Ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ HOÀNG TRUNG NGÔN NGỮ TRONG TƯỜNG THUẬT BÓNG ĐÁ TRỰC TIẾP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ HOÀNG TRUNG NGÔN NGỮ TRONG TƯỜNG THUẬT BÓNG ĐÁ TRỰC TIẾP Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Vân Phổ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CẢM ƠN Ngôn ngữ trong lĩnh vực báo chí truyền thông đã và đang được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu bởi báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội ngày nay. Thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ báo chí, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp với mong muốn chỉ ra những đặc điểm về ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp, góp phần làm sáng tỏ hơn một khía cạnh của ngôn ngữ báo chí truyền thông. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tôi đã gặp phải những khó nhăn nhất định. Song, nhờ sự động viên và giúp đỡ tận tình của thầy cô, đồng nghiệp,bạn bè, tôi đã vượt qua những khó khăn để hoàn thành đề tài luận văn này Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Vân Phổ, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Thầy luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình làm luận văn cũng như cung cấp cho tôi những tài liệu có giá trị để phục vụ cho việc nghiên và thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp trong Tổ ngôn ngữ, Trường Đại học Cửu Long đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn đến các cán bộ thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Cửu Long đã cung cấp những tài liệu tham khảo cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu khảo sát ....................................... 5 6. Những đóng góp của luận văn ............................................................................ 5 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ ............................... 7 1.1. Một số quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí ........................................ 7 1.1.1. Quan điểm của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa .............................. 7 1.1.2. Quan điểm của Hữu Đạt ............................................................................... 8 1.1.3. Quan điểm của Nguyễn Đức Dân ............................................................ 9 1.1.4. Quan điểm của Dương Xuân Sơn ............................................................ 10 1.1.5. Quan điểm của Vũ Quang Hào ............................................................... 11 1.1.6. Quan điểm của Hồ Xuân Mai.................................................................. 11 1.1.7. Quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp ........................................................ 12 1.2. Chức năng của ngôn ngữ báo chí .............................................................. 13 1.2.1. Chức năng thông tin ................................................................................ 13 1.2.2. Chức năng tác động và hướng dẫn dư luận.............................................. 14 1.2.3. Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng .............................................. 15 1.3. Tính chất của ngôn ngữ báo chí ................................................................. 16 1.3.1. Tính thời sự ............................................................................................ 16 1.3.2. Tính chính xác ........................................................................................ 16 1.3.3. Tính cụ thể.............................................................................................. 17 1.3.4.Tính đại chúng ......................................................................................... 17 1.3.5. Tính hấp dẫn và thuyết phục ................................................................... 18 1.3.6. Tính ngắn gọn và biểu cảm ..................................................................... 19 1.4. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí ................................................................. 20 1.4.1. Đặc điểm về ngữ âm ............................................................................... 20 1.4.2. Đặc điểm về từ ngữ ................................................................................. 20 1.4.2.1. Phong cách báo chí chủ yếu sử dụng lớp từ ngữ toàn dân..................... 20 1.4.2.2. Phong cách báo chí còn sử dụng những từ ngữ viết tắt ......................... 21 1.4.2.3. Phong cách báo chí sử dụng linh hoạt các lớp từ trong tiếng Việt......... 22 1.4.3. Đặc điểm về cú pháp ............................................................................... 22 1.5. Chuẩn ngôn ngữ và chệch chuẩn ngôn ngữ trong báo chí........................... 23 1.5.1. Chuẩn ngôn ngữ trong báo chí ................................................................ 23 1.5.2. Chệch chuẩn ngôn ngữ trong báo chí ...................................................... 24 1.6. Giới thiệu về chương trình truyền hình và ngôn ngữ truyền hình ............... 24 1.6.1. Đặc điểm chương trình truyền hình ......................................................... 24 1.6.2. Ngôn ngữ truyền hình ............................................................................. 25 1.6.2.1. Tính đa dạng và phức thể của âm thanh ............................................... 26 1.6.2.2. Tính độc thoại trong giao tiếp .............................................................. 26 1.6.2.3. Tính khoảng cách ................................................................................. 26 1.6.2.4. Tính tức thời ........................................................................................ 27 1.6.2.5. Tính phổ cập ........................................................................................ 27 Tiểu kết ............................................................................................................ 27 CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG TƯỜNG THUẬT BÓNG ĐÁ TRỰC TIẾP................. 29 2.1. Đặc điểm về ngữ âm trong tường thuật bóng đá trực tiếp ..............................................29 2.1.1. Tốc độ phát âm trong tường thuật bóng đá trực tiếp ................................. 29 2.1.2. Cao độ phát âm trong tường thuật bóng đá trực tiếp ................................ 32 2.1.3. Nhịp độ phát âm trong tường thuật bóng đá trực tiếp ............................... 33 2.2. Đặc điểm về từ ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp ........................... 34 2.2.1. Từ ngữ toàn dân ...................................................................................... 34 2.2.2. Từ ngữ nghề nghiệp ................................................................................ 35 2.2.3. Từ ngữ Hán – Việt ................................................................................. 45 2.2.4. Từ ngữ gốc Ấn – Âu ............................................................................... 57 2.2.5. Từ ngữ xưng hô ..................................................................................... 62 2.2.5.1. Từ ngữ xưng hô ngôi thứ nhất .............................................................. 63 2.2.5.2. Từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai................................................................ 65 2.2.5.3. Từ ngữ xưng hô ngôi thứ ba ................................................................. 67 2.2.6. Phụ từ ..................................................................................................... 69 2.2.6.1. Nhóm phụ từ chỉ mức độ ..................................................................... 69 2.2.6.2. Nhóm phụ từ chỉ thời gian ................................................................... 71 2.2.7. Quan hệ từ .............................................................................................. 73 2.3. Đặc điểm về cú pháp ........................................................................................ 75 2.3.1. Câu đơn ................................................................................................. 75 2.3.1.1. Câu đơn hai thành phần........................................................................ 76 2.3.1.2. Câu đơn đặc biệt .................................................................................. 78 2.3.2. Câu ghép ................................................................................................. 81 2.3.2.1. Câu ghép chính phụ ............................................................................. 82 2.3.2.2. Câu ghép đẳng lập ............................................................................... 83 2.4. Các biện pháp tu từ .................................................................................... 84 2.4.1. Ẩn dụ ...................................................................................................... 84 2.4.2. Hoán dụ .................................................................................................. 88 2.4.3. Điệp từ ngữ............................................................................................. 88 2.4.4. Cường điệu ............................................................................................. 90 2.4.5. Nói giảm, nói tránh ................................................................................. 92 Tiểu kết ............................................................................................................ 93 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ LỖI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG TƯỜNG THUẬT BÓNG ĐÁ TRỰC TIẾP .......... 95 3.1. Một số lỗi về ngữ âm trong tường thuật bóng đá trực tiếp .......................... 95 3.1.1. Phát âm sai một số từ ngữ có nguồn gốc nước ngoài ............................... 95 3.1.2. Phát âm không nhất quán các từ ngữ viết tắt ........................................... 95 3.2. Một số lỗi sử dụng từ ngữ .......................................................................... 96 3.2.1. Lỗi dung từ không chính xác................................................................... 97 3.2.2. Lỗi lặp từ ngữ ......................................................................................... 99 3.2.3. Lỗi thừa từ ngữ ....................................................................................... 100 3.2.4. Sử dụng nhiều từ ngữ nước ngoài ........................................................... 103 3.2. Mỗi số lỗi về cú pháp................................................................................. 105 3.2.1. Câu thiếu chủ ngữ ................................................................................... 105 3.2.2. Câu ghép chính phụ thiếu vế ................................................................... 106 3.3. Lỗi diễn đạt................................................................................................ 108 3.3.1. Sử dụng những cách diễn đạt rườm rà ..................................................... 108 3.3.2. Cách diễn đạt không phù hợp với cách nói của người Việt ...................... 110 3.3.3. Diễn đạt mơ hồ ....................................................................................... 112 3.3.4. Diễn đạt không đúng với thực tế khách quan .......................................... 113 Tiểu kết ............................................................................................................ 114 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 117 PHỤ LỤC......................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, báo chí đã trở thành phương tiện truyền tải thông tin rộng khắp. Qua các thể loại báo chí, con người có thể nắm bắt được nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong báo chí, tùy vào đặc trưng của từng thể loại mà phóng viên, biên tập viên, bình luận viên lựa chọn và sử dụng ngôn từ khác nhau. Trong lĩnh vực thể thao, để tường thuật trực tiếp diễn biến của một trận bóng đá, một trận đấu quần vợt, một trận đấu bóng chuyền, một trận đấu bóng rổ, một cuộc đua xe, một trận đấu quyền anh,…bình luận viên cần phải có sự hiểu biết về thể thao nói chung và về từng môn thể thao cụ thể nói riêng. Đồng thời, họ cần phải có vốn ngôn ngữ phong phú để phản ánh chính xác, kịp thời các tình huống liên tục diễn ra trong các trận đấu thể thao. Bóng đá được mệnh danh là một “môn thể thao vua”. Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên khắp thế giới, nhiều người thích xem bóng đá, đặc biệt là các trận bóng đá được tường thuật trực tiếp. Trong một buổi tường thuật bóng đá trực tiếp, bình luận viên là một nhân tố quan trọng giúp người xem, người nghe nắm bắt được kịp thời các diễn biến của trận đấu. Nhờ ngôn ngữ tường thuật trực tiếp của các bình luận viên mà trận đấu càng trở nên lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Trong một trận bóng đá, diễn biến của trận đấu diễn ra rất nhanh theo từng “đường bóng” của cầu thủ. Chính điều đó đòi hỏi khả năng sử dụng ngôn ngữ của bình luận viên để mang đến cho người xem, người nghe những lời tường thuật vừa chính xác vừa lôi cuốn, hấp dẫn. Ngôn ngữ tường thuật bóng đá trực tiếp phát ra gần như song song với diễn biến của trận đấu. Nó mang tính chất tức thì, liên tục nên có những đặc điểm riêng về mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp, cách diễn đạt. Để thấy được các đặc điểm đó của ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp, người viết đã chọn đề tài Ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp để nghiên cứu và khảo sát. 1 2. Lịch sử vấn đề Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và phổ biến nhất của con người. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể trao đổi thông tin, tình cảm và tư tưởng với nhau một cách rõ ràng và chính xác. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng giao tiếp cụ thể mà con người lựa chọn ngôn từ cũng khác nhau. Ngôn ngữ tường thuật bóng đá nói riêng và ngôn ngữ tường thuật các môn thể thao nói chung đều thuộc lĩnh vực báo chí truyền thông vì nó xuất hiện hàng ngày trên các phương tiện truyền thông như báo, đài phát thanh, đài truyền hình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp” cũng phải gắn với các đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí truyền thông. Chính đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí truyền thông và đặc trưng của bóng đá sẽ chi phối việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của các bình luận viên trong quá trình tường thuật, bình luận một trận bóng đá để phục vụ cho khán thính giả. Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Đức Dân có quyển Ngôn ngữ báo chí: những vấn đề cơ bản. Tác giả Vũ Quang Hào có quyển Ngôn ngữ báo chí và quyển Ngôn ngữ báo chí – Nghiệp vụ báo chí. Tác giả Hoàng Anh có quyển Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo chí. Tác giả Dương Xuân Sơn có Giáo trình lý luận báo chí truyền thông. Tuy nhiên, tất cả những công trình trên chủ yếu bàn về những vấn đề chung về báo chí và ngôn ngữ báo chí chứ chưa đề cập đến ngôn ngữ bóng đá nói chung cũng như trong tường thuật bóng đá trực tiếp nói riêng. Trong quyển Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, tác giả Cao Xuân Hạo đã đề cập đến vai trò của người bình luận viên trong việc tường thuật các trận đấu, ông viết: “Trong thời gian diễn ra các trận đấu giải vô địch bóng đá thế giới, một nhân tố góp phần không nhỏ vào niềm vui của khán giả vô tuyến truyền hình là lời bình luận kèm theo các trận đấu. Chúng ta đều rất biết ơn các bình luận viên bóng đá về phần đóng góp này.”[23, tr 227] 2 Và cũng trong bài viết trên, Cao Xuân Hạo đã chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ của bình luận viên. Ông viết: “Trước hết phải nói rằng lời bình của bình luận viên bóng đá là những câu nói được ứng khẩu rất nhanh cho kịp những diễn biến nhiều khi rất bất ngờ trên sân bóng cho nên khó lòng tránh khỏi những lỗi vô tình, những câu nói nhịu.”[23, tr 227] Tuy nhiên, Cao Xuân Hạo không chỉ rõ đặc trưng của từng kiểu câu cụ thể cũng như các yếu tố ngôn từ mà bình luận viên sử dụng. Ông chỉ bàn về một số kiểu câu chưa đúng chuẩn. Ông viết: “Chúng tôi không nói đến những trường hợp ấy, mà chỉ nêu ra một số kiểu câu chưa được chuẩn, chưa được minh xác, được lặp lại hàng chục lần trong mỗi trận đấu, dường như đã trở thành một tập quán, một mô hình câu được nhiều bình luận viên ưa chuộng.” [23, tr 227–228] Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy ngoài bài viết của GS. Cao Xuân Hạo thì chưa có công trình nào nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ trong bóng đá nói chung cũng như trong tường thuật bóng đá trực tiếp nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết muốn tìm hiểu những đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong ngôn ngữ tường thuật bóng đá trực tiếp của các bình luận viên qua một số trận đấu cụ thể được tường thuật trực tiếp bằng tiếng Việt trên một số đài truyền hình. Trên cơ sở đó, người viết miêu tả những đặc điểm về ngôn ngữ của các bình luận viên trong tường bóng đá trực tiếp. Đồng thời, người viết cũng muốn chỉ ra một số kiểu lỗi mà bình luận viên thường mắc phải khi tường thuật trực tiếp các trận thi đấu bóng đá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà luận văn khảo sát là những lời tường thuật trực tiếp bằng tiếng Việt của bình luận viên trong những trận đấu bóng đá được phát sóng trực tiếp trên một số đài truyền hình. Ngữ liệu khảo sát của luận văn là ngôn ngữ nói của bình luận viên khi tường thuật các trận đấu bóng đá. Nhưng đó không phải là ngôn ngữ 3 mà bình luận viên nói trực tiếp từ sân vận động đang diễn ra các trận đấu bóng đá. Ở đây, chúng tôi chỉ khảo sát ngôn ngữ nói của bình luận viên khi họ ngồi tại trường quay, vừa xem ti vi vừa dùng ngôn ngữ của mình để tường thuật trực tiếp diễn biến của trận đấu đến với khán thính giả thông qua kênh truyền tài là truyền hình. Tuy nhiên, do số lượng trận đấu bóng đá được tường thuật trực tiếp trên truyền hình quá nhiều và thời gian thực hiện luận văn có hạn nên người viết chỉ lựa chọn 10 trận đấu để khảo sát. Danh sách các trận đấu được khảo sát cụ thể như sau: Trận 1: Đội tuyển Tây Ban Nha – Đội tuyển Chile (Lượt trận thứ hai, Vòng chung kết World Cup 2014, ngày 19/6/2014) Trận 2: CLB Real Madrid – CLB Atlettico Madrid (Chung kết Cúp C1 mùa giải 2013 - 2014, ngày 26/5/2014) Trận 3: Đội tuyển Việt Nam – CLB Arsenal (Giao hữu, ngày 17/7/2013) Trận 4: Đội tuyển Brazil – Đội tuyển Pháp (Giao hữu quốc tế, ngày 09/6/2013) Trận 5: U23 Việt Nam – U23 Brunei (Sea Games 26, ngày 12/11/2011) Trận 6: U23 Việt Nam – U23 Đông Timor (Sea Games 26, ngày 09/11/2011) Trận 7: U23 Việt Nam – U23 Myanmar (Sea Games 26, ngày 05/11/2011) Trận 8: CLB Chelsea– CLB Arsenal (Vòng 10 Ngoại hạng Anh, ngày 05/11/2011) Trận 9: U23 Việt Nam – U23 Malaysia (VFF Cup, ngày 23/10/2011) Trận 10: CLB Porto – CLB Braga (Chung kết Europa League mùa giải 2010 - 2011, ngày 19/5/2011) Trên cơ sở ngữ liệu thu được, người viết tiến hành phân tích mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp, phong cách để tìm ra những điểm riêng về ngôn ngữ của các bình luận viên trong việc tường thuật trực tiếp các trận thi đấu bóng đá. Thực hiện đề tài này, người viết dựa vào quan điểm ngữ pháp học cấu trúc để khảo sát và phân tích các đặc điểm về ngôn ngữ của các bình luận viên trong quá trình tường thuật trực tiếp các trận thi đấu bóng đá. 4 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu khảo sát Thực hiện đề tài này, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh. Với phương pháp miêu tả, người viết sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp khác nhau (thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp thay thế, thủ pháp phân tích ngôn cảnh, thủ pháp mở rộng văn cảnh) để phân tích, miêu tả ngôn ngữ của bình luận viên trong tường thuật bóng đá trực tiếp. Với phương pháp so sánh, người viết tiến hành so sánh để thấy được những điểm chung cũng như những đặc trưng riêng của ngôn ngữ tường thuật bóng đá trực tiếp so với một số thể loại báo chí, truyền thông khác. Để thực hiện đề tài này, người viết tiến hành thu âm các trận bóng đá được tường thuật trực tiếp bằng tiếng Việt trên một số đài truyền hình để thu thập ngữ liệu. Trên cơ cở ngữ liệu (các file âm thanh bằng tiếng Việt) thu thập được từ lời tường thuật trực tiếp của những bình luận viên trong các trận đấu, người viết tiến hành chuyển các file âm thanh đó thành văn bản viết (văn bản word). Từ văn bản này, người viết tiến hành khảo sát, phân tích các đặc điểm ngữ âm, từ vựng, cú pháp, phong cách. 6. Những đóng góp của luận văn Về mặt lí luận, luận văn này khảo sát ngôn ngữ của các bình luận viên khi tường thuật trực tiếp các trận bóng đá. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về những đặc điểm ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp trên các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách. Luận văn tập trung khảo sát ngôn ngữ tức thì của người sử dụng tiếng Việt (bình luận viên) trong một hoạt động đặc thù (tường thuật trực tiếp các tình huống trong một trận thi đấu bóng đá. Các tình huống này diễn ra gần như song song với ngôn ngữ tường thuật của bình luận viên). Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp cơ bản nhất về mặt lí luận vì đây sẽ là công trình khoa học bổ sung thêm các cứ liệu cho ngôn ngữ báo chí truyền thông nói chung, cho ngôn ngữ tường thuật trực tiếp các chương trình thể thao nói riêng. 5 Về mặt thực tiễn, trong chừng mực nhất định, những nghiên cứu của luận văn về ngôn ngữ tường thuật bóng đá trực tiếp có thể là nguồn tư liệu tham khảo giúp cho những người quan tâm và có mong muốn tìm hiểu thêm về những đặc điểm của ngôn ngữ của bình luận viên khi tường thuật trực tiếp các môn thể thao, không chỉ riêng của môn bóng đá mà có thể là các môn thể thao khác như: bóng chuyền, quần vợt, bóng rổ, cầu lông, đua xe, bóng bàn,…trên một số phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và phần phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề chung về phong cách ngôn ngữ báo chí. Đây là chương trình bày những cơ sở lí thuyết về ngôn ngữ báo chí nói chung, trong đó có gắn với ngôn ngữ tường thuật bóng đá trực tiếp nói riêng. Đây là chương cơ sở lí thuyết làm nền tảng cho các chương tiếp theo của luận văn. Chương 2: Những đặc điểm về ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp. Chương này sẽ trình bày những đặc điểm về ngôn ngữ tường thuật bóng đá trực tiếp của bình luận viên khi tường thuật các trận đấu trên các bình diện: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, phong cách. Chương 3: Một số lỗi sử dụng ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp. Ở chương này, chúng tôi chỉ ra một số lỗi mà bình luận viên đã mắc phải khi tường thuật trực tiếp các trận thi đấu bóng đá. Những lỗi này đã làm cho phần tường thuật của bình luận viên trở nên lủng củng, thiếu chính xác. 6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 1.1. Một số quan niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Vấn đề phong cách ngôn ngữ trong báo chí đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Không chỉ nhà báo mà các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt cũng quan tâm về vấn đề này. 1.1.1. Quan điểm của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa Trong quyển Phong cách học tiếng Việt, hai tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa quan niệm rằng: “ Phong cách báo chí – công luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí công luận. Nói cụ thể hơn đó là vai của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo,… Tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.” [32,tr.98-99] Hai tác giả này cũng đã chỉ ra những đặc trưng của phong cách báo chí – công luận: “ Muốn thực hiện được chức năng thông báo – tác động trong công việc thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, phong cách BCCL phải có những đặc trưng là: tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn” [32, tr 100] Hai tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cũng đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách báo chí – công luận: “ Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách BCCL tồn tại cả ở dạng nói và dạng viết. Ở dạng viết có những mẩu tin, bài viết trên báo và tờ tin, những mẩu rao vặt, quảng cáo viết trên giấy dán nơi đông người,…Ở dạng nói có những bản tin hàng ngày, những mục thông tin quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình, những lời rao của những người bán hàng,…” [32, tr 99] 7 Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cũng đã chỉ ra một số đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách báo chí – công luận. Về mặt từ ngữ, hai tác giả cho rằng: “Phong cách BCCL sử dụng loại từ ngữ thuộc nghề báo như: thông tin viên, đặc phái viên, hãng thông tấn, đưa tin, tiết lộ, lớp từ ngữ quốc tế như mácxít, sôvanh, apácthai, xiônít, ôlimpíc,…nhiều từ kiểu viết tắt thông tin và tiếp thu thông tin được nhanh gọn, như: CBCNV (cán bộ công nhân viên), CLB (Câu lạc bộ), T.W (Trung ương), UBKH Nhà nước (Ủy ban kế hoạch Nhà nước)…”[32, tr 102-103]. Về cú pháp, các tác giả cho rằng phong cách báo chí – công luận thường sử dụng những khuôn mẫu cú pháp như: câu khuyết chủ ngữ, câu có đề ngữ, câu có nhiều thành phần tách biệt, câu chứa những yếu tố diễn cảm cú pháp. 1.1.2. Quan điểm của Hữu Đạt Tác giả Hữu Đạt trong quyển Phong cách học tiếng Việt hiện đại thì quan niệm rằng: “Phong cách báo chí là một phong cách chức năng được sử dụng hằng ngày trên các báo, tạp chí ấn hành từ trung ương xuống địa phương.” “Phong cách báo chí hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả loại viết tay (báo tường) và truyền đơn được sử dụng trong trường hợp chưa có điều kiện in ấn.”[17, tr 175] Hữu Đạt cũng đã chỉ ra các kênh dùng phong cách ngôn ngữ báo chí truyền thông trong giai đoạn phát triển hiện tại. Tác giả Hữu Đạt viết: “ Trong giai đoạn phát triển hiện tại, người ta thường dùng khái niệm báo chí “truyền thông”, bao gồm báo viết, báo nói với khái niệm kênh viết, kênh nói và kênh hình. Trong đó, kênh viết là kênh được dùng trong in ấn. Kênh nói được dùng ở các đài phát thanh và truyền hình. Kênh hình được dùng trên đài truyền hình từ Trung ương xuống các địa phương.”[17, tr 175] Trong công trình của mình, Hữu Đạt đã chỉ ra các đặc điểm chung của ngôn ngữ phong cách báo chí. Theo ông, ngôn ngữ của phong cách báo chí có 8 chức năng là: chức năng thông báo, chức năng hướng dẫn dư luận và tác động, chức năng 8 tập hợp và tổ chức quần chúng, tính chiến đấu mạnh mẽ, tính thẩm mỹ và giáo dục, tính hấp dẫn và thuyết phục, tính ngắn gọn và biểu cảm. Khi bàn đến đặc điểm về cách dùng từ ngữ trong phong cách báo chí nói chung, Hữu Đạt nhấn mạnh: “Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, từ ngữ được dùng trong báo chí trước hết phải là các từ ngữ phổ thông, dễ hiểu. Đó là các từ ngữ toàn dân, có tính thông dụng cao. Trong các văn bản báo chí, chỉ những trường hợp đặc biệt người ta mới dùng các từ địa phương. Các loại tiếng lóng hay biệt ngữ cũng chỉ xuất hiện rất cá biệt, khi cần thiết.”[17,tr 175] Như vậy, trong các công trình nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt nói chung, các tác giả cũng đã đề cập đến phong cách ngôn ngữ báo chí – truyền thông. Họ xem phong cách ngôn ngữ báo chí – truyền thông như là một phong cách ngôn ngữ chức năng trong tiếng Việt. Và các nhà nghiên cứu về phong cách tiếng Việt cũng đã chỉ ra một vài đặc điểm về từ ngữ, về câu của phong cách ngôn ngữ báo chí – công luận. Tuy nhiên đó chỉ là những đặc điểm sơ lược về ngôn ngữ của phong cách báo chí – truyền thông, chứ chưa thật sự đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ của phong cách chức năng này. 1.1.3. Quan điểm của Nguyễn Đức Dân Trong quyển Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản, tác giả Nguyễn Đức Dân đã bàn đến phong cách ngôn ngữ báo chí. Ông cho rằng chính yêu cầu và đặc điểm của báo chí đã hình thành đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, từ đó hình thành phong cách ngôn ngữ báo chí. Ông viết: “ Trong ngôn ngữ có những kiểu loại văn bản khác nhau. Mỗi kiểu loại có chức năng, mục đích, nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Những nhân tố giao tiếp ấy sẽ tạo ra những đặc điểm quy định phong cách của từng kiểu loại văn bản, từ đó chúng ta có phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ văn học,…Văn bản báo chí thuộc một thể loại phong cách riêng: phong cách ngôn ngữ truyền thông đại chúng.” [16, tr 32] 9 Trong công trình của mình, tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng ngoài những đặc điểm chung thì mỗi thể loại báo chí có những đặc điểm riêng tạo nên phong cách riêng. Ông viết: “ Báo chí có nhiều thể loại khác nhau: tin, tường thuật, ghi nhanh, phóng sự, phỏng vấn, xã luận,…Mỗi báo lại có những trang chuyên mục riêng do một người hoặc một vài người trong ban biên tập chịu trách nhiệm làm nên những phong cách ngôn ngữ đặc thù của tờ báo. Ngoài những đặc điểm chung – chính xác, ngắn gọn,…- trong từng thể loại lại có những đặc điểm riêng tạo nên những phong cách riêng.”[16, tr 34] Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Dân cũng đã chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo hình với ngôn ngữ báo nói. Ông nhấn mạnh: “ Ngôn ngữ của báo viết là ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ của báo hình, báo nói là ngôn ngữ viết dùng để đọc, phải viết làm sao cho khán – thính giả kịp nghe, kịp hiểu.” [16, tr 36-37]. Từ đó ông đã phân tích sự khác nhau cơ bản về từ ngữ, về ngữ pháp giữa báo hình và báo nói. 1.1.4. Quan điểm của Dương Xuân Sơn Trong Giáo trình lý luận báo chí truyền thông, tác giả Dương Xuân Sơn không đưa ra định nghĩa cụ thể về phong cách ngôn ngữ báo chí mà chỉ đưa ra định nghĩa chung về báo chí. Ông viết: “Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn.” [45, tr 62] Theo Dương Xuân Sơn, thông tin báo chí là một thuật ngữ mang nghĩa rộng. Đó là toàn bộ các tin tức mà báo chí đem lại cho công chúng (thông qua hình thức ngôn từ và cả các hình thức được ghi lại không bằng ngôn từ). Nói cách khác “đó là toàn bộ thong điệp mà tác phẩm báo chí mang đến cho người tiếp nhận; nội dung thong điệp chính là ngữ nghĩa trong văn bản.” [42, tr 64] Trong công trình của mình, Dương Xuân Sơn đã chỉ ra 5 chức năng chính của báo chí: chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng văn hóa – giáo dục – giải trí, chức năng giám sát, quản lý và phản biện xã hội, chức năng kinh doanh – dịch vụ. 10 1.1.5. Quan điểm của Vũ Quang Hào Trong quyển Ngôn ngữ báo chí – Nghiệp vụ báo chí, tác giả Vũ Quang Hào cũng đề cập nhiều vấn đề về ngôn ngữ báo chí – truyền thông. Tác giả cũng tập trung nói về đặc trưng ngôn ngữ của văn bản phát thanh trên sóng vô tuyến truyền thanh, ông viết: “ Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ của một người nói với hàng triệu người. Tuy nhiên, nó không phải là thứ ngôn ngữ chung chung mà hướng tới từng thính giả cụ thể.” [26, tr 162] Tác giả Vũ Quang Hào còn chỉ ra tính chất cơ bản của các văn bản phát thanh, đó là tính chất tức thời, ông viết: “Ngôn ngữ phát thanh có tính chất tức thời. Đặc tính này được hiểu là thính giả tiếp nhận được ngôn ngữ phát thanh ngay trong thời điểm phát sóng.” Bên cạnh đó, tác giả còn nhấn mạnh: “Ngôn ngữ phát thanh là thứ ngôn ngữ dùng chung cho đám đông. Đám đông ấy bao gồm rất nhiều thành phần cư dân khác nhau về tuổi tác, trình độ học vấn, trình độ văn hóa, thầm mỹ,…”[26,tr 162] Chính vì vây, người phát thanh viên phải “biết lựa chọn những phương tiện từ ngữ sao cho thỏa mãn sự tiếp nhận của hàng triệu thính giả.” [26, tr 163] 1.1.6. Quan điểm của Hồ Xuân Mai Trong quyển Ngôn ngữ báo chí và biên tập báo, tác giả Hồ Xuân Mai không đưa ra định nghĩa về phong cách ngôn ngữ báo chí nhưng đã nói đến ngôn ngữ trong báo chí. Tác giả viết: “Ở Việt Nam, báo chí có một mục đích duy nhất là phục vụ xã hội, phục vụ quần chúng nên ngôn ngữ của báo chí Việt Nam là thứ ngôn ngữ của quần chúng nhân dân. Vì thế, tất cả những đặc điểm của ngôn ngữ toàn dân, từ ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng đến ngữ nghĩa…đều được báo chí sử dụng triệt để. Nói cách khác, chính đối tượng phục vụ của báo chí đã quy định đặc điểm ngôn ngữ của nó.” [38, tr 58]. Từ quan điểm trên, Hồ Xuân Mai đã đưa ra 12 đặc điểm ngôn ngữ của báo chí Việt Nam như sau: ngôn ngữ báo chí có tính toàn dân, ngôn ngữ báo chí có độ nén cao, ngôn ngữ báo chí có tính khái quát, ước lược và gợi mở, ngôn ngữ báo chí 11 phải chính xác, cụ thể, ngôn ngữ báo chí phải có sự kiện, ngôn ngữ báo chí phải khách quan, ngôn ngữ báo chí phải luôn mới, ngôn ngữ báo chí có tính khuôn mẫu, câu của báo chí, từ của báo chí thường đơn nghĩa, từ ngữ của báo thường có tính quy ước. Bên cạnh đó, Hồ Xuân Mai cũng đã đề cập đến nhiệm vụ, vai trò, chức năng của báo chí. Theo tác giả, báo chí có những chức năng sau: chức năng giám sát và định hướng xã hội, chức năng giáo dục tư tưởng tình cảm, chức năng giải trí, chức năng tích lũy kiến thức, chức năng giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, chức năng giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, chức năng đối thoại. 1.1.7. Quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp Trong quyển 777 khái niệm ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đưa ra một cách hiểu về ngôn ngữ báo chí nói chung. Nguyễn Thiện Giáp đã viết: “ Ngôn ngữ báo chí là thuật ngữ được dùng để gọi một biến thể chức năng hay một kiểu ngữ vực được khái quát trong một ngôn ngữ hiện đại.” [20, tr 283]. Trong công trình của mình, Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đề cập đến các dạng thể hiện của ngôn ngữ báo chí: “ Ngôn ngữ báo chí được thể hiện ở ba kênh: kênh viết, kênh nói và kênh hình, do các báo in, đài phát thanh và đài truyền hình thực hiện. Ở các báo in, phương thức diễn ngôn là phương thức viết. Bên cạnh văn tự, người ta còn sử dụng những dạng đồ hình như: ảnh, trang minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ. Ở báo nói (đài phát thanh), ngoài lời nói, người ta còn sử dụng tiếng động và âm nhạc. Chính tính chất đa thành tố này làm cho báo nói có được sức hấp dẫn đối với thính giả. Ở báo hình (đài truyền hình), ngoài những hình ảnh cụ thể, sinh động, còn có cả lời nói, tiếng động và âm nhạc nữa.”[20, tr 283-284]. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đề cập đến những đặc điểm về từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ báo chí. Ông cho rằng: “ Từ ngữ được dùng trong ngôn ngữ báo chí là những từ ngữ của đời sống, sinh động và cụ thể, phong phú và đa dạng. Câu văn trong diễn ngôn báo chí cần chính xác, rõ ràng, không mơ hồ về 12 nghĩa; đặc biệt, ngôn ngữ báo chí thường dùng những khuôn biểu cảm, những cách đặt tiêu đề, những biện pháp tu từ để thu hút khán giả.” [20, tr 284] Như vậy, vấn đề báo chí và ngôn ngữ báo chí đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, do góc độ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của các tác giả khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng không giống nhau. Nhìn chung, bên cạnh việc nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về báo chí, các tác giả cũng đã nêu ra những đặc điểm chung về ngôn ngữ cũng như đưa ra những yêu cầu về việc sử dụng ngôn ngữ trong các thể loại báo chí. 1.2. Chức năng của ngôn ngữ báo chí Báo chí là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một loại hình truyền thông đại chúng đa chức năng. Các chức năng của báo chí trong xã hội đã làm cho ngôn ngữ trên báo chí mang những đặc điểm phân biệt với hàng loạt các phong cách chức năng khác. Sau đây là các chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ báo chí. 1.2.1. Chức năng thông tin Thông tin là chức năng cơ bản của của các tác phẩm báo chí. Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin của con người. Con người trong cuộc sống hằng ngày thường xuyên trao đổi những tâm tư, tình cảm, kiến thức, những vấn đề về chính trị - xã hội …với nhau. Nếu không có báo chí, người ta vẫn có thể thiết lập được các mối quan hệ để thông tin với nhau. Nhưng nhờ báo chí mà con người có thể nhanh chóng tiếp cận được những vấn đề mà mình quan tâm Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người ngày càng lớn thì các phương tiện báo chí – truyền thông trở thành một công cụ đắc lực để con người tìm kiếm thông tin, chia sẻ thông tin với nhau. Như vậy, nói tới chức năng của phong cách báo chí trước hết phải đề cập đến chức năng thông tin. Đây là chức năng đầu tiên của ngôn ngữ báo chí. Để thực hiện chức năng này, ngôn ngữ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc phản ánh, cung cấp thông tin nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe những thông tin 13

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net