vật và cũng hoàn toàn có khả năng hoạt động độc lập. Ví dụ: - Anh mua mấy cái (bánh)? - Hai cái. Lúc này, trong một ngữ cảnh cụ thể (gian hàng bánh), ngƣời bán chỉ dùng cái trong câu hỏi, cái đƣợc tách ra khỏi bánh trong danh từ cái bánh và ngƣời nghe hoàn toàn hiểu cái ở đây là gì. Không bắt buộc phải đi kèm với danh từ khối bánh thì cái mới có nghĩa. Đó là trƣờng hợp những loại từ có sự kết hợp đa dạng với các danh từ khối, và ngữ cảnh là quan trọng để những ngƣời đối thoại sử dụng và hiểu đƣợc khi loại từ hoạt động một cách độc lập. Đối với các loại từ chỉ kết hợp với duy nhất một danh từ khối nào đó hay số lƣợng các danh từ khối kết hợp với chúng hạn chế thì khả năng hoạt động độc lập của các loại từ càng mạnh, thậm chí không cần viện đến ngữ cảnh. Thứ ba, từ khả năng hoạt động độc lập nêu trên, một vấn đề khác lại nảy sinh. Cũng trong Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Cao Xuân Hạo có nêu lên ý kiến của một số học giả về “loại từ” rất đáng quan tâm: “Các học giả cho rằng “loại từ” không phải là một quán từ hay tiền tố, nhƣng nó rất giống đại từ ở chỗ nó thay thế cho danh từ để tránh lặp lại cho câu văn nhẹ bớt”. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng loại từ giống nhƣ những đại từ cũng bị bác bỏ liền sau đó. Một ví dụ đƣợc dẫn theo Cao Xuân Hạo: Con đang ăn cỏ đằng kia là con bò. Rõ ràng con không thể nào thay thế cho danh từ con bò hay danh từ nào khác nữa (không nói: Con bò đang ăn cỏ đằng kia là con bò). Một ví dụ khác: Tranh hỏng hết rồi: bức thì mốc, bức thì chuột cắn (không thể nói: Tranh hỏng hết rồi: tranh thì mốc, tranh thì chuột cắn hay Tranh hỏng hết rồi: bức tranh thì mốc, bức tranh thì chuột cắn). Qua hai ví dụ trên, rõ ràng loại từ không giống nhƣ những đại từ. Và dĩ nhiên, việc sử dụng loại từ cũng không phải để thay thế cho danh từ hay tránh việc lặp lại từ ngữ. Nhƣ vậy, từ tất cả những gì đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đƣợc nêu lên một số 16 đặc điểm cơ bản về loại từ nhƣ sau: Loại từ là lớp từ chỉ loại thƣờng đứng bên cạnh danh từ. Trong những trƣờng hợp này, sự xuất hiện của loại từ có tác dụng phân loại danh từ theo các phạm trù: vô sinh - hữu sinh, động vật - thực vật,… Cũng nhƣ các danh từ (mà cụ thể là danh từ khối), loại từ vẫn có khả năng định danh sự vật, loại từ cung cấp thông tin khái quát về các đặc trƣng, thuộc tính của sự vật. Loại từ hoàn toàn có khả năng hoạt động độc lập nhƣ danh từ. Trong nhiều trƣờng hợp, loại từ xuất hiện trong câu với tƣ cách nhƣ một danh từ. Một loại từ có khi chỉ kết hợp với một và chỉ một danh từ nhƣng cũng có loại từ có khả năng kết hợp đa dạng với các danh từ. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ không đi sâu vào tìm hiểu, bàn luận về bản chất, đặc trƣng hay các vấn đề phức tạp khác của những từ chỉ loại thể nhƣng để tiện cho việc trình bày đề tài của mình, chúng tôi sẽ thống nhất gọi những từ đó là “loại từ” theo cách gọi đƣợc nhiều học giả đồng tình nhất. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuật ngữ này, nói nhƣ V. S. Panfilov thì nó biểu thị đƣợc một lớp ngữ pháp của từ - đó là từ loại. Bởi trong nghiên cứu về ngôn ngữ các quốc gia Đông Nam Á thì khuynh hƣớng hiểu loại từ nhƣ một nhóm ngữ pháp đƣợc xem là phổ biến hơn cả. 1.2.3. Về loại từ trong tiếng M’Nông Học giả Lý Toàn Thắng đã có ghi trong phần Lời nói đầu của quyển sách Loại từ trong các ngôn ngữ ở Việt Nam (tập I): “Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số anh em trên đất nƣớc ta đều là những ngôn ngữ có loại từ, […]”. Trong bài viết Loại từ trong các ngôn ngữ Katuic (trên cứ liệu nhóm Katu Đông) của nhà nghiên cứu Hồ Xuân Kiểu in trong quyển Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam có nêu nhận xét rằng hầu hết các ngôn ngữ đơn lập khu vực Nam Á, trong đó có các ngôn ngữ Việt Mƣờng và Môn - Khmer đều có sử dụng loại từ. Những công trình nghiên cứu về ngữ pháp nói chung, về danh ngữ nói riêng của các nhà Đông phƣơng học về các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng thƣờng đề cập đến loại từ nhƣ một hiện tƣợng đặc trƣng của các ngôn ngữ trong khu vực. Điểm qua tình hình một số nghiên cứu và các quan điểm của nhiều học giả nhƣ trên, chúng ta thấy rằng loại từ nhƣ là một đơn vị hiển nhiên có mặt trong các ngôn ngữ khu vực Nam Á. Tiếng Việt hay tiếng M’Nông là những ngôn ngữ nằm trong nhóm Môn - Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á vì thế cũng nằm trong phạm vi đó - các ngôn ngữ có loại từ (classifier’s languages).

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net