Thời gian và ký ức trong tác phẩm võ hồng

đang tải dữ liệu....

Nội dung tài liệu: Thời gian và ký ức trong tác phẩm võ hồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN       PHAN THỊ THANH GIANG THỜI GIAN VÀ KÝ ỨC TRONG TÁC PHẨM VÕ HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN       PHAN THỊ THANH GIANG THỜI GIAN VÀ KÝ ỨC TRONG TÁC PHẨM VÕ HỒNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn đề tài “Thời gian và ký ức trong tác phẩm Võ Hồng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHAN THỊ THANH GIANG LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả thầy cô trong Khoa Văn học, chuyên ngành Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Giáo sư Huỳnh Như Phương - người Thầy đã tận tâm, tận lực giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. TP.HCM, tháng 7 năm 2017 Phan Thị Thanh Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 9 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 9 5. Đóng góp của luận văn......................................................................................................... 11 6. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: THỜI GIAN LỊCH SỬ VÀ KÝ ỨC CÁ NHÂN ............................................ 13 1.1 Quê hương và đất nước ..................................................................................................... 14 1.2 Chiến tranh ......................................................................................................................... 20 1.3. Những biến động xã hội .................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: THỜI GIAN ĐỜI TƯ, KÝ ỨC VÀ HOÀI NIỆM ......................................... 48 2.1. Tuổi thơ .............................................................................................................................. 49 2.2. Gia đình .............................................................................................................................. 60 2.3. Tình yêu.............................................................................................................................. 73 CHƯƠNG 3: THỜI GIAN TRẦN THUẬT QUA LĂNG KÍNH KÝ ỨC .......................... 90 3.1. Điểm nhìn trần thuật ........................................................................................................ 90 3.2. Kết cấu................................................................................................................................ 97 3.3. Thời gian trần thuật ........................................................................................................ 102 3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu .................................................................................................. 114 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 127 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dòng chảy văn học đô thị miền Nam lưu giữ ấn tượng về một mảnh ký ức đặc biệt về một cây bút trung thành với chất liệu sáng tác là ký ức và hoài niệm - Võ Hồng. So với các nhà văn cùng thế hệ, cuộc đời và sáng tác của Võ Hồng có nhiều điểm khác biệt. Ông chọn nghề giáo nhưng vẫn trung thành và mẫn cán với nghề viết văn. Ông viết đều đặn và chăm chút kỹ lưỡng cho từng sáng tác của mình bằng sự kiên nhẫn và cẩn trọng của nhà giáo. Tác phẩm Võ Hồng không đề cập đến những vấn đề vĩ mô mà thường lôi cuốn độc giả từ những trang viết về những điều nhỏ nhặt, giản đơn thường nhật. Có người gọi ông là một “vóc dáng lớn trong văn học”, có người gọi ông là “chân dung mùa thu” ... còn chúng tôi muốn nhớ về ông như một nhà giáo viết văn, muốn gọi ông bằng danh từ chung mà ông thích được gọi nhất: “thầy”. Võ Hồng không gợi những cá tính nổi loạn, dị biệt, khác thường mà để lại ấn tượng về khả năng sáng tạo bền bỉ, bút lực dẻo dai, sung mãn; đề tài sáng tác đa dạng, trong sáng và nhân văn. Với những đóng góp của mình, đặc biệt là mảng truyện ngắn, Võ Hồng đã trở thành một trong những đại biểu của văn học miền Nam đặc biệt là giai đoạn trước 1975. Văn phong Võ Hồng giản dị mà tinh tế, nhân hậu và thận trọng đúng với phong cách của một nhà giáo viết văn, lại thêm phần tươi mát, thơ mộng, pha trộn nét duyên ngầm hài hước, hóm hỉnh. Hơn hết Võ Hồng là một trí thức có nhân cách cao đẹp; một nhà giáo giản dị, tận tụy và mẫu mực; một nhà văn trách nhiệm, chân chính; một tấm gương đạo đức cho nhiều thế hệ theo sau. Những ấn phẩm của Võ Hồng từng được xếp hạng bán chạy nhất, qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian, đến nay vẫn tái bản đều đặn, và được đông đảo tầng lớp độc giả đón nhận. Chọn đề tài Thời gian và ký ức trong tác phẩm Võ Hồng như một cách tri ân trang trọng những giá trị văn chương của ông. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn tiếp tục khẳng định vị trí của Võ Hồng trong lịch sử văn học, đồng thời xác định sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm là mối quan tâm thường 2 trực về ký ức và thời gian, được thể hiện bằng những sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của ông. Thế kỷ XX ghi nhận rất nhiều thành tựu đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội, đặc biệt là việc áp dụng những tri thức về tâm lý vào văn hóa và văn học để khai thác sâu hơn những vỉa tầng tâm thức của con người. Đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của bộ môn Phân tâm học, dưới ảnh hưởng của Freud, và sau đó là Carl Jung người ta bắt đầu chú ý đến tiềm thức và vô thức. Trong vài thập niên trở lại đây, nhà văn – triết gia người Ý Norberto Bobbio nổi tiếng với câu nói “We are what we remember” (tạm dịch: Chúng ta là những gì chúng ta nhớ) cùng với sự quan tâm đặc biệt về ký ức được tái sinh qua nhiều giọng kể, điểm nhìn, từ đó được phân mảnh: hậu ký ức (post memory), tiền ký ức (pre memory), ký ức song song (pare memory), siêu ký ức (hyper memory)…Kể từ khi Marcel Proust đặt miếng bánh madeleine nhúng trà nóng trong kiệt tác “Đi tìm thời gian đã mất” đã mở ra một thời kỳ mới cho một trào lưu văn học lấy sự dịch chuyển của thời gian trong mối quan hệ với ký ức làm trung tâm, mà đỉnh cao là Giải Nobel Văn học 2014 được trao cho nhà văn - Patrick Modiano – người mang đến “nghệ thuật của ký ức”. Ký ức cá nhân (có khi được gọi là hồi ức) thường được ví như chiếc chìa khóa để mở cánh cửa của thời gian lịch sử, của những ký ức tập thể. Hơn thế, ký ức như một di chỉ truyền thống, di sản mang theo của mỗi con người. Cũng chính thông qua ký ức mà con người cảm nhận được lịch sử. Đồng thời quy chiếu vào dòng thời gian lịch sử, con người có thể bắt gặp lại những dấu vết ký ức của riêng mình. Ký ức của mỗi cá nhân như mỗi dòng trong bộ sử thi của dân tộc. Để lưu giữ, bảo tồn và truyền đời ký ức, không có cách nào khác là ghi chép lại. Ký ức không thuộc về con người. Ký ức thuộc về thời gian. Thời gian là một phép nhiệm màu, bất tuân trước mọi ý muốn và tham vọng của cá nhân. Thời gian như một kho tàng lưu giữ những báu vật của ký ức và cảm xúc. Thời gian mở ra dòng chảy của ký ức và thu nhận nó, để trở thành “dòng chảy ý thức” – một thủ pháp nghệ thuật có tính chất kế thừa những giá trị văn học hiện thực – lãng mạn; đã 3 trở thành một kỹ thuật sáng tác độc đáo được phân nhánh theo phong cách và dấu ấn của Marcel Proust và James Joyce. 2. Lịch sử vấn đề Với khối lượng tác phẩm khá đồ sộ trong hơn nửa thế kỷ sáng tác, Võ Hồng trở thành một tên tuổi nhận được tình cảm và sự quan tâm của công chúng nhiều thế hệ, đặc biệt là giới văn sĩ trí thức, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà phê bình lý luận văn học… trong cả giai đoạn trước và sau năm 1975. Giai đoạn trước 1975 có khoảng trên dưới 20 bài viết và công trình nghiên cứu về Võ Hồng đăng trên trên báo, tạp chí chủ yếu là ở miền Nam. Có thể kể đến Tạp chí Mai số ra ngày 10/8/1960 đăng bài Phê bình những truyện ngắn của Võ Hồng của tác giả Nguyễn Văn Xuân. Năm 1967, dịch giả Trần Thiện Đạo viết bài Nghĩ về Võ Hồng đăng trên tạp chí Tân Văn (số tháng 10), sau khi phân tích những quan điểm bình luận đánh giá văn chương Võ Hồng đã nhận xét ngắn gọn “Võ Hồng là một nghệ sĩ chân chính”. Bài viết của tác giả Châu Hải Kỳ đăng trên tập san Tân Văn số ra ngày 25/6/1968 Đọc Người về đầu non của Võ Hồng cho ta những dấu hiệu đầu tiên về yếu tố tự truyện trong sáng tác Võ Hồng. Trong bài viết Võ Hồng - Quê hương - Trí nhớ và Con người đăng trên Tạp chí Quần Chúng số 11 và 12 tháng 5 và 6/1969, nhà nghiên cứu Cao Thế Dung đánh giá: “Tiểu thuyết của ông mang một khuôn mặt đặc biệt Việt Nam”. Tập trung và có giá trị nhất là công trình khảo luận Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay của Tạ Tỵ (Nxb Lá Bối, 1971) viết về 10 văn nghệ sĩ lớn của miền Nam, phần viết về Võ Hồng được đặt tên Võ Hồng và quê hương bất hạnh. Qua việc phân tích một số truyện ngắn tiêu biểu, Tạ Tỵ đã nhận định “tác phẩm của Võ Hồng chỉ có ảnh hưởng với một lớp độc giả nào đó, ưa suy nghĩ, thích trở lại quá khứ để tìm về kỷ niệm, tìm khoảng thời gian đã mất để thấy có mình. Võ Hồng sáng tác rất đều, như nhà điêu khắc cần cù đục, giũa để biến tảng đá xù xì thành một công trình mỹ thuật. Xuyên qua hơn mười tác phẩm, người đọc, rất ít gặp những thoáng đam mê rực lửa, những hung cuồng ân ái với ngất ngây mùi da thịt. Người 4 ta thấy từng dòng u buồn lên nhè nhẹ, từng xót xa đắm chìm tâm trí, từng bâng khuâng tiếc nuối, từng cơn đau úp mặt, từng đắng cay tủi nhục của kiếp người bơ vơ giữa cuộc chiến tàn khốc đã và đang tiếp diễn trên quê hương bất hạnh này”. Đến năm 1973, tác giả Lê Bình (Viện đại học Cần Thơ) đã thực hiện đề tài nghiên cứu về một tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất về đề tài người nông dân của Võ Hồng mang tên Nghiên cứu truyện Bên đập Đồng Cháy trong tác phẩm Những giọt đắng của Võ Hồng. Giai đoạn trước năm 1975, Võ Hồng cũng thường xuyên trả lời phỏng vấn các tạp chí như tạp chí Tân Văn, tạp chí Tuổi Ngọc, tạp chí Tuổi Xanh Lơ, tạp chí Cánh Én, bán nguyệt san Văn…qua đó, trực tiếp bộc lộ tình cảm, thái độ, tư tưởng, quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật. Giai phẩm Văn - Số đặc biệt về nhà văn Võ Hồng, phát hành ngày 1.3.1974, số lượng in 6.000 cuốn tổng hợp các bài viết giới thiệu về tiểu sử, bài phỏng vấn, các phần trích thư, đặc biệt có các bài viết có giá trị khảo cứu: Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng (Tuệ Sỹ), Đọc Võ Hồng: Truyện tình của giới trung lưu (Cao Huy Khanh). Tiểu thuyết Võ Hồng: Quê hương – Trí nhớ và con người. (Cao Thế Dung), Khía cạnh giáo dục trong tác phẩm Võ Hồng (Châu Hải Kỳ). Những bài viết này đến nay vẫn là tư liệu quý giá cho những ai muốn nghiên cứu văn nghiệp Võ Hồng. Công trình nghiên cứu Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam – Võ Hồng những chuyện tình bâng khuâng của tác giả Cao Huy Khanh đăng trên Tuần báo Khởi Hành, số 84 là một dấu ấn khác biệt. Tác giả đã khảo sát khoảng 10 truyện ngắn chủ yếu xoay quanh chủ đề ít được chú ý trong sáng tác Võ Hồng - tình yêu lứa đôi trong các sáng tác của Võ Hồng, đưa ra nhận xét đồng thời có những kiến giải về đặc điểm nội dung, nghệ thuật ở mảng sáng tác này. Có thể thấy, những bài viết trong giai đoạn này này đa phần nhằm mục đích giới thiệu về Võ Hồng như một tác giả có tiềm năng; bước đầu xác định một số nội dung chính trong sáng tác Võ Hồng như: gia đình, quê hương, tình yêu, chiến tranh, đề tài giáo dục…tuy nhiên chủ yếu chỉ mang tính nhận xét chia sẻ, đánh giá, chưa 5 thực sự sâu sát và mang tính khái quát. Như lời Nguyễn Thụy Kha viết: “đất nước đã có 21 năm hòa bình mà ở miền Bắc rất ít biết đến một tên tuổi như ông, ít biết đến còn hơn cả Sơn Nam ở Sài Gòn. Sẽ phải làm gì đây để văn – những dòng văn trong sạch của ông – tiếp tục chảy, bồi đắp vào nhân cách thế hệ trẻ” [37, 59]. Những trăn trở ấy vô tình trở thành mảnh đất màu mỡ để lại, dành phần cho giai đoạn nghiên cứu, đánh giá văn nghiệp Võ Hồng sau này. Sau 1975, chân dung và văn nghiệp nhà giáo – nhà văn Võ Hồng ngày càng tạo được nhiều nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ độc giả trong và ngoài nước. Tên tuổi Võ Hồng đã bắt đầu xuất hiện trong các công trình nghiên cứu và trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều học giả. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ trong các thành thị miền Nam năm 1994 của Trần Hữu Tá đã phát hiện “một nhà văn xuất sắc”, theo lời Giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì “việc phát hiện này không phải chỉ riêng Trần Hữu Tá, nhưng cái mới ở Trần Hữu Tá là anh đã đặt đúng vị trí của Võ Hồng trong khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ của miền Nam. Thời gian này càng cho thấy Võ Hồng xứng đáng là một cây bút hàng đầu trong 20 năm văn học dưới chế độ Sài Gòn xét ở cả nội dung sáng tác cũng như thành tựu nghệ thuật”. [14, tr.213] Năm 1998, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh cho ra đời quyển Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh do tác giả Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên. Sách đã dành hẳn một chương để nói về Văn học yêu nước công khai ở Sài Gòn trong ba mươi năm cách mạng và kháng chiến do các tác giả Tầm Vu, Nguyên Thanh, Viễn Phương, Hồ Sĩ Hiệp, Trần Hữu Tá đồng biên soạn. Võ Hồng được nhắc đến như một nhà văn tiêu biểu cùng với các cây bút yêu nước, những tri thức, những nghệ sĩ cao niên như Trần Tuấn Khải, Nguyễn Hiến Lê, các nhà thơ Hà Kiều, Phương Đài, Phong Sơn, các nhà văn Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Sơn Nam… Năm 2000, khi xuất bản cuốn Nhìn lại một chặng đường văn học, Trần Hữu Tá đi sâu vào khảo sát các sáng tác của Võ Hồng và một lần nữa khẳng định Võ Hồng là “nhà văn đáng kính trọng cả về tài năng và nhân cách”. 6 Tìm đến Võ Hồng, gặp gỡ Võ Hồng, viết về Võ Hồng, có thể kể đến những cây bút gạo cội trong làng phê bình văn học như Hoàng Như Mai, Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá, Mai Quốc Liên, Trần Huiền Ân, Huỳnh Như Phương… Những bài viết này chủ yếu ở dạng tản văn, tùy bút…xuất hiện trên các báo, tạp chí, ấn phẩm điện tử, mang dấu ấn cá nhân về những lần gặp gỡ, những kỷ niệm, cảm nghĩ, suy tưởng về nhà văn Võ Hồng chủ yếu trên khía cạnh đời sống, rải rác từ thập niên 80 đến những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Ấn phẩm Văn chương và nhân cách Võ Hồng do Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với công ty văn hóa Hương Trang phát hành sau ngày mất của Võ Hồng tổng hợp gần bốn mươi bài viết của các nhà giáo, nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ, nhà báo…có thể được xem như một tập tài liệu nhận định, đánh giá có giá trị về văn và đời Võ Hồng. Trần Xuân An trong bài viết Bóng dáng lịch sử và làng quê trong một ít truyện ngắn Võ Hồng, khẳng định: “Có một nhà văn, hầu như toàn bộ tác phẩm được ông viết ra, suốt cả cuộc đời trường thọ của mình, đều gắn bó với Phú Yên – quê hương bản quán – và một vài tỉnh lân cận. Đó là nhà văn Võ Hồng”. Phần kết luận của bài viết như mở ra một hướng nghiên cứu mới, sâu hơn về văn nghiệp Võ Hồng: “Chưa nói đến toàn bộ tác phẩm của nhà văn Võ Hồng, chỉ ngay mười một truyện ngắn, một truyện vừa kể trên, bài viết này cũng mới thử khảo sát ở hai khía cạnh. Đó là bóng dáng lịch sử và hình ảnh con người làng quê ở vài làng thôn thuộc tỉnh Phú Yên. Nói rõ ra, như thế là phiến diện. Nhưng để đầy đủ, trọn vẹn, việc nghiên cứu, phê bình phải dẫn đến cả một chuyên luận khá dày về số trang.” Võ Hồng rất trân trọng những bài viết, những công trình nghiên cứu về mình, nên ông hầu như không bỏ sót bất cứ công trình nào. Nói về hai công trình nghiên cứu toàn diện có tính chuyên luận, khảo cứu đầu tiên về sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn đã kể chân thành như sau: “Phải trân trọng và cảm tạ hai sinh viên đã đưa tôi ra để làm luận văn tốt nghiệp ở Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (cô Trần Thị Phong Lan năm 1987) và ở Đại học Tổng hợp Huế (anh Nguyễn Văn Long năm 1988).” [37] 7 Hai công trình Võ Hồng đề cập đến là Những đóng góp của Võ Hồng đối với dòng văn học yêu nước tiến bộ của Trần Phong Lan (tiểu luận tốt nghiệp khóa 1983 – 1987) và Thi pháp truyện ngắn Võ Hồng của Nguyễn Văn Long (khóa luận tốt nghiệp khóa 1985 – 1989). Đây là những luận văn đầu tiên, là cơ sở để khẳng định Võ Hồng là một vóc dáng lớn trong văn học, đặc biệt là những đóng góp của Võ Hồng – một nốt nhạc êm trong bản nhạc văn học đô thị miền Nam 1945 – 1975 đầy phức tạp và xô bồ. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn Võ Hồng – cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Trang (bảo vệ ngày 10/8/1996) có thể xem là một công trình nghiên cứu nối tiếp đầy đủ, có giá trị trong “hành trình đi tìm nhà văn Võ Hồng, đích thực là Võ Hồng, không tô son vẽ phấn cho nhà văn” [14, tr.218]. Trong luận văn này bên cạnh việc khẳng định giá trị của Võ Hồng, tác giả Thu Trang đã đặt những nền tảng vững chắc trong việc tái hiện cuộc đời, khái quát quan điểm thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của nhà văn Võ Hồng. Đây là một luận văn công phu, được đánh giá cao, mang tính khoa giáo, mô phạm. Trong số nhiều bài viết, công trình nghiên cứu thì Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Nguyễn Thị Thu Trang được đánh giá là công trình tương đối toàn diện. Tuy nhiên, vì nhận nhiệm vụ phác họa trọn vẹn chân dung Võ Hồng nhà văn và tác phẩm, nên vấn đề thời gian và ký ức tuy có được nhắc đến nhưng cũng chỉ lướt qua. Trong luận văn, Nguyễn Thị Thu Trang khi tìm hiểu tác phẩm Võ Hồng đã có những nhận định ban đầu rằng đề tài quê hương, viết về tuổi học trò, hiện thực và hoài niệm là mảng nội dung bao trùm trong sáng tác của nhà văn. Sau đó, vào tháng 4/2013, để tưởng niệm Võ Hồng, tác giả này có thêm bài viết lấy nhan đề Cái nhìn hoài niệm trong văn chương Võ Hồng với nhận định: “Nhân vật của Võ Hồng thường đi trong hoài niệm và cảm nhận thực tại bằng cái nhìn hoài niệm”. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Đà Lạt trường Đại học Đà Lạt của tác giả Đỗ Thị Tình (khóa 2000 - 2004) đề tài Văn xuôi Võ Hồng trong văn học đô thị miền Nam thời kỳ 1954 – 1975. 8 Luận văn thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam, đề tài Hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Võ Hồng của tác giả Nguyễn Xuân Linh, trường Đại học Đà Lạt, bảo vệ năm 2014 được xem là một công trình nghiên cứu nối tiếp trên mảnh đất mà tác giả Thu Trang đã khai phá những bước đầu tiên. Trong luận văn này, tác giả đã khẳng định: “Cái nhìn hoài niệm là nét riêng, điểm đặc biệt góp phần làm nên vẻ đẹp riêng cho truyện ngắn Võ Hồng. Dù nhìn về quá khứ nhưng nhà văn luôn sống tốt trong hiện tại và ấp ủ những hoài bão tốt đẹp về tương lai. Nâng niu quá khứ, khẳng định những giá trị của quá khứ là thái độ sống tích cực đáng trân trọng ở Võ Hồng”. [tr.88] Sinh viên Dương Tú Anh (khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Cần Thơ) với đề tài Khuynh hướng tìm về dân tộc trong một số truyện ngắn Võ Hồng (2013) có thể xem là đề tài nghiên cứu bước đầu mang tính hệ thống gần với chúng tôi nhất. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận luận văn tốt nghiệp đại học, tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung và nghệ thuật tiêu biểu thể hiện xu hướng tìm về dân tộc trong một số truyện ngắn Võ Hồng. Từ sau ngày 31/3/2013 (thời điểm nhà văn Võ Hồng qua đời), bên cạnh những tin cáo phó đồng loạt đăng trang trọng trên các tờ báo lớn, uy tín như Tuổi Trẻ, Người lao động, Công an Nhân dân… còn là những bài viết của các tác giả là bạn văn, hậu bối, nhà phê bình, nhà báo, độc giả, học trò…những bài viết như những nén trầm hương kính cẩn trước một “người thầy của hai nền văn hóa: phương Đông và phương Tây, cũ và mới”, để tiễn đưa một con người đã bền bỉ lưu giữ những chất liệu xã hội, văn hóa của dải đất Nam Trung Bộ, và trở thành “một phần văn hóa cũ của Việt Nam đã ra đi không bao giờ trở lại”. Có thể thấy so với giai đoạn trước, những bài phỏng vấn, các bài báo giới thiệu về nhà văn Võ Hồng; những công trình nghiên cứu về Võ Hồng ở giai đoạn sau 1975 đa dạng, phong phú, sắc sảo, đa diện với nhiều với nhiều phương pháp khảo sát, nghiên cứu, được soi rọi dưới nhiều lăng kính khác nhau. Tất cả đã trở thành nguồn tư liệu quý báu cho những ai muốn tiếp tục khám phá, tìm tòi. Đồng 9 thời qua đó góp phần khẳng định vị trí của Võ Hồng không chỉ bằng kiến thức văn học sử, mà còn bằng chính những giá trị cốt lõi trong văn chương của ông. Qua việc khảo sát những bài nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết thống nhất trong đánh giá về cuộc đời và văn chương của Võ Hồng rằng dấu ấn của thời gian và những mảng ký ức là không thể phủ nhận và tách rời, thậm chí còn là một nội dung sáng tác quan trọng và làm nên tên tuổi Võ Hồng. Theo một cách rất tự nhiên và đặc biệt, chính Võ Hồng cùng với di sản văn chương trong sạch, thấm đượm tinh thần nhân văn và tình cảm yêu nước của mình cũng đã trở thành một phần ký ức của thời gian và hoài niệm trong dòng chảy văn học, văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá xuất hiện rải rác, dàn trải mà chưa thành hệ thống. Như vậy, theo chúng tôi được biết, đây là luận văn đầu tiên tập trung nghiên cứu về thời gian và ký ức như một phương thức biểu đạt và trần thuật chủ yếu trong sáng tác Võ Hồng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm văn xuôi của tác giả Võ Hồng trong hơn năm mươi năm cầm bút, được quan sát, đánh giá, phân tích chủ yếu qua lăng kính trần thuật của thời gian và ký ức. Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt tác giả Võ Hồng trong bối cảnh nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và trong hành trình sáng tác của chính cá nhân tác giả để khai thác dấu ấn thời gian và ký ức chủ yếu trong thể loại văn xuôi. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu, khi thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp lịch sử - xã hội Gần trăm năm cuộc đời, Võ Hồng sống và viết qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước. Chặng đường sáng tác liên tục, bền bỉ của Võ Hồng gắn liền với những biến cố không chỉ của riêng cá nhân ông mà còn của cả xã hội. Nghiên cứu sự nghiệp văn học của Võ Hồng theo quan điểm lịch sử cụ thể gắn liền với những tác động của tư tưởng xã hội đến sáng tác của nhà văn, nhằm soi rọi, đánh giá khách 10 quan và khoa học hơn về những đóng góp cũng như hạn chế của ông trong nền văn học Việt Nam. 4.2. Phương pháp tiểu sử Chúng tôi khảo sát, tìm hiểu con người tác giả nhằm giải mã những vấn đề có liên quan đến tác phẩm, đặc biệt là những tác phẩm mang dấu ấn cá nhân, theo khuynh hướng tự truyện. 4.3. Phương pháp hệ thống – cấu trúc Nhà văn Võ Hồng viết nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện giả tưởng, tiểu thuyết, đoản văn, tùy bút, thơ…Đối tượng sáng tác cũng khá đa dạng: thiếu nhi, học trò, bạn đọc phổ thông…Do đó, vận dụng phương pháp hệ thống là cần thiết để xác lập những gía trị chung về đối tượng nghiên cứu là thời gian và ký ức trong tác phẩm Võ Hồng. Tác phẩm văn học là “một cấu trúc thẩm mĩ với một kiểu tổ chức độc đáo, bao gồm các yếu tố thuộc về ngôn từ, hình tượng, kết cấu – thể loại và tư tưởng” [25, tr.136]. Do đó, vận dụng thi pháp học nhằm khai thác các giá trị, ý nghĩa, mối quan hệ của các yếu tố cấu thành nên cấu trúc tác phẩm, mang lại giá trị, sức sống và vẻ đẹp của tác phẩm. Từ đó, có thể nhận ra những sáng tạo mới mẻ cũng như những cảm hứng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. 4.4. Phương pháp so sánh – đối chiếu Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Võ Hồng là được hình thành và phát triển trong sự vận động của lịch sử văn học dân tộc với nhiều thăng trầm, biến cố, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều dòng chảy, khuynh hướng sáng tác, trào lưu văn học. Vì thế, việc đối sánh văn nghiệp của ông cùng với văn nghiệp của các tác giả cùng thời, cũng như các thế hệ tác giả trước và sau ông qua các thời kỳ, là một việc làm cần thiết để xác định đúng vai trò, vị trí của Võ Hồng trong tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như phân tích, tổng hợp, thống kê… kết hợp với một số thao tác lập luận như giải thích, phân tích, bình 11 luận, chứng minh… để có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều và sáng rõ hơn đề tài Thời gian và ký ức trong tác phẩm Võ Hồng. 5. Đóng góp của luận văn Những phát hiện trong các bài viết, các công trình nghiên cứu đã thôi thúc chúng tôi mạnh dạn thực hiện công việc: tìm hiểu cuộc đời và văn nghiệp của Võ Hồng một cách có hệ thống trên cả bình diện khái quát (bối cảnh lịch sử, các yếu tố thời đại…) lẫn bình diện cụ thể (tiểu sử, hồi ức cá nhân…) để chỉ ra sự nối kết chặt chẽ của yếu tố thời gian và ký ức trong những sáng tác của Võ Hồng. Bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vị trí của Võ Hồng, luận văn cố gắng mang đến cho người đọc một số khám phá về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn Võ Hồng. Luận văn này, khi hoàn thành có thể có đóng góp nhất định trên hai phương diện: Về phương diện lý thuyết, qua phân tích tác phẩm Võ Hồng, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm như hình tượng thời gian, thời gian trần thuật, thời gian và ký ức… Về phương diện thực tiễn, việc đi sâu vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Võ Hồng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc nghiên cứu tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam hiện đại. Luận văn có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy bộ môn văn học trong nhà trường. 6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 132 trang, phần mở đầu 12 trang, kết luận 3 trang, thư mục tài liệu tham khảo 8 trang với 2 mục, nội dung vấn đề gồm ba chương được trình bày như sau: Chương 1. Thời gian lịch sử và ký ức cá nhân 1.1. Quê hương và đất nước 1.2. Chiến tranh 1.3. Những biến động xã hội 12 Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu mối quan hệ giữa các tác phẩm của Võ Hồng suốt chiều dài thời gian lịch sử trên bình diện quê hương, đất nước, chiến tranh và những biến động xã hội qua lăng kính hồi ức tập thể với quan sát của một cá nhân. Chương 2: Thời gian đời tư, ký ức và hoài niệm 2.1. Tuổi thơ 2.2. Gia đình 2.3. Tình yêu Trong chương này, chúng tôi tập trung tìm hiểu nội dung các tác phẩm của Võ Hồng trên bình diện tuổi thơ, gia đình và tình yêu dưới lăng kính của những ký ức cá nhân của tác giả. Chương 3: Thời gian trần thuật qua lăng kính ký ức Ở chương này, dưới lăng kính thi pháp học luận văn tìm hiểu các thủ pháp nghệ thuật trên bình diện điểm nhìn, kết cấu, thời gian trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nhằm tái hiện ký ức theo chủ ý của tác giả. 13 CHƯƠNG 1 THỜI GIAN LỊCH SỬ VÀ KÝ ỨC CÁ NHÂN Bản chất của văn học là ký ức. Những trang hồi ức của cả một cộng đồng như một dòng chảy được định hình bản sắc và bồi đắp không ngừng nhờ sự kiến tạo bền bỉ của từng bản sắc cá nhân - những người lưu giữ ký ức trên những chặng hành trình của dòng thời gian. Và rồi chính bởi tính chất tương tác mà dòng chảy ký ức ấy, đến lượt mình, nó lại tác động ngược lại đến ký ức, biến ký ức cá nhân thành một quá trình chọn lọc tự nhiên và liên tục. Vì thế, trong hành trình phục sinh, ký ức cá nhân dù không muốn, vẫn chịu nhiều ảnh hưởng và bị chi phối bởi ký ức cộng đồng. Ký ức cá nhân nhận một sứ mệnh hồi sinh ký ức và chứng từ cho cộng đồng. Bởi vậy, dù riêng tư đến mấy, ký ức cá nhân vẫn lấp loáng những hồi quang của thời đại đồng thời định vị bản ngã của mỗi chúng ta trong môi trường, thời đại ta sống. Trong dòng chảy lịch sử, ta bắt gặp một thanh âm Võ Hồng hay hoài niệm nhưng không thoát ly hoàn toàn thực tại, một Võ Hồng trong trẻo nhưng trầm tư, một nhà văn nhiều tâm sự, trăn trở, một trí thức bình tĩnh nhập cuộc, một người thư ký thời đại đã sống và viết, trọn vẹn với tâm nguyện: “Ước muốn của tôi là ghi lại chơn thiệt những gì đã xảy ra, không khen chê, không định kiến […]. Tôi thương các thế hệ tổ tiên cơ cực, nhọc nhằn. Tôi thương thế hệ đồng bào tôi cũng nhọc nhằn cực khổ. Tôi muốn các thế hệ con cháu biết được cụ thể cách sống của ông cha”. Những đứa con tinh thần lần lượt được chào đời xuôi theo dòng chảy lịch sử dân tộc được ông đã liệt kê như sau: “Tập truyện thứ hai Lá vẫn xanh (1962), thứ ba Vết hằn năm tháng (1965) cũng mang những nét mô tả người và vật và cảnh sinh hoạt nơi quê hương thôn dã của tôi trong các thập niên 30, 40. Tiếp theo: Con suối mùa xuân (1966), Khoảng mát (1966), Bên kia đường (1968) thì viết về thập niên 50, 60. Những giọt đắng (1969), Trầm mặc cây rừng (1971), Trong vùng rêu im lặng (1988) thì thập niên 70. 14 Trong các truyện dài thì Hoa bươm bướm (1966), Như cánh chim bay (1971) lấy đề tài cuộc kháng chiến chống Pháp. Gió cuốn (1969), Nhánh rong phiêu bạt (1970), Thiên đường ở trên cao (1987), mô tả cuộc sống nơi các đô thị.” [37, tr. 78] 1.1. Quê hương và đất nước Quê hương và đất nước từ lâu đã trở thành mạch nguồn cảm hứng bất tận trong những sáng tạo nghệ thuật, sáng tác văn học. Mỗi một nhà văn đều chọn một không gian để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo. Nếu tên tuổi của Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc khơi nguồn mạch ký ức êm đềm của Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, thì không gian của văn xuôi Võ Hồng là dải đất Nam Trung Bộ. Bức tranh quê hương, đất nước rộng lớn trong tác phẩm Võ Hồng hình thành từ những mảnh ghép trong chuyến hành hương đầy hoài cảm được chắt chiu từ những ký ức, kỷ niệm thân thiết về mái ấm gia đình và cuộc sống hồn nhiên bình dị ở quê nhà của người lữ khách suốt đời thủ thỉ với cội rễ quê hương. Võ Hồng đã sống và viết như một người con nặng nợ với quê hương như chính lời tự bạch “Tôi đền ơn cho quê hương, tôi trả hiếu cho quê hương bằng cách suốt những năm dài nhẫn nại tay cầm bút”. Mượn tên quê hương làm bút danh (Ngân Sơn, Võ An Thạch, Võ Tri Thủy)1, Võ Hồng đã viết bằng cả tất cả ân tình. Đề rồi từ đó, dưới ngòi bút pha loãng hiện thực và lãng mạn, những vùng đất hiện ra khốn khó, khô cằn, nhưng dang rộng vòng tay bao dung trìu mến. “Những trang xúc động nhất của ông là những trang viết về quê hương, ông có biệt tài thổi cái hồn vào sinh hoạt của thôn quê miền Trung. Đọc ông nhiều khi ta ứa nước mắt khi nghe tiếng chim chèo bẻo trên cành cây, tiếng giun dế râm ran trong vườn hay tiếng người gọi nhau í ới trên con đường đầy phân trâu. Lưu giữ những vẻ đẹp thầm lặng ấy. Võ Hồng qua những trang văn, đã thay chúng ta báo hiếu cho quê hương” (Huỳnh Như Phương) [37, tr.24]. 1 Võ Hồng sớm cầm bút, truyện ngắn đầu tay Mùa gặt được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ Bảy, Hà Nội năm 1939 với bút hiệu Ngân Sơn, khi ông còn là học sinh đệ tam niên. 15 Ký ức về quê hương trong sáng tác Võ Hồng hiện ra đầu tiên và rõ nhất ở những trang văn miêu tả cảnh sắc quê hương. Trong số Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng... -những con người đau đáu với hồn dân tộc, trân quý những di sản tinh thần thuộc về truyền thống, về quá khứ; trau chuốt từng con chữ trên trang văn cảm tạ quê hương mình, Võ Hồng hình như có nhiều điểm gần với Thanh Tịnh hơn hết. Tuy nhiên, nếu Thanh Tịnh thường hư cấu tên địa danh, thì Võ Hồng lại luôn trân trọng đưa những địa danh có thật của quê hương mình vào trang văn, như một biểu hiện của tình yêu và sự tự hào. Có đến ba trong tám tiểu thuyết và truyện dài của Võ Hồng hoàn toàn nói về Phú Yên: “Ngôi sao nhỏ”, “Người về đầu non” và “Như cánh chim bay”. Quê nhà Phú Yên đã trở thành vùng không gian quen thuộc, cố định trong sáng tác Võ Hồng. Những người đã từng sống, gắn bó, hoặc từng đặt chân qua hẳn sẽ thấy lòng mình chộn rộn, nôn nao khi gặp lại những cái tên than thuộc như: Lò Gốm, Phường Lụa, Gò Dài, đập Đồng Cháy, núi A. Man, An Thổ, Định Trung, Hóc Lá, Sông Cầu, Tuy Hòa, núi Nhạn, Chóp Chài, rừng Cấm, Phong Thăng, Long Hòa, Đồng Miếu, Sông Cầu, sông Ngân Sơn … Qua những lớp bụi thời gian, dù cảnh sinh hoạt có nhiều thay đổi nhưng khung cảnh hiện tại nối liền những hoài niệm, ký ức, kỷ niệm - những trang tư liệu sống động về một thời đã qua trong ký ức xa xưa của chính tác giả và đồng hương. Theo một “Chuyến về Tuy Hòa”, độc giả có cảm giác như người tha hương xuôi theo hành trình tìm về quê cũ, khi "xe đang chạy trên cánh đồng Hiếu Xương", cảnh vật hai bên đường sẽ hiện lên trong ký ức là “... những đụn rơm. Những bụi chuối. Chợ Xéo, Bàn Thạch, Phú Lâm, Cầu Đà Rằng một màu đen nghiêm nghị”. Cảnh vật thanh bình, ngôn ngữ có phần cổ kính, nhuốm màu hoài niệm làm lòng người rưng rưng khi ngước nhìn lên ngôi tháp Chàm rêu phong cổ kính như một chứng tích của lịch sử và thời gian, đứng “âm thầm giảng giải bài học hưng phế ở đời”. Đến năm 1957, Võ Hồng chuyển vào Nha Trang sống. Vợ mất sớm, ông vào cảnh gà trống nuôi con, rồi những đứa con lại lớn lên và đi đến những chân trời xa lạ, để lại một Võ Hồng sống một mình tại căn nhà quen thuộc “kéo dây gọi Võ Hồng” với bạn bè, khách văn số 51 Hồng Bàng, Nha Trang cho đến cuối cuộc đời.

Tìm luận văn, tài liệu, khoá luận - 2024 © Timluanvan.net