Đảng bộ tỉnh phú yên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2016

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Đảng bộ tỉnh phú yên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ QUÝ HỒI ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ QUÝ HỒI ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.03.15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN HÙNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học và Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện một cách tốt nhất để tôi hoàn thiện chương trình học và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Hùng, Thầy đã luôn nhiệt tình hướng dẫn và góp ý về phương diện khoa học cũng như luôn động viên về tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ lưu trữ của văn phòng Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, thư viện Hải Phú Phú Yên, thư viện Khoa học Tổng hợp, thư viện trường Khoa học Xã hội và Nhân Văn… đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được tiếp cận và thu thập nguồn tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tinh thần trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Võ Quý Hồi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở sưu tầm, đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu. Tất cả các tài liệu, số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Võ Quý Hồi MỤC LỤC DẪN LUẬN ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 7 6. Những đóng góp của đề tài ................................................................................ 8 7. Bố cục luận của luận văn ................................................................................... 8 NỘI DUNG ...................................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................ 9 1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới9 1.2. Điều kiện tự nhiên và những vấn đề cơ bản về xã hội – dân cư .......... 16 1.3. Thực trạng nông thôn tỉnh Phú Yên trước khi thực hiện xây dựng nông thôn mới ....................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN TỪ 2010 – 2016 ............................................. 43 2.1. Chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Phú Yên về xây dựng nông thôn mới ................................................................................................................ 43 2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới (2010 – 2016) ......................................................................................................... 48 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 ............................................................................................................................ 76 3.1. Thành tựu ................................................................................................. 76 3.2. Hạn chế ..................................................................................................... 83 3.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 90 3.4. Một số khuyến nghị.................................................................................. 97 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 109 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 117 DANH TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BCĐ Ban Chỉ đạo MTQG Mục tiêu quốc gia VIETGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (Vietnamese Good Agricultural Practice) NXB Nhà xuất bản BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH PHÚ YÊN Nguồn: www.vinabeez.com 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn có vai trò quan trọng với hầu hết các quốc gia cho dù quốc gia đó có ở trình độ phát triển hay đang phát triển. Các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Nhật,… vẫn luôn dành sự quan tâm nhất định cho kinh tế nông nghiệp và khu vực nông thôn. Điều đó giúp cho họ nhanh chóng hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, cải biến được kinh tế nông thôn, cân đối cơ cấu dân số nông thôn – thành thị, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nông dân… Đối với Việt Nam, nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò to lớn từ trong quá trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc cũng như trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Chính vì vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho nông dân là một trong những nhiệm vụ chiến lược, quyết định đến sự đảm bảo ổn định chính trị – xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhận thức được yêu cầu cấp thiết đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân. Toàn diện nhất là Nghị quyết 26- NQ/TW Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được thông qua tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008). Lần đầu tiên, Đảng ta có một văn kiện khẳng định phát triển nông nghiệp, và xây dựng nông thôn mới có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ sau một thời gian ngắn, quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nông thôn mới nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống và trở thành một phong trào rộng khắp cả nước, được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam, mang đến những giá trị tích cực. Phú Yên nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là một tỉnh thuần nông, có hơn 80% dân số sống ở nông thôn, với trên 70% dân số là lao động nông nghiệp. Nhìn chung, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở các huyện miền núi của tỉnh thu nhập bình quân đầu người còn thấp, trình độ dân trí cũng như mức hưởng thụ đời 2 sống tinh thần còn chênh lệch khá xa so với đô thị và các huyện đồng bằng. Với mục tiêu nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, những năm qua, tỉnh Phú Yên luôn ưu tiên đầu tư, xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng đổi mới, chất lượng và hiệu quả. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm cho bộ mặt tỉnh Phú Yên có những chuyển biến đáng kể; cơ sở hạ tầng nông thôn có những thay đổi, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, trường học, hệ thống y tế, các thiết chế văn hóa – thể thao cơ sở… Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Yên vẫn còn không ít những hạn chế và khuyết điểm cần phải rút kinh nghiệm. Chính vì thế, việc nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng nông thôn mới vào địa phương trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cần thiết. Qua đó, đánh giá thực trạng, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn và tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy hơn nữa về “lượng” và “chất” của phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên nói riêng và nước ta nói chung. Đây là một công việc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2016”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Nông thôn mới là một đề tài còn tương đối mới mẻ và đã tạo được sự quan tâm nghiên cứu đối với các nhà khoa học trong nước. Cho đến nay, có thể kể đến một số công trình sau: - Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước đã được in thành sách. Cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay của Phạm Ngọc Dũng, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011. Cuốn sách chỉ ra vai trò quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững; đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta cũng như nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay; và đưa ra các giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Cuốn sách Xây dựng nông thôn mới – Những vấn đề lý luận và thực tiễn do PGS. TS Vũ Văn Phúc chủ biên, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Là tập hợp nhiều bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, địa phương, các ngành các cấp về xây dựng nông thôn mới. Cuốn sách bao gồm hai phần: phần thứ nhất là những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới; phần thứ hai là thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, đa phần những kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp đưa ra chủ yếu là của các địa phương từ Nghệ An trở ra chứ không phải là từ nhiều địa phương trên cả nước, chưa mang tính toàn diện. Cuốn Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lí mới, bước đi mới của tác giả Tô Xuân Dân, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2013 là kết quả nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như đúc kết kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra khái niệm bước đầu về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, những tác động của tình hình kinh tế thế giới đến việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Tác cũng nêu ra một số kỹ năng cần thiết đối với cán bộ quản lý xây dựng nông thôn mới cấp cơ sở. Cuốnsách Hội nghị toàn quốc Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 của Ban Chỉ đạo Trung 4 ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới xuất bản năm 2015. Trong cuốn sách gồm có báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 – 2015, phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn 2016 – 2020. Cùng với đó là báo cáo tham luận của các bộ, ngành Trưng ương, các địa phương tiêu biểu từ tỉnh, thành cho đến các huyện, xã. Đó là tập hợp các bài viết, các báo cáo có chất lượng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, những cách làm hay, những kinh nghiệm quý báu do các địa phương đúc kết được sau chặng đường 5 năm. Là cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước trong những năm tiếp theo. - Thứ hai, nhóm các luận văn, luận án nghiên cứu về đề tài xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trên cả nước đã bảo vệ trong thời gian gần đây. Luận văn Đảng bộ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới hiện nay của Nguyễn Thị Kiều Trang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2012. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu làm rõ vị trí, vai trò, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất những giải pháp để phát huy vai trò của Đảng đối với chương trình xây dựng nông thôn mới. Luận văn Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013 của Nguyễn Thị Nga, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Luận văn đã làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013. Bên cạnh đó, luận văn trình bày một số thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên ở giai đoạn này, từ đó rút ra những kinh nghiệm phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới ở Thái nguyên trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 của Đặng Xuân Quỳnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5 Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. Cơ bản, luận văn cũng làm rõ được quá trình lãnh đạo thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm 2008 đến năm 2014. Luận văn nêu lên được những kết quả về xây dựng nông thôn mới của Phú Thọ từ năm 2008 đến năm 2014. Luận văn đã nêu lên được một số kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ về việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn này. Luận văn Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2000 – 2010 của Nguyễn Thị Thúy Duyên, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2015. Tác giả đã tìm hiểu và trình bày những quan điểm, chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2001 – 2010. Tác giả cũng đã chỉ ra được những bài học kinh nghiệm từ những thiếu sót và hạn chế mà Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh còn mắc phải trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn này. Luận văn Đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới của vùng ven biển và miền núi tỉnh Phú Yên Nghiên cứu điển hình tại hai xã: xã An Hải và xã Phước Tân của Nguyễn Ngọc Nhã Uyên Trường Đại học Bách Khoa, thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đề xuất các giải pháp và hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp nhằm đáp ứng tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) trong quá trình xây dựng nông thôn mới của vùng ven biển và miền núi tỉnh Phú Yên. Từ quá trình phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức của hai địa phương này, nghiên cứu rút ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới ở vùng bãi ngang và miền núi tỉnh Phú Yên và đề xuất một số giải pháp quản lý, giải pháp công trình làm cơ sở cho công tác xây dựng nông thôn mới cho các địa phương có đặc điểm tương tự ở tỉnh Phú Yên. Nhìn chung, các công trình luận văn ở trên đều tiếp cận công tác xây dựng nông thôn mới dưới góc độ lịch sử đảng, đều tìm hiểu các quan điểm, chủ trương chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ các địa phương 6 trong phong trào xây dựng nông thôn mới, rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể. Riêng luận văn của tác giả Ngyễn Ngọc Nhã Uyên lại nghiên cứu dưới góc nhìn khoa học tự nhiên chứ không phải dưới góc nhìn khoa học xã hội. Có thể thấy, việc đi sâu nghiên cứu phong trào xây dựng nông thôn mới dưới góc độ lịch sử đảng trong phạm vi tỉnh Phú Yên là chưa có. Khoảng trống đó là cơ sở để học viên tiến hành chọn đề tài và đảm bảo tính mới, cũng như là tính ứng dụng thực tiễn của đề tài mà học viên đã chọn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của đề tài Nghiên cứu quan điểm, chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong công tác xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2016; những ưu điểm đạt được và hạn chế còn mắc phải; đánh giá, rút kinh nghiệm về quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2010 – 2016. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Dựa trên những mục đích đã đề ra, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Một là, nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hai là, nghiên cứu làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2016. Ba là, trình bày đầy đủ và đánh giá khách quan về những thành tựu và hạn chế, bước đầu đúc kết một số bài học kinh nghiệm, đề ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 7 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Phú Yên về xây dựng nông thôn mới và quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ từ năm 2010 đến năm 2016. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Những biện pháp tổ chức thực hiện của các cấp đảng, chính quyền và các ban ngành trong tỉnh về công tác xây dựng nông thôn mới; Thực tiễn quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên từ năm 2010 đến năm 2016. Về không gian: địa bàn nghiên cứu là tỉnh Phú Yên. Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2016. Để minh chứng, làm rõ hơn về những chuyển biến trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên từ năm 2010, đề tài không chỉ dừng lại ở mốc giai đoạn này, mà còn có sự so sánh, đối chiếu với mốc thời gian trước năm 2010. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu:  Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.  Văn kiện các đại hội, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh Phú Yên, các cấp bộ đảng, chính quyền và các ban ngành trong tỉnh.  Các sách đã xuất bản, các bài báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài.  Các tài liệu lưu trữ tại Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Cục Thống kê tỉnh và các sở, ban, ngành chuyên môn… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để làm rõ nội dung đề tài. 8 Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng các phương pháp liên ngành, kết hợp các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, thống kê để nhận xét, đánh giá, làm rõ thành tựu và hạn chế trong công tác xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên. 6. Những đóng góp của đề tài Thứ nhất, thu thập, hệ thống hóa lại nguồn tư liệu, chủ yếu là các văn kiện của Đảng bộ tỉnh ở các kỳ Đại hội, các Nghị quyết của HĐND, các báo cáo tổng kết của Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới, Sở NN&PTNT trong giai đoạn 2010 – 2016 về công tác xây dựng nông thôn mới ở Phú Yên. Thứ hai, luận văn cung cấp các luận cứ khoa học cho việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. Gợi mở những tiền đề nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới trong tỉnh. Thứ ba, luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo về thực hiện xây dựng nông thôn mới cho những người có nhu cầu. 7. Bố cục luận của luận văn Bố cục của luận văn ngoài phần Dẫn luận, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì bao gồm 3 chương, 8 tiết. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở vùng nông thôn. Từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, khu vực này có nhiều đóng góp to lớn về sức người, sức của cho cách mạng Việt Nam. Đồng thời, do những đòi hỏi khách quan, đây cũng là khu vực được thực hiện đổi mới khá sớm trong quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế, là cơ sở để vực dậy nền kinh tế yếu kém do cơ chế bao cấp gây ra. Chính vì thế, việc xây dựng và phát triển khu vực nông thôn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong những năm qua. Tuy nhiên, việc tìm ra cách thức và mô hình hiệu quả để phát triển nông thôn là một việc không hề dễ dàng. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh thì phong trào “Xây dựng đời sống mới” cũng lập tức được phát động. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhanh chóng phát họa những ý tưởng cơ bản về con đường đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua tác phẩm “Đời sống mới” (1947). Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới và thực hành đời sống mới được coi là tư tưởng chỉ đạo và là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới của đất nước ta về sau. Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn hiện đại, nâng cao đời sống nông dân được Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định “Phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” [12, tr.63]. Tiếp tục quan điểm của Đại hội VII, Đại hội VIII và IX đã đề ra nhiều chính sách cụ thể để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn như: thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn…Tuy nhiên, điều cần thiết nhất phải làm để cụ thể hóa chủ trương ấy chính là 10 phải tiến hành thí điểm việc xây dựng mô hình, chính sách và cách làm cụ thể để triển khai. Chính từ yêu cầu của thực tiễn ấy, nhiều ý tưởng và mô hình nông thôn mới được các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách vạch ra. Trong giai đoạn 2001 – 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và một số địa phương đã bắt đầu triển khai thực hiện Đề án số 185/KTTW-BNN về “Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa” hay còn được gọi là mô hình nông thôn mới cấp xã tại 18 điểm với 5 tiêu chí cơ bản: phát triển kinh tế hàng hóa; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng khu dân cư văn minh; tăng cường công tác y tế, văn hóa, giáo dục trong nông thôn; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng ở nông thôn. Tuy nhiên, sau 3 năm thí điểm thực hiện ở 18 xã được chọn lựa, thực tiễn đã bộc lộ những điểm hạn chế khi quá chú trọng đến đầu tư cơ bản mà chưa quan tâm đúng mức đến phát triển sản xuất và giải quyết các vấn đề văn hóa – xã hội. Mặt khác, vốn đầu tư cho nông thôn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được tối đa nguồn lực trong nhân dân. Những kinh nghiệm được rút ra từ những thử nghiệm ban đầu ấy, là cơ sở để Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách phù hợp đối với vấn đề phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, ngày 5/8/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn (số 26-NQ/TW). Với mục tiêu tổng quát là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở những vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản 11 xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân – nông dân – trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ mục tiêu mà Nghị quyết đề ra, nông thôn mới có thể được khái quát theo 5 nội dung cơ bản bao gồm: Thứ nhất, đó là làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân nông thôn ngày càng nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn; Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Cùng với đó, Nghị quyết cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể, đến năm 2015 sẽ có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 sẽ có 50% số xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Nghị quyết số 26-NQ/TW là nghị quyết đầu tiên của Đảng ta đề cập đồng thời và toàn diện cả ba lĩnh vực: nông nghiệp – nông dân – nông thôn; xem nông dân là chủ thể, xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện nông nghiệp là then chốt. Đó là nhiệm vụ chính trị cực kỳ quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Bởi giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông 12 thôn là giải quyết được vấn đề của hơn 70% dân số, góp phần cải biến mạnh mẽ bộ mặt đất nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể hóa đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký thông qua Nghị quyết của Chính phủ số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết đã xác định 5 nhiệm vụ chủ yếu: Thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2020 (gồm: Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về thích ứng với sự biến đổi khí hậu, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn); Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch; Xây dựng các đề án chuyên ngành và Nhóm dự án luật và chính sách. Trong đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình mang tính tổng hợp, sâu rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Đến ngày 7/4/2009, Ban Bí thư Trung ương có Thông báo 238-TB/TW về xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại 11 xã thuộc 11 tỉnh đại diện cho các vùng kinh tế của cả nước. Việc thí điểm nhằm mục đích xác định rõ hơn nội dung, nguyên tắc, phương pháp, cách thức xây dựng nông thôn mới, quan hệ trách nhiệm trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của các cấp, các ngành. Từ đó, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, tạo ra công thức tổng quát nhất khi tiến hành xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước. Để có căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới cho các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới cũng như đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, ngày 16/9/2009, Thủ tướng Chính phủ ký

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net