Một vài ý kiến về việc đánh giá tác động môi trường của công trình quốc lộ bắc nam đối với vườn quốc gia cúc phương

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Một vài ý kiến về việc đánh giá tác động môi trường của công trình quốc lộ bắc nam đối với vườn quốc gia cúc phương

Một vài ý kiến về việc đánh giá tác động môi trường của công trình quốc lộ Bắc - Nam đối với vườn quốc gia cúc phương Lê Quý An Trưởng ban chỉ đạo Chương trình KHCN.07 về tài nguyên và môi trường Đường Hồ Chí Minh là rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng cùng với lệnh khởi công được ban ra, là dư luận xã hội quanh tác động môi trường của tuyến đường, đặc biệt khi tuyến qua Vườn quốc gia Cúc Phương. Dư luận xã hội quan tâm cũng là điều dễ hiểu, bởi vì khi bài báo này lên khuôn, chúng tôi nhận được tin (vào cuối tháng 5/2000) chính xác: Đánh giá tác động môi trường tuyến đường Hồ Chí Minh chưa được cấp có thẩm quyền xem xét. Tác giả của bài báo này chắc chắn cũng thông cảm với dư luận hiện nay về tuyến đường này. Mặc dù tác giả chỉ nêu một số vấn đề có tính nguyên tắc và phương pháp mà chủ đề bài báo nêu ra, nhưng những ý kiến đó rất mong các nhà chức trách lưu tâm xem xét. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì lễ khởi công xây dựng quốc lộ Bắc - Nam mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, một công trình có ý nghĩa to lớn về kinh tế, lịch sử và chính trị. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải cũng đã báo cáo trước Quốc hội về công trình này. Thông qua tin tức được các cơ quan thông tưin đại chúng truyền tải, dư luận xã hội hiện đang quan tâm nhiều đến vấn đề tác động môi trường của quốc lộ Bắc - Nam đối với tài nguyên rừng nói chung, một số vườn quốc gia nói riêng, đặc biệt khi nghe nói quốc lộ sẽ cắt qua Vườn quốc gia Cúc Phương. Được biết con đường này về cơ bản dựa vào những tuyến đường hiện có để nâng cấp lên, cho nên tác động đến môi trường là không đáng kể, và cơ quan chủ công trình và bộ chủ quản đã xem xét vấn đề môi trường theo đúng các quy định hiện hành. Như vậy, hầu như có thể yên tâm, và các cơ quan có trách nhiệm cứ thực hiện theo Luật bảo vệ môi trường (BVMT), Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 175/CP, Thông tư 490...v.v.... là đủ. ở đây, nếu có thể đề xuất điều gì, thì chẳng qua chỉ là đề nghị thực hiện mọi công việc theo đúng pháp luật, nhất là những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tài nguyên, môi trường và quản lý đầu tư và xây dựng. Sở dĩ như vậy là vì Đài truyền hình Việt Nam đã truyền tin tức về các đơn vị ở hiện trường đã sẵn sàng, có thiết kế tới đâu là thi công tới đó. Điều này làm cho mọi người e ngại việc vừa thiết kế vừa thi công (không rõ có đúng như vậy không) có thể dẫn tới việc không theo đúng các trình tự và thủ tục, việc xem xét không đầy đủ các khía cạnh của công trình, mang lại những sơ suất không nên có. Nói chung, chỉ có các cơ quan có trách nhiệm mới nắm được những dữ liệu đầy đủ về công trình, cho nên xã hội dù có quan tâm, cũng không đủ điều kiện để đóng góp ý kiến cụ thể. Vì vậy, tác giả của bài này cũng chỉ xin bàn luận về một số vấn đề có tính nguyên tắc và phương pháp luận thôi. Trước hết, về thủ tục, theo Nghị định 175/CP và 52/CP, khi đã tới giai đoạn thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thi công, thì tức là báo cáo chi tiết về đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định và phê duyệt rồi, cũng tức là các giải pháp có liên quan tới Vườn quốc gia Cúc Phương đã được chấp nhận rồi, công việc còn lại là thiết kế cụ thể và thi công cho đúng những gì đã được phê duyệt thôi. Thế thì mọi việc lại hoá ra đơn giản, chỉ xin đề nghị Bộ khoa học, công nghệ và môi trường và Bộ giao thông vận tải thông báo về các giải pháp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết đã được phê duyệt để mọi người yên tâm. Trong khi chờ đợi, có thể tiếp tục suy nghĩ về vài vấn đề có liên quan tới phương pháp luận đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là đối với tài nguyên sinh học và các khu bảo vệ. Ai cũng thấy rõ rằng hệ thống đường xá vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của quốc gia, chẳng khác gì các mạch máu trong cơ thể con người. Tuy nhiên, bên cạnh các tác dụng tích cực và hết sức quan trọng đó, việc xây dựng và khai thác các tuyến đường cũng có thể, ở những mức độ khác nhau, mang lại các hậu quả tiêu cực tới thiên nhiên và con người, mà chúng ta cần cố gắng hạn chế và khắc phục. Đối với đường giao thông, các vấn đề này cần được xem xét ngay từ giai đoạn quy hoạch và vạch tuyến, vì đã thi công rồi thì khó có thể thay đổi, hoặc thay đổi sẽ vô cùng tốn kém. Ngoài ra, quy hoạch đường sá phải được phối hợp với quy hoạch bố trí các điểm dân cư, và khi đã có các quy hoạch đó thì phải thực hiện nghiêm chỉnh. Trong điều kiện cụ thể về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và mức sống hiện nay ở nước ta, dân cư dễ tự phát bám theo đường. "Ra mặt đường" dường như là hiệu lệnh tự phát cho việc buôn bán làm ăn, khó mà cưỡng nổi. Xu thế này trước mắt đã tạo nên được một số công ăn việc làm và một dáng vẻ phồn vinh nào đó mà con đường mang lại. Nhưng mặt khác, việc "bám đường" cũng gây nên những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Những điều này dễ được nhận thấy trên quốc lộ số 5. Các thị trấn, điểm dân cư, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp dọc đường 5 đã gây nên ba hậu quả chính. Thứ nhất, do sự đi lại qua đường, làm cho tốc độ chạy xe trung trình trên đường 5 bị giảm không đạt yêu cầu thiết kế, giảm hiệu quả kinh tế của tuyến đường, trong khi ta phải đi vay tiền và chi phí bình quân hơn 1 triệu USD cho việc nâng cấp 1km đường. Thứ hai, tình hình tai nạn giao thông khá nghiêm trọng, gây tổn thất về tính mang và tài sản. Thứ ba, yếu tố có tính lâu dài hơn, đó là tình trạng ô nhiễm không khí dọc đường 5. Trước mắt, mọi người chưa để ý tới hoặc chưa nhận thức được tác động do bụi, nhất là bụi hô hấp, do sự nhiễm độc vì các khí thải của xe cộ, điều mà về lâu dài sẽ có hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Khu vực dọc đường, trong phạm vi độ cao từ 3m trở xuống là thường xuyên bị ô nhiễm, vì có các dòng quẩn của không khí. Đó cũng chính là khu vực diễn ra hầu hết mọi hoạt động dọc tuyến đường. Những người bị tác động, thì trước hết là dân cư sống dọc theo hai bên đường, rồi đến học sinh các trường, nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp...v..v...là những người có mặt nhiều giờ trong ngày ở gần tuyến đường. Ngoài ra còn phải kể tới cả những người thường xuyên đi lại và sử dụng các quà bánh, thức ăn phơi bày ở dọc đường. Kinh nghiệm của nước ngoài đã chứng minh điều đó. Trong quá trình thi công, cũng có nhiều tác động đến môi trường, như bụi, khói, các khí thải độc hại, các chất thải rắn và nước thải do việc khai thác vật liệu xây dựng, do sản xuất bê tông và gia công nhựa đường, do việc đào, đắp đất và do hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công..v.v... Nhưng các tác động đó chỉ xảy ra trong thời gian thi công, cần và có thể có biện pháp hạn chế, nếu chấp hành đúng luật pháp. Tác động của con đường đối với tài nguyên sinh học, trong đó có rừng và các khu bảo vệ, khó nhận ra một cách đầy đủ. Thí dụ, cho đến những thập kỷ gần đây, người ta mới nhận thức được rằng sự đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của nhân loại, tuy rằng từ hàng chục vạn năm trước đây, thuỷ tổ của loài người đã tồn tại và con người đã tiến hoá được đến giai đoạn hiện nay, đều là phải dựa vào sự đa dạng sinh học trong thiên nhiên. Sự đa dạng sinh học đó, bao gồm đa dạng về loài, về hệ sinh thái, về gen, hiện nay đang bị suy thoái ngày một trầm trọng. Bảo vệ sự đa dạng sinh học, chính là bảo vệ sinh mệnh của con người. Muốn có ý thức và biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, trước hết cần hiểu biết về giá trị của đa dạng sinh học. Các nhà khoa học thường lấy rừng nhiệt đới làm thí dụ để minh họa phạm trù giá trị kinh tế của tài sản sinh học. Giá trị sử dụng trực tiếp của một tài sản môi trường sinh học được xác định bởi sự đóng góp của nó cho sản xuất hoặc tiêu dùng hiện tại. Thí dụ, từ tài nguyên sinh học, ta có các loại thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc men và các cơ hội thưởng ngoạn thiên nhiên, vui chơi, giải trí, bồi bổ sức khoẻ. Những giá trị này, ai ai cũng dễ nhận thấy, vì có thể tiêu thụ trực tiếp, và ai cũng muốn khai thác tối đa các giá trị này. Giá trị sử dụng gián tiếp bao gồm các lợi ích thu được cơ bản từ các dịch vụ chức năng mà môi trường và các hệ sinh thái cung cấp cho ta và có tác dụng duy trì được hoạt động của con người. Thí dụ, rừng có tác dụng hút và giữ CO2, làm trong sạch không khí, góp phần hạn chế lũ lụt, bổ sung nước ngầm, ngăn ngừa xói mòn đất ở đầu nguồn và bồi lắng ở hạ lưu các dòng chảy. Những giá trị này không dễ dàng được nhận thấy, vì con người không trực tiếp sử dụng hoặc tiêu thụ, nhưng lại rất quan trọng. Hai dạng giá trị nói trên được xếp vào loại giá trị sử dụng. Nhưng tài nguyên sinh học không phải chỉ có giá trị sử dụng, mà còn có giá trị không sử dụng (ít nhất là hiện tại). Giá trị chọn lựa là giá trị sẽ được sử dụng và thực hiện trong tương lai, nhưng người ta đã biết tới và tự nguyện trả giá từ ngày nay. Thí dụ, các hệ sinh thái, các nơi cư trú của các loài được người ta nhận biết về giá trị và tự nguyện đóng góp cho sự bảo tồn chúng. Những giá trị này, trước mắt có thể người ta chưa sử dụng tới, vì lý do nhu cầu hoặc thị hiếu, hoặc điều kiện sử dụng, nhưng trong tương lai, chúng sẽ được sử dụng. ở đây có điều đáng lưu ý là, nếu không bảo tồn những giá trị này, đến lúc có nhu cầu và điều kiện sử dụng, các giá trị đó sẽ không còn nữa, và một khi chúng đã biến mất, thì là vĩnh viễn, không bao giờ xuất hiện khôi phục trở lại được nữa. Giá trị do sự tồn tại là giá trị xuất phát từ sự thoả mãn về việc biết rằng tài sản sinh học hiện đang tồn tại, tuy rằng người đánh giá giá trị đó không có ý định sử dụng nó. Các loại giá trị kể trên được minh hoạ tại hình 1. Có thể dẫn ra nhiều thí dụ chứng tỏ những lợi ích kinh tế quan trọng do các hệ sinh thái mang lại. 8.728ha của khu dự trữ rừng đước Sarawak (Malaixia) hàng năm giúp duy trì nghề đánh cá biển trị giá 21,1 triệu USD và tạo gần 3.000 việc làm, các sản phẩm gỗ trị giá 123.000 USD và một ngành công nghiệp du lịch trị giá 3,7 triệu USD. Nếu rừng đước bị huỷ hoại, thì nguồi lợi từ đánh bắt cá, khai thác gỗ và du lịch sẽ mất đồng thời lại cần chi phí tốn kém cho việc xây dựng những công trình dân dụng để phòng ngừa xói lở bờ, ngập lụt và các tổn thất khác (Benett và Reynolds, 1993). Viện quốc gia về ung thư của Mỹ đã xác định được 3.000 loài cây có tính năng chống các tế bào ung thư, trong số đó có 70% là từ rừng nhiệt đới (Bind, 1991). Một công trình nghiên cứu cho thấy ở Mỹ, 25% của tất cả các thuốc men được kê theo đơn thuốc là có nguồn gốc thực vật. Và riêng năm 1980, tại thị trường Mỹ, giá trị các đơn thuốc có dùng các hoạt tính của cây cỏ đã lên tới 8 tỷ USD, con số đó trên thế giới hiện nay đã vượt quá 50 tỷ USD. Về phương diện món ăn tinh thần do đa dạng sinh học mang lại, những ước tính hiện nay cho thấy khoảng 235 triệu người đã tham gia du lịch quốc tế để hưởng thụ và thưởng ngoạn thiên nhiên, tạo nên các lợi ích kinh tế và làm tăng thu nhập quốc dân khoảng 233 tỷ USD (Filion, Foley, Jacquemont, 1998). Cũng ước tính rằng loại du lịch hưởng thụ và thưởng ngoạn thiên nhiên này chiếm khoảng từ 40% đến 60% tổng số du lịch quốc tế. Trái lại với những lợi ích của việc sử dụng sự đa dạng sinh học, cái giá phải trả về mặt xã hội và kinh tế do sự suy thoái môi trường/ sinh học gây nên, thường là nặng nề. Thí dụ, ở Côxta Rica, trong giai đoạn từ 1970 đến 1990, rừng, thổ nhưỡng và gia súc, do suy thoái, đã mất đi giá trị tích luỹ hơn 4,6 tỷ USD (giá năm 1989), tương đương với khoảng 6% toàn bộ GDP của nước này trong thời gian đó (theo Báo cáo The Hague, 1992). Mặc dù cho đến nay người ta đã hiểu được giá trị to lớn của sự đa dạng sinh học, nhưng người ta vẫn mới phát hiện và mô tả được một phần nhỏ các loài sinh học trong kho tàng đồ sộ của thiên nhiên. Nếu những gì đã biết và cả phần to lớn của những loài chưa được biết tới, bị suy thoái và mất đi, thì nhân loại sẽ vĩnh viễn mất đi sự hỗ trợ của thiên nhiên có tính quyết định cho sự sống còn của mình. Để gìn giữ di sản thiên nhiên, bảo tồn các hệ sinh thái, các loài và nguồn gen sinh học vô cùng phong phú, người ta có nhiều biện pháp, trong đó việc bảo tồn tại các khu vực bảo vệ (như khu dự trữ quốc gia, vườn quốc gia...) có vai trò rất quan trọng. Người ta khuyến cáo mỗi quốc gia nên dành ít nhất khoảng 10% lãnh thổ cho các khu bảo vệ đó. Con số này ở nước ta chỉ khoảng 6% với 11 vườn quốc gia. Điều 31 của Luật bảo vệ và phát triển rừng đã nêu: "Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng được phân thành các loại: Vườn quốc gia; khu rừng bảo tồn thiên nhiên; khu rừng văn hoá - xã hội; nghiên cứu thí nghiệm". Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập ở nước ta từ tháng 7 năm 1962. Đây là một khu rừng nguyên sinh còn sót lại trên dãy núi đá vôi gần châu thổ sông Hồng. Vườn có hơn 20000 ha rừng che phủ tổng diện tích đất 22200ha, chiếm 92,2%. Hệ thực vật ở Cúc Phương rất phong phú, người ta biết được 1944 loài (bằng 24,6% của Việt Nam), thuộc 908 chi (bằng 43,6% tổng số chi của Việt Nam), của 229 họ (bằng 68,9% tổng số họ của Việt Nam). Trong vườn có những cây cổ thụ khổng lồ cao tới 40 - 70m, đã sống từ hàng ngàn năm nay. Hệ động vật ở Cúc Phương gồm có 71 loài thú, 319 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư. Đặc biệt, thế giới côn trùng rất phong phú, với 1.800 loài thuộc 200 họ, 30 bộ, trong đó có nhiều loài lạ. Ngoài ra, Vườn Cúc Phương cũng như khu vực xung quanh, có rất nhiều hang động, tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú, cùng với những dấu tích văn hoá từ trên 1 vạn năm nay. Các nhà khoa học tin rằng còn nhiều loài, nhất là thực vật và côn trùng tại Cúc Phương mà người ta chưa biết tới, còn phải tiếp tục nỗ lực điều tra nghiên cứu nhiều hơn nữa mới có thể hiểu biết và đánh giá được di sản thiên nhiên độc đáo tại nơi này. Vì tính chất quan trọng của các vườn quốc gia, trong việc xây dựng đường sá, các công trình công nghiệp và dân dụng, người ta tránh, không phạm vào vườn, nhất là khi vườn đã được quy hoạch. Nếu quốc lộ nâng cấp cắt ngang qua Vườn, thì có thể có những tác động trước mắt và lâu dài. Nơi cư trú của các loài sinh vật bị xáo động và chia cắt. Mỗi con vật, tuỳ theo đặc tính, cần một diện tích nhất định để kiếm ăn, sinh sống, thông thường từ vài hecta đến vài chục hecta hoặc hơn nữa. Sự xáo động và chia cắt các nơi cư trú có thể đe doạ nghiêm trọng đến sự tồn tại của các loài vật, nhất là các động vật và chim muông. Tại Vườn Cúc Phương có những loài đặc hữu và quý hiếm, như voọc quần đùi trắng, báo gấm, hổ.v.v... Trong thời gian thi công và sau này, trong quá trình khai thác vận tải, tình trạng ô nhiễm do bụi, các khí thải độc hại của xe cộ, tiếng ồn... sẽ tác động bất lợi đối với hệ thực vật của Vườn và đối với các sinh vật sống trong Vườn. Sự lắng đọng của các bụi độc hại trên lá cây, trên các con suối hoặc vực nước, hoặc nước mưa chảy từ mặt đường xuống các dòng chảy mang theo nhiều chất ô nhiễm..v.v... đều có thể đe doạ tới sự an toàn của sinh vật. Vườn Cúc Phương và khu vực xung quanh là hệ sinh thái núi đá vôi tương đối hoàn chỉnh còn sót lại ở nước ta (có lẽ cũng do trước kia đường sá không thuận tiện cho việc vào đó khai thác), cảnh quan thiên nhiên này dễ bị tổn thương bởi các hoạt động, như khai thác và gia công vật liệu xây dựng, đào, đắp đất, xây dựng công trình, đổ chất thải trong thi công..v.v... Thông thường khi tính toán khai thác

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net