Đánh giá tác động của dự án xây dựng đường vành đai tân sơn nhất bình lợi đến đời sống dân cư đô thị (khảo sát đoạn từ nút giao nguyễn thái sơn đến cầu bình lợi)

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đánh giá tác động của dự án xây dựng đường vành đai tân sơn nhất bình lợi đến đời sống dân cư đô thị (khảo sát đoạn từ nút giao nguyễn thái sơn đến cầu bình lợi)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHĂN VĂN KHOA ĐÔ THỊ HỌC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2016 Tên công trình: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI TÂN SƠN NHẤT - BÌNH LỢI ĐẾN ĐỜI SỐNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ (KHẢO SÁT ĐOẠN TỪ NÚT GIAO NGUYỄN THÁI SƠN ĐẾN CẦU BÌNH LỢI) Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm: Lê Khánh Hưng Lớp ĐTH06, Khóa 2013 - 2017 Thành viên: Lương Thành Đạt Lớp ĐTH06, Khóa 2013 - 2017 Nguyễn Trọng Hiếu Lớp ĐTH06, Khóa 2013 - 2017 Lê Trí Nhân Lớp ĐTH06, Khóa 2013 - 2017 Nguyễn Thị Bích Vân Lớp ĐTH06, Khóa 2013 - 2017 Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hải Nguyên - Giảng viên Khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.......................................................................2 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................2 2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài.....................................................................12 2.3. Tiểu kết.............................................................................................................19 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................20 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...........................................................20 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................21 5.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp.................................................21 5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp..................................................21 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng.........................................................21 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính.............................................................22 5.2.3. Phân tích, tổng hợp và xử lí số liệu............................................................23 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................................23 6.1. Ý nghĩa lý luận..................................................................................................23 6.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................23 7. Kết cấu của đề tài.....................................................................................................24 8. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................25 9. Khung phân tích.......................................................................................................25 PHẦN II: NỘI DUNG...............................................................................................26 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................26 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài.......................................................................26 1.1.1. Dự án giao thông đô thị..................................................................................26 1.1.2. Đường vành đai..............................................................................................27 1.1.3. Đánh giá tác động dự án................................................................................29 1.1.4. Đời sống dân cư đô thị...................................................................................30 1.1.4.1. Đời sống vật chất................................................................................. 32 1.1.4.2. Đời sống tinh thần............................................................................ 32 1.1.5. Nhà dị dạng....................................................................................................33 1.1.5.1. Nhà siêu mỏng......................................................................................34 1.1.5.2. Nhà cao – thấp hơn so với nền đường...................................................35 1.2. Lý thuyết tiếp cận vấn đề......................................................................................35 1.2.1. Lý thuyết cấu trúc – chức năng......................................................................35 1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội............................................................................37 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ TRÊN TUYẾN VÀNH ĐAI TÂN SƠN NHẤT – BÌNH LỢI (ĐOẠN TỪ NÚT GIAO NGUYỄN THÁI SƠN ĐẾN CẦU BÌNH LỢI)..........................................................................40 2.1. Vài nét về dự án và địa bàn nghiên cứu................................................................40 2.1.1. Dự án xây dựng vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài.......... 40 2.1.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu – Đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến cầu Bình Lợi....................................................................................................................... 42 2.1.2.1. Vị trí, giới hạn........................................................................................42 2.1.2.2. Sơ lược về điều kiện tự nhiên.................................................................43 2.1.2.3. Sơ lược về điều kiện kinh tế – xã hội.....................................................44 2.2. Thực trạng đời sống dân cư đô thị trên tuyến vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi (Đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến cầu Bình Lợi)...............................................45 2.2.1. Kinh tế...........................................................................................................45 2.2.1.1. Sự thay đổi về nghề nghiệp....................................................................45 2.2.1.2. Sự thay đổi về hoạt động kinh doanh.....................................................47 2.2.1.3. Sự thay đổi về thu nhập..........................................................................52 2.2.2. Nhà ở............................................................................................................57 2.2.2.1. Sự xuất hiện của nhà ở dị dạng..............................................................58 2.2.2.2. Nguyên nhân hình thành những căn nhà nền quá cao hoặc quá thấp......65 2.2.2.3. Nguyên nhân hình thành nhà siêu mỏng................................................68 2.2.3. Đời sống sinh hoạt........................................................................................71 2.2.3.1. Vấn đề đi lại của người dân...................................................................71 2.2.3.2. Sức khỏe và hoạt động vui chơi, giải trí................................................82 2.2.4. Tiểu kết.........................................................................................................88 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ TỪ DỰ ÁN VÀNH ĐAI TÂN SƠN NHẤT – BÌNH LỢI (ĐOẠN TỪ NÚT GIAO NGUYỄN THÁI SƠN ĐẾN CẦU BÌNH LỢI)........................................................89 3.1. Nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật và quy hoạch.....................................................89 3.1.1. Nâng cấp, lắp đặt thêm tín hiệu đèn giao thông.............................................89 3.1.2. Thiết kế lại cầu vượt bộ hành.........................................................................92 3.1.3. Tổ chức phân luồn giao thông........................................................................94 3.1.4. Tăng cường các mảng không gian xanh.........................................................96 3.1.5. Quy hoạch xây dựng công viên và hình thành các bãi giữ xe trên tuyến đường........................................................................................................................... 98 3.2. Nhóm giải pháp quản lý và xã hội........................................................................99 3.2.1. Tăng cường kiểm tra và giải quyết những vi phạm về giao thông trên tuyến đường........................................................................................................................... 99 3.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với vỉa hè....................................100 3.2.3. Phân bổ các địa điểm hoạt động kinh tế trên vỉa hè.....................................102 3.2.4. Hoàn thiện các văn bản pháp lý và các chính sách hỗ trợ người dân cải tạo nhà ở.......................................................................................................................... 103 3.3. Hướng đến hoàn thiện các tiêu chí xây dựng tuyến đường văn minh đô thị kiểu mẫu của TP.HCM.......................................................................................................106 PHẦN III: KẾT LUẬN...........................................................................................109 1. Kết luận.................................................................................................................. 110 2. Khuyến nghị........................................................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Công cụ nghiên cứu...................................................................................................1 1.1. Bảng hỏi khảo sát................................................................................................1 1.2. Câu hỏi phỏng vấn sâu........................................................................................7 2. Số liệu kết quả nghiên cứu ........................................................................................9 2.1. Bảng hỏi.............................................................................................................. 9 2.2. Đo lường và quan sát........................................................................................14 2.3. Biên bản rã băng phỏng vấn sâu.......................................................................16 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BL: Bình Lợi ĐH: Đại học ĐHDL: Đại học Dân lập ĐHKHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG: Đại học Quốc gia GS: Giáo sư KS: Kỹ sư KTS: Kiến trúc sư NTS: Nguyễn Thái Sơn NXB: Nhà xuất bản PGS: Phó Giáo sư QCVN: Quy chuẩn Việt Nam ThS: Thạc sĩ TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TS: Tiến sĩ TSN: Tân Sơn Nhất UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Tuyến Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài trong tổng thể quy hoạch mạng lưới đường phố chính TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020........28 Hình 2: Sơ đồ dự án.....................................................................................................41 Hình 3: Bản đồ khu vực nghiên cứu............................................................................43 Hình 4: Đa dạng các loại hình kinh doanh trên tuyến đường.......................................47 Hình 5: Các hàng quán bày bán ghế trên vỉa hè để chuẩn bị đón khách......................50 Hình 6: Một quán chật cứng khách vào buổi tối đoạn từ Phan Văn Trị đến Nguyễn Xí................................................................................................................................. 51 Hình 7: Nhà siêu mỏng trên địa bàn nghiên cứu..........................................................59 Hình 8: Nhà có nền cao hơn mặt đường trên địa bàn nghiên cứu................................59 Hình 9: Nhà có nền thấp hơn mặt đường trên địa bàn nghiên cứu...............................60 Hình 10. Quy định về cao độ nền nhà so với mặt đường TCXD 353:2005..................67 Hình 11. Mặt bằng nút giao thông Nguyễn Thái Sơn...................................................73 Hình 12. Toàn cảnh Phạm Văn Đồng – Phan Văn Trị lúc hơn 18h..............................74 Hình 13. Tiêu chuẩn thiết kế nút giao thông đường ô tô..............................................75 Hình 14. Một đoạn trên tuyến Tân Sơn Nhất – Bình Lợi bị kẹt xe vào buổi sáng........79 Hình 15. Đua xe trái phép trên tuyến đường Phạn Văn Đồng......................................80 Hình 16. Mô hình cầu vượt đề xuất.............................................................................93 Hình 17. Cần tạo thêm dải phân cách mềm để giải quyết tình trạng quá tải hiện nay. .95 Hình 18. Vị trí đề xuất xây dựng công viên kết hợp bãi đỗ xe tập trung gần cầu Rạch Lăng.................................................................................................................... 99 Hình 19. Người dân vi phạm giao thông tại khu vực đường ray................................100 Hình 20. Vỉa hè được phân khu chức năng sử dụng hợp lý........................................103 Hình 21. Hình minh họa các giải pháp đặt mốc cốt nền xây dựng.............................104 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH Biểu đồ 1: Thống kê các loại hình kinh doanh trên tuyến đường ................................46 Biểu đồ 2: Nhận định của người dân về sự thay đổi thu nhập......................................53 Biểu đồ 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân....................................54 Biểu đồ 4: Lưu lượng xe máy lưu thông trên tuyến đường (đơn vị: lượt/phút)............55 Biểu đồ 5: Đánh giá mức độ rung của nhà khi có phương tiện tải trọng lớn................62 Biểu đồ 6: Nguyên nhân hình thành các ngôi nhà dị dạng.......................................... 69 Biểu đồ 7: Những thuận lợi tuyến đường mang lại cho người dân..............................72 Biểu đồ 8: Đánh giá của người dân về việc sắp xếp các cầu vượt bộ hành .................76 Biểu đồ 9: Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.................................................................82 Biểu đồ 10: Hoạt động sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn........................................83 Biểu đồ 11: Cường độ tiếng ồn đo được tại ngã ba gần nút giao Nguyễn Thái Sơn.....85 Biểu đồ 12: Thực trạng không gian công cộng............................................................87 Bảng 1: Thống kê loại hình nhà ở và dịch vụ kinh doanh trên mặt tiền đường của các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.........................................................................44 Bảng 2: Hệ số quy đổi các loại xe con.........................................................................80 Bảng 3: Quy định kích thước tối thiểu mặt cắt ngang đường đô thị.............................81 Bảng 4: Kết quả đo tiếng ồn tại một số nút giao thông vào giờ tan tầm.......................85 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo định hướng phát triển TP.HCM đến năm 2025 theo hướng đa cực thì cùng với đô thị hạt nhân, các khu đô thị vệ tinh được xác định theo bốn hướng, trong đó cửa ngõ phía Đông Bắc đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Do đó, để giảm sự quá tải cho giao thông của TP.HCM nói chung và cửa ngõ Đông Bắc thành phố nói riêng, đáp ứng nhu cầu đi lại của một lượng lớn người dân ở các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp và Thủ Đức, cũng như rút ngắn thời gian đi lại giữa các quận, huyện, tạo đà phát triển kinh tế xã hội thì dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài đã được đưa vào sử dụng từ tháng 10 năm 2015. Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân từng nhấn mạnh: “Trục đường này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thành phố và toàn vùng TP.HCM. Không chỉ giúp giải tỏa áp lực giao thông trong khu vực mà còn kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ, tạo diện mạo hạ tầng đô thị ngày càng hiện đại. Sau khi tuyến đường hoàn thành thông suốt sẽ đảm nhận khoảng 60% lưu lượng xe cộ, giữ vai trò lớn trong việc giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông trong khu vực”1. Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài nay được đặt tên là đường Phạm Văn Đồng, được xem như là một con đường nội đô đẹp nhất và là một trong những công trình mang lại bộ mặt mới cho một TP.HCM hiện đại, năng động. Dự án nhằm giải quyết phần nào hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật TP.HCM ngày càng quá tải, bất cập, cản trở việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng nhằm giải quyết những trở ngại về các vấn đề trên, thì tuyến đường này lại làm phát sinh nhiều khó khăn, bất cập khác. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Đánh giá tác động của dự án xây dựng đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi đến đời sống dân cư đô thị (Khảo sát đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến Cầu Bình Lợi)” được thực hiện nhằm tập trung vào tìm hiểu sau khi tuyến đường được đưa vào sử dụng ngoài việc đã giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông cũng như rút ngắn khoảng cách từ các vùng cửa ngõ ra vào thành phố, nhất là đến cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thì chất lượng cuộc sống của người dân hai bên tuyến đường phải chịu những tác động như thế nào trên các phương diện đời sống tinh thần và vật chất, cũng như từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tiêu cực còn tồn tại của dự án sau khi tuyến đường được đưa vào khai thác sử 1 Quốc Hùng (2013), TP.HCM cải thiện hạ tầng giao thông, Báo Sài Gòn giải phóng Online đăng ngày 31/12/2013,. 2 dụng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đường vành đai được xem như là một trong những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng ở các đô thị và ngày càng có vai trò quan trọng, không những giúp cho giao thông diễn ra thông suốt, nhanh chóng giữa nội đô mà còn hình thành nên sự liên kết giao thông giữa các vùng lân cận với nhau. Do đó, sau quá trình tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu nhận thấy đường vành đai là một chủ đề nghiên cứu khá mới. Tuy nhiên, do điều kiện và mục đích nghiên cứu ở nước ta có nhiều điểm khác biệt nên các tài liệu trong nước chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá tác động môi trường của các dự án đường vành đai hoặc chỉ là đề cập chung đến đường vành đai. Thực tế này làm cho các đề tài nghiên cứu chuyên ngành phù hợp với mục tiêu đề tài của nhóm nghiên cứu rất hạn chế. Ngoài ra, các tài liệu như sách, bài báo chuyên ngành và bài viết khoa học dù có mang lại thêm những thông tin giúp nhóm làm nguồn tài liệu tham khảo để thực hiện đề tài nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ cung cấp những thông tin cơ bản, chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề mà nhóm nghiên cứu mong muốn được tìm hiểu sâu hơn. Ngược lại với nguồn tài liệu trong nước, các tài liệu trên thế giới lại có xu hướng khai thác nhiều khía cạnh về vai trò và tác động của các tuyến đường vành đai trong đời sống đô thị. Đường vành đai được tiếp cận từ nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, kinh tế, quy hoạch – kiến trúc và cả môi trường – sinh thái. Không chỉ dừng lại ở đó, các tài liệu trên thế giới còn đề cập đến các phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng. Chính vì vậy, những tài liệu này đã giúp nhóm nghiên cứu bổ sung thêm nhiều thông tin và hoàn thiện về cách thức tiếp cận trong đề tài. Tuy nhiên, do có những khác biệt về bối cảnh kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các đô thị trên thế giới mà nhóm nghiên cứu phải có sự chọn lọc trong những thông tin thu thập được cho phù hợp với những đặc điểm của nước ta. Dưới đây là những tài liệu nghiên cứu về đường vành đai cùng các vấn đề liên quan đến đường vành đai trong và ngoài nước mà nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được. 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, vấn đề giao thông tại các siêu đô thị cũng như quy hoạch mạng lưới giao thông luôn là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý, bởi đây là các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân. Chính vì vậy các tài liệu, các đề tài nghiên cứu, sách báo mà nhóm tác giả tiếp cận được đều có sự liên quan đến vấn đề tổ chức 3 mạng lưới giao thông ở đô thị hiện nay. Tuy nhiên, các tài liệu chỉ mới dừng lại ở việc xem xét đường vành đai như là một trong những giải pháp mới và mang lại hiệu quả trong việc giảm thiểu tình trạng kẹt xe tại các đô thị cũng như phần lớn được thực hiện ở giai đoạn trước khi tiến hành dự án, đi sâu nghiên cứu về vấn đề cảnh quan và đánh giá tác động môi trường của các dự án mà vẫn chưa chú trọng vào việc tìm hiểu những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đường vành đai đến đời sống người dân xung quanh các tuyến đường vành đai. Các đề tài đánh giá vẫn chưa cho thấy được cái nhìn tổng quan nhất về những tác động của các dự án đến mọi mặt đời sống dân cư như vấn đề về nhà ở, đi lại, hoạt động kinh doanh, vui chơi giải trí cũng như sự an toàn của người dân sau khi dự án được đưa vào hoạt động. Dựa theo các tài liệu tham khảo, nhóm nghiên cứu tạm chia thành các chủ đề sau: Các báo cáo đánh giá tác động của các dự án Bao gồm các báo cáo đánh giá tác động của các dự án đã và đang được thực hiện trong thời gian vừa qua. Đa số các tài liệu hướng vào việc tổng kết, đánh giá tổng quát những tác động của một số dự án xây dựng, giao thông đến môi trường nhưng lại ít đề cập đến tác động của các dự án đến đời sống dân cư đô thị. Tiêu biểu nhất là “Báo cáo ĐTM Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng” của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Báo cáo đã nêu rõ vai trò quan trọng của dự án nhằm tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu vận tải trong khu vực khi tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang từng bước vươn lên mạnh mẽ khẳng định tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế khu vực. Báo cáo đã đánh giá một cách chi tiết và kĩ lưỡng hơn về dự án khi thực hiện đánh giá ở cả ba giai đoạn: tiền xây dựng, thi công và vận hành ở mọi khía cạnh: không khí, nước mặt, nước ngầm, độ rung, ngập úng,…. Hơn thế nữa, khi đề xuất các biện pháp khắc phục và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường thì báo cáo cũng đề ra các biện pháp thích hợp cho từng giai đoạn: tiền xây dựng, thi công và vận hành. Báo cáo cũng đã chỉ rõ các cam kết bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án nhằm giảm thiểu tác động đến việc chiếm dụng đất và tái định cư, chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn, chế độ thủy văn, môi trường nước cũng như các tác động đến kinh tế, giao thông, chất lượng sống và các vấn đề khác. Ngoài ra, dự án còn đề cập đến các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường kèm theo dự toán kinh phí để thực hiện các công trình đó. Vì là báo cáo đánh giá tác động môi trường nên chưa đi sâu vào phân tích cụ thể tác động 4 của dự án đền đời sống của người dân ở các khu vực xung quanh dự án. Vào giai đoạn vận hành dự án, tuy có những đánh giá những tác động đến kinh tế - xã hội nhưng chỉ dừng lại ở mức cơ bản khi nêu ra đất đai trên dọc tuyến đường sẽ có sự chuyển đổi mục đích sử dụng và biến động về giá đất, sẽ dẫn đến sự hình thành các cụm dân cư mới hoặc hình thành các chợ tự phát, các khu buôn bán dịch vụ cho khách qua đường, các quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp các dự án phát triển vùng được đầu tư nhiều hơn, tạo thêm việc làm, giảm bớt thất nghiệp nhưng không có số liệu cụ thể hay minh chứng nào cho những tác động đó. Cũng trong nhóm các tài liệu về đánh giá tác động của các dự án, luận văn “Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng đường vành đai III Hà Nội, đoạn Pháp Vân - Mai Dịch” khẳng định dự án xây dựng tuyến đường vành đai III là phù hợp với thực trạng kinh tế và xã hội của đất nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Khi tuyến đường được đưa vào sử dụng sẽ đem lại nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên khi triển khai xây dựng và khai thác đã gây ra một số tác động tiêu cực như gia tăng nồng độ bụi, gia tăng mức độ tiếng ồn, ảnh hưởng cơ cấu sử dụng đất trong vùng và ảnh hưởng xấu thẩm mỹ cảnh quan khu vực. Bài báo cáo ngoài làm rõ về các tác động có khả năng xảy ra trong quá trình xây dựng và khai thác của dự án cũng như dự báo một số tác động có thể xảy ra khi dự án đi vào hoạt động ở các khía cạnh môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cùng với các vấn đề an toàn để tránh không lặp lại những hành động làm tổn hại môi trường như trong quá khứ đã từng diễn ra như việc khai thác kiệt quệ tài nguyên, làm suy giảm đa dạng sinh học trên trái đất, gây ra hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon. Tuy nhiên, báo cáo được thực hiện ở giai đoạn tiền dự án và chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá các tác động môi trường mà chưa đi sâu vào phân tích các tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống của dân cư khu vực xung quanh dự án. Thế nhưng, tài liệu cũng đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu những kiến thức cơ sở về dự án đường vành đai nhằm làm cơ sở tham khảo để thực hiện đề tài. Cùng với dự án xây dựng các tuyến đường vành đai, các cầu vượt bằng thép cũng đã được xây dựng ở những nút thắt giao thông quan trọng, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM và xem đó như giải pháp để cải thiện tình trạng giao thông ở những nơi đây. Khoá luận tốt nghiệp “Ảnh hưởng của cầu vượt giao thông cơ giới mới xây dựng năm 2012 - 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh đến đời sống người dân và cảnh quan khu vực” năm 2014 của tác giả Nguyễn Lê Minh 5 Tâm đã trình bày hai vấn đề chính là ảnh hưởng của dự án xây dựng cầu vượt đến đời sống người dân và ảnh hưởng của cầu vượt đến cảnh quan khu vực. Những ảnh hưởng được chia ra làm hai nhóm: yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và yếu tố ảnh hưởng gián tiếp. Những tác động đó được tác giả làm rõ mức độ rồi từ đó xác định là ảnh hưởng theo hướng tích cực hay tiêu cực. Qua đó tác giả đưa ra những đề xuất nhằm phát huy những tác động tích cực như tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các dự án giao thông, di dời các trạm xe buýt đến vị trí thích hợp hay những quan điểm cá nhân của tác giả trong việc cải tạo cảnh quan. Các tác động tiêu cực vẫn có xảy ra nhưng không đáng kể tuỳ thuộc vị trí địa lý của khu vực sinh sống và lợi ích vật chất mong muốn mà mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Sau khi so sánh những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, tác giả cho rẳng những lợi ích giao thông mà cầu vượt mang lại lớn hơn so với các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân nhưng không đáng kể và có thể chấp nhận được. Ngoài ra, khi đứng trước bài toán giao thông khó khăn ở TP.HCM nhiều chuyên gia khuyến khích thúc đẩy phát triển hệ thống giao thông công cộng như một chìa khóa vàng để giải quyết tình trạng giao thông hiện nay. Do đó, dự án các tuyến metro đã nhận được sự quan tâm của người dân lẫn các cơ quan chức năng ban ngành, trong đó tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ được đưa vào khai thác vào năm 2018. Khóa luận “Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường” năm 2013 của tác giả Nguyễn Phương Triều thực hiện nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông trên tuyến Xa Lộ Hà Nội gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân trên tuyến đường này. Với mục tiêu bảo vệ môi trường khu vực dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên và đảm bảo một môi trường sống lành mạnh cho dân cư khu vực dự án khi tuyến đường sắt được thi công và vận hành. Cụ thể hơn, tác giả hướng đến việc phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và những tác động có hại đến môi trường của Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Từ đó, xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho dự án này. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù hướng Tuyến số 1 của dự án này đã giảm thiểu đến mức thấp nhất việc tái định cư và ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật, tuy nhiên việc xáo trộn tạm thời đến môi trường sống thường ngày của thành phố là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời, dự án gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm, cảnh quan đô thị và giao thông của khu vực dự án. Tất cả các tác động tiêu cực cần được khắc phục hoặc giảm thiểu bằng một kế hoạch 6 quản lý môi trường hợp lý để thực hiện những mục tiêu ban đầu của dự án đã được nêu trên. Các tài liệu và bài viết có liên quan đến đời sống dân cư Ngoài vấn đề nghèo đói ở đô thị thì vấn đề tái định cư sau khi bị giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án cũng là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Bài viết “Tái định cư trong phát triển đô thị và một số vấn đề xã hội” của Trịnh Duy Luân đăng trên tạp chí Xã hội học số 03 – 2009 thì khẳng định rằng tái định cư là một vấn đề phức tạp ảnh hưởng tới nhiều vấn đề xã hội khác chứ không phải chỉ là một sự di chuyển đơn thuần giữa nơi đi và nơi đến. Do đó, để đời sống của người dân tái định cư có thể phát triển ổn định và hiệu quả nhằm đảm bảo dự đồng thuận xã hội và phát triển đô thị bền vững thì ngoài việc xây nhà tái định cư, cần có những biện pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến tái định cư. Tiếp đến, bài viết chỉ rõ các quan hệ kinh tế và xã hội tồn tại do vấn đề tái định cư, đặc biệt những vấn đề xã hội được xem là khó giải quyết nhất bởi trực tiếp liên quan đến lợi ích, tâm lý, sự đồng thuận của người dân. Từ đó, bài viết đã phân tích vào mối quan hệ của người dân, chính quyền và doanh nghiệp, cũng như nêu lên nhu cầu về các hoạt động sau tái định cư mong được đáp ứng hợp lý. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến vấn đề tái định cư của những người có thu nhập thấp, cho rằng đó không chỉ là việc di dời họ từ nơi này đến nơi khác và bồi thường cho họ một số tiền mà còn kéo theo nhiều vấn đề khác như công ăn việc làm, dịch vụ y tế, dịch vụ đô thị, giáo dục,…Trên những cơ sở lý thuyết và các lập luận của cá nhân, tác giả bài viết đã đề ra một số gợi ý về giải pháp cũng như các định hướng chính sách về vấn đề tái định cư. Vấn đề tái định cư không chỉ ảnh hưởng đến đời sống văn hóa vật chất của người dân, mà vấn đề việc làm sau tái định cư cũng là một vấn đề đang được xã hội quan tâm bởi còn quá nhiều bất cập. Theo quan niệm từ ngàn xưa của người Việt thì “an cư rồi mới lạc nghiệp”, có nghĩa là con người phải có nơi ăn chốn ở ổn định thì mới có thể lập nghiệp tốt được. Chính vì lẽ đó, nhà ở có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi người. Vấn đề về nhà ở ở các thành phố không phải là những vấn đề riêng lẻ mà là biểu hiện của những vướng mắc sâu xa về công bằng xã hội và phát triển quốc gia. Mặc dù chính quyền thành phố rất nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề về nhà ở, nhưng đây thật sự là một bài toán khó. Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều những người dân có thu nhập thấp đang phải sống trong những ngôi nhà hết sức tạm bợ hoặc đã xuống cấp trầm 7 trọng với hàng loạt các vấn đề như ô nhiễm, đường sá đi lại khó khăn hoặc mất an toàn xã hội. Từ đó, đời sống của họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều nên vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Đề cập đến chủ đề này, tiêu biểu nhất là tài liệu hướng dẫn nhanh số 2 trong bộ tài liệu hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách với chủ đề “Nhà ở cho người nghèo ở các thành phố châu Á” với tựa đề “Nhà ở thu nhập thấp: Các cách tiếp cận giúp người nghèo đô thị tìm nơi ở phù hợp” của UN-HABITAT và UNESCAP (2005) đã nêu ra định nghĩa về hộ gia đình khu ổ chuột, cũng như nêu lên các điều kiện để một cộng đồng ở thành thị được gọi là khu ổ chuột. Ngoài ra, tài liệu còn đề cập đến nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành của các khu nhà ổ chuột là do không tiếp cận được với đất đai phù hợp cùng với một số nguyên nhân khác như chính sách thất bại, quản trị kém, tham nhũng, những quy định không phù hợp, các hệ thống tài chính không nhanh nhạy,… Hơn thế nữa, mỗi khu nhà ổ chuột lại có những đặc điểm khác nhau, do đó các nhà hoạch định chính sách; các tổ chức phi chính phủ phải tìm hiểu đặc trưng của bất cứ khu ổ chuột nào mà họ muốn hỗ trợ để từ đó mới đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp cho khu nhà ổ chuột đó. Tham vấn ý kiến cộng đồng được xem như chìa khóa thành công của quá trình tìm hiểu đó bởi chỉ những cư dân sinh sống trong khu ổ chuột mới hiểu rõ về sự vận hành khu định cư của họ, đặc điểm của cộng đồng và bản chất của những nhu cầu và ưu tiên của họ. Đặc biệt là phải chú trọng phụ nữ trong quá trình tham vấn ý kiến cộng đồng, bởi họ đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi họ chính là những người có hiểu biết sát nhất về cộng đồng và các vấn đề nội tại của chính cộng đồng mà họ sinh sống. Họ cũng là những người có mối quan hệ xã hội lớn trong cộng đồng, họ có khả năng rất lớn nhất trong việc huy động sự hỗ trợ hoặc chống đối trước bất kỳ sự can thiệp nào đối với khu định cư của họ. Trên cơ sở đó, tài liệu đã đề ra 4 khía cạnh cần quan tâm khi có định hướng muốn hỗ trợ phát triển các khu nhà ổ chuột bao gồm: nhà ở, cơ sở hạ tầng, vị trí và quyền sử dụng đất. Ở phần phương pháp tiếp cận và hướng dẫn, tài liệu đã cung cấp một số minh chứng cho thấy sự tàn nhẫn của việc trục xuất, thu hồi đất và dẹp bỏ các khu nhà ổ chuột đã tạo nên những hệ quả như thế nào cho dân cư của các cộng đồng đó. Từ đó, tài liệu đề xuất 5 giải pháp để giải quyết vấn đề nhà ở đô thị thay cho việc trục xuất di dời mà đã được áp dụng thành công ở nhiều mức độ khác nhau: nâng cấp tại chỗ, tái định cư, nhà ở công cộng do chính phủ xây dựng, mặt bằng và dịch vụ, chiến dịch nhà ở quy mô toàn thành phố. Quyển sách đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu một cái nhìn khá rõ ràng và chi tiết 8 cách tiếp cận cũng như các giải pháp để giải quyết vấn đề nhà ở chuột tại các đô thị hiện nay. Tuy quyển sách chỉ đi phân tích một mảng nhỏ trùng lắp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhưng sau khi tham khảo nhóm nghiên cứu cũng đã có được những kiến thức tổng quát về những tác động ảnh hưởng đến đời sống của người dân đô thị, trong trường hợp này là đối tượng dễ bị tổn thương khi bị gây ảnh hưởng đến nhà ở - một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Tiếp theo đó, nghiên cứu “Nhà siêu mỏng tại Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp (Đường Nguyễn Kiệm – Lê Lợi, Phường 3, Quận Gò Vấp, thuộc dự án Đường Vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi)” năm 2011 của tác giả Lê Châu Hoàng đã cho thấy rằng nhà siêu mỏng đã tồn tại từ lâu nhưng nằm rải rác và xen lẫn trong các dãy phố liền kề. Nhưng với tác động của các dự án mở rộng các tuyến đường cũ, xây dựng các tuyến đường vành đai, cao tốc trọng điểm thì nhà siêu mỏng xuất hiện ngày càng nhiều tại mặt tiền của các trục đường lớn với mật độ cao như trên Đại lộ Đông Tây, đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi; kéo theo những tác động tiêu cực đến mỹ quan đô thị và làm giảm chất lượng cuộc sống của cư dân sinh sống ở các khu vực này. Nhà siêu mỏng tồn tại là phần còn sót lại của những chính sách quy hoạch đô thị hoặc là hệ quả của một nền kinh tế đang phát triển. Khi ngôi nhà nằm trong diện giải toả và người dân không có khả năng mua được một căn hộ mới cũng như đứng trước một khả năng sinh lợi lâu dài về kinh tế thì họ sẽ tiếp tục bám trụ lại, và đây là cơ sở hình thành nên các nhà siêu mỏng. Vì diện tích quá nhỏ dẫn đến hạn chế không gian sinh hoạt chung, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình, làm giảm chất lượng cuộc sống. Tại nơi mà điều kiện sống không đảm bảo thì con người phải tiết giảm những nhu cầu cá nhân, giảm sút mức độ thoả mãn và như vậy thì họ không thể có chất lượng sống tốt. Các tài liệu và bài viết có liên quan đến giao thông đô thị Giao thông đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Thế nhưng, tốc độ của quá trình đô thị hoá quá nhanh đã dẫn đến nhiều áp lực, thách thức đối với đô thị. Trong quá trình đô thị hoá, các thành phần và bộ phận có liên quan đến giao thông đô thị cùng với các yếu tố bên trong của chúng lại phát triển không đồng đều với nhau, chính vì vậy đã tạo nên sức ép rất lớn đối với kết cấu hạ tầng đô thị của nước ta. Do đó, vấn đề phát triển giao thông đô thị một cách bền vững được đặt ra như một nhu cầu cần thiết của sự phát triển hạ tầng giao thông đô thị. Tiêu biểu nhất là quyển sách dự thảo “Giao thông đô thị bền vững, lành mạnh, thân thiện với môi 9 trường (Environmentally Sustainable and Healthy Urban Transport - ESHUT)” của tổ chức y tế thế giới WHO – đây là tài liệu nêu lên các sáng kiến của ESHUT và được xem như trọng tâm chiến lược cho tiến trình đô thị hóa và sức khỏe. Cuốn sách đã khẳng định 6 thông điệp chủ chốt của ESHUT, cung cấp những thông tin cơ sở về các sáng kiến nhằm hướng đến mục tiêu giao thông đô thị bền vững, lành mạnh, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, cuốn sách đã đề cập có thể sẽ có nhiều tác động sâu rộng của quá trình đô thị hóa có thế ảnh hưởng đối với sức khỏe của cả cộng đồng lẫn mỗi cá nhân chúng ta khi chúng ta đang tiến dần tới một thế giới ngày càng đô thị hóa cao. Khi đô thị hóa quá nhanh sẽ dẫn đến yêu cầu phát triền cơ sở hạ tầng đô thị, xuất phát từ lượng xe cộ tham gia giao thông tăng không kiểm soát nổi để phục vụ nhu cầu vận chuyển số lượng người và hàng hóa không ngừng tăng ra vào khu vực thành phố và trong thành phố. Kết quả không có lợi cho sức khỏe của người dân đô thị và cũng không đảm bảo duy trì môi trường bền vững. Hơn thế nữa, tài liệu đã đưa ra các chỉ báo tham khảo để đánh giá một hệ thống giao thông không bền vững bao gồm: chất lượng không khí (khí thải từ phương tiện giao thông gây hại cho sức khỏe con người và môi trường tự nhiên), tiếng ồn và chấn động (tiếng ồn ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe), tai nạn (hàng năm có 1.2 triệu người bị chết do tai nạn xe cộ), biến đổi khí hậu toàn cầu (phương tiện giao thông thải ra khoảng 25% khí CO2 có nguồn gốc từ hóa thạch), chất thải (các phương tiện cũ hỏng và bộ phận xe cộ bị loại bỏ làm trầm trọng thêm vấn đề bãi rác thải), ách tắc giao thông (thời gian bị mất do tắc nghẽn giao thông ảnh hưởng đến năng suất lao động chung), an ninh năng lượng (sự phụ thuộc vào các phương tiện sử dụng xăng dầu ảnh hưởng tới an ninh quốc gia), hiệu suất kinh tế (vốn tài chính dành chi phí cho xe cộ làm giảm nguồn vốn dành cho các khoản đầu tư khác, ngăn cách (đường xá chia tách các cộng đồng và hạn chế tương tác xã hội), ảnh hưởng đến cảnh quan (xe cộ, đường xá và bãi đỗ xe xáo trộn môi trường tự nhiên của thành phố), mất không gian sống (xe cộ và bãi đỗ xe chiếm những khoảng không gian đô thị rộng lớn). Những sáng kiến của đề án ESHUT nhằm trao quyền cho các thành phố ở châu Á và khu vực Thái Bình Dương để xây dựng những hệ thống giao thông đô thị có thể giảm bớt lượng khí thải nhà kính, tăng sự bình đẳng về sức khỏe và hoạt động thể chất, qua đó giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, sức khỏe và giao thông đô thị một cách thống nhất và chiến lược, để từ đó đạt được không chỉ các lợi ích về kinh tế và môi trường, mà cả các lợi ích về sức khỏe và xã hội, tức là lợi ích kết hợp. Đồng thời, tài liệu còn nêu lên một số ví dụ cụ thể về các hành động ngắn hạn để thu lại được kết 10 quả dài hạn của các sáng kiến ESHUT và các chỉ số ESHUT có thể sử dụng để đánh giá tình hình ban đầu ở các hạng mục của các mục tiêu trọng tâm: phương tiện giao thông cấm hút thuốc, phương tiện giao thông cấm uống rượu và sử dụng ma túy, tiện nghi vệ sinh công cộng trong các hệ thống giao thông đô thị, thành phố thân thiện với người đi xe đạp, quy định các tuyến phố dành cho người đi bộ, đường phố và đường đi bộ không có chướng ngại, thiết kế lại bến xe buýt, tăng cường tính liên kết, tăng cường khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng, chất lượng không khí. Tuy nhiên, tài liệu chỉ dừng lại ở việc nêu lên những tác động của hệ thống giao thông đô thị không bền vững ở mức độ khái quát mà chưa đi sâu vào các hệ quả đối với đời sống dân cư đô thị. Tài liệu “Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại TP.HCM: công cụ, đổi mới và thách thức” của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị (PADDI) (2015) đã khẳng định khi đô thị hóa mạnh mẽ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị trở thành thách thức đáng kể đối với phần lớn các siêu đô thị đang phát triển trong đó có TP.HCM. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng các phương thức đầu tư hạ tầng giao thông tuyền thống, chủ yếu là huy động ngân sách nhà nước và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, TP.HCM đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông thông qua sự hỗ trờ tài chính từ nhiều nhà tài trợ khác nhau, cũng như có sự tham gia của các thành phần tư nhân. Mặc dù quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông được đẩy mạnh, nhưng nhu cầu của Thành phố và người dân còn rất lớn. Mạng lưới giao thông đường bộ hiện đang phải chịu nhiều áp lực. Khu vực trung tâm thường xuyên bị tắc nghẽn do luồng di chuyển thường nhật và số phương tiện giao thông cá nhân ngày càng tăng. Hơn thế nữa, việc phát triển hạ tầng giao thông đô thị đang gặp phải quá nhiều ràng buộc và thách thức khi quỹ đất ngày càng khan hiếm, quá trình thu hồi đất phức tạp, sự chậm trễ cũng như hạn chế pháp lý về sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực đầu tư công, các công cụ và chủ thể không có sự thay đổi trước sự bùng nổ nhanh chóng của mạng lưới giao thông. Trước những thách thức đang đặt ra cho TP.HCM và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đang diễn ra tại Việt Nam, bài viết đã đưa ra cái nhìn cụ thể về các phương thức đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Ngoài các công cụ “truyền thống” như đầu tư công và vốn hỗ trợ phát triển, những phương thức đầu tư mới cũng được đưa ra xem xét. Trong đó, bài viết đặc biệt chú trọng phân tích vai trò của các chủ thể đặc biệt tại địa phương và việc sử dụng nguồn lực đất đai như đòn bẩy cho việc xây 11 dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch. Ngoài ra, bài viết cũng đã phân tích những vấn đề bất cập của các phương thức đầu tư hiện nay có thể gây trở ngại cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng dự kiến. Giao thông công cộng được cho là giải pháp cốt lõi để phát triển giao thông bền vững ở các thành phố, nó không những đáp ứng nhu cầu đi lại của con người mà còn không gây tổn hại đến nền kinh tế và môi trường do việc tăng quyền sở hữu và sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân. Bài viết “Xây dựng hệ thống giao thông công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)” của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị (PADDI) (2015) đã cho thấy TP.HCM đang quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị với quy mô lớn: đến năm 2030, TP.HCM sẽ có 8 tuyến tàu điện ngầm, 1 tuyến tramway và 2 tuyến monorail với chiều dài tổng cộng 216km, hệ thống giao thông đường sắt đô thị ở TP.HCM sẽ lớn hơn cả Singapore (dài 160km năm 2013) và sẽ trở thành một trong những hệ thống MRT lớn nhất trong khu vực, cạnh tranh với hệ thống của thành phố Thượng Hải (dài 538km năm 2013) và Bắc Kinh (465km năm 2013). Thế nhưng, trên thực tế việc xây dựng hệ thống giao thông công cộng tại TP.HCM đang gặp phải nhiều khó khăn. Không chỉ khó khăn về huy động số vốn cần thiết, việc xây dựng hệ thống giao thông công cộng ở TP.HCM còn gặp phải một số khó khăn khác như nguồn vốn phân tán, giải phóng mặt bằng, bồi thường, tổ chức thể chế trong quản lý đầu tư xây dựng và khai thác sau khi đã hoàn thành. Thách thức đặt ra đối với chính quyền trong việc phát triển hệ thống giao thông công cộng là phải cho người dân thấy được rằng di chuyển bằng phương tiện công cộng là tương lai của một đô thị hiện đại nhằm thay đổi thói quen di chuyển hiện nay của người dân và làm hạn chế sự phát triển của các phương tiện giao thông cá nhân. Mặc dù, tuyến metro đầu tiên đã được xây dựng với tiến độ khả quan, thế nhưng có khả năng mạng lưới giao thông đường bộ của TP.HCM sẽ phát triển và hoàn thiện trước mạng lưới giao thông công cộng bởi có nhiều nguyên nhân: chính quyền Thành phố không phụ thuộc vào nước ngoài về kỹ thuật trong việc xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ. Ngoài ra, Thành phố cũng có khả năng huy động vốn thông qua các đối tác tư nhân theo các cơ chế đã có. Hơn thế nữa, một bộ phận người dân, nhất là những người sử dụng phương tiện ô tô cá nhân, rất mong muốn chính quyền hoàn thiện mạng lưới đường bộ. Cũng trong nhóm các tài liệu về giao thông công cộng, bài viết “Tái cấu trúc khu vực quanh ga metro: nghiên cứu mô hình TOD ở Hà Nội và khuyến nghị cho TP.HCM” của TS. KTS. Nguyễn Phương Nga đã nhận định rằng metro được xem như 12 giải pháp mấu chốt cho vấn đề giao thông nội bộ của các đại đô thị có mật độ dân cư cao và bán kính lên tới 30km. Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đã khởi công xây dựng những tuyến metro đầu tiên với mong muốn đáp ứng được nhu cầu của người dân đô thị và giảm được áp lực đi lại cho người dân khi bán kính đô thị ngày càng mở rộng. Thế nhưng, với đặc thù phát triển của 2 thành phố này thì việc áp dụng một hệ thống metro đơn lẻ sẽ khó có thể tạo được cấu trúc đô thị bền vững dựa trên giao thông công cộng. Bên cạnh những vấn đề có thể xảy ra khi triển khai hệ thống metro, vấn đề tái cấu trúc các khu vực đô thị quanh ga metro cũng phải được nghiên cứu để đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị tương ứng với sự thay đổi của loại hình giao thông đô thị mới. Sự hình thành các ga metro trong đô thị tạo ra những tác động khác nhau lên các khu vực xung quanh nhà ga, do đó cần có những giải pháp khác nhau để giải quyết những tác động này. Bài viết quan tâm tới tác động của các nhà ga metro tới các khu vực xung quanh nhà ga dưới góc độ của việc sử dụng đất và vấn đề kết nối với các hệ thống giao thông khác nhằm đưa ra các nhận định về các hoạt động để dự báo những thay đổi của khu vực trong thời gian tới. Quy hoạch của các khu vực xung quanh ga metro hay còn gọi là ga UMRT ở Hà Nội theo mô hình TOD đã được phân tích để làm cơ sở cho những đề xuất về quy hoạch tái cấu trúc để kiểm soát sự phát triển của các khu vực xung quanh các nhà ga metro tại TP.HCM. Nhìn chung, những tài liệu trong nước nghiên cứu đến vấn đề đời sống dân cư và giao thông là không ít. Thế nhưng, những tài liệu trực tiếp nghiên cứu đến đời sống của dân cư dọc các tuyến vành đai là chưa nhiều bởi đường vành đai mới xuất hiện nhiều ở các đô thị Việt Nam trong những năm gần đây do nhu cầu phát triển kỹ thuật hạ tầng giao thông đô thị. Những nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của các loại dự án nói chung, về phần các tài liệu đề cập đến tác động của đường vành đai đến đời sống dân cư tại các đô thị thì rất hạn chế. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước So với tình hình của các nghiên cứu về đường vành đai trong nước còn khá hạn chế thì đường vành đai đã được đề cập đến khá nhiều trong các công trình nghiên cứu cũng như đang được trực tiếp áp dụng ở các thành phố trên thế giới. Đa số những nghiên cứu này đều tiếp cận trực tiếp đến vấn đề đường vành đai dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong đô thị. Qua tổng hợp, có thể thấy trong bối cảnh hiện nay, việc các tuyến đường vành đai được đưa vào sử dụng có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Những nghiên cứu này khai thác nhiều khía cạnh về vai trò và 13 tác động của các tuyến đường vành đai trong đời sống đô thị, tuy nhiên có nhiều cách khai thái khác nhau tùy vào điều kiện và đặc điểm của từng quốc gia. Đề cập đến tác động tích cực đến giao thông của dự án xây dựng đường vành đai có The Effect of Ring Road Construction On Urban Land Cover Change: Greater Cairo Case Study (2007) của tác giả A. Dawish, A. Shakweer, S. Elghazali Tác giả khẳng định đường giao thông là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự đánh giá cao hay thấp sự phát triển của một đô thị, đặc biệt là các đại đô thị với dân số ngày càng bùng nổ ở các nước đang phát triển. Ai Cập đã trở thành quốc gia đông dân thứ hai ở châu Phi và Cairo, thành phố thủ đô đã nhanh chóng trở thành trung tâm đô thị lớn nhất ở châu Phi và Trung Đông. Việc xây dựng đường vành đai Cairo trở nên cấp thiết trong việc giải quyết ùn tắc giao thông ngày càng tăng và tắc nghẽn. Dự kiến đường vành đai Cairo sẽ góp phần thay đổi bộ mặt đô thị và phục vụ nhu cầu giao thông không chỉ ở Cairo mà hơn thế nữa, trên toàn bộ đất nước Ai Cập, giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông từ vùng thượng lưu cho đến hạ lưu. Ngược lại, nó còn loại bỏ sự cần thiết phải đi qua trung tâm của Cairo. Tuy nhiên, điều quan trọng là nghiên cứu những tác động của việc xây dựng đường vành đai Cairo để giúp đỡ cho việc phát triển và các kế hoạch trong tương lai. Điều này được tuyên bố rằng các kiểu nhà cao tầng kết hợp với đường vành đai mới ở các nước đang phát triển dưới dạng của các khu tái định cư. Một lý do chính đằng sau việc xây dựng các tuyến đường giao thông mới là để làm giảm tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, thách thức khác xuất hiện khi các tuyến đường mới thường thúc đẩy phát triển du lịch mới và do đó không làm giảm ùn tắc giao thông. Bài viết “Research the influence of the ring road factor on route choice” (2009) của tác giả Xiaohui Hou lại đề cập đến vấn đề những mối quan hệ không gian có liên hệ với các thực thể địa lý rất quan trọng trong hệ thống thông tin địa lý, bao gồm những quan hệ về địa thế học, khoảng cách và phương hướng. Nghiên cứu này nhằm khám phá tác động của những con đường vành đai đến những người tham gia giao thông khi lựa chọn đường đi ở Bắc Kinh, và để cung cấp một mô hình tham khảo về sự điều tra tuyến đường giao thông. Bài nghiên cứu đã cho thấy đường vành đai có ảnh hưởng đến sự lựa chọn đường đi trên một phạm vi nhất định thông qua một số thí nghiệm nhận thức được khảo sát trên những người tham gia giao thông ở Bắc Kinh. Tiếp theo đó, bài viết “Tirana Outer Ring Road - Environmental and Social Impact Assessment Study” (2009) của Bernard Engineers lại đánh giá tổng thể nhiều tác động. Bài viết đề cập đến tuyến vành đai được xây dựng để kết nối xuyên

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net