Triển khai mô hình thư viện đa năng tại trường đại học cảnh sát nhân dân

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Triển khai mô hình thư viện đa năng tại trường đại học cảnh sát nhân dân

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THƯ VIỆN ĐA NĂNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THƯ VIỆN ĐA NĂNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THÔNG TIN THƯ VIỆN MÃ SỐ: 60.32.02.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TSKH. BÙI LOAN THÙY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN  Tác giả xin chân thành cảm ơn Cô PGS.TSKH. Bùi Loan Thùy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài “Triển khai mô hình thư viện đa năng tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân”. Xin cảm ơn Quý Thầy, Cô Khoa Thư viện Thông tin học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học, kinh nghiệm quý báu giúp tác giả hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài của mình. Tác giả cũng chân thành cảm ơn Ban giám đốc và đồng nghiệp tại Trung tâm Lưu trữ và thư viện Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đã tạo điều kiện giúp đỡ cũng như cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết giúp tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh, động viên tác giả trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, bảng biểu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa công bố ở công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hương DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BCA Bộ Công an 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CSND Cảnh sát nhân dân 4 CSDL Cơ sở dữ liệu 5 CSVC Cơ sở vật chất 6 ĐH CSND Đại học Cảnh sát nhân dân 7 LT & TV Lưu trữ và Thư nhânhanhân dânviện 8 NCKH Nghiên cứu khoa học 9 TNTT Tài nguyên thông tin MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động thư viện 9 1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động lưu trữ 12 1.3 Cơ sở pháp lý về hoạt động của thư viện trường đại học 17 1.4 Một số mô hình thư viện đa năng của các trường đại học 23 trong nước và nước ngoài. 1.4.1 Không gian học tập mở trong nước Thư viện Beanland & không gian học tập mở tại Trường 23 Đại học RMIT Việt nam 1.4.2 Không gian học tập mở ở nước ngoài 25 1.4.2.1 Không gian học tập mở Chevalier tại Đại học Khoa học và 25 Công nghệ Hồng Kông 1.4.2.2 Không gian học tập mở tại thư viện trường Đại học quốc 29 gia Seoul Hàn Quốc (SNU) CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐA NĂNG 36 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN 2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của 36 trường ĐH CSND 2.1.1 Lịch sử hình thành trường đại học Cảnh sát nhân dân 36 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của trường đại học cảnh sát nhân dân 37 2.2 Sơ lược lịch sử hình thành, chức năng và nhiệm vụ củaTrung tâm Lưu trữ và Thư viện 40 2.2.1 Sơ lược lịch sử hình thành trung tâm lưu trữ và thư viện 40 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm Lưu trữ và Thư viện 41 2.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 43 2.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 44 2.2.5 Nguồn tài nguyên thông tin 44 2.2.6 Người dùng tin 45 2.3 Đề án xây dựng thư viện đa năng tại trường đại học cảnh sát nhân dân – Quá trình triển khai và thực trạng hoạt 48 động 2.3.1 Giới thiệu đề án xây dựng mô hình Thư viện đa năng tại 48 trường Đại học cảnh sát nhân dân 2.3.2 Quá trình triển khai đề án xây dựng mô hình thư viện đa 54 năng tại trường đại học cảnh sát nhân dân 2.3.2.1 Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 – triển khai mô 54 hình thư viện đa năng tại cơ sở Thủ đức 2.3.2.2 Nhận xét, đánh giá về tình hình triển khai thư viện đa năng 57 tại cơ sở Thủ đức 2.3.2.3 Giai đoạn từ năm 2013-2017 – Triển khai mô hình thư 60 viện đa năng tại cơ sở Quận 7. 2.3.2.4 Đánh giá, nhận xét về hiện trạng hoạt động của trung tâm 64 lưu trữ và thư viện hiện nay 2.4 Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng thư viện đa năng của 65 sinh viên trường đại học Cảnh sát nhân dân CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐA NĂNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 78 CẢNH SÁT NHÂN DÂN 3.1 Định hướng phát triển thư viện trong các trường đại học Công an nhân dân 78 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện đa năng 81 3.2.1 Các giải pháp chính 81 3.2.1.1 Hoàn thiện các dịch vụ của đề án thư viện đa năng 81 3.2.1.2 Triển khai các dịch vụ mới 84 3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ 89 3.2.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện 89 3.2.2.2 Cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện 92 3.2.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên thông tin 92 3.2.2.4 Tổ chức các hoạt động thu hút người sử dụng 94 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng giáo dục đại học luôn gắn chặt với chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên và được quyết định bởi các nhân tố như chương trình đào tạo, phương thức đào tạo và cơ sở vật chất trong đó có thư viện. Thư viện là một bộ phận hợp thành của trường đại học, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của một trường. Hoạt động giáo dục và đào tạo luôn gắn liền với hoạt động chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học, muốn nâng cao chất lượng đào tạo tất yếu phải xây dựng thư viện hiện đại như một lẽ tự nhiên bởi xét đến cùng, chỉ có thư viện – với nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ và dịch vụ hoàn hảo của mình – mới đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên.[33,34,47,56,58] Sứ mệnh của thư viện các trường đại học luôn song hành với sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường. Giáo dục đại học Việt nam hiện nay yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy – lấy người học làm trung tâm, nâng cao năng lực tự học và học tập suốt đời của người học. Trong xu thế đó, các thư viện ĐH cũng phải thay đổi một cách tích cực để để tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục. Ở Việt nam, trong hơn một thập niên gần đây, thư viện các trường đại học đã được đầu tư phát triển khá nhanh về cả cơ sở vật chất lẫn các loại hình dịch vụ tiện ích theo các mô hình thư viện đại học hiện đại trên thế giới.[32,36,72] Hệ thống các trường đại học thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhiều trường cũng đã có những đầu tư thích đáng cho thư viện kể cả về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cũng như gia tăng về số lượng và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập của cán bộ giảng viên và sinh viên. Nổi bật lên trong số đó là thư viện của Học viện kỹ thuật quân sự và thư viện của Học viện Cảnh sát nhân dân.[31,38,39] Từ năm 2007, được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường thư viện trường đại học Cảnh sát nhân dân được xây dựng một dự án thư viện mới với tên gọi “Thư viện đa năng trường đại học cảnh sát nhân dân”. Mục đích xây dựng thư viện là:1) để phục vụ tốt yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập của giảng viên và sinh viên nhà trường, góp phần phấn đấu thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của trường là: đào tạo nguồn nhân 1 lực cho lực lượng cảnh sát nhân dân (CSND) của các tỉnh, thành đơn vị phía nam có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu và nắm bắt trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến: đạt các tiêu chí đào tạo người cảnh sát nhân dân có trình độ chính trị, nắm vững pháp luật, giỏi về nghiệp vụ và thành thạo về ngoại ngữ tin học; 2) Xây dựng một thư viện Đa năng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm các điều kiện cần thiết để xây dựng trường CSND thành một trung tâm nghiên cứu khoa học của lực lượng CSND ở phía Nam, có hướng phát triển và khả năng hội nhập với khu vực và quốc tế.[17] Mặc dù, được triển khai từ năm 2007, với mô hình được phác thảo hoàn chỉnh trên văn bản, nhưng do những khó khăn khách quan xảy ra khi năm 2007 trường bắt đầu chuyển trụ sở hoạt động từ cơ sở Thủ Đức sang cơ sở Quận 7 vẫn duy trì hoạt động ở cả hai cơ sở, kèm theo tình trạng ngắt quãng, chậm cấp kinh phí của Bộ Công an dành cho việc đầu tư cơ sở vật chất và trụ sở mới, nguồn nhân lực cũng không được bổ sung thêm…trở thành những nguyên nhân làm hạn chế khả năng thực hiện đề án thư viện đa năng trong thực tế và cho đến nay mô hình này vẫn đang được nhà trường xem xét triển khai theo tình hình thực tế của nhà trường. Trong đề án công tác năm học mỗi năm, nhiệm vụ xây dựng một thư viện đa năng hiện đại vẫn đang là một trong những nhiệm vụ được nhà trường quan tâm trong nhiệm vụ công tác năm học hàng năm. Vì vậy, việc tìm hiểu những ưu khuyết điểm của mô hình thư viện đa năng đã được đề ra; xem xét, phân tích tính phù hợp, đầy đủ của các chức năng đã có trong đề án cũng như hiệu quả của việc áp dụng mô hình này trong thực tiễn của trường hiện nay là một nhiệm vụ cần thiết. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Triển khai mô hình thư viện đa năng tại trường đại học Cảnh sát nhân dân” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cải tiến chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ/chức năng của thư viện đại học đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy đã được nhiều thư viện đại học trên giới tiến hành từ những năm 1990 và đã đem lại những thành công nhất định. Khoảng hơn một thập niên trở lại đây, các thư viện đại học cũng bắt đầu có sự vận dụng thành tựu này vào trong hoạt động của thư viện. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau đây để có cái nhìn tổng quan về tình tình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Những nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu của Nicole Kay Peterson (2013) “The developing role of the university 2 library as a student learning commons: Implications to the interior spaces within”. Công trình nghiên cứu chỉ ra rằng Thư viện đại học phát triển thành trung tâm học tập và thực sự trở thành trung tâm của khuôn viên trường đại học. Thư viện không phải là nhà, nơi làm việc mà là nơi để sinh viên học tập và hoạt động xã hội. Theo xu hướng thiết kế và cải tạo, thư viện gần đây tập trung chủ yếu vào việc chuyển thư viện thành không gian mở. Nơi một trong những vai trò của thư viện được thiết kế thành quán café, khu vực hợp tác để tụ họp và tương tác, các không gian mở rộng lớn thay cho phòng nghiên cứu nhỏ. Nghiên cứu khảo sát không gian thư viện thu hút người sử dụng và cách họ sử dụng thư viện. Các phân tích được sử dụng để chỉ ra cách sinh viên sử dụng không gian nghiên cứu trong thư viện và làm thế nào để các không gian nội thất của thư viện được thiết kế đáp ứng hành vi và sở thích của sinh viên.[67] Đề tài “The relationship between academic library usage and perceived personal performance in Kuwait” của Awadh Alharbi do Đại học Công nghệ Queensland cấp bằng năm 2012, nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc sử dụng thư viện đại học và khả năng nhận thức của sinh viên ở Kuwait. Qua khảo sát nhận thức của ba nhóm NDT trong thư viện đại học Kuwait: nhóm sinh viên trả lời có sự cải thiện điểm số nhờ việc sử dụng thư viện; nhóm nghiên cứu và nhà quản lý cung cấp cái nhìn sâu sắc, tích cực vào chất lượng của thư viện. Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình có thể áp dụng cho bất kỳ thư viện đại học là thư viện đại học cần cung cấp không gian sinh hoạt cho sinh viên, nhóm nghiên cứu giống như các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, sử dụng quan điểm “thư viện cải thiện hiệu suất nhận thức của cá nhân” để phát triển các dịch vụ thư viện và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả người sử dụng. Những cải tiến này có thể được thực hiện trong thiết kế các khóa đào tạo về thư viện.68] Luận án Tiến sĩ của tác giả Alison Wiles do Trường Đại học Đông London cấp năm 2015 “Library usability in higher education: how user experience can form library policy”Nghiên cứu này là một cuộc điều tra kinh nghiệm người sử dụng và khả năng sử dụng thư viện các trường đại học ở Vương quốc Anh. Mục đích để kiểm tra sự khác biệt giữa kinh nghiệm sử dụng và những kỳ vọng về sử dụng thư viện đại học của người dùng tin (NDT). Bên cạnh đó dựa vào kinh nghiệm sử dụng thư viện để xây dựng chính sách cải thiện kỹ năng sử dụng thư viện. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi yêu cầu NDT tại thư viện trường đại học ở Vương quốc Anh người tham gia đưa ra ý kiến của mình về 12 tính năng sử dụng và kỳ vọng của họ trong mỗi tính năng. Từ đó có thể tính 3 toán được khoảng cách giữa làm thế nào để đánh giá tính năng sử dụng thư viện và làm thế nào để sử dụng tính năng đó.[70] Ngoài ra, cuộc khảo sát trang Web của 121 trường đại học Vương quốc Anh được tiến hành để xem những chính sách thư viện đại học, yếu tố kinh nghiệm người sử dụng có tồn tại trong những chính sách đó và như vậy chính sách bao quát là gì?. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng cách rất lớn giữa kỳ vọng và kinh nghiệm xảy ra. Một trong những khoảng cách lớn là tính đầy đủ của các thông tin mà người dùng truy xuất. Điều này có thể cải thiện bằng cách cải thiện hiệu suất của thư viện, hoặc kiểm soát kỳ vọng của người dùng. Kinh nghiệm người dùng và khả năng sử dụng là lĩnh vực quan trọng trong cách nhìn của chuyên gia thư viện và nhà nghiên cứu. Bằng cách lấy “kinh nghiệm sống” của người dùng kết hợp với kinh nghiệm sử dụng thư viện thì thư viện đại học trở thành nơi có sự cải tiến liên tục. [69,71] Trên các tạp chí chuyên ngành cũng có một số bài viết nghiên cứu về thư viện đại học như: “Working together: library value at the University of Nottingham” của nhóm tác giả Claire Creaser, Susanne Cullen, Ruth Curtis, Nicolas Darlington, Jane Maltby, Elizabeth Newall, Valerie Spezi, (2014), đăng trên tạp chí Performance Measurement and Metrics, Volume: 15 Issue: 1/2.Bài viết là sự tổng hợp kết quả của 2 dự án về giá trị của thư viện đại học đối với giảng dạy và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học. Một là dự án “The Working Together (WT)” được tài trợ bởi Nhà xuất bản SAGE, nghiên cứu giá trị của thư viện đại học đối với việc giảng dạy và nghiên cứu ở Mỹ, Anh, Scandinavi. Dự án “The Raising Academic Impact (RAI)” của đại học Nottingham, nhằm tăng cường tác động của thư viện đại học tại các khoa trong trường đại học bằng việc đánh giá nhận thức và thái độ đối với các dịch vụ thư viện hiện tại và nhu cầu tương lai của đội ngũ giảng viên. Bài viết đã chỉ ra những phát hiện quan trọng từ 2 nghiên cứu trên là có sự khác biệt về giá trị do thư viện mang lại và giá trị thực của NDT có được từ thư viện. Do vậy, chìa khóa để gia tăng giá trị của thư viện đối với giảng viên và cán bộ nghiên cứu chính là truyền thông và quảng bá. Những phát hiện này sẽ giúp các thư viện đại học phát triển các dịch vụ gắn liền với nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học. Những nghiên cứu ở trong nước Tham luận “Không gian học tập chung – Learning Commons” của thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp đã trình bày trong hội thảo chức tại trường đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào việc phát triển một không gian học tập với những trang 4 thiết bị hiện đại, không gian rộng rãi tiện nghi và đặc biệt là việc phát triển mạnh mẽ những dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn…không chỉ từ các chuyên viên thư viện mà còn từ những bộ phận hỗ trợ học tập khác. Phạm Thị Thanh Vân (2013), Luận văn Thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả hoạt động không gian học tập mở tại thư viện đại học RMIT Việt nam Nguyễn Hồng Sinh với bài viết “Yêu cầu đối với thư viện đại học trước những thay đổi của giáo dục đại học” Vũ Dương Thúy Ngà với bài viết “Bàn về một số yêu cầu đặt ra đối với thư viện đại học trong công cuộc thực hiện đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” Nhìn vào tổng thể các công trình nghiên cứu về thư viện đại học, có thể thấy, nhiều công trình đã đề cập đến vai trò của thư viện đại học trong việc hỗ trợ học tập, giảng dạy và NCKH. Đồng thời cũng nêu ra một số thách thức và đề xuất các giải pháp giúp cho thư viện đại học ngày càng phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động của các trường đại học. Các công trình này nghiên cứu về thư viện đại học bằng những nghiên cứu cụ thể như: về xây dựng tài nguyên số, về hoạt động phục vụ, xây dựng mô hình thư viện…nhằm mục đích thỏa mãn hơn nữa nhu cầu NDT. Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị giúp cho thư viện đại học ở Việt nam nói chung và Thư viện ĐHCSND nói riêng có thể học tập xây dựng và phát triển thư viện. Những nghiên cứu về thư viện đa năng tại trường ĐH CSND Lê Thị Hoài Dương (2014), Luận văn thạc sĩ, Đổi mới hoạt động thư viện tại trường ĐH CSND. Nguyễn Thị Mỹ Hương, (2014), Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở, "Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại Thư viện Trường Đại học cảnh sát nhân dân - Thực trạng và giải pháp". Võ Thị Kim Chung, (2016), đề tài khoa học cấp cơ sở, "Công tác tư liệu thư viện của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân từ năm 2010 đến năm 2016". 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu khả năng triển khai mô hình thư viện đa năng của trường đại học Cảnh sát nhân dân đề xuất giải pháp để triển khai một cách phù hợp và hiệu quả mô hình này tại trường. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Với mong muốn đạt được mục đích như đã đề ra, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu mô hình phát triển của các thư viện đại học trên thế giới theo hướng các dịch vụ đa năng; - Xác định chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường đại học cảnh sát nhân dân và tầm quan trọng, lợi ích của việc thực hiện các chức năng của mô hình thư viện đa năng đối với người dùng tin; - Nghiên cứu mô hình thư viện đa năng của trường, đưa ra được những ưu khuyết điểm của mô hình đã có; - Đề xuất những giải pháp góp phần triển khai mô hình thư viện đa năng trong thực tiễn phù hợp và hiệu quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Mô hình thư viện đa năng được phác thảo từ năm 2007 và hoạt động triển khai mô hình này từ năm 2007 đến nay. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Hoạt động triển khai mô hình thư viện đa năng tại trường ĐH CSND từ năm 2007 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng để hoàn thành luận văn: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập những tài liệu, thông tin liên quan đến chứcnăng, nhiệm vụ của thư viện trường đại học; những tài liệu liên quan đến công tác triển khai xây dựng mô hình thư viện đa năng tại trường ĐH CSND. - Phương pháp điều tra bằng cách lập bảng hỏi: để thu thập những thông tin về sự phù hợp của mô hình thư viện đa năng so với nhu cầu của người sử dụng thư viện; đánh giá của người sử dụng về lợi ích, thế mạnh và hạn chế của mô hình thư viện đa năng khi đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. - Phương pháp quan sát: Quan sát hiện trạng của thư viện trường ĐH CSND về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương thức phục vụ, nguồn nhân lực…để phục vụ cho việc đánh giá khả năng, tính hiệu quả và mức độ phù hợp khi triển khai mô hình thư viện đa năng tại trường. 6 - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, quản lý về chủ trương, chính sách, phương hướng phát triển và đầu tư cho thư viện đa năng. Phỏng vấn đội ngũ nhân viên về công tác phục vụ, chất lượng các dịch vụ, nguồn tài nguyên thông tin cũng như cơ sở vật chất của thư viện trường ĐH CSND cũng như những đóng góp của họ vào việc thực hiện đề án mô hình thư viện đa năng trong thực. - Phương pháp phân tích; tổng hợp: phân tích những số liệu, thông tin thu được từ phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra, nghiên cứu tài liệu…để rút ra tính phù hợp với người sử dụng, tính hiệu quả của mô hình cũng như việc đạt được những mục đích đã đề ra khi triển khai mô hình thư viện đa năng tại thư viện trường. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần khẳng định vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc triển khai mô hình thư viện đa năng trong trường đại học. Đề tài cũng góp phần làm rõ đặc thù về hoạt động xây dựng thư viện đa năng tại các thư viện trường đại học thuộc lực lượng công an nhân dân. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần làm sáng tỏ thực tiễn hoạt động xây dựng thư viện đa năng tại trường ĐH CSND Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc triển khai Đề án thư viện đa năng của trường và … 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động của thư viện trường đại học Chương 1 trình bày những nội dung về hoạt động thư viện ở Việt nam: cơ sở lý luận về hoạt động thư viện và hoạt động lưu trữ của thư viện, cơ sở pháp lý về hoạt động của thư viện trường đại học, không gian học tập đa năng tại các trường đại học trong nước và nước ngoài Chương 2: Hiện trạng hoạt động của thư viện đa năng tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân Chương 2 của luận văn tập trung giới thiệu về Trường ĐH CSND, thư viện Đa năng của Trường ĐH CSND, phân tích kết quả khảo sát hiện trạng hoạt động của thư viện đa năng; những thành quả và hạn chế trong quá trình triển khai mô hình thư viện đa năng. 7 Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện đa năng tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân Chương 3 đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các dịch vụ của thư viện đa năng được đưa ra dựa trên định hướng chiến lược phát triển thư viện của BCA và của Ban lãnh đạo trường ĐH CSND thông qua và những phân tích kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng thư viện của sinh viên cũng như những khó khăn và hạn chế của thư viện đa năng. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động thư viện Khái niệm về hoạt động thư viện Theo UNESCO thì thư viện được định nghĩa như sau: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứu bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn, và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu, khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. [28] Theo Pháp lệnh thư viện Việt nam: Thư việnlà nơi thu thập, lưu giữ, xử lý, bảo quản tài liệu để đáp ứng nhu cầu thông tin của người đọc. Hoạt động thư viện là công việc nghiệp vụ do thư viện tiến hành, bao gồm: thu thập, xử lý, bảo quản và tổ chức sử dụng chung tài liệu trong xã hội. (Điểm 3. Khoản 1 Điều 3 TCVN 10274:2013) Hoạt động thư viện là các hoạt động về tổ chức, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng thư viện. (Khoản 7 Điều 2 Dự thảo luật thư viện) Khái niệm “hoạt động thư viện” trong luận văn được hiểu là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng thông tin trong một cơ quan hay tổ chức nhằm đáp ứng NCT của NDT. Nội dung các hoạt động thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2014 quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện. Nội dung cụ thể như sau: - Xây dựng nguồn TNTT: Xây dựng nguồn TNTT nhằm tạo lập, tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của người sử dụng. Xây dựng nguồn TNTT bao gồm một số nội dung chính sau đây: Xác định chính sách phát triển nguồn TNTT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ; Tổ chức thu thập tài liệu bằng các hình thức khác nhau (mua tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành hoặc các tổ chức, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu sách, báo theo quy định của pháp luật, nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức có thẩm 9 quyền; Tự chuyển dạng tài liệu theo quy định của pháp luật; mua quyền truy cập CSDL, tài liệu điện tử; Liên thông tài liệu giữa các thư viện trong nước; Mượn, trao đổi tài liệu với các tổ chức, cá nhân trong nước, trao đổi tài liệu với thư viện, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tài liệu do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng); Thực hiện thanh lọc tài liệu.Việc xây dựng nguồn TNTT thư viện phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô, loại hình thư viện và nhu cầu của đối tượng người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ. - Xử lý tài liệu: Tài liệu bổ sung vào thư viện được xử lý theo quy tắc, quy trình của nghiệp vụ thư viện để phục vụ cho việc quản lý, tra cứu và sử dụng. Xử lý tài liệu bao gồm: xử lý hình thức và xử lý nội dung. Việc xử lý tài liệu phải tuân thủ theo các quy tắc, quy chuẩn của nghiệp vụ thư viện; tận dụng kết quả xử lý nội dung tài liệu của các thư viện lớn, đầu ngành để đảm bảo tính chính xác, thống nhất và tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí của thư viện. - Tổ chức bộ máy tra cứu: Bộ máy tra cứu của thư viện giúp người sử dụng tra cứu, tìm thông tin, tài liệu có ở trong hoặc ngoài thư viện. Bộ máy tra cứu bao gồm một số hình thức chủ yếu như: Hệ thống tra cứu mục lục truyền thống; hệ thống tra cứu điện tử và kho tài liệu tra cứu. Bộ máy tra cứu phải được tổ chức khoa học, chính xác, thống nhất, phản ánh đầy đủ các tài liệu có trong thư viện, cập nhật kịp thời các tài liệu mới bổ sung vào thư viện; tiếp cận được với nguồn thông tin, tài liệu bên ngoài thư viện đồng thời dễ tra cứu đối với người sử dụng. - Tổ chức tài liệu: Tổ chức tài liệu để xác định vị trí của tài liệu trong thư viện giúp cho công tác quản lý, bảo quản và phục vụ người sử dụng được nhanh chóng, dễ dàng. Các hình thức tổ chức tài liệu trong thư viện gồm: Tài liệu giấy, tài liệu số và tài liệu đa phương tiện. Việc tổ chức tài liệu trong thư viện phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với quy mô, loại hình, nội dung vốn tài liệu, mục đích và đối tượng sử dụng; bảo đảm thuận lợi cho việc phục vụ người sử dụng và bảo quản, giữ gìn an toàn cho tài liệu. - Bảo quản tài liệu: Thực hiện việc bảo quản tài liệu để có thể sử dụng được lâu dài, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Các hình thức bảo quản tài liệu giấy trong thư viện bao gồm: Tổ chức, sắp xếp tài liệu khoa học, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường; gia cố, đóng bìa; làm vệ sinh, khử nấm mốc; phục chế kịp thời các tài liệu hư hỏng trong quá trình sử dụng; chuyển dạng tài liệu quý hiếm. Việc bảo quản tài liệu phải được thực hiện với mọi tài liệu khi đưa ra phục vụ cũng như lưu trữ trong thư viện và phải tuân 10 thủ quy trình, nguyên tắc, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại hình tài liệu; việc chuyển dạng tài liệu theo phương thức số hóa phải đảm bảo tính tương thích về mặt công nghệ trong tương lai cho định dạng dữ liệu được dùng để số hóa. - Kiểm kê, thanh lọc tài liệu: Kiểm kê tài liệu nhằm đánh giá hiện trạng VTL của thư viện trong một giai đoạn, từ đó đề ra các biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng VTL thư viện; kiểm kê tài liệu được thực hiện đối với tất cả các kho tài liệu được tổ chức trong thư viện; kiểm kê tài liệu phải được thực hiện thường xuyên định kỳ, gắn với công tác thanh lọc tài liệu trong thư viện; việc kiểm kê đột xuất được thực hiện trong các trường hợp thay đổi viên chức phụ trách kho tài liệu hoặc khi có thiên tai, hỏa hoạn, hoặc khi có yêu cầu của đơn vị trực tiếp quản lý thư viện. Thanh lọc tài liệu nhằm nâng cao chất lượng VTL, tiết kiệm chi phí cho công tác tổ chức kho và bảo quản tài liệu, góp phần giảm bớt thời gian tìm tài liệu phục vụ NDT, tiết kiệm ngân sách nhà nước... Việc thanh lọc tài liệu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2012/BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Tổ chức dịch vụ thư viện: Đây là một trong những hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quan trọng nhất của thư viện, nhằm cung cấp thông tin, tri thức đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của người sử dụng. Dịch vụ thư viện được tổ chức theo phương thức dịch vụ thư viện truyền thống hoặc dịch vụ thư điện tử, bao gồm: Dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu; dịch vụhỗ trợ việc học tập ngoài nhà trường; dịch vụ văn hóa và giải trí; dịch vụ truy cập máy tính công cộng; dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện và một số dịch vụ hỗ trợ. Việc tổ chức dịch vụ thư viện phải phù hợp, đáp ứng nhu cầu của đối tượng sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ; bảo đảm việc tiếp cận bình đẳng, thuận lợi và dễ dàng cho người sử dụng. - Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện: Biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện nhằm phổ biến, quảng bá, giới thiệu VTL thư viện; tài liệu mới xuất bản, bổ sung vào thư viện; đồng thời cũng chỉ chỗ nguồn tài liệu, giúp người sử dụng tiếp cận được tài liệu phù hợp với nhu cầu. Ấn phẩm thông tin thư viện được biên soạn dưới dạng giấy, điện tử, bao gồm một số loại hình chủ yếu như: Thông tin thư mục, thông tin chọn lọc, chuyên đề có tóm tắt nội dung tài liệu và một số loại hình khác. Việc biên soạn ấn phẩm thông tin thư viện phải kịp thời, thường xuyên; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình thư viện và đối tượng người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ. - Hoạt động truyền thông, vận động: Hoạt động truyền thông, vận động của thư viện 11 nhằm thu hút người sử dụng tới thư viện, sử dụng dịch vụ thư viện, bao gồm một số hình thức chủ yếu sau: Trưng bày, triển lãm giới thiệu sách mới, chuyên đề; tổ chức các sự kiện văn hóa tại thư viện; tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng; xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động thư viện. Hoạt động truyền thông, vận động của thư viện phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng phục vụ của thư viện và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. - Thống kê thư viện: Thông kê thư viện nhằm đánh giá kết quả hoạt động, mức độ đáp ứng của thư viện đối với nhu cầu của người sử dụng; qua đó cung cấp các số liệu cần thiết để cơ quan quản lý thư viện và thư viện có căn cứ xây dựng kế hoạch, duy trì và cải thiện các dịch vụ từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của thư viện. Một số nội dung thống kê chủ yếu bao gồm: Thống kê về tài liệu, thống kê về người sử dụng và một số nội dung thống kê khác tùy theo từng loại hình thư viện, yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện. Thống kê thư viện phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê. 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động lưu trữ Khái niệm về hoạt động lưu trữ và công tác lưu trữ Lưu trữ là cất giữ và sắp xếp, hệ thống hoá tài liệu để tiện tra cứu, khai thác [27]. Theo từ điển lưu trữ Việt Nam của Cục Lưu trữ Nhà nước năm 1992 ghi: Lưu trữ là: “1. Giữ lại các văn bản, tài liệu của cơ quan hoặc cá nhân để làm bằng chứng và tra cứu khi cần thiêt. 2. Cơ quan hoặc đơn vị làm nhiệm vụ bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ”. Hoạt động lưu trữ (theo khoản 1, Điều 2, Luật Lưu trữ, 2011) là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ [5]. Tài liệu lưu trữ ở đây được hiểu là bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi bút, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác. (Theo Điều 2 khoản 3 Luật Lưu trữ, số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011) [5]. Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước bao gồm tất cả những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý, công tác NCKH lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. 12 Công tác lưu trữ ra đời do đòi hỏi khách quan của việc quản lý, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu để phục vụ xã hội. Vì vậy, công tác lưu trữ được tổ chức ở tất cả các quốc gia trên thế giới và là một trong những hoạt động được các Nhà nước quan tâm. Nhiệm vụ công tác lưu trữ - Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ Đây là tổng hợp các khâu nghiệp vụ cơ bản của công tác lưu trữ liên quan đến việc phân loại, xác định giá trị, chỉnh lý và sắp xếp tài liệu một cách khoa học phục vụ thuận lợi, nhanh chóng, chính xác cho công tác tra tìm tài liệu. Nội dung của tổ chức khoa học tài liệu gồm: thu thập, bổ sung tài liệu; phân loại tài liệu; xác định giá trị tài liệu; chỉnh lý tài liệu; tổ chức các công cụ tra tìm tài liệu và một số công tác bổ trợ khác của các ngành khoa học, kỹ thuật, tin học có liên quan. Tổ chức khoa học tài liệu cần thực hiện trong các kho lưu trữ quốc gia, lưu trữ cơ quan và lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ. Để tổ chức khoa học tài liệu đòi hỏi phải có cán bộ có trình độ chuyên môn cao, điều kiện làm việc tốt và trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ khoa học và hiện đại. Tổ chức khoa học tài liệu được căn cứ vào các quy định, hướng dẫn cụ thể của nhà nước trong công tác lưu trữ. - Bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ Một trong những nội dung cơ bản của công tác lưu trữ là bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ. Đây là điều kiện cơ bản để thực hiện các mục đích của công tác lưu trữ, bởi lẽ nếu tài liệu lưu trữ không được bảo quản an toàn thìkhông thể tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả. Bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ bao gồm hai nội dung chính: Bảo quản không hư hỏng, mất mát tài liệu lưu trữ và bảo quản an toàn thông tin trong tài liệu lưu trữ. Bảo quản an toàn không hư hỏng, mất mát tài liệu lưu trữ cần chú ý đến kho tàng, các trang thiết bị, điều kiện ổn định, đáp ứng đúng yêu cầu của công tác bảo quản cho từng loại hình tài liệu khác nhau, đồng thời tiến hành các biện pháp tu bổ, phục chế, bảo hiểm nhằm kéo dài tuổi thọ tài liệu. Bảo quản an toàn thông tin trong tài liệu cần chú ý đến ý thức, trách nhiệm và trình độ của các bộ làm công tác lưu trữ; chú ý đến từng loại đối tượng bạn đọc đến khai thác, sử dụng tài liệu và các hình thức công bố, giới thiệu và khai thác, sử dụng tài liệu. Việc bảo quản an toàn thông tin trong tài liệu lưu trữ cần chú ý đến tính cơ mật của tài liệu lưu trữ. - Tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ Mục đích cuối cùng của công tác lưu trữ là đưa tài liệu lưu trữ và các thông tin 13

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net