Đảng bộ huyện đạ tẻ (tỉnh lâm đồng) lãnh đạo thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng bộ huyện đạ tẻ (tỉnh lâm đồng) lãnh đạo thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _ ĐINH THANH HUY ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẠ TẺ (TỈNH LÂM ĐỒNG) LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THANH HUY ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẠ TẺ (TỈNH LÂM ĐỒNG) LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60-22-03-15 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.VÕ THỊ HOA Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, dưới đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Võ Thị Hoa. Các số liệu và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Đinh Thanh Huy DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT BCĐ BAN CHỈ ĐẠO BĐH BAN ĐIỀU HÀNH CNH-HĐH CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ CP CHÍNH PHỦ CT CHỈ THỊ CTQG CHÍNH TRỊ QUỐC GIA CTXĐGN CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO DSKHHGD DÂN SỐ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH DTTS DÂN TỘC THIỂU SỐ HĐND HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN IPM CÂU LẠC BỘ CHUYỂN GIAO ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT KH KẾ HOẠCH LĐ-TB&XH LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI MTTQ MẶT TRẬN TỔ QUỐC NQ NGHỊ QUYẾT NXB NHÀ XUẤT BẢN QĐ- TTg QUYẾT ĐỊNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THCS TRUNG HỌC CƠ SỞ THPT TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TTUT TỈNH UỶ TƯ TRUNG ƯƠNG UB UỶ BAN NHÂN DÂN UBND UỶ BAN NHÂN DÂN UBDT UỶ BAN DÂN TỘC VAC VƯỜN AO CHUỒNG XDCB XÂY DỰNG CƠ BẢN XĐGN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO XKLĐ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Mục lục Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................ 8 6. Đóng góp khoa học (ý nghĩa lý luận và thực tiễn) ...................................... 9 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 10 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẠ TẺ VÀ CHỦ TRƢƠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA ........................................ 11 1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đạ Tẻ ........ 11 1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên .................................................................... 11 1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ................................................................ 13 1.2. Nhận thức của Đảng và Nhà nước về vấn đề xóa đói giảm nghèo ....... 20 1.2.1. Một số quan điểm về đói nghèo trên thế giới và ở Việt Nam ....... 20 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người ..................... 25 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và chính sách đối với con người ................................................................................................ 27 1.2.4. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về vấn đề xóa đói giảm nghèo .............................................................................................. 31 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẠ TẺ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ...... 37 2.1. Thực trạng đói nghèo của huyện Đạ Tẻ trước năm 2001 ..................... 37 2.2. Đảng bộ huyện Đạ Tẻ lãnh đạo thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 ........................................................................................ 44 2.2.1. Các chương trình và một số văn bản chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh Lâm Đồng ....................................................................... 44 2.2.2. Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo .............................................................................................. 46 2.3. Đảng bộ huyện Đạ Tẻ lãnh đạo thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 ....................................................................................... 59 2.3.1. Các chương trình và một số văn bản chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh Lâm Đồng ....................................................................... 59 2.3.2. Đảng bộ huyện lãnh đạo thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo ............................................................................................. 60 Chƣơng 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001- 2010 VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẠ TẺ TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................... 83 3.1. Những thành tựu và hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Đạ Tẻ ..................................................................................... 83 3.1.1. Thành tựu ..................................................................................... 83 3.1.2. Hạn chế ........................................................................................ 88 3.2. Những kinh nghiệm thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo .............. 91 3.2.1. Nâng cao nhận thức về XĐGN và coi đó là một chính sách lớn xuyên suốt, một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương 91 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho xoá đói giảm nghèo ............ 92 3.2.3. Tăng cường giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo ....................................................................................................... 98 3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý về xoá đói giảm nghèo trong huyện .................................................................................................................. 100 3.2.5. Tạo lập văn hoá làm giàu quyết tâm xoá đói, giảm nghèo trong mọi tầng lớp nhân dân và xây dựng các gương điển hình tiên tiến trong xoá đói, giảm nghèo ............................................................................................ 105 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 114 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 125 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi nó là một trong những nguyên nhân gây bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia. Sự nghèo đói không chỉ biểu hiện ở mức thu nhập thấp mà còn thể hiện trong cả đời sống vật chất và tinh thần, trình độ học vấn, sức khỏe cộng đồng, chậm thích nghi với kinh tế hàng hóa, chậm áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thiếu đất, thiếu vốn, phải sống trong nghèo túng và cực khổ.v.v… Nghèo đói trở thành một lực cản to lớn cho các quốc gia trong chiến lược phát triển của mình dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Tình trạng nghèo đói của người dân đặt ra nhiệm vụ cấp bách cần phải tập trung giải quyết của các nước. Các quốc gia trên thế giới ngày nay đang nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp nhằm xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng đạt được kết quả như mong muốn. Ở nước ta, từ năm 1992, XĐGN đã được triển khai ở một số tỉnh, thành phố và đến năm 1994 nó đã trở thành một phong trào trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn 1992-1997, phong trào XĐGN được các địa phương và các tổ chức đoàn thể phát động nhằm trợ giúp hộ nghèo về đời sống và sản xuất. Phong trào đã đạt được những kết quả đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 17,7% năm 1997, bình quân mỗi năm giảm 2%. Đến cuối năm 1997, tổng nguồn lực huy động của các cấp, các ngành cho XĐGN lên đến trên 3000 tỷ đồng. Nhiều mô hình XĐGN bước đầu đem lại kết quả và theo ước tính khoảng 20% hộ nghèo được hưởng lợi từ các Chương trình 120, 327, nước sạch nông thôn, y tế, giáo dục v.v... đã làm cuộc 2 sống của đại bộ phận cư dân bước đầu được cải thiện, đặc biệt là nhóm hộ nghèo [76, tr. 1]. Từ năm 1992 đến năm 2002, Việt Nam đã giảm được hơn một nửa tỉ lệ hộ nghèo đói (30% năm 1992 xuống còn 14,3%) năm 2002) và được công nhận là một trong những quốc gia có thành tích xóa đói giảm nghèo tốt nhất trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển gắn liền với nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, một đất nước nông nghiệp gắn với cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đầy đủ và chịu hậu quả nặng nề từ hai cuộc chiến tranh, do đó cũng không nằm ngoài sự tấn công của nghèo đói và lạc hậu. Việt Nam bị xem là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói, vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đặt thành Chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy vậy phong trào XĐGN chưa đồng bộ ở các địa phương, nguồn lực huy động còn hạn chế, các giải pháp XĐGN chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nhằm hỗ trợ trực tiếp xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo. Vì vậy ngày 23/07/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998- 2000(gọi là Chương trình 133) và xác định đây là một trong 6 Chương trình mục tiêu quốc gia của Việt Nam. Tháng 09/2001, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Chương trình XĐGN và việc làm giai đoạn 2001- 2005(gọi là Chương trình 134)[76, tr.1]. Chương trình 135 hay Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các Chương trình xóa đói giảm nghèo do Chính phủ Việt Nam triển khai từ năm 1998. Theo kế hoạch ban đầu, Chương trình kéo dài trong 7 năm và chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên đến năm 2006, Chính phủ Việt Nam quyết định kéo dài Chương trình này thêm 5 năm. Cũng trong thời điểm này, 3 ngày 27/12/2008 Chính phủ ra Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP bắt đầu triển khai Chương trình hỗ trợ 61 huyện nghèo (những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ của huyện lớn hơn 50%) nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu trong cả nước. Chủ trương XĐGN của Đảng và Nhà nước được thực hiện đồng bộ trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, ở những địa phương khác nhau với những điều kiện kinh tế- xã hội- văn hóa và phong tục tập quán khác nhau thì chủ trương XĐGN cũng được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau. Đạ Tẻ là một huyện vùng sâu, vùng xa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống và là địa phương xây dựng kinh tế mới. Cơ sở hạ tầng còn chậm phát triển, trình độ dân trí còn thấp và phát triển kinh tế còn manh mún, nhỏ lẻ, dân cư phân bố rải rác... đã gây trở ngại trong việc quy hoạch phát triển chung của huyện. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ hộ nghèo trong những năm trước và sau 1990 chiếm tỷ lệ cao, tháng 10 năm 1996, huyện có 1689 hộ đói nghèo chiếm khoảng 20.85% tổng số hộ toàn huyện[95, tr.2]. Từ Đại hội VIII của Đảng, Đảng bộ huyện đã vận dụng các chủ trương của Đảng, đặc biệt là chủ trương, chính sách về XĐGN vào thực tiễn của địa phương, đã làm thay đổi cơ bản trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là vấn đề đói nghèo đã có nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế đi phương phát triển nhanh hơn. Bên cạnh những thành công đó, CTXĐGN ở địa phương nói riêng vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa phát huy hết tiềm lực của địa phương để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người nghèo nói riêng và nhân dân trên địa bàn huyện nói chung. Để hiểu rõ hơn vấn đề đói, nghèo và CTXĐGN của địa phương, tác giả chọn đề tài Đảng bộ huyện Đạ Tẻ(tỉnh Lâm Đồng) lãnh đạo thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo từ năm 4 2001 đến năm 2010 làm luận văn để hoàn thành chương trình thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển vấn đề nghèo đói được xem như một hiện tượng phổ biến. Với những quốc gia dân tộc thuộc hai nhóm trên, nghiên cứu và giải quyết vấn đề nghèo đói là một yêu cầu mang tính khách quan tất yếu của lịch sử phát triển quốc gia dân tộc mình. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghèo đói trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn với những cấp độ, quy mô và phương pháp khác nhau nhằm phục vụ xây dựng chính sách xoá đói giảm nghèo của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước đang phát triển, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn lớn so với các thành phần kinh tế khác, khu vực nông thôn và miền núi trải đều và chiếm phần lớn lãnh thổ. Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư, ưu ái về cơ chế nhằm cân bằng sự phát triển giữa các ngành trong nền kinh tế và giữa các vùng, miền trên cả nước. Vì vậy, nghiên cứu XĐGN ở nước ta đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Vấn đề đói nghèo đã được các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm: Ngân hàng thế giới (World Bank), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Báo cáo tình hình phát triển thế giới” hàng năm của Ngân hàng thế giới (World Bank), trong đó đề cập đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu về tình trạng nghèo đói trên thế giới: “năm 1986 ước tính có khoảng hơn 1 tỷ người ở các nước đang phát triển phải sống trong cảnh cùng cực. Hiểu biết về người nghèo là rất quan trọng nếu chính phủ các nước thực tâm muốn có chiến lược phát triển đúng đắn và chính sách hữu hiện hơn để đấu tranh chống nghèo khổ”[6, tr.57] 5 Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu XĐGN ở tầm vĩ mô, trong đó đáng kể đến: “Điều tra mức sống ở Việt Nam” (1992-1993 và 1997-1998) do Tổng cục Thống kê phối hợp tiến hành với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) hỗ trợ tài chính và Ngân hàng thế giới hỗ trợ kĩ thuật. Báo cáo “Xóa nghèo ở Việt Nam” của các tổ chức quốc tế UNDP, UNFPA, UNICFE (1995) về tình hình xã hội Việt Nam. Nhóm tác giả Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến và Lê Xuân Đình với công trình: Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo, được nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội in năm 2001. Nhóm tác giả đã giới thiệu có hệ thống về nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam. Công trình này đã phân tích thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, nguyên nhân của sự đói nghèo, cuối cùng nhóm tác giả đề xuất giải pháp và dự báo xu hướng XĐGN của nước ta trong thời gian tới. Tác giả Hà Quế Lâm với hai công trình: XĐGN ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp; Một số giải pháp XĐGN cho nhân dân các vùng dân tộc thiểu số, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội in thành sách năm 2002. Trong hai công trình này tác giả đã trình bày khái quát thực trạng đói nghèo các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và tác giả đề xuất một số giải pháp XĐGN cho nhân dân các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng tác giả Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp với công trình: Thực trạng kinh tế-xã hội và những giải pháp xóa đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng, được nhà xuất bẩn Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh in thành sách năm 2003. Công trình nghiên cứu này của hai tác giả đã khái lược thực trạng kinh tế-xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng, làm rõ 6 thực trạng phân hóa giàu nghèo của cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng, đưa ra những nguyên nhân đói nghèo, chính sách giải pháp XĐGN và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo ở cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Tăng trưởng, nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam của Vũ Quốc Huy đăng trên tạp chí Lao động xã hội xuất bản năm 2004. Trong bài này tác giả đã giới thiệu nhiều khía cạnh về XĐGN trong thời gian đã qua và đưa ra những thách thức, khó khăn của XĐGN ở nước ta. Nghiên cứu về XĐGN ở Tây nguyên có công trình: Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với các dân tộc tại chỗ Tây nguyên do tác giả Bùi Minh Đạo chủ biên cùng tác giả Bùi Thị Bích Lan, công trình được in thành sách năm 2005, tại Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội. Tác giả trình bày khái quát thực trạng đói nghèo bộ phận dân tộc thiểu số ở Tây nguyên và đã đưa ra một số đề xuất về giải pháp XĐGN đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây nguyên. Vai trò và những đóng góp của dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng của Nguyễn Xuân Kiền, Trưởng ban BQL Dự án CBRIP tỉnh Lâm Đồng. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng(1930-1975) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội in năm 2008. Truyền thống đấu tranh cách mạng và xây dựng huyện Đạ Tẻ (1945-2000) của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đạ Tẻ xuất bản năm 2002 tại xí nghiệp in Bản đồ Đà Lạt. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo tỉnh Lâm Đồng và công tác tôn giáo trong tình hình mới của Phạm Báng(chủ biên) xuất bản năm 1995 tại Đà Lạt. Niên giám thống kê Lâm Đồng 1995-1997 do Cục Thống Kê Lâm Đồng thực hiện năm 1998 với nội dung là các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, nông nghiệp, dân số, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, giao thông, 7 bưu điện, giáo dục, thương mại, y tế, văn hoá, du lịch, dịch vụ của các huyện, thị xã và thành phố Đà Lạt từ năm 1995 đến năm 1997. Niên giám Thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2005, năm 2007 do Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng biên soạn và phát hành bằng đĩa CD-ROM, thống kê tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000-2007, phân theo theo từng ngành kinh tế, loại hình kinh tế và đơn vị hành chính. Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian trong việc tiếp cận tư liệu ở địa phương nên nghiên cứu về xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Lâm Đồng và huyện Đạ Tẻ còn ít ỏi. Có một số công trình điều tra mang tính xã hội học, một số bài viết dừng lại ở tính chất một bài báo chỉ đề cập đến tình hình hoạt động một cách khái quát. Ở huyện Đạ Tẻ chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu và trình bày một cách toàn diện về công tác xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Đạ Tẻ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu quá trình 10 năm vận dụng thực hiện chủ trương XĐGN của Đảng và Nhà nước ở Đảng bộ huyện Đạ Tẻ từ năm 2001 đến năm 2010. Trên cơ sở đó đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế trong CTXĐGN của Đảng bộ huyện Đạ Tẻ, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chủ trương XĐGN ở địa phương nhằm góp phần tháo gỡ những bức xúc trong thực tiễn thực hiện CTXĐGN ở cơ sở và góp phần hoàn thiện thêm lý luận về chủ trương XĐGN của Đảng và Nhà nước. Với mục đích như trên, tác giả có nhiệm vụ thu thập và hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu luận văn tác giả còn có nhiệm vụ tìm kiếm, tập hợp và khái quát hoá các chương trình, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, báo cáo, hướng dẫn, thông tư... về công tác XĐGN của tỉnh Lâm Đồng và huyện 8 Đạ Tẻ trong giai đoạn 200-2010 nhằm làm rõ 10 năm thực hiện chủ trương XĐGN của Đảng ở địa phương. Trên cơ sở đó tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn thực hiện CTXĐGN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm, chủ trương của Đảng về CTXĐGN, cụ thể luận văn đề cập đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Đạ Tẻ trong việc thực hiện CTXĐGN. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là huyện Đạ Tẻ, tỉnh Lâm Đồng, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng một số phương pháp cụ thể trong nghiên cứu lịch sử như phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, đồng thời kết hợp với một số phương pháp liên ngành khác. Trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic được sử dụng chủ yếu, các phương pháp khác tùy theo từng trường hợp cụ thể để vận dụng giải quyết luận văn. Để có tầm nhìn tổng quát và cụ thể, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đi khảo sát một số xã, thị trấn của huyện Đạ Tẻ. Thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp với một số cán bộ lãnh đạo các ban ngành có liên quan, lãnh đạo chính quyền các xã. Tập trung phỏng vấn các hộ gia đình nghèo, các chủ hộ đã thoát nghèo điển hình do chính quyền địa phương giới thiệu, quan sát trực tiếp nơi sản xuất, nơi ăn ở và sinh hoạt của các hộ nghèo trong nhóm được phỏng vấn và thu thập thêm thông tin khác có liên quan đến công tác XĐGN. Nguồn tư liệu, để thực hiện được luận văn, tác giả dựa vào các nguồn tư liệu sau đây: Các văn kiện, nghị quyết, quyết định, thông tư, thông báo, kế hoạch, chương trình dự án đầu tư, chương trình hành động… của Đảng và Nhà nước, 9 của tỉnh Lâm Đồng, của huyện Đạ Tẻ về chính sách XĐGN. Đây là nhóm tư liệu vừa giúp tác giả nhận thức quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN vừa được tác giả vận dụng trong quá trình trích dẫn số liệu ở tầm vĩ mô đối với các vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Các công trình, các tác phẩm, các luận văn, luận án, các bài báo, kỷ yếu hội thảo khoa học đã được công bố có liên quan đến công tác XĐGN. Đây là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo, tác giả một mặt kế thừa, mặt khác cũng có những nhận định đánh giá và trên cơ sở đó xác định cách tiếp cận của mình. Các số liệu qua điều tra, quan sát thực tế trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với một số cán bộ lãnh đạo Đảng bộ huyện, các ban, ngành, đoàn thể… các hộ thoát nghèo điển hình vv… Đây là những tư liệu cụ thể, tác giả dựa vào đó để xư lý, phân tích, so sánh, đánh giá và đưa ra các nhận định của mình. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học Luận văn tập hợp và hệ thống hóa được một số lượng lớn tư liệu về quá trình thực hiện chính sách XĐGN ở huyện Đạ Tẻ, làm rõ được thực trạng nghèo đói, nêu rõ đặc điểm và nguyên nhân của hiện trạng này, cũng như chỉ ra quá trình và kết quả XĐGN qua quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Đạ Tẻ từ năm 2001 đến năm 2010. Luận văn đã đã rút ra những thành tựu, kinh nghiệm bước đầu và đề xuất các giải pháp có tính khả thi có thể đóng góp thêm cơ sở khoa học cho việc thực hiện XĐGN ở Đảng bộ huyện Đạ Tẻ trong thời gian tới. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp khả thi góp phần thúc đẩy chương trình XĐGN đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài đối với huyện Đạ Tẻ. 10 Những kết quả, các kết luận trong luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án về XĐGN ở huyện Đạ Tẻ và các vùng khác có điều kiện tương đồng. Tư liệu từ luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến chính sách xã hội, nông nghiệp nông thôn, làm cơ sở dự báo cũng như định hướng cho việc vận dụng ở một địa phương cụ thể. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính được thành chia làm 3 chương, 7 tiết và 17 tiểu tiết. Chương 1 “Tổng quan về huyện Đạ Tẻ và chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc ta”, trình bày tổng quan về huyện Đạ và những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về XĐGN. Chương 2, “Đảng bộ huyện Đạ Tẻ lãnh đạo thực hiện chủ trƣơng xoá đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”, tác giả khái lược tình hình đói nghèo của huyện Đạ Tẻ trước 2001 và hệ thống hoá, khái quát hoá quan điểm, chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; và làm rõ quá trình lãnh đạo, thực hiện chủ trương XĐGN của Đảng bộ và UBND huyện trong giai đoạn 2001-2010. Chương 3, “Kết quả thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Đạ Tẻ giai đoạn 2001-2010 và kiến nghị một số giải pháp thực hiện”, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện công tác XĐGN của Đảng bộ và UBND huyện và trình bày một số giải pháp, kiến nghị về CTXĐGN của địa phương. 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẠ TẺ VÀ CHỦ TRƢƠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA 1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đạ Tẻ 1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên Vị trí địa lý Đạ Tẻ là một trong 3 huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, có diện tích khoảng 523,4 km2. Đạ Tẻ nằm ở tọa độ: 11055'00'' đến 11042'30'' vĩ độ Bắc, 1070154'06'' đến 01038'41'' độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), phía Đông Nam giáp huyện Đạ Hoai (Lâm Đồng), phía Tây giáp huyện Cát Tiên (Lâm Đồng), phía Nam giáp huyện Tân Phú (Đông Nai). Nằm ở độ cao từ 120 mét đến 600 mét so với mặt nước biển, Đạ Tẻ nằm trên phần chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc với vùng Đông Nam bộ, địa hình thấp về phía Tây và Tây Nam. Đạ Tẻ có 2 con sông chính là sông Đạ Nha dài 50 km và sông Đạ Tẻ dài 30 km chảy ra sông Đồng Nai, có 2 thác lớn là thác Triệu Hải và thác Đakala (Đạ Bin). Địa hình chia làm 2 dạng: Địa hình vùng núi cao là vùng bị chia cắt mạnh, chiếm diện tích tương đối lớn với độ cao dao động từ 200- 625 mét, phân bố ở thượng lưu các con sông Đạ Tẻ, Đạ Kho, Đạ Bộ, trong vùng thuộc địa phận xã Đạ Pal, Quảng Trị, Mỹ Đức, Quốc Oai và một phần các xã An Nhơn, Hương Lâm và Đạ Lây. Địa hình vùng núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp, có độ cao trung bình khoảng 200 mét, tập trung chủ yếu ở phía Nam và Tây Nam của huyện, loại địa hình này nằm ở lưu vực các con sông, suối Đạ Tẻ, Đạ Mí, Đạ Kho, Đạ Hàm, Đạ Nha, Đinh GiaRi... Các dòng sông chảy từ trên núi cao trở xuống đã mang theo phù sa bồi tụ dọc tả ngạn sông Đồng Nai, do các bậc thềm dật cấp trong lập địa tự nhiên xuống đến thác Tà Lài đã ngăn giữ nước trong mùa nắng, nắng đọng phù sa trong mùa mưa 12 làm cho vùng Đạ Tẻ luôn luôn có phù sa bổ sung và có ưu thế thuỷ lợi hoá trong sản xuất. Xã Hà Đông, thị trấn Đạ Tẻ và một phần ở các xã Mỹ Đức, xã Quốc Oai, xã An Nhơn, xã Hương Lâm, xã Đạ Lây và xã Đạ Kho là vùng đất tương đối bằng phẳng . Ngoài ra, ở đây còn có nhiều đồi núi trong đó đỉnh núi cao nhất là núi Đăng Lu Gu nằm ở phía Đông của huyện với độ cao 708 mét. Rừng huyện Đạ Tẻ tiếp giáp với một phần rừng xã Cát Lộc thuộc huyện Cát Tiên, có nhiều thú quý hiếm như voi, sơn dương, khỉ, tê giác... Khí hậu, thổ nhƣỡng và đất đai Huyện Đạ Tẻ có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với các đặc trưng: nhiệt độ trung bình hàng năm 24,6oC(từ tháng 02 đến tháng 04 nhiệt độ vào khoảng 26,4oC, tháng 12 khoảng 22,8oC). Huyện Đạ Tẻ có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa thường kéo dài từ tháng 05 đến tháng 11, với lượng mưa khoảng 2200 mm đến 2300 mm; mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 82%, độ ẩm cao nhất thường là tháng 8 với độ ẩm khoảng 88%, độ ẩm thấp nhất thường là tháng 02, tháng 03 với độ ẩm khoảng 75%. Huyện Đạ Tẻ có diện tích tự nhiên khoảng 52.343 ha: diện tích đất nông nghiệp khoảng 9325,03 ha (chiếm khoảng 17,8% diện tích đất toàn huyện), trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm khoảng 3211 ha (34,5% diện tích đất nông nghiệp của huyện) và diện tích đất trồng cây hàng năm khoảng 6114,03 ha (66,5% diện tích đất nông nghiệp của huyện); diện tích đất rừng khoảng 39038,17 ha (chiếm khoảng 74,6% diện tích toàn huyện), trong đó diện tích đất rừng tự nhiên là 37504,96 ha (96% diện tích đất rừng toàn huyện), diện tích đất rừng trồng là 1533,21 ha (chiếm khoảng 4% diện tích đất rừng toàn huyện); diện tích đất chưa sử dụng khoảng 2001,48 ha (chiếm khoảng 3,82% diện tích đất toàn huyện), trong đó đất có khả năng sản xuất

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net