Tư tưởng giáo dục của phan châu trinh và ý nghĩa lịch sử của nó

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Tư tưởng giáo dục của phan châu trinh và ý nghĩa lịch sử của nó

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LÊ ANH TUẤN TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN CHÂU TRINH VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LÊ ANH TUẤN TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN CHÂU TRINH VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: NGND, PGS, TS. VŨ ĐỨC KHIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của NGND, PGS, TS. Vũ Đức Khiển. Các số liệu, tài liệu được sử dụng và trích dẫn trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tp. Hồ Chí Minh, tháng … năm 2016 Tác giả Lê Anh Tuấn 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN CHÂU TRINH ... 9 1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN CHÂU TRINH ........ 9 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội hình thành tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh................................................................................................ 9 1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh........... 35 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN CHÂU TRINH .................................................................................... 43 1.2.1. Khái quát về thân thế, sự nghiệp và một số tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu Trinh.............................................................................................. 43 1.2.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng về giáo dục của Phan Châu Trinh.............................................................................................. 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 58 Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC PHAN CHÂU TRINH ...................................... 60 2.1. TƯ TƯỞNG CỦA PHAN CHÂU TRINH VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC ................................................................................ 60 2.1.1. Quan niệm của Phan Châu Trinh về vị trí, vai trò của giáo dục ............... 60 2.1.2. Quan niệm của Phan Châu Trinh về mục đích của giáo dục ............... 70 2.2. TƯ TƯỞNG CỦA PHAN CHÂU TRINH VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ........................................................................ 76 2.2.1. Quan niệm của Phan Châu Trinh về nội dung giáo dục ....................... 76 2.2.2. Quan niệm của Phan Châu Trinh về phương pháp giáo dục ................ 88 2 2.3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC PHAN CHÂU TRINH . 92 2.3.1. Ý nghĩa của tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ............................................................................. 92 2.3.2. Ý nghĩa của tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay. ................................................................ 99 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 106 KẾT LUẬN .................................................................................................. 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 111 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử của dân tộc ta, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là một thời kỳ đặc biệt, là giai đoạn đất nước rơi vào tình trạng phụ thuộc, nền kinh tế què quặt, chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Trong quá trình cai trị đất nước ta, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân về giáo dục, duy trì, dung túng các hủ tục lạc hậu, kìm hãm sự du nhập của văn hóa tiên tiến trên thế giới; như viên Thống sứ Bắc Kỳ đã nói: “Kinh nghiệm của các dân tộc châu Âu khác đã chỉ rõ rằng việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột” [40; 254]. Trong hoàn cảnh ấy, Phan Châu Trinh (1872 – 1926), một nhà yêu nước, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với cách nhìn nhận mang tính chất tiến bộ, đã đóng góp vào kho tàng tư tưởng của dân tộc trên nhiều lĩnh vực như chính trị, giáo dục, văn hóa... Trong rất nhiều lĩnh vực mà tư tưởng Phan Châu Trinh có đóng góp, tư tưởng của ông về giáo dục hướng đến nâng cao dân trí cho nhân dân được xem là một trong những tư tưởng hết sức đặc sắc. Là một người có tư tưởng tiến bộ, Phan Châu Trinh đã thấy được cái mục nát của nền giáo dục phong kiến, đồng thời nhìn rõ bộ mặt thật của việc thực hiện chính sách ngu dân của thực dân để dễ bề cai trị nhân dân ta, biến nhân dân ta làm nô lệ cho chúng. Những tư tưởng của Phan Châu Trinh có thể được xem như tiếng chuông hồi tỉnh những con người đang mê muội, chìm đắm trong giấc mộng phù phiếm về một chế độ phong kiến đã không còn phù hợp, quên đi nỗi đau mất nước và trốn tránh nghĩa vụ trước vận nước. Trong đó, tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh đã góp phần vào công cuộc chuyển đổi tư duy của dân tộc Việt Nam chống lại chính 2 sách ngu dân để trị của thực dân, phong kiến, tạo bước chuyển tư tưởng từ tuy duy phong kiến sang tư duy mới trong những năm đầu của thế kỷ XX. Phan Châu Trinh đã có những cống hiến lớn lao trong nhiều phương diện, trong đó nội dung tư tưởng của ông về giáo dục là một trong những tư tưởng hết sức đặc sắc trong giai đoạn nhiều biến động của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; nó không chỉ cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng của một nhân sĩ yêu nước tiêu biểu mà còn cho thấy vai trò quan trọng của các chí sĩ cách mạng trong việc xác định đường lối, tìm phương pháp tiếp cận để hội nhập với khu vực và thế giới, rút ra những bài học của chủ nghĩa yêu nước trong quan điểm này đối với cách mạng dân tộc. Những cống hiến của Phan Châu Trinh đã giúp cho nền giáo dục Việt Nam cũng như xã hội dần thay đổi, những nội dung như Tân thư, tân học, âu trang… xuất hiện nhiều nơi trong cả nước. Ông chú trọng giáo dục mọi người, thực hiện thực nghiệp, thực học để phát triển đất nước. Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Chỉ có một chiến lược phát triển con người với một hệ thống giáo dục phù hợp và đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba trong đó có Việt Nam thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ với các nước lớn. Với chiến lược ấy, giáo dục vẫn giữ vai trò rất quan trọng đến đời sống, sự phát triển của xã hội, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [49; 8], do đó Đảng ta luôn khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” [24; 114]; chính giáo dục đã giúp cho các thế hệ người Việt Nam luôn luôn cố gắng vươn lên tự hoàn thiện bản thân mình, để xây dựng và bảo vệ đất nước. Muốn thực hiện được điều này, phải phát huy giá trị truyền 3 thống quý báu, những tinh hoa tư tưởng của dân tộc mà những giá trị trong tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh cho đến nay vẫn còn giá trị sâu sắc. Với tinh thần “ôn cố tri tân”, nhằm đánh giá một cách khách quan, cặn kẽ tư tưởng của Phan Châu Trinh, từ đó tìm ra được những giá trị đối với công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt nhằm tìm ra những điểm tích cực trong tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh để hướng đến xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồ ng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả; chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện mà trọng tâm là bồ i dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đa ̣o đức, lối sống và nhân cách nhằm mục đích ta ̣o chuyể n biế n ma ̣nh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luâ ̣t, mọi người Viêṭ Nam đều hiể u biế t sâu sắ c, tự hào, tôn vinh lich ̣ sử, văn hóa dân tô ̣c. Vì lẽ đó, nhìn nhận một cách khoa học và đúng đắn những nội dung cơ bản, ý nghĩa tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh trong giai đoạn lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX để rút ra bài học đối với thực tiễn đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu cấp thiết. Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói rằng, Phan Châu Trinh là một nhà giáo dục, một nhà văn hóa, một nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trên lĩnh vực giáo dục, ông cũng để lại những dấu ấn của bản thân hết sức giá trị. Nghiên cứu về tư tưởng của Phan Châu Trinh cũng như cuộc đời hoạt động cách mạng của ông nhận được sự quan tâm của nhiều học giả nghiên cứu với nhiều góc nhìn, qua nhiều công trình khác nhau. Có thể đánh giá những nghiên 4 cứu về tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh cùng các giá trị trong tư tưởng giáo dục của ông được tập trung ở những hướng nghiên cứu chính như sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Phan Châu Trinh, trong đó có tư tưởng giáo dục của ông. Đó là các công trình như: Tuyển tập Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1995) của Nguyễn Văn Dương; Phan Châu Trinh, thân thế và sự nghiệp (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1992) của Giáo sư Huỳnh Lý; Phan Châu Trinh toàn tập (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005) của Chương Thâu; Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới (Nhà xuất bản Đà Nẵng) của Lê Thị Kinh… Các công trình đã cho thấy được các trước tác của Phan Châu Trinh với cái nhìn toàn vẹn, cụ thể. Chẳng hạn như Tuyển tập Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1995) của Nguyễn Văn Dương là công trình nghiên cứu nhiều năm của nhóm nghiên cứu Phan Châu Trinh thuộc Khoa Văn – trường Đại học Sư phạm Huế về thơ ca, tác phẩm chính luận, các bài báo, thư tín và các bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh; tác phẩm Phan Châu Trinh, thân thế và sự nghiệp (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1992) của Giáo sư Huỳnh Lý nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Phan Châu Trinh từ năm 1872 đến năm 1926; tác phẩm Phan Châu Trinh: Toàn tập (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005) của Chương Thâu nghiên cứu về cuộc đời hoạt động, các trước tác của Phan Châu Trinh; hay như tác phẩm Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, (Nhà xuất bản Đà Nẵng) của Lê Thị Kinh tập hợp đầy đủ nhất các tư liệu gốc về cụ Phan Châu Trinh, công trình lồng ghép nhiều nguồn tư liệu khác nhau, đây được xem là một trong những bộ sách trung thực nhất vì chỉ giới thiệu tài liệu và không đưa ra đánh giá và nhận định nào. Theo hướng nghiên cứu này, tác phẩm Phan Châu Trinh cuộc đời và tác phẩm (Nhà xuất bản Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2012) của Nguyễn Quang Thắng đã nhận định, Tây Hồ Phan Châu Trinh là người có hoài bão lớn muốn cởi bỏ ách thống trị của người Pháp, giành lại chủ 5 quyền cho đất nước, đưa dân tộc Việt Nam lên ngang hàng với các dân tộc khác trên thế giới. Ông cổ súy tinh thần yêu nước, quảng bá công cuộc duy tân, đem tâm huyết, tác phẩm và cả cuộc đời để đóng góp vào sự nghiệp chung. Thứ hai, nghiên cứu từng mặt, từng nội dung tư tưởng của Phan Châu Trinh, trong đó có tư tưởng về giáo dục của ông. Với hướng nghiên cứu trên, có các công trình nghiên cứu như: Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005) của tập thể tác giả, do PGS, TS. Trương Văn Chung, PGS,TS. Doãn Chính đồng chủ biên; Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007) là cuốn sách của hai tác giả, gồm PGS,TS. Doãn Chính và ThS. Phạm Đào Thịnh. Hai cuốn sách trên đã làm rõ được quá trình chuyển biến tư tưởng của các nhà tư tưởng cách mạng tiêu biểu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà Phan Châu Trinh là một trong những đại biểu nổi bật của giai đoạn này. Hay công trình nghiên cứu Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2013) của PGS,TS. Doãn Chính chủ biên, đã nêu những nội dung tư tưởng chính yếu, những quan điểm tiến bộ, hạn chế của Phan Châu Trinh, trong đó có tư tưởng giáo dục của ông. Ngoài các công trình trên, nghiên cứu tư tưởng Phan Châu Trinh còn là chủ đề được quan tâm với nhiều bài viết nghiên cứu, như: Trở lại về những suy nghĩ cứu nước của Phan Châu Trinh của Huỳnh Công Bá, Phan Châu Trinh, lập trường và phương pháp cách mạng của Trần Đình Hường, Mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc của Phan Thị Minh, Ghi chú về mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc của Phạm Xanh được trình bày tại Hội thảo khoa học “Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng” do Ủy ban Nhân dân và Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam – Đà Nẵng tổ chức vào 6 tháng 09/1992. Các công trình trên đã khai thác nhiều mặt trong nội dung tư tưởng của Phan Châu Trinh trên các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, triết học… và tìm ra ý nghĩa đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Thứ ba, nghiên cứu về giá trị, ý nghĩa của tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh đối với nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đối với hướng nghiên cứu này có các tác phẩm như: Phan Châu Trinh thiết tha với giáo dục và nâng cao dân trí của Phạm Hồng Việt trên Kỷ yếu khoa học về Phan Châu Trinh tại Đà Nẵng năm 2002; Phan Châu Trinh- người đi trước thời đại của Huỳnh Công Bá trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Phan Châu Trinh tổ chức tại Đà Nẵng năm 2002; Từ “khai dân trí” của Phan Châu Trinh nghĩ đến việc đổi mới căn bản nền giáo dục Việt Nam của Trần Mai Ước trên Tạp chí Phát triển và hội nhập Số 6 (16) – Tháng 9-10/2012... Các tác phẩm nêu trên đã đánh giá những giá trị của tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh và liên hệ với việc phát triển nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài việc đánh giá tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh là một tư tưởng nổi bật qua việc kêu gọi thực dạy, thực học, thực nghiệm có giá trị tích cực không chỉ trong giai đoạn đó mà vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay, các tác phẩm đã chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh đối với việc thay đổi tư duy giáo dục cũ để vươn lên một tầm nhận thức mới. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều nội dung khác nhau, nhiều góc nhìn khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, ở phương diện triết học và lịch sử triết học, tác giả nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào trình bày riêng tư tưởng Phan Châu Trinh về giáo dục như một bộ phận độc lập nhưng thống nhất trong chính tư tưởng của ông, từ đó rút ra những ý nghĩa lịch sử của 7 tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh vẫn là vấn đề đặt ra để tiếp tục nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh, chỉ ra những giá trị và hạn chế của nó. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện được những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, trình bày, phân tích và luận giải những điều kiện lịch sử - xã hội và những tiền đề hình thành tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh. - Thứ hai, trình bày và phân tích làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh. - Thứ ba, rút ra ý nghĩa của tư tưởng giáo dục Phan Châu Trinh trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và nhất là ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trung tâm của luận văn là tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh. Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nội dung tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh được thể hiện một cách sinh động, sâu sắc và ảnh hưởng đến việc chuyển biến tư tưởng của các nhà hoạt động cách mạng ở Việt Nam trong giai đoạn này. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào làm rõ những nội dung chủ yếu trong tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh trong bối cảnh biến động 8 của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đồng thời rút ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của tư tưởng trên đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. 5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận: luận văn được tiếp cận dưới góc độ triết học trên nền tảng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục. Về phương pháp nghiên cứu: để nghiên cứu và trình bày luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, lịch sử và logic, diễn dịch và quy nạp… trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận mácxít như: quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể… 6. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương với 5 tiết và 10 tiểu tiết. 9 Chương 1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN CHÂU TRINH 1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHAN CHÂU TRINH 1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội hình thành tư tưởng giáo dục của Phan Châu Trinh 1.1.1.1. Tình hình quốc tế Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Sự triển mạnh mẽ của phương Tây về các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục… đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nhân loại, nhưng bản chất bóc lột, xâm lược là mặt trái không thể phủ nhận. Từ giữa thế kỷ XIX, các nước phương Tây đã tăng cường xâm lược thuộc địa để đáp ứng yêu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Đến đầu thế kỷ XX, việc phân chia thuộc địa của các nước tư bản đã hoàn tất, đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa các nước xâm lược và nước bị xâm lược trở thành mâu thuẫn cơ bản. Vì lẽ đó, vấn đề quan trọng hàng đầu của các dân tộc, các quốc gia bị xâm lược là tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc. Từ yêu cầu của thực tiễn xã hội, đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển thành phong trào rộng lớn, ảnh hưởng một cách rộng khắp các mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… Chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân đã làm cho các dân tộc, các quốc gia bị xâm lược đứng trước những vấn đề hết sức mới mẻ. Đặc biệt là sự tác động rất lớn đến hệ tư tưởng nói chung và tư tưởng giáo dục nói riêng. Khi xuất hiện nguy cơ bị chủ nghĩa đế quốc xâm lược, các nước phong kiến hết sức lúng túng trước những vấn đề sống còn của quốc 10 gia. Thực tiễn sinh động ấy buộc các nhà tư tưởng phải giải thích những hiện tượng lịch sử mới nảy sinh. Những quan điểm, tư tưởng bảo thủ, không còn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và tình hình thực tế của các nước phương Đông. Hệ tư tưởng phong kiến cùng với nền giáo dục của nó đã không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử mà nền giáo dục đó mang lại, giai cấp cầm quyền thì bế tắc về con đường phát triển của dân tộc. Trước tình hình đó, các dân tộc này xuất hiện một nhu cầu cấp bách, là cần có một hệ tư tưởng mới phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Cho nên vấn đề mà các nhà tư tưởng quan tâm chính là nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ được chủ quyền dân tộc không bị xâm phạm, tìm ra con đường để thoát khỏi tình cảnh ấy. Vì vậy, ở Việt Nam, đặc biệt là khi thực dân Pháp xâm lược, đã xuất hiện sự thay đổi rất lớn về tư tưởng nói chung và tư tưởng giáo dục nói riêng. Trước thực trạng quốc gia đang bị lâm nguy, giai cấp địa chủ phong kiến mất đi vai trò lịch sử, nền văn minh phương Tây tràn vào các quốc gia phương Đông, làm rung chuyển các giá trị cốt lõi của xã hội phong kiến về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Hàng loạt vấn đề mới đòi hỏi sự giải đáp của lý luận. Vì thế, có thể nói chính sách xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, là một trong những yếu tố góp phần rất lớn làm chuyển biến tư tưởng giáo dục ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nền văn minh phương Tây ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện như khoa học, kỹ thuật, tư tưởng tiến bộ… Nhưng, vấn đề quan trọng nhất tác động đến tư tưởng Việt Nam là các trào lưu tư tưởng của phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVII - XVIII, tiêu biểu là các nhà tư tưởng Vônte (Voltaire, 1694 – 1778), Môngtexkiơ (Montesquieu, 1689 – 1755), Rútxô (Rousseau, 1712 – 1778). Nhìn chung, các nhà tư tưởng đó kịch liệt lên án chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa, chế độ mà nhân dân nắm quyền thực 11 sự, đề xuất những tư tưởng tiến bộ đã tác động rất lớn tư duy chính trị của nhân loại, hình thành những tư duy mới nói chung và tư duy giáo dục nói riêng để đạt được các mục đích. Đối với Việt Nam, những tư tưởng ấy là một luồng gió mới, kích thích sự tìm tòi khám phá về một con đường mới, buộc tư duy giáo dục truyền thống phải có những chuyển biến nhất định. Những tư tưởng tiến bộ như tự do, bình đẳng, đòi quyền con người, quản lý xã hội dựa trên cơ sở pháp luật… đáp ứng được nhu cầu bức bách của xã hội nước ta; từ đó phải thay đổi tư duy giáo dục cũ kỹ, trói buộc con người vào một định chế chính trị của hệ tư tưởng Nho giáo. Trong lúc hệ tư tưởng Nho giáo đang lung lay, thì tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà tư tưởng Việt Nam, thôi thúc họ tìm hiểu và tiếp thu những quan điểm lý luận mới. Các nhà tư tưởng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, … đều rất quan tâm nghiên cứu và tiếp thu những tư tưởng mới này. Trong Thư thất điều, Phan Châu Trinh viết: “Buổi ấy các danh sỹ nước Pháp như Lư-thoa, Mạnh-đức-tư-cưu, Phúc-lộc-đặc-nhĩ (Rousseau, Montesquieu, Voltaire), … kế tiếp nhau nổi lên phát huy cái nghĩa dân quyền, chẳng đầy vài mươi năm mà cái thế lực ảnh hưởng ra khắp toàn châu Âu” [45, 613]. Với đánh giá đó đủ thấy sức ảnh hưởng của tư tưởng khai sáng Pháp đến tư tưởng của các giới nhân sỹ, trí thức Việt Nam như thế nào. Đối lập với sự phát triển của các nước phương Tây, các nước phương Đông bị ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam sau khi đạt đến đỉnh cao của mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế với các hình thức tổ chức đặc trưng, bắt đầu rơi vào giai đoạn khủng hoảng về đường lối phát triển, thoái trào. Với các chính sách “trọng nông ức thương”, “nông vi bản, thương vi mạt”, “bế quan tỏa cảng”… của nhà nước phong kiến phương Đông tạo ra một hàng rào ngăn cản sự phát triển theo xu hướng chung 12 của thế giới. Mô hình kinh tế dựa trên nền nông nghiệp lúa nước, không phát triển thương nghiệp, khoa học kỹ thuật đã tác động không nhỏ đến các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, cơ cấu xã hội. Nếu như cơ cấu xã hội của các nước phương Đông về cơ bản bao gồm các giai cấp, tầng lớp như vua chúa, quý tộc, quan lại, nông dân, trí thức, thợ thủ công, thương nhân mang đậm dấu ấn của phương thức sản xuất phong kiến thì sự xâm lược của các nước phương Tây tạo ra trong xã hội phương Đông những mầm mống của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trước sự xâm lược đó, các nước phương Đông đã có những sự thay đổi nhằm chống lại sự bành trướng xâm lược của chủ nghĩa thực dân, tiêu biểu là Nhật Bản, Trung Quốc đã có những cuộc canh tân làm chuyển biến tình hình xã hội . Sự xuất hiện công cuộc cải cách đất nước ở các nước Đông Á và Đông Nam Á nhưng tiêu biểu và khá thành công là Nhật Bản, Trung Quốc, cũng ảnh hưởng rất lớn, góp phần làm chuyển biến tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nhật Bản có chế độ phong kiến kéo dài trong lịch sử, đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái, nguy cơ không thể chống nổi sự đe dọa từ phương Tây. Để giải quyết tình trạng ấy, Thiên hoàng Minh Trị đã làm một cuộc cải cách toàn diện xã hội về: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục, xã hội. Sự phát triển của Nhật Bản được bắt đầu từ sự đổi mới căn bản đường lối chính trị của Thiên hoàng Minh Trị, và sau đó càng được củng cố với sự tiếp thu khoa học tiên tiến của nền văn minh phương Tây thông qua việc đầu tư cho phát triển giáo dục và canh tân về tư tưởng. Nhật hoàng cử một phái đoàn do Iwakura Tomoni (năm 1871) sang mười hai nước châu Âu, châu Mỹ để nghiên cứu và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, khoa học kỹ thuật tiên tiến để tuyên 13 truyền giáo dục rộng rãi trong nước. Đặc biệt, một nhà tư tưởng có công truyền bá tư tưởng phương Tây vào canh tân nước Nhật là Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) với chủ trương phải phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn tiên tiến cho Nhật Bản. Những bài học từ Nhật Bản như phải coi trọng giáo dục, phát triển công, nông, thương nghiệp; phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất; tiến hành cải cách thể chế chính trị; tiếp thu tinh hoa, văn hoá nhân loại; xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, tiến hành những cải cách về lề lối sinh hoạt… đã chứng tỏ sự đúng đắn trong việc chấn hưng, phát triển đất nước. Thành công trong công cuộc cải cách, Nhật Bản đã trở thành cứu tinh, là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần chống đế quốc của các dân tộc thuộc địa châu Á, cho nên Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ xuất hiện nhiều phong trào sang Nhật để nghiên cứu và học tập. Sự phát triển của Nhật Bản không chỉ ảnh hưởng rất lớn trên trường quốc tế mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các nước phương Đông. Sự nghiệp cải cách của Nhật Bản đã thôi thúc các nhà tư tưởng Việt Nam đi tìm lời giải đáp cho dân tộc về vấn đề độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phát triển đất nước, tiếp thu văn minh phương Tây… Đồng thời, nó cũng tác động mạnh mẽ đến tư duy giáo dục của Nho sĩ yêu nước Việt Nam, giúp họ từ quyết tâm từ bỏ lối học cũ “tầm chương trích cú” để đi theo hướng thực học, chú trọng học khoa học kỹ thuật, học để thực dụng nhằm nâng cao dân trí, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước cường thịnh và chống ngoại xâm. Trung Quốc, một quốc gia phong kiến điển hình ở phương Đông luôn tự cho mình là trung tâm của vũ trụ, cũng không nằm ngoài biến động của lịch sử. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, về chính trị, Trung Quốc từ một nước phong kiến quân chủ tập quyền chuyên chế trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến, phụ thuộc vào tư bản phương Tây. Sự có mặt của đế quốc phương Tây đã làm xuất hiện mầm mống của kinh tế tư bản, xóa bỏ dần tình trạng “bế quan tỏa cảng”, nền kinh tế bắt đầu phát triển theo phương thức tư bản chủ 14 nghĩa. Cùng với nó, sự xâm nhập của các luồng văn hóa phương Tây ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Trung Quốc, là nguồn của các trào lưu tư tưởng cải cách, duy tân đầu thế kỷ XX. Tư tưởng của phong trào Duy tân ở Trung Quốc đã đề cập nhiều vấn đề, nhưng cơ bản là: phải phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển ngành nghề, trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại, đề cao dân chủ, phế bỏ quan lại bất lực, tiến hành cải cách văn hoá, giáo dục theo kiểu phương Tây. Những nội dung duy tân của Khang Hữu Vi đề ra mặc dù không được thực thi, do sự ràng buộc của điều kiện lịch sử, nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới của dân tộc. Phong trào này còn truyền bá các học thuyết chính trị phương Tây, tư tưởng dân chủ tư sản, tự do, bình đẳng, và phổ biến khoa học tự nhiên. Từ đó, tạo nên một làn sóng chống lại tư tưởng thủ cựu, lạc hậu của chế độ phong kiến, thổi một luồng sinh khí mới về tư tưởng vào đời sống xã hội Trung Quốc. Đầu thế kỷ XX, lịch sử Trung Quốc có một sự thay đổi đột biến quan trọng, đó là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, đập tan triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc, thiết lập một chế độ chính trị mới, dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản. Cương lĩnh chính trị của Tôn Trung Sơn đưa ra dựa trên học thuyết Tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Mục tiêu đấu tranh được ông đề ra là: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa; thành lập Dân quốc; bình quân địa quyền”, và nêu lên ba nhiệm vụ: Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. Lịch sử Trung Quốc trải qua chế độ phong kiến với thời gian rất dài, cuộc cách mạng Tân Hợi đã tạo ra sự thay đổi vĩ đại của lịch sử Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ chế độ phong kiến đã không còn vị trí lịch sử của mình, phải nhường lại cho chế độ mới. Những cuộc canh tân đổi mới ở Trung Quốc đã tác động vào nước ta và thức tỉnh dân tộc ta cần phải tiến hành đổi mới. Lúc bấy giờ, các phong trào 15 Duy tân của Khang Hữu Vi, cách mạng Tân Hợi (1911) của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng rất sâu sắc đối với các nhà tư tưởng tiến bộ ở Việt Nam như Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh… Đặc biệt, cuộc cách mạng Tân Hợi bùng nổ ở Trung Quốc tháng 10 năm 1911, chỉ 6 tháng sau khi Phan Châu Trinh sang Pháp (1/4/1911). Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra phức tạp, thành quả hạn chế, song nó đã hoàn thành một sứ mạng lịch sử vĩ đại là lật đổ chế độ phong kiến đã tồn tại ở đây hàng mấy nghìn năm và là một trong những biểu hiện cụ thể, sinh động của sự thức tỉnh của châu Á về một nền dân chủ tiến bộ như nhận định, đánh giá của Lênin. Trong rất nhiều buổi diễn thuyết của ông ở Pháp trước đồng bào mình, Phan Châu Trinh thường nêu trường hợp của Trung Quốc và Nhật Bản như những ví dụ điển hình về sự thức tỉnh của châu Á và thường nói rằng hiện nay ở châu Á chỉ còn Việt Nam và Philippin là đang mê ngủ. Ông thiết tha kêu gọi mọi người hãy nhận ra điều đó, “hãy thức tỉnh và làm cho cả nước cùng thức tỉnh để tiến vào đường văn minh và tiến bộ theo gương Nhật Bản và Trung Quốc” [73; 7 - 8]. Như vậy, ở Trung Quốc hay Nhật Bản, các cuộc cải cách đem lại những kết quả khác nhau, nhưng đều thống nhất là phải thay đổi tư duy nhằm biến đổi hiện thực xã hội thối nát, bảo thủ của chế độ phong kiến. Điều này cho thấy giai cấp địa chủ phong kiến cùng tư tưởng Nho giáo đã dần dần mất vai trò lịch sử, nó không thể đảm đương được những vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết. Vấn đề này không phải chỉ riêng có ở Việt Nam mà trở thành hiện tượng lịch sử – xã hội phổ biến có ở cả Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước phương Đông khác. Có thể nói đó là vấn đề của thời đại. Từ thực trạng đó, thúc đẩy các nhà tư tưởng Việt Nam học tập kinh nghiệm, đi tìm tòi, khám phá con đường cách mạng mới, nhìn nhận lại các giá trị mà chế độ phong kiến đang cố níu giữ, trong đó đánh giá lại nền giáo dục phong kiến đối với sự phát

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net